Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

đặc điểm cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn và tạp văn của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 293 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO

ĐẶC ĐIỂM CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TẠP VĂN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHƯ THẢO

ĐẶC ĐIỂM CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TẠP VĂN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:

602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN THỊ HAI



Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐBT

Cánh đồng bất tận

GT

Giao thừa

GLVCCCK

Gió lẻ và 9 câu chuyện khác

HRCM

Hương rừng Cà Mau

KHXH

Khoa học xã hội

NĐKT

Ngọn đèn không tắt


NMCNNM

Ngày mai của những ngày mai.

NNTD

Ngôn ngữ toàn dân

Nxb

Nhà xuất bản

PNNB

Phương ngữ Nam Bộ

TN NNT

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr

Trang

TV NNT


Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 2
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................... 5
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................................... 7
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN........................................................................................................................ 7
7. TƯ LIỆU NGUỒN ............................................................................................................................. 7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................... 9
1.1. Những vấn đề về ngôn ngữ ............................................................................................................ 9
1.1.1. Ngôn ngữ toàn dân ...................................................................................................9
1.1.2. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ. ...............................................................................9
1.2. Những vấn đề về phương ngữ ..................................................................................................... 10
1.2.1. Từ địa phương .........................................................................................................10
1.2.2. Khái niệm phương ngữ ...........................................................................................12
1.2.3. Xu hướng phân vùng phương ngữ ........................................................................13
1.2.4. Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ .....................................................................13
1.2.5. Phương ngữ Nam Bộ ..............................................................................................14
1.3. Ngôn ngữ và sáng tác văn chương .............................................................................................. 20
1.3.1. Ngôn từ ....................................................................................................................20
1.3.2. Ngôn ngữ văn chương ............................................................................................21
1.3.3. Lời văn và ngôn ngữ văn học toàn dân .................................................................22



1.3.4. Vấn đề phương ngữ trong tác phẩm văn học ........................................................23
1.4. Các phương tiện của lời văn nghệ thuật .................................................................................... 25
1.4.1. Phương tiện tu từ. ...................................................................................................25
1.4.2. Biện pháp tu từ ........................................................................................................27
1.5. Ý nghĩa cực cấp trong tiếng Việt................................................................................................. 28
1.5.1. Hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là một từ. ..................................................28
1.5.2. Hình thức biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn. ...........................................28
1.6.Trường từ vựng .............................................................................................................................. 29
1.7. Những vấn đề về phong cách....................................................................................................... 30
1.7.1. Phong cách ngôn ngữ văn chương ........................................................................30
1.7.2. Phong cách khẩu ngữ tự nhiên ..............................................................................30
1.8. Chuẩn phong cách......................................................................................................................... 31
1.8.1. Chuẩn phong cách chức năng ...............................................................................31
1.8.2. Chuẩn địa phương ..................................................................................................31
1.8.3. Chuẩn cá nhân ........................................................................................................32
1.8.4. Lệch chuẩn ..............................................................................................................32
1.9. Phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chương.......................................................................... 33

Chương 2: KHẢO SÁT CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN
NGỌC TƯ .......................................................................................................... 35
2.1. Phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ................................................... 35
2.1.1. Phương diện ngữ âm ..............................................................................................35
2.1.2. Phương diện từ vựng ngữ nghĩa ............................................................................38
2.2. Cách sử dụng từ láy trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. .................................................... 63
2.3. Cách sử dụng từ ngữ biểu đạt ý nghĩa cực cấp. ....................................................................... 67
2.4. Cách sử dụng từ ngữ trong biện pháp tu từ của Nguyễn Ngọc Tư ...................................... 71
2.5. Đặc điểm tu từ của kết cấu ngữ pháp trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư. ............................. 81



2.5.1. Biến thể phong cách có mô hình “CV x” .............................................................81
2.5.2. Biến thể phong cách có mô hình “x CV ” ............................................................82

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN
NGỌC TƯ .......................................................................................................... 86
3.1 Cách sử dụng từ ngữ Nam Bộ trong một số sáng tác của nhà văn Sơn Nam ...................... 86
3.1.1 Phương diện ngữ âm ...............................................................................................86
3.1.2. Phương diện từ vựng, ngữ nghĩa ...........................................................................87
3.2 Một vài so sánh về cách sử dụng từ ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nhà văn Sơn
Nam ................................................................................................................................................. 90
3.2.1 Bảng so sánh ............................................................................................................90
3.2.2. Những điểm tương đồng trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư và
Sơn Nam ..................................................................................................................92
3.2.3. Điểm khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư và Sơn Nam .93
3.3 Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư ..................... 95
3.3.1. Cách sử dụng từ chỉ địa danh - nhân danh ...........................................................95
3.3.2. Sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ. ...................................................................98
3.3.3. Dùng từ ngữ khẩu ngữ .........................................................................................100
3.3.4. Cách kết hợp để tạo ra những yếu tố chỉ mức độ cao của tính từ......................102
3.3.5 Về kết cấu cú pháp. ................................................................................................104
3.3.6. Tu từ ......................................................................................................................105
3.4 Đặc điểm phong cách Nguyễn Ngọc Tư ................................................................................... 106
3.4.1 Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn Nam Bộ.....................................................................106
3.4.2. Nguyễn Ngọc Tư - phong cách khẩu ngữ tự nhiên. ...........................................107
3.4.3. Giọng điệu nổi bật trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư. ..........................................109

KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................113



MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phong cách nghệ thuật của một nhà văn thể hiện ở sự tinh tế về kiến thức và
sáng tạo độc đáo của họ trong việc sử dụng ngôn ngữ văn chương. Dĩ nhiên, ngoài
chất liệu ngôn ngữ, đặc sắc của phong cách nghệ thuật còn biểu lộ ở việc nhà văn
chọn lựa đối tượng trong sáng tác, lựa chọn các hình ảnh có sức gợi tả, gợi tình trong
việc xây dựng hình tượng,… tạo cho tác phẩm của mình có một sức hấp dẫn đặc biệt,
thu hút mạnh người đọc. Song, chính vì ngôn ngữ là chất liệu để sáng tác, nên phong
cách của mỗi nhà văn trong cách mô tả cảnh vật, trình bày sự kiện, trong việc phô
diễn và khêu gợi tình ý,… đều ít nhiều biểu hiện ở việc sử dụng ngôn từ của họ. Do
đó ngôn ngữ văn chương cũng là một căn cứ quan trọng để ta khảo sát, khám phá
phong cách của nhà văn.
Bên cạnh đó, ai cũng biết rằng tiếng Việt là một thứ ngôn ngữ thống nhất
nhưng uyển chuyển với những sắc thái địa phương khác nhau. Có thể nói phương ngữ
có vai trò nhất định trong sáng tác văn chương, đó là ghi dấu ấn địa phương cho các
văn bản, làm nổi bật ngôn ngữ nhân vật, và góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ
toàn dân. Khi xét mối quan hệ giữa phương ngữ với tác phẩm văn học, chúng ta
không chỉ xem xét phương ngữ để nhận thức, để biết được đặc điểm của nó mà cái
chính là phải quan sát nó đi vào ngôn ngữ văn học như thế nào để đạt hiệu quả nghệ
thuật cao.
Lịch sử văn học đã chỉ rõ một điều rằng không ít nhà văn thành công trong việc
sử dụng từ ngữ địa phương như: Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Nguyển Công Hoan,
Nam Cao, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam. Gần đây nhất, trong văn
chương Nam Bộ lại có Lý Lan, Dạ Ngân và nổi trội là Nguyễn Ngọc Tư.
Khi nói về thành công của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Nguyễn Quang Sáng có
nhận xét: “Với giọng văn mộc mạc bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một
không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng Tổ quốc - mũi



Cà Mau của những con người mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của
sông nước, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa. Qua ngòi bút
của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả
một tâm hồn vừa nhân hậu vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế…”. Huỳnh Công Tín
trong quyển “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ” cũng có những đánh giá cao về ngôn ngữ
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: “Ngôn từ trong tất cả truyện ngắn của chị, từ ngôn
ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ
Nam Bộ trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một
văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy yêu thích”.
Quả đúng như vậy, nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đậm chất Nam Bộ đã
góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Tuy là một nhà văn trẻ, số lượng tác phẩm chưa đủ dày để bộc lộ một phong
cách già dặn, vững chãi, nhưng những đóng góp nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nhất là
cách sử dụng từ ngữ Nam Bộ, của Nguyễn Ngọc Tư cũng đáng để chúng ta quan tâm,
nghiên cứu. Hơn nữa việc khảo sát cách sử dụng từ ngữ địa phương, nhất là từ ngữ
địa phương Nam Bộ, trong các tác phẩm văn học, hiện nay cũng chưa nhiều. Chính vì
những suy nghĩ như vậy mà chúng tôi quyết định đi vào đề tài tìm hiểu: “Đặt điểm
cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn (và tạp văn) của Nguyễn Ngọc Tư”. Đồng thời
để làm rõ những đặc điểm ấy trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi có tiến hành
so sánh cách sử dụng từ ngữ giữa Nguyễn Ngọc Tư với nhà văn Sơn Nam qua một số
tác phẩm tiêu biểu của ông.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Với cách viết của mình, Nguyễn Ngọc Tư nhận được rất nhiều lời khen nhưng
cũng không ít lời chê. Đa số là những lời bình, nhận xét chung chung một khía cạnh
nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. Các bài viết như vậy nhìn chung mang
tính chủ quan, và chủ yếu xuất hiện trên các báo và mạng internet. Ví dụ bài của
GS.Trần Hữu Dũng “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam” đăng trên Báo Văn nghệ
số 39 tháng 9/2005. Trong bài này, tác giả đã khai thác cả nội dung và nghệ thuật, đặc

biệt nhấn mạnh tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư. Ông có


những nhận xét rất sâu sắc về “nồng độ phương ngữ miền Nam” cũng như biệt tài sử
dụng nó trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Huỳnh Công Tín trong bài
“Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ Nam Bộ” (Báo Văn Nghệ sông Cửu Long) đã chú ý
vào những không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, và cho rằng “…
vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính
chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị.” Ông cũng thừa
nhận khả năng miêu tả tâm lý người và miêu tả tâm lý vật hết sức sắc sảo của Nguyễn
Ngọc Tư, và khẳng định cái đáng quý cần phải phát huy ở tác giả trẻ này là “Chất
Nam Bộ trong sáng tác”. Trần Phỏng Điều với bài “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư” ở mục “Phê bình” của trang web “E-văn” ngày 14/06/2006
cho rằng hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng dòng
sông là thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Nếu đánh mất đi vùng
thẫm mỹ này thì Nguyễn Ngọc Tư cũng làm mất đi rất nhiều giá trị thẫm mỹ trong tác
phẩm của mình. Thụy Khuê trong “Không gian sông nước trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư”, trên web “Viet-studies” thống nhất ý kiến với nhiều bạn đọc cho
rằng Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một không gian Nam Bộ với ruộng đồng
sông nước đặc sắc trong tác phẩm của mình, góp phần to lớn vào việc phục vụ cho ý
đồ nghệ thuật của tác giả. Còn Mai Hồng với bài “Thời gian huyền thoại trong truyện
ngắn “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư”, cũng trên web “Viet-studies”, đã
chỉ ra kiểu thời gian huyền thoại trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, đây là cái
nhìn mới lạ trong việc tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Bài “Hình tượng con
người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” trên “Tạp Chí Văn nghệ quân
đội” của Phạm Thái Lê đã chỉ ra “môtíp người nghệ sĩ cô đơn” trong hành trình đơn
độc và vô vọng để đi tìm cái Đẹp ở đời. Tác giả đã kết luận: “Cũng đề cập đến nỗi cô
đơn của con người nhưng chúng tôi nhận thấy quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất
khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc
Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan

tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy
trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làm người. Cô đơn


trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái “Đẹp”, cái “Thiện”. Bên
cạnh đó cũng có một số bài viết như: Kiệt Tấn với bài “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi như kẻ
đẽo cày giữa đường” (Người đô thị, số 35), Nguyễn Tý với bài “Ngày đầu năm đọc
Cánh đồng bất tận, với sức hút kỳ lạ” (Báo Công an TP.HCM tháng 2.2006), Đoàn
Nhã Văn và bài “Nắng, gió, vịt, và đàn bà giữa cánh đồng bất tận (Tạp chí văn hóa
phật giáo, số 11.2005), Hoàng Thiên Nga với “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng
bất tận” (Thời báo kinh tế Sài Gòn 11.2005), Dạ Ngân “May mà có Nguyễn Ngọc
Tư” (Tuổi trẻ online 16/04/2006), Trần Hoàng Thiên Kim “Nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư: Tôi “điên” không đều (Thể thao và văn hóa 15/02/2008), Đình Khôi – Văn
Quỳnh “Văn Nguyễn Ngọc Tư – số lượng hay chất lượng” (Thể thao và văn hóa
19/10/2008), Evan.com.vn “Nguyễn Ngọc Tư; Trái sầu riêng vùng đấy Mũi”… Nhìn
chung đây chỉ là những bài viết đơn lẻ chưa đủ để coi là công trình hoàn chỉnh. Riêng
những bài viết nghiên cứu vấn đề sử dụng từ ngữ của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư để
làm nổi bật sắc thái, đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn thì rất ít. Bắt đầu từ
2008 mới có vài công trình khoa học, bài viết đi sâu vào việc khảo sát cách sử dụng
từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư. Chẳng hạn Nguyễn Thành Ngọc Bảo, với luận văn thạc
sĩ, “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” đã nêu lên hai vấn đề. Thứ nhất là nêu
lên “Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”.
Thứ hai là nêu lên “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Với 40
truyện ngắn được lựa chọn để tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, Nguyễn
Thành Ngọc Bảo cũng nêu lên sở trường sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ của cây bút này.
Có thể thấy rằng đây là đề tài mang tính lý luận văn học. Trong năm 2009 trên tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống, số 4 có bài “Tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư” của tác giả Dương Thanh Bình ở Sóc Trăng. Ở bài viết này, tác giả chủ yếu
khai thác ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư với tất cả mọi khía cạnh về ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp ở mức độ khái quát; nhất là nhấn mạnh cách sử dụng từ ngữ giàu

màu sắc địa phương của Nguyễn Ngọc Tư. Bài viết giúp người đọc có một cái nhìn
mới đầy thú vị về những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Cùng năm 2009 có một luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Bình Khang, với đề tài “Phương ngữ Nam Bộ trong các sáng


tác của Nguyễn Ngọc Tư”. Đây là đề tài chuyên biệt về ngôn ngữ trong các sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả này đã nêu lên được “Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong
các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong giai đoạn đầu và sau”. Trên cơ sở phát hiện
những biến thể ngữ âm, từ vựng và từ ngữ địa phương Nam Bộ, Nguyễn Bình Khang
kết luận về “Đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư”: giàu hình tượng và
giàu tính cụ thể, giàu tính biểu cảm với các thán từ và cách ngắt câu của âm điệu,
giàu tính cường điệu dí dỏm hài hước…
Tất cả những bài viết trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài của mình
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đọc các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy tài nghệ của nhà văn này thể
hiện một cách tập trung ở việc sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách khẩu
ngữ tự nhiên. Do đó luận văn đi sâu vào tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn
Ngọc Tư.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu, khai thác một số ngữ liệu trong truyện
ngắn của Sơn Nam – nhà văn có ít nhiều nét tương đồng với Nguyễn Ngọc Tư, để so
sánh nhằm rút ra những đặc trưng trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Ngọc Tư.
3.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi
mong muốn phát hiện ra phong cách của nhà văn này.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn
ngữ của Nguyễn Ngọc Tư.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để triển khai đề tài này trước tiên chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học nói chung.
4.1 Phương pháp thống kê


Đây là phương pháp được chúng tôi sử dụng để thống kê số ngữ liệu thuộc
phạm vi khảo cứu sau đó miêu tả để phục vụ cho việc tìm hiểu về ngôn ngữ của
Nguyễn Ngọc Tư. Trên cơ sở phát hiện những tần số xuất hiện của các yếu tố khảo
cứu, chúng tôi khái quát và hệ thống hóa những đặc điểm riêng và ổn định của nhà
văn.
4.2 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt luận văn. Chúng tôi phân xuất đối
tượng nghiên cứu thành những mặt, những bộ phận và đơn vị để nghiên cứu riêng,
thông qua đó nhận biết được những thuộc tính của đối tượng phải nghiên cứu.
4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trong quá trình khai thác ngữ liệu để tìm ra đặc trưng sử dụng từ ngữ của
Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều dẫn chứng để minh họa cho lập luận
của mình. Do đó, phương pháp phân tích được sử dụng nhiều (hầu như tất cả các
chương), nhằm trình bày cặn kẽ các vấn đề. Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận
xét chung, khái quát, tiêu biểu cho cách lựa chọn của Nguyễn Ngọc Tư.
4.4 Phương pháp so sánh
Chúng tôi đã chọn ra một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Sơn
Nam để làm đối trong so sánh. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm tạo sự liên hệ,
đối chiếu trong việc lựa chọn sử dụng từ ngữ của hai nhà văn. Phương pháp này được
sử dụng để so sánh cách sử dụng từ ngữ của nhà văn Sơn Nam và Nguyễn Ngọc Tư.
Trên cơ sở đối lập vốn từ vựng chung và từ vựng địa phương thuộc nhiều bình diện
để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng. Từ đó chúng ta thấy
được những điểm tương đồng và khác biệt của hai nhà văn Nam Bộ này.

Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học
như phương pháp phân tích ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Phối hợp tất cả các phương pháp trên chúng tôi sẽ xác định số lần lặp đi lặp lại
của một hiện tượng. Như Phan Ngọc đã nói “… một hiện tượng phải lặp đi lặp lại
đến một tần số nhất định mới được chú ý đến. Đó là vì phong cách là sự lặp đi lặp lại
của một chùm những nét khu biệt”. Những nét này muốn tạo thành phong cách không


được có tần số quá thấp, bởi vì khi tần số thấp, nó sẽ không để lại trong óc người đọc
một ấn tượng nào cả. Một nhà văn khi xây dựng phong cách của mình, có những yếu
tố vay mượn và những yếu tố sáng tạo. Chỉ những yếu tố sáng tạo mới là đáng kể,
còn những yếu tố vay mượn là của vốn văn học chung, không thuộc phần đóng góp
của nhà văn. Trên cơ sở này chúng tôi sẽ khẳng định được những nét đặc trưng trong
cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Qua luận văn, trước hết trong khả năng giới hạn của mình, chúng tôi góp phần
giới thiệu rõ hơn những đặc điểm ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Chúng tôi đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác
đáng và có giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này. Từ đó, giải
thích vì sao Nguyễn Ngọc Tư được coi là nhà văn Nam Bộ. Thứ hai chúng tôi hy
vọng góp một phần nhỏ nào đó vào việc tìm hiểu PNNB để thấy được những mặt tích
cực của nó khi đi vào ngôn ngữ văn chương, góp phần làm giàu thêm cho cách diễn
đạt của người Việt. Cuối cùng như chúng ta thấy với hoàn cảnh xã hội và văn hóa
hiện thời, việc tìm hiểu tiếng Việt và nghiên cứu văn học Việt Nam theo quan điểm
ngôn ngữ học hiện đại vẫn là điều bổ ích để hiểu được phong cách của nhà văn. Hy
vọng luận văn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu PNNB qua
sáng tác văn học nói riêng và phương ngữ trong ngôn ngữ văn học nói chung.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN


Ngoài phần nghi thức luận văn gồm ba chương:
Chương I Cơ sở lý thuyết của đề tài.
Chương II Khảo sát cách sử dụng từ ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương III Đặc điểm cách sử dụng từ ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Phần kết luận
7. TƯ LIỆU NGUỒN

1. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ. Với các tác phẩm sau: Cải
ơi!; Thương quá rau răm; Hiu hiu gió bấc; Huệ lấy chồng; Cái nhìn khắc khoải;


Nhà cổ; Mối tình năm cũ; Cuối mùa nhan sắc; Biển người mênh mông; Nhớ sông;
Dòng nhớ; Duyên phận so le; Một trái tim khô…; Cánh đồng bất tận.
2.

Nguyễn Ngọc Tư (2008), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb Trẻ. Với các tác
phẩm sau: Vết chim trời; Chuồn chuồn đạp nước; Tình thầm; Sầu trên đỉnh
Puvan; Ấu thơ tươi đẹp; Núi lở; Thổ Sầu; Của ngày đã mất; Một chuyện hẹn hò;
Gió lẻ.

3.

Nguyễn Ngọc Tư (2008), Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ. Với các tác phẩm sau:
Ngọn đèn không tắt; Cỏ xanh; Nỗi buồn rất lạ; Chuyện của Điệp; Ngổn ngang;
Lý con sáo sang sông;

4. Nguyễn Ngọc Tư (2009), Giao Thừa, Nxb Trẻ. Với các tác phẩm sau: Bởi yêu
thương; Chuyện vui điện ảnh; Đời như ý; Làm má đâu có dễ; Làm mẹ; Lương;
Một dòng xuôi mải miết; Một mối tình; Ngày đã qua; Ngày đùa; Người năm cũ;
5. Nguyễn Ngọc Tư (2009), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn.

Với các tác phẩm sau: Lỡ mùa, Chiều vắng; Nửa mùa; Đau gì như thể…; Nước
chảy mây trôi.
6. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Ngày mai của những ngày mai (tạp văn), Nxb Phụ Nữ.
7. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Biển của mỗi người (tạp văn), Nxb Văn hóa Sài Gòn.
8. Nguyễn Ngọc Tư (2009), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Trẻ.
9. Sơn Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ (850 trang đầu)


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những vấn đề về ngôn ngữ
1.1.1. Ngôn ngữ toàn dân

Tiếng Việt chuẩn hóa được coi là ngôn ngữ chung (Tiếng Việt phổ thông) hay
NNTD phân biệt với ngôn ngữ được dùng ở các địa phương - thường gọi là phương
ngữ. NNTD với chức năng là công cụ giao tiếp giữa người với người, sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ phải được thống nhất giữa mọi thành viên trong cộng đồng. Đó
là những ràng buộc hiển nhiên được cộng cồng ngôn ngữ thừa nhận và tuân theo
trong hoạt động ngôn ngữ. Đó chính là các chuẩn mực của ngôn ngữ . NNTD mang
tính chất chuẩn hóa và thống nhất, là một quá trình quan hệ mật thiết với sự phát triển
của xã hội. Đây là ngôn ngữ phổ biến, phạm vi sử dụng ở diện rộng. NNTD tồn tại
trong các dạng phương ngữ của nó. Không có một ngôn ngữ chung chung tách ra
khỏi các phương ngữ, nhất là trong tình hình đặc biệt của tiếng Việt: những khác biệt
chỉ là những khác biệt về sắc thái có mang tính quy luật rõ rệt. Vậy NNTD mang tính
chất chuẩn hóa và thống nhất. Đồng thời NNTD là một hệ thống mở, luôn sẵn sàng
tiếp nhận những yếu tố mới để làm giàu cho vốn từ toàn dân.
1.1.2. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ.

Chuẩn ngôn ngữ như một tổng thể những khả năng diễn đạt phù hợp với cấu
trúc ngôn ngữ mà xã hội lựa chọn, đánh giá và chấp nhận. Có nhiều cách xây dựng
ngôn ngữ chuẩn, nhưng thông thường nó được xây dựng trên một phương ngữ tiêu

biểu của ngôn ngữ dân tộc, người ta gọi là ngôn ngữ cơ sở. Quan hệ giữa chuẩn và
biến thể địa phương thực chất và chủ yếu là quan hệ giữa biến thể của phương ngữ cơ
sở với các biến thể của các phương ngữ khác.
NNTD, với chức năng là công cụ giao tiếp của cả cộng đồng, nó buộc các
thành viên sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phải thống nhất, phải tuân theo những
chuẩn mực nhất định trong hoạt động ngôn ngữ; ngôn ngữ toàn dân càng không thể
thiếu những chuẩn mực của nó.


Tóm lại, chuẩn ngôn ngữ là những ràng buộc mà trong xã hội mọi người phải
tuân theo, chuẩn ngôn ngữ còn là những lựa chọn chủ động của cá nhân trong đời
sống ngôn ngữ, nhờ vậy mà ngôn ngữ phát triển, xã hội đi lên. Chuẩn mực trong
ngôn ngữ tuy đã được quan tâm rất sớm nhưng nó lại là vấn đề khá phức tạp. Vì đây
là quá trình trong đời sống phát triển của ngôn ngữ, chúng ta sẽ rất khó lòng dự đoán
được kết quả của quá trình chuẩn hóa này sẽ hoàn tất, hay phát triển theo hướng nào.
Tuy nhiên vấn đề chuẩn cũng có những đặc điểm cơ bản sau đây: một là chúng
được hình thành một cách tự nhiên, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ; hai là chúng
được nhận thức một cách trực giác và được vận dụng theo kinh nghiệm sử dụng; ba là
chúng gắn bó với ngôn ngữ nói; bốn là chúng có tính ổn định cao, cũng có nghĩa là
biến đổi chậm. Nó được thể hiện ở các phương diện sau: chuẩn của hệ thống ngôn
ngữ; chuẩn mực phát âm, chuẩn mực chính tả, chuẩn mực từ vựng và chuẩn mực ngữ
pháp; chuẩn mực về phong cách trong ngôn ngữ văn học.
1.2. Những vấn đề về phương ngữ
1.2.1. Từ địa phương

