Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đặc điểm bút ký chính luận của lý chánh trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.04 KB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hải Duyên

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Hải Duyên

Chuyên ngành : Văn Học Việt Nam
Mã số

: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀI THANH

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận


được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ từ:
Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, quí Thầy Cô
trong khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thầy Nguyễn Hoài Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian thực hiện Luận văn để tôi có thể hoàn thành công trình này.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn sát cánh, quan tâm,
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc!

Tác giả luận văn
NGUYỄN HẢI DUYÊN


GS. Lý Chánh Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
Chương 1: VÀI NÉT VỀ THỂ BÚT KÝ CHÍNH LUẬN VÀ BÚT KÝ
CHÍNH LUẬN CỦA VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954-1975 .......... 6
1.1. Vài nét về thể bút ký chính luận ................................................................... 6
1.1.1. Những quan niệm về thể bút ký chính luận ............................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của thể loại bút ký chính luận ............................................... 14
1.2. Những tiền đề cho sự phát triển của bút ký chính luận ở miền Nam

1954 - 1975 ...................................................................................................... 17
1.2.1. Chính trị xã hội miền Nam đương thời dưới ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ................................................................... 17
1.2.2. Sự phồn vinh giả tạo và phân hóa xã hội sâu sắc................................. 23
1.2.3. Văn hóa, văn nghệ đô thị miền Nam dưới sự thống trị của
chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ................................................................... 27
1.3. Vị trí của bút ký chính luận Lý Chánh Trung trong thành tựu
bút ký chính luận văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 ......................... 36
1.3.1. Diện mạo bút ký chính luận của văn học đô thị miền Nam 1954 1975........................................................................................................ 36
1.3.2. Vị trí bút ký chính luận Lý Chánh Trung trong thành tựu bút ký
chính luận của văn học đương thời..................................................... 38
Chương 2: HIỆN THỰC XÃ HỘI, Ý THỨC DÂN TỘC VÀ
KHÁT VỌNG

HÒA BÌNH TRONG NHỮNG TRANG

VIẾT CỦA LÝ CHÁNH TRUNG ................................................. 45
2.1. Bức tranh hiện thực xã hội miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 .................. 45
2.1.1. Một xã hội đầy những bất công, mâu thuẫn phức tạp.......................... 45
2.1.2. Một xã hội băng hoại, đảo điên .............................................................. 51


2.1.3. Một xã hội đẩy con người rơi vào bế tắc, bi kịch .................................. 58
2.2. Lòng yêu nước và ý thức dân tộc sâu sắc của người trí thức tiến bộ ...... 64
2.2.1. Nỗi buồn đau trước những đau thương, mất mát của đất nước và
nhân dân ................................................................................................. 64
2.2.2. Vạch rõ bản chất, âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn Ngụy quyền ......... 70
2.2.3. Khơi dậy niềm tin trong hành trình “tìm về dân tộc” ........................... 75
2.3. Khát vọng đoàn kết dân tộc, hòa bình trên quê hương Việt Nam ........... 80
2.3.1. Một tấm lòng thiết tha với sự hòa giải, hòa hợp giữa các tôn giáo

và dân tộc ................................................................................................ 80
2.3.2. Trân trọng, ngợi ca phong trào yêu nước ở thành thị miền Nam ........ 86
2.3.3. Những trăn trở, kiếm tìm giải pháp hòa bình cho quê hương
Việt Nam .................................................................................................. 90
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT BÚT KÍ CHÍNH LUẬN
CỦA LÝ CHÁNH TRUNG ............................................................ 100
3.1.Nghệ thuật tiếp cận và luận giải vấn đề..................................................... 100
3.1.1. Sự tinh tế trong việc lựa chọn đề tài bút ký chính luận ...................... 100
3.1.2. Sự linh hoạt trong cách thức đặt và dẫn dắt vấn đề ........................... 104
3.1.3. Sự chặt chẽ, sắc sảo trong việc luận giải vấn đề từ cái nhìn
đa chiều và sự liên tưởng ..................................................................... 110
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ...................................................................... 119
3.2.1. Nghệ thuật sử dụng từ vựng ................................................................ 119
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng cú pháp ................................................................ 126
3.2.3. Nghệ thuật sử dụng các phép chuyển nghĩa ....................................... 132
3.3. Nghệ thuật sử dụng giọng điệu .................................................................. 135
3.3.1. Sự phong

phú về giọng điệu trong bút ký chính luận của
Lý Chánh Trung .................................................................................... 135

3.3.2. Nghệ thuật sử dụng giọng điệu trong luận giải .................................. 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145
THƯ MỤC THAM KHẢO................................................................................... 148
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ thuở cha ông cầm gươm đi mở đất đến những năm tháng dựng nước và

giữ nước, đất nước ta gần như luôn phải đối mặt với thù trong giặc ngoài. Trải qua
hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của thực dân phương Bắc, đến những năm tháng
kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi hơn hai mươi năm chống đế quốc Mỹ… hình
ảnh đất nước Việt Nam nhỏ bé, cong cong hình chữ S, nơi có những con người yêu
nước nồng nàn và chuộng hòa bình tha thiết, hiện lên là chuỗi dài những tháng ngày
dầm trong mưa bom lửa đạn, oằn mình dưới gót giày xâm lăng, những tháng ngày
mất mát, đau thương nhưng cũng thật bất khuất và kiêu hùng. Và có lẽ, chính những
năm tháng phải đối mặt với những hiểm nguy đầy thử thách cam go ấy mà những
phẩm chất cao đẹp của con người, dân tộc Việt Nam đã được biểu hiện rõ nét, cụ
thể hơn bao giờ hết. Đặc biệt, tiếng nói của văn nghệ, của những nhà trí thức chân
chính đã góp phần không nhỏ trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ
chính nghĩa, độc lập và hòa bình cho quê hương, đất nước.
Quan niệm “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm; Đâm mấy thằng gian
bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu được xem như một phẩm chất cao quý của văn
học Việt Nam nói chung và văn học Nam bộ xưa nay nói riêng. Trong giai đoạn hơn
hai mươi năm đất nước bị chia cắt vừa qua (1954-1975), xã hội miền Nam, đặc biệt là
vùng đô thị miền Nam dưới chế độ Ngụy quyền, luôn nằm trong tình trạng mất ổn định
và phức tạp nhưng trong tâm trí của những người cầm bút chân chính vẫn tiềm ẩn sâu
xa, nóng bỏng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng được sống trong một đất nước hòa
bình, độc lập, dân chủ,… chính điều này đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng và hình
thành nên khuynh hướng văn học yêu nước, tiến bộ thành thị miền Nam giai đoạn
1954-1975.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến dòng văn học này nhưng cho đến
nay văn học đô thị miền Nam vẫn còn là mảnh đất chưa được khai vỡ hết, đặc biệt
là mảng bút ký chính luận - một hiện tượng được đánh giá là “đặc sắc của khuynh


hướng văn học yêu nước trong các thành thị miền Nam” [57;89]. Nhắc đến thể loại
này trong giai đoạn 1954-1975, ngoài những cây bút tiêu biểu: Nguyễn Ngọc Lan,
Thế Nguyên, Trần Triệu Luật,… có lẽ không thể không nhắc đến Lý Chánh Trung.

