Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tìm hiểu một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
…..o0o…..

NGUYỄN THỊ ANH THƯ

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Niên khoá: 1999-2003
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Thành phố Hồ Chí Minh-2003


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................... 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................................. 5
3. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 5
5. Khách thể nghiên cứu. ............................................................................................ 5
6. Giới hạn của đề tài................................................................................................... 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 6
1.1. Khái niệm về đạo đức. .......................................................................................... 6
1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non.
....................................................................................................................................... 7
1.3. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ........................................... 8


1.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ................................................. 10
1.5. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ................ 14
1. 5.1. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. ..................................................14
1.5.2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non ................................................16

Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ MẦM NON ...................................................................................... 20
2.1. Khái niệm về phương tiện.................................................................................. 20
2.2. Trò chơi là phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng cho trẻ lứa tuổi mầm
non. .............................................................................................................................. 20
2.2.1. Đặc điểm của trò chơi. ............................................................................................20
2.2.2. Trò chơi và việc hình thành đạo đức cho trẻ mầm non. .......................................22

2.3. Tác phẩm văn học là phương tiện không thể thiếu trong giáo dục đạo đứccho
trẻ mầm non ............................................................................................................... 27


2.3.1. Đặc điểm truyện thơ của trẻ mầm non...................................................................27
2.3.2. Tác phẩm văn học là phương tiện không thể thiếu trong giáo dục đạo đức. ......29

2.4. Giao tiếp là con đường để trẻ lĩnh hội chính xác các chuẩn mực đạo đức của
xã hội. .......................................................................................................................... 34
2.4.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non......................................................................34
2.4.2. Giao tiếp với việc lĩnh hội các chuẩn đạo đức của trẻ mầm non..........................37

2.5. Lao động cũng là một trong những phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng
cho trẻ mầm non. ....................................................................................................... 40
2.5.1. Đặc điểm lao động của trẻ mầm non. ....................................................................40
2.5.2. Lao động và việc hình thành đạo đức. ...................................................................42


Chương 3: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH BAN ĐẦU VỀ SỬ DỤNG CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG MẦM NON . 48
KẾT LUẬN ............................................................................................... 51
1. MỘT SỐ KẾT LUẬN ........................................................................................... 51
2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 53
PHỤ LỤC .................................................................................................. 54


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài.
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người như một chủ thể sáng tạo ra
các giá trị vật chất và tinh thần, kể cả giá trị của chính bản thân mình - một nhân cách vững vàng về tư
tưởng chính trị và có phẩm chất đạo đức tốt có khả năng gìn giữ, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc truyền
thông văn hóa dân tộc và văn minh thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam; sử dụng sáng
tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Đây chính là mẫu người mà xã hội đặt ra cho nền giáo dục trong thời đại mới, thời đại của khoa
học kỹ thuật, thời đại của công nghệ thông tin. Để góp phần hoàn thành được yêu cầu lớn lao ấy của
xã hội, mục tiêu đào tạo ngay từ bậc mầm non đã khẳng định "hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên
của nhân cách con người mới XHCNVN". Rõ ràng mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non hiện
nay là hướng tới đào tạo cho thế kỷ 21 những con người có nhân cách phát triển, có đủ cả hai mặt "tài
và đức" trong đó đạo đức là mặt luôn được đề cao ở lứa tuổi mầm non bởi xưa nay đạo đức vẫn được
cha ông ta xem như là chuẩn mực để đánh giá sự trưởng thành của một con người. Chúng ta biết rằng
đứa trẻ khi mới sinh ra ở chúng chưa có một giá trị vật chất, tinh thần nào của con người được hình
thành. Dưới sự giáo dục của người lớn thì những giá trị đó đặc biệt là các giá trị đạo đức mới bắt đầu
hình thành và phát triển từ tuổi mầm non. Nếu trong giai đoạn này vì một lí do nào đó mà các giá trị
đạo đức không được hình thành ở trẻ thì sau này trẻ khó có thể trở thành một công dân tốt, một con
người tốt trong xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Muốn đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt, cán bộ
tốt, điều trước hết phải dạy cho trẻ hiểu biết về giá trị đạo đức", nhiều công trình nghiên cứu đã chứng

minh rằng : Ở 80% trẻ tư cách đạo đức đã được hình thành trong 6 năm đầu tiên của cuộc đời . Những
hành vi đạo đức sau này hầu như chỉ là sự kế thừa, đi theo con đường mà giai đoạn trước đã hình thành
(19). Như vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo là một việc làm rất
cần thiết và cấp bách.
Hiện nay các trường mầm non trong cả nước nói chung và trong thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng khi chăm sóc giáo dục trẻ đã mạnh dạn sử dụng nhiều hình thức giáo dục đạo đức khác nhau.
Các hình thức này tuy khác nhau về tên gọi, hình thức nhưng chúng đều được xem là những phương
tiện giáo dục đạo đức quan trọng cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường nhiều giáo
viên còn gặp khó khăn trong việc áp dụng các hình thức này, có lẽ một mặt do điều kiện vật chất, tài
liệu sách vở ở một vài trường nhất là những trường ở vùng sâu vùng xa chưa được phổ biến đến tất cả
các giáo viên mặt khác do tính chất phong phú đa dạng của các phương tiện đó nên họ chưa hiểu rõ
công dụng của những phương tiện giáo dục đạo đức trên vì vậy mà kết quả thu được chưa cao, chưa
đồng đều trong các trường mầm non. Để giúp cho công tác giáo dục đạo đức cho trẻ ở tất cả các


trường mầm non đạt được hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu mà giáo dục mầm non đã đề ra chúng
tôi quyết định chọn đề tài "Tìm hiểu một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm
non". Hy vọng luận văn này sẽ giúp cho các giáo viên mầm non và bản thân tôi hiểu rõ thêm các
phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận về việc giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Nghiên cứu vai trò của một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Chủ yếu nghiên
cứu về những phương tiện sau :trò chơi, tác phẩm văn học, hoạt động giao tiếp, hoạt động lao động.
Từ kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận cần thiết cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi
mầm non ở các trường mầm non.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non


4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Trò truyện trực tiếp với trẻ
- Phỏng vấn cô giáo mầm non và phụ huynh trẻ

5. Khách thể nghiên cứu.
-

45 trẻ lớp lá và 40 trẻ lớp chồi trường Mầm Non Bán Công Tuổi Thơ 7 Q.3 và trường Măng
Non I Q.10

-

55 giáo viên của ba trường Mầm Non Bán Công Tuổi Thơ 7, Q.3 và trường Măng Non I, Q.10,

MG Thực nghiệm TW III.
-

55 phụ huynh của trường Măng Non I, Q.10, MG Thực nghiệm TW III.

6. Giới hạn của đề tài.
Đây là loại đề tài nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi giới hạn ở việc nghiên cứu các phương tiện
giáo dục đạo đức qua tài liệu, sách vở và một số quan sát ban đầu.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về đạo đức.
Tính cho đến nay xã hội loài người của chúng ta đã tồn tại phát triển qua 5 hình thái kinh tế xã
hội khác nhau (cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ

nghĩa) . Ở bất cứ hình thái xã hội nào con người cũng giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp với nhau để tồn
tại và phát triển. Trong thời kỳ nguyên thủy mọi người trong xã hội giao tiếp với nhau đơn giản và
bình đẳng, không hề có lòng đố kỵ lẫn nhau bởi lúc đó xã hội chưa phát triển, con người chủ yếu sống
thành bầy thành đàn, của cải vật chất chia đều cho mỗi người. Cùng với sự phức tạp dần của xã hội thì
quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và cộng đồng bắt đầu trở nên phức tạp đòi hỏi mỗi cá
nhẩn phải có cách ứng xử, giao tiếp, điều chỉnh thái độ hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích
chung của mọi người, cửa cộng đồng và xã hội, những cá nhân đó được xã hội và cộng đồng đánh giá
là con người có đạo đức còn những người có thái độ hành vi chỉ vì lợi ích của bản thân mà bất chấp lợi
ích của người khác của xã hội thì những người đó bị coi là người thiếu đạo đức.
Trong các tài liệu nghiên cứu hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:
- Theo quan niệm của đạo đức học Mác - Lênin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là
tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người trong quan hệ xã hội giữa người với
người, giữa cá nhân với xã hội.
- Đại tự điển của tiếng Việt quan niệm đạo đức là những tiêu chuẩn nguyên tắc được dư luận xã
hội thừa nhận, các nguyên tắc này qui định hành vi quan hệ của con người với nhau và đối với xã hội.
Cũng có quan niệm cho rằng đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực dựa vào cái đó điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của của mình và người khác trong quan hệ xã hộivà quan hệ với thế
giới tự nhiên.
Hay có quan niệm cho rằng đạo đức là toàn bộ những qui tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác
trong quan hệ giữa người với người, giữa người với cộng đồng xã hội với tự nhiên và với cả bản thân
mình.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức nhưng nhìn chung đạo đức vẫn được quan niệm
là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống
con người. Nó là một hệ thống các qui tắc ứng xử, các chuẩn mực xã hội mà cộng đồng tập thể xây
dựng nên, buộc con người trong quan hệ giao tiếp ứng xử với mọi người với tự nhiên, xã hội phải lấy
các qui tắc các chuẩn mực đó làm thước đo, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi thái độ của mình sao cho
phù hợp với lợi ích chung của mọi người của cộng đồng và xã hội góp phần làm cho mọi người trong
xã hội ngày càng xích lại gần nhau, xã hội ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân có những phẩm chất đạo



đức tốt đẹp hơn . Với trẻ mầm non đạo đức được xem như là những chuẩn mực đạo đức sơ đẳng nhất
về hành vi ứng xử cũng như thái độ thương, ghét, yêu quí, kính trọng, của trẻ đối với bạn bè, đối với
cha mẹ, ông bà, cô giáo những người thân yêu nhất của trẻ, đối với tất cả các sự vật hiện tượng hiện
diện xung quanh trẻ.

