Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

về trào lưu ánh sáng trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.13 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ HỮU ĐỨC

VỀ TRÀO LƯU "ÁNH SÁNG"
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
NỬA SAU THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

KHÓA 1997 - 2000
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2000



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả học tập tại lớp Cao học ngành Ngữ văn chuyên ngành Văn
học Việt Nam khoa 6A (1997-2000) trường Đại học Sư phạm thành phổ Hồ Chí Minh và
quá trình nghiên cứu của bản thân.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên
Giang và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trống suốt quá trình học tập.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo thuộc
Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học và quý thầy cô giáo thuộc Khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ cũng như
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập cho đến lúc hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc
Liên đã tận tình hướng dẫn suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn này.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng và kinh nghiệm có hạn, vấn
đề trình bày trong luận văn tượng đối mới và khá rộng nên chắc chắn không tránh khỏi


thiếu sót. Tác giả xin nhận được sự góp ý trao đổi của quý thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và đông đảo bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................3
MỤC LỤC .................................................................................................................4
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6
l.LÝDO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 6
2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................................... 8
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10
4.TÌNH TRẠNG TƯ LIỆU .......................................................................................... 10
5.BỐ CỤC LUẬN ÁN................................................................................................... 11

Chương 1: TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHƯƠNG TÂY VÀ XÃ HỘI VIỆT
NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX .........................................12
1.1.TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHƯƠNG TÂY ........................................................ 12
1.1.1.VỀ THUẬT NGỮ ÁNH SÁNG ......................................................................... 12
1.1.2.GIỚI THỆU TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHÁP .............................................. 14
1.1.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ................................................................................ 14
1.1.2.2.TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG ÁNH SÁNG Ở PHÁP ....................................... 15
1.1.3.PHONG TRÀO TIỀN TÂN THƯ Ở TRUNG HOA VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
NÓ VỚI TRÀO LƯU ÁNH SÁNG. ............................................................................ 17
1.2.VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX.................................. 21
1.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬXÃ HỘI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÂN HÓA CÁC TẦNG
LỚP TRONG XÃ HỘI ............................................................................................... 21
1.3.TIỂU KẾT............................................................................................................... 32


4


Chương 2: VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ
XX VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG .......................................33
2.1.CÁC KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC .................................................................... 33
2.1.1.KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC ..................................................................... 34
2.1.2.KHUYNH HƯỚNG TỐ CÁO HIỆN THỰC .................................................... 34
2.1.3.KHUYNH HƯỚNG HƯỞNG LẠC, THOÁT LY .............................................. 35
2.1.4.KHUYNH HƯỚNG NÔ DỊCH ........................................................................ 35
2.2.SỰ HÌNH THÀNH TRÀO LƯU ÁNH SÁNG ...................................................... 37
2.3.MẠCH YÊU NƯỚC THEO TINH THẦN CANH TÂN TRONG SỰ NGHỆP VÀ
SÁNG TÁC ................................................................................................................... 48
2.3.1.ĐẶNG HUY TRỨ(1825 - 1874) ....................................................................... 49
2.3.2.PHẠM PHÚ THỨ (1821 - 1882) ..................................................................... 55
2.3.3.NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830 - 1871) ........................................................... 59
2.3.4.NGUYỄN LỘ TRẠCH (1853 - 1898) ............................................................... 67
2.4.TIỂU KẾT............................................................................................................... 70

Chương 3: TRÀO LƯU ÁNH SÁNG TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT
NAM ........................................................................................................................72
3.1.VỀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC ......................................................................... 73
3.2.Ý NGHĨA CỦA TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở VIỆT NAM..................................... 87
3.3.TẾU KẾT ................................................................................................................ 92

Kết luận ...................................................................................................................94
Thư mục tham khảo ...............................................................................................98

5



MỞ ĐẦU

l.LÝDO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong Diễn văn Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản
Việt Nam do Ông Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa V trình bày ngày 15 tháng 12 năm 1986, có đoạn viết:
Để làm chuyển biến tình hình, Đại hội lần thứ VI này phải đánh dấu sự đổi mới của
Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước.
Đố cũng là đặc tính của cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bản chất sâu
xa của chủ nghĩa Mác-Lê nin, là xu thế tất yếu của thời đại, được thể hiện nổi bật trong
những tư tưởng lớn của Đại hội lần thứ XXVII Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng của Lê nin
vĩ đại.
Chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để
phát huy, những sai lầm để sửa chữa, nhằm vận dụng tốt chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn
cảnh nước ta, phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên tính
năng động sáng tạo và khả năng vô tận của nhân dân lao động làm chủ tập thể để đồng
thời đẩy mạnh ba cuộc cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Như
vậy là giữ vững bản chất cao quý đáng tự hào của Đảng ta, chế độ ta, đồng thời phát huy
bản chất ấy phong phú hơn, đẹp đẽ hơn, khai hoa kết quả trong những thành tự mới, đáp
ứng yêu cầu của nhân dân ta, hòa nhịp với những đổi thay của thời đại. Muốn thế phải
đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ
quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thối quen lỗi thời dai dẳng. Đây là
cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng
người chúng ta.
Hơn 10 năm sau ngày thống nhất đất nước, trải qua một thời gian dài trì trệ do
những tư tưởng bảo thủ, vấn đề đổi mới đã được Đảng đặt ra và ngay lập tức đã nhận
được sự ủng hộ của toàn dân.
6



