Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

từ ngữ chỉ món ăn nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.11 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________

Nguyễn Thùy Dương

TỪ NGỮ CHỈ MÓN ĂN NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________

Nguyễn Thùy Dương

TỪ NGỮ CHỈ MÓN ĂN NAM BỘ
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Dư Ngọc Ngân đã dành nhiều
thời gian hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các
Giáo sư đã truyền đạt cho tôi có được những tri thức cần thiết trong thời
gian học tập để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô Thư viện trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi tìm được những tài liệu cần thiết
trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Phòng Sau Đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Xin trân trọng cảm ơn

Nguyễn Thùy Dương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Quy ước trình bày
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương một NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................ 11

1.1. Những đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá qua định danh .......................... 11
1.1.1. Khái niệm định danh ..................................................................... 11
1.1.2. Định danh từ vựng......................................................................... 12
1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá qua cách gọi tên sự vật .............. 14
1.2. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ .................................................. 15
1.2.1. Phương ngữ ................................................................................... 15
1.2.2. Phương ngữ Nam Bộ..................................................................... 16
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm .............................................................. 17
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng – ngữ nghĩa .......................................... 18
1.2.2.3. Phong cách diễn đạt ............................................................... 19
1.3. Các đơn vị từ vựng ............................................................................... 21
1.3.1. Từ .................................................................................................. 21
1.3.1.1. Khái niệm ............................................................................... 21
1.3.1.2. Cấu tạo từ ............................................................................... 22
1.3.2. Ngữ định danh ............................................................................... 23
1.4. Vài nét về thiên nhiên, con người Nam Bộ.......................................... 24
1.4.1. Thiên nhiên Nam Bộ ..................................................................... 24
1.4.1.1. Nam Bộ – vùng đồng bằng sông nước ................................... 24
1.4.1.2. Nam Bộ – vùng đất có nguồn sản vật dồi dào ....................... 25
1.4.2. Dân cư Nam Bộ ............................................................................. 26
1.4.2.1. Nguồn gốc dân cư .................................................................. 26
1.4.2.2. Đặc điểm dân cư..................................................................... 26
1.4.3. Văn hoá Nam Bộ ........................................................................... 27


1.4.3.1. Văn hoá .................................................................................. 27
1.4.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ.................................................... 28
1.5. Tiểu kết................................................................................................. 30
Chương hai ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
NGỮ PHÁP CỦA TỪ NGỮ CHỈ MÓN ĂN NAM BỘ ............................. 32

2.1. Đặc điểm định danh món ăn Nam Bộ .................................................. 32
2.1.1. Nguồn gốc tên gọi ......................................................................... 34
2.1.1.1. Thuần Việt.............................................................................. 35
2.1.1.2. Vay mượn ............................................................................... 35
2.1.2. Hiện tượng không đồng nhất trong cách gọi tên........................... 40
2.1.2.1. Hiện tượng không đồng nhất tên gọi trong nội bộ PNNB ..... 40
2.1.2.2. Hiện tượng không đồng nhất tên gọi giữa PNNB và PNBB . 40
2.2. Đặc điểm cấu tạo – ngữ pháp của tên gọi món ăn Nam Bộ ................. 41
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của tên gọi món ăn Nam Bộ ............................. 41
2.2.2. Từ loại của các thành tố trong tên ghép ........................................ 51
2.3. Tiểu kết................................................................................................. 53
Chương ba ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA TỪ NGỮ
CHỈ MÓN ĂN NAM BỘ .............................................................................. 55
3.1. Phương thức kết hợp nghĩa của tên gọi món ăn Nam Bộ .................... 55
3.1.1. Yếu tố chỉ loại món ăn + chất liệu ................................................ 55
3.1.2. Yếu tố chỉ loại món ăn + chất liệu + màu sắc
3.1.3. Yếu tố chỉ loại món ăn + chất liệu + cách thức chế biến .............. 56
3.1.4. Yếu tố chỉ loại món ăn + cách thức chế biến ................................ 56
3.1.5. Yếu tố chỉ loại món ăn + cách thức chế biến + tính chất.............. 57
3.1.6. Yếu tố chỉ loại món ăn + cách thức chế biến + hình thức ............ 57
3.1.7. Yếu tố chỉ loại món ăn + cách thức chế biến + vị ........................ 57
3.1.8. Yếu tố chỉ loại món ăn + cách thức chế biến + chất liệu .............. 58
3.1.9. Yếu tố chỉ loại món ăn + tính chất + chất liệu .............................. 58
3.1.10. Yếu tố chỉ loại món ăn + tính chất vật lý .................................... 58


3.1.11. Yếu tố chỉ loại món ăn + hình dạng ............................................ 59
3.1.12. Yếu tố chỉ loại món ăn + vị ......................................................... 59
3.1.13. Yếu tố chỉ loại món ăn + nguồn gốc/xuất xứ:............................. 59
3.1.14. Yếu tố chỉ loại món ăn + các đặc tính khác ................................ 59