1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non.
Con người và con vật tuy là những cá thể sống trong cùng một hệ sinh thái nhưng giữa con
người và con vật có sự khác biệt rất lớn. Con người, nhất là người trưởng thành có thể giao tiếp với
nhau bằng ngôn ngữ, cư xử với nhau bằng những hành động, hành vi mang tính nhân đạo hay nói cách
khác là mang tính người, còn ỏ con vật và trẻ sơ sinh thì không có được những phẩm chất này. Chính
vì thế ta không bao giờ nói tới "nhân cách của con vật" hay "nhân cách của trẻ sơ sinh" mà nhân cách
chỉ được dùng cho những người trưởng thành có khả năng ý thức được mọi vấn đề của bản thân mình
và xã hội. Nhân cách là thước đo chính xác sự phát triển về chất của con người. Khi đánh giá người
này tốt hay xấu, lương thiện hay ác độc người ta đều lấy "nhân cách người" làm thang đánh giá. Rõ
ràng nhân cách là yếu tố quyết định sự trưởng thành và phát triển của một con người hay nói cách
khác nó quyết định xem cá nhân đó có phát triển thành người theo đúng nghĩa của nó chưa.
Đứa trẻ khi mới sinh ra tuy đã mang đầy đủ hình dáng của một con người nhưng chưa được xem
là một con người thật sự, bởi ở chúng ngoài những yêu cầu về dinh dưỡng đòi hỏi người lớn phải thỏa
mãn thì chưa có một năng lực phẩm chất nào của người được hình thành, chúng chỉ biết khóc khi đói,
khi rét và khi đã ăn no mặc ấm thì lại nín. Một cá nhân như thế chưa phải là người theo đúng nghĩa của
nó. Muốn trở thành người đứa trẻ phải có thời gian để lĩnh hội tất cả những di thức của xã hội loài
người. Bản thân trẻ không đủ khả năng để làm được điều đó mà cần phải có sự tác động của người lớn.
Người lớn bằng những hình thức giáo dục khác nhau sẽ cung cấp cho trẻ những tri thức khoa học của
loài người, sẽ cung cấp cho trẻ những khái niệm, những chuẩn đạo đức mà xã hội đã qui định cho một
con người trưởng thành, đồng thời với những hình thức giáo dục đó người lớn uốn nắn sửa chữa cho
trẻ những hành vi, thái độ đi lệch chuẩn mà xã hội yêu cầu nhằm hướng sự phát triển về chất của trẻ đi
theo chiều hướng tích cực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm cho nhân cách của trẻ phát triển
theo hướng tốt. Dưới sự tác động của người lớn đứa trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
đời thực sự có thể lĩnh hội một số khái niệm, biểu tượng đạo đức đơn giản và có hành vi phù hợp với

những biểu tượng ấy. Trong khi giao tiếp với người lớn, trẻ được chứng kiến những hành vi của họ và
sự đánh giá "nên" "không nên" hay "được phép" "không được phép" của người lớn. Từ đó trẻ biết
được cái gì tốt cái gì xấu và trẻ nhanh chóng tiếp thu những điều đó như là cơ sở vững chắc cho sự
hình thành và phát triển nhân cách. Nếu trong khoang thời gian từ 0 - 6 tuổi trẻ không nhận được sự
tác động nào từ người lớn thì nhân cách của trẻ không được hình thành, đứa trẻ sẽ sống và hành động
như một con vật. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh "những đứa trẻ mồ côi sống xa gia đình


sớm luôn luôn sống thu mình, tự cô lập, thụ động có tính cục cằn nóng nảy"( 18, tr 3). Những nét tính
cách này làm cho nhân cách của trẻ phát triển theo hướng tiêu cực. Chính vì vậy nếu muốn nhân cách
của trẻ phát triển theo hướng tốt thì ngay từ tuổi mầm non chúng ta phải chăm lo giáo dục trẻ về mọi
mặt nhất là về mặt đạo đức. Phải kịp thời uốn nắn sửa chữa cho trẻ những nét tính cách, những phẩm
chất đạo đức đi lệch chuẩn.
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên" (Lời Hồ Chủ Tịch)
Rõ ràng nhân cách của trẻ không phải tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành và phát triển dưới
ảnh hưởng trực tiếp của giáo dục nhất là giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức thực sự có vai trò quan
trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ lứa tuổi mầm non. Giáo dục đạo đức giúp
hình thành những nét tính cách tốt ở trẻ như : Lòng nhân ái, thói quen giúp đỡ người khác, thói quen
nhường nhịn chia sẻ cùng bạn bè ... giúp hoàn thiện năng lực tự đánh giá mình và người khác, năng
lực tự điều chỉnh hành vi của mình, năng lực tự kiềm chế... Tất cả những nét tính cách và năng lực trên
tạo nên bản sắc và giá trị xã hội của một người hay nói rõ hơn nó tạo thành nhân cách của một con
người.

1.3. Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
Từ thời nền giáo dục còn sơ khai, cha ông ta đã rất coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ
đặc biệt là lứa tuổi mầm non bởi đối với trẻ thơ việc hình thành những dấu ấn ban đầu có ý nghĩa vô
cùng to lớn vì đó là mầm móng ban đầu của đạo đức sau này ở trẻ. Hơn nữa đối với trẻ em những gì
xảy ra trong thời thơ ấu thường để lại ấn tượng rất lâu và sâu trong suốt cả cuộc đời của trẻ sau này. So
với việc giáo dục thì việc cải tạo là cả một quá trình lâu dài và khó khăn hơn nhiều. Do đó nếu trong

giai đoạn mầm non người lớn có phương pháp cách thức giáo dục trẻ đúng đắn sẽ hạn chế được sự tích
lũy kinh nghiệm tiêu cực của trẻ, ngăn cản sự phát triển các kỷ xảo và thói quen hành vi xấu có thể có
ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức sau này của trẻ. A.X.Macarenco
nhà giáo dục Xô viết vĩ đại đã từng nói "những gì không có được ở trẻ trước 5 tuổi thì sau này khó có
thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn".
Cùng với tư tưởng đó của Macarenco cổ nhân ta từ xưa cũng đã cho rằng "Dạy con từ thuở còn thơ"
"Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt" hay "Bé không vin lớn gãy cành" phải chăng những câu nói ấy cổ
nhân xưa nêu ra là để nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức đối với con người
nhất là ở độ tuổi mầm non , độ tuổi mà "biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan ".Vâng quả thật có lẽ
khi đọc những câu nói ấy tất cả những ai làm công tác giáo dục đều thấy được nhiệm vụ mà cổ nhân
xưa cũng như những nhà giáo dục nổi tiếng đặt ra cho ngành giáo dục đặc biệt là ngành giáo dục mầm
non. Nhiệm vụ ấy nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cho trẻ để làm nền cho việc trang bị những kiến
thức về kĩ năng.


Tiếp nối tư tưởng tốt đẹp ấy của cố nhân xưa, các nhà giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa
hiện đại hóa cũng luôn đề cao công tác giáo dục đạo đức cho con người đặc biệt là lứa tuổi mầm non
trong suốt quá trình " trồng người" của mình. Điều này được thể hiện rất rõ trong mục tiêu giáo dục
mầm non phần nói về đạo đức cho trẻ : "hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con
người mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam : giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những
người gần gũi ( bố mẹ, bạn bè, cô giáo ...) thật thà, lễ phép, hồn nhiên. Đây chính là nhiệm vụ giáo dục
đạo đức chung cho trẻ tuổi mầm non. Từ nhiệm vụ chung đó các nhà giáo dục mầm non xây dựng
những nhiệm vụ giáo dục đạo đức riêng cho từng độ tuổi khác nhau để góp phần hoàn thành được các
nhiệm vụ chung lớn lao ấy. Cụ thể các nhà giáo dục đã xây dựng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ
nhà trẻ và mẫu giáo như sau:
1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ nhà trẻ
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ phức tạp dần theo lứa tuổi, theo khả năng nhận thức của trẻ.
- Giáo dục cho trẻ thái độ, quan hệ lành mạnh đối với mọi người gần gũi xung quanh:
+ Trẻ biết yêu thương, gắn bó quan tâm đến người thân như biết thể hiện tình thương của trẻ đối
với người thân bằng cách thơm vào má người thân biết mi gió...

+ Thái độ đúng mực, hồ hởi khi gặp người khác.
+ Biết thực hiện những yêu cầu của người lớn.
+ Thái độ thân thiện với bạn bè cùng tuổi.
- Giáo dục cho trẻ thói quen có kỷ luật, thật thà, vệ sinh, ngăn nắp như:
+ Giáo dục thói quen dọn đồ chơi sau khi chơi xong.
+ Biết gọi cô khi cần đi vệ sinh.
- Quan tâm giáo dục cho trẻ tính chăm chỉ, có tinh thần tự lập và một số qui tắc hành vi xã hội
đơn giản, ban đầu như:
+ Biết giữ gìn bảo quản đồ chơi, quần áo mặc : chơi không vứt đồ, không đập phá đồ chơi,
không bôi bẩn vào quần áo.
+ Khi giao tiếp không nói quá to, biết cảm ơn xin lỗi bằng lời.
+ Tiến hành thực hiện công việc được giao đến cùng V.V..
2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo
đức, kỷ xảo và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những khái niệm đạo đức và động cơ
hành vi. Việc hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng nhất đối với trẻ từ những năm
đầu tiên. Điều đó phù hợp với sự xuất hiện những nhu cầu mang tính xã hội đầu tiên ở trẻ thể hiện
trong khi giao tiếp. Chính trong quá trình giao tiếp phải giáo dục trẻ tình cảm quyến luyến và yêu mến
người lớn, mong muốn hành động theo sự chỉ dẫn của người lớn để làm vừa lòng họ, kiềm hãm những


hành động làm họ buồn lòng. Trẻ phải cảm thấy xúc động khi người thân buồn rầu không hài lòng với
hành động nghịch ngợm của mình và cảm thấy vui sướng khi được người lớn khen ngợi.
Giáo đục đạo đức cho trẻ mẫu giáo còn nhấn mạnh đặc biệt đến sự chân thành trong tình cảm
với hành động của trẻ ở những độ tuổi khác nhau tình cảm phải được phát triển ở mức độ cao
hơn. Ở tuổi mẫu giáo tình cảm đạo đức phải có ý thức hơn do đó phải hình thành lòng tự trọng, tinh
thần nghĩa vụ và trách nhiệm với công việc được giao.
Chúng ta biết rằng trẻ mẫu giáo thường hay bắt chước hành động của người lớn nhưng ở trẻ
chưa thực sự phát triển tính tự giác của hành vi chưa biết kiểm tra hành động của mình, chưa hiểu