Thực ra, ở đất nước ta không phải phải đợi đến những năm của cuối thập niên 80
của thế kỷ XX, vấn đề đổi mới mới được đặt ra. Nhìn lại quá khứ, ngay từ những năm
giữa thế kỷ XIX, vấn đề đổi mới hay nói cách khác, vấn đề canh tân (còn gọi là Duy tân,
cải cách) đã được nhiều trí thức, Nho học có, Tây học có đặt ra, hoặc trong các sáng tác
phẩm hoặc qua hành động thực tế. Rất tiếc là những vấn đề cách tân của các vị tiền bối
đó lại không được quan tâm thích đáng từ phía nhà nước. Với những ý tưởng canh tân
như vậy họ còn bị ngăn trở, dè bỉu, thậm chí bị nghi ngờ hoặc bị thất sủng.
Theo Giáo sư Đinh Xuân Lâm, căn cứ vào những điều kiện của Việt Nam từ những
năm giữa thế kỷ XIX, có thể khẳng định rằng vào lúc đó đã có một yêu cầu đổi mới ồ
nước ta 1. Vấn đề đổi mới để phát triển quốc gia, như vậy, đã xuất hiện như một đòi hỏi
khách quan lịch sử, một xu hướng tất yếu của sự phát triển mặc dầu không được triều
đình phong kiến nhà Nguyễn ủng hộ. Cùng với xu hướng nhận thức ấy, chúng ta có thể
nghĩ tới một trào lưu văn học mới đã xuất hiện trong thời kỳ ấy. Trào lưu mà các tác gia
của nó là những nhà cải cách. Có thể gọi đó là trào lưu văn học yêu nước mang xu hướng
canh tân, hay có thể gọi là trào lưu văn học Khai sáng.
Dù không thành công, không được sự quan tâm của chính quyền phong kiến triều
Nguyễn, các tác phẩm thơ, văn của các nhà cải cách này đã cất lên tiếng nói góp phần
không nhỏ trong công cuộc vận động đổi mói thời kỳ này cũng như đã đánh dấu một sự
chuyển biến lớn về nhận thức của tầng lớp trí thức yêu nước mang tư tưởng canh tân Việt
Nam cuối thế kỷ.
Từ Đại hội VI đến nay, trong quá trình đất nước đang đi vào thời kỳ đổi mới, công
nghiệp hóa và hiện đại hoa, vãn học đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp chung, việc
tìm hiểu cội nguồn sâu xa của vấn đề đổi mới trong lịch sử cũng như việc tìm hiểu sự
xuất hiện của một trào lưu văn học mang tính đổi mới trong lịch sử văn học để rút ra
những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dụậg chủ nghĩa xã hội cũng như để khẳng
định vai trò to lớn của văn học trong sự nghiệp đổi mới góp phần xây dựng một nền văn
hóa tiền tiến đậm đà bản sắc dân tộc hôm nay là vấn đề cần thiết.
1


Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Hồng, xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam, NXB VHTT, 1998.

7


2.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, ở nước ta, những vấn đề có liên quan tới việc có hay không
một trào lim đổi mới trong quá khứ, nhất là trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, có hay
không một trào lưu văn học tương ứng với nó, đã lần lượt xuất hiện trên nhiều ấn phẩm
và nhiều hội thảo khoa học. Một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu
dày dặn về một số nhà cải cách lớn của quá khứ như về Hồ Quý Ly, Lê Quý Đôn...Nhưng
vấn đề có sức thuyết phục và tập trung hơn là nhằm vào các nhân vật cận đại hơn như
Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện,...
Tuy nhiên, các công trình này, nhìn chung, mới đang dừng lại ở mức khảo cứu riêng
lẻ, ở từng nhân vật lịch sử hoặc mới lướt qua từng nhóm nhân vật lịch sử qua những tài
liệu rất hạn chế về họ.
Nhà nghiên cứu Hải Ngọc Thái Nhân Hoa nhận định:... bên cạnh dòng yêu nước có
xu hướng vũ trang ngày càng rộng mạnh và đang trở thành lực lượng chủ yếu, xu hướng
canh tân vẫn không ngừng phát triển, đánh dấu một sự chuyển biến về tư tưởng của các
nhà Nho học tiến bộ của nước ta trong thời kỳ đầu của lịch sử cận đại Việt Nam. Với
thành quả bước đầu của tư tưởng canh tân đất nước, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Lộ Trạch và những người cùng thời đã góp phần hình thành dòng yêu nước theo
xu hướng canh tân đất nước ở nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX 2.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Giáo sư Nguyễn Lộc quan
niệm rằng ở thời kỳ này tồn tại bốn khuynh hướng văn học chính. Đó là: khuynh hướng
lyêu nước chống Pháp, khuynh hướng tố cáo hiện thực, khuynh hướng thoát ly, hưởng lạc
và khuynh hướng nô dịch. Còn những tác giả có khuynh hướng cách tân, ông chỉ nhắc
qua và dựa trên loạt các tiêu chí phân loại yếu (tiêu chí phân loại dựa trên sự phủ định các
tiêu chí đặc trưng cho từng khuynh hướng trong bốn khuynh hướng đã được khẳng định
ở trên). Theo ông, đó là những tác giả ... không thuộc những khuynh hướng này, tác phẩm


2

Hải Ngọc Thái Nhân Hoa, Trúc Đường Phạm Phú Thứ với xu hướng canh tân, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr.6l.

