Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

lịch sử và huyền thoại trong “trăm năm cô đơn” của gabriel garcía márquez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.42 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Quỳnh Trang

LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI
TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”
CỦA GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Quỳnh Trang

LỊCH SỬ VÀ HUYỀN THOẠI
TRONG “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”
CỦA GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐÀO NGỌC CHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, PGS.TS Đào Ngọc Chương
Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài
Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh
Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Gia đình và bạn bè
đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
TPHCM, ngày 29 tháng 2 năm 2012
Người viết luận văn

Lê Thị Quỳnh Trang
Lớp Cao học Văn học Nước ngoài khóa 20


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố
ở các công trình khác.
Người viết luận văn


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5
3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn ...........................................16

6. Bố cục của luận văn .........................................................................................16
CHƯƠNG 1: TỪ LỊCH SỬ COLOMBIA ĐẾN HIỆN THỰC TRONG
“TRĂM NĂM CÔ ĐƠN” ................................................................................17
1.1 G.G Márquez và những ám ảnh lịch sử, văn hóa ........................................17
1.1.1 Thời thơ ấu – môi trường văn hóa của G.G Márquez ...................................17
1.1.2 Ảnh hưởng của lịch sử Colombia đối với sự nghiệp sáng tác của G.G
Márquez. ...................................................................................................................22
1.2 Sự thành lập quốc gia .....................................................................................26
1.2.1 Thời kì thuộc địa .............................................................................................26
1.2.2 Thời kì hậu thuộc địa ......................................................................................34
1.3 Những biến động lịch sử đầy bạo lực và đẫm máu .....................................37
1.3.1 Cuộc nội chiến kéo dài ....................................................................................37
1.3.2 Vụ thảm sát công nhân đồn điền chuối .........................................................42
CHƯƠNG 2 : LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐỒNG VỌNG HUYỀN THOẠI ...45
2.1 Giới thuyết khái niệm ......................................................................................45
2.1.1 Huyền thoại ....................................................................................................45
2.1.2 Cổ mẫu .............................................................................................................49
2.2 Huyền thoại và cổ mẫu với tư cách là motif trong “Trăm năm cô đơn” .....55
2.2.1 Huyền thoại về đại hồng thủy .........................................................................55


2.2.2 Huyền thoại về nàng Penelop ........................................................................61
2.2.3 Huyền thoại với motif loạn luân....................................................................66
2.2.4 Cổ mẫu Hành trình (huyền thoại với motif sự ra đi và trở về của người anh
hùng) ......................................................................................................................73
CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHÚC XẠ QUA BIỂU TƯỢNG, CỔ
MẪU...................................................................................................................80
3.1 Biểu tượng ..........................................................................................................80
3.1.1 Phân biệt biểu tượng và cổ mẫu .....................................................................80
3.1.2 Biểu tượng trong “Trăm năm cô đơn” – thông điệp lịch sử .........................83

3.1.2.1 Ngôi làng Macondo ......................................................................83
3.1.2.2 Gia đình Buendía .........................................................................87
3.2 Cổ mẫu và ý nghĩa mang tính lịch sử ..............................................................91
3.2.1 Màu vàng .........................................................................................................91
3.2.2 Người Mẹ vĩ đại ..............................................................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................114


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Mĩ Latin là địa hạt còn khá mới mẻ đối với độc giả Việt Nam. Khi
nhắc đến châu lục này, người ta sẽ nhớ ngay đến miền đất của những siêu sao bóng
đá, quê hương của vũ điệu samba nóng bỏng hay hương vị cà phê tuyệt đỉnh hơn là
một nền văn học thuộc loại ưu việt trên thế giới. Đó là một nền văn học còn rất trẻ,
bao gồm văn học dân tộc các nước nói tiếng Tây Ban Nha và Brazil nói tiếng Bồ
Đào Nha ở châu Mĩ. Đến thế kỷ XV nó mới ra đời và mãi cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Nhưng bằng nội lực sẵn có và sức trẻ
dồi dào, văn học Mĩ Latin đã thể hiện sự phong phú về chủ đề, hình thức và phong
cách. Nền văn học này được biết đến như là cái nôi của chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo với cuộc bùng nổ vào những năm 60 của thế kỷ XX. Để đạt được những thành
tựu rực rỡ đó phải kể đến sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng, trong đó có G.G
Márquez.
Gabriel García Márquez là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ông sinh ra và trưởng thành ở giai đoạn lịch sử nóng
bỏng và căng thẳng nhất của Colombia. Những ám ảnh lịch sử về một đất nước bị
chia rẽ sâu sắc, đầy bạo lực đã hằn in vào tâm trí của nhà văn yêu nước. Là một
người có cá tính mạnh mẽ, tự do, nhân bản và biết chiến đấu đến cùng cho lý tưởng
của mình, G.G Márquez đã vận dụng giai đoạn lịch sử ấy như là tư liệu đặc sắc và
chân thực cho những sáng tác của ông. Bởi vậy, trong tác phẩm của G.G Márquez,

khuất lấp đằng sau vẻ kì bí, hoang đường của yếu tố siêu nhiên, huyền thoại luôn
nổi lên những sự kiện lịch sử chân thực của đất nước, con người Colombia và các
vấn đề của thời đại. Sự kết hợp đó tạo nên nét độc đáo riêng biệt không thể phủ
nhận cho những trang viết của nhà văn thiên tài. Dấu ấn này thể hiện rõ trong cuốn
tiểu thuyết lừng danh “Trăm năm cô đơn” – tác phẩm được đánh giá là đại diện xuất
sắc của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. “Trăm năm cô đơn” được viết chính thức
trong hai năm nhưng theo lời nhà văn thì nó đã được “hoài thai” gần hai mươi năm
và những sáng tác đầu tay của ông chính là “bản thảo” của tác phẩm kinh điển này.


