Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG QUA môn học NGỮ văn CHO học SINH lớp 11 TRƯỜNG THPH KIỆM tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.95 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Tổ: Ngữ văn.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
“GIÁO D ỤC K Ỹ N ĂNG SỐNG QUA MÔN

HỌC NGỮ VĂN CHO H ỌC SINH KHỐI 11
TRƯỜNG THPT KI ỆM TÂN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.

Có đính kèm:
Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Năm học: 2012- 2013.

Hiện vật khác


Sở Giáo Dục – Đào Tạo Đồng Nai



Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
2. Sinh ngày: 01/06/1985
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ: Gia Tân – Thống Nhất- Đồng Nai
5. Điện thoại: 01694265295
6. Chức vụ: Giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm


MỤC LỤC:
Nội dung

…………………………………………………………….Trang
PHẦN MỘT: LỜI NÓI ĐẦU

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………………5
1. Mục đích …………………………………………………………………5
2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………6

3.Giới hạn đề tài ………………………………………………………… ..6
PHẦN II: NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG…………………………………….7
1.Kỹ năng …………………………………………………………………...7
2.Kỹ năng sống ……………………………………………………………..7
II. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG………………………….8
1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nước ta………………………………......8
2. Những vấn đề đáng báo động trong thế hệ trẻ Việt Nam………………...8
3.Tình hình giáo dục kỹ năng sống tại một số nước trên thế giới…………...9
4. Một số kỹ năng sống cơ bản, cần thiết …………………………………...9
III. MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ……….15
1. Quan điểm giáo dục kỹ năng sống qua môn Ngữ văn …………………..15
2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn...............................16
3. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn được tiếp cận qua hai
phương diện………………………………………………………………..18
IV/ MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
MÔN NGỮ VĂN: …………………………………………………….…...19
1.Kỹ năng bày tỏ sự cảm thông:……………………………………………19
2.Kỹ năng tự nhận thức:……………………………………………………19
3. Kỹ năng giao tiếp ...……………………………………………………..19
4. Kỹ năng xác định giá trị ….......................................................................19
5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn …………………………………………..20
6. kỹ năng ra quyết định……………………………………………………20


V/CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1. Khám phá ………………………………………………………………20
2. Kết nối ………………………………………………………………….21
3. Thực hành - luyện tập …………………………………………………..22
4. Vận dụng ………………………………………………………………..23

VI. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………..24

GIÁO ÁN MINH HOẠ ………………………………................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….34


PHẦN MỘT: LỜI NÓI ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh một hành trang
vững chắc về các tri thức trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội, mà còn phải giúp các em hình thành một số kĩ năng cơ bản để thích
nghi được với cuộc sống bên ngoài khi các em bước ra khỏi ngôi trường
thân yêu. Giáo dục kĩ năng sống là một đề tài không mới. Hiện nay, trên thế
giới đã đưa giáo dục kĩ năng sống vào dạy cho học sinh các trường trung học
phổ thông dưới những hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, giáo dục kĩ năng
sống đã được tích hợp trong một số các môn học và hoạt động giáo dục có
tiềm năng trong trường phổ thông. Với đặc trưng của một môn học về khoa
học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học
sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các
loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết
về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người.Với
tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực
ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.
Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi
dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu
lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Là một giáo viên dạy ngữ văn, tôi muốn
thông qua những bài dạy của mình gợi nhắc một số kĩ năng cần thiết, khơi
gợi ở các em những tình cảm, ý thức tốt đẹp . Đó chính là lí do thôi thúc tôi
đến với đề tài “ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN HỌC NGỮ
VĂN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPH KIỆM TÂN”

II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người phải không ngừng phấn
đấu,không ngừng học hỏi và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Học
sinh trung học phổ thông đều ở lứa tuổi rất nhạy cảm với những tác dộng
bên ngoài. Bởi vậy khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường các em chịu ảnh
hưởng rất lớn từ bạn bè( thông qua quá trình giao tiếp ), chịu ảnh hưởng từ
thầy cô (thông qua các bài học trên lớp). Là những người theo đuổi sự
nghiệp trồng người, nếu có những tác động khéo léo, tế nhị và đúng mực thì


