Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết nguyễn khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.89 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
NGUYỄN KHẢI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 5-04-33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS - TS. TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN: MAI THỊ HƯƠNG THƠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................4
2. Giới hạn của đề tài: ........................................................................................................5
3. Lịch sử vấn đề: ...............................................................................................................5
5. Những đóng góp của luận văn: ...................................................................................15
6. Kết cấu của luận văn: ..................................................................................................15

CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
KHẢI........................................................................................................................... 16
1.1. Cảm hứng nghiên cứu, phân tích thể hiện qua cuộc đấu tranh giải phóng con
người ra khỏi niềm tin mê muội vào tôn giáo và những thiết chế tôn giáo ngăn cản
sự phát triển của con người, giúp họ được sống và làm việc một cách thanh thản,


hạnh phúc. ........................................................................................................................16
1.2. Cảm hứng nghiên cứu, phân tích thể hiện qua vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội
nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người lao động trong thời kì quá độ.
............................................................................................................................................27

CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI .............. 37
2.1. Loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải: .............................................37
2.2. Thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải: ............................46

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI ........................................................................... 55
3.1. Lời văn nghê thuật được tổ chức theo hướng tường thuật khách quan hóa trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải. .................................................................................................56
3.1.1. Kiểu tường thuật lạnh lùng: .................................................................................56
3.1.2. Kiểu người tường thuật hòa mình với nhân vật: .................................................59
3.1.3. Kiểu người tường thuật ủy thác cho nhân vật: ....................................................62
3.2. Lời văn nghệ thuật được tổ chức theo hướng tường thuật chủ quan hóa trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải: ................................................................................................65
3.2.1. Kiểu người tường thuật xưng “Tôi” kể lại một câu chuyện mà trong đó “Tôi”
vừa là người tường thuật vừa là một nhân vật: ..............................................................65
3.2.2. Kiểu người tường thuật xưng “Tôi” luôn tự ý thức về vai trò nhà văn của mình:
.......................................................................................................................................67

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 76
THƯ MỤC THAM KHẢO ....................................................................................... 81


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Chưa có những kiệt tác như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, cũng chưa có tác phẩm nào

tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu, phê bình văn học, những cơn
sốt trong lòng độc giả như Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, nhưng có một điều chắc chắn là khi
viết về những gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi sau cách mạng tháng Tám, người ta
không thể bỏ qua Nguyễn Khải. Ông thuộc thế hệ những nhà văn sớm có ý thức giác ngộ
cách mạng và trưởng thành trong những năm tháng gian khổ nhất của đất nước. Thoát li từ
năm mười sáu tuổi và quyết tâm khẳng định tên tuổi của mình bằng nghiệp văn chương,
song cũng phải mất hơn mười năm sau đó, người đọc mới biết đến Nguyễn Khải, khi ông
cho ra đời tiểu thuyết “Xung đột”. Cũng từ tiểu thuyết này, nhà văn được vinh dự đứng vào
hàng ngũ những cây bút xuất sắc của văn học thời kì miền Bắc bước vào xây dựng cuộc
sống mới. Những tác phẩm ra đời sau 1975 càng khẳng định vị trí vững chắc của Nguyễn
Khải trên văn đàn văn xuôi hiện đại.
Hơn nửa thế kỉ miệt mài lao động nghệ thuật, Nguyễn Khải đã góp cho văn học một số
lượng tác phẩm không nhỏ, trong đó truyện ngắn và tiểu thuyết của ông được đánh giá cao,
không chỉ bởi nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống ở mỗi giai đoạn lịch sử, mà còn
bởi những đóng góp quí báu về mặt thi pháp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của
ông được biên soạn trong các giáo trình giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng, trung học phổ
thông. Các nhà nghiên cứu, lí luận đều coi Nguyễn Khải là một trong những tác giả đại diện
cho nền văn xuôi sau cách mạng tháng Tám. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1985, 1988, giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2) và giải thưởng văn học ASEAN năm 2000 là
những minh chứng cụ thể cho vị trí xứng đáng của một nhà văn tài năng, tâm huyết. Đến
hôm nay, con người, cuộc đời và tác phẩm của ông vẫn còn có tầm ảnh hưởng sâu rộng,
cùng những giá trị bền vững cho văn học và cho cả một thế hệ trẻ đương thời khao khát
khám phá, kiếm tìm.
Tác phẩm của Nguyễn Khải được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tiếp cận ở
một số mặt, nhưng ý kiến chưa toàn diện và nhất quán. Cho nên, việc đi sâu vào tìm hiểu
tiểu thuyết của nhà văn ở các giai đoạn sáng tác, rút ra những đặc trưng cơ bản mang tính ổn


định, bền vững, làm nên phẩm chất nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khải là điều cần quan
tâm giải quyết. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài này.


2. Giới hạn của đề tài:
2.1. Đối tượng khảo sát:
Trong quá trình thu thập tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài khoa học, chúng tôi
nhận thấy số lượng tiểu thuyết Nguyễn Khải là trên mười tác phẩm. Tuy vậy, khi tiến hành
thực hiện luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát tám tiểu thuyết trong “Tuyển tập tiểu thuyết
Nguyễn Khải” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2001. Bởi lẽ, đây là những tác
phẩm đã được thử thách qua thời gian, được sự thẩm bình, khẳng định của nhiều nhà nghiên
cứu văn học tên tuổi, mang giá trị thẩm mĩ bền vững làm nên tầm vóc nhà văn Nguyễn Khải
và được chính bản thân tác giả sau nhiều năm đọc lại ưng ý lựa chọn. Đó là “những ấn
phẩm hoàn chỉnh nhất có thể làm căn cứ cho các lần tái bản sau, nếu như còn có nhiều
người muốn tìm” (Vài lời nói thêm cho tiểu thuyết Nguyễn Khải, NXB Thanh Niên năm
2001).
Bên cạnh việc xem đối tượng nghiên cứu là tám tiểu thuyết được tuyển lựa, chúng tôi
còn tiếp thu một cách chọn lọc những nhận định, đánh giá quan trọng của các nhà khoa học
đi trước để đảm bảo tính khách quan, khoa học cho luận văn.
2.2. Nội dung vấn đề:
Nói đến đặc trưng nghệ thuật là nói đến một tập hợp các vấn đề thuộc về cấu trúc làm
nên tác phẩm văn học, trong đó không chỉ thể hiện hình thức mà còn chứa đựng cả nội dung
tác phẩm ở nhiều cấp độ cụ thể tinh tế, mà nhà văn đã sử dụng trong quá trình sáng tạo. Với
khả năng hạn chế của mình, trên cơ sở khảo sát tác phẩm, học tập, tiếp thu ý kiến đánh giá
có liên quan ở các công trình nghiên cứu khác, chúng tôi xin đi vào ba vấn đề cơ bản: “Cảm
hứng nghiên cứu phân tích trong tiểu thuyết Nguyễn Khải”; “Nhân vật trong tiểu thuyết
Nguyễn Khải” và “Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải”.

3. Lịch sử vấn đề:
Ngay từ những năm sáu mươi, tác phẩm của Nguyễn Khải đã gây được tiếng vang
trong làng văn học, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều cây bút nghiên cứu lí luận, phê
bình. Người đọc chờ đợi những tác phẩm của ông để tìm hiểu những vấn đề mang tính thời



sự nóng bỏng, thể hiện qua cách viết thiên về tranh luận, đối thoại, khiến họ cảm giác như
mình đang là người trong cuộc. Giới nghiên cứu phân tích thấy ở nhà văn cách tiếp cận hiện
thực độc đáo, cái nhìn sắc sảo tinh tế nhiều mặt của đời sống và khả năng thấu hiểu tâm lí
con người.
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến nổi bật của các công trình nghiên cứu
phê bình quan trọng, có liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn. Chúng tôi phân ra các
loại ý kiến nhằm hệ thống lại những đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước, có liên quan
trực tiếp đến nội dung của luận văn.
3.1. Loại ý kiến về cảm hứng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:
Là một trong những cây phê bình văn học đầu tiên quan tâm đến tiểu thuyết Nguyễn
Khải, Nguyễn Văn Hạnh có hai bài viết giá trị vào năm 1964. Ở bài viết thứ nhất “Vài ý kiến
về tác phẩm của Nguyễn Khải”, ông đã nhận ra Nguyễn Khải “Có một cái nhìn nhạy bén,
thấu suốt vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống” (57,
53). Đến “Chủ tịch huyện và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Khải”, ông tiếp tục khẳng
định: “Tài năng của Nguyễn Khải thiên về lí trí. Năng lực quan sát, óc phân tích phê phán
sắc sảo, cách xử lí đúng đắn và thoải mái những vấn đề quan trọng và phức tạp đã làm cho
anh được dư luận chú ý khá sớm và dẫn anh đi một cách chắc chắn từ thành công này đến
thành công khác” (57, 282). Dù không trực tiếp nói về cảm hứng, nhưng qua đánh giá của
Nguyễn Văn Hạnh, chúng ta thấy được những tiền đề làm nên cảm hứng nghiên cứu, phân
tích trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. Cũng chính bởi thiên về lí trí, óc quan sát tinh tế và
năng lực phân tích, phê phán sâu sắc, ham đi vào phát hiện và tìm hiểu vấn đề, nên Nguyễn
Khải đã để lộ ra một nhược điểm, mà theo Nguyễn Văn Hạnh là “thiếu một niềm say mê”
(57, 28) , “chưa đủ sức khơi dậy những tình cảm mãnh liệt, niềm tin yêu lớn, niềm say mê
lớn” (57, 283),
Trở lại vấn đề cảm hứng gắn liền với cảm xúc trong bài “Đặc điểm ngòi bút hiện thực
của Nguyễn Khải” đăng trên Tạp chí văn học số 2, 1974, Chu Nga viết: “Hình như anh
(Nguyễn Khải) có phần dè xẻn trong việc bộc lộ tình cảm bằng ngòi bút của mình (...). Đọc
Nguyễn Khải, đôi khi chúng ta rất thích thú thấy anh quả là thông mình và sắc sảo, song
chúng ta vẫn muốn đòi hỏi ở ngòi bút hiện thực của anh một cái gì khác nữa, chẳng hạn

như một sự say mê, một tình cảm gắn bó yêu thương hơn nữa đối với con người” (57, 73). Ý
kiến này giống cách đánh giá của Nguyễn Văn Hạnh.