3.2. Tín hiệu thẩm mỹ của từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân gian
..................................................................................................................... 63
3.2.1. Khái niệm tín hiệu (signal) ........................................................... 63
3.2.2. Tín hiệu thẩm mỹ của từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ trong thơ ca dân
gian ................................................................................................ 64
3.3.3. Nghĩa biểu trưng của một số tên gọi món ăn Nam Bộ trong thơ ca
dân gian ......................................................................................... 68
3.3.3.1. Tên gọi món ăn biểu trưng cho tình yêu, tình thương chân
thật của con người................................................................. 69
3.3.3.2. Tên gọi món ăn biểu trưng nỗi nhớ quê hương, tình yêu con
người thân thiết ..................................................................... 72
3.3.3.3. Tên gọi món ăn biểu trưng sự không trọn vẹn trong tình
duyên đôi lứa ........................................................................ 73
3.3.3.4. Tên gọi món ăn biểu trưng cho tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn
............................................................................................... 74
3.3.3.5. Tên gọi món ăn biểu trưng sự không chung thủy trong cuộc
sống vợ chồng ....................................................................... 74
3.3.3.6. Tên gọi món ăn biểu trưng bản chất đua đòi của con người..
............................................................................................... 75
3.3.3.7. Tên gọi món ăn biểu trưng cho sự giao tiếp khéo léo của con
người.....................................................................................77
3.4. Tiểu kết................................................................................................. 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


QUI ƯỚC TRÌNH BÀY
- Viết tắt:
PNNB: Phương ngữ Nam Bộ

PNBB: Phương ngữ Bắc Bộ
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh:
Trường ĐHKH Xã hội & Nhân văn Tp HCM
- Trích dẫn tài liệu:
Tài liệu được trích dẫn đưa vào dấu ngoặc vuông [ ], số đầu tiên ghi tên tài
liệu, tách với số trang bằng dấu chấm phẩy, ví dụ [6; 27]. Nếu số trang liên
tục thì dùng dấu phẩy để ngăn cách hoặc dùng dấu nối, ví dụ [6; 27, 28]. Đối
với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự tài liệu được
đặt độc lập trong từng dấu ngoặc vuông, ví dụ [6], [10], [18].
Thông tin về tài liệu trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bắc Bộ và Trung Bộ là hai vùng đất có lịch sử hình thành rất lâu
đời. Những nơi này, các triều đại phong kiến đã từng trị vì trong suốt chiều
dài lịch sử dân tộc (Thăng Long – Hà Nội với các đời vua Lý – Trần – Lê; cố
đô Huế với nhà Nguyễn). Trong khi đó, Nam Bộ là một vùng đất mới của
người Việt ở phương Nam, có lịch sử hình thành hơn 300 năm nay.
Nam Bộ là vùng đất được phù sa của hai sông Đồng Nai và sông Cửu
Long bồi đắp. Vì vậy, đất đai rất màu mỡ và phì nhiêu. Nam Bộ còn là vùng
đất với những cánh đồng lúa xanh rì thẳng cánh cò bay, một miền đất trù phú,
giàu có với những sản vật của miền sông nước mênh mông bao la. Vùng đất
này có một sự khác biệt so với các vùng đất khác, cho nên đã tạo sức hấp dẫn
lôi cuốn đối với tất cả những nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về một nơi “còn
hoang sơ, rừng thiêng nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, trên bờ thì cọp
gầm, dưới sông thì sấu lội”.
1.2. Đất nước ta phân chia thành ba miền: Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng

có sự khác nhau trong môi trường sống. Cho nên, tính cách và tâm lý của con
người mỗi khu vực không giống nhau. Đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến
cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi vùng. Phương ngữ Bắc Bộ hình thành rất
sớm, gắn liền với lịch sử của đất nước và rất gần với tiếng Việt toàn dân.
Trong khi đó, phương ngữ Nam Bộ hình thành rất muộn và còn non trẻ. Mặc
dù vậy, phương ngữ Nam Bộ có nhiều ưu thế và mang một sắc thái riêng. Đó
là tiếng nói của những cư dân thuộc vùng đất mới và đồng thời có sự giao
thoa ngôn ngữ với các dân tộc Chăm, Khơme, Hoa... Phương ngữ Nam Bộ đã
góp phần làm phong phú cho vốn từ vựng của tiếng Việt toàn dân.
1.3. Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc và kênh rạch chằng chịt. Khí
hậu có hai mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa. Đây chính là môi trường


2

thuận lợi cho sự ra đời và sinh trưởng của các loài động, thực vật như: cá,
tôm, cua, chim, cò, rắn, trâu, bò, heo, gà, lúa, nếp, bắp, khoai, các loại cây
(thốt nốt, dừa xiêm, so đũa, dừa nước, điên điển, bông súng, rau cải, dưa
leo…). Chúng là những nguồn lợi vô cùng quí giá cho cuộc sống con người.
Tận dụng những sản vật có sẵn trong tự nhiên, cộng với sự khéo léo, người
Nam Bộ đã chế biến ra nhiều món ăn ngon và độc đáo để phục vụ cho nhu
cầu tồn tại của con người nói chung và người phương Nam nói riêng. Các
món ăn Nam Bộ rất ngon và có giá trị dinh dưỡng. Cách trình bày các món ăn
của người Nam Bộ có tính thẩm mỹ. Mỗi món ăn có một tên gọi riêng, giúp
cho mọi người phân biệt được các món ăn. Do đó, tên gọi món ăn Nam Bộ là
một nguồn ngữ liệu đáng để được nghiên cứu.
Món ăn của người Việt ở Nam Bộ rất đa dạng và phong phú, ví dụ:
bánh bao ngọt, bánh bèo nước cốt dừa, bánh chuối đậu phộng, bánh chuối
nướng, chè đậu trắng, chè đậu xanh, xôi đậu phộng, xôi đậu xanh, cơm gà
hấp dừa, canh chua cá lóc, canh khổ qua dồn thịt, cá bống kho tiêu, cua xào

