Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm franz kafka

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

HIỆN THỰC VÀ HUYỀN THOẠI
TRONG TÁC PHẨM FRANZ KAFKA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, người viết còn
nhận được sự động viên giúp đỡ của rất nhiều người.
Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Anh Thảo Giảng viên chính Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Cô đã tận tình giups đỡ người viết giải quyết các vấn đề vạch ra trong đề tài, cũng như
tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn,
Phòng SĐH Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho người viết
hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn BGH, Khoa Sư phạm Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong công tác để người viết hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2007
Người viết

3




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................................4
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
2.1.Đối tượng ......................................................................................................................... 8
2.2.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 8

3. Lịch sử vấn đề............................................................................................................. 9
3.1. Trên thế giới ................................................................................................................. 10
3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................... 15

4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 22
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 22
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 23
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................ 23

Chương 1: HUYỀN THOẠI NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
ĐỘC ĐÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKfA ................................24
1.1. Về huyền thoại và huyền thoại hóa trong văn học .............................................. 24
1. 2. Những phương thức xây dựng huyền thoại và sự đổi mới nghệ thuật văn xuôi
của F. Kafka ................................................................................................................. 30
1.2.1. Phương thức xây dựng huyền thoại bằng những yếu tô siêu thực, phi lý như một
phương diện đổi mới nghệ thuật văn xuôi Kafka ................................................................ 30

1.2.1.1. Huyền thoại được xây dựng từ những yếu tố kỳ ảo, hoang đường ......... 30


4


1.2.1.2. Huyền thoại được xây dựng từ những yếu tố hiện thực đẩy sang phạm vi
của cái siêu thực, phi lí. ........................................................................................ 37
1.2.2. Xây dựng huyền thoại từ những motif - biểu tượng trong kho tàng văn hóa, văn học
truyền thống phương Tây và vấn đề kết cấu trong tác phẩm Kafka .................................... 41

1.2.2.1. Motif ........................................................................................................ 41
1.2.2.2. Biểu tượng ............................................................................................... 52
1.2.3. Một số phương thức xây dựng huyền thoại khác ....................................................... 61

1.2.3.1. Hình tượng ngụ ngôn............................................................................... 61
1.2.3.2. Nhại truyền thuyết như một phương thức tạo dựng huyền thoại ............ 63
1.3. Quan hệ giữa các phương thức xây dựng huyền thoại ....................................... 65

Chương 2: HIỆN THỰC QUA PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI TRONG
TÁC PHẨM FRANZ KAFKA ..............................................................................67
2.1. Hiện thực xã hội Châu Âu qua những ẩn dụ kỳ vĩ ............................................. 67
2.1.1. Chế độ xã hội với bộ máy hành chính quan liêu chuyên quyền, độc đoán................ 67
2.1.2. Quyền lực tối thượng chi phối số phận con người .................................................... 75
2.1.3. Tình trạng tha hóa của con người ............................................................................. 78

2.2. Hiện thực tâm lý .................................................................................................... 84
2.2.1. Kafka trước những biến động của cuộc sống và xã hội ............................................ 84
2.2.2. Bức tranh tâm lý của con người thế kỷ XX ................................................................ 89

2.2.2.1. Nỗi ám ánh sinh tồn................................................................................. 89
2.2.2.2. Trạng thái tâm lý nguôi người qua hình ảnh loài vật .............................. 92
2.2.2.3. Khất vọng tìm kiếm, khát vọng hòa hợp ................................................. 95

2.2.2.4. Tâm trạng hoài nghi của con nguời ....................................................... 101
2.3. Thân phận rối của con người ............................................................................. 104

5


Chương 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆN THỰC VÀ HUYỀN

THOẠI

TRONG TÁC PHẨM FRANZ KAFKA ............................................................110
3.1. Bức tranh nghệ thuật của F. Kafka qua mối quan hệ giữa hiện thực và huyền
thoại ............................................................................................................................ 110
3.2. Nghệ thuật trộn lẫn giữa thực và ảo .................................................................. 112
3.2.1. Kết hợp giữa cái phi lý và cái thường nhật ............................................................. 112
3.2.2. Cách thể hiện phản ứng của nhân vật trước hiện tượng bất thường ...................... 114
3.2.3. Xóa nhòa ranh giới giữa giấc mơ - hiện thực ......................................................... 115
3.2.4. Mờ hóa không gian, thời gian ................................................................................. 118
3.2.5. Mờ hóa nhân vật ...................................................................................................... 121
3.2.6. Nghệ thuật kể chuyện............................................................................................... 123

3.3. Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm F. Kafka nhìn ở góc độ chức năng 131

KẾT LUẬN ...........................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................143
PHỤ LỤC ..............................................................................................................151

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
F. Kafka (1883 - 1924) là nhà văn Tiệp Khắc, gốc Do Thái, sáng tác bằng tiếng Đức
- một trong những người được mệnh danh là “người đã đưa độc giả lạc vào mê cung” và
là nhà cách tân lớn nhất trong tất cả những vị cách tân văn xuôi phương Tây đầu thế kỷ
XX, bên cạnh M. Proust, J. Joyce, w. Faulkner... Sáng tác của Ông đã có những đóng góp
lớn cho nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại và thế giới.
Trên mặt trận cách tân nghệ thuật, Kafka đã có những thành công ở các bình diện:
nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu - cốt truyện và điểm nhìn trần thuật. Ở khía cạnh
nội dung tư tưởng, tác phẩm Kafka biểu hiện sâu sắc những vấn đề nổi bật của thời đại,
đặc biệt là các chủ đề phi lý, tha hóa, cô đơn, lo âu... của con người.
Trên chặng đường nghệ thuật của mình, khi còn sống Kafka không may mắn nhận
được sự ái mộ của độc giả, chỉ sau khi ông mất, khi những gì ông để lại đã ứng nghiệm
với thực tại xã hội thì tiếng tăm về ông mới được bừng rộ.
Thông thường ở những nhà văn lớn, những phát biểu của họ về văn chương có thể
trở thành phương châm sáng tác. Cùng nói về những quan điểm nghệ thuật của mình, ở
thế kỷ XIX, Honoré de Balzac - bậc thầy vĩ đại của chủ nghĩa hiên thực - đã từng lên
tiếng: “Trao cho nhà văn tất cả mọi hình thức của sáng tạo! Trao cho họ tên nỏ của sự
mỉa mai, trao cho họ những lời ngọt ngào, âu yếm, mềm mại như những bông tuyết rơi
phủ quả đồi. Trao cho họ các nhân vật của sân khấu; trao cho họ đôi cánh huyền thoại
khổng lồ và hoang tưởng, trao cho họ mọi loài hoa và cả những cành gai nữa”. [19, tr.1314]. Ở thế kỷ XX, Kafka không lên tiếng nói về một nguyên lý hay phương pháp sáng tác
nào mà trong một bức thư gửi cho người bạn (1902), Kafka viết: “Tại sao mình lại viết
cho cậu như vậy? Là để cậu biết là mình đang bám sát cuộc sống đến mức nào, cuộc sống
đang trượt ngã ở bên ngoài trên các vỉa hè” [94, tr.23].
Nhưng cái hiện thực cuộc sống mà Kafka tặng cho đời đã gây không ít tranh luận
cho giới bạn đọc và phê bình. Đã từ lâu người ta nói đến một chủ nghĩa huyền thoại trong