Là người Công giáo, với vị trí xã hội khá cao cùng vốn kiến thức, am hiểu sâu, rộng
về các vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa,… giáo sư Lý Chánh Trung đã có những tác
phẩm bút ký chính luận được đánh giá không chỉ thành công, đặc sắc về mặt nội
dung, đạt giá trị nghệ thuật cao mà còn có những đóng góp mang ý nghĩa tích cực,
thực tế nhất định trong cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ Ngụy ở đô thị miền Nam
giai đoạn 1954-1975.
Vậy với thể loại bút ký chính luận, tác giả Lý Chánh Trung đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận nào? Những tác phẩm của ông có những đóng góp
tích cực gì cho khuynh hướng văn học yêu nước, tiến bộ và thực tiễn cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm? Cũng như để có cái nhìn đầy đủ hơn, thấu đáo hơn về bức tranh
văn học ở đô thị miền Nam 1954- 1975. Từ những điều này đã thôi thúc chúng tôi
chọn đề tài Đặc điểm bút ký chính luận của Lý Chánh Trung làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Với những vấn đề liên quan đến đề tài Đặc điểm bút ký chính luận của Lý
Chánh Trung đã có một số bài viết đưa ra những cách đánh giá, nhận định nhưng
chủ yếu mang tính khái quát chứ chưa có sự nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích một
cách sâu sắc.
Trong cuốn Nhìn lại một chặng đường văn học, giáo sư Trần Hữu Tá đã từng
nhận định về vị trí của mảng bút ký chính luận: “Có thể coi đây là hiện tượng đặc
sắc của khuynh hướng văn học yêu nước trong các thành thị miền Nam, nhất là từ
năm 1964 đến 1975” [57;89] và ở đây nhà nghiên cứu còn khẳng định sự đóng góp
không nhỏ của Lý Chánh Trung trong việc động viên, thức tỉnh trí thức, đặc biệt là
những người trẻ tuổi… ông còn đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc của ngòi bút này
về nội dung cũng như nghệ thuật “tính chiến đấu của các bài viết không thể hiện
bằng cách nói ồn ào. Ở đây sự căm phẫn được diễn tả thật điềm đạm, lời tố cáo


được bộc lộ bằng giọng điệu chua cay mỉa mai” và “bộc lộ dưới dạng tâm sự chân
thành, tâm huyết” [57;94]. Sau cùng, giáo sư đã đánh giá rất cao về sự thành công

của tác giả “Nguyễn Ngọc Lan và Lý Chánh Trung đã vận dụng thành công thể loại
này. Ngày nay đọc lại, có thể ghi nhận sự đóng góp của hai ông (cũng như của một
số cây bút viết văn chính luận khác) không chỉ trên phương diện văn học, mà còn cả
ở lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội” [57;95].
Tạp chí văn học số 2, 1974, qua bài viết Suy nghĩ về người trí thức ở thành
thị miền Nam nhân đọc “Bọt biển và sóng ngầm” và “Cho cây rừng còn xanh lá”,
giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã từng nhận định về những đóng góp của Lý Chánh
Trung “Đúng rằng mỗi bài báo chỉ là “bọt biển”, nhưng hàng chục, hàng trăm bài
báo nhằm vào một hướng, có thể cho độc giả một ý niệm về đợt “sóng ngầm”, mà
bọt biển là tiến triển hay là biểu hiện trên mỗi tấc vuông mặt nước mênh mông”
[19;33], sau khi trình bày những nội dung có giá trị tích cực qua những tác phẩm
trong hai tuyển tập “Bọt biển và sóng ngầm” của Lý Chánh Trung, “Cho cây rừng
còn xanh lá” của Nguyễn Ngọc Lan, ông đã biểu dương “cầm bút là chiến đấu, là
có mặt trên mặt trận… hai ông Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan đã dám làm
và làm được, đã nối tiếp truyền thống “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà””
[19;34].
Còn trong bài viết Tìm về dân tộc: sự lựa chọn của người trí thức đăng trên
báo Phụ nữ ngày 14-10-1992, giáo sư Huỳnh Như Phương có viết “ Nét độc đáo
trong cuốn sách của Lý Chánh Trung là những suy nghĩ có tính chất lí thuyết về dân
tộc lại gắn liền với những kinh nghiệm cụ thể, những nỗi đau và niềm vui của một
người con luôn nung nấu khát vọng trở về với cội nguồn dân tộc và cùng dân tộc
lên đường trong một vận hội mới của lịch sử”[46;5] và tác giả đã ca ngợi sự lựa
chọn của Lý Chánh Trung“Sự dấn thân đó là một chọn lựa chính trị, đồng thời là
một thái độ đạo đức mà những người trí thức không thể lẩn tránh nếu không muốn
hổ thẹn với lương tâm mình”[46;5] đồng thời ông đã đưa ra nhận định “Đọc lại Lý
Chánh Trung viết ra cách đây đã ngót một phần tư thế kỷ… độc giả vẫn có thể tìm
thấy nhiều ý kiến và nhận định còn giữ nguyên giá trị”[46;5].


Hay Trần Bạch Đằng trong lời giới thiệu về tuyển tập Đối diện với chiến

tranh của tác giả Lý Chánh Trung, từng nhận định “không có sự hậu thuẫn của
công chúng, giáo sư không thể cho ra đời những bài báo tiến bộ như vậy. Về mặt
này, giáo sư Lý Chánh Trung đã thành công và dù muốn hay không muốn, ông cũng
là đồng minh của cách mạng trong bối cảnh đau thương của đất nước… Quả thật
những bài báo thường ngắn, súc tích vẫn mang nặng giá trị bằng chứng cho một
thời kì mà cuối cùng thách thức lớn nhất của từng người là hồn dân tộc. Chính chỗ
đứng ấy, cuốn sách đã đóng góp vào chiều sâu của tính cách Việt Nam, người dân
thành phố”[64;6].
Có thể nhận thấy rằng, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến văn học đô
thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975 nhưng để đi chuyên sâu vào mảng bút ký chính
luận nói chung và về tác giả Lý Chánh Trung nói riêng thì cho đến nay vẫn còn
nhiều vấn đề để ngỏ và có chăng chỉ là một số bài nghiên cứu thể hiện cái nhìn,
cách đánh giá chung chứ chưa đi vào chi tiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về
nội dung, nghệ thuật trong những tác phẩm bút ký chính luận của Lý Chánh Trung,
cũng như qua đó ghi nhận những đóng góp tích cực của ông đối với khuynh hướng
văn học yêu nước, tiến bộ đô thị miền Nam nói riêng và nền văn học Việt Nam nói
chung. Đồng thời, từ đó sẽ có cái nhìn đầy đủ, thấu đáo hơn về thể bút ký chính
luận, cũng như về mảng bút ký chính luận nói riêng và khuynh hướng văn học yêu
nước, tiến bộ nói chung của đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Đặc điểm bút ký chính luận của Lý Chánh Trung, người viết
chọn và tập trung đi vào khai thác ba tuyển tập gồm những tác phẩm tiêu biểu của
tác giả để làm đối tượng nghiên cứu:
-