Thực vậy, “Trăm năm cô đơn” ngay từ khi ra đời đã trở thành một hiện tượng vang
dội trên văn đàn thế giới và khởi đầu cho sự trỗi dậy của cả nền văn học Mĩ Latin.
Nó được đánh giá cao vì nghệ thuật viết truyện độc đáo cùng nội dung mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. G.G Márquez đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của
dòng văn học chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để không chỉ xây dựng nên ngôi làng
Macondo huyền thoại cùng bi kịch của dòng họ Buendía mà còn từ những góc độ
khác nhau, phản ánh hiện thực xã hội và diễn biến lịch sử của Colombia cũng như
toàn bộ Mĩ Latin. Vì vậy, hai bình diện lịch sử và huyền thoại có sự gắn kết không
thể tách rời nhau trong “Trăm năm cô đơn”. Nếu G.G. Márquez từng phát biểu
“Trên thực tế mỗi người chỉ viết một cuốn sách…” thì “Trăm năm cô đơn” xứng
đáng là cuốn sách của cuộc đời ông. Chính tiểu thuyết này đã mang lại cho Gabriel
García Márquez giải thưởng Nobel Văn học danh giá năm 1982. Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được quan niệm như là khuynh hướng
lý giải những quá trình xã hội, hiện thực, lịch sử dưới hình thức huyền thoại. Bởi
vậy, khi tiếp cận một tác phẩm của dòng văn học này như “Trăm năm cô đơn” cần
phải thâm nhập vào nội dung lịch sử của nó được bao bọc dưới lớp vỏ huyền thoại.
Và vấn đề đặt ra là phải nhận diện cho được những sự kiện lịch sử về xã hội, con
người của đất nước Colombia và các vấn đề của thời đại mà nhà văn đã đưa vào tác
phẩm nhưng còn phủ sâu dưới lớp mây mờ của những yếu tố huyền thoại cùng hệ
thống biểu tượng thì mới có thể hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm. Chính điều này

khiến cho “Trăm năm cô đơn” trở thành một tác phẩm không dễ đọc cũng không dễ
hiểu với những ai muốn khám phá tầng ý nghĩa ẩn chứa đằng sau câu chữ.
Hơn nữa, G.G Márquez – nhà văn được đánh giá là nhân vật vĩ đại, góp
phần hình thành nên làn sóng Mĩ Latin trong văn học với khả năng tác động mạnh
mẽ đến cả thế giới thì tìm hiểu tác phẩm và tư tưởng của ông sẽ góp phần quan
trọng trong quá trình tiếp cận nền văn học đương đại. Và ở Việt Nam hiện nay, tác
phẩm của G.G Márquez bước đầu đã được đưa vào giảng dạy chính thức ở nhiều
trường đại học. Vì vậy, việc nghiên cứu các tác phẩm của G.G Márquez nói chung
và “Trăm năm cô đơn” nói riêng là vấn đề cần thiết.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Lịch sử và huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel
García Márquez”, chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm theo bản dịch của
Nguyễn Trung Đức – Phạm Đình Lợi và Nguyễn Quốc Dũng (NXb Văn học, 2008)
trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, người viết còn tham
khảo các tài liệu có liên quan đến lịch sử của đất nước Colombia và cuộc đời, sự
nghiệp của nhà văn Gabriel García Márquez.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề
sau:
Đầu tiên, chúng tôi quan tâm đến mối liên hệ giữa lịch sử Colombia và
hiện thực trong “Trăm năm cô đơn” thông qua ảnh hưởng của những kí ức lịch sử
văn hóa đối với hành trình sáng tạo nghệ thuật của G.G Márquez.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát các phương thức mà tác giả đã
sử dụng để chuyển tải nội dung đó và thông điệp lịch sử của chúng. Cụ thể ở đây là
sử dụng các yếu tố huyền thoại bao gồm các huyền thoại nguyên thủy và cổ mẫu
với hai cấp độ: hình ảnh và motif cùng các biểu tượng.
3. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm của G.G Márquez luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các nhà
nghiên cứu bởi tính đa nghĩa về nội dung cùng nghệ thuật viết truyện độc đáo của

nhà văn bậc thầy chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên
khi có một khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu xoay quanh những tác phẩm
của tác giả nổi tiếng này. Đối với “Trăm năm cô đơn” – tiểu thuyết đỉnh cao của
G.G Márquez đã được chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ và nhận nhiều giải thưởng
danh giá thì sự quan tâm chú ý của các học giả trên toàn thế giới càng tăng lên.
Trong phần này, do hạn chế về ngôn ngữ nên chúng tôi không thể bao quát
đầy đủ mà chỉ điểm qua những công trình nghiên cứu tiêu biểu viết bằng tiếng Anh
và tiếng Việt của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh tác phẩm “Trăm năm
cô đơn” ít nhiều có liên quan đến phạm vi đề tài: Lịch sử và huyền thoại trong
Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez


Đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước, chúng tôi nhận thấy các công
trình bàn khá nhiều về cách tiếp cận “Trăm năm cô đơn” từ nhiều góc độ như lịch
sử, huyền thoại, trần thuật học, tâm lý học phân tích…Tiêu biểu là cuốn Những
hướng giảng dạy Trăm năm cô đơn của Márquez (Approaches to Teaching
García Márquez's One Hundred Years of Solitude) của María Elena de Valdés,
Mario J. Valdés dành cho giáo viên. Phần một gồm các bài nghiên cứu về tác giả,
hoàn cảnh lịch sử; phần hai tập hợp các bài viết khá công phu về các hướng tiếp cận
bao gồm: “Trăm năm cô đơn với thuyết khoa học nhân văn” (One Hundred Years of
Solitude in Humanities Courses) của tác giả Hanna Geldrich-Leffman; “Nghiên cứu
Trăm năm cô đơn từ lý thuyết văn học so sánh” (One Hundred Years of Solitude in
Comparative Literature Courses) của Lois Parkinson Zamora; “Nghiên cứu Trăm
năm cô đơn theo lịch sử , chính trị và văn minh” (One Hundred Years of Solitude in
History, Politics, and Civilization Courses) của Chester S. Halka; “Nghiên cứu
Trăm năm cô đơn theo thuyết nữ quyền” (One Hundred Years of Solitude in
Women's Studies Courses) của María Elena de Valdés; “Trăm năm cô đơn từ lý
thuyết liên ngành” (One Hundred Years of Solitude in Interdisciplinary Courses)
của Sandra M. Boschetto; “Trăm năm cô đơn trong Văn học Mĩ Latin” (One
Hundred Years of Solitude in Latin American Literature Courses) của Walter D.

Mignolo. Ngoài ra, chuyên luận còn có một số bài viết về các hướng diễn giảng và
cách tiếp cận ở lớp học dành cho giáo viên như “Một hướng tiếp cận qua lịch sử,
huyền thoại và siêu hư cấu” (An Approach Using History, Myth, and Metafiction)
của Isabel Alvarez Borland; “Một hướng tiếp cận từ góc độ tâm lý học phân tích”
(An Approach from Analytical Psychology) của Gary Eddy… Công trình này đã đưa
đến nhiều hướng khác nhau để có thể thâm nhập vào “Trăm năm cô đơn” đồng thời
gợi mở cho giáo viên những lựa chọn về phương pháp giảng dạy tác phẩm.
Cùng chung mối quan tâm về hướng tiếp cận, Regina Janes trong Trăm
năm cô đơn: những phương thức đọc (One Hundred Years of Solitude: Models of
Reading) đã tiếp cận tiểu thuyết qua bình diện văn học và bối cảnh lịch sử đồng thời
giải thích những phương thức đọc khác như thông qua chính trị, tiểu sử, liên văn