được nội dung đạo đức củahành vi. Điều này có thể dẫn đến những hành động xấu bởi thế phải hình
thành ở trẻ những kỷ xảo và thói quen hành vi khác nhau thể liên lòng kính trọng đối với người lớn,
thái độ tốt đối với bạn bè, ý thức giữ gìn các đồ vật đồ dùng và ý thức hành vi văn hóa ở nơi công
cộng. Ở các độ tuổi khác nhau yêu cầu về kỷ xảo và thói quen đạo đức được nâng cao dần. Cụ thể tuổi
mẫu giáo nhỏ tiếp tục hình thành các thói quen giao tiếp có văn hóa với người lớn bạn bè, thói quen
thật thà, ngăn nấp, cố gắng chăm chỉ lao động. Đến tuổi mẫu giáo lớn giáo dục cho trẻ những hành vi
có ý thức đúng với các tiêu chuẩn đạo đức ví dụ : có ý thức chào hỏi người lớn .
Ngoài ra quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ hình thành ở trẻ những khái niệm, các tiêu
chuẩn đạo đức của xa hội chủ nghĩa, trong quá trình giáo dục đạo đức cô phải giải thích cho trẻ hiểu rõ
các khái niệm đạo đức sơ đẳng như: lòng tốt sự công bằng khiêm tốn lịch thiệp ...để trên cơ sở đó hình
thành phát triển các động cơ hành vi, thúc đẩy trẻ đi đến những hành động đúng .
Với những gì đã trình bày ở trên ta có thể thấy rằng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
bao gồm 3 nhiệm vụ lớn sau:
- Giáo dục và hình thành ở trẻ nhữnhg tình cảm đạo đức như: lòng nhân ái, lòng yêu nước, yêu
lao động, yêu thiên nhiên và môi trường ...
- Giáo dục và hình thành ở trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp với bạn bè ( quan tâm
nhường nhịn bạn ) trong giao tiếp với người lớn ( kính trọng lễ phép với người lớn), ý thức giữ gìn đồ
vật đồ chơi( bảo vệ đồ chơi, xếp đồ chơi ngăn nấp gọn gàng sau khi chơi) ý thức hành vi văn hóa ở
nơi công cộng (không nói to, không làm ảnh hưởng đến người khác )
- Hình thành ở trẻ những khái niệm các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội chủ nghĩa ví dụ : khái
niệm về sự công bằng, lòng tốt, khái niệm về sự lễ phép ...

1.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
Chúng ta biết rằng trẻ mẫu giáo có nhu cầu được sống vui chơi và giao tiếp với bạn bè rất cao.
Người lớn đặc biệt là giáo viên mầm non cần thỏa mãn nhu cầu này của trẻ bởi trong khi chơi với bạn
ngoài việc được thỏa mãn nhu cầu đứa trẻ còn có điều kiện giao tiếp để hiểu rõ các bạn trong lớp hơn
đồng thời cũng ý thức được về mình. Cụ thể trẻ biết tự đánh giá về mình và về bạn thông qua vai chơi


hành động chơi. Mặt khác trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm có thể nói ở giai đoạn này tình cảm ảnh

hưởng rất mạnh đến hành động của trẻ. Đứa trẻ chỉ thực hiện hành vi tốt với đối tượng khi chúng cảm
thây yêu đối tượng đó và có sự khuyến khích khen ngợi của người lớn. Rõ ràng trong quá trình giáo
dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo không thể không có sự giúp đỡ toàn diện của người lớn đặc biệt là
GVMN. Làm cách nào để sự giúp đỡ của người lớn thật sự có kết quả tốt trong quá trình hình thành
đạo đức cho trẻ mẫu giáo? Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu biết vận dụng những
đặc điểm tâm lí ở từng độ tuổi để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho phù hợp với trẻ thì sự giúp
đỡ ấy sẽ đạt kết quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ. Căn cứ vào những gì mà các công
trình nghiên cứu đã chứng minh có thể nói rằng muốn việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đạt hiệu
quả cao điều cần làm trước tiên là xác định những nội dung giáo dục đạo đức cho phù hợp với trẻ mầm
non.
Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non bao gồm các nội dung chính sau đây:
1) Đối với trẻ nhà trẻ
a. Phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ rất tinh, ai tinh yêu nó, nó sẽ tin yêu lại và dễ nghe lời
người đó. Lời bảo ban dạy dỗ với tình thương là lời dạy bảo sâu lắng nhất có tác dụng nhất đối với trẻ
lứa tuổi này. Những lời dọa dẫm nạt nộ chỉ làm cho trẻ sợ mà làm theo chứ không phải là lời dạy bảo
tốt. Chính vì thế để tiến hành việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhà trẻ cần tạo cho trẻ những xúc cảm tốt
đẹp nhất khi giao lưu với cô, mẹ và những người thân ( hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi). Trẻ có
sung sướng, thoải mái khi giao tiếp với mọi người thì mới vui vẻ, hồn nhiên , mới gắn bó với mọi
người. Chính yếu tố này là điều kiện đặc biệt quan trọng giúp cho trẻ ngoan và làm theo sự mong
muốn của người lớn. Trong vòng tay mẹ cùng với nhũng lời âu yếm và cử chỉ vuốt ve của mẹ trong
lúc cho trẻ bú, trong lúc ru trẻ ngủ đã gieo vào lòng trẻ biết bao cảm xúc đẹp đẽ êm đềm. Với những
hành động đó người mẹ đã làm cho tinh thần của trẻ được phong phú hơn, trẻ cảm thấy yêu mẹ, yêu
mọi người và thế giới xung quanh hơn. Sự thờ ơ lạnh nhạt của mẹ sẽ làm mất đi khả năng giao tiếp với
người khác, làm trẻ trở nên thô lỗ yếu đuối, bệnh tật. Rõ ràng muốn giáo dục tình cảm thái độ hành vi
đạo đức tốt đẹp cho trẻ chúng ta phải lấy việc phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ làm cơ sở. Điều
này không phải tự nhiên mà có, nó do người lớn tạo nên trong quá trình giao lưu tiếp xúc với trẻ.
Muốn xúc cảm của trẻ phát triển trong giao tiếp người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ tình
cảm của mình đối với người thân( hôn mẹ, hôn cô, âu yếm người thân ...tỏ ra vui mừng khi mẹ đón và
khi mẹ đi làm về...) Tuyệt đối không được dọa trẻ (ma, cọp, bóng đêm, con ác thú ..) làm trẻ sợ hãi,

gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trẻ nhỏ. Tập cho trẻ dễ làm quen, cởi mở với mọi người, giúp đỡ
và dạy trẻ trong giao lưu cảm xúc. Dạy trẻ biết vui mừng khi thỏa mãn nhu cầu ( biết cám ơn khi
người khác làm cho việc tốt, cho quà cho đồ chơi...)


Cũng nên nhớ rằng việc phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ phải được đi theo hưởng ứng tích
cực không nên làm quá đáng để trẻ lúc nào cũng cần có người lớn bên cạnh, trở nên phụ thuộc tâm lí
vào cha mẹ.
b. Dạy trẻ biết yêu quí người thân gắn bó với bạn bè và biết nghe lời người lớn.
Yêu quí người thân, gắn bó với bạn bè và biết nghe lời người lớn là một trong những thói quen
đạo đức cần sớm được hình thành ở lứa tuổi nhà trẻ. Bởi trẻ hay bắt chước người lớn đề chứng tỏ mình
đã lớn, trẻ thích tự làm một mình, đôi khi bướng bỉnh cố ý làm sai lời người lớn. Nếu không kịp thời
uốn nắn hành vi đó sẽ trở thành thói quen và trẻ rát khó sửa chữa sau này. Do vậy người lớn phải chăm
lo dạy dỗ uốn nắn, tình cảm cách cư xử của trẻ một cách trực tiếp, phái làm cho trẻ bước đầu hiểu ra
cái gì là tốt, cái gì là không tốt, cái gì người lớn đồng ý, cái gì người lớn không đồng ý. Muốn vậy
người lớn phải tôn trọng trẻ, không áp đặt, không thả nổi sự phát triển của trẻ, người lớn phải kịp thời
động viên giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn không nên la mắng trẻ trước mặt người khác nhưng cũng cần
tỏ rõ thái độ của mình đối với hành vi của trẻ. Nếu trẻ hư người lổn cần tỏ rõ thái độ không đồng ý và
tìm cách khắc phục. Tạo mọi điều kiện cho trẻ hoạt động với đồ vật, đồ chơi để những nét tính cách
của trẻ được bộc lộ rõ ra ngoài, qua đó cô hiểu trẻ và giúp trẻ có được những thói quen biểu hiện hành
vi tốt đẹp trong cuộc sống của trẻ đồng thời giúp trẻ thích nghi dần với môi trường ở nhóm lớp nhà trẻ.
c.

Giáo dục trẻ có được một số kỹ năng tự phục vụ.