7



sáng tác của Kafka và nghiên cứu tác phẩm của Kafka theo xu hướng phê bình Huyền
thoại học đã được thực hiện. Song mọi hiểu biết về Kafka và tác phẩm của ông chưa bao
giờ dừng lại ở một cách hiểu nào.
Quả thật, thế giới nghệ thuật của Kafka cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn, nhất
là vấn đề quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho vấn đề
này: Thế giới Kafka là thế giới nửa thực nửa hư? Thế giới của mộng mị, ảo giác? Hiện
thực của Kafka có phải chỉ là hiện thực đơn thuần? Sáng tạo huyền thoại của Kafka có
tính tự phát hay nhằm mô hình hoa thế giới bằng motif huyền thoại truyền thống?... Xuất
phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm
Franz Kafka làm đối tượng cho luận văn tốt nghiệp. Với đề tài này, người viết được thỏa
niềm say mê nghiên cứu, có điều kiện đi sâu khám phá một vấn đề không mới nhưng
chưa hẳn thống nhất, góp phần mở rộng cánh cửa vào lâu đài nghệ thuật đầy bí ẩn của
Kafka cũng như góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Kafka trong nhà
trường. 2. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.Đối tượng
Chúng tôi xác định những phương thức huyền thoại, khả năng phản ánh hiện thực và
mối quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm của Kafka là đối tượng chính
của đề tài.
2.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về đề tài: Đề tài Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Kafka là một đề tài khá
rộng. Nhưng trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi xoáy sâu vào nghiên cứu
mối quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại, coi đó là cốt lõi của đề tài (chứ không tham
vọng khảo sát toàn bộ những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Kafka). Khi khảo sát và phân
tích hiện thực và huyền thoại, chúng tôi luôn đặt chúng trong quan hệ biện chứng.
Mặt khác, khảo sát, lý giải vấn đề hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Kafka,
chúng tôi không thể không lưu ý (trong chừng mực cho phép) đến các vấn đề như hoàn

8



cảnh lịch sử - xã hội, gia đình, đất nước con người, tôn giáo và triết học, đặc biệt là
những dòng triết học và tôn giáo mà Kafka chịu ảnh hưởng. Những vấn đề chúng tôi đưa
ra trong bài viết đều ít nhiều có liên quan đến nội dung cốt lõi của đề tài
- Về tác phẩm: Do điều kiện khách quan (Tiểu thuyết Nước Mĩ và một số truyện
ngắn của Kafka chưa được dịch ra tiếng Việt) cũng như điều kiện chủ quan (hạn chế về
ngoại ngữ), chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, lý giải đề tài Hiện thực và huyền thoại trong
tác phẩm Kafka ở những tác phẩm sau:
Hai tiểu thuyết Vụ án và Lâu đài cùng với phần lớn truyện ngắn Kafka được dịch ra
tiếng Việt in trong cuốn Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội nhà văn - Trung tâm
văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2003 do các dịch giả: Lê Huy Bắc, Nguyên Văn
Dân, Trương Đăng Dung, Đặng Anh Đào, Đào Thu Hằng, Nguyễn Văn Qua, Đức Tài,
Phùng Văn Tửu dịch.
Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát một số truyện ngắn được Lê Huy Bắc dịch in
trong cuốn Nghệ thuật Phran-dơ Káp- ka, Nxb Giáo dục, 2006. Đó là các truyện ngắn:
Du ngoạn trên núi, Nhìn qua cửa sổ lơ đãng, Sự từ chối, Khát vọng làm người da đỏ,
Cây, Nỗi ưu tư của một người đàn ông có gia đình, Báo cáo gửi Viện hàn lâm, Thiên
thần, Cây cầu, Thanh gươm cổ, Tạp chủng, Con thú tuyệt vời, Người canh gác, Sự thật về
Sancho Pansa, Prometheus, Sự im lặng của Sireriy Poseidon, Tình bằng hữu, Con kền
kền, Cái vụ, Ngụ ngôn nhỏ, Isabeỉỉa, Khới hành, Về dụ ngôn.

3. Lịch sử vấn đề
Kafka là một hiện tượng văn học đặc biệt mà tác phẩm và danh tiếng của nhà văn
không ít thăng trầm, vì thế nghiên cứu về ông đã từ lâu không còn là vấn đề mới mẻ đối
với các nhà nghiên cứu trên thế giới và cả Việt Nam. Tài liệu nghiên cứu về Kafka vô
cùng phong phú, song chúng tôi chỉ xin điểm qua một số tài liệu nghiên cứu quen thuộc,
đáng tin cậy về Kafka mà chúng tôi tiếp cận được, có liên quan đến đề tài.
Chúng tôi xin trình bày lịch sử nghiên cứu - phê bình về Kafka ở phạm vi trên thế
giới và ở Việt Nam theo trình tự thời gian.


9


3.1. Trên thế giới
Do điều kiện khách quan cũng như chủ quan, chúng tôi chỉ tiếp cận mảng nghiên
cứu về Kafka trên thế giới chủ yếu thông qua những bản dịch tiếng Việt.
Có những nhà văn ngay từ những tác phẩm đầu tay đã gặt hái được vinh quang và
danh tiếng, Kafka là nhà văn không may mắn có được hạnh phúc đó, ông âm thầm lặng lẽ
đến với văn đàn và ra đi cũng trong lặng lẽ. Bởi sinh thời ông vốn là nhà văn ít cởi mở,
tác phẩm được in rất ít, lại chủ yếu là truyện ngắn. Hơn nữa nhiều tác phẩm khi sáng tác
ra bị nhà văn tự tay đốt, xé. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ông được coi là “thiên tài
của những kiệt tác chưa hề được biết đến”.
Dầu sinh thời F. Kafka chưa tạo được ấn tượng và sự thu hút mạnh đối với giới
nghiên cứu - phê bình phương Tây và Tiệp khắc nhưng từ năm 1924, khi qua đời, ông
cũng đã được đánh giá rất cao. Báo Quyền lợi Đỏ của Đảng cộng sản Tiệp Khắc đã dành
cho ông những dòng đầy ưu ái: “Một nhà văn tiếng Đức đã từ giã chúng ta, một trí tuệ
tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và mổ xẻ nó bằng con dao không
thương xót của lẽ phải. Kafka thâm nhập vào cơ chế xã hội, ông thấy nỗi đau của kẻ này,
quyền lực và giàu sang của kẻ khác. Trong những bài viết của mình, ông tấn công vào kẻ
mạnh của thế giới này bằng phương tiện trào phúng và bằng một hình thức chứa chất đầy
hình ảnh” [31, tr.654]. Nhà văn, nhà báo, dịch giả những tác phẩm của Kafka- Melena
Jesenska cũng có vài dòng đăng trên báo Nhân dân vào tháng 6 năm đó: “Những cuốn
sách của ông đã để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể
thêm vào đó một chữ nào” [31, tr.654]. Những lời nhận xét trên tuy ngắn gọn nhưng cho
thấy niềm trân trọng và khả năng phán đoán đúng đắn về tư tưởng và thế giới nghệ thuật
của nhà văn Kafka.
Sang những năm 30 của thế kỷ XX, khi tác phẩm của Kafka được dịch và giới thiệu
rộng rãi ở nước ngoài thì làn sóng nghiên cứu - phê bình về Kafka bắt đầu bừng dậy,
nhiều nhà nghiên cứu nhận xét “thế giới bắt đầu giống thế giới của Kafka”, tác phẩm

