Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH LỰU

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

ĐINH LỰU

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7


1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................9
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu .........................................................................19
4. Đóng góp của luận án ...................................................................................................21
5. Bố cục của luận án ........................................................................................................22

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG ...................................................................... 23
1.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945 23
1.2. Tình hình văn học giai đoạn 1930 -1945 ..................................................................24
1.3. Tình hình tiểu thuyết giai đoạn 1930 - 1945 ............................................................26
1.4. Trường phái văn học tả chân....................................................................................28
1.5. Vị trí, vai trò của Vũ Trọng Phụng trong trường phái tả chân ............................29
1.6. Sáng tác của Vũ Trọng Phụng ..................................................................................31

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, MÔ
HÌNH TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG........................................................ 35
2.1. Tư tưởng nghệ thuật ..................................................................................................35
2.1.1. Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng ...........................................................35
2.1.2. Diễn biến tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết ................37
2.2. Quan niệm nghệ thuật ...............................................................................................39
2.2.1. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về sáng tác .......................................................39
2.2.2. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết ...................................................40
2.3. Mô hình tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng .....................................................................41
2.3.1. Tiểu thuyết tả chân xã hội .....................................................................................41
2.3.2. Tiểu thuyết phanh phui cái xấu, cái ác..................................................................43
2.3.3. Tiểu thuyết của nỗi đau đời và lòng xót thương ...................................................45
2.3.4. Tiểu thuyết trào phúng châm biếm, đả kích .........................................................47

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN, TÌNH TIẾT
TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG.................................................... 51

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...............................................................................51
3.1.1 Khái niệm cốt truyện..............................................................................................51
3.1.2. Các loại hình cốt truyện ........................................................................................51
4


3.1.3. Các mô típ cốt truyện ............................................................................................56
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình tiết ...................................................................................66
3.2.1. Các kiểu nghệ thuật xây dựng tình tiết .................................................................66
3.2.2. Hệ thông tình tiết ..................................................................................................70
3.2.3. Mạch truyện và các đường dây nối kết .................................................................73

CHƯƠNG 4 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
VŨ TRỌNG PHỤNG ................................................................................................ 77
4.1. Vị trí nhân vật trong tiểu thuyết ..............................................................................77
4.2. Thế gioi nhân vật và các cách tiếp cận nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng .................................................................................................................................79
4.2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ...........................................79
4.2.2. Các cách tiếp cận nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ............................82
4.3. Các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật ..........................................................83
4.3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình ..........................................................84
4.3.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm ...............................................................88
4.3.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách.............................................................97
4.3.4. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động ........................................................102

CHƯƠNG 5: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT. NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG ..................... 112
5.1. Không gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ..............112
5.1.1. Không gian – thời gian nghệ thuật ......................................................................112
5.1.2. Trục di động của tọa độ không - thời gian trong nghệ thuật kể chuyện của Vũ Trọng

Phụng ............................................................................................................................113
5.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ...................................117
5.2.1. Ngôn ngữ kể ........................................................................................................118
5.2.2. Ngôn ngữ tả.........................................................................................................124
5.2.3. Ngôn ngữ đối thoại .............................................................................................130
5.2.4. Một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ........139

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................ 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 162
PHỤ LỤC MĐ.1....................................................................................................... 173
PHỤ LỤC 4.1 ........................................................................................................... 174

5


6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với 27 năm tuổi đời, 9 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại một gia tài văn học đồ sộ
với đủ các thể loại gồm 71 tác phẩm (8 tiểu thuyết, 1 truyện vừa, 41 truyện ngấn, 4 di cảo
truyện ngắn, 8 phóng sự, 1 ký sự, 7 vở kịch và 1 tác phẩm dịch).
Năm 18 tuổi, Vũ Trọng Phụng bắt đầu sự nghiệp văn chương với truyện ngắn Chống
nạng lên đường (1930), 22 tuổi với tiểu thuyết đầu tay Dứt tình (1934). Hai năm sau Vũ Trọng
Phụng gặt hái một mùa vàng bội thu với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu (Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ,
Làm đĩ, Cơm thay cơm cô...) và xác định dứt khoát một tài năng, một địa vị hiếm hoi trong lịch
sử văn học Việt Nam.
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng từ khi mới ra đời đã từng làm xôn xao dư luận: “Vũ

Trọng Phụng, có thể nói thành vấn đề ngay từ khi vừa xuất hiện trên văn đàn” [72, tr. 303].
Đã biết bao người bỏ công “ngậm ngãi tìm trầm” để tránh cho Vũ Trọng Phụng khỏi
vòng trầm luân mà có lần Nguyễn Đăng Mạnh đã nói đến một cách hình ảnh: “Nếu ví dư luận
của giới văn học như một dòng nước thì Vũ Trọng Phụng giống như một vật nổi trong dòng
xoáy của nó. Vật nổi này cứ trôi nổi dập dềnh, có khi chìm xuống tưởng chừng như đã mất
tăm...” [92, tr. 15].
Những gì viết về Vũ Trọng Phụng có khi dày hơn nhiều so với những trang Vũ Trọng
Phụng đã viết. Thế nhưng phần lớn những đánh giá lại thiên về con người chính trị hơn con
người văn học, đặt nặng vấn đề nội dung tư tưởng hơn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật. Một khi
vấn đề Vũ Trọng Phụng được đặt lên cán cân luận tội: vãn chương dâm uế, xây dựng hình
tượng bôi nhọ người cộng sản, coi khinh lao động... thì việc định giá văn chương, nghệ thuật
tất yếu có những hạn chế nhất định.
Nguyễn Hoành Khung trong phần kết luận bài Nhìn lại và suy nghĩ xung quanh một vụ
án văn học viết: “Sau khi giải quyết vấn đề thái độ chính trị của nhà văn thì đầu mối gây ra
sóng gió lâu nay được gỡ...” [72, tr. 329]. Nhận định này giống ý kiến Nguyễn Đăng Mạnh:
“vật nổi này ... cuối cùng lại hiện lên theo đúng qui luật Ácsimét” [92, tr. 15]. Cả hai ông đều
cho rằng những vấn đề gây sóng gió xưa nay kể như được giải quyết và cái vòng dây oan
nghiệt đeo đẳng hằng mấy chục năm trời với Vũ Trọng Phụng đã được cởi bỏ.
7