8


của họ thỉnh thoảng cũng có những bài có giá trị, nhưng nói chung khuynh hướng không
rõ rệt 3 .
Có nhà nghiên cứu khi bàn về hiện tượng văn học này lại chỉ tập trung, điểm vào
một vài tác giả nổi bật kiểu như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,
coi đó là những nhà cách tân thế kỷ XIX, những người có nhãn quan vượt trước thời đại
trên nhiều phương diện và cho rằng những sáng tác của các ông chỉ như là một mảng văn
học, một bộ phận nhỏ bên cạnh khuynh hưởng văn học yêu nước chống Pháp mà tuyệt
nhiên chưa có ý định dứt khoát định hình họ vào một dòng, một trào lưu hoặc một
khuynh hướng riêng, ngang bằng với bốn khuynh hướng đã được công luận thừa nhận ở
thời kỳ này 4.
Có thể nói, cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa có đủ điều kiện và thời gian để
tiếp cận và tổng hợp trong nhận định về một hiện tượng văn học kiểu này. Do đó, những
đánh giá và nhận định của họ về hiện tượng văn học này thật sự chưa thoa đáng về tính
khái quát khoa học. Các nhận đinh của họ chưa trả lời được các câu hỏi, kiểu như: Bên
cạnh nhu cầu bức bách về đổi mới đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan, một xu
hướng tất yếu của sự phát triển của xã hội Việt Nam thời cận đại, đã (hay chưa) xuất hiện
và tồn tại của một trào lưu văn học canh tân, cải cách (Khai sáng, Ánh sáng) và trào lưu
này đã ảnh hưởng đến mức nào đối với tiến trình văn học Việt Nam nói chung trong quá
khứ lẫn trong tương lai.
Trong luận văn này, do hạn chế về khuôn khổ luận án cũng như sự hạn hẹp của kiến
văn, người viết không có tham vọng trả lời trọn vẹn và rành rẽ về các vấn đề học thuật
lớn lao đó. Nhưng, với cách đặt vấn đề như đã nêu ồ trên, chúng tôi muốn tiến hành một

công việc vừa sức hơn: thử tiến hành tập hợp các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ
văn, đặc biệt là văn chính luận của các nhà cải cách tiêu biểu giai đoạn nửa sau thế kỷ
XEK-đầu thế kỷ XX như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyên Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch đặng thuận lợi cho việc đưa ra một giả thuyết về hình thành và phát triển của một
Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1976.
Nguyễn Phong Nam, Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Trung tâm ĐTTX-Đại học Huế, 1997,
tr17,18.

3
4

9


trào lưu Khai sáng trong giai đoạn văn học này. Để thực hiện được ý đinh này, chúng tôi
tiến hành phân tích sự nghiệp thơ văn của họ trong bối cảnh xã hội và chính trị của thời
điểm lịch sử đó và sau đó thử đối chiếu các nét chính của trào lưu này với các đặc trưng
của trào lưu văn học Ánh sáng.
Qua công trình này, chúng tôi muốn khẳng định yêu cầu đổi mới là một truyền
thống của dân tóc Việt Nam, cả từ phương diện vãn học học.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội, nhất là văn kiện Đại hội
VI, VII và VIII.
- Đọc và tìm hiểu các tác phẩm nghiên cứu về các nhân vật lịch sử, văn học mang tư
tưởng canh tân — cải cách.
- Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong việc phân tích, tổng
hợp, hệ thống, đối chiếu, so sánh tìm ra những cái chung nhất về phương pháp sáng tác
qua các tác phẩm (tập trung vào thể loại văn chính luận) của các tác giả
4.TÌNH TRẠNG TƯ LIỆU
Đây là một vấn đề tương đối mới cho nên tư liệu rất hiếm, nhất là dạng tư liệu đã

được công bố. Trong tình hình đổi mới hiện nay, gần đây, vấn đề này đã bước đầu được
quan tâm và đánh giá đúng mức. Tư liệu về một số nhân vật lịch sử, nhân vật văn học
mang tư tưởng canh tân-cải cách đã được đánh giá tương đối đúng mức và được công bố
trong các cuộc hội thảo khoa học hoặc trên các tạp chí chuyên ngành khá nhiều. Tuy
nhiên, tư liệu về một số tác giả cũng như về vấn đề canh tân đổi mới chỉ nằm rải rác trên
một số tạp chí chuyên ngành mà chưa được tập hợp thành những công trình nghiên cứu,
đặc biệt là các tài liệu về Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Ngoài
ra, do trình độ ngoại ngữ có hạn, người viết chỉ có thể tìm đọc các bản dịch (đã được
công bố). Do tính chất của luận văn, người viết chỉ được phép khai thác các tư liệu đã
được công bố hoặc đã được in thành những công trình nghiên cứu và xuất bản rộng rãi.