chính chúng ta sẽ ươm được những mầm nhân cách tốt đẹp cho học sinh của
mình. Bản thân tôi mong muốn qua bài nghiên cứu nhỏ này sẽ đóng góp một
chút ít kinh nghiệm về tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình
giảng dạy môn ngữ văn. Với hi vọng mô hình này sẽ được nhân rộng hơn
nữa để quá trình giảng dạy môn ngữ văn ngày càng có ý nghĩa thực tiễn, phù
hợp với đặc trưng là một môn học đi sâu vào giá trị nhân bản của con người.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện dề tài này tôi kết hợp các thao tác
-Thao tác phân tích
-Thao tác tổng hợp
-Thao tác đánh giá…
3. Giới hạn của đề tài
Trường Trung học phổ thông Kiệm Tân được thành lập mới chỉ hơn
mười năm. So với các trường lân cận, trường tôi còn chưa có nhiều bề dày
về mặt thành tích, trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Một khó khăn
nữa của trường là chất lượng đầu vào còn hạn chế, trình độ tiếp thu của học
sinh còn chậm. Đó là những thách thức rất lớn cho công tác giảng dạy của
đội ngũ giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng. Tôi chọn học sinh lớp
11 làm đối tượng cho bài nghiên cứu nhỏ của mình là có lí do riêng. Đây là

khối lớp giao thoa giữa lớp 10 và lớp 12, là những cô cậu học trò khồng còn
là trẻ con nhưng cũng chưa kịp trở thành người lớn. Giai đoạn này là bước
chuyển mình quan trọng để các em trang bị về kiến thức , kĩ năng để bước
vào một chặng đường khó khăn hơn ở khối lớp 12. Khi đó các em sẽ phô ra
hết tất cả những năng lực của bản thân trong các kì thi quyết định hướng đi
cho bản thân mình.
Vì vậy, mặc dù giáo dục kĩ năng sống là một phạm vi rất rộng. Nhưng
bài nghiên cứu nhỏ của tôi chỉ xin dừng lại ở phạm vi giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh khối 11 tại trường tôi đang công tác- trường THPT Kiệm Tân.


PHẦN II: NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG
1.Kỹ năng
Là năng lực để chúng ta làm một việc gì đó. Kỹ năng không tồn tại độc
lập. Nó là một hình thái của tư duy, của khái niệm. Hình thành khái niệm
phải đi đến kỹ năng . Khi khái niệm được chiếm lĩnh (chuyển vào trong
người học) thì chúng được biểu hiện ra bên ngoài bằng kỹ năng.
Vídụ : Việc giáo dục, đánh giá đạo đức của học sinh là rất quan trọng và
cũng vô cùng khó khăn. Kỹ năng chính là phương tiện để biểu hiện có đạo
đức hay không.
- Bạn yêu thương con của mình. Muốn biểu hiện tình cảm đó, ngoài lời nói,
bạn cần phải có những hành động chăm sóc, ánh mắt trìu mến,những cử chỉ
quan tâm...nghĩa là phải biểu hiện cụ thể bằng việc làm
2.Kỹ năng sống
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Kỹ năng sống :
-Theo tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) : Kỹ năng sống là “ khả năng có hành
vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi
hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
-Theo người Palestine “Kỹ năng sống là năng lực mà chúng ta cần để giải

quyết những vấn đề tồn tại của chúng ta, vượt qua áp lực, tìm kiếm sự thay
đổi tích cực và khuyến khích những điều tích cực hiện có nhằm mục đích cải
thiện tình huống của chúng ta và đạt được sự an ninh, hoà bình, hài hoà với
xã hội và với môi trường
-Theo từ điển Wikipedia “Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng của con
người có được qua việc học hoặc trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống dùng
để giải quyết những vấn đề mà con người thường phải đối mặt trong cuộc
sống hàng ngày”
Theo tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc ( UNESCO) :
Kỹ năng sống gắn liền với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết ngồm
các kĩ năng tư duy như: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định,
giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...Học để làm người gồm các kỹ
năng như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...
Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như:giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng đinh, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, Học để
làm gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kỹ năng dặt
mục tiêu, đảm bảo trách nhiệm....


II. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG?
1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục nước ta
- Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục cũng được Đảng xác định mang tính
toàn diện và lâu dài “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm
xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội , có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại; phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức
cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học
và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác

phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “chuyên” như lời căn
dặn của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây- Vì lợi ích trăm năm trồng
người”
- Bộ GD - ĐT ban hành “ Chuẩn kiến thức kỹ năng” là những yêu cầu cơ
bản phải đạt được về kiến thức, kỹ năng đối với từng bài dạy, từng môn học.
2. Những vấn đề đáng báo động trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Hiện nay, dư luận hết sức quan tâm và lo ngại về các biểu hiện lệch lạc,
thậm chí vi phạm pháp luật của học sinh ngày càng tăng:
- Học sinh hút thuốc lá, uống rượu, nghiện game, chat... trong khi không
phải các em không ý thức được sự nguy hại của những vấn đề đó. Nhiều khi
các em tham gia chỉ vì đua đòi, có khi không đủ khả năng để từ chối.
- Bạo lực học đường gia tăng : Theo thống kê của các Sở GD-ĐT trong năm
học 2009 – 2010 có 1600 vụ bạo lực học đường trong cả nước. Nguy hiểm
hơn, các học sinh khác có thái độ thờ ơ, vô cảm khi chứng kiến. Các em
không hề ngăn cản mà thậm chí còn cổ vũ. 28% các em lảng tránh câu hỏi :
Em làm gì khi bạn gặp khó khăn?
- Vi phạm pháp luật hình sự : Từ 2005 – 2008 có khoảng 8.000 trường hợp.
Trong đó đánh nhau, gây rối trật tự công cộng trên 2.000 vụ; 815 vụ tội
phạm ma tuý; 83 vụ giết người;1372 vụ cướp tài sản...
Tính từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2008 tại bệnh viện Trưng Vương
( TP.HCM) đã tiếp nhận tới 310 ca tự tử dưới 16 tuổi.
VD1: Chỉ vì hoảng sợ khi thấy em chơi cùng mình bị ngã gãy tay, cậu bé 14
tuổi đã treo cổ tự tử. Chưa rời ghế nhà trường mà nhiều cô bé đã thành bà
mẹ bất đắc dĩ. Thi trượt đại học, không ít học sinh bị trầm cảm, chán đời…


VD2: Nhiều HS tốt nghiệp Trung học, thậm chí Đại học vẫn còn lúng túng
khi viết đơn xin việc, không thể tự tin khi phát biểu trước đám đông, thiếu
kiến thức về giới tính, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, hoàn toàn thụ

động khi phải đương đầu với khó khăn... hầu hết các cơ quan doanh nghiệp
đều phải mất thời gian “đào tạo lại” để trang bị cho cán bộ nhân viên mới
những kỹ năng cơ bản nhất như làm việc theo nhóm, trình bày , bảo vệ ý
kiến trước tập thể, cởi mở và lịch sự khi tiếp xúc với đồng nghiệp hoặc
khách hàng (Báo Hà Nội mới)
3.Tình hình giáo dục kỹ năng sống tại một số nước trên thế giới:
Trên Thế giới hiện nay có 155 nước quan tâm giáo dục kỹ năng sống trong
đó 143 nước đưa vào chương trình chính khoá ở Tiểu học và Trung học.
VD1 : Học sinh tiểu học tại Hàn Quốc được học cách đối phó thích ứng với
các tai nạn như động đất, thiên tai.
VD2: Phần Lan là nước có nền giáo dục phát triển cao, từ lâu đã có 3 đội
ngũ giáo viên chuyên biệt là: giáo viên dạy chuyên môn, giáo viên tư vấn và
giáo viên dạy các học sinh yếu kém.
VD3:Ở Nhật Bản, trẻ con còn học mẫu giáo đã được về nông thôn thu hoạch
hoa màu cùng các bác nông dân, học cấp I thì được thực tập làm một số
công việc như rửa bát tại quán ăn, bán hàng… chính nhờ thế mà cháu hiểu
được sự vất vả của mỗi nghề nghiệp, từ đó biết tiết kiệm hạt thóc hạt gạo,
biết phấn đấu vươn lên, và có những kiến thức nông nghiệp nhất định. Trong
khi học sinh của ta ở các thành phố lớn, có bạn học cấp I không thể tả được
cây hoa hồng vì mới chỉ nhìn thấy bông hồng cắm trong lọ hoa ở nhà, có bạn
học đến cấp II vẫn chưa phân biệt được ngan với vịt, học đến cấp III thậm
chí đại học vẫn còn chưa hiểu hết về chính cơ thể mình, về sức khỏe sinh
sản, và nhiều cô dâu khi bước chân về nhà chồng hoàn toàn ngờ nghệch
trước các việc nội trợ giản đơn…
VD4: Bức thư của Tổng thống Mỹ gửi thầy Hiệu trưởng ngôi trường nơi
con trai ông đang theo học
“Kính gửi Thầy
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi
người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thầy hãy
dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó

sẽ có một người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ ta sẽ có một nhà
lãnh đạo tận tâm.
Xin thầy hãy dạy cháu biết cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại tìm thấy một
người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy
dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của


mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng
niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu
biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng
những kẻ hay bắt nạt người khác nhất là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách nhưng cũng cho cháu
có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thủa của cuộc sống: đàn
chim tung cánh bay trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những
bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng thà bị điểm kém còn hơn gian lận
trong thi cử. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản
thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn
sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã,
và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không
chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.Xin hãy dạy
cho cháu biết, phải lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin thầy dạy
cho cháu biết cần phải sàng lọc lấy những gì tốt đẹp...Xin hãy dạy cho cháu
biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có
sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế diễu
những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá
cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn

mình.
Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào
thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử với cháu nhẹ nhàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu,
bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên một con người cứng
rắn.
Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai trái, và
giúp cho cháu có đủ sự bền chí để là người dũng cảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng, cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào
bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố
gắng hết sức mình, nếu được vậy con trai tôi quả là một cậu bé hạnh phúc
và may mắn!”
Trên là những dẫn chứng tại một số nước phát triển trên thế giới về
đào tạo học sinh trong đó chú trọng đến việc dạy kỹ năng sống cho các em.