bản hay từ góc độ huyền thoại (cách xây dựng nhân vật, không gian và huyền thoại
Kinh thánh) và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Công trình đã phân tích khá hấp dẫn
và chi tiết về tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”, đưa đến cách nhìn đa diện và mở ra
nhiều vấn đề thú vị cho những ai quan tâm đến tác phẩm này. Hơn nữa, tác giả còn
cung cấp một cuộc khảo sát thuyết phục về tiểu thuyết và kết luận “Nếu García
Márquez có bước đi riêng, tạo ra huyền thoại hiện đại thì dường như đó là mong
muốn giữ gìn, nuôi dưỡng ý thức chúng ta về cõi không thực. Không chỉ thế giới
thực mà chúng ta đang sa lầy mà cả những cuốn sách chúng ta đọc cũng đang phủ
nhận chính chúng ta, một cách tạm thời, cần có một thế giới tốt hơn để có thể xác
tín được” [104,tr.130]
Bài viết Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của Gabriel
García Márquez (A Postmodernist Critique of One Hundred Years of Solitude by
Gabriel García Márquez) của tác giả Jofer Serapio (University of the Philippines,
Diliman) nghiên cứu tính hậu hiện đại trong tiểu thuyết. Trong đó, tác giả chỉ ra
hiện thực huyền ảo là yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại trong tác phẩm. Nhà
văn đã kết hợp nhiều thể loại, xen lẫn lãng mạn, lịch sử và tưởng tượng đồng thời sử
dụng nhiều phép ẩn dụ để chuyển tải ý nghĩa. Jofer Serapio còn đề cập đến vấn đề

thời gian như một phép ẩn dụ của lịch sử và sự tồn tại của không gian được vĩnh
cửu hóa trong ‘Trăm năm cô đơn”.
Công trình Modern critical views - Gabriel García Márquez của Harold
Bloom (Những quan điểm phê bình hiện đại - Gabriel García Márquez ) tập hợp
mười tám bài tiểu luận và bài báo đề cập đến nhiều mặt về các sáng tác của
Márquez. Trong đó, có nhiều bài nghiên cứu về “Trăm năm cô đơn” khai thác các
khía cạnh của tiểu thuyết từ hình tượng ngôi làng Macondo, nhân vật José Arcadio
Buendia, vấn đề lịch sử và huyền thoại cùng tình hình chính trị Colombia. Tiêu biểu
như: “Trăm năm cô đơn: García Márquez từ Aracata đến Macondo” (García
Márquez: From Aracataca to Macondo) của Mario Vargas Llosa; “Những mô hình
khoa học của José Arcadio Buendía – con người đi tìm bản ngã” (José Arcadio
Buendía's Scientific Paradigms: Man in Search of Himself) của Floyd Merrel;


“Huyền thoại Khải Huyền và con người thế tục trong Trăm năm cô đơn và Mùa thu
của vị trưởng lão của García Márquez” (The Myth of Apocalypse and Human
Temporality in García Márquez's Cien años de soledad and El otoño del patriarca)
của Lois Parkinson Zamora; “Trăm năm cô đơn – huyền thoại và lịch sử” (One
hundred years of solitude – Myth and History) của Roberto Gonzáles Echevarría;
“Tự do, Bảo thủ và chuối: chính trị Colombia trong những hư cấu của Gabriel
García Márquez” (Liberal, Conservative, and Banana: Colombian Politics in the
fictions of Gabriel García Márquez) của Regina Janes…
Ngoài ra, một số công trình khác nghiên cứu về G.G Márquez và tác phẩm
của ông nói chung như cuốn García Márquez: con người và tác phẩm (García
Márquez: The Man and his Work) của Gene H. Bell-Villada có phần viết về lịch sử
của Macondo và cuốn García Márquez: cô đơn và đoàn kết (Gabriel García
Márquez: Solitude & Solidarity) của Michael Bell…
Tóm lại, những công trình nghiên cứu tiếng Anh được chúng tôi giới thiệu
trên đây chắc chắn chưa phải là tất cả những bài viết có liên quan đến tiểu thuyết
“Trăm năm cô đơn” nhưng từ đó cũng có thể nhận biết khái quát về những hướng

nghiên cứu tiếp nhận phong phú về tác phẩm. Các bài viết đã động chạm tới hầu hết
những ngõ ngách của “Trăm năm cô đơn” và soi chiếu tiểu thuyết dưới nhiều góc
độ khác nhau về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trong đó, hướng tiếp cận từ huyền
thoại và lịch sử đã được các nhà nghiên cứu chú ý đến.
Mặc dù, sau gần hai mươi năm ra đời, tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” mới
được dịch và xuất bản ở Việt Nam nhưng từ đó đến nay nhiều công trình nghiên
cứu với qui mô lớn nhỏ khác nhau về tác phẩm này đã xuất hiện. Chủ yếu là các
chuyên luận, luận văn ở một số trường đại học và các bài viết trên tạp chí Văn học,
Châu Mĩ ngày nay, Văn hóa nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương…Dù không có sự
phân tách rạch ròi nhưng chúng tôi nhận thấy các bài nghiên cứu hoặc là thiên về
giới thiệu nội dung hoặc là đi sâu khai thác những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của
“Trăm năm cô đơn”.


Trước hết, chúng tôi sẽ điểm qua các công trình nghiên cứu liên quan đến
nghệ thuật tiểu thuyết. Trong bài Hiệu quả nghệ thuật của không- thời gian trong
tiểu thuyết ‘Trăm năm cô đơn’ của G.G Macket trên tạp chí Văn học (1995),
Nguyễn Trung Đức đã xác định hai loại thời gian gắn liền với hai người kể chuyện
trong tác phẩm kết nối thành thời gian nghệ thuật. Kiểu thời gian này kết hợp với
không gian nghệ thuật Macondo tạo nên hiệu quả nghệ thuật độc đáo chuyển tải
nhiều thông điệp của tiểu thuyết. Cùng chung mối quan tâm, luận văn thạc sĩ Thời
gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García
Márquez của tác giả Nguyễn Thị Hảo (Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội,
2009) nghiên cứu chi tiết thời gian và không gian huyền thoại trong tiểu thuyết
Trăm năm cô đơn. Sử dụng lý thuyết thời gian của Genette, người viết đã tìm hiểu
thời gian huyền thoại không đi theo đường thẳng mà được tái hiện qua trật tự, tần
suất và hiện tượng điềm báo. Còn không gian huyền thoại là những mảnh đất kì ảo
với sự biến đổi kì lạ của thiên nhiên. Đặc điểm về thời gian và không gian huyền
thoại của tiểu thuyết góp phần quan trọng chuyển tải nội dung, đặc biệt là thông
điệp kêu gọi đoàn kết để chống lại cái cô đơn.