10


Những quy định ngặt nghèo này đã làm cho khâu tư liệu có những hạn chế hiển nhiên mà
người viết không thể vượt qua được.
5.BỐ CỤC LUẬN ÁN
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 3 chương:
Chương một: Trào lưu Ánh sáng ở phương Tây và xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ
XII - đầu thế kỷ XX
Chương hai: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX và sự hình thành
trào lưu Ánh sáng
Chương ba: Trào lưu Ánh sáng trong tiến trình văn học Việt Nam

11


Chương 1: TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHƯƠNG TÂY VÀ XÃ
HỘI VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX


1.1.TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHƯƠNG TÂY
Từ giữa thế kỷ XVII và nhất là nhiều năm của thế kỷ XVHI, các nhà triết học, sử
học, văn học, những người có tư tưởng tiên tiến đã liên tiếp tấn công vào thành trì quân
chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng. Lịch sử cũng như các
nhà nghiên cứu gọi đó là thế kỷ Ánh sáng, thế kỷ chuẩn bị về tư tưởng cho cuộc Cách
mạng Tư sản sắp bùng nổ. Như vậy, có thể nói, thế kỷ XVIII, thế kỷ Ánh sáng, đánh dấu
một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước Tây Âu.
Do sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế, chính trị-xã hội giữa các nước, tính
chất cách mạng của thế kỷ này ở mỗi nước được thể hiện không giống nhau cả về qui mô
cũng như cả về thời điểm. Tuy vậy, trong những năm tháng đó, giữa các nước đó vẫn có
một nét nổi bật rất chung: đó là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống phong
kiến. Cuộc Cách mạng Tư sản Pháp 1789 không phải là chỉ riêng của Pháp mà có giá trị
và ý nghĩa như hồi chuông báo tử cho chế độ phong kiến trên phạm vi toàn châu Au.
Không phải ngẫu nhiên người ta thường gọi thế kỷ XVIII ở Phương Tây là thế kỷ
của Cách mạng Pháp - 1789.
1.1.1.VỀ THUẬT NGỮ ÁNH SÁNG
Các nhà triết học, các nhà hoạt động xã hội, các nhà văn tiến bộ của thế kỷ XVIII ở
hầu khắp các nước đã dấy lẽn một phong trào mạnh mẽ đề cao lý trí, dùng ánh sáng của
lý trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý, giải phóng tư tưởng, mở mang trí tuệ, tạo điều
kiện cho mọi người tiếp xúc với văn hoa, khoa học, nghệ thuật. Ánh sáng của lý trí rọi
vào khắp các lĩnh vực và trở thành thứ vũ khí chống phong kiến sắc bén. Chính trên ý
nghĩa này đã xuất hiện thuật ngữ Ánh sáng.

12


Thuật ngữ Ánh sáng chỉ rõ vai trò tiến bộ lịch sử của giai cấp tư sản so với giai cấp
phong kiến già cỗi trong thời đại Cách mạng Tư sản qua hình tượng tương phản giữa ánh
sáng và bóng tối. Nó cũng nêu bật ý nghĩa tiến bộ của phong trào tư tưởng và của nền
văn học Ánh sáng thế kỷ XVIII. Thuật ngữ Ánh sáng không thể chỉ hiểu thuần túy theo

nghĩa ẩn dụ của tò này, mà hiện nay đã trở thành một khái niệm mang tính lịch sử-cụ thể,
hàm nghĩa chống phong kiến và gắn với giai cấp tư sản trong thời điểm đang lên.
Ănghen viết:
Ngày nay chúng ta đêu biết rằng sự thống trị của lý tính ấy chẳng qua là sự thống
trị lý tưởng hóa của giai cấp tư sản; rằng công lý vĩnh cửu đã được thực hiện trong nền
tư pháp tư sản; rằng bình đẳng rút cục lại là bình đẳng tư sản trước pháp luật; rằng một
trong những quyền chủ yếu của con người đã được ban bố... là quyền sở hữu tư sản; rằng
Nhà nước hợp với lý tính, khế ước xã hội của Rútxô chỉ ra đời và chỉ có thể ra đời dưới
hình thức một nền cộng hòa tư sản. Những nhà như tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XVIII,
cũng không hơn gì những tiền bối của họ, nghĩa là không thể vượt qua những giới hạn
mà thời đại riêng của họ quy định 5.

Thuật ngữ Ánh sáng được sử dụng trong luận văn này mang ý nghĩa như vừa trình
bày. Tuy nhiên, ở phương Đông nói chung, ở Việt Nam nói riêng, những trí thức mang tư
tưởng Ánh sáng, tức những nhà hoạt động trong phong trào Ánh sáng (hay còn được gọi
là những nhà Ánh sáng hoặc Khai sáng) như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn
Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... không chỉ hoàn toàn hạn chế ở ham muốn lấy ánh sáng
của tư tường ánh sáng phương Tây để xua tan bóng tối của tư tưởng phong kiến bảo thủ,
lạc hậu. Điều đó có nghía là không chỉ ở sự ham muốn nắm được các thành tựu khoa họckỹ thuật của nền văn minh phương Tây để canh tân đất nước mà còn ồ tinh thần chống
phong kiến và nhất là xu hướng chống đế quốc của mình.