Tìm về dân tộc (Trình bày xuất bản, sg, 1967)

-


Ba năm xáo trộn (Nam Sơn xuất bản, sg, 1967)

-

Bọt biển và sóng ngầm (Đối diện xuất bản, sg, 1971)


Về phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản là
đặc điểm về nội dung và nghệ thuật bút ký chính luận của Lý Chánh Trung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích hướng tới của
luận văn, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp loại hình: đóng vai trò là phương pháp luận, người viết
sử dụng chủ yếu vào chương một, ở phần giới thuyết về thể bút ký
chính luận. Nó là cơ sở để xác định vị trí, đặc điểm của thể bút ký
chính luận.

-

Phương pháp hệ thống: người viết xác định mỗi tác phẩm là một hệ
thống, chỉnh thể nằm trong hệ thống lớn hơn là những tuyển tập, và
những tuyển tập này được đặt trong những hệ thống lớn hơn: văn học
đô thị miền Nam 1954- 1975, văn học Việt Nam,… Thông qua chuỗi
hệ thống đó, người viết xác định vị trí cũng như tìm hiểu đặc điểm tác
phẩm.

-


Phương pháp so sánh: đặt đối tượng nghiên cứu vào hệ thống theo các
cấp độ, người viết nhìn nhận vấn đề trong sự đối sánh. Từ đó, rút ra
được những điểm tương đồng và vẻ đẹp riêng trong sáng tác của tác
giả.

-

Phương pháp thống kê: được dùng để khảo sát số lượng, mật độ xuất
hiện của các yếu tố, đưa ra những chứng cứ cụ thể, chính xác nhằm
tăng sức thuyết phục cho những kết luận được rút ra.

Đồng thời, chúng tôi sẽ kết hợp một số thao tác: phân tích, chứng minh,
tổng hợp,…


Chương 1
VÀI NÉT VỀ THỂ BÚT KÝ CHÍNH LUẬN
VÀ BÚT KÝ CHÍNH LUẬN CỦA VĂN HỌC ĐÔ THỊ
MIỀN NAM 1954-1975
1.1. Vài nét về thể bút ký chính luận
1.1.1. Những quan niệm về thể bút ký chính luận
Có quan niệm cho rằng: Bút ký chính luận là những trang văn xuôi ở đó nhà văn
dùng ngòi bút của mình để ghi lại những vấn đề liên quan đến những sự kiện nổi
bật, nóng hổi diễn ra trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề chính trị. Nhưng có
thể thấy đây là một cách hiểu đơn giản và chưa thật thỏa đáng.
Nếu hiểu bút ký chính luận là một cách viết dùng để ghi lại những vấn đề liên
quan đến những sự kiện nổi bật đang diễn ra trong thực tại đời sống xã hội thì mới
chỉ dừng lại ở mức độ bên ngoài, chưa đi sâu vào bản chất đối tượng.
Và với quan niệm như vậy đã phần nào làm mất đi giá trị, vị trí và những đóng

góp đáng kể của thể loại bút ký chính luận trong đời sống văn học, báo chí cũng
như ở các phương diện lịch sử, chính trị, xã hội đồng thời không cho thấy được hết
những nét đặc sắc, khu biệt về nội dung và nghệ thuật của thể loại này.
Ở những công trình lý luận - phê bình trong khi nghiên cứu về thể loại ký có nhắc
đến bút ký chính luận nhưng chỉ là nhắc và đưa ra những quan niệm chung chung, khái
quát chứ chưa thật sự dành sự quan tâm nhiều đến thể loại này và thường bút ký chính
luận chỉ được nhắc qua như một tiểu loại văn xuôi giàu chất chính luận và chịu sự chi
phối từ những đặc điểm loại hình của bút ký và loại thể ký.
Thực ra, trong đời sống văn học, công chúng từ lâu đã được làm quen với thuật
ngữ bút ký chính luận qua những sáng tác của một số tác giả: Ilia Erenbua, Ngô Tất
Tố, Thép Mới, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan,...
Về thể loại này, đã có các quan niệm sau: Thứ nhất, bút ký chính luận là một thể
loại văn xuôi phái sinh từ ký và giàu chất chính luận. Thứ hai, bút ký chính luận là


một tiểu loại văn xuôi phái sinh từ bút ký và giàu chất chính luận. Thứ ba, bút ký
chính luận là một thể loại văn xuôi thuộc loại văn chính luận. Những quan niệm này
được thể hiện cụ thể qua những nội dung sau đây:
Quan niệm 1: Sau khi phân chia hệ thống thể loại ký văn học gồm: ký tự sự, ký
trữ tình và ký chính luận dựa trên tiêu chí cảm hứng sáng tác, nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức đã xếp bút ký chính luận vào hệ thống thể loại của ký chính luận. Và ông
cũng đưa ra những giới thuyết về thể loại này: “Bút ký chính luận kết hợp hai hình
thức tư duy: tư duy chính luận của các hoạt động nhận thức chính trị, triết học, xã hội
học,... với tư duy nghệ thuật đã tạo nên những tác phẩm có màu sắc riêng độc đáo”
[18;210] và “Bút ký chính luận có tác dụng động viên tuyên truyền khá mạnh khi
phần chính luận được xây dựng trên những sự việc và nhân vật chọn lọc tiêu biểu và
được phát triển một cách chặt chẽ có luận cứ sắc sảo, thuyết phục. Từ những hiện
tượng phong phú và phức tạp trong đời sống xã hội nhà văn phát hiện những vấn đề
đặt ra để khẳng định một đường lối, biểu dương một phong trào hoặc để phê phán
một khuynh hướng. Bút ký chính luận bộc lộ rõ nét và mạnh mẽ chính kiến của tác

giả. Trong bút ký chính luận người viết có thể vận dụng hình thức tổng hợp, sử dụng
những tư liệu, những mẫu chuyện kể để làm cơ sở cho những luận cứ của mình.
Người viết cũng có thể giới thiệu vấn đề qua những nhân vật, hoặc sự việc tiêu biểu.
Bút ký chính luận gắn bó với thời cuộc. Nó hưởng ứng và ứng chiến kịp thời với
những vấn đề đặt ra từ đời sống. Bút ký chính luận mang một số đặc điểm trung gian
giữa văn học và báo chí. Một số nhà văn, nhà thơ nhạy bén và sắc sảo trong quan
điểm chính trị đã viết được nhiều bút ký chính luận hay như bút ký chính luận của
Ngô Tất Tố, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải” [18;233]. Qua việc trình bày quan điểm về
thể loại bút ký chính luận, cho thấy Hà Minh Đức xem đây là một thể văn xuôi giàu
chất chính luận và chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của Ký.
Quan điểm 2: Ở Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, các nhà nghiên
cứu đã đưa ra khái niệm “Bút ký chính luận là thể bút ký phản ánh, bình luận kịp thời
những hiện tượng của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,... nhằm khẳng định
một đường lối, biểu dương một phong trào hoặc để phê phán một khuynh hướng”