Luận văn thạc sĩ: So sánh kết cấu tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của
W.Faulker và Trăm năm cô đơn của G.G Márquez của tác giả Trần Thị Anh
Phương (Đại học sư phạm Huế, 2005) chủ yếu khai thác về mặt kết cấu của “Trăm
năm cô đơn” trong sự đối sánh với tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ” của
W. Faulker. Tác giả phân tích kĩ ở ba phương diện về thế giới hình tượng, kết cấu
cốt truyện và kết cấu trần thuật. Công trình được viết khá công phu, bao quát gần
như đầy đủ về mặt nghệ thuật của tiểu thuyết từ thủ pháp kết nối nhân vật, các hình
tượng tiêu biểu, các mạch truyện chính, điểm nhìn trần thuật, không-thời gian nghệ
thuật đến giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ. Kết hợp với phân tích nghệ thuật của
tác phẩm để so sánh với tiểu thuyết “Âm thanh và cuồng nộ”, người viết chỉ ra
mạch ngầm tư tưởng của nhà văn như giấc mơ thoát khỏi chiến tranh, khái quát nỗi
cô đơn và sự tha hóa của con người hiện đại, xây dựng làng Macondo mang tính
phiếm chỉ mô hình của toàn nhân loại…Ngoài ra, tác giả của luận văn còn có bài


viết “Nhân vật trùng tên trong Âm thanh và cuồng nộ và Trăm năm cô đơn” đăng
trên tạp chí Văn học (số 9/2006) phân tích sâu hơn về thủ pháp nhân vật trùng tên
trong “Trăm năm cô đơn” được vận dụng từ motif trùng tên nhân vật của
W.Faulkner như một cách liên kết số phận nhân vật và quá khứ với hiện tại. Nhân
vật trùng tên “biểu hiện về sự luyến nhớ quá khứ mạnh mẽ, một quá khứ tạo nên
mẫu hình về số phận cho con cháu, mà sự đam mê nổi loạn của các nhân vật đều
dẫn đến sự cô đơn vô vọng”[70,tr.142].
Các bài nghiên cứu về nội dung tác phẩm thường giới thiệu khái quát về
“Trăm năm cô đơn” hoặc phân tích trực tiếp một vài khía cạnh của tiểu thuyết như
nhân vật, hình tượng…Thuộc khuynh hướng này có một số bài nghiên cứu tiêu biểu
sau:
Trước hết, bài Nhân vật và thông điệp của Nguyễn Trung Đức trong lời
giới thiệu tác phẩm “Trăm năm cô đơn” có tính chất mở đường cho hướng tiếp cận
tiểu thuyết nổi tiếng này. Bài viết đã chỉ ra nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật
“siêu mẫu” với những điểm chấm phá riêng biệt không thể lẫn lộn, giống như thủ

pháp xây dựng nhân vật của truyện kể dân gian. Qua số phận nhân vật, tác giả bài
viết đã giải mã bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Đó là lời kêu
gọi đoàn kết, sống đúng bản chất người để chống lại cái cô đơn bởi càng tự tách
mình ra khỏi cộng đồng xã hội và sống dị thường như các nhân vật trong tiểu thuyết
thì tuyệt diệt là tất yếu.
Bài viết Một tác phẩm lớn cần được tiếp nhận đúng hướng của Lại
Nguyên Ân đăng trên báo Văn nghệ (1987) đã giới thiệu tương đối tỉ mỉ về tiểu
thuyết “Trăm năm cô đơn”. Tác giả cung cấp nhiều chi tiết nói lên sự tiếp thu của
G.G Márquez từ kho tàng văn học quá khứ như motif lấy từ văn học Âu châu, Kinh
Thánh, tiểu thuyết hiệp sĩ Cervantes, Hemingway…vận dụng vào “Trăm năm cô
đơn”.
Trong bài Hình tượng Macondo trong “Trăm năm cô đơn” – Từ góc
nhìn văn hóa Mỹ Latinh của Phan Tuấn Anh (Tạp chí Sông Hương 259/9-10), tác
giả đã lọc bỏ những yếu tố huyền thoại để chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa tiến trình


phát triển của ngôi làng Macondo với Mĩ Latin trên cơ sở đối chiếu các chi tiết nghệ
thuật với những cứ liệu văn hóa lịch sử có thật. Bắt đầu từ nguồn gốc tên gọi, quá
trình phát triển đến tuyệt diệt của ngôi làng Macondo, bài viết đã lý giải dụng ý của
nhà văn xây dựng Macondo như là “hình tượng mẫu gốc cho mọi địa danh, mọi xứ
sở ở Mĩ Latin” đồng thời khẳng định Macondo là hình tượng trung tâm nhất xuyên
suốt các tác phẩm của G.G. Márquez. So với những bài nghiên cứu trước thì bài viết
của tác giả Tuấn Anh đã đi sâu khai thác một hình tượng cụ thể (ngôi làng
Macondo) trong “Trăm năm cô đơn” đưa đến nhiều phát hiện thú vị về mối liên hệ
giữa lịch sử Mĩ Latin và nội dung của tiểu thuyết. Đối với đề tài nghiên cứu của
chúng tôi, bài viết này đã đưa ra ít nhiều gợi mở để khai thác vấn đề lịch sử trong
“Trăm năm cô đơn” thông qua hình tượng Macondo.
Cũng khai thác một khía cạnh cụ thể của tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”,
bài Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt (Tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 1/2000) của Lê
Nguyên Cẩn tập trung lý giải chủ đề cô đơn của tác phẩm. Theo tác giả, đề tài cô

đơn đã có mặt từ lâu trong văn học thế giới nhưng cái cô đơn của G.G Márquez
thuộc một dạng khác – nó là sản phẩm của tội ác, hậu quả tất yếu của chủ nghĩa
thực dân. Qua đó, nhà nghiên cứu nhận định chủ nghĩa thực dân đã đẩy con người,
dòng họ Buendía và ngôi làng Macondo vào con đường diệt vong đồng thời cảnh
báo về nguy cơ tiềm ẩn của chủ nghĩa tư bản đối với toàn nhân loại.
Công trình nghiên cứu mới nhất bàn về tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” là
chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez (2009)
của Lê Huy Bắc. Ông cũng là tác giả của nhiều bài viết nghiên cứu về nhà văn G.G
Márquez và các tác phẩm đăng trên tạp chí Văn học, Châu Mĩ ngày nay…Chuyên
luận được chia làm hai phần chính, trong phần nghiên cứu về G.G Márquez, tác giả
đã dành toàn bộ chương sáu để tìm hiểu “Trăm năm cô đơn” về cả hai phương diện
nội dung và nghệ thuật. So với các công trình chúng tôi đã điểm qua thì chuyên luận
này nghiên cứu khá tỉ mỉ và tổng hợp về “Trăm năm cô đơn”. Lê Huy Bắc đã đi từ
việc tóm tắt lại gia hệ, nội dung câu chuyện đồng thời phân tích những nhân vật tiêu
biểu như “lão trượng José Arcadio Buendía – chàng Faust thời hậu hiện đại,