chua ngọt, mắm ba khía, gỏi bưởi, đuông nướng lửa than, hoành thánh, há
cảo, gà rô ti, bò bít tết.... Các món ăn trên là kết quả của sự tiếp thu văn hóa
ẩm thực của nhiều tộc người trong một vùng đất mới như người Việt, Hoa,
Khơme, Chăm, Thái Lan, Pháp... Tên gọi món ăn Nam Bộ không những cho
chúng ta biết về đặc trưng ngôn ngữ của vùng đồng bằng sông nước mà còn
phản ánh bản sắc văn hoá của người Việt Nam Bộ.
1.4. Các sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh con người phải có tên gọi.
Bởi vì, tên gọi giúp con người phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật,
hiện tượng khác. Nếu như không có tên gọi thì con người sẽ mất khả năng
định hướng thế giới xung quanh đang tồn tại trong cuộc sống của họ. Nam Bộ
có rất nhiều món ăn. Vì vậy, để phân biệt từng món ăn cụ thể đòi hỏi mỗi món
ăn phải có tên gọi. Dựa vào tên gọi mỗi món ăn, con người có thể dễ dàng lựa


3

chọn những món ăn có khẩu vị phù hợp. Định danh món ăn Nam Bộ có vai
trò quan trọng đối cuộc sống của con người nói chung và người dân Nam Bộ
nói riêng. Qua việc nghiên cứu định danh món ăn Nam Bộ, đề tài góp phần lý
giải cách tri nhận món ăn của người Việt Nam Bộ và đặc trưng ngôn ngữ –
văn hóa Nam Bộ. Đó là lý do luận văn chọn “Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tên gọi món ăn Nam Bộ. Đối tượng được khảo
sát bao gồm: từ và ngữ định danh chỉ các món ăn Nam Bộ. Luận văn sẽ tìm
hiểu đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ và
ngữ định danh chỉ các món ăn Nam Bộ. Đề tài “Từ ngữ chỉ món ăn Nam
Bộ” được tìm hiểu vì những từ ngữ này được sử dụng trong đời sống của
người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường sông nước, thể hiện được những
đặc trưng ngôn ngữ – văn hoá Nam Bộ.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
Nam Bộ là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà lịch sử học, văn hoá
học, dân tộc học… Ngoài các lĩnh vực lịch sử học, văn hoá học, dân tộc học,
còn có một vấn đề không kém phần hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, đó là
ngôn ngữ Nam Bộ. Nhiều nhà Việt ngữ học đã có những công trình nghiên
cứu về phương ngữ Nam Bộ như:
Hoàng Thị Châu trong công trình nghiên cứu “Tiếng Việt trên mọi miền
đất nước” đã có nhận xét về sự khác nhau giữa phương ngữ Nam Bộ so với
các vùng phương ngữ khác “Thêm dấu hỏi (thanh hỏi) để biến danh từ thành
đại từ là phương thức ngữ pháp được sử dụng rộng rãi trong phương ngữ
Nam”, ví dụ: anh – ảnh, chị – chỉ, ông – ổng, cô – cổ... Tuy nhiên, trong công
trình nghiên cứu “Phương ngữ học”, tác giả có cách phân vùng khá rộng. Tác


4

giả cho rằng “Phương ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực Nam
của đất nước, là một phương ngữ mới, được hình thành dần dần trong vòng
năm thế kỷ gần đây”. Vì vậy, tác giả chưa đi sâu vào miêu tả các bình diện
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ
Trần Thị Ngọc Lang trong công trình nghiên cứu “Phương ngữ Nam Bộ
– những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ”. Khi
nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá tác giả cũng có ý kiến “Trong
việc nghiên cứu tìm hiểu văn hoá của người Việt ở Nam Bộ thì việc nghiên
cứu ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ là một bộ phận
quan trọng”.
Nguyễn Văn Ái cho rằng phương ngữ Nam Bộ là từ Đồng Nai – Sông
Bé đến mũi Cà Mau và cách phân vùng của tác giả phù hợp với ranh giới địa
lý hiện nay. Tác giả có một công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ

được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm đó là “Từ điển phương ngữ Nam Bộ”.
Ngoài ra, khi nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ toàn dân và tiếng địa
phương Nam Bộ, tác giả Trịnh Sâm có nhận định như sau “Cùng chỉ một sự
vật, một hiện tượng nhưng mỗi phương ngữ có một cách gọi tên khác nhau.
Có khi sự khác nhau do cách chia cắt hiện thực khách quan, làm cho ý nghĩa
của phương ngữ này khái quát hơn hoặc cụ thể hơn phương ngữ khác”.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã tạo tiền đề cho luận văn tìm
hiểu về đặc điểm tên gọi món ăn Nam Bộ.
3.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và tên gọi món ăn Nam Bộ
Nguyễn Đức Tồn (2002) trong công trình nghiên cứu “Đặc trưng văn
hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy”, đã nêu lý thuyết về định danh ngôn ngữ
và đặc trưng văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ; tìm hiểu cụ thể đặc
trưng văn hóa dân tộc của định danh ngôn ngữ qua một số trường từ vựng chỉ
bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật trong tiếng Việt và so sánh đối chiếu