Điểm lại trên dưới 200 bài, sách viết về Vũ Trọng Phụng phần lớn các tác giả ít nói đến
khía cạnh nghệ thuật. Có chăng tỉ lệ này cũng là con số ít với Hoàng Ngọc Hiến [43], Nguyễn
Đăng Mạnh [94], Hoàng Thiếu Sơn [138], Nguyễn Duy Diễn [18], Đỗ Long Vân [178], Đỗ
Đức Hiểu [47]... Như vậy vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng chưa được các nhà
nghiên cứu quan tâm đầy đủ, chưa tương xứng với những gì mà nó đã đem lại, đã làm nên một
Vũ Trọng Phụng - tiểu thuyết gia trác việt. Ngoài Nguyễn Đăng Mạnh, có lẽ Văn Tâm là
người nghiên cứu Vũ Trọng Phụng một cách dài hơi, có hệ thống. Với tiểu luận Vũ Trọng
Phụng nhà văn hiện thực dài 236 trang, tác giả dành hẳn một chương nói về Đặc tính nghệ
thuật. Vào những năm 80 bắt đầu có những luận văn cao học đi vào lĩnh vực nghiên cứu nghệ

thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhưng chỉ mới là bước đầu. Phải đến những năm 90 việc
nghiên cứu Vũ Trọng Phụng mới sôi nổi hẳn lên với trên chục luận văn cao học, thạc sĩ, luận
án PTS đi tìm những ẩn số nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Xét về mặt tác phẩm,
các luận văn tập trung vào 3 tác phẩm tiêu biểu Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ. Xét nội dung nghiên
cứu, vấn đề được các tác giả quan tâm nhiều như nhân vật, ngôn ngữ, trào phúng, thời gian
nghệ thuật...
Phải chăng đã đến lúc như cách nói của Phong Lê: “... không nên lấy nhà văn làm cái cớ
để nhằm vào các mục tiêu khác [...] Điều đơn giản và hợp lẽ để lấy lại thế cân bằng và trả lại
sự công bằng là phải trở về với Vũ Trọng Phụng ở tư cách nhà văn” [79].
Để có nhận xét , đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, có cái nhìn tổng quan, chúng tôi
quan niệm không chỉ đi sâu nghiên cứu một tác phẩm, một mặt riêng lẻ nào mà phải xem xét
ở cấp độ tổng thể các tiểu thuyết và mổ xẻ phân tích ở mọi khía cạnh nghệ thuật. Có như vậy
mới tránh được cái nhìn phiến diện, dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, mới cho phép thâm nhập
một cách đầy đủ sâu sắc vào tư tưởng, nghệ thuật sáng tạo của nhà văn.
Sẽ là rất nặng nề và không ít khó khăn, phức tạp khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng vì vốn dĩ văn Vũ Trọng Phụng đã hàm chứa nhiều ẩn số và mang dấu ấn đặc
trưng của văn chương: “khả giải và bất khả giải”. Việc giải mã nghệ thuật do vậy không thể
làm được một sớm một chiều, không phải công việc của một người mà phải cần thời gian,
công sức của nhiều người góp lại.
Cũng có rất nhiều bài viết, nhiều nhận xét xác thực về văn tài Vũ Trọng Phụng được
nhìn ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều mức độ nên tự nhận mình như người xem
tranh đến sau, chỉ xem lưng của người đứng trước mà chẳng thấy được tranh.
8


Dẫu vậy, với nhiệt tình mong muốn chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu:
Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay đã gần 2/3 thế kỷ (1930 - 2002).

Nhiều cuộc hội thảo, lễ kỷ niệm được tổ chức tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và có trên dưới 200 bài
viết về ông đăng trên các báo, tạp chí; gần vài chục luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu đề tài Vũ
Trọng Phụng. Đặc biệt Lan Khai [60], Đinh Hùng [53], Văn Tâm [145], và nhóm Nhân Văn
Giải Phẩm: Phan Khôi, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Cầm... [67] có những tác
phẩm viết riêng về Vũ Trọng Phụng. Văn Tâm tuy viết trên 40 năm nhưng công trình nghiên
cứu khá công phu với những đánh giá nhận định đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Dẫn chứng
trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác với văn phẩm và
con người Vũ Trọng Phụng vượt xa hơn nhiều so với những tác giả cùng thời.
Lịch sử vấn đề xét trên 2 góc độ: góc độ thời gian và góc độ nghệ thuật.
Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu trên hai góc độ ấy bởi các lý do sau:
- Xét ở góc độ thời gian: dựa trên những mốc lớn của lịch sử để thấy không khí chính trị
- xã hội có ảnh hưởng và chi phối cách đọc Vũ Trọng Phụng. Hơn nữa với bất cứ tác phẩm văn
học nào thời gian là sự trải nghiệm, sàng lọc công minh, nghiêm túc nhất giá trị thực của nó.
Đặc biệt với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, thời gian trở nên thật cần thiết. Chẳng thế
mà Phan Cự Đệ đã phải Đánh giá lại Số đỏ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh, Hiên Chung
đều Đọc lại Giông tố. Điều mà với tác giả khác, tác phẩm khác ít xảy ra. (Vũ Hạnh có Đọc lại
Truyện Kiều, Phong Lê Đọc lại và lại đọc Sống mòn). Xét ở góc độ thời gian để loại bỏ yếu tố
phi lịch sử, làm cho việc thẩm định đánh giá tác phẩm được công bình, cận nhân tình và chân
lý hơn. Đó cũng la cơ sở cho việc tiếp cận nghệ thuật.
- Xét ở góc độ nghệ thuật: những bài viết nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết chiếm
một tỉ lệ khá khiêm tốn so với những gì viết về Vũ Trọng Phụng. Đó cũng là kết quả thiên về
đánh giá con người chính trị hơn con người văn học Vũ Trọng Phụng, đã xảy ra trong một thời
gian dài. Tuy ít nhưng những trang viết về nghệ thuật tỏ ra nhanh nhạy, đột phá vào những
vùng bí ẩn, những tầng sâu của nghệ thuật. Có điều những cảm nhận nghệ thuật còn dừng lại
ở một phương diện, một khía cạnh hoặc một số tác phẩm nào đó chứ không hề có ý đồ nghiên
9


cứu một cách hệ thống, toàn cục mang tính tổng thể của tiểu thuyết. Dẫu sao đó cũng là những
sự khai phá cần thiết, có tính cách mở đường cho những gì mà luận văn nghiên cứu và sẽ là

thiếu sót khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng mà không nhìn lại những
đánh giá về nghệ thuật đã dược đề cập tới trước đó.

2.1. Xét ở góc độ thời gian
Có nhiều cách phân chia thời gian để làm cơ sở xem xét những nhận định đánh giá về Vũ
Trọng Phụng. Thường có xu hướng phân chia dựa trên những mốc lớn của lịch sử chứ không
dựa trên “ thời gian sự cố”, “ thời gian tiểu sử” có liên quan đến bản thân tác giả. Thời gian sự
cố đối với Vũ Trọng Phụng có thể xác định ở ba thời điểm: Năm 1958 Nhân Văn Giải Phẩm
đề cao Vũ Trọng Phụng. Thế là tai bay vạ gió lại đến, người ta “bắt đầu vạch lá trong khu
vườn sai quả của Vũ Trọng Phụng” (Văn Tâm). Đến năm 1960 một tai họa nữa đến với bài
viết Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam của Hoàng
Văn Hoan dài 24 trang được gởi tới Tạp chí văn học. Tuy không đăng nhưng tác dụng quả là
rất lớn: gần 25 năm (1960 - 1982) tác phẩm Vũ Trọng Phụng không được in lại và không đưa
vào giảng dạy trong nhà trường ! Năm 1986 do không khí đổi mới, dân chủ hóa trong công tác
nghiên cứu phê bình những ấm ức không nói ra được “cởi trói” và Vũ Trọng Phụng dần dần lộ
ra với giá trị vốn có của nó.
Để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn ta xem xét việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng theo
các giai đoạn lịch sử.
2.1.1. Trước cách mạng tháng Tám 1945
Khi tác phẩm đầu tay ra đời, Vũ Trọng Phụng đã được dư luận quan tâm đặc biệt. Lời
khen cũng lắm mà tiếng chê cũng nhiều. Tiểu thuyết Dứt tình ra mắt năm 1934 đã có đến 5, 6
bài phê bình trên báo. Đến năm 1936 hàng loạt tiểu thuyết xuất sắc ra mắt độc giả như Giông
tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ thì không khí phê bình được hâm nóng hẳn lên và chia làm hai xu
hướng rõ rệt. Về phía lên án, đả kích, phủ định có Nhất Chí Mai, Thái Phỉ, Lê Thanh, Mộng
Sem, Hiếu Chi... Những ý kiến sau đây được họ công khai trên sách, báo:
Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực sự không bao giờ tôi thấy một tia hi vọng, một tư tưởng
lạc quan. Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình
toàn là những lũ giết người, làm đĩ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng. Phải chăng
đó là tấm gương phản chiếu tính tình lý tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp
kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn cũng đen nữa. [86].