Kafka từ đó được dịch thuật và tái bản dồn dập, đặt biệt những tác phẩm, tài liệu của

10


Kafka để lại được xuất bản một cách có hệ thống. Điều này chứng tỏ vị trí quan trọng của
tác phẩm Kafka trên văn đàn phương Tây và thế giới.
Làn sóng phê bình Kafka chiếm lĩnh văn đàn thế giới đặc biệt là từ sau chiến tranh
thế giới thứ II. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, trong những năm 60 đã có hai
cuộc hội nghị bàn về Kafka mang tầm quốc tế: Hội thảo Liblice 1963, Hội thảo Tây
Berlin 2/1966. Theo tổng kết của Y.Gilli (năm 1981) thì đến năm 1964, ước lượng trên
thế giới đã có 5000 bài báo, tiểu luận, sách nói về Kafka, 26 tác phẩm lớn, 214 tiểu luận,
10 luận án tiến sĩ nghiên cứu về Kafka. Và chắc chắn cho đến nay con số đó đã tăng lên
rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau lần lượt đưa ra nhưng “ấn
tượng” của mình về tác phẩm Kafka. Những người theo phái Thần học (cả người bạn
thân thiết của Kafka - Max Brod) thì coi tác phẩm Kafka thấm nhuần tinh thần Do thái
giáo. Dưới góc độ Tâm phân học, Kafka lại được giải thích như “thiên tài của thác loạn”,
những nhân vật của Kafka là “những người bị ám ảnh, thần kinh rối loạn, sống triền miên
trong những giấc mơ, với những ẩn ức, trong một thế giới vô thức” [48, tr.22]. Các nhà
triết học Hiện sinh lại cho sáng tác của Kaíka là biểu hiện của thuyết Hiện sinh chủ nghĩa.
Cũng như các nhà Hiện sinh, những nhà Biểu hiện chủ nghĩa, Kịch phi lý tôn Kafka là
chủ soái của trào lưu mình. Các nhà Chủ nghĩa hiện thực Huyền ảo không ngần ngại
khẳng định những dấu ấn của Kafka trong sáng tác của mình. Còn tiểu thuyết Mới thì lại
cho rằng: “Cùng với Proust và Jame Joyce, Kafka là người đã “khai tử” cho “tiểu thuyết
bô lão” kiểu Balzac...”. Với Kafka, bắt đầu thời đại của “tiểu thuyết lạnh”... [48, tr.8586]. Chưa hết, những nhà phê bình thuần mỹ học thì khẳng định tác phẩm Kafka là những
“văn bản đầy tính thơ ca”...
Đáng chú ý nhất là hai cuốn Vì một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) và Vì
một chủ nghĩa hiện thực của thế kỷ XX (1968) của nhà nghiên cứu văn học Pháp - Roger
Garaudy (hai công trình này đã được Lê Xuân Ninh lược dịch ra tiếng Việt ở dạng tài liệu

đánh máy lưu hành nội bộ ở Viện văn học, do điều kiện chúng tôi chưa được tiếp xúc),
chúng tôi chỉ được tiếp nhận những nhận định, đánh giá của nhà lí luận - nghiên cứu văn

11


học này về Kafka qua những công trình nghiên cứu ở Việt Nam như: F. Kafka, và vấn đề
“huyền thoại” trong văn học (1970); Phương tây - văn học và con người (1999) của
Hoàng Trinh; Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (1978) của Đỗ Đức Hiểu; Tiểu
thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới (2002) của Phùng Văn Tửu.
Trong những công trình của mình, nhằm phê phán lối nhìn đơn điệu của “chủ nghĩa
hiện thực cũ”, R. Garaudy đã ca ngợi và nâng Kafka lên “thành mẫu mực của chủ nghĩa
hiện thực (mới) thế kỷ XX”, vì “chủ nghĩa hiện thực trong thời đại chúng tạ là công việc
sáng tạo ra những huyền thoại, là chủ nghĩa hiện thực có tính anh Hùng ca, chủ nghĩa
hiện thực có tầm Prométheus”; “Kafka sáng tạo một thế giới riêng - thế giới huyền thoại.
[94, tr.99]. Hay: “Sứ mệnh của tác phẩm nghệ thuật không phải là tái hiện thế giới mà là
biểu hiện những hoài bão của con người” [97, tr.45]. Những kết luận về sáng tác của
Kafka của nhà nghiên cứu Garaudy không phải là không có căn cứ nhưng cách đánh giá
của ông lại quá nghiêng về huyền thoại nên vô hình trung đã biến sáng tác của Kafka
thành mục đích sáng tạo huyền thoại.
Còn Alain Robbe Grillet trong tập tiểu luận Vì một tiểu thuyết mới của mình, đã phát
hiện ra “những câu chuyện của Kafka chỉ là những phúng dụ” (allegories) [38, tr.205].
Và khi thuyết minh cho tính chất tương phản của thủ pháp “miêu tả hiện thực tuyệt đối
của các sự việc” và “hiệu quả ảo giác” xuất phát từ thế giới thực ấy, ông khẳng định:
“không có gì hư ảo hơn sự chính xác” [38, tr.206]. Bước đầu A. Grillet đề cập đến mối
quan hệ giữa hiện thực và hư ảo trong tác phẩm Kafka, nhưng do mục đích của công trình
nghiên cứu, ông mới chỉ đề cập ở dạng nhận định.
Trong tập tiểu luận hai phần: Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội
(Nguyên Ngọc dịch), nhà lí luận - nhà văn Tiệp Khắc - Milan Kundera đã thâm nhập khá
sâu vào thế giới nghệ thuật của F. Kafka; đặt Kafka trong hành trình phát triển của tiểu

thuyết Châu Âu, ông khám phá ra tiểu thuyết của Kafka là tiếng gọi của giấc mơ. “Kafka
đã thình lình đánh thức dậy sự tưởng tượng bị ngủ quên trong thế kỷ XIX và ông đã thành
công trong cái việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố sức nhưng không thật sự làm
được: trộn lẫn cái mơ và cái thật”. Nhận xét này cho thấy M. Kundera đã đề cao nghệ

