Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nên làm gì trong tháng cô hồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.65 KB, 5 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những điều nên làm trong tháng cô hồn
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, ngày ma quỷ được tự do về dương thế.
Vì vậy bạn nên biết những kiêng kỵ trong tháng cô hồn và những điều nên làm tháng cô
hồn.

Vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?
Theo quan niệm dân gian
Người Việt quan niệm, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai
kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Việc
cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn có
một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn
hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì
trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực,
đau đớn…
Rằm tháng 7 Âm lịch thường được dân gian gọi là tháng cô hồn
Theo quan niệm Đạo giáo
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết
dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến
rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta
quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho
chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô
hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài
một tháng.


Theo quan niệm Phật giáo
Trong kinh Phật có một câu chuyện liên quan đến tháng cô hồn. Tương truyền, một đại đệ
tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy thì thấy một con ngạ
quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A
Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: “Nếu
muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng
dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được
tăng thọ”. Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú
đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành
xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những
người đã khuất, dù trước kia họ có làm chuyện sai trái cũng được tha thứ, mở lòng từ
bi…
13 điều nên làm trong tháng cô hồn
1. Cúng vào bất kỳ ngày nào trong tháng
Bạn có thể làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng. Nhưng nếu vào ngày
mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành chính mình. Các gia đình thường
cúng nhiều đồ trong tháng cô hồn

2. Thăm mộ người thân
Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa
chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Vì trong tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người
Âm. Đây cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất.
3. Lưu ý có người giật đồ cúng
Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người
tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi

tay. Nếu bạn giật lại thì hậu quả nhận được là những điều tệ hại. Nếu khi bạn chưa làm lễ
cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

4. Hạn chế sát sinh động vật
Trong ngày này bạn nên hạn chế sát sinh các con vật. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu
sát sinh nhiều trong tháng này bạn có thể bị quỷ quấy nhiễu.
5. Cúng xe ô tô
Trong ngày rằm tháng 7 bạn nên cúng xe ô tô dù có kinh doanh hay không kinh doanh.
Điều này có ý nghĩa cầu mong việc đi lại của bạn sẽ gặp nhiều bình an và may mắn.
6. Nên ăn chay
Vào ngày rằm tháng 7 bạn nên ăn chay để tránh điềm dữ. Bởi trong tháng cô hồn bạn nên
hạn chế sát sinh các động vật để tâm hồn mình được thanh thản.

7. Làm điều phúc
Tháng cô hồn là tháng mà bạn nên làm nhiều điều phúc. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế
những điều không may, không sợ quỷ đói quấy nhiễu. Trong tháng cô hồn, bạn nên giữ
tâm trong sạch, đi chùa cầu bình an
8. Tụng kinh
Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng).
9. Ăn nói nhã nhặn
Tháng cô hồn bạn cần nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay trong bạn bè đối tác
để tránh xích mích có thể xảy ra.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

10. Tránh xung đột

Bạn tuyệt đối cần nên tránh xa các cuộc xung đột. Các cuộc xung đột sẽ khiến tâm của
bạn không được tịnh, dễ sa vào tham...có cuộc xung đột có thể ảnh hưởng tới tính mạng
của bạn.
11. Cứu người gặp nguy cấp
Bạn nên cứu người khi gặp nguy cấp. Việc cứu người khi gặp nguy cấp là việc nên làm
trong bất kỳ thời điểm nào nhưng nó càng có ý nghĩa hơn vào tháng 7.
12. Nên đi chùa

Vào ngày rằm tháng 7 bạn nên dành thời gian để đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức
khỏe, cầu siêu…mong một tháng bình yên và có được sự may mắn hơn cho mình.
13. Dùng bột trừ tà
Khi các bạn cúng cô hồn xong thì 1 ngày sau đó hoặc cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma
tiêu khử, tránh trường hợp các âm hương linh phảng phất vào nhà mình tụ ở lại. Đồng
thời vào đầu tháng 8 âm lịch thì nên dùng bột tẩy uế mà tẩy hoàn toàn trong căn nhà mình
để có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.



×