Với cách giáo dục này, ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà tường học sinh đã có
thể tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để kịp thời ứng phó với
những diễn biến bất thường trong cuộc sống.
4. Một số kỹ năng sống cơ bản, cần thiết :
4. 1. Kỹ năng tự nhận thức :
-Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở
trường, điểm yếu, ý thức được mình đang làm gì.
-Tác dụng : Giao tiếp, ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm
thông với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân.
VD :
-Hiểu bản thân mình học tập ở trình độ nào để có thể chọn trường thi
cho phù hợp.
- Hiểu bản thân hạn chế về khả năng nói trước đám động nên có thể

thông cảm với người phát biểu trước hội nghị cũng có những lúng túng, hồi
hộp...
4. 2. Kỹ năng xác định giá trị bản thân
- Giá trị là những gì con người cho là quan trọng ( Về vật chất, tinh
thần) KN xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của
bản thân mình
- Tác dụng : Tôn trọng giá trị của mọi người; có quyết định đúng đắn
phù hợp với bản thân.
VD : Xác định rõ giá trị của bản thân mình nói riêng và nhà giáo nói chung
là danh dự, đạo đức nên có quyết định đúng đắn không làm những việc có
thể mang lại giá trị vật chất nhưng ảnh hưởng đến nhân cách người thầy.
4. 3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc:
Trong một tình huống cụ thể, con người hiểu được cảm xúc của mình,
ảnh hưởng ( tốt hoặc xấu) với bản thân và người khác, biết điều chỉnh và thể
hiện một cách phù hợp
Tác dụng : Giảm căng thẳng; nâng cao hiệu quả giao tiếp, tránh hình
thành mâu thuẫn; ra quyết định sáng suốt
VD : Cha ông ta thường dạy
“ Đừng ăn thoả đói, đứng nói hả giận”
“ Cả giận mất khôn”
4. 4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng:


- Là khả năng con ngời bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống
căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó
tích cực khi bị căng thẳng.
- Tác dụng :
+ Biết suy nghĩ và ứng phó tích cực khi căng thẳng
+ Duy trì cân bằng, không làm tổn hại sức khoẻ và tinh thần.
+ Xây dựng mói quan hệ tốt đẹp với ngời xung quanh.

4.5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:
-Là khả năng nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải
quyết với thái độ tích cực không dúng bạo lực, thoả mãn nhu cầu và quyền
lợi các bên một cách hoà bình.
4. 6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
-Là có niềm tin vào bản thân, cảm thấy mình là người có ích, có đủ khả
năng để hoàn thành nhiệm vụ...
-Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, mạnh mẽ, quyết đoán trong
giải quyết vấn đề, lạc quan trong cuộc sống.
VD : học sinh tự tin thuyết trình trước lớp về một chủ đề nào đó. Chẳng hạn
trình bày suy ngĩ về thực trạng hút thuốc lá, về tình mẫu tử sau khi học đoạn
tríc “ Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ- Vũ Trọng phụng)
4. 7. Kỹ năng giao tiếp:
- Bày tỏ ý kiến bản thân
- Biết lắng nghe ý kiến người khác cả khi bất đồng quan điểm.
-Tác dụng : Đánh giá tình huống giao tiếp, điều chỉnh cách giao tiếp cho
phù hợp, hiệu quả...giúp chúng ta có mói quan hệ tích cực với ngời khác ( kể
cả khi cần kết thúc mối quan hệ)
4. 8. Kỹ năng lắng nghe tích cực:
-Thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến của người khác, có đối đáp hợp
lý trong giao tiếp.
-Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn hài
hoà.
4. 9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông:
-Là khả năng hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh người khác, hiểu
và chấp nhận, cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ


-Tác dụng : Tăng hiệu quả giao tiếp, cải thiện quan hệ, khuyến khích
thái độ quan tâm và hành vi thân thiện gần gũi giữa những người cần sự giúp