5

F. Ănghen, chống Đuyrinh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, xuất bản lần thứ 2, tr.29.

13


1.1.2.GIỚI THỆU TRÀO LƯU ÁNH SÁNG Ở PHÁP
1.1.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Nước Pháp là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Nhà vua nắm mọi quyền
hành, hầu như không chịu một sự kiểm soát nào, coi ý muốn của mình là luật pháp và
quyền lực của nhà vua là do Thượng Đế ban cho để trị nước. Bên cạnh đó, Nhà thờ thống
trị về mặt tinh thần, lợi dụng ảnh hưởng lớn trong nông dân để thần thánh hóa nhà vua,
khuyên nhủ họ tuyệt đối trung thành với chính thể chuyên chế.
Đến cuối thế kỷ XVIII, trong khi nước Anh đang tiến mạnh trên con đường công
nghiệp hóa tư bản chủ nghía, thì nền nông nghiệp Pháp vẫn còn đang trì trệ trong phương
thức sản xuất phong kiến cũ kĩ và lạc hậu. Bọn lãnh chúa vẫn sử dụng phương thức bóc
lột nông dân dựa trên các đặc quyền, đặc lợi mà Nhà nước phong kiến ban cho chúng.
Kết quả là nền kinh tế nông nghiệp Pháp ngày càng suy sụp; nông dân phá sản; nạn đói
kém triền miên trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, nền kinh tế công thương nghiệp đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, yếu tố tư bản chủ nghĩa ngày càng rõ rệt. Nhung chế độ
phong kiến đã cản trở sự phát triển bằng nhiều quy định quá ngạt nghèo.
Do đó, giải phóng khỏi ách phong kiến cũng như xóa bỏ mọi ràng buộc phong kiến
là một yêu cầu khách quan, cấp thiết và tất yếu của lịch sử, của chính nhân dân Pháp lúc
đó. Chế độ quân chủ chuyên chế tìm mọi cách bảo vệ sự phân chia đẳng cấp trong xã hội.
Xã hội Pháp thế kỷ XVIII chia ra ba đẳng cấp gồm tăng lữ, quý tộc và các tầng lớp khác
còn lại với công thức nổi tiếng: tăng lữ phục vụ nhà vua bằng những lời cầu nguyện, quý
tộc bằng lưỡi kiếm, đẳng cấp thứ ba bằng của cải. Như vậy, trên thực tế, hai đẳng cấp
trên hoàn toàn không phải đóng góp hoặc chịu một nghĩa vụ nào đối với quốc gia. Còn
đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị thì phải đóng góp của cải,
phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ. Đó là đẳng cấp không có đặc quyền, một đẳng cấp
thấp bị bóc lột và áp bức. Do địa vị kinh tế và chính trị khác nhau giữa các đẳng cấp, xã
hội Pháp cuối thế kỷ XVIII đã chia thành hai trận tuyến rõ rệt: phong kiến gồm nhà vua,
tăng lữ và quý tộc, và, chống phong kiến gồm các tầng lớp thuộc đẳng cấp thứ ba, do giai
cấp tư sản lãnh đạo.
14


Ãnghen viết:

Bên cạnh sự đối lập phong kiến và giai cấp tư sản đítng ra làm đại biểu cho toàn bộ
xã hội còn lại, còn cổ sự đối lập chung giữa người bốc lột, giữa những người giàu lười
biếng và những người lao động nghèo. Chính tình trạng đó đã khiến các đại biểu của
giai cấp tư sản có thể tự nhận không phải là đại biểu của một giai cấp riêng biệt nào cả
mà là đại biểu của toàn thể nhân loại đau khổ 6.
Tóm lại, chính tình hình kinh tế-xã hội, sự phân hóa các giai tầng xã hội và sự lung
lay về lí tưởng cũng như khát vọng hình thành một xã hội công bằng và dân chủ hơn ở
Pháp vào thế kỷ XVIII đã là tiền đề cho sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng Ánh sáng ở
Pháp nói riêng và ở phương Tây nói chung.
1.1.2.2.TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG ÁNH SÁNG Ở PHÁP
Vào thế kỷ XVIII, các nhà Khai sáng Pháp đã chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tư sản
về mạt tư tường. Họ là những người báo trước một cuộc cách mạng ứong đó giai cấp tư
sản có sứ mệnh giữ vai trò người lãnh đạo phong trào quần chúng, Trào lưu tư tưởng Ánh
sáng ở Pháp bao gồm nhiều khuynh hướng với những đại biểu ưu tú. Chẳng hạn:
* Giăng Mêliê (1664-1729): là một mục sư nông thôn, gần gũi, hiểu và thông cảm
với cuộc sống khổ cực cũng như những nguyện vọng của họ. Trong tác phẩm Di chúc
ông chủ trương chống nhà nước phong kiến, tôn giáo và cả chế độ tư hữu, nguồn gốc của
mọi bất bình đẳng trong xã hội. Ông vẽ lên hình ánh một xã hội lý tương được xây dựng
trên cơ sở của chế độ sở hữu công cộng, mọi người đều có nghĩa vụ lao động. Tinh thần
dũng cảm, ý chí chiến đấu của ông phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhân dân Pháp, đặc
biệt là của các tầng lớp dưới trong xã hội, của dân nghèo nông thôn và thành thị muốn
đứng dậy đấu tranh chống áp bức. Do đó, ông có ảnh hưởng lớn lao trong tư tưởng của
các nhà tư tưởng trào lưu Ánh sáng cũng như trong trào lưu tư tưởng cách mạng, dân chủ
thế kỷ XVIII.