10


- ...Họ (bốn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế thì hoặc là cố nhồi nhét cái
dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hai là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm
uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan
của người đọc hem là nghĩ đến nghệ thuật. [114].
- Tất cả những bà vợ hiền ! Tất cả những bậc cha mẹ chăm sóc đến hạnh phúc của con
em ! Tất cả các cô các cậu còn ngây thơ và trong sạch ! Đừng đọc Làm đĩ.” [140].
Ta thấy gì qua những ý kiến trên ?
Phải chăng đằng sau chiêu bài “chống văn chương dâm uế, chống tư tưởng hắc ám của
Vũ Trọng Phụng” là sự đụng đầu giữa hai khuynh hướng sáng tác, hai quan niệm thẩm mỹ:
lãng mạn trữ tình của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và tả chân xã hội mà Vũ Trọng Phụng là tiêu
biểu.
Cái xã hội, nhân vật trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ v.v.. Là những cải chính hùng
hồn cái xã hội, nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn mà không sớm thì chầy người ta cũng sẽ
nhận ra là phi thực, không tưởng. Như thấy trước điều gì sẽ xảy ra, nhóm Tự Lực Văn Đoàn
không tiếc lời đả kích mạt sát Vũ Trọng Phụng. Tưởng cũng nên nhắc đến việc Vũ Trọng
Phụng bằng hàng loạt bài luận chiến đăng trên các báo [127], [128], [126] đã đáp lại từng
điểm một cho những kẻ giả danh, lên mặt đạo đức thấy rõ quan điểm sáng tác của mình và
tránh cho độc giả cái nhìn ngộ nhận.
Ngoài sự phê bình mang định kiến của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, phần lớn các bạn văn,
những người cùng chí hướng đã dành cho Vũ Trọng Phụng sự đánh giá chân thành khách
quan. Trước khi Vũ Trọng Phụng mất; Xuân Sa, Trương Chính viết về tác phẩm Giông
tố; Nguyễn Thanh, Phùng Tất Đắc viết về Kỹ nghệ lấy Tây v.v... Đặc biệt, sau khi Vũ Trọng
Phụng mất hai tháng trong Tao Đàn số đặc biệt tháng 12/1939 đã có đến 9 bài viết về Vũ
Trọng Phụng của Ngô Tất Tố, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Vỹ, Tam Lang, Thanh Châu, Lan Khai,
Nguyễn Tuân, Trần Triệu Luật, Trương Tửu. Phần lớn bài viết đề cao tài năng, nhân cách
sống, những quan hộ và đạo đức Vũ Trọng Phụng. Những nhận định mang tính khái quát của
Ngô Tất Tố: “ ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống với mai sau. Thế

cũng là thọ”, cải chính của Lưu Trọng Lư: “Người nào bảo không tìm được ở Phụng
một lòng tin kẻ ấy đã lầm, kẻ nào không thấy ở Phụng một sức mạnh kẻ ấy lầm hơn nữa...”,
thương tiếc của Nguyễn Vỹ: “Tôi muốn kêu lên: không phải chúng tôi mất Vũ Trọng Phụng
11


mà cả nước Việt Nam đều mất Vũ Trọng Phụng!” phần nào định giá được văn nghiệp, nhân
cách Vũ Trọng Phụng.
Riêng Vũ Ngọc Phan trong Nhà vãn hiện đại (quyển 3) có sự đánh giá sắc sảo: “Người ta
sở dĩ ham đọc văn ông là vì ngọn bút tả chân của ông... Trong đời văn của ông ngắn ngủi
nhưng ông đã để lại một lối viết riêng, gây nên được nhiều đồ đệ...”, nhưng lại có những nhầm
lẫn đáng tiếc khi nói về nghệ thuật trào phúng: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu
thuyết hoạt kê nhưng một lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm... Đọc Số đỏ không ai nhịn
cười được, người ta cũng phải cười như nghe mấy vai bông lơn trong một đám chèo hay xem
mấy tay tài tử pha trò trong một phim chớp bóng nhưng không phải cái cười thú vị và thấm
thía như ta đọc hài kịch của Molière”.
Tóm lại, trong giai đoạn này văn tài của Vũ Trọng Phụng đã sớm được khẳng định tuy
nhiên phần lớn các tác giả chưa đào sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt nghệ thuật
mà tập trung nói đến mặt nhân cách, phẩm hạnh.
Một số tập trung mũi nhọn phê phán, đả kích nhưng đó chẳng qua chỉ là một sự phản xạ,
một hành động tự vệ trước bóng ma “tả chân xã hội” của Vũ Trọng Phụng mà trong một tương
lai không xa sẽ có khả năng làm lu mờ, che khuất lối sáng tác lãng mạn tư sản, phi thực của họ.
2.1.2. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Không khí chính trị - xã hội những ngày đầu sau cách mạng thành công tạo cơ sở khách
quan, điều kiện thuận lợi cho cách đánh giá Vũ Trọng Phụng: Cách mạng tháng tám thành
công, chế độ dân chủ nhân dân bước những bước đi tất yếu lớn lao. Các giá trị tinh thần lần
lượt đưa ra kiểm kê và bình giá theo tiêu chuẩn chân lý chân chính... Riêng về Vũ Trọng
Phụng, khi thực tiễn cách mạng xác định cho nhân dân một chiến tuyến, đồng thời khi nhân
dân tìm thấy qua tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã biểu lộ một thái độ như thế nào, thì cũng là lúc
tên tuổi Vũ Trọng Phụng có xu hướng tiến tới một cương vị thích đáng một cách tự nhiên...”

[145, tr.30].
Trong hoàn cảnh và điều kiện ấy, “Hội nghị tranh luận văn nghệ” được tổ chức vào
tháng 9/1949 ở Việt Bắc, tác phẩm Vũ Trọng Phụng được đưa ra dẫn chứng cho hiện thực phê
bình. (Nội dung được dề cập trong hội nghị là hiện thực xã hội chủ nghĩa và hiện thực phê
bình).