12


thuật phản ánh hiện thực của Kafka nhưng theo quan niệm của ông, khi ông nhấn mạnh
tiểu thuyết làm nhiệm vụ khám phá những giấc mơ, thì vô hình trung ông nghiêng về coi
sáng tác của Kafka là sự sáng tạo của những giấc mơ.
M. Kundera còn đưa ra những nhận định về các tiểu thuyết của Kafka, đó là: “sự
hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại; vừa là cái nhìn sáng suốt nhất về thế
giới hiện đại vừa là sự tưởng tượng dữ dội nhất; Kafka, ấy trước hết là một cuộc cách
mạng mỹ học mênh mông; một kỳ diệu nghệ thuật” [62, tr.85]. Ông chỉ ra những phương
diện của tính chất Kafka, đó là: “một mê cung bất tận” [62,tr.103]; “các tiểu thuyết Kafka
là một ngụ ngôn tôn giáo” xét về phương diện thần học; “lôgic bị đảo ngược”; “sự trừng
phạt đi tìm tội lỗi”; “chuyện đùa, gây cười, khôi hài” [62,tr.104-105 -106]. Đây là những
nhận định đáng quý có ý nghĩa mở đường cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra trong một số bài nghiên cứu, phê bình của các học giả phương Tây khác
được dịch sang tiếng Việt cũng ít nhiều bàn về tác phẩm Kafka. Nhà nghiên cứu
Umbecto Eco phát hiện ra tính chất mở trong tác phẩm Kafka: “Tác phẩm Kafka tiêu
biểu cho loại tác phẩm mở: vụ án, lâu đài, chờ đợi, kết án, tra tấn không thể được hiểu
theo nghĩa đen” [30, tr. 88].
Dorothy Brewster & Min Angus Burrell với bài Franz Kafka (in trong cuốn tiểu
thuyết hiện đại, Người dịch: Dương Thanh Bình, NXB Lao động, Hà Nội, 2003) đã đưa
ra những kiến giải về thế giới kì lạ của Kafka: “Đó là một thế giới có hàng rào vây kín,
thiếu không khí, âm thầm, nham hiểm... Những truyện của Kafka đều nghẹt thở và vô lý
như những cơn ác mộng. Đôi khi chúng có giọng hài hước bí hiểm của mộng mị...”[16,
tr.215]. Ông coi “truyện Kafka thường được xếp vào loại truyện có ngụ ý, một loại tục

ngữ khác lão thành và khả kính”; khẳng định “truyện Kafka nhiều ý nghĩa”; thế giới của
Kafka là một thế giới khủng khiếp như một cơn ác mộng của Kafka...”. Nhà nghiên cứu
Dorothy Brewster quả đã có cái nhìn một cách tổng quát về sáng tác của Kafka nhưng
ông lại quá đề cao chất mộng ảo, tâm linh trong tác phẩm của nhà văn Tiệp Khắc này.
A. Karelski trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka lại quan tâm hơn đến khía
cạnh cách tân ngôn ngữ của Kafka, ông nhận xét: “Cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka,

13


trước hết ở chỗ trong khi vẫn giữ được toàn bộ cấu trúc truyền thống của giao tiếp ngôn
ngữ, tính mạch lạc và logic cú pháp - ngữ pháp, tính mạch lạc của hình thức ngôn ngữ
của nó, ông đã đưa vào hệ thống đó tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lý quá quắt, đầy
phẫn kích của nội dung” [57, tr.187].
Tạp chí văn học Nước ngoài, số 6- 2003, nhân kỷ niệm 120 năm sinh F. Kafka
(1883- 2003) đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu người Áo - E. Fischer, bài viết này
được đọc tại Hội nghị Quốc tế về Kafka được tổ chức tháng 5 năm 1963 tại Liblice (Tiệp
Khắc trước đây), do Trương Đăng Dung dịch. Ở bài nghiên cứu này, sau khi đặt câu hỏi
Kafka có phải là nhà văn hiện thực, xác định lại vấn đề hiện thực trong văn học, Rscher
đã phê phán những cách hiểu không khách quan về sáng tác của Kafka; kêu gọi hãy trả
lại giá trị đích thực cho tác phẩm Kafka; ông khẳng định hiện thực của Kafka là “hiện
thực chưa xảy ra, hiện thực chưa được phát hiện”. “Kafka đã nhìn ra trước, phát hiện ra
trong các chi tiết ngày hôm nay cái địa ngục của ngày hôm mai, ông làm cho hiện thực
trở thành khả năng chín muồi và ngày mai trở thành cơn ác mộng được dự báo’ [36,tr.
184]. Fischer cũng đề cập đến phương pháp của Kafka là “sự châm biếm kỳ quặc, sự bóp
méo các sự việc làm cho chúng trở nên vô lý một cách có ý thức. Người đọc qua sự vô lí
quá đáng mà nhận ra cái thế giới anh ta đang sống, cái thế giới méo mó không thể chấp
nhận được” [36, tr.185].
Đặc biệt trong cuốn Thi pháp của huyền thoại của E. M. Melentinsky, tác giả cuốn
sách đã dành nhiều trang viết về “Chủ nghĩa huyền thoại của F. Kafka”. Ở công trình

này, Melentinsky đã khảo sát những cách lý giải khác nhau của các nhà nghiên cứu về
biểu tượng Kafka, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các cách giải thích khác nhau về
huyền thoại Kafka. Đồng thời ông đưa ra cách nhìn về tính chất của sự sáng tạo huyền
thoại trong tưởng tượng nghệ thuật của Kafka. Ông khẳng định: “sự tưởng tượng sáng tạo
huyền thoại của Kafka có tính chất tự phát, trực giác và không khái niệm hóa thế giới
xung quanh nhờ các motif huyền thoại truyền thống, nó thể hiện chính xác hơn và thỏa
đáng hơn trạng thái “hiên đại” của ý thức và trạng thái của “thế giới” đương thời Kafka
đang bao quanh ông...”. Chính cách hiểu này mà có thể thấy được điểm khác nhau giữa

14


thi pháp huyền thoại hóa ở thế kỷ XX so với huyền thoại cổ đại đích thực. Ông còn nhấn
mạnh: “chỉ có thể nói về sáng tạo huyền thoại của Kafka với một giới hạn nhất định và
trong phạm vi ẩn dụ nào đó” [71, tr.472]. Ông cũng đã phân tích một số tác phẩm (Vụ án,
Hóa thân) và nhận xét rằng chính nhờ việc sáng tạo nên những biểu tượng huyền thoại
mà tác phẩm Kafka đã phản ánh sâu sắc hơn đời sống hiện thực.
Nhìn chung, sáng tác của Kafka đã được đông đảo giới nghiên cứu phê bình quan
tâm và từ nhiều góc độ, quan điểm khác nhau họ đã có những phát hiện mới mẻ về sáng
tác Kafka. Trên đây là những tư liệu đáng quý có tính chất gợi mở và định hướng cho
chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài.
3.2. Ở Việt Nam
F. Kafka đi vào Việt Nam không ồn ào như ở thế giới, mãi cho đến những năm 70
của thế kỷ XX, bạn đọc Việt Nam mới bắt đầu biết đến tác phẩm của Kafka với những
bài nghiên cứu của ba tác giả Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Trinh và Phạm Văn Sĩ.
Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh có tựa đề Franz Kafka và vấn đề
“huyền thoại” trong văn học, đăng trên Tạp chí văn học (số 5 năm 1970 sau in lại trong
cuốn Phương Tây - văn học và con người). Với một cái nhìn thiện cảm và cẩn trọng, nhà
nghiên cứu Hoàng Trinh đã phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của sáng tác Kafka.
Một mặt, ông phân tích và đánh giá cao khía cạnh hiện thực trong tác phẩm Kafka: “toàn