Trẻ năm thứ 2 và năm thứ 3 mặc dù chưa có khả năng phục vụ mình trong sinh hoạt hằng ngày
nhưng dưới sự hướng dẫn, rèn luyện của người lớn trẻ đã nắm được một số kỹ năng tự phục vụ đơn
giản. Những kỹ năng này giúp cho trẻ có thể lĩnh hội dễ dàng một số kỷ năng lao động đơn giản ở lứa
tuổi tiếp theo. Cụ thể ở lứa tuổi này cần giáo dục cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản như: tự
xúc cơm, uống nước, rữa tay, giữ quần áo gọn gàng sạch sẽ, biết lấy và cất đồ chơi đúng vào nơi qui

định. Những kỹ năng này mới hình thành chưa bền vững, người lớn cần thường xuyên luyện tập cũng
cố bằng việc làm cụ thể của trẻ để duy trì chúng .
d. Bước đầu hình thành cho trẻ những mối quan hệ bạn bè gần gũi và thân thiện
Mặc dù trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ chưa có nhu cầu chơi với nhau nhưng việc hình thành cho trẻ
những mối quan hệ bạn bè là điều cần thiết. Nó là cơ sở nền tảng để trẻ có thể chơi với nhau ở những
lứa tuổi tiếp theo. Ở lứa tuổi này thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày, giờ chơi, những giờ luyện tập
cùng nhau người lớn dạy trẻ biết cách giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi mà chia cho các
bạn cùng chơi chung. Ngoài ra ở lứa tuổi này chúng ta nên giáo dục cho trẻ có tình cảm với một số con
vật nuôi trong nhà ví dụ: con mèo, con chó.
Như vậy để có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đạo đức mà bộ giáo dục đã qui định đối với trẻ
nhà trẻ lứa tuổi chưa có khả năng phân biệt bản thân mình, chưa phân biệt được đúng sai chúng ta cần
thực hiện theo những nội dung sau:


- Phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ nhỏ
- Dạy trẻ biết yêu quí người thân gắn bó với bạn bè và giúp trẻ biết nghe lời người lớn.
- Giáo dục trẻ có được một số kỹ năng tự phục vụ.
- Bước đầu hình thành cho trẻ những mối quan hệ bạn bè gần gũi và thân thiện
2. Đối với trẻ mẫu giáo

a. Giáo dục cho trẻ lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước
Sống trong tình thương là hạnh phúc của trẻ thơ, tình thương suy cho cùng cũng là gốc đạo đức
của con người. Do đó giáo dục tình thương đặc biệt là lòng nhân ái cần được coi là nhiệm vụ quan
trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ phải bắt đầu từ
một số nội dung cơ bản sau:
- Giáo dục tình yêu gia đình: gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục đầu tiên
của mỗi người, là môi trường gắn bó đầu tiên với người khác. ở gia đình có tình yêu và trách nhiệm
đầu tiên của mỗi người ( giữa ông bà, anh chị,..). Nếu không có được tình yêu và trách nhiệm trong
gia đình sẽ không có được lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của người công dân sau này. Trong
quá trình giáo dục đạo đức cô phải làm cho trẻ hiểu rằng trong gia đình mọi người cần gắn bó với

nhau trên tình ruột thịt cần chăm sóc lẫn nhau, trong gia đình mọi người đều được bình đẳng về quyền
lợi và nghĩa vụ, đó là mối quan hệ hết sức nghiêm túc, cần cho mỗi gia đình mà mọi người phải tôn
trọng ( chẳng hạn tôn trọng quí mến cha mẹ anh chị là trẻ em không được khóc lóc quấy rầy cha mẹ
đang làm việc hoặc anh chị đang học bài.
- Giáo dục tình yêu và sự quan tâm đối với mọi người từ gia đình, bạn bè, trường lớp mẫu
giáo. Yêu cầu trẻ sẵn sàng giúp đỡ cô và bạn bè, kính trọng và quan tâm giúp đỡ mọi người, niềm nở
chan hòa với mọi người
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, yêu vật nuôi cây cảnh, giáo dục trẻ ý thức
bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc động thực vật, bảo vệ môi trường góp phần làm cho môi trường thêm
sạch đẹp
- Ngoài ra cần giáo dục cho trẻ những mầm mống ban đầu về lòng yêu nước, tự hào dân tộc,
yêu bác Hồ ...
b. Giáo dục quan hệ bạn bè xây dựng tình bạn trong nhốm chơi và tình bạn trong lớp học
- Đối với trẻ mẫu giáo bé cần khuyến khích trẻ làm quen với nhau, biết sống hòa thuận bên
nhau, biết tuân thủ những nguyên tắc đầu tiên của sinh hoạt tập thể ( chấp nhận sự phân công đồ chơi,
nhường nhịn giúp đỡ bạn) bước đầu tập cho trẻ biết chơi và phối hợp cùng nhau
- Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn cần mở rộng vốn kinh nghiệm về hoạt động chung
của trẻ, mở rộng hiểu biết của trẻ về người bạn tốt, tình bạn tốt, về cách cư xử như thế nào cho đúng (
đoàn kết, quan tâm đến nhau, giúp đỡ và học tập lẫn nhau ...) kịp thời biểu dương những hành vi tốt,


uốn nắn những hành vi xấu, hướng dẫn trẻ tự giải quyết những xung đột trong khi chơi một cách hợp

c. Giáo dục các qui tắc ứng xử và các hành vi văn hóa
Trong cuộc sống hàng ngày ngoài giao tiếp với bạn bè cùng tuổi đứa trẻ còn giao tiếp với người
lớn ( cô giáo, ông bà, cha mẹ ...) để tiếp thu lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài người. Vì thế đứa trẻ
không chỉ có quan hệ tốt với bạn bè trong trường mầm non mà còn phải có quan hệ tốt với người lớn
trong toàn xã hội đế có điều kiện học tập lĩnh hội nhữnh kinh nghiệm đó. Muốn có được quan hệ ấy
trong khi giao tiếp với người lớn trẻ phải có thái độ hành vi đúng đắn như: chào hỏi, cảm ơn khi nhận
được sự giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác. Đứa trẻ càng lớn phạm vi hoạt động của trẻ

càng được mở rộng, trẻ không chỉ hoạt động ở trường mầm non mà còn hoạt động ở những nơi công
cộng ( công viên, đường phố...) do đó ngoài việc giáo dục cho trẻ những hành vi văn hóa trong trường
mầm non cô cũng nên cung cấp cho trẻ những hành vi ứng xử văn hóa nơi công cộng như: giữ gìn vệ
sinh, không vẽ bậy, không làm ồn, có cách cư xử văn hóa với mọi người, không trêu chọc người tàn
tật, nâng đỡ dỗ dành các em nhỏ bị ngã ... Ngoài ra để bộ mặt đạo đức của trẻ được phát triển hoàn
chỉnh hơn người lớn cần phải xây dựng 1 số đức tính tốt của trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo như: tính tự
lập, tính mạnh dạn, tính ngăn nắp, tính kỷ luật.
Tóm lại để hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo mà các nhà giáo dục
mầm non đã đặt ra, giáo viên mầm non (GVMN) cần thực hiện 3 nội dung giáo dục đạo đức sau:
- Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước
- Giáo dục quan hệ bạn bè xây dựng tình bạn trong nhóm chơi và tình bạn trong lớp học
- Giáo dục các qui tắc lễ phép và hành vi văn hóa.

1.5. Nguyên tắc và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
1. 5.1. Nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.
Bất kì một yếu tố nào được hình thành trong trẻ cũng chịu sự tác động tích cực có mục đích của
giáo dục và điều kiện sống của trẻ ở gia đình và trường mầm non. Những phẩm chất đạo đức được
hình thành trong trẻ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Để tổ chức và điều khiển quá trình đạo
đức khi giáo dục đạo đức cho trẻ cần tuân thủ các nguyên tắc sau
a. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục
Trong hệ thống mục tiêu giáo dục mầm non bộ đã qui định rõ mục tiêu của đức dục đó là "hình
thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức như giàu lòng thương. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm
non phải hướng đến mục tiêu này. Thực hiện tốt mục tiêu trên là góp phần hình thành cho trẻ những
cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển
của lứa tuổi này.


b. Nguyên tắc giáo dục trẻ trong hoạt động và trong giao tiếp
Khoa học giáo dục tiên tiến coi trẻ em vừa khách thể vừa là chủ thể của hoạt động. Từ luận điểm
mang tính biện chứng này muốn giáo dục hình thành đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói

chung ta phải đưa trẻ vào hoạt động, hoạt động theo hoạt động chủ đạo của lứa tuổi. Tâm lí học lứa
tuổi mầm non đã khẳng định trẻ hài nhi có hoạt động chủ đạo là giao lưu cảm xúc trực tiếp, trẻ ấu nhi
là hoạt động với đồ vật, trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Quán triệt nguyên tắc này đối việc giáo
dục đạo đức cho trẻ là tổ chức cho trẻ tiến hành hoạt động chủ đạo thông qua giao tiếp. Thông qua
việc tổ chức này người lớn sẽ hình thành và phát triển những hành vi đạo đức tốt cho trẻ. Thực chất
của công tác giáo dục là công tác tổ chức các hoạt động sư phạm cho trẻ và tổ chức cho trẻ tham gia
trực tiếp vào hoạt động, giao tiếp trong tập thể trong đời sống xã hội là con đường đúng đắn nhất để
giáo dục các phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách xã hội cho trẻ mầm non
c. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp vài việc nâng cao dẩn yêu cầu
A.X.Macarenco đã từng nói "Càng tôn trọng nhân cách trẻ bao nhiêu thì càng phải có yêu cầu
cao với trẻ bây nhiêu và ngược lại yêu cầu cao đối với trẻ là tôn trọng trẻ ". Như vậy tôn trọng và nâng
cao dần yêu cầu là hai mặt của một vấn đề. Trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non cần phải
tuân thủ nguyên tắc này. Tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với việc nâng cao yêu cầu là nguyên tắc
quan trọng khi xác định các phương tiện và phương pháp giáo dục cho trẻ. Tôn trọng ở đây không có
nghĩa là cô và cha mẹ làm hộ trẻ mà chính là tạo điều kiện giúp trẻ và yêu cầu trẻ hoạt động. Nguyên
tắc này đòi hỏi người lớn phải tôn trọng trẻ, tin tưởng vào khả năng và sự phát triển của trẻ, tôn trọng
và bảo vệ phẩm giá cũng như thân thể trẻ. Mặt khác, nguyên tắc này đòi hỏi người lớn cũng đưa ra
những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân và vốn sống của trẻ, đồng thời phải từng bước nâng cao
dần yêu cầu đó. Quán triệt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh khỏi sai lầm cua nguyên tắc "giáo
dục tự do" thả nổi sự phát triển của trẻ, song không được áp đặt sự giáo dục trẻ. Muốn vậy những câu
đề ra phải xuất phát từ nhu cầu của trẻ phải nhằm thỏa mãn nhu cầu và hứng thú của trẻ để trẻ tích cực,
tự giác thực hiện ở trường mầm non
d. Nguyên tắc kết hợp giáo dục ở trường mầm non với gia đình
Trẻ mầm non rất hay bắt chước người lớn nói như J. A .Cômenki "Trẻ em như con khỉ hay hoặc
dở cũng đều bắt chước". Vì thế việc giáo dục trẻ thơ phải bằng tấm gương của môi trường trước hết là
của người lớn. Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ em chính là nhà giáo dục đầu tiên trẻ tiếp xúc.
Do đó mẹ và mọi người trong gia đình phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Rời xa mẹ trẻ đến với
trường mầm non. Lúc này thời gian trẻ ở trường nhiều hơn ở nhà nên mọi hoạt động của trẻ đều do cô
hướng dẫn, uốn nắn và giáo dục. Hay nói cách khác mọi hoạt động của trẻ lúc này đều bắt chước cô vì
thế cô phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Ở lứa tuổi này khả năng nhận thức của trẻ chưa cao, trẻ

dễ tiếp thu nhưng cũng rất mau quên do đó cần phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong


việc cũng cố kiến thức, kĩ năng đạo đức cho trẻ. Việc kết hợp này làm trẻ hiểu rõ và làm theo yêu cầu
một cách thống nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi cô phải là cầu nối giữa gia đình và nhà trường. Cô phải
thường xuyên nắm bắt tình hình giáo dục trẻ ở nhàvà đặc điểm cá nhân cua trẻ để cùng gia đình có
biện pháp giáo dục trẻ hiệu quả. Gia đình cũng cần biết đến con mình ở trường mầm non ra sao để
cùng với nhà trường thống nhất yêu cầu tác động giáo dục. Quán triệt cao nguyên tắc này sẽ là cơ sở
cho giáo dục mầm non mang tính giáo dục gia đình, giáo dục trong chính cuộc sống hằng ngày.
Trong khi tiến hành giáo dục đạo đức cho trẻ chúng ta cần thực hiện nghiêm túc bốn nguyên tắc
trên. Nếu quán triệt cao bốn nguyên tắc ấy sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thành công trong việc giáo dục
đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non.

1.5.2. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Việc hình thành các phẩm chất đạo đức các thói quen đạo đức cho trẻ là cả một quá trình tác
động lâu dài về nhiều mặt cả về nhận thức, tình cảm, lẫn hành vi. Quá trình tác động này đòi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc, mục đích, phương pháp. Nếu mục đích giáo dục đã được xác
định, nguyên tắc giáo dục đã phản ánh tính khoa học và tất yếu, nhưng không có con đường chuyển tải
thì hiệu quả giáo dục sẽ rất thấp. Chính vì thế muốn giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thành công cần
xác định phương pháp để giáo dục đạo đức. Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động đến
trẻ của cô mầm non nhằm hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức và thói quen hành vi đạo
đức theo mục tiêu giáo dục mầm non. Trong thực tế có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ,
những phương pháp này không tách biệt nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo ra những tác động tổng
hợp lên trẻ. Bằng thực tiễn giáo dục, khoa học giáo dục ngày nay đã chia phương pháp giáo dục đạo
đức cho trẻ thành những nhóm phương pháp
a. Nhóm xây dựng thói quen và tích lũy kinh nghiệm hành vi đạo đức
Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, nhóm phương pháp này đóng vai trò rất quan
trọng. Thông qua nhóm phương pháp này trẻ không những nắm vững những chuẩn mực hành vi đạo
đức mà còn khêu gợi ở trẻ lòng mong muốn thực hiện những hành vi đạo đức tốt. Nó còn là cơ sở giúp
trẻ rèn luyện, cũng cố những thói quen hành vi đạo đức mà xã hội đã qui định. Nhóm phương pháp

này bao gồm:


Nêu gương

Chúng ta biết rằng trẻ lứa tuổi mầm non đã hiểu và thấm nhuần tương đối tốt những điều không
chỉ được nghe mà còn nhìn thấy. Nêu gương giúp ta có thể giáo dục trẻ bằng những hành động và việc
làm cụ thể có sức tác động một cách trực quan. Ví dụ trong lớp có một trẻ biết nhường đồ chơi cho
bạn, cô biêu dương hành vi ấy trước lớp và khuyến khích các trẻ khác bắt chước làm theo hay thông
qua việc cho trẻ thăm một lớp học vệ sinh, sạch đẹp. Cô hướng dẫn trẻ quan sát và động viên trẻ xây


dựng nề nếp của lớp đạt tới hình mẫu đã được quan sát. Bằng việc quan sát lớp học trẻ tích lũy những
chuẩn đạo đức về tính ngăn nắp, gọn gàng đồng thời cùng với sự động viên khuyến khích của cô trẻ sẽ
tự nguyện noi theo và xem những chuẩn đạo đức ấy là thước đo cho hành vi của mình.
Trẻ không phải bao giờ cũng nhận ra những tấm gương tốt do đó khi nêu gương cô cần làm cho
trẻ chú ý đến chính nội dung của bản thân hành động, đến giá trị của hành động chứ không phải đến cá
nhân được nêu gương. Cô cần giải thích cho trẻ vẻ dẹp của hành động, khêu gợi thái độ tích cực và
lòng mong muôn bắt chước hành động đó. Khi nêu gương những hành vi tốt của trẻ cô phải khéo léo
đừng quá khen trẻ này và đối lập với trẻ khác làm trẻ dễ sinh tính kêu ngạo vì một việc làm tốt đã đạt
được.
Những tấm gương tốt trong cuộc sống, trong truyện kể thơ ca có ảnh hưởng rất lớn đến việc
hình thành hành vi đạo đức cho trẻ. Bởi thế trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày cô
phải cho trẻ những tấm gương lao động tận tình, những hành động gan dạ, lòng yêu nước, yêu gia
đình của họ. Qua những tác phẩm nghệ thuật phải làm cho trẻ thấy được hành động tốt của nhân vật
đồng thời qua đó khêu gợi ở trẻ lòng mong muốn bắt chước các nhân vật trong truyện.


Rèn luyện


Những phẩm chất hành vi đạo đức được hình thành trong trẻ hầu như chưa vững chắc do đó cần
có thời gian và điều kiện thuận lợi để củng cố, rèn luyện chúng. Có rất nhiều hình thức để rèn luyện,
củng cố những phẩm chất hành vi đạo đức cho trẻ. Trong sinh hoạt hằng ngày cô tận dụng mọi tình
huống hoặc chủ động tạo ra tình huống để trẻ tự ứng xử qua đó rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức
tốt đẹp. Chẳng hạn trong khi trẻ chơi với nhau cô có thể tạo tình huống bạn Lan buồn vì không có đồ
chơi, bé ngoan là bé biết nhường và chia sẻ đồ chơi cho bạn.
Thông qua hoạt động vui chơi cũng có thể rèn và cổng cố những phẩm chất đạo đức cho trẻ. Ví
dụ qua trò chơi "Bác sĩ" mỗi trẻ nhập một vai qua đó cô tập cho trẻ có được tính cách, quyền và nghĩa
vụ của bác sĩ, của bệnh nhân. Bác sĩ phải ân cần tận tụy cứu chữa cho bệnh nhân bệnh nhân phải nghe
lời bác sĩ. Với nhiều lần chơi như vậy trẻ sẽ có điều kiện để tôi luyện và điều chỉnh hành vi của mình
trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Phẩm chất đạo đức của trẻ còn được rèn luyện cũng cố thông qua những lời nhắc nhở nhận xét
của cô. Nhắc trẻ giữ gìn nề nếp khi ngủ, khi chơi sẽ rèn cho trẻ tính nề nếp kỉ luật. Đồng thời giúp trẻ
nhận ra những sai phạm và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
b. Nhóm phương pháp hình thành nhận thức
Nhận thức của trẻ mầm non còn yếu ớt và chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa thể hiểu đâu là tốt, đâu là
xấu tại sao phải hành động thế này mà không hành động kiểu khác. Điều này gây trở ngại cho quá
trình hình thành các phẩm chất đạo đức và thói quen đạo đức cho trẻ. Nhưng bằng lời nói của cô trẻ đã
hiểu được ý nghĩa và lí do phải thực hiện như vậy. Chẳng hạn qua lời giải thích của cô trẻ hiểu tại sao


phải sạch sẽ, tại sao phải trật tự khi chơi. Khi giải thích bằng lời với trẻ nên dùng lời ngắn gọn, phải
nêu lên động cơ của hành động, phải chỉ cho trẻ phương pháp thực hiện đồng thời khuyên khích trẻ
thực hiện. Giải thích bằng lời với trẻ được tiến hành nhiều hình thức
- Chỉ bảo trực tiếp: chỉ rõ cho trẻ biết phải hành động như thế nào và tại sao phải hành động
như vậy
- Trò chuyện trao đổi: cùng trò chuyện với trẻ qua đó nêu lên kinh nghiệm của trẻ, làm sáng tỏ
thêm kinh nghiệm, sữa chữa sai lầm và hình thành thái độ đúng với mọi người xung quanh
Bằng cách kể một câu truyện có sẵn hoặc chọn lấy một mẫu truyện có sẵn trong cuộc sống gần
gũi cùng trao đổi với trẻ cũng giúp hình thành cho trẻ những biểu tượng đúng đắn về đạo đức. Ví dụ