[69;213] và ở đây những nhà nghiên cứu xếp bút ký vào hệ thống thể loại ký.
Trong Từ điển văn học (bộ mới), Nguyễn Xuân Nam có đưa ra quan niệm “Bút
ký chính luận cũng là một thể văn quen thuộc của báo chí, trong đó thành phần nghị
luận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...) là quan trọng, có khi là chủ yếu. Giá
trị của bút ký chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận, ở sức
thuyết phục của những dẫn chứng. Nó mang tính tranh luận rõ rệt, ứng chiến kịp
thời, có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm nào đó” [72;173]
Cần phải nói rõ, khi trình bày về thể bút ký, Nguyễn Xuân Nam cho rằng “Bút ký
là một thể loại thuộc nhóm thể tài ký” và “có thể chia thành nhiều loại: bút ký báo
chí, bút ký chính luận, bút ký văn học”. Điều này có nghĩa là bút ký chính luận là
một thể loại văn xuôi phái sinh từ bút ký, chịu sự chi phối từ những đặc điểm của
bút ký và loại thể ký, đặc biệt là giàu tính chính luận. Nhưng đến đây một vấn đề
đặt ra: Vậy bút ký chính luận có được xem là một thể loại văn học hay không? Khi
nào nó được nhìn nhận như một thể loại văn học?

Như chúng ta đã biết, văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhưng “ngôn từ không phải
chỉ để sáng tác riêng cho văn học. Xét từ chức năng thông tin của ngôn từ, nó không
phải chỉ để thông tin thẩm mĩ, mà còn là để thông tin sự thật và thông tin lí lẽ.
Những mặt này tuy có những tác dụng và phương thức riêng, đối sánh nhau, nhưng
không tách rời và luôn luôn tác động lẫn nhau. Thông tin thẩm mĩ ngôn từ, đó là
văn học thẩm mĩ... những văn bản thông tin sự thật như báo chí khi đã đạt đến một
trình độ thẩm mĩ nhất định, cũng sẽ trở nên văn học” [33;437] nghĩa là khi một tác
phẩm báo chí nếu đạt đến những giá trị thẩm mĩ và nhân văn nhất định thì hoàn toàn
có thể xem xét, nhìn nhận nó dưới góc độ một tác phẩm văn học nghệ thuật. Nói
như nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam “bút ký có giá trị văn học khi ngôn ngữ
giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác động đến tâm hồn người” [72;173]. Vì
thế, trong thực tế sáng tác, chúng ta nhận thấy bút ký báo chí, bút ký chính luận
cũng có khi thấm đầy chất văn chương và ngược lại bút ký văn học có khi cũng
chứa đầy thông tin nóng hổi của bút ký báo chí hay lập luận rất chặt chẽ của bút ký
chính luận điển hình là những tác phẩm “Ở Mỹ của Gorki, Viết về chiến tranh của


A. Tônxtôi, Thời gian ủng hộ chúng ta của Êrenbua là những thiên bút ký có giá trị
văn học rất nổi tiếng. Một số bài trong Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam của
Thép Mới, Bay theo đường bay dân tộc của Chế Lan Viên cũng có giá trị văn học”
[72;173] hay cả những tập bút ký chính luận nổi tiếng Bọt biển và sóng ngầm của
Lý Chánh Trung, Cho cây rừng còn xanh lá của Nguyễn Ngọc Lan,... cũng thấm
đẫm chất văn chương. Nhưng một khi bút ký chính luận được nhìn nhận dưới góc
độ là một tác phẩm văn học thì trong “gia đình” văn học, bút ký chính luận nằm ở vị
trí nào và mang những đặc điểm gì để có thể khu biệt với các thể loại văn học khác?
Về vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần xác định loại và đặc điểm của bút ký
chính luận.
Quan điểm 3: Nếu như ở hai quan điểm trên, các nhà nghiên cứu xếp bút ký chính
luận vào hệ thống những thể loại của ký thì theo Phương Lựu sau khi luận giải, chỉ ra
những đặc trưng của văn chính luận, đưa loại văn này vào hệ thống loại thể văn học,

đặt ở vị trí ngang hàng với tự sự, trữ tình, kịch,... , nhà nghiên cứu đã xếp bút ký chính
luận vào hẳn loại văn chính luận cùng những lí lẽ lập luận “bút ký chính luận chủ yếu
không nhằm thông tin sự thật, mà là thông tin lí lẽ. Hiển nhiên sự thật là có trong bút
ký chính luận nhưng đó chỉ mới thuộc phần luận cứ. Phần lớn hơn và quan trọng hơn
trong bút ký chính luận là luận chứng và luận điểm. Hoàn toàn có thể và cần phải xếp
bút ký chính luận vào loại tác phẩm văn học chính luận với những đặc trưng như: lấy
đề tài ở những sự việc quan trọng, được nhiều người quan tâm; chủ đề rõ ràng, mang
mục đích tuyên truyền chiến đấu; lập luận chặt chẽ; ngôn ngữ chính xác, ngữ điệu hùng
hồn,...” [33;279] và lý luận phản biện rõ ràng “có ý kiến cho rằng vẫn có thể xếp tùy
bút và bút ký chính luận vào ký, vì trữ tình và nghị luận ở đây đều dựa vào sự thực.
Nhưng phản ánh hiện thực là quy luật chung của mọi loại văn học, hiển nhiên phản ánh
đúng sai, thiếu đủ,... đó là vấn đề khác. Ngay những loại văn học trữ tình và nghị luận
một cách chân thực thậm chí xác thực cũng chưa hẳn là tùy bút và bút ký chính luận:
Hãy nhớ lấy lời tôi, Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta là những thí dụ”
[33;279]. Với việc đặt bút ký chính luận vào loại văn chính luận, nhà nghiên cứu đã
xem bút ký chính luận là một thể văn xuôi chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình


của văn chính luận.
Cả ba quan điểm trên đều thừa nhận sự tồn tại và vai trò quan trọng của yếu tố
chính luận trong bút ký chính luận. Nhưng về việc xác định loại hình của thể bút ký
chính luận trong hệ thống thể loại văn học vẫn chưa có sự thống nhất. Quan điểm 1
và quan điểm 2 có điểm tương đồng khi xem bút ký chính luận một tiểu loại văn
xuôi thuộc hệ thống loại thể ký và chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của
ký nói chung và bút ký nói riêng. Nghĩa là ở bút ký chính luận có sự tồn tại của yếu
tố trần thuật (tự sự, phản ánh người thực, việc thực) nhưng văn học vốn dĩ là phản
ánh hiện thực cuộc sống và bút ký chính luận cũng có thể, cần phải viết về người
thật việc thật. Qua thực tế khảo sát những sáng tác thuộc thể loại này, có thể thấy
tác giả chỉ nhân qua việc viết người thực, việc thực mà lí lẽ và bộc lộ tâm trạng, chứ
không lấy việc trần thuật trở thành cứu cánh. Nếu như đặc trưng của ký là thông tin