5

tiếng Nga. Đây là một công trình nghiên cứu theo hướng lý thuyết thuộc lĩnh
vực tâm lý ngôn ngữ học tộc người. Công trình này đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước.
Trịnh Sâm (2002) “Đi tìm bản sắc tiếng Việt”, đã đưa ra một số vấn đề
có liên quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lý trong
tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”.
Lý Toàn Thắng (2002, 2005) trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận:
Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt”, có đề cập đến định danh và
sự phân cắt hiện thực của con người.
Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong “Cơ sở ngữ nghĩa học – từ vựng” và
“Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”. Tác giả cho rằng định danh đóng vai trò
quan trọng trong quá trình giao tiếp và tư duy của con người. Tác giả đã miêu

tả cụ thể quá trình định danh trong tiếng Việt.
Nguyễn Thuý Khanh (1994, 1995) có các bài viết: Đặc điểm định danh
tên gọi động vật trong tiếng Việt, Đặc điểm định danh của trường tên gọi
động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Một vài nhận xét về
thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề định danh trong
tiếng Việt.
Tìm hiểu món ăn miền Nam nhìn ở góc độ văn học có nhà văn Vũ Bằng
trong “Miếng lạ miền Nam” viết sau 1954. Ông kể rất nhiều món lạ miền
Nam như canh rùa, cháo cóc, thịt chuột, dơi huyết, khô, đuông, tóp mỡ ngào
đường. Bằng những lời khảo tả hấp dẫn, với tình ý thiết tha và một trình độ
kiến văn phong phú, Miếng lạ miền Mam nói về tâm sự và cảm nhận của tác
giả đối với các món ăn miền Nam “bánh bèo bì ở Bún nổi tiếng là ngon, tô mì
Bà Điểm, hủ tiếu Mĩ Tho, bánh in Cao Lãnh, tôm nướng Tân Thuận Đông vừa
thơm vừa ngọt”.


6

“Văn hoá ẩm thực và món ăn Việt Nam” của tác giả Xuân Huy, đã giới
thiệu cụ thể nhiều món ăn Việt Nam truyền thống và hiện đại trên khắp các
miền Nam, Trung, Bắc xem như cách minh hoạ vừa cụ thể vừa toàn diện cho
cả nền văn hoá ẩm thực Việt Nam. Trong quyển sách này có một phần tập
hợp những bài viết của một số tác giả liên quan đến món ăn miền Nam và các
tác giả chỉ đề cập đến góc độ văn hoá hoặc là cảm nhận riêng của mình về
từng món ăn như:
1.

“Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ” Sơn Nam in trên
Tạp chí Xưa và Nay số 38 B (4.1997).


2.

“Đắng cay khẩu vị của người khẩn hoang” – Thuận Lý – Báo Sài
Gòn Tiếp thị – Xuân Kỷ Mão, 1999.

3.

Món lạ miền Nam – Vũ Bằng – Nhà xuất bản Tân Văn, 1970.

4.

Hủ tiếu và phở – Trần Phước Thuận – Tuần báo Bạc Liêu, số 52
(04.10.1998).

5.

Canh chua, cá kho tộ trù phú và hào phóng – Anh Thông – Báo Phụ
nữ, Xuân Mậu Dần, 1998.

6.

Cá bống kho tiêu – Song Lê – Tạp chí Nghiên cứu Ngân hàng, Xuân
1993.

7.

Cá lóc Nam Bộ – Quốc Hương – Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật ăn
uống, số 3, Xuân Mậu Dần, 01.1998.


8.

Cá nướng cổ xưa hay hiện đại – Nguyên Chi – Báo Phụ nữ, Xuân
Mậu Dần, 1998.

9.

Cá lóc nướng trui – Mai Văn Tạo – Tản Văn – Nhà xuất bản Hội
Nhà văn, 1999.

10.

Lẩu cháo cá lóc rau đắng – Đào Duy Hoà – Kiến thức Ngày nay số
254, ngày 10.8 .1997.


7

11.

Rau đắng nấu canh – Phan Trường Giang – Tuần báo Bạc Liêu,
ngày 5. 10. 1997.

12.

Mắm Nam Bộ – Nguyễn Phúc Nghiệp – Kiến thức Ngày nay số 116,
ngày 15. 8 1993.

13.


Mắm kho bông súng – Thanh Hoài – Kiến thức Ngày nay số 240,
ngày 20. 3 .1997.

14.

Bà Từ Dũ và mắm tôm chà Gò Công – Huỳnh Minh, Gò Công xưa
và nay.

15.

Đuông “Đệ nhất đặc sản Nam Bộ” miền Tây Nam Bộ – Ngô Thị
Hồng Nhan – Báo Sài Gòn Tiếp thị, Xuân Đinh Sửu, 1997.

Trong Món ăn dân dã của người Bạc Liêu, Hồ Xuân Tuyên đã đưa ra
một số món ăn của quê hương Bạc Liêu và tác giả đã miêu tả nguyên liệu,
cách chế biến, trình bày, sự cảm nhận, thưởng thức các món ăn, đồng thời tác
giả cũng đề cập nguồn gốc tên gọi, ý nghĩa của chúng.
Trong đề tài nghiên cứu “Đặc điểm định danh từ vựng trong phương ngữ
Nam Bộ” luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học của Hồ Văn Tuyên (2005), có một
phần nội dung nghiên cứu, tác giả chỉ miêu tả khái quát cách gọi tên của một
vài món ăn Nam Bộ mà chưa đi sâu vào miêu tả cụ thể cách tri nhận tên gọi
món ăn của người Việt .
Trong công trình nghiên cứu “Đặc điểm văn hoá Việt qua cách định
danh một số sản phẩm ẩm thực (lớp từ ngữ chỉ bánh, mứt, xôi, chè )(sơ bộ so
sánh phương ngữ Nam Bộ với phương ngữ Bắc Bộ)” của tác giả Trần Thị Mai
Hồng (2006 ), tác giả chỉ giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu trong lớp từ ngữ
chỉ bánh, mứt, xôi, chè mà chưa đi sâu nghiên cứu về mặt cấu tạo từ cũng như
về đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của lớp từ chỉ các món ăn Nam Bộ.
Hai công trình nghiên cứu có liên quan đến món ăn Nam Bộ là “Văn
hoá ẩm thực của cư dân Việt ở Đông Nam Bộ” của tác giả Ngô Thị Thuý



