Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.17 KB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________________

Nguyễn Thị Phú Quí

THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh, 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS.
Phùng Quý Nhâm, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học cho tôi và
cũng là người động viên tinh thần để tôi vượt qua những khó khăn mà
hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
phòng quản lý Sau đại học của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong hai
năm học qua.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phùng Quý Nhâm.
Công trình này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm
2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phú Quí


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................3
MỤC LỤC...............................................................................4
MỞ ĐẦU .................................................................................5
CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG
TÌM TÒI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP .......................................................18
1.1.Khám phá cuộc sống ................................................................ 18
1.2.Những tìm tòi nghệ thuật ......................................................... 51
1.3.Tiểu kết ...................................................................................... 74

CHƯƠNG II: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
HUY THIỆP .........................................................................76
2.1.Thủ pháp tả thực ...................................................................... 76
2.2.Thủ pháp lồng ghép.................................................................. 84
2.3.Thủ pháp giễu nhại .................................................................. 96
2.4. Tiểu kết ................................................................................... 114


CHƯƠNG III: NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT
CÁCH TÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY
THIỆP ................................................................................ 116
3.1.Thủ pháp gián cách ................................................................ 116
3.2.Thủ pháp huyền thoại ............................................................ 128
3.3.Thủ pháp tiếp sức ................................................................... 152
3.4. Tiểu kết ................................................................................... 163

KẾT LUẬN ........................................................................ 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 168


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học
Việt Nam cuối thế kỉ XX. Bút lực của Nguyễn Huy Thiệp có sức nặng
nhất trong thể loại truyện ngắn. Với những câu chuyện đa dạng về đề
tài, Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm
mới lạ nhưng cũng vô cùng sâu sắc về thế thái nhân tình. Nhưng điều
mang đến cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ có lẽ là những tìm
tòi, thể nghiệm đầy táo bạo về thủ pháp nghệ thuật trong những sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp. Với một nội lực lớn lao về tư duy nghệ
thuật, Nguyễn Huy Thiệp được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và
đã vinh dự nhận Huân chương nghệ thuật văn học ở Pháp do đại sứ
Pháp tại Việt Nam trao tặng vào ngày 9 tháng 7 năm 2007 và tiếp sau
đó là giải thưởng văn chương Nonino 2008 tại Ý.
“Nghệ thuật như là thủ pháp”(Shklovski). Trong văn học, thủ
pháp nghệ thuật đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc tạo lập nên
văn bản. Dòng văn học Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XX đã tiếp thu rất

nhiều lý thuyết văn học phương Tây. Bên cạnh những thủ pháp truyền
thống đã tạo nên thành công cho rất nhiều tác giả, nhiều nhà văn Việt
Nam đã không ngần ngại đưa vào trang viết của mình những thủ pháp
nghệ thuật mới lạ: dòng ý thức, huyền thoại, lắp ghép, phân
mảnh,…Họ đã đem đến một diện mạo mới, một tinh thần mới, một
bầu không khí mới trong làng văn nghệ Việt Nam.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã gây sửng sốt biết bao
con người quan tâm đến loại hình nghệ thuật văn chương. Rồi từ cảm


giác sửng sốt ban đầu, thiên hạ bắt đầu suy ngẫn về những đứa con đẻ
của nhà văn tài năng Nguyễn Huy Thiệp. Có nhiều ý kiến đánh giá
khác nhau về những truyện ngắn của ông. Có lúc những truyện ngắn
của ông tạo ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa khen – chê, khẳng định phủ định. Song không ai phủ nhận cái tài sắp xếp con chữ của Nguyễn
Huy Thiệp.
Nghiên cứu thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp chắn chắn sẽ giúp chúng ta thu nhận được nhiều điều thú vị.
Đồng thời, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều nét đặc biệt trong bút pháp
của ông: sự mới mẻ, độc đáo, táo bạo. Từ đó, chúng ta sẽ có cơ sở để
khẳng định vững chắc thêm những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp
trong dòng văn học đổi mới nước nhà.
Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “ thủ pháp nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Tháng 1 năm 1987, Những chuyện kể bất tận của thung lũng
Hua Tát được khởi đăng đánh dấu sự xuất hiện của Nguyễn Huy
Thiệp trên văn đàn. Nhưng người đọc chỉ thật sự kinh ngạc, sửng sốt,
chú ý đến cây bút “già tuổi đời” này từ truyện Tướng về hưu được ra
mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 1987 trên báo Văn nghệ số 24. Kể từ đó,
dư luận ngày càng hướng ngòi bút phê bình vào những tác phẩm mới