bộ tác phẩm Kafka trước hết là những tư liệu hiện thực”, “là một bức tranh về con người
và cuộc sống”; mặt khác khi đề cập đến phương pháp huyền thoại của Kafka thì ông tỏ
thái độ phủ nhận đóng góp của nhà văn về phương diện nghệ thuật: “Các nhà hiện thực
dùng thủ pháp huyền thoại để phán ánh những vấn đề của cuộc sống. Kafka thì đi từ
những sự kiện rất thực tế nhưng xây dựng một thế giới huyền bí có tính chất mập mờ hai
mặt theo kiểu của ông... đối với Kafka phương tiện đã trở thành mục đích, thủ đoạn đã trở
thành cứu cánh, hiện thực đã được cất lên thành siêu thực”. “Nhược điểm của phương
pháp huyền thoại kiểu Kafka là làm cho ý đồ của Kafka trở nên mơ hồ, những vấn đề ông
đề cập tới thành ra mờ tối. Tác dụng tích cực của nó bị hạn chế, tác dụng tiêu cực của nó
rõ ràng là mạnh hơn”. [94, tr.35].

15


Sau công trình nghiên cứu này là bài viết của Đỗ Đức Hiểu với tựa đề Tiếng vọng từ
Phương Tây (Mấy suy nghĩ về Phương Tây văn học và con người, Tập 2 của Hoàng
Trinh) đăng trên Tạp chí văn học số 2/ 1972. Tại đây, Đỗ Đức Hiểu đã phê phán Hoàng
Trinh khi tác giả bài viết trên ghi nhận phương diện chất liệu hiện thực trong sáng tác của
Kafka, và ông khẳng định: tác phẩm Kafka trước sau để lại cho người đọc “một cảm
tưởng hư vô, phi lý, cảm tưởng của sự trống rỗng, của một giấc mộng triền miên bao
trùm trong khủng khiếp... Kafka đã gây cho người đọc một cảm giác bi đát về loài
người...” [47,tr.135]. Ông còn cho rằng: “Huyền thoại, tha hóa là những hòn đá tảng của
văn học suy đồi phương Tây hiện đại” [47, tr.136].
Vài năm sau đó, trong công trình Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa (1978),
Nxb Văn học, Hà Nội), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu lại coi Kafka là “bậc tiền bối” của
văn học Hiện sinh - một trào lưu văn học suy đồi, phi thực và ông nhận định về sáng tác
Kafka như sau: “Thế giới Kafka là một thế giới đầy lo âu - một thứ lo âu siêu hình... Tính
thần bí bao trùm tác phẩm Kafka... Phi lý, lo âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư vô... những
khái niệm ấy về con người của Kafka tìm thấy ở huyền thoại một hình thức biểu hiện rất
phù hợp, Kafka đã huyền thoại hóa một thế giới bị tha hóa...”[48, tr.90].

Phạm Văn Sĩ trong cuốn Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (1986) vẫn
trên quan điểm phê bình mácxít, ông gán cho Kafka là tiền bối của văn học Hiện sinh với
những tác phẩm viết về thân phận con người theo phương pháp huyền thoại (còn gọi là
huyền thoại hiện sinh chủ nghĩa): “Kafka muốn tạo ra một kiểu sáng tác mang huyền
thoại về sự phi lý của tồn tại và của con người”. Một mặt nhà nghiên cứu Phạm Văn Sĩ
ghi nhận một số yếu tố hiện thực trong tác phẩm Kafka, nhưng đồng thời ông cho rằng
“tư tưởng siêu hình của Kafka phủ lên những yếu tố đó, cái thế giới hiện thực của con
người bị bao phủ bởi lớp sương mù của thế giới huyền thoại” [79, tr.314]; ông còn nhấn
mạnh mặc cảm cá nhân nhà văn chi phối đến sáng tác: “Kafka mang mặc cảm về thân
phận người Do Thái và đã biến cái mặc cảm đó thành chủ đề siêu hình về thân phận làm
người. Con người là cô đơn, là tội lỗi, cuộc sống là phi lý..,”[79, tr.315].

16


Sau khi tìm hiểu xem xét các tài liệu trên chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nhận
định của các nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Trinh, Phạm Văn Sĩ giai đoạn những
năm 70- 80 của thế kỷ XX về Kafka (do tình hình xã hội chi phối) đều theo xu hướng phê
phán phủ nhận những thể nghiệm mang màu sắc Hiện sinh. Mặc dù đã chỉ ra và lý giải
những chủ đề nổi bật trong tác phẩm Kafka, phát hiện ra thủ pháp huyền thoại là một
trong những phương thức hữu hiệu để Kafka “phủ nhận toàn bộ thực tại xã hội đương
thời”; nhưng tựu chung họ đều cho sáng tác của Kafka bị chi phối bởi những triết học
siêu hình và tôn giáo thần bí, vì vậy tác phẩm Kafka, về mặt này đã ít nhiều tạo ra cảm
giác bi quan cho con người trước cuộc sống. Xem xét tác phẩm Kafka như thế là vô hình
trung đã bỏ qua những đóng góp về mặt nghệ thuật của nhà văn.
Sang những năm 90 trở lại đây, giới nghiên cứu - phê bình về Kafka đã vận động
theo chiều hướng ghi nhận những đóng góp của Kafka đối với sự nghiệp đổi mới nghệ
thuật văn xuôi hiện đại thế giới. Các nhà nghiên cứu đã khai thác thế giới nghệ thuật
Kafka dưới nhiều góc độ và khẳng định sáng tạo độc đáo của Kafka là nghệ thuật tạo
dựng huyền thoại.

Khảo sát tài liệu về Kafka ở Việt Nam giai đoạn này, chúng tôi thấy nhiều nhất vẫn
là các bài viết giới thiệu tác phẩm, các bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí - nghiên
cứu văn học.
Mở đầu cho xu hướng nghiên cứu này là lời giới thiệu cuốn Vụ án, Hóa thân do
Phùng Văn Tửu dịch và giới thiệu năm 1989. Ở bài viết ngắn này, Phùng Văn Tửu đã có
những nhận xét xác đáng về thủ pháp huyền thoại của Kafka trong tiểu thuyết Vụ án:
“Nhà văn sử dụng chất liệu hiện thực... không có chất liệu hoang đường như kiểu người
biến thành gián trong Hóa thân. Nhưng hiện thực này được nhà văn làm biến dạng đi, tổ
chức lại theo một cách riêng, khác hẳn với kiểu cách vốn có của đời sống thực”... tạo nên
khung cảnh thực mà hư, hư mà thực. Trong khung cảnh đó sự việc của nhân vật J. K
“diễn ra cũng không theo nếp thông thường”. “Toàn bộ tác phẩm là một huyền thoại có
thể giải mã theo nhiều cách khác nhau” [54,tr.l0-li].