Nhược điểm này sẽ được Nguyễn Khải khắc phục ở những tác phẩm ông viết sau năm
1975, như Phan Cự Đệ đã nhận xét trong bài “Giới thiệu nhà văn Nguyễn Khải”. “Ngòi bút
hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải ngày càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ
tình lãng mạn hơn, nhân hậu hơn, tin yêu con người hơn”. Ông giải thích thêm: “Sự phê
phán sác sảo, tỉnh táo, triệt để trong tác phẩm của Nguyễn Khải không phải là sự phê phán
lạnh lùng, khách quan tư sản, mà thường xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo cộng sản (...)
luôn gắn liền với cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa về ngày mai”. (57, 43, 44). Sau này Đinh
Quang Tốn cũng đưa ra một nhận định tổng quát: “Văn Nguyễn Khải rất viết đôn hậu. Tôi
không thây văn ông lạnh lùng như ai nói. Một tấm lòng yêu thương và trân trọng con người
như thế làm sao mà lạnh lùng được? Sự thông minh sắc sảo không phải bao giờ cũng đồng
nghĩa với sự lạnh lùng khó tính” (57, 377).
Lại Nguyên An và Trần Đình Sử có lẽ là hai nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến
cảm hứng nghiên cứu, phân tích trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. Hai ông đã phân tích, đánh
giá một cách khoa học trong một lần “Đối thoại về các sáng tác gần đây của Nguyễn Khải”.
Cuộc trao đổi cởi mở của hai cây bút này đã được ghi lại và đăng lần đầu trên báo Văn nghệ
số 24 ngày 11.6.1982 với nhan đề “Văn xuôi nghiên cứu đời sống hôm nay”. Trong “Nguyễn
Khải - về tác gia và tác phẩm”, nó được in lại dưới cái tên “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm
nay ngổn ngang bộn bề...”. Theo Trần Đình sử, cảm hứng nghiên cứu là một trong hai đặc
điểm chính tạo nên thành công trong sáng tác của Nguyễn Khải. Ông lí giải: “Tinh thần
trong sáng tác khác hẳn cảm hứng minh họa... Có nhiều sáng tác với ý đồ minh họa cho một
ý đồ chân thành thôi, nhưng không tránh cho tác phẩm khỏi hậu quả này. Nó bị lãng quên
rất mau. Hạn dùng của nó rất ngắn. Sáng tác với cảm hứng nghiên cứu thì khác, dù có khi
lấy chung đề tài với sáng tác mình họa”. Ông phân tích kiểu người như Tuy Kiền để minh
họa, sau đó đi đến kết luận: “Ý nghĩa nhận thức của tác phẩm (viết theo cảm hứng nghiên
cứu ), do vậy cao hơn bất cứ ý đồ minh họa và lên án đơn thuần nào”. Trần Đình Sử nhấn
mạnh vào những biểu hiện của cảm hứng nghiên cứu trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. Ví dụ

như ông coi mấy chữ “không có kết thúc” là “minh chứng về cảm hứng nghiên cứu ở anh
Khải”; “Với cảm hứng nghiên cứu toàn bộ nhiệt tình của nhà văn hầu như dồn vào việc vẽ
ra, hình dung ra các tình thế, các quan hệ, các mâu thuẫn”. Còn cái chuyện kết thúc “chẳng
qua là một nghi thức có tính chức năng theo yêu cầu thể loại, một nghi thức nghệ thuật
nhằm tạo ra những hiệu quả nhất định”. “Việc kết thúc lấy lệ theo nghi thức là một triệu
chứng rõ rệt của một tư duy nghệ thuật đang nghiên cứu, khảo sát, phân tích đời sống và


con người đương thời của nó”. Cảm hứng nghiên cứu còn qui định luôn cảm xúc của nhà
văn đối với các vấn đề mà ông nêu ra trong tác phẩm. Ông viết: “Tôi nghĩ tác giả là người
nhiệt tình với lí tưởng không kém ai đâu (...) có điều con người ấy có cái nhìn tỉnh táo.
Trước các hiện tượng tiêu cực chẳng hạn, nhiều khi sáng tác chỉ có bình diện lên án.
Nguyễn Khải thì khác. Anh thiên về phanh phui nó, giúp người đọc nhận thức nó. Anh
không đơn giản hóa mọi kẻ thù. Anh lưu ý chúng ta nhận thức kẻ thù”. Đóng vai trò là người
hỏi, nhưng có lúc, Lại Nguyên Ân cũng đưa ra ý kiến, nhằm bổ sung, hoặc nhấn mạnh thêm
vấn đề hai người đang trao đổi. Ông nói rõ hơn về giá trị tác phẩm trong cảm hứng nghiên
cứu: “Tác phẩm nào đến với người ta chỉ để xúi giục người ta ghét cái nhất thời, yêu cái
thoáng qua, chắc không thể ở bền với họ so với những tác phẩm giúp người ta hiểu biết,
nhận thức những sự thực trong cuộc đời”. Ông cũng chỉ ra: “Nhu cầu hiểu biết thực sự là
nhu cầu lớn của thời đại (...) cảm hứng nhận thức đang tăng lên mạnh mẽ”
(57,76,78,79,84). Chúng tôi nghĩ, chính cảm hứng nghiên cứu đã dẫn Nguyễn Khải đến chỗ
trình bày những dòng suy nghĩ, tư tưởng hiện thực ấy - những suy đoán, cân nhắc, diễn giải,
biện hộ khác nhau của những con người khác nhau trong những thời thế khác nhau.
Đoàn Trọng Huy cũng có ý kiến như Trần Đình Sử khi đi vào nghiên cứu “Vài đặc
điểm phẩm chất nghệ thuật Nguyễn Khải”. Tác giả thấy: “Nguyễn Khải cảm thụ cuộc sống
với một thái độ nghiên cứu, phân tích nghiêm túc (...) gắn liền với cảm hứng nghiên cứu
cuộc sống là loại đề tài và chủ đề “Xung đột” (...), ông muốn đi vào cuộc sống thực với tất
cả sự phong phú, sinh động, với tất cả sự mộc mạc thô nhám sù sì của nó (...) chủ động
xông vào những hiện thực gai góc, Nguyễn Khải muốn đào xới, phanh phui để từ đó tìm ra
sự thật” (57, 86). “Ông thích gọi tên những cái đang còn ẩn hiện, mờ ảo le lói, thích viết về

cái đang còn manh nha (...), nâng tầm mắt của bạn đọc lên cao hơn nhằm hướng tới những
mục tiêu sắp xuất hiện” (57, 87). Bên cạnh đó, Đoàn Trọng Huy còn phát hiện thêm trong
sáng tác Nguyễn Khải “Cảm hứng về hiện tại”.
Là người có nhiều bài viết về Nguyễn Khải, Vương Trí Nhàn nhận định: “Cái nhìn sắc
sảo vốn có từ rất sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay đối thoại với chính mình và
tự phát hiện trở lại” (57,114). Câu này nói lên cả hai cảm hứng mà Trần Đình Sử - Lại
Nguyên Ân và Đoàn Trọng Huy đã đề cập.
Cùng với ý kiến với Đoàn Trọng Huy, trong bài “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”,
Nguyễn Thị Bình đã coi “hứng thú nghiên cứu thực tại” như một biểu hiện đầu tiên của tư
duy tiểu thuyết Nguyễn Khải, qua việc nhà văn “luôn phát hiện ra những vấn đề ẩn sau các


sự vật hiện tượng tưởng như đơn giản quen thuộc” (57, 133). “Nguyễn Khải không chỉ dừng
lại ở việc nêu ra vấn đề mà ông cố gắng trình bày sự nghiền ngẫm nghiên cứu của mình”
(57, 134). “Tác phẩm văn học mang cảm hứng nghiên cứu thường đem lại cái nhìn không
xuôi chiều dễ dãi” (57, 136).
Mới đây nhất “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu, phân tích”
đăng trên Tạp chí Văn học số l1, 2001, Đào Thủy Nguyên đã coi “nhân vật tiểu thuyết
Nguyễn Khải là sản phẩm của cảm hứng nghiên cứu phân tích” (57, 169). Và chúng tôi
muốn dùng đoạn kết của bài nghiên cứu này để khép lại phần những ý kiến đánh giá xung
quanh vấn đề cảm hứng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. “Và bên cạnh cảm hứng nghiên
cứu, phân tích sáng tác của Nguyễn Khải còn bao gồm nhiều cảm hứng khác cũng đậm nét
và quan trọng không kém. Phải là sự tổng hợp của nhiều cảm hứng vừa khác nhau, vừa bổ
sung cho nhau, chúng ta mới có thể đến với nội dung trọn vẹn và toàn diện của Nguyễn
Khải” (57, 164).
3.2. Loại ý kiến đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:
Ngay từ khi ra mắt độc giả, “Xung đột” đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới
văn nghệ sĩ. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết này.
Năm 1959, khi đọc “Xung đột”, Vũ Tú Nam nhận ra điểm mạnh trong nghệ thuật xây