sự thật thì bút ký chính luận thông qua sự thật ấy mà thông tin lí lẽ, dùng lí lẽ, lập
luận để bàn bạc, phân tích làm sáng rõ, thuyết phục, động viên, tuyên truyền người
đọc đi theo một quan điểm, khuynh hướng nào đó liên quan đến những vấn đề thời
sự nóng hổi đang diễn ra dưới cái nhìn của tác giả và đó cũng chính là yếu tố góp
phần làm nên giá trị cho tác phẩm. Vậy khi xếp bút ký chính luận vào hệ thống của
ký, tự trong bản thân những quan niệm này đã nảy sinh vấn đề: với vị trí là một tiểu
loại của thể loại bút ký và loại ký, bút ký chính luận sẽ chịu sự chi phối từ những
đặc điểm loại hình của bút ký và ký nhưng ở đây các nhà nghiên cứu vẫn khẳng
định vai trò của tư duy chính luận và điều góp phần tạo nên giá trị tác phẩm bút ký
chính luận vẫn có và có phần đậm đặc của những yếu tố thuộc về đặc điểm của văn
chính luận “bút ký chính luận có tác dụng động viên, tuyên truyền khá mạnh khi
phần chính luận được xây dựng trên những sự việc và nhân vật chọn lọc tiêu biểu và
được phát triển một cách chặt chẽ có luận cứ sắc sảo, thuyết phục” [33;233] hay
“Giá trị của bút ký chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận, ở sức
thuyết phục của những dẫn chứng. Nó mang tính tranh luận rõ rệt, ứng chiến kịp
thời, có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm nào đó” [72;173] Cho nên, phải
chăng việc xếp bút ký chính luận vào hệ thống thể loại ký sẽ không làm nổi bật


được hết vai trò của những đặc điểm chính luận - yếu tố không kém phần quan
trọng làm nên giá trị cho tác phẩm và điều đó là chưa thật phù hợp?
Còn qua việc đưa ra những lí lẽ “bút ký chính luận chủ yếu không nhằm thông tin
sự thật, mà là thông tin lí lẽ. Hiển nhiên sự thật là có trong bút ký chính luận nhưng
đó chỉ mới thuộc phần luận cứ. Phần lớn hơn và quan trọng hơn trong bút ký chính
luận là luận chứng và luận điểm. Hoàn toàn có thể và cần phải xếp bút ký chính
luận vào loại tác phẩm văn học chính luận với những đặc trưng như: lấy đề tài ở
những sự việc quan trọng được nhiều người quan tâm; chủ đề rõ ràng, mang mục
đích tuyên truyền chiến đấu; lập luận chặt chẽ; ngôn ngữ chính xác, ngữ điệu hùng
hồn;...” [33;279], nhà nghiên cứu Phương Lựu xếp bút ký chính luận vào hệ thống
thể loại của văn chính luận. Thật ra, tuy trong tác phẩm bút ký chính luận, việc trần

thuật người thật, việc thật không phải là cứu cánh, là tất cả nhưng để cho những lập
luận, lí lẽ, những luận điểm, luận chứng trở nên hợp lí, xác tín và thuyết phục hơn
thì những yếu tố thuộc về luận cứ (những dẫn chứng, nhân vật, sự việc chọn lọc tiêu
biểu,...) sẽ góp phần không nhỏ cũng như chính yếu tố này cộng hưởng cùng những
yếu tố chính luận tạo nên đặc trưng và sức hấp dẫn cho thể bút ký chính luận. Và
cũng chính yếu tố trần thuật này đã tạo nên một đặc điểm cho bút ký chính luận:
tính phi cốt truyện theo lối kết cấu liên tưởng - một đặc điểm khá tiêu biểu của ký.
Để có một cái nhìn thật sự toàn diện và hình thành nên khái niệm, một hệ thống
những đặc điểm của các thể loại văn học nói chung và bút ký chính luận nói riêng là
một điều không dễ. Nó đòi hỏi cả một thời gian và quá trình nghiên cứu, nghiền
ngẫm lâu dài. Tuy nhiên, qua những ý kiến trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy những
đặc điểm cơ bản của bút ký chính luận - một thể văn với cái gốc là bút ký “nhằm
ghi lại sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe, thường là trong một
chuyến đi” [72;172] để qua đó trình bày sự thẩm định của tác giả- một sự thẩm định
dựa trên cơ sở của những cảm xúc thẩm mĩ. Những điều “mắt thấy tai nghe” ấy tuy
không đòi hỏi phải tính thời sự thật gắt gao nhưng phải thật tiêu biểu, điển hình và
có đủ bề dày để qua đó nhà văn phát triển mạch suy tư chính luận nghệ thuật của
mình. Ngay ở mạch suy tư này cũng khá phóng khoáng tuy “ít triền miên, ít phóng


túng như tùy bút” [72;173]. Và “trong đó thành phần nghị luận (về chính trị, kinh
tế, quân sự, văn hóa,…) là quan trọng, có khi là chủ yếu. Giá trị của bút ký chính
luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận, ở sức thuyết phục của những
dẫn chứng. Nó mang tính tranh luận rõ rệt, ứng chiến kịp thời, có tác dụng tuyên
truyền cho một quan điểm nào đó” [72;173].
Đến đây vấn đề đặt ra: bút ký chính luận nằm ở đâu trong hệ thống phân loại
văn học truyền thống? Là một tiểu loại của bút ký hay là một thể loại của loại văn
chính luận? Sau quá trình trình bày, xem xét cùng với việc tiếp cận trực tiếp những
tác phẩm bút ký chính luận có thể thấy những đặc điểm của thể loại bút ký và loại
văn chính luận có tồn tại và đóng những vai trò nhất định trong việc hình thành nên