đỡ.
VD : +Giáo viên hiểu và thông cảm với những khuyết điểm của lứa tuổi học
trò.
+Học sinh biết cảm thông với những ngưòi bạn có hoàn cảnh khó khăn
4. 10. Kỹ năng thương lượng:
-Là khả năng trình bày trình bày suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về
một vấn đề nào đó.
-Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn hài
hoà.
VD: Trong quá trình thảo luận về một nội dung nào đó học sinh biết cách
đưa ra một ý kiến thống nhất căn cứ vào những ý kiến trái chiều.
4. 11. Kỹ năng hợp tác:
-Là khả năng biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cúng làm việc có hiệu
quả với các thành viên trong nhóm.
-Tác dụng :
+Giúp cá nhân sống hài hoà, tránh xung đột với người khác.
+ Bổ sung, tạo nên sức mạnh đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc
chung.
VD: Học sinh bết cách phân chia công việc trong những trường hợp lớp
tham gia hội trại, hay tham gia những hoạt động nào đó do nhà trường tổ
chức
4. 12. Kỹ năng tư duy phê phán:
Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện vấn đề... giúp
con người đưa ra những quyết định và hành động phù hợp.
4. 13. Kỹ năng tư duy sáng tạo:
Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một ý tưởng mới...giúp
con người tư duy năng động hơn, ứng phó linh hoạt với các tình huống bất
ngờ xảy ra.
4. 14. Kỹ năng ra quyết định:
-Là khả năng biết quyết định lựa chọn phơng án tối ưu để giải quyết vấn đề

gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.


-Tác dụng : Giúp con người có lựa chọn phù hợp và kịp thời , mang lại thành
công trong cuộc sống.
4. 15. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
-Là khả năng con ngời biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành
động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống
4. 16. Kỹ năng kiên định:
Là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do
dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước
cần thiết đểđạt được những điều mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể,
dung hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người
khác.
4. 17. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia
sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
4. 18. Kỹ năng đặt mục tiêu
- Là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc
sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó
- Kĩ năng này giúp ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả năng
thực hiện mục tiêu của mình
4. 19. Kỹ năng quản lý thời gian
Là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên,
biết tập trung vào giả quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất
định.
4. 20. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Là kỹ năng xử lí thong tin một cách đầy đủ, khách quan, chính xác,
kịp thời.
- Các kỹ năng sống song hành với kỹ năng học tập như : viết, đọc, tính

toán...
- Các kỹ năng sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách
rời
VD : Khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, có nhiều ý kiến khác nhau về câu thơ
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ” và câu “ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.


Bằng cảm nhận của mình, học sinh phải giải thích và đưa ra được một cách
hiểu hợp lí nhất.
4.21. Kỹ năng xác định giá trị:
- Là khả năng con người hiểu rõ được những giá tri của bản thân mình
- Kỹ năng này giúp ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận người
khác có những giá trị và niềm tin khác
VD: Học sinh không khinh thường những những bác lao công, không dè bĩu
những kẻ ăn xin trên đường…Không khinh thường những người nghèo khổ
hơn mình…
III. MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:
1. Quan điểm giáo dục kỹ năng sống qua môn Ngữ văn
- Bám sát những mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo
mạch kiến thức kỹ năng của giờ dạy Ngữ văn.
-Tiếp cận giáo dục kỹ năng sống theo hai cách: nội dung và phương
pháp dạy học, trong đó nhấn mạnh đến cách tiếp cận phương pháp. Nghĩa là
thông qua nội dung và phương pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học bộ môn.
Vídụ 1: Truyện Chữ người tử tù:
Qua câu chuyện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống như:
+Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cuộc gặp gỡ giữa quản ngục
và Huấn Cao ở chốn lao tù, về phong cách thể hiện của Nguyễn Tuân trong
tác phẩm.
+Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng Huấn

Cao- khí phách tài hoa và thiên lương thể hiện đậm nét trong cảnh cho chữ
“Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, về quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn
Tuân.
Ví dụ 2: Truyện ngắn “Chí Phèo”:
Qua câu chuyện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống như:


+ Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Qua tác phẩm học sinh học được cách
chia sẻ, cảm thông cho số phận bất hạnh của nhân vật Chí Phèo nói riêng và
những con người nhỏ bé trong xã hội cũ nói chung
+Kỹ năng tư duy sáng tạo: Học sinh biết cách phân tích, bình luận về cá
tính sắc nét, về bản chất của dời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo. Về
phong cách nghẹ thuật của Nam Cao.
- Đưa những nội dung GD tiêu biểu cho các dạng bài học, bên cạnh đó có
“độ mở” tạo điều kiện cho GV có thể phát huy tính linh hoạt trong việc vận
dụng các tình huống GD.
- Giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là
giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không
gượng ép.
2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn
2.1.Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ
thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu
biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm,
đoạn trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến
thức về lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng
Việt, các phong cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là
văn bản nghị luận...
- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử dụng tiếng
Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp nhận

văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành
ứng dụng.
- Bồi dưỡng cho hoc sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu
gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí


tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng,
phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
2.2.Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT thông qua các giờ
học Ngữ văn theo phương pháp tích cực
-Về kiến thức:
+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các
giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung,
khắc sâu kiến thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân,
gia đình, nhà trường và xã hội, về định hướng nghề nghiệp.
+ Nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng sống giúp cho bản thân
sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác.
+ Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kỹ năng
sống
-Về kĩ năng:
+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt,
hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
+ Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng
đắn trong cuộc sống.
+ Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác
trước những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ
nạn xã hội, HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp HS
phòng ngừa những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.