F. Ănghen, Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học. Trong Mác-Ănghen, Tuyển tập, tập II,
Nxb Sự thật, 1992, tr. 183-184
6

15



*Môngteskiơ (Montesquieu) (1689-1755): tên thật là Charles-Louis de Secondat,
xuất thân từ một gia đình quý tộc tư pháp nên hiểu rõ hệ thống cai trị và thực chất chế độ
chuyên chế ở Pháp. Trong tác phẩm Tinh thần luật pháp (1748), ông kịch liệt chống lại
chế độ phong kiến và nhà nước quân chủ cực đoan nhưng không phải tiến hành cách
mạng lật đổ chế độ cũ mà chỉ là cải cách, tổ chức chính quyền cho phù hợp với quyền lợi
và nguyện vọng của giai cấp tư sản. Mặc dù vậy, tư tưởng của ông về đấu tranh chống
chế độ độc tài, vạch trần bộ mặt tôn giáo, bảo vệ tư tưởng tự do, lên án những cuộc chiến
tranh xâm lược,... có ý nghĩa tiến bộ rất lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào
cách mạng sau này.
* Vônte ( Voltaire) (1694-1778): tên thật là Francois-Marie Arouet. Ông là một đại
diện xuất sắc của trào lim tư tưởng ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII với hiểu biết toàn diện.
Trong Những lá thư triết học ông kịch liệt lên án tính chất dã man, tàn bạo, phản động và
lạc hậu của chế độ chuyên chế ở Pháp và của nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng chỉ chủ
trương cải cách xã hội từ trên xuống, trông chờ vào một vị minh quân. Tuy vậy, Vônte
vẫn có một vai trò cực kỳ quan trọng trong trào lưu triết học ánh sáng. Tin tưởng mãnh
liệt vào sự thắng lợi của con người đối với những trở lực phong kiến, ông đã có ảnh
hưởng lớn lao đối với tư tưởng của các nhà cách mạng, các công trình sáng tác của ông
đã đóng góp một cách xuất sắc vào kho tàng kiến thức nhân loại. Chính vì thế mà tên tuổi
của ông gắn liền với thời đại, thế kỷ XVIII ở châu Âu còn được gọi là thế kỷ Vônte.
* Đ. Điđơrô (Denis Diderot) (1713-17840: là nhà triết học duy vật lãnh đạo nhóm
Bách khoa toàn thư. Trong tác phẩm Bách khoa toàn thư hay Từ điển khảo luận về khoa
học, nghệ thuật và thủ công nghiệp (1751-1776), trên cơ sở lập trường duy vật chủ nghĩa,
các tác giả đã đả kích mạnh mẽ vào nhà nước phong kiến và nhà thờ. Như vậy, nhóm
Bách khoa toàn thư đã góp phần truyền bá tư tưởng duy vật. Những tư tưởng của họ đã
có một ảnh hưởng to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong trào hai tư tưởng Ánh sáng
thế kỷ XVIII.
* Giăng Giắc Rútxô (Jean-Jacques Rousseau) (1712-1778): tên tuổi Rútxô gắn liền
với những tác phẩm nổi tiếng như Luận về khoa học nghệ thuật, Luận về nguồn gốc và cơ

16


sở của sự bất bình đẳng, Khế ước xã hội, Emilơ,... Giá trị và ảnh hưởng của những tác
phẩm đó không phải chỉ thu hẹp trong phạm vi một áng văn hay, một nghệ thuật điêu
luyện mà là ở quan điểm xã hội và chính trị của ông. Rútxô đã nói lên quyền lợi và
nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân và tiểu tư sản. Ông
lên án chế độ phong kiến chuyên chế cũng như phê phán chế độ tư hữu và những quan hệ
do chế độ đó sinh ra đồng thời đòi hỏi quyền bình đẳng cho mọi người. Điểm nổi bật
trong quan điểm chính trị của ông là chủ trương thiết lập một nhà nước cộng hoà, trong
đó bảo đảm hoàn toàn chủ quyền của nhân dân, bảo đảm quyền tự do, bình đẳng và tư
hữu tài sản.
Các nhà tư tưởng Pháp, dù có nhiều quan điểm khác nhau, phản ánh những quyền
lợi của giai cấp khác nhau, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến, họ
đều chĩa mũi nhọn vào chính quyền quân chủ chuyên chế, nhà thờ và đòi hỏi thay thế
bằng một chế độ xã hội mới. Cuộc đấu tranh đó lan tràn trên mọi lĩnh vực nhằm mở ra
một chân trời mới trong lịch sử loài người. Chính vì thế mà trào lưu tư tưởng tiến bộ và
cách mạng đó đã vượt ra khỏi nước Pháp, có ảnh hưởng khắp châu Âu và làm cho thế kỷ
XVIII thành ra chủ yếu là thế kỷ của nước Pháp7.
1.1.3.PHONG TRÀO TIỀN TÂN THƯ Ở TRUNG HOA VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
NÓ VỚI TRÀO LƯU ÁNH SÁNG.
Trào lưu Ánh sáng ở Pháp không chỉ lan truyền khắp châu Âu khiến thế kỷ xvni ở
phương Tây được gọi là thế kỷ Ánh sáng, thế kỷ Pháp, thế kỷ Cách mạng mà còn có
nhiều ảnh hường đến các nước phương Đông, chủ yếu là đối với Trung Hoa, Nhật Bản,...
Vào thế kỷ XVIII-XIX, khi châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành các cuộc Cách mạng Tư sản
thắng lợi, khoa học kỹ thuật của châu Âu đã đạt trình độ tiên tiến lúc bấy giờ, khi tư bản
Âu-Mỹ đang gây các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa để tìm kiếm thị trường, thì
phương Đông nói chung, vẫn đang nằm dưới vòng kiềm toa của quan hệ sản xuất phong
kiến và, đĩ nhiên, vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, trì trệ.
F. Ănghen, Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng đến khoa học, trong Mác-Ăngghen, Tuyển tập, tập II, Nxb