những đặc điểm mang tính khu biệt và giá trị cho thể loại bút ký chính luận. Vì vậy,
có lẽ đặt nó ở vị trí trung gian giữa thể loại bút ký và loại văn chính luận là phù hợp
hơn cả. Bởi trên thực tế, các loại hình văn học không bao giờ tồn tại tách biệt, với
những ranh giới không thể vượt qua. Trong khi sáng tác, nhà văn vừa tôn trọng
những chuẩn mực mang tính quy ước của thể loại vừa có nhu cầu vượt ra khỏi
những giới hạn để sáng tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Các thể loại trung
gian (intermediary), không thể quy hẳn về một phía nào, vì thế, luôn xuất hiện như
hiện tượng tất yếu; đó là trường hợp của thơ văn xuôi, kịch thơ, tùy bút, bút ký, v.v...
Mọi giải pháp phân loại đều mang tính tương đối vì không một hệ thống lý thuyết
nào có thể bao quát được trọn vẹn sự tồn tại đa dạng và luôn tươi mới của loại thể
văn học. (Arixtôt chia làm ba loại: tự sự, trữ tình và kịch; ở Việt Nam xuất hiện
nhiều cách chia khác nhau: chia ba - truyện, thơ và kịch; chia bốn - tự sự, trữ tình,
kịch và ký; chia năm - tự sự, trữ tình, kịch, ký và chính luận).
Về điểm này, Trần Đình Sử đã có ý kiến rất xác đáng:
“Các cách phân loại nói trên tuy có các ưu điểm khác nhau nhưng đều mang
tính tương đối. Bởi vì, trên thực tế, thể loại văn học rất đa dạng, không một lối nào
bao quát được trọn vẹn và sít sao. Trước hết là các thể loại trung gian, kết hợp loại
này và loại kia, không thể quy hẳn về một loại nào (...). Mặt khác, nhiều thể loại ký
quy vào tự sự cũng không thật thích hợp, vì cốt truyện ít phát triển, mà chất trữ tình


lại cao” [56;172].
Trong Văn học - thế giới mở, Nguyễn Thành Thi cho rằng những thể loại
mang tính chất trung gian, “hỗn dung” ví dụ như tùy bút, kịch thơ, truyện thơ,
truyện ngắn trữ tình hóa,... là kết quả từ quá trình tương tác giữa các thể loại: “Khái
niệm tương tác thể loại - có thể hiểu bao quát hơn - là hiện tượng hai hay nhiều thể
loại của một giai đoạn, một thời kỳ, một nền văn học, thuộc về một hay nhiều hệ
thống thể loại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau,… để cùng biến
đổi hoặc hình thành thể loại mới” [59;14]. Theo định hướng nghiên cứu này, có thể
xem bút ký chính luận là thể loại được tạo ra từ quá trình tương tác tổng hợp giữa

bút ký và văn chính luận. Ở đây, những đặc điểm của thể bút ký và loại văn chính
luận không tồn tại theo kiểu luân phiên, xen kẽ mà xuyên thấm, hài hòa, hỗ trợ làm
nổi bật vai trò của nhau trong một chỉnh thể độc đáo. Sự hơn kém hoặc cân bằng
giữa những đặc điểm của thể bút ký và loại chính luận trong bút ký chính luận chỉ
có ý nghĩa tương đối, định tính, nhưng lại là những căn cứ quan trọng giúp việc khu
biệt thể loại bút ký chính luận với các thể loại khác ví dụ: chính yếu tố chính luận
giúp phân biệt với các thể loại thuộc hệ thống bút ký tự sự hay bút ký trữ tình; hoặc
chính yếu tố tự sự, trần thuật người thật, việc thật, sự xuất hiện của nhân vật trần
thuật (thường là cái tôi trần thuật) trong bút ký đã giúp phân biệt với các thể loại
thuộc loại văn chính luận: Cáo, hịch, tuyên ngôn,... Đến đây, có lẽ chúng ta đã có cơ
sở để xem bút ký chính luận là một thể loại văn xuôi nằm trong sự tương tác thể
loại giữa bút ký và văn chính luận, nó sẽ chịu sự chi phối những đặc điểm của cả
hai loại hình này từ đó tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Sáng tác văn chương, từ trong bản chất, là một hình thức giao tiếp thẩm mỹ
vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có thuộc tính tự nhiên. Mà trong thế giới tự nhiên đa
dạng thì những hiện tượng lai ghép, lưỡng tính luôn tồn tại như một thực tế không
thể phủ nhận. Vấn đề có thể sẽ phức tạp hơn khi vận dụng quan điểm này để xem
xét những tác phẩm cụ thể. (Ví dụ: làm sao để phân biệt tùy bút với bút ký - một thể
loại ký cũng thường mang không ít màu sắc trữ tình). Nhưng không thể vì muốn có
được sự tường minh về lý thuyết mà lại gò ép thực tiễn sinh động vào những khuôn


mẫu không thực sự phù hợp. Cơ sở lý luận vốn có về loại thể văn chương cần được
quan niệm linh hoạt, như một hệ thống mở, thì mới dung hợp hết những hình thức
tồn tại trung gian hoặc mới được sáng tạo ra. Bút ký chính luận đã tồn tại trong nền
văn học với tư cách một thể loại riêng biệt. Cho nên, hoàn toàn có thể tìm thấy một
số đặc điểm mang tính nòng cốt từ sự tương tác thể bút ký và loại văn chính luận để
phân biệt nó với các loại hình văn xuôi nghệ thuật khác.
1.1.2. Đặc điểm của thể loại bút ký chính luận
Thể loại là khái niệm dùng để chỉ những đặc điểm có tính chất loại hình của

tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung tư tưởng, cảm xúc thì có một kiểu hình
thức thể loại nhất định. Nó tồn tại trong những yếu tố lặp đi lặp lại, ổn định, bền
vững của cấu trúc tác phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài căn cứ vào yếu tố loại
(tự sự, trữ tình, kịch, ký, chính luận), công việc khảo sát đặc điểm của một thể loại
văn học còn có thể dựa trên những bình diện sau đây: nội dung thể tài (lịch sử dân
tộc, văn hóa - phong tục, thế sự, đời tư,…); cảm hứng (anh hùng ca, bi ca, lãng
mạn,…); hình thức lời văn (văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu); dung lượng (đoản
thiên, trung thiên, trường thiên).
-

Đề tài: là thể loại hình thành trong sự tương tác giữa thể bút ký và loại văn
chính luận, bút ký chính luận lấy đề tài ở những sự việc quan trọng được
nhiều người quan tâm: chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự,… bộc lộ chủ đề
rõ ràng tính khuynh hướng, tính mục đích, và tính chiến đấu. Qua đó, hướng,
thuyết phục người đọc bằng những lập luận, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể rõ ràng,
chặt chẽ đi theo những quan điểm, dòng suy nghĩ của tác giả.

-

Trần thuật: bút ký chính luận cũng trần thuật người thật, việc thật nhưng
thông qua việc trần thuật nhằm thông tin lí lẽ và thể loại này có khả năng
thông tin lý lẽ một cách sinh động, đa dạng. Ở đây, cái “tôi” tác giả hoàn
toàn có quyền bộc lộ trực tiếp khuynh hướng qua ngôn ngữ chính luận, trữ
tình của mình.