dựng nhân vật của Nguyễn Khải là “đi sâu vào tâm lí nhân vật, Nguyễn Khải phân tích khá
tinh tế sâu sắc” (57, 168)
Đi vào tìm hiểu một số tác phẩm Nguyễn Khải, trong đó có “Xung đột” và “Chủ tịch
huyện”, Nguyễn Văn Hạnh đã chỉ ra: “Nguyễn Khải suy nghĩ bằng sự kiện, bằng vấn đề mà
chưa bằng tính cách, bằng nhân vật. Có những nhân vật xây dựng tính cách khá rõ (...)
nhưng những nhân vật như vậy còn ít, mà những nhân vật dở dang xương xẩu lại nhiều hơn
(...). Nhân vật chính thiếu tính cách trọn vẹn (...). Nguyễn Khải chưa xây dựng được tính
cách mà chỉ có những nhận xét (...) diễn biến tâm lí chưa được trình bày như một quá trình
(...) chưa biểu hiện được “biện chứng pháp của tâm hồn (...) bỏ lối tả mà chạy theo lối kể,
tổng kết một cách đại cương sự biến đổi tâm lí nhân vật” (57, 61).
Năm 1974 có ba bài viết đáng chú ý. Ở bài viết thứ nhất “Đặc điểm ngòi bút của
Nguyễn Khải”, Chu Nga cũng có ý kiến tương tự như Nguyễn Văn Hạnh “Ở Nguyễn Khải
phẩn nào có sự tùy tiện trong cách xây dựng nhân vật”. (57, 71). Bà nhận xét thêm:


“Nguyễn Khải thường rất tỉnh táo trong việc điều khiển nhân vật của mình. Giữa anh và họ
hoàn toàn là mối quan hệ lí trí. Hình như ta ít thấy anh cùng vui buồn, sướng khổ với con
người anh miêu tả”, nên “con người nhà văn miêu tả cứ hiện lên trần trụi (...) có thể ví các
nhân vật trong nhiều sáng tác của Nguyễn Khải với những con đại bàng bị cụt cánh, chúng
chỉ còn khả năng đi lại nữa thôi, mặc dù đôi chân của chúng thì vững chãi không chê vào
đâu được” (57, 72,74). Trong nhận xét này, ta thấy tác giả so sánh nhân vật với con đại bàng
cụt cánh để nói lên nhược điểm của Nguyễn Khải là không thể xây dựng nên những nhân
vật trọn vẹn.
Phan Cự Đệ trong bài viết “Nguyễn Khải và hiện tượng người chiến sĩ” cũng đã nói
đến đặc điểm này trong tiểu thuyết Nguyễn Khải: “Nhiều nhân vật rất hứa hẹn, cuối cùng
vẫn chỉ dừng ở những phác thảo dang dở hoặc bị bỏ rơi giữa đường!”(57, 304). Tuy vậy,
ông cũng không phủ nhận điểm mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải “Chỉ bằng vài nét sắc sảo,
Nguyễn Khải có tài khắc họa rất nhanh chân dung một số loại nhân vật mà anh quen thuộc”
(57, 304)
Đặt nhân vật trong cảm hứng nghiên cứu, Lại Nguyên Ân nhận xét “Tác giả tạo ra

được những nhân vật có sự sống thực, chứ không phải chỉ là một ý niệm thuần túy tốt hoặc
xấu được nhân cách hóa, biến thành nhân vật” (57, 78). Còn Phan Cự Đệ nói đến khả năng
phân tích tâm lí của Nguyễn Khải “Tôi thấy ở văn xuôi của ta có khá nhiều nhà văn miêu tả
tâm lí giỏi, nhưng phân tích tâm lí thì ít ai làm được như anh Khải. Đi trước anh về mặt
này, có thể chỉ là Nam Cao” (57, 83).
Đoàn Trọng Huy nhận thấy, có hai loại nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải. Loại
thứ nhất: Nhân vật hiện thực được khảo sát và lấy tư liệu từ những con người thật ngoài đời.
“Ông (Nguyễn Khải) không cố nhân vật nào hoàn toàn do tưởng tượng chế tạo ra” (57, 87).
Qua việc phân tích một số nhân vật trong “Chủ tịch huyện”, “Gặp gỡ cuối năm”, “Cha và
Con và...” tác giả bài viết “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải” đi đến nhận
xét: “Nhân vật của Nguyễn Khải có thể chưa phát triển hết tính cách để trở nên điển hình
toàn vẹn, nhưng ít khi rơi vào công thức, sơ lược”. Loại nhân vật thứ hai là nhân vật chính
luận có đặc điểm “thường hay tranh cãi, lí sự”; “Nhân vật ở đây đại diện rõ rệt cho một loại
người, một tầng lớp, một lực lượng xã hội nhất định (...). Nhân vật có mặt ở tác phẩm vì lí
lẽ, quan hệ với nhau cũng bằng lí lẽ. Nó phục vụ trực tiếp cho chính luận” (57, 90, 91).


Vương Trí Nhàn còn phát hiện thêm hai loại nhân vật nữa trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải. Đó là: “Loại nhân vật khôn ngoan - khôn tức là thích ứng (...) và loại người bất lực nói năng lúng búng, cử chỉ vụng về”. Bên cạnh đó, ông nhận thấy Nguyễn Khải cũng có
“khả năng xây dựng một loại nhân vật mới đầy ý chí và khát khao cải biến xã hội” (57,
120).
Năm 1998, Nguyễn Thị Bình viết trong “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Khải “thường là nhân vật tư tưởng ...dù là nông dân hay bộ đội,
trẻ hay già, ta hay địch đều thông minh, ăn nói giỏi...Nguyễn Khải đặc biệt say mê loại
nhân vật thích ứng với thời thế” (57, 138,139). Theo bà, nghiên cứu con người giữa các thế
hệ lịch sử là một hướng đào sâu, một cách tiếp cận mới của Nguyễn Khải. “Khẳng định vị
trí cá nhân không hòa tan cái “tôi” trong cái “ta”, nhiệt tình cổ vũ cho giá trị cá nhân là
hứng thú đặc biệt nổi bật trong sự nghiên cứu, khám phá và thể hiện con người của ngòi bút
Nguyễn Khải” (57, 145,146).
Bằng ba bài viết trong hai năm 2000-2001, Đào Thủy Nguyên như có tham vọng tổng

kết những đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khải khi đi vào tìm hiểu các nhân
vật trong mối quan hệ “Thời gian và lịch sử”; “Trong khả năng lựa chọn và thích ứng”;
“Trong mối quan hệ gia đình”; “Trong mâu thuẫn và tiếp nối các thế hệ”. Hiện ra trong các
mối quan hệ ấy là các nhân vật ở mọi lứa tuổi, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau,
nhưng “Nguyễn Khải đặc biệt chú ý đến tầng lớp trí thức” và có cảm tình nhiều với những
người trẻ tuổi, “những cá tính mạnh mẽ và quyết liệt dám sống chết cho một niềm tin, một
sự lựa chọn và kiêu hãnh với sự lựa chọn của mình” (57, 156).
3.3. Loại ý kiến về lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải:
Vũ Tú Nam trong “Đọc Xung đột của Nguyễn Khải” đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân
đội tháng ba năm 1961, đã nhận thấy: “Ngòi bút Nguyễn Khải đã mang một sắc thái riêng.
Với lối kể chuyện ít lời, hấp dẫn, lúc châm biếm lúc thơ mộng” (57, 170). Dù không nhận
xét trực tiếp về phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật, nhưng qua nhận định của tác giả,
chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào đặc điểm trần thuật của Nguyễn Khải trong tiểu
thuyết “Xung đột”.
Năm 1963, Triêu Dương cũng có ý kiến tương tự như Vũ Tú Nam, nhưng ông nói rõ
hơn và sâu hơn qua bài viết “Một chặng đường của Nguyễn Khải”. Đó là “ngòi bút không
đơn điệu của Nguyễn Khải, nó luôn luôn thay màu đổi sắc, khi thì châm biếm khi thì giễu


cợt nhẹ nhàng, một cử chỉ ngây thơ của người thuộc phía ta, khi thì hài hước một cách ý nhị
về một hiện tượng ở địch hậu (...) Lối viết của Nguyễn Khải thiên về viết “mộc”, thiên về tả
những gì là chân chất, trần trụi nhưng dễ đánh vào lòng người đọc” (57, 221).
Nguyễn Văn Hạnh phát hiện ra: “Nguyễn Khải thường sử dụng lối kể chuyện xen với
nhận xét và bình luận, rất xem nhẹ miêu tả, tả người cũng như tả cảnh” trong bài viết “Chủ
tịch huyện” và nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Khải” (57, 282). Nhận định này đã chỉ ra
được biện pháp nghệ thuật quan trọng trong thủ pháp xây dựng lời văn nghệ thuật trong tiểu
thuyết. Nó cho phép đối tượng nói trực tiếp bằng ngôn ngữ của bản thân nó, đồng thời tạo
nên sự biến hóa cho bút pháp và dễ gây cho độc giả những ấn tượng bất ngờ, thú vị.
Trong bài viết “Nguyễn Khải và hình tượng “Chiến sĩ”, Phan Cự Đệ nhận định: “Từ
những suy nghĩ triết lí về lí tưởng sống đến những rung động của những tâm hồn tinh tế, tác