12


Ngoài những ý kiến tiếp tục khẳng định tài năng, địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn đàn:
“Từ khi anh mất, cái thế ngồi của anh trong làng văn làng báo chưa có ai thay thế được” (Vũ
Bằng), “Nhân loại mất Thiên Hư, xã hội mất một văn hào, khu vườn văn hóa Việt Nam mất
mốt cây tùng cây bách, khoảng đất trống kia còn trống mãi” (Ngọc Giao); giai đoạn này, phần
nào đề cập đến mặt nội dung, nghệ thuật và đi vào từng tác phẩm. Nguyên Hồng khẳng định
giá tri phê phán của Số đỏ: “Sáng tạo số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã có một thái độ không cổng
nhân xã hội dỗ”, Tố Hữu thừa nhận ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng: “Lối hiện thực Vũ
Trọng Phụng chưa phải là hiện thực xã hội chủ nghĩa, Vũ Trọng Phụng không phải là cách
mạng, nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy” và
Nguyễn Đình Thi so sánh cái hiện thực Vũ Trọng Phụng với hiện thực của Balzac: “nói đúng,
chép đúng cái hiện tại thối nát, mục ruỗng của xã hội thời ấy cũng đã có giá trị cách mạng. Vũ
Trọng Phụng cũng như Balzac chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng”. Nhìn chung
không có ý kiến tranh luận, phản bác, Vũ Trọng Phụng vẫn được tiếp tục đề cao khẳng định và
dần có xu hướng đi sâu nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
2.1.3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975)
Do điều kiện đất nước bị chia cắt nhưng ở cả hai miền Nam, Bắc giới nghiên cứu phê
bình văn dành cho Vũ Trọng Phụng sự quan tâm thích đáng.
2.1.3.1. Ở miền Bắc
Tác phẩm và con người Vũ Trọng Phụng được đánh giá cao bởi Nguyễn Đình Thi,
Trương Chính, Văn Tâm. Nguyễn Đình Thi ca ngợi Vũ Trọng Phụng là “tiểu thuyết gia trác
việt của văn học Việt Nam” còn Trương Chính không do dự khi xếp chỗ ngồi cho Vũ trên văn

đàn “người có địa vị không ai tranh giành được trong dòng văn học hiện thực trước cách
mạng”. Giai đoạn này phải kể đến tác phẩm Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực (gồm 7
chương, 236 trang) của Văn Tâm. Với cái nhìn tổng quát hơn ông đã phân tích lý giải đầy sức
thuyết phục những vấn đề về hiện thực, nhân vật, trào phúng v.v... và dành hẳn một chương
nói về “Đặc tính nghệ thuật”. Đây cũng là bước đột phá, đổi mới cách nhìn về Vũ Trọng
Phụng - nhìn dưới khía cạnh nghệ thuật chứ không nhìn dưới cái nhìn nặng cảm quan chính
trị. Những chỉ trích trước đây của những “nhà đạo đức”, kiên quyết đấu tranh để con nhà
“lương gia tử đệ” khỏi bị tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng làm cho “hư hỏng” như Thái Phỉ, Lê
Thanh, Nhất Chi Mai, Mộng Sơn... cũng được Văn Tâm bằng lập luận vững chắc phản bác.
Bài viết của Lan Khai về Vũ Trọng Phụng trong Phê bình các nhân vật hiện thời [61] được
Văn Tâm thẳng thắn “sửa sai”: “Lan Khai cũng như một số người chung quan điểm không thể
13


hiểu được rằng: về thể chất cũng như vận mệnh, Vũ Trọng Phụng không có cái may mắn đạt
được mức bình quân như mọi người, nhưng chính Vũ Trọng Phụng đã là một trong những
người có não trạng cường tráng nhất, sáng suốt nhất đương thời.” [145, tr.15]. Cái xu thế đồng
thuận về đánh giá Vũ Trọng Phụng bỗng đổi chiều khi Nguyên Đình Thi nhốt Vũ Trọng
Phụng với Khái Hưng, Nhất Linh vào chung một rọ:”... chỉ là hai mặt của cùng một dòng văn
học tư sản trước cách mạng. Dòng văn học đó bắt nguồn từ lối sống mục nát của lớp những
người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu bóp cổ nhân dân lao động” [157]. Nguyên cớ gì
bầu không khí phê bình bỗng nhiên bị ô nhiễm ? Sau này Nguyễn Hoành Khung giải thích:
“Nhân văn đề cao Vũ Trọng Phụng và Tự Lực Văn Đoàn, vậy thì Tự Lực Văn Đoàn, Vũ
Trọng Phụng, Nhân văn cùng một duộc, cùng chung giai cấp tính” [72, tr.318]. Có lẽ con
đường trầm luân, chìm nổi của Vũ Trọng Phụng bắt đầu từ đó. Kế đến bài viết của Hoàng Văn
Hoan Một vài ý kiến về vấn đề Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam và với vị thế chính trị
của Hoàng đã làm cho giới nghiên cứu phê bình phải một thời im hơi lặng tiếng. Tuy nhiên
những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, có bản lĩnh của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng...
đâu dễ chịu làm thinh. Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng công khai đem vấn đề “chính trị” ra
bênh vực cho Vũ:

- Vũ Trọng Phụng có cái thiệt là anh chết sớm... chứ anh sống dai như chúng ta, thì chắc
một người viết văn nghèo như anh, biết hằn học với chế độ, biết bất mãn với thời cuộc, lại biết
hướng ngòi bút vào người cùng khổ và những cảnh lố lăng, thì thế nào anh ta cũng theo Đảng.
[50, tr.393].
-“... lần nào Vũ Trọng Phụng cũng nói dứt khoát trước mặt anh em rằng anh rất kính
trọng những chiến sĩ cách mạng, những người làm chính trị chân chính, đặc biệt là những
người cộng sản” [52, tr.164].
Có lẽ văn nghiệp cùng cuộc đời Vũ Trọng Phụng được đánh giá trong giai đoạn này là
nặng nề, oan nghiệt nhất. Những lời “minh oan” chẳng khác nào ngôi sao băng vụt sáng để rồi
trả lại một bầu trời tối om, một khoảng lặng im đáng sợ.
2.1.3.2. Ở miền Nam
Vũ Trọng Phụng được đánh giá cao cả văn nghiệp, cuộc đời và ý kiến khá thống nhất.
Đó cũng là chuyện lạ. Doãn Quốc Sỹ viết: “Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là những hạt
trân châu” và cho rằng: “đã có người đắp tượng Vũ Trọng Phụng tại công trường Lam Sơn
trước Hạ viện” [143, tr.331]. Từ những bài trên các tạp chí đến những công trình nghiên cứu
14


văn học của Nguyễn Duy Diễn [18], Phan Nguyên [105], Bùi Ngọc Dung [21], Đỗ Long Vân
[178], Nguyễn Văn Trung [170], Phạm Thế Ngũ [104], Thanh Lãng [78] đều có cách tiếp cận,
khai phá đúng hướng và đặc biệt thể hiện tính khách quan, trung thực:
“Với ý hướng phục vụ tha nhân trong sáng tác của mình mà văn chương Vũ Trọng
Phụng đã trở nên văn chương dấn thân.” [170, tr.206].
Cái đáng giá, cái thường làm cho người ta ca tụng Vũ Trọng Phụng ấy là nhà văn có
khuynh hướng xã hội, dám đi phanh phui những nhơ nhớp xã hội, nêu cao lá cờ tả chân triệt
để, vào lúc mà cơn gió lãng mạn êm đềm vẫn còn thổi lên nhiều tâm trí. [174].
Thanh Lãng một nhà nghiên cứu văn học, một linh mục lại tỏ ra đồng tình trong lúc
nhiều người lên tiếng phản bác “yếu tố” dâm trong Giông tố, Làm đĩ:
Vũ Trọng Phụng là người đầu tiên đề cập đến vấn đề phái tính, một vấn đề mà ông cho
rằng thiếu thốn hoàn toàn trong gia đình Việt Nam. Giông tố, Làm đĩ là hai bảng cáo trạng gay