8

(2010) và “ Văn hoá ẩm thực của người Việt miền Tây Nam Bộ” của tác giả
Lê Thị Mỹ Hạnh (2011). Hai tác giả cũng đề cập đến các món ăn Nam Bộ
nhưng bước đầu chỉ đề cập đến khía cạnh văn hoá ẩm thực Nam Bộ.
Như vậy, về góc độ ngôn ngữ học chưa có công trình nghiên cứu nào tìm
hiểu cụ thể về đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ và đặc điểm văn
hoá, tri nhận của người Việt ở Nam Bộ khi định danh lớp từ ngữ ẩm thực của
vùng này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Kế thừa các công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ, luận văn sẽ
tìm hiểu về từ ngữ chỉ món ăn của người miền Nam. Thông qua việc tìm hiểu
cách gọi tên món ăn Nam Bộ, người viết hy vọng có thể hiểu thêm về người
Nam Bộ đã sinh sống và gửi trao tình cảm của họ vào các món ăn đã được chế
biến để phục vụ nhu cầu tồn tại của con người, từ đó bước đầu đưa ra những
nhận xét về những đặc điểm ngôn ngữ – văn hóa Nam Bộ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, để đạt được mục đích nghiên cứu trên,
luận văn đã đặt ra những yêu cầu sau đây:
- Tìm hiểu về những đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ và đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của
từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ.
Như vậy, thông qua các nhiệm vụ trên thì chúng ta sẽ hiểu được đặc
điểm ngôn ngữ của người Việt Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận

văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


9

5.1.1. Phương pháp thống kê
Luận văn tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập qua các tài liệu nghiên
cứu về ẩm thực Nam Bộ, các quyển sách hướng dẫn chế biến món ăn, sau đó
thống kê, phân loại tư liệu. Từ những kết quả thống kê, luận văn phân tích các
ngữ liệu vừa tìm được, qua đó rút ra nhận xét về đặc điểm của từ ngữ chỉ món
ăn Nam Bộ.
5.1.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
Khi thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng kiến thức về ngôn ngữ học
như từ vựng học, ngữ nghĩa học, phân tích diễn ngôn để tìm hiểu về đặc điểm
cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ ngữ chỉ món ăn
Nam Bộ.
5.1.3. Phương pháp miêu tả
Miêu tả những ngữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề đặc trưng ngôn ngữ và
văn hóa Nam Bộ.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu dùng khảo sát trong luận văn chủ yếu được thu thập từ các tài
liệu như Từ điển phương ngữ Nam Bộ (Nguyễn Văn Ái), Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê), Những món ăn miền Nam được ưa chuộng (Nguyễn Thị Diệu
Thảo), Món ăn dân dã của người Bạc Liêu (Hồ Xuân Tuyên)...
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
ba chương. Chương một Những cơ sở lý thuyết, chương hai Đặc điểm định
danh và đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, chương
ba Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ.
Trong chương một, luận văn trình bày vấn đề định danh, định danh từ

vựng, đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa qua cách gọi tên sự vật; vấn đề phương
ngữ và phân vùng PNNB để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài; khái


10

niệm từ và ngữ định danh. Ngoài ra, trong chương này, luận văn sẽ tìm hiểu
khái quát về điều kiện tự nhiên; dân cư và đặc điểm văn hóa Nam Bộ, đây
chính là những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm ngôn ngữ của người Nam Bộ.
Chương hai, luận văn tìm hiểu hai nội dung chính: đặc điểm định danh
món ăn Nam Bộ và đặc điểm cấu tạo ngữ pháp tên gọi món ăn Nam Bộ.
Chương ba, luận văn tìm hiểu về đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ
ngữ chỉ món ăn Nam Bộ.
Tóm lại, chương một trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản để làm nền
tảng cho việc thực hiện đề tài. Chương hai và chương ba là nội dung chính
của luận văn. Luận văn sẽ miêu tả các tên gọi món ăn Nam Bộ và phân tích
đặc điểm cấu tạo từ; ngữ nghĩa, ngữ dụng của một số tên gọi món ăn Nam Bộ.


11

Chương một
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Những đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá qua định danh
1.1.1. Khái niệm định danh
Trong cuộc sống, con người muốn phân biệt các sự vật, hiện tượng thì
mỗi sự vật, hiện tượng cần có tên gọi “Con người cần đến tên gọi các đối
tượng xung quanh như cần đến không khí” [4; 167]. Định danh là thể hiện tư
duy của con người “Tri giác cảm tính cho ta sự vật, lý tính cho ta tên gọi sự
vật” [68; 88].