Arcadio – con người thế tục, Ursula – người mẹ vĩ đại, Aureliano – chiến binh thần
thánh…”. Tiếp theo, nhà nghiên cứu đi sâu khảo sát về các huyền thoại và nghệ
thuật trần thuật của tiểu thuyết. Trong Huyền thoại về cái cô đơn, tác giả không đi
sâu vào nỗi cô đơn ở bình diện xã hội mà chú ý đến nỗi cô đơn bản thể tạo nên
huyền thoại bất hủ trong “Trăm năm cô đơn”. Tác giả đồng quan điểm với các nhà
nghiên cứu trước đó khi cho rằng đề tài cô đơn là chủ đề chính trong sáng tác của
G.G Márquez nhưng theo ông, cô đơn mang ý nghĩa vừa tích cực (động lực để con
người tồn tại) vừa tiêu cực (xung năng hủy diệt con người). Trong “Trăm năm cô
đơn”, bản thể cô đơn của con người hiện diện ở nhiều kiểu dạng khác nhau: José
Arcadio Buendía cô đơn vì tội lỗi quá khứ, đại tá Aureliano cô đơn vì quyền lực và
niềm kiêu hãnh cá nhân, Ursula cô đơn trong nỗ lực cải tạo lại dòng họ, Aureliano
Segundo cô đơn trên sự giàu có của mình…Phần Macondo huyền thoại chủ yếu
khai thác tính huyền thoại của hình tượng Macondo từ cái tên xuất hiện trong giấc

mơ đến sự hình thành, phát triển và suy vong. Theo tác giả, G.G Márquez xây dựng
Macondo để “tái hiện cả một giai đoạn lịch sử từ thuở hồng hoang đến thời hậu hiện
đại” [13,tr.221] của loài người. Có thể nói, đóng góp nhiều nhất của chuyên luận
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez” nằm ở phần Trần thuật
mê lộ - biên niên sử huyền ảo. Ở phần này, nhà nghiên cứu đã chỉ ra đặc tính mê lộ
của “Trăm năm cô đơn” thể hiện qua kết cấu, tự sự đa chủ thể, cái huyền ảo…mang
giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết và giải mã phần nào bức thông điệp về tình yêu và
đoàn kết của tác phẩm. Đồng thời tính mê lộ đã kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và
hoang đường một cách tự nhiên trong “Trăm năm cô đơn” tạo nên chất huyền ảo
nhưng vẫn đảm bảo phản ánh hiện thực sống động và chân thực. Quả thật, những
kiến giải về tính mê lộ của tác giả phần nào giúp người đọc khỏi lạc lối khi tiếp cận
với tiểu thuyết nổi tiếng này.
Từ chuyên luận trên, tác giả Lê Huy Bắc có hai bài nghiên cứu phân tích
sâu về nhân vật trong “Trăm năm cô đơn” được đăng trên tạp chí Châu Mĩ ngày
nay: Thế giới nhân vật trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Márquez (số


4/2010), Đại tá Aureliano – chiến binh thần thánh trong Trăm năm cô đơn của
Gabriel Márquez (số 8/2010).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”
vừa khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số bài viết nghiên cứu về G.G Márquez và
truyện ngắn của ông trên các tạp chí chuyên ngành như Văn học, Văn nghệ, Văn học
nước ngoài…Điều này chứng tỏ sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu trong
nước đối với nhà văn nổi tiếng đến từ văn học Mĩ Latin - nền văn học còn nhiều
mới mẻ nhưng không kém hấp dẫn đối với độc giả Việt Nam.
Từ tình hình nghiên cứu trong nước được phác thảo ở trên, chúng tôi thấy
rằng số lượng các công trình, bài viết về G.G Márquez nói chung và tiểu thuyết
“Trăm năm cô đơn” nói riêng khá phong phú nhưng về quy mô chưa thực sự xứng
tầm với một tài năng văn chương có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới như G.G
Márquez. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu xuất hiện tập trung chủ yếu vào

những năm trở lại đây. Điều đó chứng tỏ tác phẩm của G.G Márquez hay nói rộng
hơn là văn học Mĩ Latin chỉ mới bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu Việt Nam. Tuy vậy, các vấn đề được bàn luận liên quan đến “Trăm năm cô
đơn” khá phong phú động chạm đến nhiều khía cạnh của tác phẩm như nhân vật,
không gian, thời gian, yếu tố huyền ảo, kết cấu, thông điệp, tính mê lộ…Riêng hai
bình diện huyền thoại và lịch sử trong “Trăm năm cô đơn”, chúng tôi nhận thấy
chưa được khai thác một cách có hệ thống trong bất cứ một công trình nghiên cứu
nào, mặc dù thỉnh thoảng cũng được đề cập đến như một trong những yếu tố làm
nên thành công của tác phẩm. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của các công
trình nghiên cứu đi trước, người viết sẽ tiếp thu có chọn lọc để tiếp bước tìm hiểu
“Trăm năm cô đơn” với đề tài: Lịch sử và huyền thoại trong Trăm năm cô đơn
của Gabriel García Márquez.


4. Phương pháp nghiên cứu
Từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của đề tài, chúng tôi đã vận
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phê bình huyền thoại: phương pháp này được chúng tôi vận
dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp phê bình huyền
thoại là một phương pháp nghiên cứu mới xuất hiện cùng với sự ra đời của khuynh
hướng “huyền thoại hóa” trong văn học vào thế kỷ XX. Và nó tỏ ra khá hiệu quả
trong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu liên quan đến huyền thoại trong văn
học. Bởi phê bình huyền thoại “nhấn mạnh tính phổ quát của huyền thoại trong toàn
bộ hoạt động sáng tạo văn chương” [19,tr.67]. Theo Gilbert Durand - nhà phê bình
huyền thoại nổi bật của thế kỉ XX, phê bình huyền thoại (mythocritique) là sự phân
tích văn bản để tìm ra được “những chuyện kể nằm bên dưới chuyện kể” và “gắn
liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể” [75,tr.208] và ông xác định “phương pháp này
gồm ba giai đoạn: một “bản kê những chủ đề” huyền thoại, những tình huống phối
hợp các nhân vật và các trang trí, cuối cùng, sự đối chiếu những bài học của huyền
thoại với những huyền thoại khác thuộc “một thời đại hay một không gian văn hóa