Theo từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, “Từ của một phương ngữ
thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa
phương đó”. Từ địa phương phát sinh do khoảng cách địa lí, điều kiện tự nhiên, sự
kiện lịch sử, phong tục, tập quán xưa của cộng đồng người. Đây không phải là từ
vựng của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ vựng địa

phương thường mang sắc thái tu từ. Có thể thấy một số kiểu từ vựng địa phương như
sau:
a. Từ vựng địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân. Đó là những
từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có
ở địa phương nào đó chứ không phổ biến với toàn dân, do đó không có từ song song
trong ngôn ngữ văn học toàn dân. Các nhà ngôn ngữ học gọi loại này là từ vựng địa
phương dân tộc học. Thí dụ: các từ sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, chao… là các từ
địa phương dân tộc học biểu thị những sản vật chỉ có ở miền Nam Việt Nam.


b. Từ vựng địa phương có sự đối lập với từ vựng văn học toàn dân. Kiểu từ
vựng địa phương này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ
nghĩa của chúng:
- Từ vựng địa phương đối lập về mặt ý nghĩa. Những từ này về ngữ âm giống
với từ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, ý nghĩa khác nhau. Thí dụ: ở Nam
Bộ và Trung Bộ từ “nón” bao hàm cả nghĩa là cái mũ, “chén” gồm nghĩa là cái bát ở
phương ngữ Bắc Bộ, “dù” có nghĩa là cái ô, “hòm” có nghĩa là cái quan tài,…
- Từ vựng địa phương có sự đối lập về mặt ngữ âm. Thí dụ: các từ (cái) “vịm”,
(cái) “cà ràng”,… ở Nam Bộ (tương ứng với các từ cái liễn, cái bếp kiềng, trong ngôn
ngữ toàn dân) và các từ mô, rào, chộ, ngái… ở Bắc Trung Bộ (tương ứng với các từ
“đâu”, “sông”, “thấy”, “xa” trong ngôn ngữ toàn dân) là những từ địa phương khác
nhau hoàn toàn về ngữ âm. Các từ (con) gấy, nác, cáo, mự, tru, chúc mào… ở Nghệ
Tĩnh (tương ứng với các từ (con) gái, nước, gạo, mợ, trâu, chào mào trong ngôn ngữ
toàn dân) là những từ địa phương khác nhau bộ phận. Có nhiều từ địa phương phản
ánh quá khứ xa xưa của dân tộc. Có nhiều từ hiện nay là từ địa phương nhưng trước
đây là từ chung của toàn dân. Đã một thời các từ trốc “đầu”, con gấy “con gái”, cấu
“gạo”,… là các từ toàn dân. Với thời gian, những từ này chỉ được giữ lại ở một vùng
nào đó và trở thành các từ địa phương. Trường hợp từ “trốc” lùi vào tiếng địa phương
kể từ khi từ “đầu” (mượn của tiếng Hán) được sử rộng rãi trong cộng đồng. Còn các
từ “cấu”, “gấy”,… trở thành các từ địa phương là do quá trình biến đổi và phát triển

không đồng đều của hệ thống ngữ âm tiếng Việt gây nên. Ngược lại quá trình trên,
nhiều từ địa phương đã mở rộng phạm vi sử dụng của mình, trở thành từ toàn dân.
Nhờ sự giao lưu giữa các vùng, nhờ sự sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học,
các từ địa phương như (cây) “đước”, “sầu riêng”, “ngó”, “đặng”,… đã trở thành từ
vựng toàn dân. Như vậy, giữa từ vựng toàn dân và từ vựng địa phương có quan hệ
qua lại lẫn nhau. Ranh giới giữa hai lớp từ này sinh động, thay đổi phụ thuộc vào vấn
đề sử dụng chúng. Từ vựng địa phương là nguồn bổ sung cho ngôn ngữ văn học ngày
càng giàu có, phong phú. Như trên đã nói, từ vựng địa phương chủ yếu là từ vựng
khẩu ngữ. Khi sử dụng từ địa phương vào tác phẩm văn học cần phải hết sức thận


trọng và có mức độ. Nói chung chỉ nên dùng các từ địa phương vào tác phẩm văn học
trong trường hợp những từ địa phương này có sắc thái biểu cảm lớn so với các từ
đồng nghĩa tương ứng trong NNTD.
1.2.2. Khái niệm phương ngữ

Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của NNTD ở
một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với NNTD hay với một
phương ngữ khác [7; tr 29].
Phương ngữ đó là hình thái nhất định của một ngôn ngữ. Hình thái ấy có những
đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được dựng ở một môi
trường địa lí hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ. [7, tr 83]
Có quan niệm cho phương ngữ là một nhánh của NNTD (Chẳng hạn cách nhìn
của những nhà “ngữ pháp trẻ” trong thế kỷ XIX). Ở giai đoạn ngôn ngữ mới ra đời,
có hiện tượng một ngôn ngữ mẹ tách ra nhiều ngôn ngữ con. Điều đó là đúng. Nhưng
áp dụng việc xem xét hiện tượng này vào việc xét mối quan hệ giữa phương ngữ với
NNTD lại không đúng, vì phương ngữ không tách biệt ra từ NNTD như một nhánh
cây tách ra từ thân cây. Một khi nói đến sự khác biệt của phương ngữ với NNTD thì
điều ấy không có nghĩa là tách phương ngữ ra khỏi NNTD, phá vỡ tính thống nhất
của một phương ngữ.

Quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ cũng không phải là quan hệ giữa cái
cụ thể với cái trừu tượng. Nếu vậy thì phương ngữ là cái cụ thể, còn ngôn ngữ là cái
trừu tượng? Không phải như vậy. NNTD cũng có mặt cụ thể, đó là những biểu hiện
của nó trong lời nói, trên chữ viết. Tất nhiên phương ngữ cũng có những biểu hiện cụ
thể. Cái trừu tượng của ngôn ngữ là cái bộ mã tạo nên tính hệ thống của nó, thì ngôn
ngữ toàn dân hay phương ngữ đều có cái bộ mã như vậy. Có điều hai bộ mã này rất
gần nhau, chỉ có những nét khác biệt nào đó mà thôi.
Đến đây, có thể định nghĩa: Phương ngữ là biến thể địa phương của NNTD [7;
tr 57]