-

Kết cấu: Kết cấu trong bút ký chính luận là sự liên hợp giữa kết cấu liên
tưởng- xen kẽ các sự kiện, con người với những đoạn nghị luận, trữ tình của



nhân vật – một kiểu kết cấu đặc trưng của thể bút ký và kiểu kết cấu chặt chẽ
của văn chính luận với sự đan cài của các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận
chứng. Hai kiểu kết cấu này không tồn tại tách biệt mà chúng luôn hòa phối,
bổ trợ cho nhau để góp phần tạo nên chỉnh thể bút ký chính luận.
Bút ký chính luận thường bắt đầu từ một vài sự kiện, tình huống, hoàn cảnh
có thật, điển hình, nổi bật hoặc lấy một vấn đề, câu chuyện có liên quan đến chủ đề
tác phẩm, mang ý nghĩa thời sự làm cái cớ, để qua đó tác giả đi vào phân tích, bàn
luận nhằm rút ra những vấn đề, những kết luận có ý nghĩa.
Mỗi tác phẩm - căn cứ vào kiến thức của người viết và căn cứ vào tầm quan
trọng, mức độ điển hình của luận cứ có những cách xây dựng luận chứng không
giống nhau và chính điều này giúp tác giả bộc lộ bản sắc cá nhân và giải thích cho
việc vì sao cùng một vấn đề, một quan điểm nhưng mỗi tác giả có một cách thể hiện
trong lập luận khác nhau qua việc vận dụng các thao tác lập luận: chứng minh, giải
thích, phân tích, bình luận và những thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, đảo cấu
trúc câu, lối nói ví von, ẩn dụ…. Yêu cầu luận cứ trong tác phẩm bút ký chính luận
phải đáp ứng được là: có thật và tiêu biểu. Và luận cứ ở đây không đòi hỏi tính thời
sự gắt gao. Để tác phẩm có tính khái quát cao, tác giả phải lựa chọn những dữ kiện
có khoảng không gian đa dạng và một thời gian mang tính kiểm nghiệm nào đó.
Thường tác giả phải là người theo dõi, suy nghĩ về vấn đề sẽ viết trong một thời
gian nhất định và sự việc vừa xảy ra được coi như “giọt nước” cuối cùng làm “tràn
ly”.
Tùy thuộc vào ý đồ của tác giả và căn cứ vào tính chất của luận cứ để xây
dựng luận chứng với những cấp độ khác nhau. Có tác phẩm chỉ dừng lại ở chỗ nêu
vấn đề, có tác phẩm lý giải vấn đề đã nêu ra và cũng không ít tác phẩm ngoài việc lý
giải vấn đề còn mạnh dạn đề xuất những biện pháp, phương hướng giải quyết,…
Những luận chứng phải gắn liền với luận cứ, xuất phát từ luận cứ theo một quan
điểm rõ ràng, không úp mở hay giấu giếm. Tác phẩm bút ký chính luận không chấp
nhận sự lập lờ, hai mặt trong thái độ, quá trình bộc lộ quan điểm của tác giả.
-


Cảm hứng: Ở tác phẩm bút ký chính luận những cảm hứng trữ tình, cảm


hứng thế sự, cảm hứng phê phán và cảm hứng châm biếm thường xuất hiện
và bộc lộ qua những lí lẽ, lập luận, những dòng tự sự của nhân vật trần thuật“tôi”.
-

Lời văn, giọng điệu: lời văn, giọng điệu trong bút ký chính luận thường giàu
chất chính luận, ngôn ngữ thường chính xác (chính xác với bản chất của đối
tượng và chính xác trong thái độ đối với đối tượng đó) nhưng vì những đặc
điểm trên, ngôn ngữ chính luận ở đây cũng giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm
nhất định. Vì cảm hứng sáng tác chi phối trực tiếp đến giọng điệu nên ở những
tác phẩm bút ký chính luận sẽ xuất hiện sự phức hợp của những giọng điệu: trữ
tình, thế sự, phê phán, châm biếm,… Và dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp,
yếu tố tranh luận gần như luôn có mặt vì vậy về mặt cú pháp, thường có sự xuất
hiện với tần số không nhỏ những câu nghi vấn trong tác phẩm bút ký chính
luận. Do phải thuyết phục, động viên, đấu tranh hoặc phải tranh luận, bút ký
chính luận thường dùng những kiểu điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc,…;
dùng lối nói, lối chơi chữ ẩn dụ, ví von… giàu hình ảnh và thường mang ý
nghĩa tiêu cực; dùng cách đảo trật tự cú pháp qua việc đưa thành phần được
nhấn mạnh ra trước. Để tăng sức tác động mạnh mẽ đến người đọc, ngữ điệu
trong bút ký chính luận thường dứt khoát, mang tính khẳng định. Đây cũng là
một trong những lí do dẫn đến sự xuất hiện với tần số không nhỏ của những
câu cảm thán mang tính khẳng định cao trong những sáng tác thuộc thể bút ký
chính luận.

-

Dung lượng: dung lượng của mỗi tác phẩm bút ký chính luận thường ngắn

gọn, hàm súc đủ để tác giả bày tỏ những quan điểm, lí lẽ, chính kiến của
mình đối với vấn đề được bàn bạc. Tuy nhiên, có khi với những vấn đề tác
giả cần phân tích, luận bàn chính xác, sâu sắc, bày tỏ quan điểm rành mạch,
rõ ràng, cụ thể thì dung lượng tác phẩm sẽ có độ dài hơn mức bình thường và
phải chăng đây là một đặc điểm của văn chính luận đã chi phối đến bút ký
chính luận, nó trở thành một trong những yếu tố giúp ta có thể phân biệt
giữa bút ký chính luận và ký chính luận trong báo chí.


1.2. Những tiền đề cho sự phát triển của bút ký chính luận ở miền Nam 1954 - 1975
Do những biến cố xảy ra kể từ khi Mỹ thật sự thay thế người Pháp, điều hành
chính quyền Sài Gòn, cai trị nhân dân miền Nam không những bằng nhà nước, quân
đội mà còn cả bằng chính trị văn hóa. Đồng thời, với âm mưu chia cắt đất nước ta
lâu dài, nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, người Mỹ không những đổ quân ào
ạt vào miền Nam mà còn đem theo tiền Mỹ, lối sống Mỹ, văn hóa phẩm Mỹ,… đã
ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người dân đô thị miền Nam.
1.2.1. Chính trị xã hội miền Nam đương thời dưới ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân mới Mỹ
Tháng 7 năm 1954, khi những điều khoản ghi trong Hiệp định Genevơ có
hiệu lực, đất nước tạm chia cắt thành hai miền với ranh giới là vĩ tuyến 17. Miền
Bắc tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế từng bước xây
dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất nước nhà. Miền Nam phải tiếp tục sống trong khói lửa đau thương của chiến
tranh, dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ và chính quyền Sài
Gòn, Sài gòn trở thành nơi tập trung bộ máy đầu não của đế quốc Mỹ và bọn tay
sai, trong đó có đại sứ quán Mỹ, các cơ quan cố vấn cao cấp Mỹ, các cơ quan trung
ương của cái chính phủ bù nhìn tay sai Mỹ. Với việc xây dựng hệ thống chính
quyền hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, Mỹ thật sự đã thay người Pháp,
điều hành chính quyền Sài Gòn cai trị nhân dân miền Nam không những bằng nhà
nước, quân đội, mà còn bằng cả chính trị văn hóa, nhằm bánh trướng thế lực của

mình ở miền Nam cũng như ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Để thực thi thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, người Mỹ đã dựng lên
chính quyền Ngô Đình Diệm với chiêu bài tự do dân chủ được tô vẽ trên một triết
thuyết có tên “Cần lao nhân vị”. Song vẫn không che đậy được bản chất phi nghĩa
và phi dân tộc của cái gọi là chính thể “Việt Nam Cộng Hòa”, cũng như không thể
điều hòa được những mâu thuẫn nẩy sinh trong lòng xã hội ấy. Vì thế, chính trị xã
hội ở miền Nam nói chung và ở đô thị miền Nam nói riêng luôn bất ổn.