gắt qui tội và kết án giáo dục cũ. Vũ Trọng Phụng đã đáp thẳng vào giáo đúc cựu truyền, một
nền giáo dục mà theo ý ông; tất nhiên phải sản xuất ra những hạng người như thị Mịch
trong Giông tố, như con Huyền trong Làm đĩ. [78]
2.1.4. Từ sau năm 1975 đến nay
Sau thống nhất, cả nước tập trung xây dựng lại đất nước, trong đó lĩnh vực văn học nghệ
thuật cũng được quan tâm chú ý nhưng phải đến năm 1986 trong không khí đổi mới, văn học
mới được thổi vào những luồng sinh khí. Riêng Vũ Trọng Phụng trước 1986 gần như không
thấy ai nhắc đến. Từ 1987 về sau hàng loạt bài viết được đề cập đến của Vũ Ngọc Phan [112],
Nguyễn Đăng Mạnh [93], Văn Tâm [147], Hoàng Ngọc Hiến [43], hàng loạt buổi hội thảo, kỷ
niệm được tổ chức tại Hà Nội (Kỷ niệm 50 năm ngày mất vào 8/10/1989, 12/10/1989; Kỷ
niệm 90 năm ngày sinh, 63 năm ngày mất vào 21/11/2002; Hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm
ngày mất vào chiều 12/10/1989, Hội thảo nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh vào 19/10/2002),
thành phố Hồ Chí Minh (Kỷ niệm 75 năm ngày sinh vào 31/12/1987, 80 năm ngày sinh vào
3/10/1992). Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng được in lại (Vỡ đê in 1982), dựng phim (Số đỏ năm
1989, Giông tố năm 1991, Lấy nhau vì tình năm 1992), đưa vào các mục từ trong Từ điển văn
học (Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ) và giảng dạy trong nhà trường. Đặc biệt, Trần Hữu Tá, Lại
Nguyên Ân, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài đã có công lớn trong
việc biên soạn cho ra mắt các tập sách: Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay [144], Vũ Trọng
Phụng tài năng và sự thật [4], Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm [72], Vũ Trọng Phụng
15


về tác gia và tác phẩm [159]. Qua đó, những nghi vấn bấy lâu nay được giải tỏa, con người và
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại thêm một lần khẳng định. Những điều qui chụp, xuyên tạc,
vu khống Vũ Trọng Phụng trước đây của một số người như chống Đảng, bôi nhọ người cộng
sản, đả kích bình dân, ca ngợi thực dân, khiêu dâm... cũng được Nguyễn Đãng Mạnh, Nguyễn
Hoành Khung, Nguyễn Thành... tranh luận công khai dân chủ:
Không nên qui kết Vũ Trọng Phụng qua nhân vật Hải Vân là xuyên tạc bôi nhọ người
chiến sĩ cộng sản. Thực ra, đương thời độc giả Giông tố cũng không ai nghĩ như thế cả. Tác
động khách quan của hình tượng này là tích cực, có lợi cho cách mạng. [94, tr.49].

Nói Vũ Trọng Phụng “chống Đảng cộng sản”, “đả kích phong trào bình dân” (mặt trận
dân chủ) là hết sức xằng bậy. Nói thế này phải lẽ hơn:
Giông tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, cũng như Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, là sự hưởng ứng nhanh nhạy, tích cực tuy tự phát của cây bút
“tả chân xã hội”, “vị nhân sinh” đó trước phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng cộng sản lãnh
đạo bấy giờ. [72, tr.323]
Xét kỹ có thể thấy rằng, dù nhà văn ca ngợi một công sứ thực dân hay một nhà cách
mạng quốc tế, dù hướng về Đảng cộng sản hay phát biểu ủng hộ phái “trực trị” Nguyễn Văn
Vĩnh thì thực chất ông vẫn đứng trên lập trường cải lương mà thôi. Mà chủ nghĩa cải lương có
thể nói là quan điểm chính trị phổ biến của toàn bộ giới trí thức đương thời. [72, tr.320] “...
Viết về cái dâm chỉ là phương tiện để trình bày hiện thực chứ không phải là cứu cánh đối với
Vũ Trọng Phụng. Đây là điểm phân biệt giữa nhà văn hiện thực và nhà văn khiêu dâm.” [153].
Cũng trong giai đoạn này những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu tên tuổi đã để lại
những kết luận loại “vàng mười”, rất đáng giá:
“Số đỏ, cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.” [63]
“Phải khẳng định Vũ Trọng Phụng là niềm tự hào của văn học Việt Nam [...]. Văn học
Viêt Nam mà thiếu Vũ Trọng Phụng là thiệt cho chúng ta chứ không phải cho Vũ Trọng
Phụng.” [179]
“Một lúc nào đó, tôi ngờ rằng trong một cuốn từ điển làm riêng về văn học Việt Nam
người ta sẽ gọi Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tiêu biểu của thế kỷ 20.” [109,tr. 43].

16


Ngoài ra, trong những năm tám mươi, chín mươi có gần hai mươi luận văn nghiên cứu
về phương diện nghệ thuật đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (chỉ tập trung ở tiểu thuyết,
phóng sự). Hiện nay tuyển tập, toàn tập Vũ Trọng Phụng đã được ra mắt độc giả.
Nhìn chung giai đoạn này, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới 1986, việc nghiên cứu Vũ
Trọng Phụng được tập trung cao nhất, nhiều nhất. Bao nhiêu tâm huyết, nhiệt tình với tác
phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng bấy lâu bị dồn nén thì nay có dịp giải bày, bộc lộ. Những

“phản đề”, những tố giác nanh nọc, phủ định sạch trơn không còn nữa.
Bao nhiêu năm xuất hiện trên văn đàn thì gần như bấy nhiêu năm Vũ Trọng Phụng đã
phải gánh chịu số phận long đong, ba chìm bảy nổi. Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam
chưa có nhà văn nào phải chịu nhiều cay nghiệt đến thế, nhưng cũng được nhiều người quan
tâm đến thế.
Từ khi Vũ Trọng Phụng bị “án oan” (1958) đến lúc được “ giải oan” (khi có đổi mới
1986) phải mất 28 năm trời. Cái hạn này cũng bằng Boris Pasternak khi bị bọn phản động lợi
dụng tên tuổi và tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ
khỏi Hội nhà văn Liên Xô cho đến 1987 (trào lưu cải tổ và dân chủ hóa) danh dự và tác phẩm
của ông mới được phục hồi. Những gì của Sésar phải trả lại cho Sésar, giá trị đích thực của Vũ
Trọng Phụng - nhà tiểu thuyết thiên tài - có lẽ từ đây cũng được khẳng định.