giả và nhân vật đã hòa lẫn vào nhau, đồng cảm với nhau đến mức độ đôi khi ta không còn
phân biệt được ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ tác giả” (57, 300 ). Nhà nghiên cứu
này đã chú ý đến nét riêng của Nguyễn Khải là lời văn nghệ thuật được tổ chức theo hướng
khách quan hóa, đặc biệt ở kiểu người trần thuật hòa mình với nhân vật, trong đó quan điểm
của chủ thể kể có sự trùng khớp với quan điểm tác giả.
Đi vào tìm hiểu tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”, Lê Thành Nghị đã phát hiện “Một
trong những tài của Nguyễn Khải là nghệ thuật kể chuyện, là cách sử dụng ngôn ngữ đầy
thuyết phục” (57, 335). Bằng chứng là có rất nhiều giọng điệu trong “Gặp gỡ cuối năm”, lời
người này là nguyên nhân câu trả lời của người nọ, ý người này gợi ra sự suy nghĩ cho
người kia. Kết cấu tác phẩm đơn giản là sự ghi lại các cuộc đối thoại rất chặt chẽ, lô-gic,
trong đó tiếng nói của người dẫn chuyện vắng mặt trong cuộc gặp gỡ như tiếng nói của thầy
phù thủy cao tay đang điều khiển những âm binh trước mặt.
Trong bài viết “Âm hưởng chính: Khẳng định quá khứ” (Đọc “Thời gian của người”
của Nguyễn Khải), Vương Trí Nhàn nhận định: “Toàn truyện là một giọng kể. Một cuộc trò
chuyện khi liên tục, khi đứt nối, đều được hòa lẫn trong giọng kể đó của tác giả” (57, 346),
tức là giọng kể tóm lược, lúc thì nhà văn kể, khi thì lại ủy thác cho nhân vật để khỏi gây
cảm giác đơn điệu cho lời văn. ở bài viết “Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách
mạng từ sau 1945”, tác giả nhận xét: “Nguyễn Khải vẫn thích lối kể hơn tả (...) vẫn một
giọng vấn vừa tự nhiên vừa duyên dáng (...) trong những trường hợp thành công nhất của
mình, Nguyễn Khải nhận ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi, chia sẻ


với mọi người buồn vui khi quan sát việc đời” (57, 120). Điều này chứng tỏ, ngòi bút
Nguyễn Khải đã có sự chuyển biến rõ nét từ kiểu trần thuật lạnh lùng sang lối trần thuật hòa
mình với nhân vật để tâm tình, chia sẻ với người đọc. Nhờ thế mà khoảng cách giữa tác giả
và nhân vật, nhà văn và độc giả ngày càng xích lại gần nhau hơn.
Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và tổ chức lời văn, Huỳnh Như Phương
thấy: “Thời gian của người” tiến xa hơn về tính phức điệu trong mảng pha màu ngôn ngữ
của nhà văn. Nguyễn Khải có ý thức rõ ràng rằng ngôn ngữ đơn thanh sẽ không có đủ hiệu
lực trong việc phân tích các vấn đề phức tạp của đời sống. Ngôn ngữ nhiều thanh giọng

bước đầu được sử dụng trong “Thời gian của người” ... Nhân vật khi thì kể lể, khi thì biện
hộ, khi lại tự trào, giọng người kể chuyện bị cắt ngang bởi giọng nhân vật, kể cả những
nhân vật không trực tiếp đối thoại” (57, 362). Điều này khiến cho trong một đoạn văn có
nhiều giọng điệu, và lời văn được thể hiện ghi lại từ nhiều điểm nhìn, ít nhiều nó tạo nên
tính linh hoạt cho cách hành văn của Nguyễn Khải.
Trong bài viết “Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải”, Đoàn Trọng Huy
nhận thấy: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải không cố định, mà nhà văn
thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể “không chỉ kể bằng giọng cửa
mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác giả còn biến hóa thành nhiều giọng điệu phong
phú khác: Có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp” (57,
93). Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng nhận thấy điều này thể hiện không chỉ
trong một tác phẩm, mà còn được sử dụng trở đi trở lại trong hầu hết các tiểu thuyết Nguyễn
Khải viết sau năm 1975.
Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết” có đề cập đến
“Văn trần thuật của Nguyễn Khải rất ít lời miêu tả. Giống như Nam Cao, ông thường nhập
vào nhân vật, dùng lời trực tiếp và nửa trực tiếp để biểu hiện dòng nội tâm” (57, 135). Nhận
định này có giá trị, là cơ sở để độc giả có thể đi vào tìm hiểu thế giới tinh thần của con
người vốn phức tạp và phiền nhiễu, đồng thời nó góp phần khẳng định sự độc đáo trong lời
văn của Nguyễn Khải.
Ở bài viêt “Dại khôn Nguyễn Khải”, Nguyên Đăng Mạnh cũng có một nhận định xác
đáng tương tự như Nguyễn Thị Bình: “Một giọng văn trần thuật mà như trò chuyện thoải
mái với người đọc và nhân vật của mình một cách nói năng hoạt bát, thông minh, hóm hỉnh,


hiểu người hiểu đời... Một giọng văn mà nhiều khi thật khó phân biệt là nói với người hay
nói với mình... Một cách diễn đạt khôn ngoan” (45, 326)
Gần đây nhất, nhân dịp các nhà văn nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Tôn Phương Lan
có một bài viết về Nguyễn Khải đăng trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tháng tư
năm 2001. Bà nhận xét: “Nguyễn Khải đã bộc lộ sự thông mình, sắc sảo trong suy nghĩ,
luận chứng, trong việc sử dụng ngôn từ để tạo ra những câu văn tự nhiên, nhưng cô đọng.

Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Khải trong nhiều sáng tác sau chiến tranh đã có sắc điệu
riêng” (57, 415). Dù không được cụ thể, song nhận định của Tôn Phương Lan một mặt góp
phần khẳng định sự tài hoa trong cách trần thuật của Nguyễn Khải, mặt khác cũng thể hiện
sự đánh giá công bằng những bước trưởng thành của Nguyễn Khải về nghệ thuật viết tiểu
thuyết sau 1945.
3.4. Nhận định chung:
Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy, mỗi tác giả chỉ đi vào tác phẩm của
Nguyễn Khải ở một giai đoạn nhất định. Những nhận xét rút ra tuy sâu sắc, nhưng phần lớn
chưa mang tính tổng quát cho toàn bộ quá trình sáng tác của Nguyễn Khải. Đặc biệt, ở thể
loại tiểu thuyết, số lượng bài viết về nó không nhiều. Bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi
không có tham vọng tìm ra điểm mới về mặt nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khải, mà chỉ
dựa vào những phát hiện của các nhà nghiên cứu đi trước làm cơ sở vận dụng, khảo sát toàn
bộ tám tiểu thuyết, đặt chúng vào hệ thống chung, làm nổi bật lên những nét đặc trưng về
nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khải.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp và hệ
thống.
4.1. Để đi đến một nhận xét có tính tổng hợp, chúng tôi bám sát văn bản tiểu thuyết
Nguyễn Khải, phân tích những mặt nội dung, nghệ thuật tiêu biểu. Đồng thời, để triển khai
vấn đề một cách khoa học, biện chứng, chúng tôi đặt đối tượng nghiên cứu trong sự tương
tác với các yếu tố nghệ thuật khác, ở một hệ thống chung và xem xét đặc trưng nghệ thuật
tiểu thuyết ở ba bình diện trong tiến trình phát triển chung của văn học dân tộc.
4.2. Vận dụng phương pháp hệ thống, chúng tôi cố gắng phát hiện tính lặp lại nhiều
lần các yếu tố phản ánh hiện thực cuộc sống ở những tác phẩm khác nhau, tạo nên một tập


hợp các yếu tố, chúng tôi bước đầu khẳng định những đặc điểm riêng mang tính ổn định
trong nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khải, tạo cơ sở vững chắc hơn cho nhận xét của mình.
4.3. Ngoài hai phương pháp trên, chúng tôi còn chú ý đến phương pháp miêu tả,
phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. sử dụnng phương pháp miêu tả, chúng tôi

muốn làm nổi bật vẻ đẹp từng hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải và vận
dụng phương pháp thống kê, ở một chừng mực nào đó, có thể nêu lên một số nhận định
mang tính khái quát. Để nhận ra những nét tương đồng và dị biệt giữa Nguyễn Khải và các
nhà văn cùng thời, chúng tôi so sánh ông với Chu Văn ở đề tài tôn giáo, so sánh với Nguyễn
Minh Châu về loại hình nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và phương thức tổ chức lời
văn nghệ thuật. Chúng tôi tham khảo tiểu thuyết “Bão biển” của Chu Văn và một số truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu in trong cuốn “Nguyễn Minh Châu toàn tập” do NXB Văn
học ấn hành năm 2001.