Nhiều cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền tay sai của nhân dân nổi lên
khắp nơi từ thành thị đến nông thôn. Vì vậy, chỉ sau vài năm cầm quyền, chính quyền
Ngô Đình Diệm đã ra sức thực hiện những thủ đoạn đàn áp nhân dân, chống phá cách
mạng. Đồng thời để củng cố sự tồn tại của chế độ, chủ nghĩa chống cộng lúc này
được coi là “Quốc sách”. Để thực hiện mục đích này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã
ban hành hàng loạt sắc lệnh tàn bạo, dã man và đẫm máu mà đỉnh cao là luật 10/1959,
để tàn sát những người cộng sản và đồng bào yêu nước đang từng ngày, từng giờ đấu
tranh cho độc lập tự do và thống nhất đất nước (Chính quyền Ngô Đình Diệm thiết
lập ba tòa án quân sự đặc biệt ở Sài Gòn, Huế và Buôn Ma Thuột. Tòa án này chỉ có
hai mức xử: tử hình và khổ sai chung thân, không kháng án).
Với những thủ đoạn tàn ác này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn muốn đập tan
khát vọng độc lập, tự do, thống nhất, dân chủ và đốt cháy ý chiến đấu của nhân dân
ta. Cùng chung số phận của nhân dân, văn nghệ sĩ tiến bộ ở thành thị miền Nam cũng
là một đối tượng bị đàn áp dã man ngay từ những ngày đầu khi đất nước tạm chia cắt.
Những năm đầu (1954- 1959) là cuộc chiến tranh một phía. Sau khi xóa bỏ lực
lượng Bình Xuyên, đánh tan quân đội các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo ở Nam Bộ,
tiến công nhóm vũ trang Đại Việt ở Trung bộ. Mỹ và Ngô Đình Diệm nắm chắc bộ
máy cảnh sát và quân đội, kiểm soát hầu hết lãnh thổ miền Nam. Họ triển khai quốc
sách tố cộng, truy nã những người kháng chiến cũ, bức hại gia đình những người này,
gây ra nhiều vụ án tàn sát đẫm máu, cướp ruộng đất của nhân dân do chính phủ kháng
chiến chia trước đây, bắn giết, tù đày những người tay không đòi chính quyền hai

miền hiệp thương để tổ chức tổng tuyển cử đi tới thống nhất nước nhà.
Từ đầu những năm 60, chỉ sau những năm dưới bộ máy chính quyền của Ngô
Đình Diệm, nhiều âm mưu đảo chính của các phe phái chính trị đối lập liên tiếp xảy
ra dưới chiêu bài chống lại chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô. Điều này đã đẩy
miền Nam vào những cơn địa chấn báo hiệu một sự khủng hoảng về chính trị xã hội
mà đỉnh cao là cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Sau khi
tập đoàn gia đình trị họ Ngô suy sụp, ngụy quân ngụy quyền miền Nam trải qua một
giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và liên tục. Mới đầu tháng 11 năm 1963 Dương


Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm thì đến cuối tháng Giêng 1964 Nguyễn Khánh đưa
ra cái gọi là “Hiến chương Vũng Tàu ngày 16 tháng 8 năm 1964” đặt Khánh lên ghế
“quốc trưởng” thì nhân dân các đô thị miền Nam liên tiếp xuống đường kịch liệt
phản đối. Ngày 20 tháng 8 năm 1964 hơn hai mươi vạn nhân dân Sài Gòn bao vây
dinh Độc Lập đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi thủ tiêu “Hiến chương Vũng Tàu”.
Bốn hôm sau, ba vạn nhân dân thành phố Đà Nẵng biểu tình, bãi thị, tháng tám
1964 hơn bốn mươi vạn sinh viên, học sinh và nhân dân Sài Gòn đòi công bố bản
tuyên ngôn đấu tranh chống Nguyễn Khánh. Những người đi biểu tình đã dũng cảm
phá hàng rào cảnh sát, xông vào đập phá tầng một trụ sở Bộ thông tin của Nguyễn
Khánh và chiếm đài phát thanh Sài Gòn. Cũng trong ngày 25 tháng 8, biểu tình
chống Nguyễn Khánh nổ ra dữ dội ở Huế. Đài phát thanh Huế bị quần chúng chiếm
ngót hai mươi phút… Hoảng sợ và bối rối trước phong trào đấu tranh sôi sục của
nhân dân miền Nam, ngày 25 tháng 8 năm 1964 , Mỹ ra lệnh cho Nguyễn Khánh và
cái gọi là “Hội đồng quân đội” Ngụy phải tự tuyên bố giải tán và hủy bỏ “Hiến
chương 16 tháng tám” để đến ngày 27 tháng Tám đẻ ra một thứ quái thai mới gọi là
“Ban lãnh đạo lâm thời quốc gia quân đội” gồm ba nhân vật Dương Văn Minh,
Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm. Nhưng, đến giữa tháng chín 1964, tình thế lại
sục sôi. Ngày 13 Nguyễn Khánh bị đảo chính hụt. Các ngày tiếp theo 14,15,16
tháng chín, nhiều cuộc biểu tình nổ ra với hàng chục vạn người tham gia. Chính phủ
Trần Văn Hương được dựng lên rồi lại bị quần chúng kịch liệt phản đối. Sau tập

đoàn Khánh- Hương lại đến tập đoàn Thiệu - Kỳ… Các tập đoàn bù nhìn ấy liên
tiếp dựng lên rồi đổ xuống. Giữa lúc bộ máy ngụy quyền chông chênh trên làn sóng
đấu tranh sôi sục của quần chúng, được soi sáng bằng những đường lối cách mạng
đúng đắn của Đảng, quân và dân miền Nam đã giáng những đòn chí mạng vào đầu
Mỹ- Ngụy. Với những sự kiện này đã làm cho xã hội miền Nam vốn bất ổn lại càng
bất ổn hơn:
Ngay từ năm 1960, để đối phó và hy vọng đàn áp được cuộc đấu tranh vũ
trang của nhân dân miền Nam, Mỹ đã quyết định tài trợ để tăng nhanh lực lượng
quân đội Sài Gòn. Trên thực tế, cuộc chiến tranh đặc biệt ngày càng lún sâu,…


×