Định danh là “sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái
niệm – biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một
biểu vật (denotat) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng
và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ
tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ” (G. V. Côsansky). Nói
một cách nôm na, định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng
[58; 162].
Nguyễn Đức Tồn đã xác định một phương thức định danh mà theo tác
giả là rất phổ biến trong tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán
dụ...), ví dụ: mọt – gỗ bị mọt, cáo – ranh mãnh... Đây là phương thức định
danh gián tiếp “Về thực chất, phương thức định danh gián tiếp gắn bó khăng
khít với sự chuyển nghĩa của các từ...” [58; 225].
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu nghiên cứu theo phương
thức định danh trực tiếp (sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó
trong số các đặc trưng của sự vật, hiện tượng; mô phỏng âm thanh tức là
tượng thanh; ghép từ; vay mượn). Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập khái
quát phương thức định danh gián tiếp. Đó là sự chuyển nghĩa của một số từ
chỉ món ăn Nam Bộ.


12

1.1.2. Định danh từ vựng
Thuật ngữ từ vựng được dùng để chỉ đối tượng mà tiếng Anh gọi là
(lexicon). Nếu chiết tự thì “vựng” là sưu tập, tập hợp. Từ vựng là tập hợp các
từ và các đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ. Các đơn vị từ vựng
bao gồm cả các từ lẫn những đơn vị tương đương với từ, tức là cụm từ cố
định. Từ vựng của một ngôn ngữ là cái khách quan, là bộ phận cấu thành
ngôn ngữ. Nhờ sự tri nhận của con người mà sự vật, hiện tượng mới có tên
gọi. Sự gọi tên này đã tạo ra các từ, các cụm từ cố định, từ đó hình thành nên

hệ thống từ vựng. Định danh từ vựng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống
con người “Với khả năng đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được
thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lý tính của nó”
[4; 194].
Tên gọi sự vật, hiện tượng có thể có tính lý do hay không lý do, phi võ
đoán hay võ đoán. C. Mác đã nói “Tên gọi của sự vật nào đó không có gì
chung với bản chất của nó, tôi hoàn toàn không biết gì về người này, nếu như
tôi chỉ biết anh ta là Jakov” [58; 177]. Theo F.de Saussure “Mối tương quan
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” hay “Tín hiệu ngôn ngữ
là võ đoán” [36; 141].
Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết cho rằng “Những khái niệm được biểu thị hoàn toàn do qui ước, hay
là do thói quen của tập thể qui định chứ không thể giải thích lí do” [15; 56].
Đỗ Hữu Châu khẳng định rằng “Nguyên tắc tạo thành các tên gọi là
nguyên tắc có lí do” nhưng “Nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động
bình thường của nó là nguyên tắc không có lí do” [4; 166].
Tác giả Nguyễn Đức Tồn thì cho rằng các tên gọi đều có lí do “Tất cả
mọi kí hiệu ngôn ngữ đều có lí do, chứ không phải võ đoán” [58; 177]. Tác
giả khẳng định “Không có lí do thì có lẽ khó mà đặt được tên gọi cho một sự


13

vật mới” [58; 178]. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, định danh có thể
có lí do hoặc không có lí do.
Tham gia vào quá trình định danh gồm có hai tham tố là chủ thể định
danh và đối tượng được định danh. Phụ thuộc vào chủ thể định danh và đối
tượng được định danh sẽ có hai loại lí do khác nhau: lí do chủ quan (phụ
thuộc vào chủ thể định danh) và lí do khách quan (phụ thuộc vào đối tượng
được định danh).

Lí do khách quan – nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của
bản thân sự vật được chọn để làm dấu hiệu khu biệt gọi tên – loại lí do dễ
nhận thấy nhất, ví dụ, tên gọi các món ăn được đặt dựa theo chất liệu hoặc
cách thức chế biến: bánh chuối hấp, bánh chuối nướng, canh bông bí, canh
chua cá lóc, bông so đũa luộc...
Lí do chủ quan thì không phải ai cũng nhận thấy được. Chỉ có chủ thể
định danh mới biết được lí do tại sao dùng tên gọi này để gọi tên người hoặc
sự vật, ví dụ, khi nhìn vào tên gọi một số món bánh chúng ta không nhận thấy
được lý do: bánh bà lai, bánh bẻng, bánh ố...
Để định danh các sự vật, hiện tượng, người ta thường lựa chọn đặc trưng
của sự vật, hiện tượng để làm cơ sở gọi tên nó. Đặc trưng của sự vật, hiện
tượng thường có đặc điểm nổi bật về hình thức, màu sắc. Tên gọi có vai trò
quan trọng đối với tư duy của con người. Nhờ có tên gọi, con người phân biệt
được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Qua tên gọi của sự
vật, hiện tượng, chúng ta có thể hiểu về đặc điểm của từng dân tộc.
Như vậy, định danh từ vựng giúp cho chúng ta thấy được lối tư duy của
một cộng đồng ngôn ngữ và tâm lí dân tộc hay nét độc đáo của một cộng
đồng ngôn ngữ.