ra lò của Nguyễn Huy Thiệp. Sôi nổi, quyết liệt, gay gắt nhất phải kể
đến cuộc tranh luận diễn ra nhiều kỳ trên các trang Tạp chí văn học,
Báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, … xoay quanh chùm truyện viết về


lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết liên tiếp ra mắt bạn đọc từ tháng
4 năm 1988. Cho đến ngày nay, dư luận về tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp vẫn còn tiếp tục. Song với cái nhìn tỉnh táo và rộng mở hơn.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là ngày càng xuất hiện nhiều các bài viết đề
cập ít nhiều đến yếu tố hậu hiện đại trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Trên bình diện mới này, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với
tâm thế của một người lao động nghệ thuật có những đóng góp cho sự
cách tân văn học theo hướng đưa văn học nước nhà đến gần hơn với
văn học thế giới.
Như đã nói, khi Tướng về hưu ra đời, dư luận bắt đầu tập trung
vào cây bút nở muộn trên văn đàn – Nguyễn Huy Thiệp. Trong lúc
những lời khen chê còn chưa ngớt trên các mặt báo thì Nguyễn Huy
Thiệp tiếp tục cho ra đời những đứa con đẻ tinh thần khác. Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã khoáy động bầu không khí văn chương
lúc bấy giờ bởi nó đã chạm đến nhiều vấn đề quan trọng và thiết thực
trong đời sống văn học. Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống như
thế nào? Vai trò và trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc sống ra
sao? Cách đọc, cách hiểu và cảm nhận tác phẩm của đọc giả đang đi
về đâu?,…
Để ghi lại một giai đoạn văn học với nhiều ý kiến tranh luận trái
chiều xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, năm 1989, Tạp chí
sông Hương – Nhà xuất bản Trẻ cho in quyển Nguyễn Huy Thiệp –
Tác phẩm và dư luận. Quyển sách đã chọn 10 bài đại diện cho những
cách đánh giá khác nhau về các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.
Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã sưu tầm và cho ra mắt bạn đọc



quyển Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp qui tựu 54 bài viết đặc sắc nhất về
những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp trên Tạp chí văn học, các trang
báo Văn Nghệ, Văn nghệ quân đội,… Chúng tôi đã lần lượt khảo sát
từng bài viết trong quyển sách này và nhận thấy rất nhiều bài đề cập,
diễn giải, bình luận về nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Trong mười trang viết “Tướng về hưu”, một tác phẩm có tính
nghệ thuật, Trần Đạo đặc biệt đề cập đến “ lối hành văn” trong tác
phẩm này. Ông quan tâm đến ngôn ngữ kể chuyện, thủ pháp độc thoại
và nhịp văn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Cũng quan
tâm đến Tướng về hưu, giảng viên Nguyễn Thị Hương chú ý đến ngôn
ngữ đối thoại, cấu trúc của lời thoại trong tác phẩm qua bài viết Lời
thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Bài
nghiên cứu Có nghệ thuật Ba-rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp hay không? của Thái Hòa (Tạp chí văn học, số 2, 34/1989) đã chỉ ra một số biểu hiện của nghệ thuật Ba-rốc trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp như : có một bề mặt rậm rạp và một bề sâu
trong các truyện; sự vận động và chuyển hóa của các chi tiết trong một
chỉnh thể và tổng thể; những nghịch lý về thiện-ác, chân-giả, và đẹpxấu; thế giới là một kịch trường, ai sắm vai nào sẽ được hưởng công
vai đó. Từ đó, Thái Hòa đi đến kết luận: “ Từ việc khảo sát phương
pháp biểu hiện đến quan niệm về cuộc đời và nghệ thuật, ta có thể trả
lời câu hỏi đặt ra: có một nghệ thuật phong cách Ba-rốc trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp”[49, tr.106]. TN.Filinonava bàn đến Thơ
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cuối bài viết này, nhà nghiên
cứu người Nga này rút ra kết luận:


Trong văn Nguyễn Huy Thiệp, việc sử dụng thơ được
motif hóa lẫn không motif hóa đều luôn có ý nghĩa … không thể phủ
nhận tài nghệ của nhà văn khi sử dụng thủ pháp này làm cho văn của

anh trở nên đặc biệt rất dễ nhận ra. [49, tr. 168]
Nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng
Ngọc Hiến có bài viết Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại. Theo
Hoàng Ngọc Hiến,
ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đăng trên
báo Văn Nghệ năm nay bộc lộ phương diện mới của tài năng Nguyễn
Huy Thiệp: Tư duy tiểu thuyết” và “Tư duy tiểu thuyết” đối lập với tư
duy sử thi. Tư duy phản sử thi đương phát triển như điên trong
folklore hiện đại. Do tính chất dân gian tự phát, trong folklore hiện
đại, khuynh hướng này có khi quá trớn, đi đến chỗ bỗ bã. Trong
những truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả rơi vào sự bỗ bã
của folklore hiện đại hay biết đâu đó là…điều này không bất ngờ ở
một nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp – sự bỗ bã hậu hiện đại. [49,
tr.356]
Văn Tâm khi “Đọc” Nguyễn Huy Thiệp (Văn nghệ số 48, 2611-1988) đã đưa ra bốn nét phong cách đặc thù trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp: Sắc độ hiện đại thẫm, cảm hứng huyền thoại
mạnh, tính nhiều tầng đa nghĩa cao và tính hệ thống mở có khẩu độ
lớn. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền với bài viết Nguyễn Huy Thiệp một
tài năng mới cũng có bàn về cách dựng truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp. Ông cho rằng :


Nguyễn Huy Thiệp đã kết hợp được truyền thống và hiện
đại, biệt tài kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi Á Đông đã kết
hợp chặt chẽ, hài hòa với lối hành văn ngắn gọn, súc tích, nhịp điệu
dồn dập của nghệ thuật hiện đại đặc biệt là thủ pháp “mông-ta” trong
điện ảnh… và sự kết hợp giữa hiện thực và huyền thoại cũng là nét
mới trong cách dựng truyện của anh. [49, tr. 399]
Cùng đề cập đến yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, Nguyễn Vi Khanh có bài viết Nguyễn Huy Thiệp: những

truyện huyền kỳ, núi, sông và nước. Theo nhà nghiên cứu, với truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, các yếu tố huyền hoặc, huyền ảo được đưa
vào đời thường, diễn ra xung quanh những con người bình thường
trong cuộc sống hằng ngày.
Bấy nhiêu đó, cũng đủ thấy dư luận quan tâm đến truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp đến mức nào. Nhưng trên thực tế, 54 bài viết
trong Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp chỉ chiếm 1/3 những bài nghiên cứu
về truyện ngắn của ông. Theo dòng thời gian, tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp luôn mang đến nguồn cảm hứng phê bình cho nhiều nhà
nghiên cứu. Không còn không khí tranh luận như trước, các bài viết đi
vào tìm tòi những khía cạnh mới mẻ trong văn phong của Nguyễn Huy
Thiệp để khẳng định thêm tài năng văn học của ông. Trong đó có
nhiều bài nghiên cứu hướng đến những thủ pháp nghệ thuật mà
Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong những trang viết của mình. Điều mà
trước đây, các nhà nghiên cứu ít xoáy sâu vào khi khai thác những đặc
điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong khi Thử
tìm hiểu cái lý bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, Trần


Đình Sử có đôi ba câu để viết về thủ pháp nghịch dị trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp “Cách này ứng với thủ pháp nghịch dị (grotesque)
– những hình ảnh cộc lốc, dị dạng, quái đản, như ta thấy trong chân
dung nhân vật của Nam Cao, nhưng ở Nam Cao là nghịch dị bề ngoài,
còn ở Nguyễn Huy Thiệp còn là nghịch dị tinh thần, có tác dụng phá
bỏ các huyền thoại”[65] (Bài được viết từ những năm 1990, tác giả
gởi đến báo Văn nghệ nhưng không được đăng. Mãi đến năm 2011,
mới

được


tác

giả

giới

thiệu

lại

trên

). Trong bài Cuộc tìm kiếm hình
thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại qua cấu trúc của truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng cho rằng: “ Nguyễn Huy
Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau
trong một môi trường xã hội nhất định để tạo ra cuộc đối thoại không
khoan nhượng giữa các nhân vật”[40, tr. 278]. Theo ông, hai vấn đề
làm nên tính đa thanh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn
đứng ngang hàng nhân vật; thế giới cuộc sống trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp là một thế giới không có tôn ti, trật tự. Đáng chú ý
là bài viết “Bậc hiền triết – con chó xồm” hay kỹ thuật nhại của
Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài nghiên cứu này, Lê Huy Bắc trình bày
về khái niệm “nhại” và cho rằng “tác phẩm nhại là kiểu sáng tác phổ
biến trong thời hậu hiện đại”. Ông đã chỉ ra rất nhiều yếu tố nhại có
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: nhại báo chí rởm, nhại hành
động si tình của chàng hiệp sĩ lừng danh Đôn Kihôtê của Xecvantét,
nhại các thi sĩ đạo văn, nhại truyện lịch sử, nhại hình tượng các nhân
vật trong cổ tích, nhại tôn giáo. Lê Huy Bắc cũng đưa ra một vài “kĩ