1.2.3. Xu hướng phân vùng phương ngữ

Tiếng Việt có bao nhiêu vùng phương ngữ khác nhau, đây là vấn đề mà các
nhà nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể
như sau: Hoàng Thị Châu, Võ Xuân Trang, Trần Thị Ngọc Lang và nhiều tác giả
khác chia tiếng Việt theo ba vùng phương ngữ: Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung,
phương ngữ Nam. Có ý kiến chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ: tiếng miền
Bắc và tiếng miền Nam (Hoàng Phê). Nguyễn Kim Thản thì chia tiếng Việt thành
bốn vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung Bắc, phương ngữ Trung
Nam và phương ngữ Nam. Nguyễn Bạt Tụy, Huỳnh Công Tín chia tiếng Việt thành
năm vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung trên, phương ngữ Trung
dưới, phương ngữ Trung giữa và phương ngữ Nam.
Các ý kiến, quan điểm trên đều lấy trước hết ngữ âm là tiêu chí chính để phân
chia các vùng phương ngữ. Nếu lấy thêm tiêu chí từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp thì
cũng chỉ dừng ở những vùng phương ngữ lớn mà thôi. Đó là phương ngữ Bắc,
phương ngữ Trung, phương ngữ Nam.
1.2.4. Xác định vùng phương ngữ Nam Bộ

Hoàng Phê cho rằng tiếng Việt ở khu vực địa lí từ Thuận Hải trở vào là tiếng

miền Nam, nơi có Sài Gòn là trung tâm [39; tr 18]. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn
Trọng Báo, Nguyễn Văn Tu gọi là phương ngữ Nam [47; tr 51- 69]. Tiếng Việt ở
vùng địa lí từ Bình Tuy trở vào, Nguyễn Bạt Tụy cũng gọi là phương ngữ Nam.
Tiếng Việt ở vùng địa lí trải dài từ đèo Hải Vân đến cực nam Tổ quốc, Hoàng Thị
Châu gọi là phương ngữ Nam [7; tr 45]. Tiếng Việt ở vùng địa lí từ Quảng Nam trở
vào, Cao Xuân Hạo cho là phương ngữ miền Nam [ 23; 229, 230].
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện tiếng Việt ở địa phương Nam Bộ - vùng đất địa lí từ
Đồng Nai, Sông Bé đến mũi Cà Mau. Tiếng Việt ở vùng này được Nguyễn Văn Ái,
Trần Thị Ngọc Lang, Hồ Lê, Bùi Khánh Thế, Cao Xuân Hạo gọi là PNNB.
Như vậy, không gian địa lí của tiếng miền Nam, phương ngữ miền Nam hay
phương ngữ Nam được các tác giả xác định khá rộng. Không gian địa lí của PNNB


được xác định hẹp hơn. Ranh giới PNNB trùng với ranh giới địa lí tự nhiên Nam Bộ
mà chúng ta đang quan niệm hiện nay.
1.2.5. Phương ngữ Nam Bộ

Có thể nói đơn giản rằng, PNNB là tiếng Việt của người Nam Bộ. Tiếng Việt
của người Nam Bộ có sự khác biệt với tiếng Việt ở các vùng miền khác trên cả ba
phương diện: ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách diễn đạt –
phương diện ít có sự khác biệt hoặc khó nhận diện hơn cả. Về đặc điểm PNNB chúng
tôi thống nhất với ý kiến của Hoàng Thị Châu là “… một phương ngữ được xác định
bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngữ
nghĩa đối lập với phương ngữ khác”. Do Nam Bộ có điều kiện giao thông thuận tiện
và là mảnh đất sớm có nền kinh tế hàng hóa so với vùng khác của đất nước cho nên
PNNB đã có sự ảnh hưởng trên một vùng dân cư rộng lớn. “Một đặc điểm nổi bật của
phương ngữ Nam Bộ là tính thống nhất cao của nó trên một vùng lãnh thổ rộng lớn”
[30; tr 90]. Khi đề cập đến PNNB, các nhà ngữ học vẫn thừa nhận có sự khác biệt với
phương ngữ Bắc Bộ - tiếng Việt chuẩn ở tất cả các bình diện như nêu trên. Có thể
khái quát PNNB ở một số đặc điểm sau. (những đặc điểm này chúng tôi xin trình bày

theo ý kiến của Huỳnh Công Tín)
1.2.5.1. Đặc điểm của PNNB trên bình diện ngữ âm
Trên bình diện ngữ âm, sự khác biệt ngữ âm học giữa PNNB (tiếng Sài Gòn)
và tiếng Việt chuẩn, phương ngữ Bắc Bộ (tiếng Hà Nội), phương ngữ Trung Bộ diễn
ra trên các thành phần của âm tiết, phụ âm đầu, thanh điệu, phần vần. Có thể nêu một
số hiện tượng sai biệt đáng lưu ý sau
Với thành phần phụ âm đầu, có hiện tượng sai biệt như hiện tượng không phát
âm được các âm quặt lưỡi: /ʂ-/ hay phụ âm môi – răng: /v-/, phụ âm đầu lưỡi: /z-/.
Cách phát âm của phần lớn người Nam Bộ như sau (Những sự đối chiếu này được
ghi nhận từ cách phát âm của người Hà Nội và người Sài Gòn):
/ ʂ / thành
/v-/, /z-/

[s-].
thành [j-].

Chữ Quốc ngữ: “s” thành “x”
Chữ quốc ngữ: “v”, “d, gi” thành “d”


Thành phần âm đệm /-w-/ trong PNNB không có. Với khuôn vần [-wa:-], chữ
viết ghi “-oa”, người đồng bằng sông Cửu Long có khuynh hướng phát âm thành [-ɔ:], chữ viết ghi “o”. Người lớn tuổi phát âm không còn âm đệm, thành [-a:-], chữ viết
ghi “a”; với khuôn vần [-wɤ-], chữ viết ghi [“-uâ-”], người đồng bằng sông Cửu Long
có khuynh hướng phát âm thành [-ɯ-], chữ viết ghi “ư”. Sự kết hợp giữa âm đệm với
hai phụ âm đầu: thanh hầu /h-/ hoặc gốc lưỡi /k-/ đều được hát âm thành một âm xát,
hữu thanh, môi [w-].
Ở các khuôn vần, cũng có những sự khác biệt ngữ âm học đáng lưu ý như: sự
chuyển đổi nguyên âm /-e-/ thành /-i-/ trong hầu hết các khuôn vần [-Ə:ɲ], [-e:m], và
[-e:p] chữ viết ghi “-ênh”, “-êm” và “-êp”, chẳng hạn:
Chữ viết


Tiếng Hà Nội

(con kênh)