qua mẫu truyện "Dê đen và dê trắng" cô và trẻ cùng trò chuyện xem con dê nào tốt, con dê nào xấu, tại
sao và trẻ cần học những đức tính gì của con dê ấy. Tùy từng lứa tuổi và nhận thức của trẻ mà cô lựa
chọn truyện cho phù hợp. Trong khi kể nên kết hợp với trực quan để khắc sâu ấn tượng đạo đức cho
trẻ
Trò chuyện với chủ đích để giáo dục đạo đức cũng nằm trong nhóm phương pháp hình thành
nhận thức. Với những tình huống có sẵn hoặc những tình huống tự tạo trong sinh hoạt hằng ngày,
trong tiết học và trong hoạt động vui chơi cô giúp trẻ tự xử trí mọi hành động qua đó nâng dần sự hiểu
biết về các giá trị đạo đức. Chẳng hạn nhằm giúp trẻ hiểu được nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ cô
cho trẻ kể về những việc giúp mẹ ngày chủ nhật qua đó giúp trẻ tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đồng thời cô kiểm tra nhận thức và hành vi đạo đức của trẻ để nhận xét đánh giá cũng cố niềm tin cho
trẻ.
c. Nhóm phương pháp khuyến khích hành vi
Nhóm phương pháp này tác động mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ nhằm định hướng cho trẻ
nên làm những gì và khổng nên làm những gì trong nhận thức cũng như hành vi đạo đức của mình.
Nhóm phương pháp này bao gồm


Nhắc nhở

Cô nhắc trẻ nói đúng làm đúng theo chuẩn đạo đức đã biết hoặc nhắc trẻ không nên làm thế vì
nó xấu. Nhắc nhở ở đây mang tính khích lệ động viên chứ không răn đe dọa dẫm vì vậy thái độ của cô
phải nhẹ nhàng ân cần tránh nói nặng xúc phạm trẻ


Khen ngợi

Đây cũng là một phương pháp nhằm khuyến khích hành vi đạo đức của trẻ. Trẻ mầm non rất
thích được khen, mọi việc trẻ làm đều cốt ý để được người lớn khen. Được khen trẻ sẽ tự tin, mạnh
dạn làm tốt công việc đó. Khen ngợi còn là con đường để củng cố nhận thức niềm tin và động viên trẻ
khác noi theo. Trong giáo dục đạo đức cho trẻ khen ngợi phải xác đáng phải có tác dụng định hướng

cho hành vi nghĩa là chỉ cho trẻ thấy rõ khen cái gì và vì sao được khen. Không nên tập trung khen vào


một vài trẻ sẽ tạo cho trẻ thói tự cao "coi trời bằng vung" mà khen ngợi phải có chừng mực, chỉ nên
khen những trẻ có hành vi tốt, có cố gắng so với sức của mình. Đối với trẻ tự ti, nhút nhát không nên
tiết kiệm lời khen vì với trẻ đó là lời động viên để trẻ tự tin hơn. Khen ngợi không nhất thiết phải dùng
lời mà với nụ cười, ánh mắt trìu mến hay với cử chỉ âu yếm của cô cũng đủ để trẻ tự tin thực hiện hành
vi đạo đức. Cũng có thể sử dụng hình thức phát phiếu "bé ngoan" cuối tuần để khen ngợi những trẻ đạt
được chuẩn đạo đức của lớp đề ra. Hình thức này hiện nay được sử dụng phổ biến ở các trường mầm
non.


Phê bình

Nếu khen ngợi là phương pháp để động viên khuyến khích trẻ bắt chước hành động tốt thì phê
bình là hình thức giúp trẻ nhận ra hành vi lệch chuẩn của mình nhằm kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Sử dụng phương pháp này cô phải hết sức khéo léo phải chỉ cho trẻ thấy lí do bị phê bình là xứng đáng
và cần phải sửa chữa. Khi phê bình cần xét đến tâm trạng và đặc điểm tính cách của trẻ: cần phê bình
ngay tức thời "đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng việc" có khi phê bình trước lớp, phê bình riêng
đối với trẻ hoặc cũng có khi phê bình chậm hơn sự việc đã xảy ra để trẻ bình tĩnh chờ đợi thái độ của
cô. Lời phê bình của cô phải thẳng thắng song không được xúc phạm, nhục mạ và kéo dài ấn tượng
"định kiến" với trẻ bị phê bình


Trách phạt

Mặc dù đã áp dụng tất cả các phương pháp giáo dục khác nhau nhưng hoạt động của một vài trẻ
cá biệt vẫn không thay đổi. Trẻ vẫn nói tục, trêu chọc bạn không tuân theo yêu cầu của người lớn.
Trong trường hợp này cô phải dùng đến phương pháp trách phạt, trách phạt là một phương pháp giáo
dục đạo đức cũng là một biện pháp trừng phạt. Khi sử dụng phương pháp này phải khéo léo và thận

trọng tuyệt đối không hắt hủi và xúc phạm trẻ mà phải để trẻ hiểu tại sao mình bị phạt và hình thức
phạt đó là xứng đáng và cần có. Trong trách phạt có thể dùng lời nói nghiêm nghị biểu hiện qua nét
mặt, thái độ của cô khi giao tiếp hoặc tạm thời đình chỉ một việc làm của trẻ mà nó đang thích. Tuy
nhiên không được làm nhục và xúc phạm trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau khi trách phạt phải mau
chóng trở lại quan hệ bình thường với trẻ không được xa lánh bỏ rơi trẻ bị phạt.
Nhìn chung để công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non đạt kết quả cao, chúng ta phải sử
dụng thường xuyên ba nhóm phương pháp trên. Khi sử dụng cô căn cứ vào nhiệm vụ điều kiện đặc
điểm cá nhân của từng trẻ để kết hợp sử dụng những phương pháp ấy một cách có hiệu quả nhất. Nên
nhớ rằng mọi chuẩn mực hành vi đạo đức có được hình thành trong trẻ hay không phần lớn phụ thuộc
vào cách tác động cũng như cách thức sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức của người lớn.


Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ MẦM NON
2.1. Khái niệm về phương tiện.
Đại từ điển tiếng Việt năm 2000 định nghĩa: "phương tiện" là cái dùng để làm một việc gì,
nhằm đạt đến một mục đích nào đó. Có thể hiểu một cách nôm na phương tiện giúp cho con người
thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích nhất định ví dụ: Phương tiện giúp bác nông
dân cày ruộng là con trâu, cái cày. Phương tiện giúp nhà khoa học nghiên cứu tốt là kính hiển vi, kính
lúp, kính thiên văn và các dụng cụ khoa học.
Từ định nghĩa trên ta có thể định nghĩa phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ là công cụ để cô
tác động đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức và thói quen hành vi đạo đức theo
mục tiêu giáo dục mầm non hay nói một cách khái quát hơn phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ là
công cụ để cô tác động đến trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức ở bậc mầm non ví dụ: nhằm
hình thành các thói quen hành vi đạo đức về lòng nhân ái quan hệ bạn bè cho trẻ cô đã sử dụng thơ ca
truyện kể, trò chơi...làm công cụ để cung cấp chuẩn mực về lòng nhân ái, khuyến khích những quan
hệ bạn bè tốt, đồng thời cũng cố cho trẻ biết thế nào là mối quan hệ bạn bè tốt, thế nào là con người có
lòng nhân ái.

2.2. Trò chơi là phương tiện giáo dục đạo đức quan trọng cho trẻ lứa tuổi mầm

non.
Trò chơi là một trong những loại hoạt động có hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức
cho con người đặt biệt là ở lứa tuổi mầm non. Bởi đối với trẻ ở lứa tuổi này trò chơi là nội dung chính
của cuộc sống, là hoạt động chủ đạo có liên hệ qua lại với hoạt động sống, với lao động và học tập của
trẻ mầm non. Nhiều hành vi đúng đắn của trẻ được thực hiện dưới hình thức vui chơi. Trong trò chơi
thể hiện tất cả các mặt nhân cách của đứa trẻ. Trẻ vận động nhiều, nói nhiều, tiếp thu suy nghĩ , tư duy
và trí nhớ tích cực hoạt động. Trò chơi đòi hỏi ở trẻ những cố gắng về ý chí. Theo K.Đ.Usinkin "trong
trò chơi đứa trẻ sống và dấu vết của cuộc sống đó sẽ lắng động sâu sắc trong bản thân đứa trẻ hơn cả
dấu vết của cuộc sống thật" với sức mạnh như vậy trò chơi thật sự là người bạn đừơng không thể thiếu
trong công tác giao dục đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Để hiểu rõ hơn về trò chơi
chúng ta đi vào nghiên cứu một số cơ sở lý luận về trò chơi.