Sự thật, 1992, tr. 151
7

17


Đầu thế kỷ XIX, Trung Hoa thi hành chính sách bế quan tỏa cảng nghiệt ngã. Sau
thất bại của cuộc chiến với thực dân Anh, triều đình Mãn Thanh buộc phải ký Hiệp ước
Nam Kinh 1842 nhượng cho Anh nhiều đặc quyền như bồi thường chiến phí, mở thương
cảng, cắt đất,... Từ đây, các nước đế quốc thi nhau tìm cách xâu xé Trung Hqa. Trung Hoa
lâm vào xã hội nửa thuộc địa. Nhưng cũng từ khi có sự thâm nhập của chủ nghía thực
dân, nền kinh tế Trung Hoa xuất hiện những động thái mới, trước hết là đối với nền kinh
tế tư bản dân tộc. Nền kinh tế này trước nay vốn non yểu giờ lại phải đương đầu với
những thủ đoạn cạnh tranh khốc liệt của tư bản nước ngoài vốn có mi thế về vốn và kỹ
thuật cùng với những điều khoản bất bình đẳng - khoản lợi thu được từ các thoa hiệp đầu
hàng của triều đình. về bản chất, do sự non yếu về quản lý và sự lỗi thời của hệ tư tưởng,
những chính sách của nhà nước phong kiến Trung Hoa đã kìm hãm sức sản xuất có trong
xã hội thực tế Trung Hoa với mong muốn nền kinh tế đó dẫm chân trong vũng lầy tự cấp,
tự túc cùng một phương thức phân phối sản phẩm đơn giản, tập trung phục vụ các đại
diện phong kiến Trung Hoa. Dầu muốn hay không, giai cấp thống trị vẫn khát khao quyền
kiểm soát nền kinh tế với các công cụ quản lý thấp kém và vụn vặt. Chính vì vậy, nền
kinh tế đã thấp kém lại càng trở nên thấp kém hơn. Mức sống trong nhân dân rất thấp,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công thương nghiệp. Uy tín của triều đình Mãn Thanh
ngày càng sút kém, ngược lại, tinh thần cách mạng của nhân dân ngày càng cao. Mặc dù
vậy, trên cơ sở những biến đổi quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội của Trung
Hoa, từ nửa sau thế kỷ XIX, những tư tưởng duy tân đã xuất hiện. Đặc biệt là, trong tình
hình đó, xu hưởng cải lương lại càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ, nhất là trong giới
trí thức xuất thân từ tầng lớp sĩ phu phong kiến hay từ giai cấp tít sản mới hình thành.
Những trí thức mới này đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
Trong những trào lưu ấy, đáng kể nhất vẫn là những tư tưởng của trào lưu Ánh sáng được

nhập vào Trung Hoa qua sách báo. Những tài liệu này giới thiệu tư tưởng, văn minh,
khoa học-kỹ thuật mới và chúng có chung tên gọi là Tân thư, Tân văn, Tân báo 8 . Các trí
thức tiến bộ hướng về phương Tây, như là một đích của nhận thức trong sự vận động cứu
Nguyễn Văn Hồng, Tân thư, Tân học thời đại và nhận thức lịch sử, trong Đại học quốc gia Hà Nội, Tân thư và xã
hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 49

8

18


nguy dân tộc. Chính họ đã là những nhà tư tưởng và cách mạng đầy nhiệt huyết cho trào
lưu dân chủ và duy tân của Trung Hoa thời kỳ này. Trước nhất phải kể đến Lâm Tắc Từ
(1785-1856), người muốn nhanh chóng đưa vào Trung Hoa những kiên thức mới ve khoa
học kỹ thuật. Ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền của cho việc mua các tài liệu nước
ngoài. Ông là người chủ trương chiến tranh chống Anh, bài ngoại một cách nghiêm túc.
Nhân chuyến được triều đình phái đi Quảng Châu chống nạn thuốc phiện, đã tập hợp
người phiên dịch các loại sách Tây. Năm 1841 đã sưu tập dịch sách địa lí, và biên tập
thành sách Tứ châu chí. Đầy là bộ sách giới thiệu địa lí thế giới một cách có hệ thống.
Ông cũng là người đã khích lệ Ngụy Nguyên biên soạn cuốn sách Hải quốc đồ chí gồm
50 cuồn có tới 57 vạn chữ, sau đó bổ sung dần đến năm 1852 thành 100 cuốn 9. Hoặc
một lãnh tụ nông dân khác, Hồng Tú Toàn (1814-1860), nhà lãnh đạo cuộc cách mạng
Thái bình thiên quốc, mong muốn tìm một công thức khả đĩ kết hợp quan niệm tự do
thuần phác nông dân Trung Hoa với tư tưởng bình đẳng trong giáo lý Cơ đốc. Bằng các
hoạt động cụ thể của mình, ông và các đồng chí của ông đã tấn công một cách có kết quả
vào các tư tưởng Nho giáo lạc hậu và những chỗ dựa tinh thần khác của chế độ quân chủ
chuyên chế. Đến cuối thế kỷ XIX, phong trào duy tân ở Trung-Hoa mới thật sự có những
chuyển biến về chất. Tân thư xuất hiện nhiều, giới thiệu khá đầy đủ và khá tường tận về
các mặt chính trị, kinh tế, xã hội các nước phương Tây. Những nhân vật nổi tiếng có đọc
Tân thư hoặc trực tiếp viết và dịch Tân thư từ đây xuất hiện khá nhiều. Như Phùng Quế

Phân (1809-1874) viết sách Hiệu bân lư kháng nghị (1861), chủ trương học khoa học tự
nhiên, kỹ thuật sản xuất và nhiều tri thức khác, mong muốn thông qua biện pháp cải
lương chính trị để đưa Trung Hoa tiến lên con đường tư bản. Hoặc Trịnh Quang ứng
(1841-1914) viết tác phẩm Thịnh thế nguy ngôn, với khẩu hiệu lấy Trung học làm chủ,
lây Tây học giúp sức, đề ra những chủ trương cụ thể như khai thác quặng, xây dựng
đường sắt, ra báo chí, lập trường học, cải cách chế độ chính trị phong kiến, yêu cầu thành
lập nghị viện, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

9

Nguyễn Văn Hồng, Bđd, tr. 42.