17


Năm 1995 xuất hiện bài viết của Đỗ Ngoạn F. Kafka và thân phận cô đơn của con
người (Tạp chí văn học, số 8). Ở bài viết này, Đỗ Ngoạn với cái nhìn khá khách quan
nhưng cũng chưa hoàn toàn thoát khỏi cách đánh giá truyền thống, ông ghi nhận mặt hiện
thực trong tác phẩm Kafka: “Kafka đã phê phán xã hội Đế quốc quan liêu đương thời”,
“đã phủ nhận xã hội tư sản hiện đại”, “bày tỏ mối thiện cảm đối với những người nghèo
khổ trong xã hội nhưng mối thiện cảm ấy đậm vẻ thương hại”. Ông nhận định nội dung
chủ yếu mà Kafka quan tâm là vấn đề thân phận con người: “Kafka muốn dựng lên
những nhân vật với tư cách là con người bé nhỏ, tha hóa, không có chút quan hệ nào với
xã hội... họ hoàn toàn đơn độc”. Đồng thời ông chỉ ra đặc điểm nhân vật của Kafka: nhân
vật bị hắt hủi, tẩy chay, luôn mang một nỗi đau, cảm giác bị đe dọa, cầm chắc kết thúc bi
đát; tác phẩm chỉ có một nhân vật chính, nhân vật trung tâm là nhân vật duy nhất có ý
nghĩa; nhân vật không có bạn chỉ có thù; hành động của tác phẩm chỉ tập trung xoay
quanh nhân vật trung tâm, nhân vật không phát triển, không biến đổi, không hành động
mà bị hành động... Một mặt ông chỉ ra những ưu điểm của Kafka: “có đóng góp đáng kể

vào nghệ thuật khắc họa tính cách con người trong xã hội công nghiệp hiện đại... Cái ảo
quyện với cái thực đã làm tăng thêm tính nghệ thuật độc đáo của truyện Kafka...” ; mặt
khác ông cũng chỉ ra hạn chế của nhà văn này: “không hiểu nguồn gốc của tình trạng tha
hóa, coi nó như một định mệnh” [73, tr.38 -39].
Tiếp đến là những phân tích sâu sắc và đầy tâm huyết của nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Dân trong bài Kafka và cuộc chiến chống phi lý đăng trên Tạp chí Văn học Nước
ngoài, số 4, 1996). Tác giả bài báo đã khẳng định Kafka là một trong những “hiện tượng
tới hạn không thể lặp lại”, “hiện tượng bộc phát đặc biệt”, là người đầu tiên đưa cái phi
lý, bất an vào văn học hiện đại. Nhà nghiên cứu này đã nói đến cái đã làm cho Kafka trở
thành một hiện tượng đặc biệt là đã “sáng tạo ra một nghệ thuật mô tả cái vắng mặt, nghệ
thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt. Chính nghệ
thuật mô tả cái vắng mặt ấy đã làm cho tác phẩm Kafka thu được hiệu ứng thầm mĩ rất
mạnh mẽ, làm cho ông trở thành một hiện tượng cách tân trong lịch sử văn học thế giới”.

18


Ông phát hiện mê cung vừa là một chủ đề chủ chốt của Kafka vừa là một thủ pháp nghệ
thuật quan trọng của Kafka trong việc diễn đạt cái phi lý.
Trương Đăng Dung trong bài viết Thế giới nghệ thuật của F. Kafka (đăng trên Tạp
chí văn học, số 1, 1998 và cũng là lời giới thiệu tác phẩm Lâu đài của Kafka) cho rằng
thế giới nghệ thuật của Kafka là một trong những hiện tượng độc đáo của văn học thế
giới thế kỷ XX. “Đọc tác phẩm Kafka, người đọc có cảm giác bấp bênh giữa thực và hư.
Cái thế giới có trong tác phẩm vừa giống lại vừa không giống hiện thực bên ngoài, nó
vừa có thể xảy ra lại vừa không thể hình dung được” [26, tr.63]. Và “đối với Kafka, hiện
thực, về mặt tổ chức của nó, là hình ảnh, là hiện thực - hình ảnh... Nhưng đó là hình ảnh
của một hiện thực hai mặt” [26, tr.64]. Ở bài viết này, Trương Đăng Dung đã bắt đầu
chạm đến mối quan hệ giữa thực và ảo, nhưng tiếc là phạm vi đề cập của ông mới chỉ ở
tiểu thuyết Lâu đài.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong nhiều công trình của mình cũng đã quan tâm

rất nhiều đến sáng tác của Kafka. Ở cuốn Văn học Phương Tây (NXBGD, 1998), tác giả
bài viết đã khảo sát các tác phẩm tiểu biểu của Kafka làm nổi bật những chủ đề cơ bản
của thế giới Kafka đồng thời chỉ ra một số phương thức xây dựng huyền thoại của Kafka,
phần nào đề cập đến mối quan hệ giữa cái bình thường - dị thường, hiện thực - huyền
thoại: huyền thoại của Kafka không chỉ là cái quái dị nằm ở vỏ vật chất mà còn ở cái phi
lý, giữa ranh giới giữa cái phỉ lý - cái có thực, bình thường - không bình thường; việc lạ
hoa ngôn ngữ và xây dựng nhân vật không xác định (trừu tượng) cũng gợi lên không khí
huyền thoại. Khi viết về những Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Bà
ghi nhận vai trò tiên phong của Kafka trong việc mở ra con đường đi mới cho tiểu thuyết.
Trong cuốn Tài năng và người thưởng thức, Đặng Anh Đào lại khẳng định Kafka là nhà
văn viết huyền thoại về thân phận con người.
Đáng chú ý là bài viết Trên hành trình chân lý Kafka của nhà nghiên cứu Lê Huy
Bắc in trong F. Kafka- Tuyển tập tác phẩm, NXB Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ Đông Tây, 2003. Bài viết này được tác giả in lại trong cuốn Truyện ngắn: lí luận tác giả và tác phẩm, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2004 và trong cuốn chuyên luận Nghệ Thuật