thuật nhại” của Nguyễn Huy Thiệp : để nhân vật nói nhiều và trực tiếp
luận bàn về đối tượng nhại, nhân vật tự nhại, phép giải thiêng thần
tượng.Cao Kim Lan cũng rất quan tâm đến tác phẩm Nguyễn Huy
Thiệp, đặc biệt là những dấu hiệu hậu hiện đại có trong truyện ngắn
của nhà văn này. Trong bài nghiên cứu Lịch sử trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại,
Cao Kim Lan đặt trọng tâm vào chùm truyện giả lịch sử Kiếm sắc,
Vàng lửa, Phẩm Tiết. Theo tác giả bài viết thì có “những dịch chuyển
sang một hệ hình thi pháp mới” trong cách viết của Nguyễn Huy
Thiệp từ những câu chuyện lịch sử gây tranh luận sôi nổi trong sự tiếp
nhận của người đọc. Cao Kim Lan đề cập đến những vấn đề thuộc về
thủ pháp hậu hiện đại: Kỹ thuật ngụy tạo lịch sử trong tâm thế chối bỏ
đại tự sự, người kể chuyện không tin cậy và tâm thế bất tín nhận thức,
phương thức đa kết phá vỡ kết cấu trung tâm của văn bản tác phẩm.
Những năm gần đây Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, ảnh
hưởng nhiều đến cách sáng tác, phê bình và cảm thụ tác phẩm văn học
Việt Nam. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sinh viên, học
viên trong việc sưu tầm tài liệu. Qua một vài trang web, chúng tôi tiếp
cận được khá nhiều bài viết phê bình có giá trị về truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp. Trong bài Những dấu hiệu hậu hiện đại của văn học
Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài,
La Khắc Hòa chú ý nhiều đến thủ pháp lạ hóa của văn học hậu hiện
đại trong sáng tác của hai tác giả này. Đồng thời trong bài viết này,
nhà nghiên cứu cũng đã lưu tâm đến “hiện tượng nhại thể loại, ngoài
thể loại” ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.Trên trang http://evan,


Phùng Gia Thế có bài Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp đăng ngày 26/03/2010. Bài viết đã phân tích khá kĩ nghệ

thuật tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong
đó có đoạn, Phùng Gia Thế khẳng định: “Tính hấp dẫn của truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện ở các thủ pháp kỹ thuật kể độc
đáo, giàu sáng tạo”[70]. Các thủ pháp kỹ thuật được ông kể đến là lối
kể trùng phức, xu hướng phì đại, hình thức truyện xen truyện, truyện
trong truyện. Gần đây nhất, Nguyễn Văn Đông viết bài Lối rẽ và
khoảng trống trong mạch trần thuật ở sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp đăng trên trang ngày 13/12/2011.
Ông viết :
Những khoảng trống lặng im như trên trong mạch trần
thuật vốn thiên về liệt kê là hệ quả của thủ pháp trộn lẫn trong tổ chức
lời văn. Sự im lặng được trộn lẫn trong mạch trần thuật ồ ạt như xoáy
lốc tạo hiệu ứng nghệ thuật đáng kể. Nó thể hiện nỗi trống trãi vô hạn
của mỗi cá nhân không có điểm nào nương tựa,
…Coi trọng thủ pháp trộn lẫn trong tổ chức lời văn,
mạch lời trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có muôn
vàn lối rẽ khiến đọc câu văn trước người ta không đoán được câu sau,
tiền văn không báo trước hậu văn. [25]
Những năm gần đây, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở
thành đối tượng nghiên cứu trong rất nhiều luận văn thạc sĩ. Chúng tôi
có tìm đọc được vài luận văn mà trong đó ít nhiều đề cập đến một vài
thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Luận văn
của Phan Thanh Bình với đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong


truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có trình bày về thủ pháp “huyền
thoại hóa” khi xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Luận văn
Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
có nghiên cứu về “lời văn nhại – cách thức để nhà văn nhìn nhận lại
chân lý của cuộc đời”. Nhìn chung cả hai luận văn chỉ đề cập đến một

khía cạnh trong thủ pháp huyền thoại và thủ pháp nhại trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để phục vụ vào việc giải thích, làm sáng
tỏ các luận điểm cho luận văn.
Như vậy, từ khi những tác phẩm đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp
ra đời cho đến ngày Nguyễn Huy Thiệp gác bút trong địa hạt truyện
ngắn, không ngừng những lời bàn tán xoay quanh đến nội dung và
nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Về thủ pháp nghệ thuật, có thể
thấy, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách tổng
quát, đầy đủ nhất. Từ việc tìm hiểu trên, người viết mong muốn luận
văn của mình sẽ như một tài liệu tổng hợp một cách cụ thể các thủ
pháp nghệ thuật có trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở
tiếp thu những ý kiến đó cùng những tìm tòi, khám phá, đánh giá của
chính người viết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều thể loại: Truyện ngắn, kịch, tiểu
thuyết, lí luận phê bình. Truyện ngắn là thể loại thành công nhất của
ông. Nguyễn Huy Thiệp có tất cả 44 truyện ngắn được in thành sách.
Trong đó có những chùm truyện bao gồm nhiều truyện nhỏ: Những
ngọn gió Hua Tát (gồm 10 truyện), Con gái thủy thần (gồm 3 truyện),


Chút thoáng Xuân Hương (gồm 3 truyện). Trong khuôn khổ đề tài
này, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ tất cả những truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp đã được Nhà xuất bản Văn hóa thông tin in lại
thành 2 quyển Nguyễn Huy Thiệp – Tướng về hưu và Nguyễn Huy
Thiệp – Không có vua, xuất bản vào năm 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi trình bày những đặc điểm về
nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng đặt trọng tâm

vào những thủ pháp nghệ thuật làm nên chất văn đặc biệt trong sáng
tác của nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như sau:
Phương pháp loại hình: Truyện ngắn là một dạng loại hình
trong hệ thống tổng thể các loại hình văn xuôi. Khi nghiên cứu những
thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng
tôi luôn quan tâm đến những đặc trưng thi pháp của loại hình này
nhằm khẳng định những đổi mới và sáng tạo độc đáo của nhà văn
trong loại hình truyện ngắn vào giai đoạn từ sau 1986 đến nay.
Phương pháp Phân tích: Trong suốt quá trình thực hiện luận
văn, chúng tôi luôn vận dụng phương pháp phân tích để minh họa cho
những nhận xét, lập luận của mình trên cơ sở phân tích những dẫn
chứng trích ra từ các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.


Phương pháp Tổng hợp: Kết hợp với phương pháp phân tích,
phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản
và đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn.
Phương pháp Thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê để phân loại các dạng thức của các thủ pháp nghệ thuật trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Luận văn tập trung tìm hiểu “những thủ pháp nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” một cách tương đối hệ thống,
toàn diện.
5.2. Thông qua những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn
Huy Thiệp, chúng ta có thể nhấn mạnh hơn nữa tài năng thật sự và

phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
5.3. Đồng thời, qua luận văn chúng ta sẽ có thêm nhiều khía
cạnh để có thể xác định những đóng góp của nhà văn trong lịch sử
truyện ngắn nói chung cũng như trong đời sống văn học Việt Nam nói
riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Khám phá cuộc sống và những tìm tòi nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chương II: Các thủ pháp nghệ thuật truyền thống trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


Chương III: Những thủ pháp nghệ thuật cách tân trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.


CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG VÀ NHỮNG
TÌM TÒI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP

Nhà văn Xô Viết Lê-ô-nôp từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ
thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát
minh về hình thức và một khám phá về nội dung” [42,tr.258]. Truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đúng là “những tác phẩm đích thực”. Bởi
lẽ những sáng tác ấy là thành quả lao động sáng tạo không ngừng
trong hành trình khám phá cuộc sống và tìm tòi, đổi mới nghệ thuật
của nhà văn.
1.1.Khám phá cuộc sống