5. Những đóng góp của luận văn:
Nguyễn Khải là cây bút văn xuôi hàng đầu sau cách mạng tháng Tám, là người có
những tác phẩm giá trị không chỉ ở thời điểm nó ra đời mà cho đến tận hôm nay. Đã có
nhiều bài viết sắc sảo, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu công phu nào về những
đặc trưng tiểu thuyết cửa nhà văn. Phần lớn nội dung các bài nghiên cứu thiên về đánh giá
tổng quát sáng tác của ông, những ý kiến chung cho các thể loại, hoặc chỉ đề cập đến những
tác phẩm quen thuộc. Trên cơ sở khảo sát tám tiểu thuyết, tiếp thu ý kiến đánh giá của người
đi trước, mạnh dạn trình bày ý kiến bổ sung và những gì sẵn có, chúng tôi cố gắng làm rõ
đặc trưng tiểu thuyết Nguyễn Khải ở ba bình diện: Cảm hứng, nhân vật và phương thức tổ
chức lời văn. Từ đó, chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Khải cho thể loại tiểu thuyết hiện
đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có ba chương.
Chương 1: Cảm hứng nghiên cứu, phân tích trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.
Chương 3: Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải.


CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN KHẢI.

Cảm hứng là một bộ phận không thể tách rời của nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác
phẩm. Nhờ có cảm hứng, tác phẩm có thể làm rung động trái tim độc giả, đề tài, chủ đề mới
được khái quát, lí giải có chiều sâu và mang tính thẩm mĩ. Cùng với đề tài, chủ đề, tính điệu
thẩm mĩ, cảm hứng góp phần tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật cho tác phẩm.
Đọc Nguyễn Khải, tham khảo ý kiến đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu phê bình,
chúng tôi nhận thấy, cảm hứng tư tưởng xuyên suốt quá trình sáng tác tiểu thuyết của ông là
cảm hứng nghiên cứu, phân tích. Với bản chất thông minh nhạy cảm, ham hiểu biết, nhà văn
luôn nhìn thấy ở hiện thực cuộc sống biết bao bao vấn đề thuộc về con người, về cuộc sống,
cần phải được nhận thức, khám phá toàn bộ sự thực, với những qui luật phát triển lịch sử
của nó. Vì thế, tinh thần phân tích xã hội và nghiên cứu con người là những vấn đề cốt lõi
trong cảm hứng sáng tạo, làm cho tác phẩm của nhà văn không rơi vào tình trạng công thức
giáo điều, dù nó ra đời ở thời kì văn học nặng về minh họa. Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải,
“mỗi nhân vật của ông muốn là một túi khôn, mỗi trang viết của ông là một trang dạy khôn
thiên hạ” (46, 416). Nội dung ấy đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của văn học nghệ thuật,
không chỉ làm cho con người hiểu biết để nhân ái hơn, lương thiện hơn, mà còn làm cho con
người đa dạng phong phú từng trải, hiểu biết về tất cả những vấn đề xã hội, nhân sinh có
ảnh hưởng trực tiếp, hoặc liên quan đến cuộc sống của mình. Nghiên cứu, phân tích hiện
thực, nâng cao trình độ tư duy nhận thức cho con người là một đặc trưng nghệ thuật trong
tiểu thuyết Nguyễn Khải, đồng thời nó cũng là một nguyên tắc sáng tác của văn học hiện
thực cách mạng, kể từ khi miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. cảm hứng này
được tác giả thể hiện qua tác phẩm, ở hai vấn đề mang tính triết học, có ý nghĩa nhân sinh
lâu dài.

1.1. Cảm hứng nghiên cứu, phân tích thể hiện qua cuộc đấu tranh giải phóng
con người ra khỏi niềm tin mê muội vào tôn giáo và những thiết chế tôn giáo
ngăn cản sự phát triển của con người, giúp họ được sống và làm việc một cách
thanh thản, hạnh phúc.
1.1.1. Phải thừa nhận, tôn giáo là một phần tất yếu đóng vai trò quan trọng chi phối đời
sống tinh thần xã hội. Nó có lịch sử lâu đời và mang tính văn hóa. Trong chế độ xã hội chủ



nghĩa, mỗi công dân đều có quyền được tự do tín ngưỡng, và tự do không tín ngưỡng, được
phép tìm đến một đức tin mà không ai có quyền ngăn cản. ở phía tươi sáng nhất, tôn giáo
nào cũng mang trong nó những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, góp phần hướng thiện con
người. Ở Phật giáo là tinh thần phá chấp triệt để, từ bi hỉ sả cứu khổ cứu nạn, kết hợp với
truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, từ lâu đã trở thành nghệ thuật sống đúng đắn,
tạo nên những nhân cách cao đẹp được lịch sử ghi nhận (thời đại Lý Trần là một ví dụ tiêu
biểu). Thiên Chúa giáo cũng kêu gọi con người sống bác ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau,
biết xám hối trước những lỗi lầm mắc phải, để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh
mặt tốt đẹp ấy, tôn giáo cũng bộc lộ không ít những hạn chế, thậm chí để lại những di chứng
tai hại trong đời sống con người, cản trở sự tiến bộ xã hội. Một số kẻ đã lợi dụng tôn giáo để
trục lợi, hay mưu đồ chính trị. Một bộ phận quần chúng ngộ nhận tự do tín ngưỡng, nhầm
lẫn giữa niềm tin tôn giáo với hủ tục mê tín dị đoan, tự biến mình thành những nạn nhân
khốn khổ của thần quyền. So với Phật giáo, Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta muộn
hơn, nhưng ảnh hưởng cửa nó đến đời sống tư tưởng con người và tinh thần dân tộc thật sâu
sắc, ở cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Vì thế, nó trở thành một đề tài mới, khá thú vị
trong văn học. ơ lĩnh vực này, Nguyễn Khải được đánh giá là người có những tác phẩm giá
trị, có những hiểu biết nghiêm túc về tôn giáo. Qua bộ tứ tiểu thuyết “Xung đột”, “Cha và
con và...”, “Điều tra về một cái chết”, và “Thời gian của người”, Nguyễn Khải cho độc giả
thấy được tất cả những mặt hay, dở của Thiên Chúa giáo và tác động của nó lên đời sống
cộng đồng.
1.1.2. Để giải phóng giáo dân ra khỏi niềm tin mê muội và những thiết chế tôn giáo
ngăn cản sự phát triển con người, Nguyễn Khải đã xây dựng những nhân vật phản diện. Qua
những hình tượng ấy, giáo dân từng bước nhận thấy bản chất xấu xa, bỉ ổi, tàn bạo của
những kẻ đội lốt thầy tu và mặt trái của thứ tôn giáo chủ trương đứng bên lề cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc. Từ đó, họ tự biết mình phải làm gì để không trở thành nạn nhân.
“Xung đột” ra đời nhờ chuyến đi thực tế của nhà văn đến một vùng nông thôn công
giáo ở tỉnh Nam Định. Thông qua câu chuyện ở xóm đạo Nghĩa Hưng, nhà văn đã tái hiện
một cách sinh động cuộc đấu tranh giữa những cán bộ cách mạng và bọn phản động núp
bóng nhà thờ. Cha Vinh là tên phản động đã gây ra nhiều tội ác với dân làng, hắn “đã từng

cộng tác với quân Pháp trong suốt mấy chục năm chúng chiếm đóng” đã từng mang quân từ
Phát Diệm về đốt trụi xóm làng, lấy thóc của nhà xứ, cướp thóc của dân, hành hạ những
người không theo hắn, con ông Thiềm là một nạn nhân tiêu biểu. Sau cải cách ruộng đất,


cha Vinh vẫn không thay đổi bản chất của mình, dù đã được cách mạng cho đi cải tạo giáo
dục. Hắn vẫn tỏ ra nguy hiểm. Trước mặt cán bộ xã thì nhún nhường hạ giọng, nhưng ẩn
trong những câu nói vẫn là sự xỏ xiên khiêu khích. Môn nổi tiếng là người đã từng ăn cơm
khắp thiên hạ, khôn ngoan không ai có thể bịp được cũng đã từng bị cha Vinh “xỏ ngọt” và
gọi là “con sói dữ”, nhưng không biết trị hắn bằng cách nào. Cũng giống như cha Lân,
người có giọng nói “cứ trơn nhẫy như bọc ngoài một lớp nhớt mỏng, rất khó nắm bắt được
ý thật của người nói và càng khó đề phòng”, hắn là người nổi tiếng nhất về rao truyền kinh
thánh trong địa phận, âm mưu dùng tòa Thánh làm bàn đạp tấn công chế độ mới. Vũ khí sắc
bén của bọn này chính là cái lưỡi của chúng. Trước khi “bị chính phủ cho đi tù mười hai
tháng”, cha Vinh vẫn kịp dặn dò con chiên “Đừng thấy giáo dân có chức vụ, địa vị trong xã
hội mà đã tin. Bề ngoài là thế chứ trong lòng là quân phản Chúa”. Trợ thủ đắc lực của cha
Vinh là tu sĩ Thịnh. “Lãnh tụ liền tôn diệt cộng toàn khu. Thầy chỉ tạm náu mình trong chiếc
áo dài thâm xẻ tà nhưng uy quyền của thầy còn gấp bội những áo chùng thâm bịt tà”. Thừa
biết ở thôn Hỗ, từ lâu, người dân đã mê muội tin vào Chúa Trời để sống cam chịu, không
dám làm trái với lời răn dạy của các cha, tu sĩ Thịnh đã lôi kéo được những kẻ ngu đạo về
phía mình bằng việc kể ra những tấm gương tử vì đạo như “Bình Huy, Bình Đạt, thầy già
thầy Uyển bị kẹp cổ, tuốt nứa, sỏ chân vào lưỡi cày nung đỏ mà vẫn không chịu bước qua
cây thánh giá”. Trước khi kể, không biết lần thứ bao nhiêu câu chuyện này, thầy luôn tạo ra
một không khí trang nghiêm bằng vẻ mặt “cổ kính và huyền bí”. Thầy đã thật thành công
trong việc “quyến rũ người ta đi theo không kịp do dự, kích người ta hành động không kịp
suy nghĩ, y như một tia lửa bén đến làm bùng cháy sự tin yêu phẫn nộ vốn ấp ủ trong lòng
mỗi người. Mặt Lý nóng lên như muốn bắn ra tia máu đỏ tươi, mắt rưng rưng như muôn
khóc, Quảng ngồi đôi diện với Lý cũng trong một trạng thái bị kích thích đến tột độ”. Ngay
sau đó, người đọc chứng kiến một đoàn hơn hai mươi người, phần lớn là thiếu nữ đi bắt “hai
con qủi nguy hiểm”. Lý một mực đòi trói nghiến Thụy lại sau khi tuyên bố “vũ lực là xong”,