19


Fran- dơ Ráp- ka, Nxb Giáo dục, 2006). Qua việc phân tích và lý giải, Lê Huy Bắc đã
nhận định Kafka là bậc thầy vĩ đại sử dụng “nghệ thuật gián tiếp: gợi nhiều hơn bình
luận, trưng ra nhiều hơn mô tả... tất cả đều được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn ở độ
sâu vi diệu của ngôn từ. Cách viết này trước đây là đặc quyền của ngụ ngôn và dụ ngôn
trong Kinh thánh. Vì thế nên nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Kafka là người viết Kinh
thánh hiện đại, ngụ ngôn hiện đại” [56, tr.952]. Khi bàn về nghệ thuật gián tiếp, Lê Huy
Bắc cũng đi vào giải quyết một số khía cạnh có liên quan đến huyền thoại Kafka, coi đó
như là yếu tố làm cho nghệ thuật gián tiếp đạt hiệu quả cao. Theo tác giả bài viết, huyền
thoại của Kafka có hai loại: loại được “xây dựng dựa trên những yếu tố không có gì là
hoang đường” và loại thứ hai là những tác phẩm “ngay từ đầu đã sử dụng yếu tố phi thực
để dựng huyền thoại”.
Gần đây, báo Nghiên cứu văn học số 3 -2006 có đăng bài viết Thân phận con người

trong sáng tác của Franz Kafka của Lê Thanh Nga. Thông qua việc phân tích một số tác
phẩm của Kafka, tác giả bài viết đã khẳng định tác phẩm Kafka trước hết “là những day
dứt, trăn trở về thân phận con người với ý nghĩa là sự tồn tại trong thế giới; trong thế giới
này “con người đã trở thành nạn nhân của xã hội toàn trị... nhân vật của Kafka không
ngừng khao khát tìm kiếm”. Tác giả bài viết cũng đã đề cập đến nghệ thuật phi logic hóa,
phương thức huyền thoại hóa để khái quát hiện thực xã hội... ông cũng đề cập đến hai
dạng huyền thoại của Kafka: một là sử dụng đứt đoạn những huyền thoại cổ, hai là huyền
thoại do nhà văn sáng tạo ra từ những chất liệu đời thường.
Đặc biệt nghiên cứu về Kafka, đã có một chuyên luận mang tựa đề Nghệ thuật
Phran-dơ Káp- ka (xuất bản vào tháng 5 năm 2006) của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc cũng là dịch giả nhiều truyện ngắn Kafka sang tiếng Việt, tác giả đã dành nhiều chương
(chương 3, 4, 6, 7 - một số phần trong các chương này in lại bài viết Trên hành trình chân
lý Kafka in trong Franz Kafka - Tuyển tập tác phẩm nên chúng tôi không nhắc lại) để nói
về những vấn đề Kafka như: ngôn ngữ, logic tư duy, nghệ thuật gián tiếp, những biểu
tượng trong tác phẩm Kafka. Ông khẳng định: Kafka là nhà cách tân ngôn ngữ “đã tạo
được cuộc cách mạng và sự thống trị trên tiến trình tự sự như Bocaccio từng làm với

20


truyện ngắn vào thế kỷ XIV” [12, tr.78 -79]; “Kafka đặt ra vấn đề hoài nghi khả năng
ngôn ngữ; đã đề xuất một cách cảm nhận, một cách nhìn ngôn ngữ từ góc độ khác” [12,
tr.80]. Lê Huy Bắc bằng cách lập luận rằng Kafka với “lối tư duy ngược’, “tư duy đa
chiều”, “lối tư duy huyền thoại” thì “tiêu chí giống như thật bị phá sản”, “Kafka trở thành
“một trong số ít những người tẩy não cừ khôi của nhân loại”. Và vì điều này ông cho rằng
Kafka là “người khai sinh hiện thực” (theo nghĩa Kafka là nhà tiên tri những bình diện
hiện thực tương lai).
Có lẽ vì tính chất mơ hồ đa nghĩa do huyền thoại tạo nên, tác phẩm Kafka không
ngừng thu hút giới bạn đọc nghiên cứu khám phá. Cho đến nay, ở Việt Nam nghiên cứu
về Kafka dường như vẫn chưa có điểm dừng.
Từ việc tìm hiếu, tiếp cận với những cổng trình và những bài viết của các nhà nghiên cứu

ở nước ngoài và trong nước về Kafka, chúng tôi nhận thấy:

1. Bức tranh nghiên cứu về Kafka vô cùng phong phú. Qua từng thời kỳ, nhận thức
về Kafka và sáng tác của nhà văn này có sự vận động theo xu hướng ngày càng ghi nhận
những đóng góp độc đáo của Kafka trong nền văn học hiện đại thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu - phê bình Kafka cho chúng ta thấy hầu hết các công trình
nghiên cứu chủ yếu quy tụ ở những vấn đề sau: phủ nhận những thể nghiệm mang màu
sắc Hiện sinh chủ nghĩa, phát lộ và ghi nhận những đóng góp của Kafka về nội dung
cũng như nghệ thuật đối với nền văn học hiện đại.
3. Các công trình nghiên cứu trên, từ góc độ này hay góc độ khác đã đề cập nhiều
đến yếu tố hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Kafka, bởi lẽ hiện thực và huyền
thoại là vấn đề bao trùm trong sáng tác của Kafka. Và như thế, vấn đề hiện thực - huyền
thoại trong tác phẩm Kafka dĩ nhiên đã trở nên lỗi thời đối với giới nghiên cứu, phê bình.
Dầu thế, chúng tôi vẫn thấy rằng các công trình, các bài viết về sáng tác của Kafka mới
chỉ dừng lại ở việc khai thác hoặc phương diện nội dung thông qua những thủ pháp nghệ
thuật, hoặc xác nhận những đóng góp về hình thức nghệ thuật; nhưng về vấn đề huyền
thoại, đặc biệt là mối quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại còn sơ lược, nghiêng nhiều

21


về nhận định, khái quát. Chúng tôi cho rằng cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này một
cách chuyên sâu hơn.
Hơn nữa, cũng như nhiều nhà nghiên cứu nhận định: tác phẩm Kafka là kiểu “tác
phẩm mở”, “Kafka đã mở ra trong tác phẩm của mình vô vàn lối tiếp nhận”, “tác phẩm
Kafka từ lâu đã tuy thuộc vào độc giả”; người viết mạnh dạn đề xuất một lối đi không
hẳn là mới nhưng là cho riêng mình mong tìm được một trong vô vàn lối tiếp cận đến thế
giới nghệ thuật đầy hấp dẫn ấy, với đề tài Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Franz
Kafka, trên quan điểm lấy những ý kiến, nhận định của những người đi trước làm tư liệu
mang tính gợi mở, định hướng để giải quyết đề tài này một cách chuyên biệt, hệ thống

hơn.

4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những mục đích sau:
- Giới hạn nội hàm khái niệm huyền thoại (theo chủ kiến của mình), xác định xu
hướng huyền thoại hóa trong văn học làm cơ sở để đi sâu tìm hiểu vấn đề Hiện thực và
huyền thoại trong sáng tác của Kafka.
- Khảo sát và lý giải những phương thức xây dựng huyền thoại và khả năng phản
ánh hiện thực của nó trong hệ thống tác phẩm Kafka.
- Thông qua bút pháp huyền thoại, khát quát lên đặc trưng mối quan hệ giữa hiện
thực và huyền thoại trong tác phẩm Kafka, chỉ ra phong cách nghệ thuật độc đáo của
Kafka.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Kafka, chúng tôi
không loại trừ phương pháp nào trong hệ thống phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
Song chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu, cụ thể sau:
Để khảo sát hệ thống phương thức xây dựng huyền thoại trong tác phẩm Kafka,
chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân loại.