-Về thái độ:


+ Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã rèn
luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNS đó.
+ Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối
sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng.
+ Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội; có ý thức định hướng nghề nghiệp.
2.3.Cấu trúc bài soạn
A.Mục tiêu bài học:
-Kiến thức:
-Kỹ năng: + Kỹ năng chuyên môn:
+ Kỹ năng sống:
-Thái độ:
B.Cách thức tiến hành: Đây là bước gíao viên lựa chọn các phương pháp, kĩ
thuật day học tích cực có thể sử dụng trong quá trình dạy.
C. Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, đồ dùng phục vụ giảng dạy (máy
chiếu, bảng phụ, phiếu học tập,..)
D.Tiến trình dạy học:
3. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn được tiếp cận qua hai
phương diện
3.1. Nội dung các bài học: Nhiều bài học giúp HS nhận thức được giá trị
trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có VH trong các tình
huống giao tiếp.
3.2. Phương pháp triển khai các nội dung bài học: 6 phương pháp dạy học
tích cực và 19 kỹ thuật dạy kỹ năng sống (tr 27 – 35 tài liệu “Giáo dục KNS
trong môn Ngữ văn)



3. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn ngữ văn được tiếp cận qua hai
phương diện
IV/ MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
MÔN NGỮ VĂN:
1.Kỹ năng bày tỏ sự cảm thông:
VD: Qua truyện ngắn “Hai đưa trẻ” giáo viên có thể giúp học sinh nhận
biết và thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo
khổ, quẩn quanh, cảm thông, trân trọng ước mong của họ về một cuộc sống
tươi sáng hơn.
2.Kỹ năng tự nhận thức:
-VD1: Bài “Hạnh phúc của một tang gia” giáo viên giúp học sinh thấy
được bản chất xấu xa của xã hội tư sản thành thị đương thời.Ở đó mọi giá trị
về đạo đức, luân lí đều bị chà đạp. Nhận ra bản chất xấu xa ấy các em sẽ tự
biết đào thải điều đó trong suy nghĩ, tâm hồn của mình.
-VD2: Bài “Vội vàng” của Xuân Diệu: Giúp học sinh nhận thức về mục
đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân. Các em sẽ nhận ra quỹ thời gian
của cuộc đời không phải là vô biên, nhận ra cuộc sống này thật sự có ý nghĩa
và bản thân mỗi người cần phải nỗ lực hết mình để đạt được mục đích mình
đặt ra trong cuộc sống.
3. Kỹ năng giao tiếp:
-VD1: Bài “phỏng vấn và trả lời phỏng vấn sẽ rèn cho học sinh kỹ năng giao
tiếp với đối phương trên những hoàn cảnh giả định mà các em tự đặt ra.
-VD2: Bài “Nghĩa của câu” Rèn cho học sinh kỹ năng chọn lựa các thành
phần nghĩa phù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh và tình huống giao tiêp
Chẳng hạn như: Khi nói chuyện với người khác, muốn bày tỏ tình cảm, thái
độ với người nghe, các em sẽ biết dùng kèm theo những từ ngữ tình thái.
Ví dụ:
Câu 1: Mẹ mệt à? ->Thái độ lạnh lùng
Câu 2: Mẹ mệt lắm phải không ạ? -> thái độ quan tâm, yêu thương.
Thay vì chọn câu 1, các em sẽ biết chọn câu 2 để bày tỏ tình cảm quan tâm

của mình đối với mẹ.
4. Kỹ năng xác định giá trị:
VD1: Bài “Tôi yêu em”: Xác định được cái đích của tình yêu chân chính.
Tình yêu không phải là sự sở hữu và chiếm đoạt. Mà tình yêu “là niềm say