“không phải cãi”, “có chết cũng chỉ mình gái này”, theo thị, “dù có chết một hai người cũng
là tử vì đạo”. Quảng sẵn sàng nằm giả chết để vu vạ cho bộ đội tội đánh dân. Vợ Tường
cũng góp công bằng một màn phô diễn thô thiển có lẽ vào loại “độc nhất vô nhị”: “Hôm
Quảng gieo vạ, thị vén ngược áo vạch hai bầu vú đánh nhau tay đôi với bộ đội, mồm lu loa:
“Nào chúng mày có giỏi thì đâm bà đi, bắn bà một phát xem nào!”. Có một anh lấy tay đun
thẳng chị ra, lập tức thị nắm chặt lấy cổ tay anh ấy áp vào vú mình chu chéo “ơi ông cả bà
nhớn ơi! Xem đây này, ban ngày ban mặt mà bộ đội dám bóp vú tôi đây này”...Chỉ bằng vài


chi tiết nghệ thuật, Nguyễn Khải cho người đọc thấy được sức mạnh ghê gớm của bọn
người nhà đạo trong việc đấu tranh chống phá chính quyền, khi chúng có trong tay một cách
dễ dàng những giáo dân sẵn sàng “tử vì đạo”.
Sau việc cứu cha Vinh không thành, biết không thể thắng được cán bộ cách mạng, nếu
chỉ trông vào một nhóm người “hữu dũng vô mưu”, bọn phản động đội lốt tôn giáo đã sử
dụng kiểu “chiến tranh tâm lí”. Chúng quay sang thuyết phục, lợi dụng người thân của
những cán bộ, kích động họ để tạo ra những mâu thuẫn âm ỉ trong mỗi gia đình, nhằm phá
hoại tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ - con cái, vợ chồng. Tường về quê ăn tết, lần đầu
tiên sau gần mười năm đi bộ đội, nhưng gia đình đón anh bằng sự ghẻ lạnh đáng kinh ngạc.
Điều này làm Tường đau đớn. Không khí gia đình anh trở nên căng thẳng. Nguyên nhân
chính là việc người thân của anh đã quá tin vào miệng lưỡi xúc Xiểm của kẻ xấu, nên một
mực cho rằng anh đi theo cách mạng là vô đạo. Ngày cuối cùng ở nhà, Tường phải đi đến
một quyết định thật khó khăn: “Bố mẹ sợ liên lụy vì con, không muốn nhận con nữa thì cứ
việc làm giấy lên ủy ban mà từ. Con xin chịu...còn nhà nếu thấy tôi là người chồng xấu thì
cứ việc đi lấy người khác, các con nuôi được đứa nào thì nuôi nếu không thì tôi đem chúng
đi”. Hậu quả là sẽ có một gia đình tan nát, cha con lìa nhau, vợ chồng li tán và những đứa
trẻ lớn lên thiếu đi một nửa tình yêu thương của đấng sinh thành. Câu chuyện gia đình
Tường chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho hiện trạng phổ biến diễn ra ở thôn Hỗ lúc đó.
Cuộc đấu tranh tư tưởng ở phó chủ tịch Nhàn diễn ra thật cam go quyết liệt, qua độc
thoại nội tâm của nhân vật, cũng như tâm sự của chị với người đồng chí tin cậy. “Tôi khổ
lắm anh ạ, ủy ban thì cho tôi là hữu, mẹ tôi thì chửi tôi là con khô đạo, nhân dân thì nhận

xét tôi là bù nhìn bị người khác giật dây...Lạy Chúa, sao tôi lại sinh ra ở cái đất này, sao tôi
lại là con chiên của Chúa! Tôi không bỏ đạo được mà tôi cũng không thể bỏ hành động
được. Tôi muốn làm cả hai nhưng không ai để cho tôi được yên thân...Tôi theo Chúa, tôi
theo chính phủ, tôi theo cả hai không được sao?. Ôi lạy Chúa, con cho họ miếng bánh
nhưng họ ném đá trả lại, con đến với họ bằng tấm lòng nhân từ của mẹ, nhưng họ lại đối
đãi với con như kẻ thù...Thế mà họ được lên thiên đàng ư ? Vậy mà con phải xuống hỏa
ngục ư ? Tôi loạn trí mất rồi! Tôi chẳng hiểu ra làm sao cả! Toi khổ quá anh Môn ơi”. Sự
phân thân của Nhàn, cùng những lời than nghẹn ngào chân thật càng tô đậm nỗi đau đớn
giày vò của người cán bộ khi biết mình không thể đi đến tận cùng sự nghiệp đấu tranh giải
phóng con người khỏi những luật lệ nghiêm ngặt mà Giáo hội đặt ra. Không chịu nổi áp lực,
Nhàn đã chọn cách thoát li giữa chừng khi nhiệt tình tham gia phong trào chưa hề vơi cạn.


Cũng ở “Xung đột”, ngay cả Môn, con người có bản lĩnh lăn lộn cùng phong trào cũng
không tránh khỏi những lúc rơi vào tình huống như Nhàn. Dù anh tự bảo mình “xưng tội trở
thành sự đầu hàng của kẻ chịu nộp khí giới và người thắng thế được quyền làm nhục”,
nhưng người ta vẫn thấy “có một nỗi buồn vô cớ cứ man mác khiến người Môn trống rỗng
hẳn đi, bâng khuâng như mình vừa mất mát một cái gì, như thiếu một chỗ bấu víu mà trước
kia chưa nghĩ đến”.
1.1.3. Nghiên cứu hiện tượng trì trệ ở thôn Hỗ, Nguyễn Khải một mặt tố cáo những tội
ác của bọn người đội lốt tôn giáo. Chúng mượn thần quyền để uy hiếp giáo dân, biến họ
thành những kẻ mất hết lí trí. Nhưng mặt khác, ông cũng nhận thấy một nguyên nhân cơ bản
khác là do “khối quần chúng không chịu xê dịch, không chịu tìm hiểu ra lẽ phải”. Họ là nạn
nhân trong cuộc đấu tranh chính trị và cũng là của chính mình. Huệ, một thiếu nữ trong làng
đi tu vì tiếng gọi của tình yêu mù quáng với tu sĩ Thịnh. Cô tin vào lời khuyên của hắn về
Bái để được gần gũi người mình yêu. Năm tháng trôi qua, tuổi xuân phai tàn, đức tin rạn vỡ,
Huệ nhìn thấy trước mắt mình, một thế giới tối tăm ghê tởm, những tội ác phi nhân tính
đang diễn ra ngay trong tu viện - nơi người ta vẫn cứ ngộ nhận là “chỉ có những con người
cao cả đang thực thi sứ mệnh thiêng liêng của Chúa Trời”. Khi nhân vật nhận ra mình bị lừa
dối thì đã quá muộn màng. Cô không thể quay lại với gia đình, không thể tiếp tục cuộc sống

trần tục, bởi người cha ngăn cản quyết liệt. Lúc đầu ông Bốn phản đối, vì nghĩ rằng con gái
đang đánh mất những năm tháng cống hiến, phá bỏ cái vinh dự gia đình có đứa con là người
của nước Chúa. Nhưng sau đó, ông khiếp sợ, hãi hùng khi nghĩ đến sự trừng phạt mà cha
con ông phải gánh chịu. “Con ơi, về làm sao được, ngay như đàn ông đi tu rồi xuất dân làng
người ta cũng rỉa rói cho đến chết nữa con là người nữ. Còn các ông trùm ông chánh, còn
cha xứ, còn bao nhiêu người khác, họ để bố con ta được yên ư ?”. Cuộc đời thật đáng buồn.
Giá như ông bố sáng suốt hơn, can đảm cùng con bước qua luật lệ, vượt lên dư luận mà
sống, có lẽ gia đình ấy không rơi vào bi kịch. Huệ đã không phải sống mỏi mòn, chết một
cách oan uổng trong chốn khổ. Ông Bốn cũng không phải sống đau đớn dằn vặt ở những
năm tháng cuối cùng của đời người, bằng cách “tự đẩy mình ra khỏi cuộc sống xung quanh,
tự mình cắt đứt liên hệ với mọi người”. Dù cách mạng đã về từ lâu, dù những cán bộ lãnh
đạo đã gồng mình đấu tranh không mệt mỏi, song tình hình cũng chẳng có biến chuyển gì.
Con chiên ở Hỗ vẫn cứ thụ động, u mê. Họ đi bằng đôi chân của mình, nhưng sống bằng cái
đầu và cảm xúc của người khác. Họ là những hình nộm, những con rối cho người giật dây
chứ không phải là những con người thực có thịt xương, tim óc. “Ngay đến những quyết định