[kɔ:n1 kƏ:ɲ1]

(mênh mông)

[mƏ:ɲ1 mɤw ɲm1]

Tiếng Sài Gòn
[kɔ: ɲ1 kɨn:1]
[mɨn:1 mʌw ɲm1]

Có hiện tượng phát âm gộp các khuôn vần [-o:m], [-o:p]; [-ɤ:m], [-ɤ:p], chữ viết
ghi là: “-ôm, -ốp”, “-ơm, -ơp”, thành một khuôn vần chung [-ɤ:m], [-ɤ:p] và các
khuôn vần [-am:], [-ap:]; [-ɤ:m], [-ɤp:], chữ viết ghi là: “-ăm,-ăp”, “-âm, -âp” được
phát âm gần giống nhau, thành [-am:], [-ap:]; [-ɑm:], [-ɑp:], chẳng hạn:
Chữ viết

Tiếng Hà Nội

Tiếng Sài Gòn

(cái hộp)

[ka:j5 ho:p6]

[ka:j5 hɤ: p6]


(ngăn nắp)

[ŋan:1 nap:5]

[ŋaŋ:1 nap:5]

Có hiện tượng phát âm chuyển đổi khuôn vần [-Ɯ:w] hay [-Ɯɤw] thành [-Ʊw]
trong PNNB.
Người đồng bằng Nam Bộ phát âm không phân biệt trường độ của chính âm /a/ trong các khuôn vần có âm là bán nguyên âm. Tất cả đều được thể hiện ở dạng dài,
chẳng hạn:
Chữ viết

Tiếng Hà Nội

Tiếng Sài Gòn


(bàn tay)

[ba:n2 taj:1]

[ba:ŋ2 taj:1]

(ngăn nắp)

[ŋan:1 nap:5]

[ŋaŋ:1 nap:5]


(con cháu)

[kƆ:n1 caw:5]

[kƆ: ŋ1 ca:w5]

Ở trường hợp chung âm, trong cách nói của người đồng bằng Nam Bộ, có hiện
tượng gộp một số khuôn vần, không có sự phân biệt trong phát âm giữa [-n] và [ŋ],
giữa /-t/ và /-k/. Riêng biến thể [-ŋ], [-c] không có trong PNNB.
Chữ viết

Tiếng Hà Nội

Tiếng Sài Gòn

(cát bụi)

[ka:t5 bu:j6]

[ka:k5 bu:j6]

(bênh vực)

[bƏ: ŋ1 vƜk:6]

[bƏ:n1 jƜk:6]

Về thanh điệu, người Nam Bộ thường phát âm thanh ngã, thanh hỏi, thành
một thanh trung gian, mà nhiều người cho là thanh hỏi:
Chữ viết


Tiếng Hà Nội

Tiếng Sài Gòn

(nghĩ ngợi)

[ŋi:4] [ŋɤ:j6]

[ŋij3] [ŋɤ:j6]

Có ý kiến cho rằng, các hiện tượng khác biệt trong phát âm của người đồng
bằng Nam Bộ xuất phát “từ việc thiên về khuynh hướng chọn sự dễ dãi, thoải mái
trong phát âm. Các bộ phận tham gia vào tiến trình phát âm không phải xê dịch
nhiều. Chẳng hạn một số động tác khó như môi hóa, yết hầu…”. Lại có người lí giải
vấn đề đơn giản hóa này như một sự phù hợp về tính cách của người Nam Bộ, mà
tính cách này là do điều kiện của vùng đất mới góp phần tạo nên [53; tr 49].
1.2.5.2. Đặc điểm của PNNB trên bình diện từ vựng – ngữ nghĩa
Xét vốn từ ngữ Nam Bộ, thì rõ ràng có một số khác biệt so với tiếng Việt toàn
dân. Có thể tóm tắt ở một số điểm cơ bản như sau [54; tr 49]
• PNNB còn giữ lại một lớp từ cổ của tiếng Việt mà phương ngữ Bắc Bộ, tiếng
Việt chuẩn không còn sử dụng. Ví dụ: “mẩng (mừng), ngộ (dễ nhìn), coi (xem), cậy
(nhờ), méc (mách), hun (hôn), thơ (thư), nhơn (nhân)…”
• Người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng một số từ ngữ vay mượn
từ các dân tộc sống chung như Khơme, Hoa: “cà rá, cà ràng, cà ròn, xà rong, lục, thốt


nốt, len trâu, bò hóc, đi ênh…; chế, hia, tía, số dách, chào chấu quẩy, xập xám, bạc
xỉu, miệt, mai, báo…” trong quá trình giao tiếp.
Tiếng Việt của người Việt, người Nam Bộ có quá trình tiếp xúc khá lâu dài với

tiếng Pháp. Bởi vậy, có sự tiếp nhận qua lại vay mượn lẫn nhau. Để diễn đạt những
thực tại mới, người Nam Bộ tiếp nhận, vay mượn một số yếu tố của tiếng Pháp, tiếng
nước ngoài. Ví dụ: xà bông (savon), cà vạt (cravate), xà lách (salade),…
• Có một lớp từ vựng Nam Bộ có hiện tượng biến âm so với lớp từ vựng chung.
Sự biến âm này có thể do khuynh hướng phát âm đơn giản hóa của người Nam Bộ:
“hảo hớn, minh mông, phui pha, tuồm luôm, nươm nướp, tiên phuông, cháng váng, lè
lẹt…” hoặc do kiêng kị: “huê (hoa), kiểng (cảnh), hường (hồng), huỳnh (hoàng),
phước (phúc), quới (quý),… Trong PNNB, hiện tượng biến âm diễn ra rất phong phú.
• Vùng đồng bằng sông nước có một lớp từ, ngữ phản ánh địa hình, cây cối,
phương tiện di chuyển, hiện tượng sông nước, sản vật của miền. Ví dụ: sông, rạch,
xẻo, kinh, mương, ao, bàu, đìa, mù u, trâm bầu, tôm bạc, tôm càng, tôm đá, tôm đất,
tôm sú, tôm thẻ,… Ấn tượng sáng tạo riêng của dân vùng sông nước là lối diễn đạt
mang đậm màu sắc sông nước. Từ ngữ diễn tả hiện tượng của vùng sông nước được
dùng hết sức phong phú, được phân định trong cách nhận thức tinh vi. Vốn từ vựng
này góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt.
• Từ trong PNNB có khuynh hướng diễn đạt nhiều khía cạnh, nhiều thực tại
trong thực tế khách quan, khác với khuynh hướng từ vựng toàn dân. Nói cách khác,
từ trong ngôn ngữ toàn dân có khuynh hướng chi tiết hóa, cụ thể hóa thực tại; từ
trong PNNB có khuynh hướng khái quát hóa, trừu tượng hóa thực tại. Ví dụ: từ “con”
dùng xưng trong quan hệ cha, mẹ và cả xưng trong quan hệ ông bà, PNNB thì là “con
và cháu”, “lúa” vừa dùng chỉ một loại cây lương thực vừa chỉ hạt của nó khi còn
nguyên vỏ, PNNB thì gọi là “thóc và lúa”…
1.2.5.3. Đặc điểm của PNNB trên bình diện ngữ pháp
Trên bình diện ngữ pháp, không có những khác biệt lớn giữa các phương ngữ.
Nhưng trong cách nói của người Nam Bộ có một số hiện tượng đáng chú ý.
a. Cách xưng gọi, từ dùng xưng gọi.