khá xác định” [75,tr.208]. Trong từng bước định hình khái niệm, phê bình huyền
thoại còn được biết đến bằng tên gọi khác, được gọi là hai “nhánh” bộ phận bao
gồm: phê bình nghi lễ và phê bình cổ mẫu. Nhánh phê bình nghi lễ (ritual) xuất phát
từ lý thuyết của nhà nhân học người Anh – J.G.Frazer. Tác phẩm “Cành vàng” của
ông có ảnh hưởng nhiều đối với giới phê bình huyền thoại. J.G.Frazer đã dùng
huyền thoại để lý giải các nghi thức, nghi lễ, ma thuật đồng thời chỉ ra nét giống
nhau của các nghi thức ở nhiều vùng, nhiều cộng đồng khác nhau thông qua hệ
thống huyền thoại. Nhánh phê bình cổ mẫu (archétype) dựa trên học thuyết “cổ
mẫu” của C.Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Hai hướng nghiên cứu này đều
có hiệu quả trong việc lấy huyền thoại làm trung tâm để lý giải toàn bộ nền văn
chương của nhân loại. Đối với đề tài này, chúng tôi chủ yếu dựa vào lý thuyết của
C.Jung (“nhánh” phê bình cổ mẫu) để triển khai phương pháp nghiên cứu có hiệu
quả. Cụ thể, chúng tôi tiến hành các thao tác: đầu tiên, khảo sát toàn bộ tác phẩm để


xác định các biểu tượng, các motif và những đề tài. Tiếp đến, tiến hành chọn lọc,
sắp xếp hệ thống motif, biểu tượng và loại bỏ những biểu tượng liên quan đến vô
thức cá nhân hoặc nổi lên trong tác phẩm dưới ý đồ của tác giả. Đồng thời dựa vào
sự hiểu biết và trực giác của cá nhân kết hợp cùng những dấu hiệu được xác định
trên cơ sở lý luận để phát hiện ra “cổ mẫu”. Sau đó, xác định cổ mẫu, gọi tên cổ
mẫu và tìm hiểu cổ mẫu trong đời sống tâm thức của con người cũng như trong
huyền thoại, ghi nhận các biến thể hay dạng thức khác của chúng. Cuối cùng, phân
tích các cổ mẫu để phát hiện ý nghĩa thực sự của nó khi “tái sinh” trong văn bản.
Phương pháp văn hóa – lịch sử: cùng với phê bình huyền thoại, phương
pháp văn hóa – lịch sử được xác định là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Điều này xuất phát từ đặc điểm của đề tài cũng như yêu cầu kết hợp các phương
pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, đối
với phương pháp phê bình huyền thoại, Gilbert Durand nhận định rằng “phê bình
huyền thoại là sự nghiên cứu một “yếu tố văn hóa” và “một tập hợp xã hội nhất
định” [75,tr.208]. Vì vậy, phương pháp văn hóa – lịch sử là sự lựa chọn thích hợp

đối với luận văn. Cụ thể, chúng tôi chú ý đến những sự kiện trong lịch sử Mĩ Latin
và Colombia. Đồng thời các yếu tố “đa lai” của văn hóa vùng biển Caribe ảnh
hưởng đến con đường sáng tạo nghệ thuật của G.G Márquez cũng được quan tâm.
Diễn biến của các giai đoạn lịch sử căng thẳng, tình hình chính trị, xã hội của
Colombia là cơ sở quan trọng để chúng tôi nghiên cứu sự phản ánh lịch sử qua
huyền thoại trong “Trăm năm cô đơn”. Vận dụng phương pháp văn hóa – lịch sử
giúp cho việc xác định mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử Colombia và hiện thực
trong “Trăm năm cô đơn” có hiệu quả. Như vậy, tác phẩm được đặt trong bối cảnh
văn hóa lịch sử ra đời của nó để khai thác những yếu tố lịch sử cụ thể được sử dụng
như là đích đến của những thông điệp từ huyền thoại.
Ngoài hai phương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác:
Phương pháp so sánh: phương pháp này sử dụng để tìm hiểu ý nghĩa gốc và
ý nghĩa phái sinh của huyền thoại, cổ mẫu trong “Trăm năm cô đơn” làm nổi bật lên


những thông điệp của tác phẩm. Bởi vì huyền thoại chuyển hóa vào văn học sẽ dịch
chuyển sang những tầng nghĩa “phái sinh” mới khác so với nguyên bản ban đầu.
Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng trong quá trình xác
định và gọi tên các cổ mẫu trong tiểu thuyết.
Bên cạnh đó, luận văn còn vận dụng các phương pháp hỗ trợ khác.
5. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Đề tài “Lịch sử và huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel
García Márquez” được thực hiện nhằm tìm hiểu cách phản ánh lịch sử bằng các
yếu tố huyền thoại mà nhà văn đã sử dụng để thấy được mối quan hệ giữa lịch sử
Colombia và hiện thực trong “Trăm năm cô đơn”. Qua đó, luận văn hướng đến hệ
thống toàn bộ nội dung lịch sử nằm ẩn sâu dưới những vỉa tầng huyền thoại thông
qua việc khám phá những tầng nghĩa “phái sinh” của các “cổ mẫu”, huyền thoại
nguyên thủy lẩn khuất trong tiểu thuyết. Từ đó, chúng tôi hy vọng có thể tìm ra mối
liên kết giữa bình diện lịch sử và huyền thoại trong “Trăm năm cô đơn”.

Nếu luận văn đạt được mục đích trên thì có thể xem như là đóng góp của công trình
nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương chính:
Chương 1:

TỪ LỊCH SỬ COLOMBIA ĐẾN HIỆN THỰC TRONG “TRĂM

NĂM CÔ ĐƠN”
Chương 2 :

LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐỒNG VỌNG HUYỀN THOẠI

Chương 3 :

LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHÚC XẠ QUA BIỂU TƯỢNG, CỔ MẪU


CHƯƠNG 1: TỪ LỊCH SỬ COLOMBIA ĐẾN HIỆN THỰC TRONG “TRĂM
NĂM CÔ ĐƠN”
Ở chương này, chúng tôi sẽ đề cập đến mối liên hệ giữa lịch sử Colombia
và hiện thực trong “Trăm năm cô đơn” thông qua ảnh hưởng của những kí ức lịch
sử văn hóa đối với hành trình sáng tạo nghệ thuật của G.G Márquez. Lịch sử
Colombia được hiểu theo nghĩa mở rộng bao gồm lịch sử cá nhân, địa phương, dân
tộc và cả châu lục; còn hiện thực trong tác phẩm là những sự kiện rút ra trực tiếp từ
lịch sử Colombia được tác giả đưa vào diễn biến cốt truyện của “Trăm năm cô
đơn”. Nhưng những sự kiện đó không đơn thuần chỉ là ghi chép về lịch sử mà dưới
ngòi bút tài hoa của nhà văn đã trở thành tình tiết chi phối sự phát triển của câu
chuyện mang đậm chất văn chương. Vì thế biên niên sử của ngôi làng Macondo trở