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một sức hút đặc biệt đối với
người đọc. Người già đọc Nguyễn Huy Thiệp thấy thấm thía về ý
nghĩa cuộc đời và nhận ra những giá trị thực của cuộc sống. Người trẻ
đọc truyện của ông, nhận được nhiều bài học bổ ích về kinh nghiệm
làm người. Người nghiên cứu văn học thấy trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp một bút lực chuyển tải thông điệp cuộc sống một cách sâu
sắc, độc đáo, táo bạo. Đơn giản là vì văn chương của ông là văn của sự
trải nghiệm và chiêm nghiệm.
1.1.1. Những trải nghiệm về cuộc sống và con người trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


Lê Quí Đôn từng viết: Văn học không phải là trò chơi, là câu
chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn
chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có
ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì
không thể làm văn được. [73, tr. 50-51]. Lời nói ấy quả thật rất đúng
với văn Nguyễn Huy Thiệp. Văn Nguyễn Huy Thiệp là thứ văn của
người từng trải, văn của người đi nhiều, biết nhiều. Đó là thứ văn quan
sát và nghiền ngẫm. Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp, người ta nhận ra rất
nhiều điều thú vị, ý nghĩa về cuộc sống. Đôi lúc đó chỉ là những điều
giản đơn, dễ hiểu quanh mình. Nhưng đôi lúc đó là những điều có khi
cả đời người có người vẫn không ngộ ra. Nguyễn Huy Thiệp viết văn
lúc 37 tuổi. Cái tuổi chưa thể gọi là già nhưng cũng không còn non
kinh nghiệm trước thế sự. Cùng với một cuộc đời bôn ba nhiều nơi,
làm nhiều nghề ở nhiều lĩnh vực, Nguyễn Huy Thiệp đã tích trữ cho
mình vốn hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt của cuộc sống, của con
người. Và ông đã “xuất kho” chở nó lên trang viết của mình.
1.1.1.1. Trải nghiệm với thiên nhiên
Không ai có thể phủ nhận mối quan hệ của con người với thiên

nhiên và các hình tượng thiên nhiên. Mọi hoạt động của con người
không tách rời với môi trường thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn,
là chứng nhân cho bao nỗi vui buồn của con người. Con người đã vay
mượn từ thiên nhiên các mẫu mực thể hiện tất cả những gì liên quan
đến con người: từ dung mạo, hành vi đến đời sống nội tâm đều có thể
được diễn tả bằng hình ảnh của thiên nhiên.


Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn làm say đắm biết bao thi sĩ. Họ ca
ngợi thiên nhiên, thể hiện niềm giao cảm thiết tha với thiên nhiên. Các
tao nhân mặc khách thường mượn hình ảnh thiên nhiên để gởi gắm
tâm tình của mình. Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu là
những nhà thơ đã có công ghi dấu lại biết bao vẻ đẹp tuyệt diệu của
thiên nhiên. Cùng với con người, thiên nhiên là những nhân vật không
thể thiếu trong văn học. Với Nguyễn Huy Thiệp, thiên nhiên có một
chỗ đứng rất đặc biệt trong các trang viết của ông.
Văn Nguyễn Huy Thiệp không thiên về miêu tả. Đọc văn ta chỉ
thấy toàn yếu tố kể với kể. Thế nhưng có không ít đoạn văn, Nguyễn
Huy Thiệp đã ưu ái mà dùng ngòi bút của mình vẽ nên những bức
tranh thiên nhiên rất đỗi nên thơ:
Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn
bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần
như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở
vàng đến nhức mắt… Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm
cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì
chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đấy là thứ không
khí huyền thoại. (Những ngọn gió Hua Tát).
Nhưng một điều dễ nhận thấy, thiên nhiên trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp không phải là thiên nhiên để hưởng thụ.
Thiên nhiên trong trang viết của nhà văn luôn gắn bó với cuộc sống

con người. Thiên nhiên của sự quan sát, trải nghiệm về giá trị cuộc
sống con người.


Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng
rỉ rắc. Mùi hương rừng nồng nàn. Bóng tối sẫm đen trên các tán lá
cây, sẫm đen nơi hốc đá, sẫm đen cả trên mặt đất. Rừng vô tình, vô
cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn. Rừng muôn đời là thế. Thiên
nhiên muôn đời là thế : vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn
nhẫn. Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính
nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần
sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp
phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: Là ai? Đi đâu? Thế
nào? Làm gì? Tiến đến đâu? Bao giờ thành tựu? Bao giờ kết thúc?
(Mưa Nhã Nam)
Như thế thiên nhiên đâu chỉ hiện lên qua cái nhìn trực diện mà
nó còn biểu hiện những suy tư, trăn trở của một con người từng trải lẽ
đời. Thiên nhiên thể hiện những nỗi băn khoăn của con người về cuộc
sống, về số phận cá nhân con người.
Với Nguyễn Huy Thiệp, thiên nhiên mang đến những giá trị
tuyệt vời cho con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Bằng sự gắn
bó, từng trải với cuộc sống và thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc,
Nguyễn Huy Thiệp đã để cho nhân vật của mình phải thốt lên rằng:
Tôi ngờ ngợ nhận ra vẻ đẹp của tự nhiên hoang dã và tôi
vừa thích thú vừa sợ hãi trước vẻ đẹp ấy…. Ở những người “dân tộc”,
lao động và sự điều chỉnh tự nhiên khiến họ có được tình trạng sức
khỏe tương đối thăng bằng. Đa số những người mà tôi khám bệnh, tôi
nhận thấy tình trạng thần kinh của họ gần như “tuyệt hảo”, họ không
nghĩ ngợi, không lý sự, phân tích, họ chẳng cần đến triết học và lô-



gic làm gì. Ngoài một số bệnh thông thường do vệ sinh kém và do
thiếu ăn, trên thực tế tôi nhận thấy họ sống lành mạnh, lương thiện
hơn người thành phố.(Thổ cẩm)
Con người sống gần gũi với thiên nhiên, sống trong bầu không khí của
tự nhiên lại bớt gặp phải những đau khổ do bệnh tật và những ham
muốn vật chất gây ra.
Thiên nhiên không chỉ là đối tượng tản mạn trong một vài tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mà nó còn trở thành tâm điểm trong một
số truyện ngắn của ông. Muối của rừng là một tác phẩm chất chứa bao
nhiêu là suy ngẫm về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người. Tác
phẩm chỉ có vài nhân vật ông Diểu và gia đình khỉ (khi đực, khỉ cái,
khỉ con). Không gian trong tác phẩm hoàn toàn là không gian của
thiên nhiên. Song truyện ngắn Muối của rừng là một sự khám phá đầy
nhọc nhằn nhưng lắm đổi sâu sắc về bài học làm người từ sự trải đời
với thiên nhiên. Tình cảm thủy chung, gắn bó, tinh thần xả thân, hi
sinh vì đồng loại của lũ khỉ làm thức tỉnh thiên lương, cảm hóa dần
trái tim của ông Diểu. Thiên nhiên đã làm được chức năng thanh lọc
tâm hồn con người, đưa họ về với con người tự nhiên “ông cứ trần
truồng như thế, cô đơn như thế mà đi” và giúp họ ý thức hơn về con
người xã hội của mình “hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi
sinh vật quả thật nặng nề”. Hành trình trải nghiệm đơn độc của ông
Diểu với thiên nhiên rộng lớn núi rừng chính là quá trình trải nghiệm
trong tâm thức mỗi con người chúng ta. Thiên nhiên cho ta bao điều bí
ẩn, tốt đẹp. Đừng vì dục vọng nhất thời mà tàn phá, hủy hoại thiên
nhiên. Ông Diểu vì sở thích riêng mà làm ảnh hưởng đến thiên nhiên.


Ông được thiên nhiên dạy cho một bài học lớn. Nhưng với “lão thợ
săn” trong Con thú lớn nhất, với Hoàng Văn Nhân trong Sói trả thù,

thiên nhiên đã trừng phạt họ. Trừng phạt một cách ghê gớm bằng
cách cướp đi sinh mạng của những người thân yêu nhất của họ. Mà sự
mất mát ấy lại là hậu quả do chính họ gây ra. Thiên nhiên đã tố cáo,
cảnh tỉnh con người rằng hủy hoại thiên nhiên chính là hủy hoại bản
thân mình.
Nếu như trong Muối của rừng con người được trải nghiệm cùng
với núi rừng đại ngàn thì con người ở Thiên văn được đặt trong không
khí trời nước mênh mông và “dòng sông không một bóng người”.
Trong không gian ấy, với khoảng thời gian từ “ buổi trưa nắng gắt”
đến “đêm xuống” và chỉ “trong khoảnh khắt thiếp đi thiên nhiên đã trở
mặt” con người đã nhận ra bao điều về cuộc sống.
Cùng với những cung bậc xoay chuyển của thiên nhiên con
người cũng chuyển đổi từ trạng thái tâm lí này sang trạng thái tâm lí
khác. Từ thụ động chờ đợi người đưa đò, khách chủ động đưa đò vượt
sông dù “đò không có chèo”. Trong mưa gió, sấm chớp đò vẫn cập
bến. Vì nhìn thấy “Thế gian cứ một hồi trị một hồi loạn”, nên con
người đã chủ động nắm lấy vận hạn của mình, lướt qua định mệnh
cuộc đời.
Như thế, thiên nhiên trong suy ngẫm của Nguyễn Huy Thiệp
là thứ thiên nhiên trần tục. Thiên nhiên trong sự gắn bó với hoạt
động sống của con người. Khác với thiên nhiên trong thơ văn trung
đại của một số nhà Nho trước đây, thiên nhiên trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp không đạt đến độ “thiên nhân hòa hợp” mà nó