Người Nam Bộ có thói quen dùng thứ kết hợp với tên để xưng gọi: “hai, ba,
bốn,…” hoặc “út”…”, chẳng hạn: “Tám Nghệ, Bảy Viễn, Tám Mạnh,…”; Từ xưng

gọi “họ hàng” như: “cậu, mợ, dì, dượng,..” được dùng trong gia đình và cả trong làng
xóm; Cách xưng gọi giữa những người trong gia đình có tính tới quan hệ thứ bậc,
nhưng chừng mực và không nặng nghi thức… Nói chung cách xưng gọi này được
nhìn nhận có sự thân tình, mộc mạc, chân chất.
b. Hiện tượng nói lái.
Nói lái là hiện tượng diễn đạt phổ biến, quen thuộc trong diễn đạt, nhận thức
của người Nam Bộ. Hiện tượng này tạo nên sự liên tưởng thú vị, hài hước, thể hiện
lối lạc quan yêu đời theo cách của người Nam Bộ. Ví dụ: nói “lộng kiếng” trang trọng
nhưng được hiểu “liệng cống”, trẻ rủ nhau “đi tắm” ngang qua nhà nhau, nói lái:
“đâm tí đi! đâm tí đi!”
1.2.5.4. Đặc điểm của PNNB trên bình diện phong cách diễn đạt
Ngôn từ của người Nam Bộ phản ánh lối tư duy của họ. Đó là một lối tư duy
phóng khoáng, nặng tình nghĩa, nhưng không nặng quy tắc, khuôn luật. Có thể khái
quát một số đặc trưng chung về phương ngữ của vùng như sau.
a. Một phong cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu yếu tố cụ thể. Cách diễn đạt
không bóng mượt, nhưng dễ tiếp nhận do lối liên tưởng, so sánh dễ hiểu. Chẳng hạn,
từ chuyện “thèm cơm” bất ngờ nhìn “em vợ”, anh chàng “máu gái” có sự liên tưởng
“hết ý”. Lối so sánh đầy tính hình tượng, còn sự so sánh nào hơn:
“Trưa trưa thấy đói thèm cơm,
Ngó đùi em vợ tưởng tôm kho tàu.”

(Ca dao)

Sự liên tưởng có thể “quá lạ”, nhưng hoàn toàn không “vô nghĩa lí”. Hình ảnh
được so sánh tạo ở người nghe sự hài hước thú vị, chấp nhận được.
b. Phong cách diễn đạt rất giàu sắc thái biểu cảm và nhiều chất hài.
Chất hài của Nam Bộ khác với chất hài của Bắc Bộ, không phải là do năng lực
tư duy, mà do sở thích “bông đùa” muốn cho cuộc sống bớt căng thẳng. Nghe nói,
một người giả dạng thầy tu đã đến “tụng kinh” cho người chết ở một gia đình. Đầu
hôm, “thầy” tụng thì là kinh thật, về khuya chỉ còn mình “thầy” và “góa phụ”, “thầy”



chỉ tụng có mỗi “câu kinh” thể hiện cái máu “thầy” của mình, mà ai trong chúng ta có
“dửng dưng” mấy cũng không thể nín cười được:
“Chồng mầy đâu, sao mà chết?
Chồng mầy chết thì có tao.
Chồng mầy đâu, sao mà chết?
Chồng mầy chết thì có tao.”…
c. Phong cách diễn đạt có nhiều tính chất cường điệu và phóng đại. Tính chất
này thể hiện khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ. Trong ngôn ngữ kể chuyện của
“bác Ba Phi, ông Ó” và trong ca dao dân ca. Nhờ tính chất này mà truyện kể, câu thơ
có màu sắc lạc quan, gây nhiều cảm xúc hơn.
Hình ảnh cô gái Nam Bộ ở đây có thể không được thùy mị, duyên dáng như cô
gái Thăng Long, cô gái của kinh thành xứ Huế; nhưng xét ở mặt nào đó, thì cũng
thông minh, dí dỏm, đáng yêu. Câu hò của người con gái Nam Bộ sau đây quả là
nhiều “mắc mớ” và “tinh nghịch”:
“Xăn quần em lội qua lung,
Quần em tuột xuống anh hun chỗ nào?”
Câu hò đáp của chàng trai nào đó cũng là xứng tầm, phải đôi:
“Anh hun thì hun má đào,
(Chớ) quần em tuột xuống (thì) anh cặm sào ngủ luôn.”
d. Phong cách diễn đạt giàu tính bình dân, có nhiều yếu tố từ ngữ giản dị và
mộc mạc. Tính chất này phù hợp với đời sống và tính cách của người Nam Bộ.
Bài ca dao Việt Nam nói về sự bế tắc: “Con kiến mà leo cành đa, Leo phải
cành cọc leo ra leo vào… Con kiến mà leo cành đào, Leo phải cành cọc leo vào leo
ra…” đã có tính hình tượng rất cao; nhưng bài ca dao Nam Bộ có chủ đề tương tự:
“Ví dầu ví dẩu ví dâu, Ví qua ví lại con trâu vô chuồng. Vô chuồng rồi trâu lại trở
ra… Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng. Vô chuồng rồi trâu lại trở ra…” nào kém gì tính
hình tượng, đôi khi còn sống động hơn, vì hình ảnh “con trâu” lớn hơn gấp trăm lần
“con kiến”, nên việc nhìn người và trâu cứ “chạy vô, chạy ra chuồng; chạy vô, chạy

ra chuồng” dễ đập vào mắt người xem hơn phải dõi mắt mà nhìn con kiến “leo ra, leo


×