2.2.1. Đặc điểm của trò chơi.
- Vui chơi là hoạt động không mang tính bắt buộc. Bởi vui chơi không phải là hoạt động tạo ra
sản phẩm và hành động chơi không buộc phải tuân theo một phương thức chặt chẽ . Nguyên cớ thúc
đẩy trẻ tham gia vào trò chơi chính là sức hấp dẫn của bản thân trò chơi mà không hề bị ràng buộc bởi


những cái khác ngay cả kết quả của sự vui chơi đó. Chẳng hạn trong trò chơi "khám bệnh " cái hấp
dẫn trẻ chính là việc người "Bác sĩ" đeo cái ống nghe vào tai và hành động đặt ống nghe lên người
bệnh, kê đơn thuốc ... chứ không phải là việc có khám đúng bệnh và chữa khỏi bệnh hay không.
Như vậy có nghĩa là "Động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động, chứ
không phải nằm ở kết quả của hành động". Chính vì vậy trò chơi của trẻ mang tính tự nguyện rất cao.
Trẻ thích chơi trò chơi nào, thì chơi một cách say mê trò chơi đó. Có vui thì mới chơi, mà đã chơi thì
phải vui đó chính là tính chất đặc biệt của hoạt động vui chơi. Mọi sự bắt buộc hoặc cưỡng bức đều
dẫn tới sự phá bỏ trò chơi.
- Trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập của trẻ .
Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi mẫu giáo biểu hiện rất rõ ý thức làm chủ . Người lớn
không thể áp đặt, hay chơi hộ trẻ, người lớn chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn mà thôi. Trẻ em cũng chỉ thực
hiện những điều gợi ý của người lớn khi thấy phù hợp với nhu cầu và hứng thú của mình. Do vậy, tác

dụng giáo dục của người lớn với trẻ trong trò chơi là ở chỗ người lớn biết biến những yêu cầu giáo dục
thành nội dung của trò chơi và hướng dẫn, vừa đạt được những yêu cầu giáo dục.
Vui chơi càng mang tính chất tự nguyện bao nhiêu, thì càng phát huy ở trẻ tính tích cực, chủ
động, độc lập bấy nhiêu.
- Trò chơi là một hoạt động mang tính tập thể.
Trò chơi của trẻ mẫu giáo bao giờ cũng phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn xung
quanh, mà hoạt động của người lớn lại không mang tính chất riêng lẻ, đơn độc. Hoạt động của người
lớn trong xã hội bao giờ cũng có liên quan đến hoạt động của nhiều người, nghĩa là hoạt động của con
người bao giờ cũng mang tính xã hội. Sự hợp tác giữa nhiều người trong một cộng đồng hay của một
nhóm này với một nhóm khác là đặc trưng xã hội của loài người.Vì vậy, để có thể chơi được những
loại trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội thì buộc phải có nhiều trẻ cùng tham gia chơi cùng hợp tác
với nhau. Trò chơi của trẻ mẫu giáo bao giờ cũng được diễn ra trong một tập thể, một nhóm trẻ, nó
không bao giờ tiến hành được nếu chỉ có một cá nhân trẻ chơi. Chính nhờ đặc điểm này mà các phẩm
chất tâm lí cũng như các phẩm chất đạo đức mới ở trẻ có điều kiện được hình thành. Nhờ chơi trong
một tập thể mà trẻ dần dần biết điều chỉnh hành vi, biết tự nhận ra mình để phù hợp với yêu cầu của xã
hội mà trước hết là phù hợp với yêu cầu của xã hội trẻ em" trong trò chơi.
- Trò chơi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu tượng trưng .
Trong khi chơi, mỗi đứa trẻ thường nhận cho mình một vai nào đó (thông thường là những vai
người lớn) và thực hiện hành động của vai chơi, nhưng đây chỉ là hành động ngụ ý (giả vờ) mà thôi.
Chẳng hạn, việc trẻ đóng vai "bác sỹ" thì cần phải đeo ống nghe và khám cho "bệnh nhân " mặc dầu
hành động đó chỉ là giả vờ. Hơn nữa trong khi chơi, trẻ còn lấy vật này thay thế cho vật kia và đặt tên


cho vật thay thế (trẻ gọi que tre là ông tiêm) rồi hành động với vật thay thế ấy cho phù hợp với tên gọi
của nó (trẻ cầm cái que chích vào bệnh nhân - tức là tiêm)
Việc ươm thử mình vào một nhân vật khạc và hành động ngụ ý vào hành động thay thế, tất cả
những điều đó là giả vờ, nhưng lại mang ý nghĩa rất thực vì nó phản ánh một điều rất thực đã xảy ra
như vậy trong cuộc sống thực. Đó là sự ra đời của một chức năng mới của ý thức - chức năng ký hiệu
tượng trưng. Tức là trẻ đã biết dùng những ký hiệu tượng trưng để nhận thức thế giới.
- Trò chơi là nơi mà trẻ được tự do thể hiện những xúc cảm tình cảm thật sự của mình

Nhiều nhà nghiên cứu về trò chơi trẻ em đã ghi nhận sức mạnh và tính chân thật của các xúc
cảm được thể nghiệm trong trò chơi. Có thể nói rằng các xúc cảm tình cảm này rất đa dạng và phong
phú. Trong khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề đứa trẻ thể nghiệm những xúc cảm có liên quan đến
các vai mà trẻ đóng như sự quan tâm lo lắng, sự nhẹ nhàng âm áp của người mẹ", tinh thần trách
nhiệm của "bác tài xế" hoặc "bác sĩ"... Trong các trò chơi tập thể đứa trẻ thể hiện những tình cảm xã
hội ( tình bạn, tình đồng chí). Những thành công trong trò chơi làm cho trẻ vui sướng, ở trò chơi vận
động trẻ vui sướng do nhịp điệu của các vận động, do sự nhịp nhàng do việc thể hiện sự khéo léo dũng
cảm do những kết qua đạt được. Ở trò chơi yêu cầu sự suy nghĩ nhanh trí sáng tạo thì niềm vui sẽ
mang tính chất trí tuệ. Rõ ràng trong hầu hết các trò chơi của trẻ mẫu giáo đều mang những xúc cảm
thẩm mĩ, những xúc cảm tình cảm này có liên quan đến vẻ đẹp của những đồ chơi, vẻ đẹp của những
cử động chơi, những nhân tố nghệ thuật sáng tạo trong trò chơi A. X. Macarenco có viết về niềm vui
trong trò chơi là niềm vui của sự "sáng tạo, của sự chiến thắng, niềm vui thẩm mĩ, niềm vui của chất
lượng "Tuy vậy trong khi chơi ngoài việc thể hiện tình cảm xúc cảm tích cực của mình trẻ còn tỏ ra
dằn vặt, đau buồn về sự thất bại không thành công, không thỏa mãn với việc không đạt được kết quả,
buồn giận bạn chơi... Mặc dù vậy nhưng lúc nào trò chơi cũng mang đến cho trẻ niềm vui sướng tột
cùng, mang đến cho trẻ sự thỏa mãn bằng lòng, nên nhớ rằng "Trò chơi mà không có niềm vui sướng
thì nó không còn là trò chơi nữa"

2.2.2. Trò chơi và việc hình thành đạo đức cho trẻ mầm non.
Trẻ em khi mới sinh ra như một tờ giấy trắng, nhân cách của trẻ hoàn toàn chưa được hình thành
và phát triển mà phải qua một thời gian dài dưới sự tác động của người lớn thì nhân cách người mới
được hình thành. Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh rằng mầm mống nhân
cách ở trẻ đã bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi ấu nhi và nó sẽ được phát triển tương đối hoàn chỉnh ở lứa
tuổi mẫu giáo. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã ý thức rất rõ về bản thân mình chúng hiểu được mình là ai
mình mong muốn điều gì? Ở những lứa tuổi trước nếu trẻ chỉ muốn tìm hiểu khám phá bản thân mình
thì đến lứa tuổi mẫu giáo ngoài ý muốn trên trẻ còn mong muốn được thể hiện tình cảm đối với người
khác, trẻ mong muốn được người khác khen ngợi mình và chú ý đến mình. vẻ mặt cau có hay vui vẻ


của người lớn đối với một hành động nào của trẻ cũng đều làm trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu. Có thể

nói ở giai đoạn này việc cung cấp cho trẻ những khái niệm về mặt đạo đức là hoàn toàn phù hợp và rất
cần thiết bởi nếu ở giai đoạn này người lớn không cung cấp cho trẻ những kiến thức về mặt đạo đức sẽ
làm nhân cách của trẻ không có điều kiện phát triển hoàn chỉnh dẫn đến đứa trẻ không lớn lên thành
người theo đúng nghĩa của nó. Bằng cách nào để người lớn đặc biệt là GVMN có thể làm tốt công tác
cung cấp khái niệm về mặt đạo đức cho trẻ mầm non. Phương tiện hiệu quả nhất giúp cô hoàn thành
nhiệm vụ trên chính là trò chơi. Trò chơi có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đạo đức của trẻ trong
giai đoạn này đồng thời nó còn chi phối các hoạt động khác khiến cho các hoạt động khác mang màu
sắc của mình. Đánh giá vai trò của trò chơi N. K. Kupxkaia đã viết " Đối với trẻ em trước tuổi học thì
trò chơi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trò chơi đối với trẻ là học tập là lao động là hình thức giáo dục
nghiêm túc" ( 6, tr 158). Rõ ràng trong công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
trò chơi đóng vai trò rất lớn. Thông qua nội dung các trò chơi ta có thể tác động đến trẻ theo một mục
đích một hướng nhất định để đạt đến kết quả giáo dục. Những trò chơi có nội dung tốt sẽ giúp trẻ nắm
được những tiêu chuẩn hành vi, những phẩm chất đạo đức tốt của con người mới XHCN như: tính thật
thà, kiên nhẫn ... Qua trò chơi trẻ còn được hình thành chuẩn thái độ hành vi đúng đắn khi giao tiếp
với mọi người: thái độ ân cần nhẹ nhàng, nhiệt tình chăm sóc người khác ...Mặt khác khi chơi, trẻ
được người lớn hướng dẫn chỉ bảo, giúp trẻ biết đánh giá, nhận xét các hiện tượng xã hội, giáo dục trẻ
có thái độ đúng đắn với hiện tượng đó, từ đấy hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức cá nhân tích
cực.
Trong cuốn "Đồ chơi, trò chơi và kỹ luật" Bearrit Todot Gard đã chứng minh trò chơi có khả
năng giáo dục trẻ tính sạch sẽ ngăn nắp, tình bạn bè và tính công bằng kỹ luật. Điều này thể hiện rất rõ
thông qua những trò chơi mang tính chất tập thể cần có sự phối hợp của nhiều người như trò chơi đóng
vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, trò chơi vận động...N.K.Kupxkaia cũng cho rằng những trò chơi
mang tính tập thể có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tình cảm tập thể cho trẻ. "Trong quá trình vui
chơi, đứa trẻ học được tính vượt khó khăn, nhận thức thế giới xung quanh và tìm cách giải quyết đúng
đắn các sự việc. Những trò chơi như vậy sẽ luyện tập cho các cháu trở thành những con người có tính
tổ chức, biết kiên trì vươn tới mục đích, biết lôi cuốn mọi người theo mình, biết tổ chức học" Đó là lời
của N.K.Kupxkaia khi nói về vai trò của vui chơi trong trường mẫu giáo ( 6,tr 159). Khi tham gia trò
chơi đóng vai theo chủ đề đứa trẻ sẽ được toi luyện về tình bạn, về tính thần tập thể, đứa trẻ dễ dàng
hướng tới cái đẹp trong hành vi của bạn, dễ tiếp thu cái đẹp trong quan hệ người với người. Từ đó giúp
các phẩm chất đạo đức được hình thành dễ dàng hơn. Khi tham gia vào vai chơi trẻ sẽ dễ dàng phục

tùng các qui tắc đạo đức ẩn sau vai chơi đó dần dần chuyển từ việc thực hiện các qui tắc "bên ngoài"
thành quá trình thực hiện các qui tắc "bên trong" làm cho sự ngăn cách giữa các biểu tượng đạo đức và
hành vi đạo đức không còn nữa. Ví dụ :Khi đóng vai "bác sĩ" trẻ phải thực hiện theo những qui tắc