22


Phương pháp phân tích - bình giá - tổng hợp sẽ giúp chúng tôi giải quyết vấn đề mối
quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại, khả năng phản ánh hiện thực của các phương thức
huyền thoại trong tác phẩm Kaflca.
Các phương pháp nghiên cứu Tiểu sử, Xã hội học và Tâm phân học cũng được
người viết vận dụng để lí giải mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, cuộc sống, xã hội;
những ảnh hưởng của xã hội, thời đại vào sáng tác của nhà văn.
Mặt khác, nghiên cứu bất kỳ một tác giả nào cũng phải đặt trong bối cảnh văn học

nói chung, Kafka cũng không ngoại lệ. Cho nên chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh,
đối chiếu (trong giới hạn cho phép có thể so sánh được) để thấy được nét đặc trưng của
sáng tác Kafka trong nghệ thuật phản ánh hiện thực.

6. Đóng góp của luận văn
Với niềm đam mê và ý thức trong nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ có được những
đóng góp sau:
- Khảo sát và lý giải một cách hệ thống những phương thức huyền thoại và giá trị
của nó ở khả năng phản ánh hiện thực trong tác phẩm Kafka.
- Trên quan điểm của mình, đề tài góp một cái nhìn về đặc trưng mối quan hệ giữa
hiện thực và huyền thoại trong thế giới nghệ thuật F. Kafka.
- Bước đầu chỉ ra phong cách nghệ thuật độc đáo của Kafka.

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung luận văn chúng tôi sẽ triển khai trong ba
chương:
Chương l. Huyền thoại như một phương thức nghệ thuật độc đáo trong sáng tác
Franz Kafka
Chương 2. Hiện thực qua phương thức huyền thoại trong tác phẩm Franz
Kafka Chương 3. Mối quan hệ giữa hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Franz
Kafka

23


Chương 1: HUYỀN THOẠI NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC NGHỆ
THUẬT ĐỘC ĐÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKfA
1.1. Về huyền thoại và huyền thoại hóa trong văn học
Huyền thoại là một thuật ngữ liên quan không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
mà còn trong các lĩnh vực chính trị, văn hoa, tôn giáo, triết học, xã hội. Ở mỗi lĩnh vực,

mỗi ngành lại có cách cắt nghĩa riêng về huyền thoại. Chính phạm vi xuất hiện rộng mà
ta có thể nói rằng huyền thoại là một khái niệm phức tạp.
Huyền thoại đã xuất hiện từ lâu và là một trong những cội nguồn của nghệ thuật
ngôn từ, từ thời đại này đến thòi đại khác. Ngay từ thời Trung cổ, Phục hưng, Ánh sáng
đã có sự sáng tạo mô phỏng huyền thoại. Vậy nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, huyền
thoại là “công xưởng của sự sáng tạo văn học”. Tuy thế, cho đến nay vẫn chưa có một
cách hiểu thống nhất về huyền thoại. Theo nhà nghiên cứu Nga M. I. Shakhnovic có đến
khoảng 500 định nghĩa về huyền thoại. Bản thân thuật ngữ huyền thoại vốn đã huyền bí,
mà cách cắt nghĩa phong phú lại càng làm cho nó thêm mông lung.
Cũng như các khái niệm, thuật ngữ khác, thuật ngữ huyền thoại từ khi xuất hiện đến
nay cũng có cả một quá trình phát triển ngày càng thực sự khoa học hơn trong tư duy
nhận thức của con người. Tham gia bàn luận hay mô tả tiến trình lịch sử phát triển của
thuật ngữ huyền thoại không phải là nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chỉ thông qua những
định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu để đưa ra cách hiểu của mình về huyền thoại,
nhằm phục vụ việc nghiên cứu vấn đề này trong tác phẩm F. Kafka.
Thực ra, nguồn gốc thuật ngữ huyền thoại được dịch từ tiếng Hy Lạp cổ Mythos,
tiếng Anh là Myth, tiếng Pháp là Mythe, có nghĩa là lời nói, nhưng hiểu rộng hơn, sâu hơn
thì Mythos có nghĩa là những lời nói mơ hồ, tối nghĩa cần phải đoán mới tìm được ẩn ý.
Từ nghĩa gốc này các nhà nghiên cứu phân tích và đưa ra nhiều cách hiểu về huyền thoại.
Marx và Engels giải thích: “Huyền thoại là một hình thái ý thức xã hội đã phản ánh
thực tại với tất cả bản chất năng động của con người”. Đồng thời Marx chỉ ra rằng “cái
hay, cái đẹp, cái lạ lùng, huyền diệu của thần thoại là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội
24


trong đó có những điều kiện tất yếu nảy sinh huyền thoại”. [63, tr.33]. Theo cách hiểu
này thì huyền thoại như một hình thức chiếm lĩnh thực tại bằng trí tưởng tưởng năng
động, coi thần thoại, huyền thoại là một thể loại văn học cổ.
Huyền thoại, theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nxb Đà Nẵng TTTĐH, 1998) lại được hiểu “là câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưongwr
tượng, thần thoại. Cách định nghĩa này đã coi huyền thoại và thần thoại là hai mảng khác

nhau.
Lại Nguyên Ân trong 150 từ điển thuật ngữ văn học thì quan niệm “thần thoại (là ý
thức nguyên hợp) nguyên thủy và cổ đại vốn không chỉ là thi ca, là sự hiểu biết (hoặc
hiểu lầm !) về thế giới tự nhiên và xã hội, mà còn là nghi thức nghi lễ sùng bái, thể hiện
sự khuất phục của con người trước các sức mạnh khó hiểu, đầy tai họa của tự nhiên và xã
hội” [7, tr.156]. Ông cũng lưu ý rằng thần thoại và huyền thoại ở tiếng Việt là hai từ đồng
nghĩa, tương đương với các thuật ngữ Âu châu vốn có nguồn gốc từ Mythos của Hy Lạp.
Nhưng trong khi dùng để giải thích khái niệm thì ông lại có sự phân biệt: gọi những sáng
tác có ý thức nguyên hợp của xã hội cổ đại là thần thoại, còn sáng tác huyền thoại về sau
là xu hướng huyền thoại hóa.
Nguyễn Trường Lịch trong bài viết Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong
văn chương xưa và nay lại cho rằng: “Đối với các nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự
nó, họ dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc họa quan niệm của con
người về cái thế giới mà nhà văn mô tả, chứ không phải để giải thích hiện tượng nào đó
cũng như diễn biến của chúng. Bằng những phương tiện hữu hiệu này, nhà văn thể hiện
những điều tâm đắc, suy ngẫm... vào tác phẩm của mình tạo nên màu sắc độc đáo có sức
cuốn hút người đọc, người nghe”. Với cách nhìn này, Nguyễn Trường Lịch xem huyền
thoại đơn thuần là thủ pháp nghệ thuật (những yếu tố hoang đường) được nhà văn sử
dụng phục vụ ý đồ nghệ thuật của mình.
Trong bài viết Huyền thoại và khoa học viễn tưởng đăng trên Tạp chí văn học
sốl/1998, Bùi Văn Nguyên giải thích rằng: “Thần thoại là huyền thoại thời viễn cổ, theo
nghĩa gốc của nó, còn huyền thoại với ý nghĩa là truyện có nhiều yếu tố kỳ diệu hoặc thần

25


×