hệ trọng nhất của đời người như nên sống như thế nào, nên đi theo con đường nào, họ cũng
tùy thuộc vào cái đầu đội mũ hàm ếch lắc hoặc gật. Vì bất cứ một việc gì người ở Hỗ cũng
chỉ có quyền biết một nửa, dần dần họ cũng chỉ muốn biết có một nửa”. Tâm lí “chỉ muốn
biết một nửa” đã khiến bao gia đình không ngần ngại đem con cho chủng viện, còng lưng
làm lụng để cung cấp mọi thứ cho con, nhưng thực chất là nuôi đám người nhà đạo vô công
rỗi nghề. Còn con họ được nuôi nấng trong một thế giới mà mọi thứ đều tồi tệ. “Những dãy
nhà ăn hôi mốc tanh tưởi như mùi chiếc đũa tre lâu ngày không rửa, những đứa bé đứng
ngồi, ăn hút cười đùa, gõ bát gõ đũa như những kẻ mất dạy. Những dãy nhà ngủ chiếu cuộn
lại từng đống trên giường, dưới đất, hoặc nửa trên giường nửa dưới đất, những cái gối gỗ
bong sơn, những chiếc thập giá nằm dài ở đầu giường mệt mỏi”. Chúng được nhồi nhét vào
đầu những đạo lí nhà Chúa do tòa giám biên soạn, những sự vô luân của cộng sản, những
truyện trinh thám, kiếm hiệp, ái tình, mà kẻ dạy chúng không ai khác là những tu sĩ tầm
thường, có cái điệu bộ ngu xuẩn ăn nói lắp bắp... Họ dạy toàn những chuyện tạo cho lũ trẻ

hận thù một cái gì đó mà chính chúng cũng không hiểu được. Ban ngày với đám chủng sinh
là quãng thời gian vô vị tẻ nhạt, chúng khao khát bóng đêm buông xuống thật mau, để bắt
đầu một công việc thích thú nhất là đi rải truyền đơn, dán khẩu hiệu chống đối cộng sản.
Chúng làm một cách hào hứng mà không cần hiểu “những công việc đó nhằm mục đích gì,
phục vụ cho những ai...Ngay dù một đêm nào đó bọn hắn có bị quân cộng sản bắt được
cũng chẳng có gì phải lo sợ lắm”. Lâu dần, chủng viện đã biến cái đám học trò trở thành
một lũ lưu manh, vô tích sự. “Bây giờ học làm thầy chúng cũng không thích, học văn hóa lại
càng đáng chán hơn. Phải học, dù học gì cũng là gò bó, trói buộc rồi. Chúng chỉ ao ước cái
thời kì giằng co với cộng sản sẽ kéo dài nữa. Chỉ mong được sống mãi mãi như thế này: Ăn
thỏa thích, chơi bời thỏa thích, nói năng bậy bạ, tục tĩu thỏa thích, và đêm đêm lại tập hợp
nhau làm những chuyện li kì” .
Qua phân tích trên, chúng tôi nhận thấy ngòi bút Nguyễn Khải thật sắc sảo khi đi vào
khám phá phơi bày những mặt trái của tôn giáo đã và đang tác động tiêu cực lên cuộc sống
con người. Cách đưa ra vấn đề để bàn luận của nhà văn nghiêm túc, cách lí giải của nhà văn
chân thành gây được sự chú ý theo dõi của người đọc, song không ít người đã tiếc là cách
kết thúc vấn đề lại chưa được thỏa đáng. Các sự kiện, các xung đột, các số phận con người
đều còn dang dở. Câu trả lời bức thiết nhất cho câu hỏi làm sao để giải phóng con người
khỏi những thiết chế tôn giáo, tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, đóng góp công sức
vào việc tái thiết xã hội, hoặc làm sao để đốn ngộ, khai sáng cho những cái đầu mê muội


của quần chúng thoát khỏi sự ám ảnh đè nặng của thần quyền lại rất mơ hồ. Thái độ lạc
quan của Môn ở cuối tác phẩm chỉ mang tính hình thức. Nó là mơ ước của người cán bộ đã
lăn lộn cùng với phong trào trong suốt quãng thời gian khốn khó. Nhưng xét cho cùng, mọi
sự biến đổi đời sống xã hội đều phải bắt đầu từ sự đổi mới tư duy ở con người, trong đó vai
trò tự nhận thức của mỗi cá nhân trước hiện thực cuộc sống đóng vai trò quyết định, mọi sự
tác động bên ngoài chỉ là yếu tố phụ trợ. Bởi thế, khi “đội cải cách lui, các đoàn thể quần
chúng cũng theo nhau tan rã, mặt nước lại đóng váng, bèo lại nở, và tất cả, tất cả...lại như
cũ”. Cuộc chiến đấu của những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, rốt cuộc, vẫn
chưa đạt được kết quả như người ta mong đợi. Ở cả hai chiến tuyến, những con người vẫn

tồn tại để đấu tranh với nhau một cách ngấm ngầm. Nỗi hoài nghi của Nhàn về người phía
bên kia là hoàn toàn chính đáng. “Chúng đã bị tiêu diệt hay mới chỉ lùi lại để ẩn nấp một
cách kín đáo?”. Chúng chỉ ẩn nấp? Đúng! Không thể loại bỏ những kẻ như cha Vinh, cha
Thuyết, tu sĩ Thịnh và một tập thể các ông trùm chánh trương, nữ tu, thầy dòng, lại càng
không thể khuyên nhủ hết thảy mọi con chiên hãy nhạt bớt đạo trong một sớm một chiều,
khi mà tôn giáo vẫn còn đó và mãi mãi còn bởi lịch sử lâu đời của nó. Vậy thì việc Nguyễn
Khải để cho tất cả những con người ấy còn tồn tại, thậm chí sự tồn tại của họ có hại cho
cộng đồng, thì cũng bởi sự nhận thức tỉnh táo của nhà văn. Ông coi đó là một kiểu người
đang tồn tại khách quan và tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải nghiên cứu nó, tìm hiểu và lí
giải nó theo tinh thần khách quan khoa học, chứ không phải tìm cách triệt hạ, làm cho nó
biến mất. Kiểu kết thúc vấn đề theo xu hướng bỏ ngỏ và đóng lại tác phẩm khi mọi chuyện
còn chưa ngã ngũ trắng đen là một hình thức biểu hiện cảm hứng nghiên cứu, phân tích
trong tác phẩm của Nguyễn Khải. Vấn đề ấy sẽ giống như hiện thực cuộc sống, luôn luôn
vận động biến đổi liên tục không ngừng. Nó sẽ là cảm hứng, là cơ hội triển khai tiếp ở
những tác phẩm sau. Ở đó, nhà văn lại hình dung ra tiêp những tình thế, những mối quan hệ,
những mâu thuẫn tiềm ẩn, hoặc những biến thái tinh vi của tôn giáo ở cả hai thái cực tốt và
xấu, trong một hoàn cảnh mới.
1.1.4. Chiến tranh đã đi qua, hòa bình ổn định, nhà văn có điều kiện để chiêm nghiệm
lại mọi thứ, có đủ thời gian để nhìn nhận lại vấn đề tôn giáo ở khía cạnh văn hóa của nó.
Người đọc như có cảm giác “Cha và con và...” là phần thứ ba của tác phẩm “Xung đột”, khi
gặp lại không gian quen thuộc, những thôn xã, những xứ đạo, nhà thờ, chủng viện. Chỉ khác
là, cách viết của nhà văn có sự vận động rõ ràng. Ngòi bút trở nên hiền lành hơn, chín chắn
và điềm đạm để tiếp tục nghiên cứu, lí giải vấn đề tôn giáo theo hướng triết luận, có giá trị


nhân văn, nhân bản chứ không đơn thuần là giải quyết một cuộc đấu tranh xung đột giữa ta
và địch, giữa tôn giáo và cách mạng, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặt ra. Ở tác phẩm
này, chủ nghĩa xã hội đã tạo điều kiện cho giáo dân vừa có thể kính Chúa, vừa có thể sống
và làm việc thanh thản, tham gia vào các hoạt động xã hội, mà không phải băn khoăn lo lắng
sợ sệt. Vận hội mới đã đến, đem theo nhiều thay đổi ở một vùng nông thôn có đạo. Những