2.2. Xét ở góc độ nghệ thuật
Khó có thể kết luận những vấn đề nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nói chung và nghệ
thuật tiểu thuyết nói riêng đã đầy đủ hay chưa. Tất nhiên với một phong cách viết riêng mới
mẻ, một tài năng hiếm có chắc chắn việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng chưa đến điểm dừng.
Không một nhận định, không một kiến thức uyên bác nào có thể lấy làm kết luận cuối cùng
cho việc thẩm định giá trị nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
Trần Hữu Tá thật sự quan tâm: “...rất cần có những công trình khảo sát toàn diện văn
nghiệp của ông...” [144, tr.27] và Nguyễn Hoành Khung nhận định: “Cho đến nay, một công
trình nghiên cứu công phu khoa học về Vũ Trọng Phụng một cách toàn diện... khả dĩ xứng
đáng với tầm vóc của nhà văn, đang còn ở phía trước.” [72, tr.330]
Cũng phải thừa nhận rằng trước đây việc nghiên cứu, phê bình Vũ Trọng Phụng bị “dẫn
dắt” bởi ba “sự cố” cơ bản:

17


Một là, sự cố do chính Vũ Trọng Phụng gây ra. Với cách viết tả thực, lột mặt nạ cuộc
sống của khuynh hướng tả chân xã hội đã làm “chạm nọc” khuynh hướng sáng tác lãng mạn

của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Hai là, do muốn khai thác trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng để phục vụ ý đồ đen tối của
mình, Nhân Văn Giai Phẩm đề cao Vũ Trọng Phụng. Trong lúc chúng ta tập trung loại trừ
mầm độc hại do Nhân Văn Giai Phẩm gây ra, Vũ Trọng Phụng lại bị đẩy vào dòng xoáy ấy
nên bị “đánh” một cách oan ức.
Ba là, Hoàng Văn Hoan với vị thế chính trị đương thời đã đặt Vũ Trọng Phụng vào “tầm
ngắm” nên có một số người “phụ họa”, còn lại ít ai làm chuyện “bẻ nạng chống trời” để minh
oan cho Vũ.
Chính bởi sự cố dẫn dắt ấy mà trong một thời gian dài Vũ Trọng Phụng bị phê phán chỉ
trích tập trung vào bình diện chính trị - xã hội hơn là đi sâu vào vấn đề nghệ thuật.
Phải đến sau thời kỳ đổi mới (1986) phương diện nghệ thuật mới được các nhà nghiên
cứu phê bình nhất là các luận án tập trung nghiên cứu. Trước đó, kể cả ở miền Nam không
phải không có những công trình khảo cứu về nghẹ thuật nhưng còn ở số ít.
Xét trên toàn bộ các công trình nghiên cứu cả qui mô lớn, vừa đến bài viết ngắn trên tạp
chí ta thấy về thủ pháp nghệ thuật thường chỉ tập trung ở một số mặt như: Trào phúng
với Hoàng Thiếu Sem [138], Hoàng Ngọc Hiến [43], Văn Tâm [147], Nguyễn Văn Dữ [19],
Trần Đăng Thao [154], Nguyễn Quang Trung [171];Ngôn ngữ với Đỗ Đức Hiểu [47, tr.242 274], Cù Đình Tú [172], Nguyễn Thị Minh Hương [57]; Nhân vật với Đinh Trí Dũng [22],
Văn Tâm [145, tr.201 - 215], Đinh Thị Chúc [16]; Thời gian nghệ thuật với Bùi Văn Tiếng
[162]; Nghệ thuật trần thuật với Hoa Thị Thủy [160]; Chủ nghĩa tự nhiên với Nguyễn
Thành [153]; Hiện thực chủ nghĩa với Hoàng Như Mai [87], Phan Cự Đệ [28], Phan Nguyên
[105], Nguyễn Duy Diễn [18], Đỗ Long Vân [178], Trịnh Hiền Lương [84]. Đặc biệt Nguyễn
Đăng Mạnh bằng hàng loạt bài viết trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn đã đề cập đến nhiều vấn đề về nghệ thuật và cả tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
Ngoài ra, mới đây Peter Zinoman, giáo sư đại học California có bài viết về Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam (Tạp chí Văn học Việt Nam số 7/2002) soi rọi
một cái nhìn khá mới lạ về tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại.

18



Điều đáng lưu ý là các tác giả đi sâu nghiên cứu từng mặt và phần lớn tập trung ở ba tác
phẩm tiêu biểu là Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ còn các tác phẩm khác như Dứt tình, Làm đĩ, Trúng
số độc đắc, Lây nhau vì tình thường ít được nhắc đến.
Dẫu đi vào từng mặt hoặc một số tác phẩm, tất cả những nghiên cứu, tìm tòi đều tỏ ra
tiếp cận được nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, đều có những phát hiện sâu sắc làm
sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, giải được những mã nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,
tuy nhiên vẫn chưa phải là đầy đủ và chưa mang tính khái quát, tổng hợp được toàn bộ nghệ
thuật tiểu thuyết.
Bây giờ, có thời gian nhìn lại điều đặc biệt lý thú là tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã
gặp sóng gió và cũng gây ra không ít sóng gió. Nó tập hợp được nhiều người có chung quan
điểm, phân hóa những kẻ khác lập trường, chính kiến và bản thân nó cũng được tiếp nhận
khác nhau ở từng thời điểm khác nhau trên cùng một người đọc. Do vậy, tác phẩm Vũ Trọng
Phụng cho ta thấy nó vừa là quan hệ xã hội nhưng cũng vừa là quá trình xã hội.

3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu “Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”. Nhưng
tiểu thuyết bao hàm những yếu tố nội tại cơ bản nào hay nói cách khác là đi tìm cái gì làm nên
diện mạo của tiểu thuyết ?
Nguyễn Xuân Nam trong mục từ “tiểu thuyết” có khái quát: “Tiểu thuyết có khả năng
phản ánh những cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp, những mối quan hệ xã hội đan chéo vào
nhau trong một cốt truyện chia thành nhiều tuyến với nhiều nhân vật. Nhân vật trong tiểu
thuyết cũng được mô tả tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm... Kết cấu tiểu thuyết rất đa dạng, biến
hóa thường kết hợp nhiều kiểu kết cấu. Ngôn ngữ tiểu thuyết rất phong phú: ngôn ngữ người
kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nội tâm các nhân vật (độc thoại nội tâm), những
đoạn trữ tình ngoại đề... Tiểu thuyết có khả năng dung nạp và hòa lẫn trong nó nhiều đặc điểm,
nhiều biện pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật khác.” [100, tr.390]. Nguyễn Thị Dư
Khánh đề cập khi bàn đến thi pháp: “Những yếu tố nghệ thuật tạo thành tác phẩm như ngôn
ngữ, nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian, giọng văn, giọng thơ.” [66, tr.15]. Còn Doãn
Quốc Sỹ nêu lên ba căn cứ cho những nhà phê bình: “Bất kì một phê bình gia cổ, kim, đông,

tây nào thì việc xây dựng tiểu thuyết cũng gồm ba yếu tố chính: cốt truyện, nhân vật, bối
19