14

1.1.3. Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá qua cách gọi tên sự vật
Để tìm hiểu về đặc trưng văn hóa của một dân tộc, trước tiên, chúng
ta phải tìm hiểu về ngôn ngữ của họ. Bởi vì, ngôn ngữ đóng vai trò là “công
cụ giao tiếp cơ bản” [58; 44]. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ.
Khi định danh sự vật, mỗi dân tộc có cách định danh khác nhau. Nguyên nhân
là do ảnh hưởng của ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí dân tộc, điều kiện tự nhiên –
văn hóa xã hội “Cùng một đối tượng có thể được gọi tên trong các ngôn ngữ
theo cách khác nhau phụ thuộc vào đối lập kiểu nào về tâm lí, lịch sử, dân tộc

và xã hội đã làm cơ sở cho sự định danh” [58; 219], ví dụ: loại bánh làm bằng
gạo nếp ngâm nước tro và nước vôi, rồi dùng lá tre non hoặc lá dong gói lại,
luộc trong nước có pha chất nước tro, PNNB gọi là bánh tro, PNBB gọi là
bánh gio. Cùng một loại bánh nhưng có tên gọi khác nhau, nguyên nhân là do
có sự biến đổi ngữ âm giữa hai vùng. Hoặc là trong tên gọi món ăn Nam Bộ
chúng ta thấy yếu tố nướng xuất hiện rất nhiều, ví dụ như bánh bò nướng,
bánh chuối nướng, bò nướng lá cách, bún thịt nướng, cá lóc nướng bẹ chuối,
chuột nướng, đuông nướng lửa than... Theo người Nam Bộ, các món ăn khi
nướng lên rất thơm và ngon, điều này phản ánh được văn hóa ẩm thực của
người Nam Bộ và cho ta biết đặc điểm ẩm thực trong thời kỳ khẩn hoang của
người Việt Nam Bộ. Các món ăn rất dân dã nhưng đầy hương vị và rất bổ
dưỡng.
Như vậy, nghiên cứu việc tri nhận hiện thực qua định danh trong tiếng
Việt nói chung và phương ngữ Nam Bộ nói riêng là một việc làm cần thiết,
một hướng nghiên cứu đúng khi tìm hiểu về từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ


15

1.2. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
1.2.1. Phương ngữ
Trong các ngôn ngữ châu Âu, “phương ngữ” (tiếng Anh: dialect; tiếng
Pháp: dialecte) đều có nguồn gốc La tinh: dialectus. Từ La tinh này lại có một
cội nguồn Hi Lạp: dialektos. Ban đầu, từ này có nghĩa là nói năng, hội thoại,
mà hội thoại bao giờ cũng xảy ra tại một nơi, cho nên sau này dialektos có
nghĩa phái sinh là tiếng địa phương.
Theo Hoàng Thị Châu “Phương ngữ là thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ
sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét
khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu nhìn ở góc độ địa lí học “Phương

ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân”. Còn nếu xét ở mặt ngôn ngữ
học, phương ngữ tự nó cũng có mọi đặc điểm của một hệ thống ngôn ngữ.
Phương ngữ cũng có các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các đơn vị của
nó cũng có quan hệ với nhau. Vì vậy không thể nói phương ngữ là bộ phận
của ngôn ngữ toàn dân.
Cũng có quan niệm cho rằng phương ngữ là một nhánh của ngôn ngữ
toàn dân. Ở giai đoạn ngôn ngữ mới ra đời, có hiện tượng ngôn ngữ mẹ tách
ra nhiều ngôn ngữ con. Điều đó đúng nhưng khi áp dụng việc xem xét hiện
tượng này vào việc xét mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân
lại không đúng, vì phương ngữ không tách biệt ra từ ngôn ngữ toàn dân như
một nhánh cây tách ra từ thân cây.
Quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ cũng không phải là quan hệ
giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. Ngôn ngữ toàn dân cũng có mặt cụ thể, đó
là những biểu hiện của nó trong lời nói, trên chữ viết. Tất nhiên, phương ngữ
cũng có những biểu hiện cụ thể. Cái trừu tượng của một ngôn ngữ là cái bộ
mã tạo nên tính hệ thống của nó, thì ngôn ngữ toàn dân hay phương ngữ đều


16

có cái bộ mã như vậy. Có điều hai bộ mã này rất gần nhau và chỉ có những
nét khác biệt nào đó thôi.
Như vậy, phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ toàn dân.
1.2.2. Phương ngữ Nam Bộ
Phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của người dân Nam Bộ. Như chúng ta
đã biết, phương ngữ là biến thể địa phương hoặc biến thể xã hội của ngôn
ngữ. Phương ngữ Nam Bộ được hiểu là biến thể địa lí của ngôn ngữ toàn dân.
Phân vùng phương ngữ tiếng Việt, có nhiều quan điểm khác nhau và
cũng rất phức tạp. Có quan điểm chia vùng phương ngữ tiếng Việt là hai, ba,
bốn, hoặc thậm chí là năm vùng phương ngữ. Quan điểm chia vùng phương

ngữ tiếng Việt thành ba vùng: phương ngữ Bắc Bộ (Thanh Hoá và các tỉnh
Bắc Bộ), phương ngữ Trung Bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế) và
phương ngữ Nam Bộ (từ đèo Hải Vân trở vào). Đây là quan điểm được nhiều
người đồng tình nhất và tiêu biểu cho quan điểm này là Hoàng Thị Châu
trong Phương ngữ học tiếng Việt.
Luận văn đồng tình với quan điểm tác giả Nguyễn Kim Thản [40] chia
vùng phương ngữ tiếng Việt thành 4 vùng: phương ngữ Bắc Bộ (các tỉnh Bắc
Bộ và Thanh Hoá), phương ngữ Bắc Trung Bộ ( bao gồm các tỉnh từ Nghệ An
đến Thừa Thiên Huế), phương ngữ Nam Trung Bộ (bao gồm các tỉnh từ Đà
Nẵng đến Bình Thuận), phương ngữ Nam Bộ (bao gồm các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ).
Sự phân chia khu vực trong vùng phương ngữ Nam Bộ là nhận diện sự
khác biệt giữa các khu vực về mặt địa lí tự nhiên, xã hội. Sự khác biệt về
phương diện phát âm giữa những người dân trong khu vực này không lớn.
Nói về tầm quan trọng của vùng đất phía Nam của Tổ quốc, từ thời các chúa
Nguyễn cho đến nay, đây là vùng quan trọng tạo nên sự “đối trọng” với vùng
đất phương Bắc. Việc tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ và lời ăn tiếng nói của