hướng con người đến sự giác ngộ và hành động thế nào để “thiên nhân
hòa hợp”. Nói như cách nói của chính nhà văn thì “nhà văn không
phải là người nói ra chân lý mà là thức tỉnh ý thức hướng về chân lý
hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con người trong
họ” [73, tr.33]. Đây quả thật là một sự trải nghiệm đầy thực tế. Vì thế

tuy có nhiều đoạn văn Nguyễn Huy Thiệp viết về thiên nhiên rất thơ
mộng nhưng không hề có thứ tình cảm mơ mộng nào trong nó. Thiên
nhiên được nhìn, xét trong sự va đập với con người, trong cách ứng
xử, đối đãi của con người với những giá trị vĩnh cửu của tự nhiên
nhưng không dễ hiện hữu ra bên ngoài cho ta thấy được. Chỉ có sự
hiểu biết, trải đời, bằng những kinh nghiệm sống của những tháng năm
rày đây mai đó và một tâm hồn nhạy cảm, tinh tường thì mới thấy hết
được những viên ngọc quí trong sự ẩn tàng của thiên nhiên. Khi người
ta từng trải, người ta càng không khoa trương tri thức. Nguyễn Huy
thiệp đã đúc kết nên những triết lý cuộc sống bằng cả lòng tận tụy với
trang viết chứ không phải là những dòng chữ suông.
1.1.1.2. Trải nghiệm cùng con người
Đọc văn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc nhận thấy tác giả là
người am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc những trang viết
của ông, ta biết thêm được những kiến thức vùng miền, về công việc
lao động của con người một cách chi tiết, cụ thể ( việc đào đá ông, lột
nan, nghề bẫy và bán chim, nghề xẻ gỗ thậm chí cả việc buôn bán
phân người). Nhưng trên tất cả là sự hiểu biết về con người.


“Văn học và cuộc sống là hai vòng đồng tâm mà tâm điểm là
con người”. Đồng quan điểm với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy
Thiệp quan niệm “Đối tượng của văn học là con người. Khoa học và
văn học là con người” [73]. Con người trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp hiện lên vô cùng đa dạng về mọi mặt. Không ai giống ai,
chẳng ai lặp lại ai. Mỗi con người cùng với những bước thăng trầm mà
họ đi qua trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp thật sự đọng lại trong
lòng người đọc nhiều suy tư trăn trở. Nơi họ sống, đất họ đến, chỗ họ
đi, đâu đâu cũng in đậm bước chân trải nghiệm của chính người viết.
1.1.1.2.1. Khám phá cái chất huyền thoại của Tây Bắc

qua sự trải nghiệm cuộc sống
Trước Nguyễn Huy Thiệp đã có rất nhiều nhà văn thành công
khi viết về đề tài miền núi. Trong đó, Tô Hoài và Ma Văn Kháng là
hai cây bút được đánh giá là có duyên với những chuyện về Tây Bắc.
Là đứa con Hà Nội, song sau khi tốt nghiệp khoa Sử trường Đại
học Tổng hợp (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn,
Đại học quốc gia Hà Nội), Nguyễn Huy Thiệp đã tình nguyện khăn
gói lên Sơn La dạy học trong phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”. Từ
đó đến 1980, ông có 10 năm sống và làm việc ở vùng cao. Mười năm
sống bên núi rừng bạc ngàn, gần gũi với những con người dân tộc đã
bồi đắp cho Nguyễn Huy Thiệp nhiều hiểu biết, vốn sống về Tây Bắc.
Truyện ngắn về miền núi của Nguyễn Huy Thiệp đem đến nhiều thú vị
cho người đọc không kém gì Tô Hoài và Ma Văn Kháng.
Tây Bắc với những câu chuyện về tình đời, tình người thấm
đẫm màu sắc huyền thoại. Chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát


×