thành “mô hình thu nhỏ” cho quá trình hình thành đất nước Colombia qua các thời
kì, phản ánh thực tế xã hội ngổn ngang nhiều vấn đề chính trị, bạo lực. Nội dung
của chương một nhằm tạo cái nhìn khái quát về toàn cảnh lịch sử Colombia, đặc
biệt là các giai đoạn lịch sử được G.G Márquez tái hiện qua hiện thực trong “Trăm
năm cô đơn” đồng thời làm cơ sở để triển khai vấn đề ở các chương tiếp theo.
1.1 G.G Márquez và những ám ảnh lịch sử, văn hóa
1.1.1 Thời thơ ấu – môi trường văn hóa của G.G Márquez
Gabriel García Márquez chào đời ngày 6/3/1927 tại thị trấn Aracataca bên
bờ biển Caribe, thuộc Colombia, trong một gia đình trung lưu. Bố ông là Gabriel
Eligio García, một nhân viên điện tín đào hoa có nhiều con ngoài giá thú cả trước và
sau khi kết hôn, mẹ của Márquez là bà Luisa Márquez – một phụ nữ có cá tính
mạnh mẽ luôn yêu chồng thương con. Từ nhỏ, G.G Márquez đã được ông bà ngoại
đón về nuôi vì gia đình đông anh em. Những năm tháng tuổi thơ sống cùng ông
ngoại – cựu đại tá Nicolas Ricardo Márquez Mejia từng tham gia cuộc chiến tranh
Một ngàn ngày và bà ngoại Tranquilina Iguarán đã ảnh hưởng nhiều đến con đường
sáng tạo nghệ thuật của nhà văn thiên tài. Trong kí ức của G.G Márquez, ông bà
ngoại là những người rất thú vị với khả năng kể chuyện tuyệt vời. Với những câu


chuyện về chiến tranh và cuộc tàn sát lớn ở các đồn điền chuối – điều mà Márquez
gọi là “bóng ma ám ảnh tuổi thơ”, ông ngoại đã trở thành “người đầu tiên dẫn dắt
tôi vào cái thực tế đáng buồn của người lớn với những câu chuyện đánh đấm đẫm
máu” [62,tr.118]. Điều này lý giải vì sao trong hầu hết các tác phẩm của G.G
Márquez luôn có nỗi ám ảnh về nhiều biến động lịch sử đau thương của dân tộc.
Còn bà ngoại là người luôn tin vào điều kì lạ, bí ẩn nên có thể thấy “những chiếc
ghế xích tự đu đưa, những bóng ma của bệnh hậu sản đã chui vào buồng các sản
phụ, hương hoa nhài ngoài vườn như bóng ma vô hình…”[62,tr.109]. Bởi vậy, “bà
trở thành nạn nhân ưa thích” của G.G Márquez vì ông luôn kể cho bà nghe những
câu chuyện đầy chi tiết huyễn hoặc mà mình tự nghĩ ra. Chính từ cách kể các câu
chuyện kì lạ với “khuôn mặt khô cứng như gỗ” của bà ngoại đã gợi cảm hứng giúp

nhà văn tìm được giọng kể cho tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”.
Bên cạnh ông bà ngoại, cuộc sống với người thân trong đại gia đình –
“những người rất giàu tưởng tượng và đầy dị đoan sống trong một thế giới phủ
sương đầy ảo ảnh” [39,tr.228] - cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của nhà văn.
Nhân vật trong các tiểu thuyết của G.G Márquez đều mang bóng dáng, tính cách
của những người họ hàng từ cô em gái Margot thích ăn đất ẩm đến bà bác Francisca
Simodosea vẫn nguyên trinh tiết cho đến khi chết. Trong một cuộc trả lời phỏng
vấn, ông đã thừa nhận “Tất cả mọi người trong gia đình tôi đều là quan trọng đối
với tôi và đều xuất hiện, hoặc rõ rệt hoặc phảng phất, trong các tiểu thuyết của tôi”
[39,tr.229]. Sau này, khi hồi tưởng lại ông đã viết trong cuốn tự truyện của mình
rằng: “Tôi không thể hình dung nổi là liệu còn có một môi trường gia đình nào thích
hợp hơn cho năng khiếu văn chương của tôi so với môi trường điên rồ ấy không?
nhất là cộng thêm cá tính của những phụ nữ đã nuôi dưỡng tôi” [62,tr.118]. Rõ ràng
những năm tháng tuổi thơ đã trở thành hành trang cuộc đời và tư liệu nghệ thuật cho
tác phẩm của G.G Márquez.
Hơn nữa, G.G Márquez sinh ra và lớn lên trong bầu không khí huyền diệu
của văn hóa vùng biển Caribe. Ở vùng đất đó, người ta xem yếu tố siêu nhiên như
một phần tất yếu của đời sống hàng ngày, họ tin vào các điềm báo lành dữ và hiện


tượng thần giao cách cảm một cách hoàn toàn tự nhiên. Ở nơi ấy “thấm đẫm những
huyền thoại do những người nô lệ mang tới, kết hợp với những truyền thuyết
Anhđiêng và trí tưởng tượng của người Andalusia (tên một vùng đất của Tây Ban
Nha – người viết chú thích) ”[39,tr.230]. Và cũng ở nơi ấy luôn xảy ra thiên tai dữ
dội nhưng người dân luôn cởi mở, phóng khoáng lạ thường, thích hội hè và đặc biệt
có bản sắc riêng.
Môi trường văn hóa thời thơ ấu mà nhà văn được thụ hưởng đã góp phần
hình thành ở G.G Márquez phong cách viết văn độc đáo trộn lẫn giữa yếu tố hoang
đường và hiện thực. Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng năm 1982 với Plino Apuleyo
Mendoza – nhà báo Colombia, ông đã nói về những ảnh hưởng chính đến cách viết

văn và bản sắc văn hóa của ông:
Tôi nghĩ rằng vùng Caribe đã chỉ cho tôi cách nhìn hiện thực theo một
hướng khác, chấp nhận những yếu tố siêu nhiên như những cái tạo nên
cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Vùng Caribe là một thế giới khác
trong tác phẩm đầu tiên của văn học huyền ảo – Nhật ký của
Christopher Columbus, một cuốn sách kể về những thế giới đầy huyền
thoại. Vâng, lịch sử của vùng Caribe đầy ma thuật, cái đó không chỉ
được mang đến bởi những người nô lệ da đen của châu Phi mà còn bởi
những tên cướp biển Thụy Điển, Hà Lan và Anh, người có khả năng xây
dựng một nhà hát opera ở New Orleans và dùng những viên kim cương
để trám răng của phụ nữ. Con người hợp nhất và tương phản ở Caribe
không thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tôi biết tất cả
các điểm riêng biệt của nó: màu mật ong, phụ nữ Mulatto (người da
trắng lai da đen – người viết chú thích) mắt xanh với khăn đội đầu màu
vàng, người Trung Quốc trộn lẫn với người da đỏ […] Vâng, nếu tôi bắt
đầu nói về vùng Caribe anh sẽ không thể dừng tôi lại được. Nó không chỉ
dạy cho tôi cách viết văn mà còn là nơi duy nhất tôi cảm thấy mình
không phải là người lạ ”[100].