17

người dân có một ý nghĩa quan trọng. Đây là việc làm ghi nhận sự đóng góp
của phương ngữ Nam Bộ vào tiếng Việt toàn dân.
Giữa ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ biện chứng: ngôn ngữ thể hiện
tư duy, còn tư duy được cố định hoá bằng những vỏ vật chất ngôn ngữ. Đi
liền với lịch sử khẩn hoang Nam Bộ là quá trình hình thành những nét riêng,
nét mới cho những cư dân người Việt. Trên phương diện ngôn ngữ, sự thay
đổi không chỉ diễn ra ở lớp dân cư người Việt vào Nam, mà còn cả cộng đồng
người Việt tại chỗ. Vì sự thay đổi trong ngôn ngữ không chỉ tác động đến
nhân tố không gian mà còn cả nhân tố thời gian. Ở bình diện không gian, từ

sự tác động của vị trí địa lí và hoàn cảnh xã hội, sự thay đổi diễn ra là tất yếu.
Nhưng xét ở mặt thời gian, sự vận động chuyển biến cũng là qui luật. Theo F.
de Saussure “Người ta quên nhân tố thời gian, vì nó không cụ thể bằng nhân
tố không gian. Nhưng thật ra, chính do nó mà có sự phân hoá. Tính đa dạng
địa lí phải được phiên dịch ra thành tính đa dạng trong thời gian” [36].
Tiếng Việt Nam Bộ có sự khác biệt so với các vùng miền khác trên các
phương diện: phương diện ngữ âm, phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, phong
cách diễn đạt.
1.2.2.1. Đặc điểm về ngữ âm
a. Thanh điệu
Tiếng Việt Nam Bộ sử dụng 5 thanh điệu: ngang, huyền, hỏi, sắc
(phát âm nhẹ nhàng), nặng (thanh này người Nam Bộ phát âm nhẹ hơn tiếng
toàn dân).
b. Âm đầu
Tiếng Việt ở Nam Bộ có 21 âm đầu. So với 22 phụ âm đầu trong hệ
thống âm chuẩn thì trong PNNB có một số vùng không phát âm được các
âm quặt lưỡi “s”, “tr”, “r ”; âm môi – răng “v”. Có một số nơi thuộc vùng
Đông Nam Bộ phát âm đầu “th” thành “kh” (thịt  khịt), một số nơi thuộc


18

miền Tây Nam Bộ phát âm “r” thành “g”(cá rô  cá gô), “tr” thành “t” (cá
trê  cá tê)...
Các âm: cuối lưỡi /k-/, thanh hầu /h-/ đều được phát âm thành một âm
xát, hữu thanh, môi /w-/, (ví dụ, “qua”, “hoa” đều được phát âm thành “qua”).
c. Âm cuối
Cách phát âm của người Việt ở Nam Bộ không phân biệt được /-n/
với /- ŋ / (đàn –đàng ), /-t/ với /-k/ (cát – các).
d. Âm đệm và khuôn vần

Âm đệm /-w-/ bị lược bỏ (lòe loẹt  lè lẹt, tuệ  tệ...) hoặc được
nhấn mạnh thành âm chính ( tòa tò). Ở các khuôn vần, có sự chuyển đổi từ
nguyên âm /-e-/ thành /-i-/ ( kênh  kinh, đêm  đim, nêm  nim). Trong
cách phát âm, người Nam Bộ thường gộp các khuôn vần [om – ôm – ơm],
[ăm – âm] (nắm – nấm ), [op – ôp – ơp] (họp – hộp – hợp ), [ăp – âp] (nắp nấp), [ay – ai ] (tay – tai ), [ ao – au ] (cháo – cháu ) thành một khuôn vần
chung, cho nên trong cách viết có thể sai chính tả.
Cách phát âm của người Nam Bộ đều xuất phát khuynh hướng chọn
sự dễ dãi, thoải mái trong phát âm. Phát âm đơn giản của người Nam Bộ là
do đặc điểm tính cách con người và đặc điểm của vùng miền.
1.2.2.2. Đặc điểm về từ vựng – ngữ nghĩa
a. Từ cổ
Phương ngữ Nam Bộ còn giữ lại một lớp từ cổ của tiếng Việt mà
phương ngữ Bắc Bộ, tiếng Việt chuẩn không còn sử dụng. Nguyên nhân là do
từ thời khẩn hoang, một bộ phận dân cư vào Nam là người vùng Bắc Bộ,
Trung Bộ. Vì vậy có khá nhiều yếu tố giống nhau về cách dùng từ của hai
vùng, ví dụ, mầng (mừng), ngộ (dễ nhìn), cậy (nhờ), méc (mách)...
b. Từ vay mượn


×