cảnh.” [143]. Lượm lặt trong những cuốn sách về lý luận văn học khi đề cập đến tiểu thuyết
thì chỉ lưu ý đến những vấn đề đã được Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Thị Dư Khánh, Doãn
Quốc Sỹ nêu lên ở trên. Do vậy khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng chúng
tôi xem xét trên các mặt: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ. Nhưng sẽ
không đầy đủ nếu hoàn cảnh lịch sử xã hội, tình hình văn học khi tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
ra đời, tư tưởng nghệ thuật của tác giả và sự so sánh với các khuynh hướng sáng tác đương
thời không được đặt ra. Do vậy, trong luận án những vấn đề ấy được chúng tôi đề cập ở một
chương riêng, về tác phẩm chúng tôi khảo sát toàn bộ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng gồm 7 tác
phẩm: Dứt tình, Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc, Người tù
được tha theo chúng tôi xếp vào loại truyện vừa, còn Quý phái đăng dang dở trên Đông
Dương tạp chí được 5 số (từ số 33 đến số 37, khoảng 10 trang khổ lớn) nên không đưa vào
nghiên cứu. Ngoài ra, để thuận tiện trong việc theo dõi và tránh rườm rà luận án khi sử dụng
tên nhân vật không chứa tên tác phẩm mà sử dụng phụ lục MĐ. 1.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi đặt vấn đề nghiên cứu, tiếp cận nghệ thuật tiểu thuyết điều cần thiết là phải vận dụng
tổng hợp nhiều phương pháp để làm phương tiện khai thác. Chúng tôi sử dụng một số phương
pháp cơ bản sau:
3.2.1. Phương pháp lịch sử
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của mối
quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực cho nên tìm hiểu tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
phải gắn chặt với điều kiện lịch sử đã sản sinh ra nó. Nếu thoát ly hoàn cảnh lịch sử, điều kiện
xã hội khi tiểu thuyết ra đời thì việc phân tích sẽ thiếu khách quan, trung thực. Chúng tôi hoàn
toàn nhất trí với Hyppolyte Taine:
Những sản phẩm của trí tuệ loài người cũng như những sản phẩm thiên nhiên chỉ có thể
giải thích được bằng hoàn cảnh. Muốn hiểu một tác phẩm nghệ thuật, một nghệ sĩ, một nhóm
nghệ sĩ phải khảo sát tường tận tình trạng đại cương của trí thức và của phong tục các thời đại

đẻ ra chúng. Chỉ ở chỗ đó mới thấy được cái nguyên nhân sơ thúy nó quyết định mọi cái khác.
[ 150, tr. 100].
3.2.2. Phương pháp hệ thống
Bản thân mỗi tác phẩm là một cấu trúc nghệ thuật. Toàn bộ các tác phẩm nằm trong một
hệ thống cấu trúc. Khi khảo sát luôn đặt mối quan hệ giữa bộ phận, cá thể với hệ thống, chỉnh
20


thể và cũng quan niệm hệ thống không thể thoát ly, tách biệt với bộ phận. Dẫu xét cái cá thể,
cái riêng nhưng phải dựa trên cái chung, cái phổ quát hay ngược lại. Chỉnh thể, hệ thống ở đây
được hiểu là cái toàn thể chất lượng cao. Sử dụng phương pháp hệ thống để rút ra cái nhìn
tổng thể, khái quát về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
3.2.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ nghệ thuật tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng. Trong quá trình nghiên cứu quan tâm đến việc so sánh với các tác giả, tác phẩm
cùng hay khác thời và có xu hướng mở rộng tiếp cận với vãn học thế giới. Phương pháp sáng
tác của Vũ Trọng Phụng là tả chân xã hội đương nhiên có sự khác biệt với phương pháp sáng
tác lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn nhưng điều đó không có nghĩa hoàn toàn giống với những
cấy bút tả chân khác.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các thao tác thống kê, phân loại, phân
tích, tổng hợp. Đ.X.Likhachôp đặc biệt lưu ý: “Nếu nghiên cứu văn học là khoa học chưa
chính xác thì nó cần phải trở nên chính xác. Các kết luận của nó cần phải được chứng minh”
nên thường dựa vào thống kê để chứng minh các luận điểm.

4. Đóng góp của luận án
Rút kinh nghiệm của những người nghiên cứu đi trước và với mong muốn có được
những nhận định, đánh giá sâu, mới, đầy đủ văn tài Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực tiểu
thuyết, luận án đã có đóng góp:
4.1. Đưa ra cái nhìn tổng quan về tiểu tuyết Vũ Trọng Phụng. Tất cả các khía cạnh đều
được đề cập, xem xét tuy ở mức độ khác nhau vì còn tuy thuộc vào vị trí và tầm mức quan

trọng của nó trong khi khai thác.
4.2. Cung cấp một cách có hệ thống những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu: đi từ tình
hình chung về hoàn cảnh xã hội, văn học, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, mô hình tiểu thuyết
của Vũ Trọng Phụng đến cách xây dựng tình tiết, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian và
ngôn ngữ nghệ thuật.
4.3. Đóng góp cách tiếp cận mới trên lĩnh vực nghiên cứu, phân tích tác phẩm văn học.
Xem xét nhân vật trên những yếu tố cơ bản về xây dựng nhân vật: ngoại hình, nội tâm, tính
cách, hành động. Xem xét ngôn ngữ ở mọi góc nhìn khác nhau: kể, tả, đối thoại. Với cách làm
đó những vấn đề cốt lõi được giải quyết, đánh giá một cách rốt ráo, toàn diện.
21


4.4. Phát hiện những thành công mới mẻ đã góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại
hóa nền tiểu thuyết Việt Nam của Vũ Trọng Phụng. Đăc biệt nêu lên việc sử dụng ở mức độ
điêu luyện đầy tính nghệ thuật về thành ngữ, điệp ngữ, giọng điệu... mang phong cách độc đáo
riêng có ở Vũ Trọng Phụng.

5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Khái quát chung.
Chương 2: Tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, mô hình tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình tiết trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
Chương 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
Chương 5: Không gian, thời gian nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng.

22


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến. Trong xã hội, hai mâu thuẫn cơ bản ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn dân tộc
với chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ
phong kiến. Về chính trị, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. Pháp đặt ra chính
sách độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị. Bộ máy cai trị từ thống sứ, khâm sứ, thống
đốc, công sứ, cảnh sát trưởng, chánh án đến giám ngục đều do Pháp nắm giữ. Một mặt, chúng
đặt chính sách cai trị hà khắc lên dân ta, mặt ,khác chúng biến giai cấp phong kiến, bọn tư sản
mại bản thành công cụ, tay sai đắc lực cho chúng. Tình trạng xã hội như vậy đẻ ra nhiều bi
kịch không chỉ với cá nhân, gia đình mà với mọi tầng lớp xã hội. Ở nông thôn người nông dân
vốn đã khổ nay lại càng khổ hơn. Đói rét, bệnh tật, sự nhũng nhiễu hà thu lam bổ của bọn quan
lại đã biến họ thành những con người “bất thành nhân dạng”. Ở thành thị, lối sống “âu hóa”,
“vui vẻ trẻ trung” đã thâm nhập vào từng người, gõ cửa từng gia đình tạo sự nhốn nháo, lộn
tùng phèo về lối sống và đạo đức.
Cũng nên nhắc lại hiệp ước 1884 đã chấm dứt nhà nước phong kiến Việt Nam, đặt nền
móng đô hộ của thực dân Pháp. Đến đầu thế kỷ XX thì sự đô hộ đã đi vào qui cũ chặt chẽ.
Với chính sách khai thác thuộc địa của những tên cầm quyền Paul Doumer (lần thứ
nhất), Albert Sarraut (lần thứ hai) đã làm thay đổi mọi cơ tầng của đời sống xã hội Việt Nam:
“Cơ cấu kinh tế thay đổi. Cơ cấu giai cấp -xã hội thay đổi. Văn hóa - giáo dục thay đổi. Tư
tưởng - tâm lý thay đổi. Nghệ thuật - văn chương thay đổi.” [23, tr.16]. Mọi sự thay đổi chỉ
làm giàu cho “chính quốc”, làm lợi cho thực dân và biến tất cả mọi thứ thành phương tiện bóc
lột trấn áp:
“Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái
công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt công việc còn lại.” [135,
tr.93].
Đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945 một sự kiện lịch sử trọng đại trong đời sống chính trị - xã
hội là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Tác động chính trị - xã hội đối với
văn nghệ sĩ là nhân tố khách quan, do vậy cũng cần đặc biệt lưu ý đến các thời điểm, các mốc
lịch sử quan trọng xảy ra trong hơn nửa đầu thế kỷ:
23