"bên ngoài" như bác sĩ phải ân cần, chu đáo, thận trọng, ôn hòa khi khám bệnh cho bệnh nhân ...Sau
nhiều lần đóng vai "bác sĩ" và thực hiện các qui tắc đó đã hình thành ở trẻ một số phẩm chất tốt như
biết đối xử nhẹ nhàng với bạn bè (không quát bạn) thân thiện, ân cần với các em nhỏ...Như vậy các
qui tắc đạo đức ứng xử "bên ngoài" đã trở thành các phẩm chất đạo đức "bên trong" của cháu thông
qua vai chơi "bác sĩ"và biểu tượng đạo đức như lòng nhân ái, sự tốt bụng, ân cần chăm sóc người khác
đã được cụ thể hóa qua các hành động của bác sĩ đối với bệnh nhân. Không những thế khi tham gia
vào trò chơi đóng vai theo chủ đề các cơ sở đầu tiên về lòng nhân ái cũng được hình thành trong trẻ.
Đối với trẻ mầm non quá trình hình thành phẩm chất đạo đức phụ thuộc nhiều vào xúc cảm của chúng,
ở tuổi mầm non tình cảm có vai trò "thống soái" trong hành động và cách cư xử của trẻ, trải nghiệm và
xúc động sẽ ghi lại những dấu ấn sâu sắc và bền chặc trong nhân cách của chúng. Không có một hoạt
động nào ở tuổi mầm non lại có thể giúp cho trẻ bộc lộ xúc cảm, bộc lộ thái độ của mình như ở trò
chơi phân vai theo chủ đề (đặt biệt là thông qua vai chơi). Trẻ xúc động, sung sướng và đau khổ theo
vai mình đóng, theo hình mẫu mà chúng tái tạo trong trò chơi, chúng trải nghiệm số phận nhân vật của
mình. Chẳng hạn khi trẻ đóng vai "bà mẹ" có "con bị ốm" trẻ buồn rầu lo lắng như thật và khi "bác sĩ"
cho bé khỏi, thì cũng vui sướng "y như thật" hoặc "bác sĩ" khám bệnh cho "bệnh nhân" rất chăm chú
cẩn thận "y tá" rất dịu dàng, ôn hòa khi phát thuốc cho "bệnh nhân""ca sĩ" hát phục vụ "công nhân"
một cách say sưa, vui vẻ, tự hào. Cứ như vậy qua các vai chơi khác nhau, trẻ biết đặt mình vào vị trí
của người khác và đối xử với người khác như đối xử với bản thân mình và từ đó trẻ biết "thương người
như thể thương thân". Rõ ràng trong quá trình chơi nhờ được tham gia vào nhiều vai chơi nên trẻ đã ý
thức được " thân phận" của từng vai qua đó trẻ hiểu được thái độ hành động của mình là đúng hay sai
chẳng hạn trong trò chơi "trường phổ thông" khi cháu đóng vai cô giáo đã quát mắng, nói nặng lời với
học sinh của mình, cháu bị các bạn phê bình. Mấy hôm sau các bạn khác được đóng vai cô giáo, cháu
đóng vai học sinh. Cô giáo này" cũng quát mắng học sinh như cháu đã từng làm và chỉ khi cháu trực
tiếp nghe và chứng kiến những lời nói cũng như thái độ đó cháu mới thực sự hiểu mình đã chơi không
tốt vai cô giáo và đã có thái độ không đúng với các bạn. Việc luân chuyển vai chơi đã hướng chú ý của

trẻ vào các hoàn cảnh xã hội khác nhau, từ đó giáo dục cho trẻ lòng thông cảm, tình thân ái, tính ân
cần chu đáo - một chuẩn mực đạo đức cần có ở những con người năng động sáng tạo của thế kỷ 21.
Trong trò chơi phẩm chất ý chí của trẻ cũng được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Khi tham
gia vào trò chơi trẻ nhận đóng một vai nào đó một cách có chủ đích, trẻ phải thể hiện những hành vi
của mình phù hợp với hành động vai mà nó mô phỏng - trẻ muốn được giống như người lớn - tức là
trong trò chơi trẻ không phải thích hành động thế nào cũng được, mà phải biết điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với vai chơi. Đồng thời trong trò chơi, trẻ tham gia vào các mối quan hệ với các bạn
cùng chơi nên buộc hành động của trẻ phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ
chung của cuộc chơi. Nghĩa là trong trò chơi trẻ buộc phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp


với qui tắc chơi. Việc thực hiện qui tắc trò chơi trở thành một trong những yếu tố cơ bản của trò chơi
làm cho các thành viên hợp tác chặt chẽ với nhau để tiến hành chơi với nhau. Điều này giúp trẻ điều
tiết hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội thông qua vai đóng, biết điều khiển hành vi của
mình bằng ý chí, đặt ý muốn riêng phục tùng mục đích chơi. Qua trò chơi trẻ còn được hình thành
những phẩm chất ý chí như tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm. Những đức tính này do nội
dung trò chơi và vai chơi quyết định. Nếu trẻ đóng vai cô giáo thì phải gương mẫu tận tình, nếu trẻ
đóng vai người mẹ thì phải ân cần chu đáo.
Không chỉ trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức cho
trẻ mầm non mà các loại trò chơi khác như trò chơi học tập, trò chơi vận động ... cũng có vai trò quan
trọng ấy. Trong quan điểm về trò chơi của mình E. I. Chikêeva rất coi trọng trò chơi vận động và trò
chơi học tập. Bà cho rằng những trò chơi có qui tắc sẽ phát triển cho trẻ những tình cảm quan hệ xã hội
biết chú ý không những đến hứng thú riêng của mình mà còn chú ý đến hứng thú của mọi người xung
quanh biết " kiềm chế quyền lợi riêng của mình vì lợi ích chung của tập thể". Nói một cách dễ hiểu E.
I. Chikêeva xem trò chơi vận động và trò chơi học tập như là một phương tiện quan trọng để giáo dục,
rèn luyện cho trẻ tính kỉ luật, phát triển cho trẻ tinh thần trách nhiệm tập thể. Quan sát một vài trò chơi
vận động và trò chơi học tập của trẻ mầm non ta sẽ thấy rõ điều này. Ví dụ trò chơi "Kéo co "với hình
thức chơi chia trẻ thành 2 nhóm có số người bằng nhau và tương đương sức nhau. Mỗi nhóm chọn
một cháu khoe nhất đứng đầu hàng và đứng hai bên của vạch chuẩn, hai trẻ này cầm chặt lấy tay nhau,
còn các trẻ khác của mỗi đội đứng theo hàng dọc sau người đứng đầu đội mình và ôm ngang thắt lưng

bạn đứng trước mình, người hơi cúi. Khi cô hô "1...3" thì tất cả kéo người về phía sau, người đứng đầu
của đội nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua". ( l0, tr 37). Đây là trò chơi cần đến sức mạnh tập
thể, để chơi được trẻ phải có tinh thần tập thể phải biết đoàn kết cùng nhau. Nếu trong nhóm chơi có
một cá nhân không chịu hợp tác lúc nào cũng cho lợi ích bản thân là quan trọng thì trò chơi mãi mãi
không diễn ra nhu cầu vui chơi của trẻ cũng không được thỏa mãn. Qua trò chơi này trẻ hiểu rõ hơn
vai trò của tập thể trẻ ý thức được tầm quan trọng của sự phối hợp tập thể đối với kết quả của trò chơi
từ đó giúp trẻ biết kiềm chế bản thân mình sẵn sàng hợp tác với tập thể. Đây là điều kiện tốt nhất để
giáo dục cho trẻ tinh thần trách nhiệm tập thể, tính tự ý thức kiềm chế bản thân mình trong môi trường
tập thể. Hay thông qua trò chơi học tập "chiếc túi kì lạ" trẻ sẽ được giáo dục về tính kỉ luật qua việc
phục tùng luật chơi. Chúng ta biết rằng trò chơi " chiếc túi kì lạ" là trò chơi có luật trẻ phải đoán tên
gọi và đặc điểm của một số loại hoa quả rau củ hay một số đồ dùng bằng cách tri giác bằng tay (cầm,
nắm, sờ, mó) tuyệt đối không được dùng mắt. Như vậy muốn chơi được trò chơi này buộc trẻ phải
tuân thủ luật chơi. Trong khi chơi chỉ dùng tay để nhận biết đối tượng nếu dùng bằng mắt xem như trẻ
vi phạm luật chơi và không được chơi tiếp nữa. Với những trò chơi học tập được xây dựng trên cơ sở
bình đẳng và tự nguyện được kiểm tra dưới các luật chơi. Thông qua luật chơi trẻ tự giác phục tùng


×