cuộc sửa sai, điều chỉnh lại các tổ chức lãnh đạo quần chúng của Đảng, công cuộc tái thiết
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu đã được tiến hành một cách hiệu quả,
đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân. Tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo đã
không còn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng những kẻ có dã tâm làm chính trị, nhằm lật đổ
chính quyền. Chúng đã mất nguồn tài trợ từ các thế lực ngoại xâm. Thêm vào đó, quần
chúng đã bắt đầu nhận thức được điều gì cần thiết cho cuộc sống của họ, cái gì sẽ mang đến
quyền lợi cho họ, chứ không mù quáng làm theo sự sai khiến của người khác . Bà Tộ chửi
con, vì cô gái lỡ đem đôi bông tai cúng lễ cũng là để tỏ thái độ bất bình với chủ trương của
nhà đạo. Một đôi trai gái đến nhờ cha Thư làm phép cưới đã không thuộc một câu kinh nào,
còn chất vấn lại vị cha trẻ bằng giọng điệu rất gay gắt, “Chúng tôi vẫn tự hỏi: Sự có mặt của
các cha có cho thêm chúng tôi được cái gì không? Một câu hỏi đứng đắn đấy. Cha còn trẻ,
tôi tin rằng cha có đủ thời gian để trả lời”. Câu hỏi nghiêm túc của một con chiên đã nhạt
đạo có thể sẽ không làm cha Thư hài lòng, nhưng đó là một thực tế mà cả cha và Hội Thánh
đang phải đối mặt với rất nhiều lúng túng. Xét cho cùng, những khó khăn mà cha Thư, hay
cha Hòe gặp phải chẳng phải do ai cố ý gây ra. Nguyên nhân chính là quần chúng hầu như
không quan tâm đến nhà thờ, dù họ vẫn cứ là giáo dân. Những bước đường khốn khó của
các vị linh mục trẻ phải chăng là hình ảnh phản chiếu sự thật mà dù muốn hay không, họ
cũng phải chấp nhận. Đó là trên vùng nông thôn công giáo, chủ nghĩa xã hội, tuy chưa đạt
được những thành tựu vượt bậc để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, nhưng nó đã
hình thành nên một lối sống, một cơ chế xã hội ổn định, tạo điều kiện cho con người được
phát triển khả năng nhận thức đúng đắn trước cuộc sống. Chính quyền không còn phải đứng
đối đầu với nhà thờ để giành giật quần chúng, mà trở thành nơi quần chúng tự tập hợp về.
Điều này khiến cho tôn giáo ngày càng bị đẩy sang thế cô lập, đứng chênh vênh bên lề cuộc
sống. Nó chứng tỏ, một kiểu tôn giáo “cõi trên” không có khả năng tập hợp, lôi kéo quần
chúng bằng những lời rao giảng nhảm nhí, cách hành xử cổ điển không đem lại cho con
người sự tự do hạnh phúc. Tôn giáo không còn khả năng điều khiển đời sống tinh thần xã
hội, nhất là khi quần chúng đã tìm thấy cho mình một môi trường tương đối lí tưởng để xây


dựng cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất, mạnh mẽ về mặt tinh thần, trong khi họ vẫn có thể

giữ được đức tin của mình vào Thiên Chúa cao cả. Bước chân ra khỏi nhà xứ, tiếp xúc với
giáo dân, cha Thư mới thấm thìa nỗi chua xót: Những ước muốn cao đẹp nhất của cha hóa
ra là phù phiếm xa xôi. Con người làm ăn cực nhọc, chiến đấu gian nan, người còn kẻ mất,
bấy nhiêu niềm vui nỗi khổ của thế gian, nhà đạo chỉ có một lời an ủi thì quả thực là không
thể chấp nhận. Trong tình thế khủng hoảng như thế, tôn giáo cũng vận động bằng cách tự
biến đổi mình để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Cách lựa chọn của cha Thư ở cuối tác
phẩm cũng là một giải pháp bắt buộc mà Hội Thánh phải tiến hành, nếu không muốn mất
hẳn chỗ đứng trong đời sống xã hội. “Đi với giáo hữu tuân theo ý muốn của giáo hữu là sẽ
hòa hợp được tất cả, vì giáo hữu là nền tảng, là cội nguồn. Cách mạng cũng từ đấy mà có,
Hội Thánh cũng từ đấy mà có, không có gì là trái ngược”. Quá trình nhận thức được chân lí
của cha Thư có vẻ hơi vội, hành động đòi được bề tôi của mình rửa tội chưa phải là một chi
tiết hiện thực nghiêm túc, song nó vẫn mang những giá trị tư tưởng nhất định, nhằm đưa đến
một kết thúc đẹp, phù hợp với vấn đề tôn giáo và cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi
áp bức của thần quyền. Từ thời xa xưa, Nguyễn Trãi từng nói “lật thuyền mới biết sức dân
như nước”, ngày nay câu nói ấy đã trở thành một kinh nghiệm quí báu cho tất cả những tổ
chức kinh tế, chính trị, xã hội, nhắc nhở họ đừng bao giờ đánh giá thấp vai trò của quần
chúng, cũng đừng coi họ là kẻ bề tôi mà phải nghĩ ngược lại. Hội Thánh tồn tại là bởi giáo
dân, cách mạng thành công nhờ quần chúng đã ủng hộ hết mình không tiếc máu xương. Vì
thế, hơi cường điệu, nhưng Nguyễn Khải có cái lí riêng của mình khi viết: “Ý dân là hiệu
lệnh của Thiên Chúa. Cái gì dân bảo phải tức là phải, cái gì không phải tức là không phải”.
Vấn đề giải phóng con người ra khỏi thiết chế tôn giáo coi như đã được giải quyết ổn thỏa.
Thế nên, trong “Thời gian của người”, Nguyễn Khải gần như chỉ đi vào tìm hiểu những vẻ
đẹp của tôn giáo, ngợi ca nó bằng thái độ thành kính, ngưỡng mộ. Nội dung này được thể
hiện qua hình tượng cha Vĩnh và một số đoạn khá hay nhà văn luận về tôn giáo.
Như nhiều người nhận xét, khi viết về đề tài này, bao giờ Nguyễn Khải cũng rất thận
trọng và đã cố gắng hết sức mình. Ông không ngại đưa lên trang viết những tội ác ghê tởm,
những mánh khóe bịp bợm tinh vi của bọn người núp bóng giáo hội, những trì trệ của tôn
giáo trong điều kiện lịch sử đã thay đổi, nhưng chưa bao giờ ông là người bôi nhọ tôn giáo.
Tất cả những sự thật nhà văn nêu ra, thái độ phê phán đả kích mãnh liệt đã được nhiều
người ủng hộ. “Cuộc tranh luận giữa tác giả và tôn giáo như vậy là một cuộc tranh luận

đàng hoàng” (Vương Trí Nhàn). Sự xuất hiện của cha Vĩnh trong phong trào đấu tranh giải


phóng dân tộc trong quá khứ và hiện tại làm công việc của một tu sĩ chân chính “chăm sóc
cái phần cao cả, cái phần bền vững, cái phần thiêng liêng của con người” đã giải tỏa được
nỗi băn khoăn, trăn trở của tác giả, sợ người đọc có cái nhìn thiên kiến một chiều về Thiên
Chúa giáo (cho dù người như cha Vĩnh không phải là phổ biến). Các nhân vật trong tác
phẩm này cùng nhau tranh luận về vấn đề tôn giáo và vai trò của nó trong đời sống hiện tại
bằng một thái độ nghiêm túc thành kính. Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra: Tôn giáo có
giúp được người ta sống vui hơn không? Liệu sang thế kỉ hai mươi mốt có còn tôn giáo?
Trước vấn đề nghiêm túc này, nhân vật Tôi chỉ dám đưa ra một giả định: “Nếu như các tôn
giáo tự nhận chỉ là một hình thức trong nhiều hình thức phục vụ cho sự hoàn thiện của con
người thì chắc chắn là nó vẫn còn”. Những cuộc đối thoại về tôn giáo giữa các nhân vật
được tổ chức trong một không khí thân tình, cởi mở vẫn để lộ cho người đọc thấy họ đang
lúng túng, sự lúng túng của những con người vừa muốn dấn sâu vào một lĩnh vực nhạy cảm
nhất của tinh thần, vừa muốn lẩn tránh nó khi chưa thể tìm ra một cách lí giải lí tưởng cho
tất cả. Dù rất kín đáo, tác giả vẫn không giấu được việc mình có cảm tình đặc biệt với Vĩnh
khi cho anh một hình hài đẹp đẽ, một trí tuệ thông minh sáng suốt. Anh là đại diện tiêu biểu
cho lớp trí thức tôn giáo ở miền Nam thân cộng, có tư tưởng cấp tiến, đề cao tôn giáo lấy
con người làm đối tượng phục vụ. Cha Vĩnh phần nào giống cha Thư ở phương châm hành
đạo, chủ trương hòa hợp giữa Thiên Chúa giáo và cách mạng, nhưng tiến bộ hơn nhiều về
mặt nhận thức, tư tưởng. Khát vọng được là người hành động nơi cha Vĩnh là phẩm chất do
quá trình vận động tư duy của chính anh trước lịch sử chứ không phải do các bề trên gương
mẫu đào tạo. Sự lựa chọn đứng về phía dân tộc của cha Vĩnh là hoàn toàn thuyết phục,
không gượng gạo như cha Thư. Vĩnh và những người cùng chí hướng với anh đã nhìn thấy
ở cách mạng cơ hội vàng để lấy lại tiếng thơm cho Hội Thánh, bước đầu kéo tôn giáo từ trên
cao xuống hội nhập với những người cùng khổ, sát cánh bên họ, đấu tranh chống lại sự áp
bức tinh thần. Những giáo hữu trong thời đại mới đã nhận thức rằng, đức tin phải gắn liền
với khát vọng tự do hạnh phúc của dân tộc, giáo lí nhà thờ phải hướng con người đến những
giá trị đích thực chân, thiện, mỹ nhằm nâng cao khả năng nắm bắt lí tưởng xã hội, dung hòa

các mối xung đột, chứ không phải kích động họ đứng vào hàng ngũ những kẻ đối đầu với
chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói, kiến giải của Nguyễn Khải về việc giải phóng tư tưởng con người, qua bốn
tiểu thuyết chúng tôi phân tích chưa phải là đặc sắc. Nhưng bằng thái độ nghiêm túc, cách
viết thận trọng, ít nhiều nhà văn đã làm cho người đọc thấy được những biến chuyển quan


×