mê đem lại hạnh phúc cho người khác: (Sile). Bài thơ dạy cho học sinh biết
yêu một cách cao thượng.
5. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:
-VD1: Trong tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, nhân vật Vũ Như
Tô cho đến cuối cùng vẫn không hiểu vì sao mình lại bị nhân dân oán hận,
tại sao ai cũng muốn phá huỷ Cửu Trùng đài. Có một sự thực mà Như Tô
không hiểu, đó là trong khi theo đuổi lí tưởng về nghệ thuật ông đã quên đi
lợi ích của nhân dân, những người mà bản thân ông đã từng hết mực yêu
thương.
-> Bài học về Vũ Như Tô giúp học sinh có thể nhận ra một điều: Muồn
thành công chúng ta cần biết điều hoà những mâu thuẫn, giải quyết được
những mặt trái ngược của cùng một vấn đề.
-VD2: Học xong bài “Chí Phèo” học sinh hỏi: Cuối tác phẩm Chí Phèo
đâm chết Bá Kiến để trả thù. Vậy trong xã hội bây giờ, nếu ai có thù oán với
ta, ta có thể tự xử theo cách của mình không?
-> Giáo viên định hướng phân tích bản chất của hai sự việc, chỉ ra chỗ nào
đúng, chỗ nào sai. Từ đó giúp học sinh rút ra bài học về sự xử lí khi có mâu
thuẫn
6. kỹ năng ra quyết định: Thường được giáo dục trong hầu hết các bài
Tiếng Việt và Tập làm văn: VD: lựa chọn từ ngữ điền vào chỗ trống…
V/CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1. Khám phá:
1.1 Mục đích: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về
những khái niệm, kỹ năng, kiến thức...sẽ được học

- Giúp giáo viên đánh giá thực trạng (Kiến thức, kỹ năng...) của học sinh
trước khi giới thiệu vấn đề mới
1.2 Quá trình thực hiện: Giáo viên cùng học sinh thiết kế hoạt động (có
tính chất trải nghiệm); đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên
quan đến bài học mới. giáo viên giúp học sinh phân tích các hiểu biết hoặc
trải nghiệm .
1.3 Vai trò của giáo viên và học sinh:
-Giáo viên lập kế hoạch , nêu vấn đề
-Học sinh trao đổi chia sẻ....
1.4 Một số kỹ thuật dạy học: Động não, thảo luận, chơi trò chơi....


Ví dụ:
Cho bảng sau:
A
a. Xuân Diệu
b. Tố Hữu
c. Puskin
d.Nam Cao

B
a. Một nhà thơ Mới được nhận xét là
một hồn thơ “thiết tha, rạo rực, băn
khoăn”
b. Một nhà thơ được mệnh danh là “
Cánh chim đầu đàn của thơ ca cách
mạng Việt Nam”
c. Nhà văn hiện thực xuất sắc, viết
nhiều về đề tài nông dân, trong đó đề
cập đến quá trình lưu manh hoá của

họ.
d. Người được mệnh danh là “Mặt
trời của thi ca Nga”

Hãy nối cột A và B để được một đáp án đúng
2. Kết nối:
2.1 Mục đích: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc
tạo cầu nối liên kết giữa cái “Đã biết” và “Chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối
kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới
2.2 Quá trình thực hiện:
Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã
chia sẻ ở phần trước.
bước 1; hướng dẫnộhc sinh tìm hiểu kiến thức và kỹ năng mới
- Đọc văn: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Tìm hiểu chung
về tác giả tác phẩm, nhan đề thể loại, bố cục của văn bản...Tìm hiểu chi tiết
những nét đặc sắc về nội dung của văn bản. Tổng kết
- Tiếng Việt và tập làm văn: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
2.3 Vai trò của giáo viên- học sinh
- Giáo viên là người hướng dẫn
- Học sinh: Người phản hồi trình bày quan điểm
2.4 Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, thảo luận, trình bày, khách mời, đóng vai,
sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng...


Ví dụ: Giáo viên cho học sinh kết nối hiểu biết về thực trạng của nông
thôn Việt Nam trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm đã học hồi cấp
II như: Lão Hạc, Chị Dậu…Để từ đó liên hệ, đối chiếu với số phận của nhân
vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao
3. Thực hành - luyện tập
3.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và

kỹ năng mới vào một hoàn cảnh có ý nghĩa. Định hướng để học sinh thực
hành đúng cách. Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.
3.2 Quá trình thực hiện: Giáo viên chuẩn bị hoạt động yêu cầu học sinh sử
dụng kiến thức và kỹ năng mới.
Học sinh làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
Giáo viên giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết,giáo viên
khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh
hội được.
3.3 Vai trò của Giáo viên- học sinh :
-Giáo viên :Người hướng dẫn, người hỗ trợ:
-Học sinh : Người thực hiện, người khám phá
3.4 Kỹ thuật dạy học: Viết đoạn văn, mô phỏng hỏi đáp, trò chơi, thảo
luận...
Ví dụ: Em hãy viết cảm nghĩ của mình về câu chuyện sau:
Khát vọng của nàng Violet
Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát
hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng
cả khu vườn, nàng Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé. Nàng than thở : " So
với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình đuợc
làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát
mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi".
Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa bé nhỏ :
- Chuyện gì xãy ra với con vậy ?
Nàng Violet cất giọng tha thiết :
- Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến
con thành Hoa Hồng !
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa :
- Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không ? Một ngày nào đó con sẽ hối
hận đấy.