1930 - 1931 : Cao trào cách mạng đang lên.
1932 - 1934 : Cách mạng ở giai đoạn thoái trào.
1936 - 1938 : Mặt trận dân chủ Đông Dương, Hội truyền bá quốc ngữ (theo sáng kiến
của Đảng), báo chí công khai của Đảng và Mặt trận dân chủ ra đời.
19 / 8 / 1945 : Cách mạng tháng tám thành công.
2 / 9 / 1945 : Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoa.
19 / 2 / 1946 : Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
7 / 5 /1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ.
20 / 7 / 1954 : Hội nghị Giơ - ne - vơ, ta giành được độc lập, chủ quyền. Riêng với Vũ
Trọng Phụng, cuộc đời quá ngắn ngủi, chỉ hơn một phần tư thế kỷ sống (1912 - 1939), mới
sinh ra thì “nước đã mất, dân đã làm nô lệ” và đã phải chứng kiến nhiều biến cố chính trị dồn
dập: đổi thay ba đời vua (Duy Tân: 1907 - 1916, Khải Định: 1916 - 1925, Bảo Đại: 1926 1945), bốn cuộc khởi nghĩa chống Pháp (Yên Thế: 1887 - 1913, Thái Nguyên của đội Cấn:
1917 - 1918, Lạng Sơn của đội Ấn: 1912, Yên Bái: 1930). Đặc biệt là cuộc khủng bố trắng của
thực dân Pháp 1932 tạo ra một không khí xã hội ngột ngạt, buồn chán hơn bao giờ hết.
Trong hoàn cảnh xã hội chính trị như vậy của nửa đầu thế kỷ có ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng.

1.2. Tình hình văn học giai đoạn 1930 -1945
Văn chương cổ điển Việt Nam đã trải qua mười thế kỷ. Mở đầu thế kỷ XX đồng thời
cũng là mở đầu của nền văn chương hiện đại. Trong tiến trình hiện đại hóa, ba mươi năm đầu
của thế kỷ XX (1900 - 1930) các thể loại thơ, văn xuôi (tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, thông
tấn), kịch có mặt nhiều trên sách, báo. Đặc biệt sự ra đời của hàng loạt tờ báo (Đông Dương
tạp chí, Trung Bắc Tân văn - năm 1913; Nam Trung nhật báo, Nam Phong tạp chí - năm
1917...) tạo điều kiện cho văn học phát triển:
“Báo chí đúng là trường rèn luyện quốc văn” [23, tr.53]. Sự cách tân thể loại trong giai
đoạn này phải kể đến thơ có Tản Đà, Phan Khôi; tiểu thuyết có Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu
Chánh; kịch có Vũ Đình Long, Nam Xương v.v... Nhưng giai đoạn 1900 - 1930 mới là sự

chuyển mình, phải đến những năm 1930 - 1945 sự hiện đại của văn chương Việt Nam mới ở
24


giai đoạn hoàn thành (hiện đại về nội dung, hình thức, tư tưởng, nghệ thuật). Ta hãy xem tình
hình văn học trong giai đoạn 1930 - 1945 có những bước phát triển như thế nào.
Trong những năm ba mươi nhiều hiện tượng văn học xảy ra dồn dập. Tờ Nam Phong tạp
chí đình bản (Phạm Quỳnh thôi chủ nhiệm năm 1932, đình bản năm 1934) mà theo Thanh
Lãng: “Muốn hiểu văn học Việt Nam hồi này không gì tốt bằng nhìn vào Nam Phong [...]
Nam Phong là tất cả của văn học thế hệ 1913 - 1932 [...] nếu đem đốt hết Nam Phong đi thì
nền văn học thế hệ 1913 - 1932, có thể nói là rỗng tuếch” [78, tr.611]. Tiếp đến những bậc đàn
anh trong văn học, như Nguyễn Bá Ngọc, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,
Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Trọng Thuật v.v... rút lui vào hậu trường và trở thành những
“thượng thư lỗi thời” trong văn học để nhường chỗ cho thế hệ nhà văn mới có đầu óc, tư tưởng
cải tiến: hoài nghi mọi nền nếp xã hội, mọi giá trị cổ truyền, muốn đặt lại mọi vấn đề liên quan
đến con người, đến xã hội. Họ đoạn tuyệt, thoát ly khỏi những ràng buộc từ ngàn xưa của luân
lý Khổng Mạnh về gia đình, cá nhân, xã hội. Họ chống đối không chỉ những tàn dư của chế độ
xã hội cũ đã ăn sâu bám rể vào đời sống mà còn kịch liệt chia mũi nhọn đấu tranh vào chế độ
xã hội đương thời: chế độ thuộc địa, nửa phong kiến. Bên canh bộ mặt của bọn cường hào địa
chủ như Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Đà (Những ngày vui) còn có
bộ mặt của bọn địa chủ, tư sản công nghiệp (Nghị Hách), bọn hãnh tiến làm tay sai cho thực
dân và cả bọn thực dân (trong tác phẩm Giông tố, Vỡ đê ... của Vũ Trọng Phụng). Trước 1930
các nhà văn viết văn in trên báo, viết báo chứ chưa viết sách, in sách. Giai đoạn này đã có nhà
xuất bản nên hoạt động văn học sôi nổi hẳn lên. Các thể loại văn học phát triển mạnh. Kịch
thoát ly khỏi loại kịch cổ điển, đơn điệu, không thể hiện được chiều sâu tâm lý, nội tâm. “Lòng
rỗng không” của Đoàn Phú Tứ đã lột tả tâm lý, tính tình của một cô gái mới. Thế Lữ, Khái
Hưng, Vũ Hoàng Chương có những đóng góp đáng kể vào thể loại này. Thơ cũng có bước
phát triển rầm rộ, tăng cả về lượng và chất. Số người làm thơ ngày một nhiều và có cuộc cách
mạng về thơ ca: ý mới, lời mới, số câu, số chữ, cách giao vần đến tiết tấu, âm điệu... cũng có
sự đổi khác, cái “tôi” được đề cao, giải phóng. Ngoài những nhà thơ lãng mạn Thanh Tịnh,

Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư... xuất hiện những nhà thơ tả chân Bàng Bá Lân, Tế
Hanh, Anh Thơ. Đặc biệt thơ ca cách mạng xuất hiện từ sau 1930 khá phong phú với những
tác giả tên tuổi như Tố Hữu, Sóng Hồng.
Chỉ riêng hoạt động phê bình cũng làm cho diện mạo văn học giai đoạn này trở nên khác
hẳn. Hoạt động phê bình không chỉ đứng riêng lẻ mà họp thành nhóm bênh vực cho chủ
25


×