Như vậy nền văn hóa “lai” của vùng biển Caribe có sự kết hợp giữa văn hóa
bản địa của người da đỏ, nô lệ da đen, người da vàng di cư và người châu Âu luôn
tràn ngập huyền thoại và điều kì diệu đã ảnh hưởng đến G.G Márquez ngay từ thưở
nhỏ. Khi đã trưởng thành, dù gặp phải nhiều sóng gió cuộc đời và sống ở những nơi
khác nhau nhưng tính chất văn hóa “lai” của vùng Caribe mà G.G Márquez được
tiếp thu từ thời thơ ấu vẫn in đậm trong tâm trí ông. Và chính những yếu tố đó đã
len lỏi, thấm dần vào trong tác phẩm của nhà văn mà ông không hề ý thức được.
Chính ông cũng thừa nhận rằng “khi viết các tiểu thuyết của mình, tôi không thực
sự ý thức về sự tồn tại của những khía cạnh đa văn hóa đó, chúng tác động đến tôi
một cách tự nhiên. Chỉ sau khi viết xong, tôi mới nhận thấy rằng, ngoài ý muốn của

mình, những cuốn sách của tôi đều mang những yếu tố lai cứ dần dà len vào trong
quá trình làm việc” [39,tr.226].
Lời thừa nhận của G.G Márquez làm chúng tôi liên tưởng đến những khám
phá của Carl Gustav Jung - nhà phân tâm học Thụy Sĩ gốc Đức, về quan hệ của tâm
lý học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca. C.Jung cũng chính là người đã đề
xuất khái niệm cổ mẫu mà ở chương sau luận văn sẽ tìm hiểu. Theo Tâm lý học
phân tích của C.Jung, có hai kiểu tâm lý tạo ra hai kiểu nhà văn: hướng nội và
hướng ngoại. Nhà văn hướng nội có thể hoàn toàn làm chủ được quá trình sáng tạo
của mình, tự do lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện của tác phẩm. Nói cách khác,
“tác phẩm buộc phải tuân theo ý chí nghệ thuật của tác giả, ông muốn lựa chọn cái
đó, chứ không phải cái nào khác”[86,tr.56]. Còn nhà văn hướng ngoại không tự
mình điều khiển quá trình sáng tạo mà bị một xung lực mạnh mẽ từ vô thức lôi kéo,
bắt buộc làm theo những gì đã định sẵn tuôn chảy dưới ngòi bút và lúc này ý thức
của tác giả đầu hàng vô điều kiện. Và “các tác phẩm này đúng là bắt ép tác giả theo
mình, dường như là cầm lấy tay tác giả để nó viết ra những điều khiến lý trí phải
kinh ngạc”[86,tr.57]. C.Jung thật sự đã mang lại cái nhìn mới về tác giả, tác phẩm
và quá trình sáng tạo nghệ thuật từ góc độ tâm lý học. Bởi qua khám phá của C.Jung
người ta hiểu rằng không phải lúc nào nhà văn cũng sáng tạo theo những gì mà lý trí
đã dự định mà còn chịu sự chi phối của những “xung lực sáng tạo” phát ra từ vô


thức. Nó rất mạnh đồng thời rất “bướng bỉnh và tùy tiện” khiến người nghệ sĩ không
thể cưỡng lại được và bắt buộc phải nói từ “vâng” ngay khi có sự đe dọa từ phía vô
thức, nó “không bận tâm gì đến niềm vui hay nỗi khổ của người đang trong cơn đau
sáng tạo”[86,tr.60]. Thực chất, nghiên cứu này của C.Jung đã làm tiền đề cho những
khám phá về huyền thoại và cổ mẫu mà vai trò của vô thức trong quá trình sáng tạo
của người nghệ sĩ như một chiếc cầu nối chúng vào tác phẩm. Theo C.Jung, trong
quá trình sáng tạo diễn ra dưới sự dẫn dắt của vô thức (vô thức tập thể) như thế các
cổ mẫu đã “đi vào” (chữ dùng của tác giả Đào Ngọc Chương) tác phẩm văn học.
Đề cập đến vấn đề này ở đây chúng tôi không có ý khẳng định G.G

Márquez thuộc kiểu nhà văn hướng nội hay hướng ngoại mà muốn nhấn mạnh theo
khám phá của C.Jung thì bất cứ nhà văn nào (kể cả nhà văn hướng nội) cũng có
“cơn hứng sáng tạo” do xung lực phát ra từ vô thức chi phối và điều khiển mà tác
giả “Trăm năm cô đơn” không phải là ngoại lệ. Trong quá trình sáng tác “Trăm năm
cô đơn”, ngay khi tìm được giọng kể thích hợp G.G Márquez đã vay mượn tiền bạn
bè đưa cho vợ lo toan gia đình đang khó khăn túng thiếu; còn nhà văn vùi đầu trong
phòng làm việc miệt mài viết liên tục trong mười tám tháng để cho ra đời tác phẩm
kinh điển này. Thời điểm hoàn thành “Trăm năm cô đơn” cũng là lúc gia đình ông
kiệt quệ về tài chính, G.G Márquez đã phải bán hết những vật dụng có giá trị để có
tiền gửi bản thảo cho nhà xuất bản. Phải chăng quá trình sáng tác của G.G Márquez
là bằng chứng cụ thể cho điều mà C.Jung đã từng khẳng định trong thực tiễn văn
học: “Đã có biết bao cuốn tiểu sử các nghệ sĩ vĩ đại nói về cơn hứng sáng tạo bắt
mọi thứ của con người phụ thuộc vào nó, khiến tác giả nhiều khi phải hy sinh cả sức
khỏe và hạnh phúc gia đình để phụng sự cho sáng tạo của mình”[86,tr.60]. Thực sự,
G.G Márquez cũng không nằm ngoài những trường hợp trên với giây phút xuất thần
cống hiến hết mình cho văn chương để viết nên những tác phẩm ngập tràn huyền
thoại và cổ mẫu mà tiêu biểu là tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”.
Những xung lực sáng tạo bên trong của người nghệ sĩ cộng hưởng với môi
trường văn hóa đã làm huyền thoại thấm đẫm trong từng trang văn của G.G
Márquez. Bên cạnh đó những biến cố lịch sử dân tộc đã ảnh hưởng đến tâm hồn của


×