Nhưng Violet vẫn một mực nài nĩ. Động lòng trước khát khao của nàng,
cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân
Violet, và ngay lập tức Violet biến thành một cây hoa hồng xinh tươi, kiêu
hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Một hôm, Giông Bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây,làm bật
gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão, trừ
những lòai hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet.
Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa
bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng - là Violet ngày nào - thương xót :
- Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho mong muốn nhất thời của
mình đấy !
Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, hoa lá tả tơi, cố
gắng dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào :
-Tôi chưa bao giờ biết sợ Giông Bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã
có những lúc tôi cảm thấy thoãi mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi
như vậy tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không
muốn sống một cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ
sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm
nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì
đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa
Hồng đích thực, đã ngẫng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe đuợc lời thì thầm
của chị gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo
của Thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã
được đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện đuợc ứơc mơ của
mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.
Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa lại và trút hơi thở cuối
cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi…
4. Vận dụng

4.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến
thức và kỹ năng có được vào các tình huống mới
4.2 Quá trình thực hiện: Giáo viên lập kế hoạch các hoạt động đối với lĩnh
vực học tập đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. Học sinh
làm việc để hoàn thành nhiệm vụ
4.3 Vai trò của giáo viên và học sinh
- Giáo viên :Người hướng dẫn - đánh giá
- Học sinh: Người lập kế hoạch, người sáng tạo, người giải thích vấn đề,
người trình bày


4.4 Kỹ thuật dạy học: Viết sáng tạo, Kỹ thuật trắc nghiệm, trình bày một
phút...
Lưu ý: Có thể vận dụng trong giờ học, ngoài giờ học, sinh hoạt tập thể, ở
bước luyện tập hoặc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Ví dụ: Dạy xong bài “ Luyện tập thao tác lập luận bình luận”, giáo viên cho
học sinh làm bài tập sau:
Bức thư của tổng thống Mĩ gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình có viết
“xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn khi gian
lận trong khi thi”
Từ ý kiến trên,anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ về đức tính trung thực trong
thi cử và cuộc sống.
Chú ý: Với đề bài này học sinh sẽ vận dụng phương pháp viết sáng tạo
VI. KẾT LUẬN
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong quá trình dạy học nói chung
và dạy môn ngữ văn nói riêng là một phương pháp có thể đem lại hiệu quả
cao trong giáo dục. Nó không những giúp các em liên hệ được kiến thức
trong bài học với hiện thực đời sống mà còn giúp các em hình thành và củng
cố những kỹ năng sống cơ bản. Những kỹ năng sống đó sẽ theo các em đi
suốt cuộc đời. Là hành trang tinh thần đầu tiên để mỗi em vững tin đi vào

cuộc sống vốn dĩ đầy phức tạp, xô bồ.
Tuy nhiên, để vận dụng tốt và rộng rãi phương pháp này vào dạy học thì
bản thân mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức, sáng tạo trong lao động, tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc. Đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập
trau dồi năng lực tư duy, nắm vững lí luận, thường xuyên rèn luyện nghiệp
vụ và hành động của mình trước khi giáo dục học sinh.
Với kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian giảng dạy chưa nhiều nên tôi
chỉ nêu ra đây một phương pháp dạy - học mà bản thân tôi thấy tâm đắc nhất
góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Với phương pháp
này tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên có thể vận
dụng vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho các em.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, những vấn đề mà tôi đưa ra
còn nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý
báu của quý thầy cô, đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy
và học môn ngữ văn trong trường học.
VII. KIẾN NGHỊ
“ Văn học là nhân học” (Mgorki), tất cả mọi người đều thừa nhận vai trò
quan trọng của bộ môn này trong giáo dục. Tuy nhiên, trong thời kì kinh tế


thị trường hiện nay, cộng với những định hướng về nghề nghiệp làm cho
môn ngữ văn không còn sức hút và hứng thú nhiều đối với học sinh. Thiết
nghĩ ngoài trách nhiệm của giáo viên bộ môn, các cấp, các nghành có liên
quan cũng cần phải có những tác động và phối hợp kịp thời. Vì vậy tôi có
một vài kiến nghị sau đây:
- Sở giáo dục- đào tạo cần có những quy định thiết thực để nâng cao tầm
quan trọng của bộ môn ngữ văn trong nhà trường.
-Nhà trường cần trang bị đầy đủ tranh ảnh minh hoạ cho các bài dạy
thêm sinh động, thu hút hứng thú của học sinh
-Trong thư viện nhà trường cần có thêm nhiều cuốn sách dạy kỹ năng

sống: kỹ năng giao tiếp đẹp lòng người, kĩ năng ứng xử, kĩ năng đối phó với
nguy hiểm: bị tấn công, bị rắn cắn, sơ cứu người chêt đuối…


×