19


Ngay trong nội bộ triều đình, một số quan lại có tư tưởng tiến bộ, như Tăng Quốc
Phiên, Lý Hồng Chương cũng chủ trương bắt chước các nước tư bản, bỏ tiền nhà nước để
xây dựng công nghiệp quân nhu kiểu mới, chế tạo súng ống, tàu bè; đòi hỏi cho người
ngoại quốc huấn luyện quân đội, tổ chức và vũ trang quân đội theo kiểu tư sản.
Từ những động thái này, ở Trung Hoa bắt đầu xuất hiện các dạng khác nhau của
những phong trào quần chúng học theo Tây phương, làm theo Tây phương. Trong các
vận động này phải kể đến những đóng góp thực tế của một số giáo sĩ đạo Cơ đốc và
thương nhân Âu-Mỹ. Với mục đích kéo gần lại khoảng cách về xã hội và tín ngưỡng giữa
phương Tây và phương Đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho truyền giáo và buôn
bán, những nhân vật này đã là những thành viên tích cực cho phong trào.
Họ đứng ra mở các tờ báo, tự tay hoặc cổ vũ cho việc trước tác để truyền bá tư
tưởng mới. Những tác phẩm đó đã cung cấp cho các trí thức Trung Hoa nhiều tài liệu tốt
và giúp họ có những cơ sở về lí thuyết cho các khởi thảo các biện pháp Duy tân đối với
xã hội Trang Hoa. Đến cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật, bị thua trận,
Trung Hoa phải ký Điều ước Mã Quan (1894) cho phép Nhật mở công xưởng tại Trung

Họa. Khi người Nhật xuất hiện, ở Trung Hoa lại nổi lên phong trào noi gương Nhật Bản,
học tập Tây Âu.
Trước áp lực của phong trào Duy tân, phái thủ cựu trong triều đình buộc phải
nhượng bộ. Năm 1898, được Khang Hữu Vi làm cố vấn, hoàng đế Quang Tự ra sắc lệnh
biến pháp, chủ trương mở trường học mới không chỉ dạy Tứ thư Ngũ kinh mà còn dạy cả
các môn khoa học, văn học và kỹ thuật Tây Âu; xây dựng đường xe lửa, tổ chức quân đội
theo kiểu Tây Âu. Biến pháp chỉ kéo dài trong 100 ngày (Bách nhật duy tân 11-06-1898
đến 21-09-1898), nhưng văn hóa, tư tưởng phương Tây, đặc biệt là tư tưởng của trào kĩu
Anh sáng phương Tây vẫn tiếp tục du nhập vào Trung Hoa. Nhiều trí thức đã chống lại
văn minh truyền thống, tiếp thu tư tưởng-khoa học phương Tây và xuất ngoại, du học ở

20


Mỹ, Anh, Nga, Nhật,... góp phần tạo nên luồng gió mới canh tân đất nước vào đầu thế kỷ
XX 10 .
Những cuộc vận động ấy, không chỉ có tác dụng thiết thực trong nội bộ xã hội
Trung Hoa mà còn tạo nên tiếng vang lớn cho các quốc gia láng giềng khác, trong đó có
Việt Nam. Tân thư, Tân văn, Tân báo của Trung Hoa bằng mọi con đường đã cập bến
được ở Việt Nam và nhanh chóng trở thành kim chỉ nam hành động cho các nhà nho yêu
nước. Và chính chúng đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một trào lưu cách mạng
dân chủ tư sản sau này ở Việt Nam.
1.2.VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
1.2.1.BỐI CẢNH LỊCH SỬXÃ HỘI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÂN HÓA CÁC TẦNG
LỚP TRONG XÃ HỘI
1.2.1.1.Trong hoàn cảnh xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XIX, nhiều sự kiện quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong, suy thịnh của đất nước Việt Nam. Sự kiện
trung tâm và nổi bật hơn cả là sự xâm lược của thực dãn Pháp và cuộc chiến đấu chống
xâm lược của nhân dân ta. Sự kiện này xuyên suốt toàn giai đoạn, chi phối mọi sự kiện
khác, và thu hút mối quan tâm của tất cả mọi thành viên trong xã hội.

Khởi đầu là sự kiện xâm lược Đà Nang vào tháng 09/1858 của thực dân Pháp để
cuối cùng dẫn đến việc đặt ách thực dân lên toàn đất nước, sau sự kiện 1884. Triều đình
nhà Nguyễn nhu nhược đã đi từ hòa hoãn đến đầu hàng nhục nhã và cuối cùng là đi đến
cấu kết chặt chẽ với ngoại bang để áp bức bóc lột dân lành. Xã hội Việt Nam lâm vào
cảnh nghèo nàn lạc hậu, nhân dân cơ cực lầm tham trăm bề dưới ách thống trị của thực
dân và phong kiến, nhà Nguyễn trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp.
Thực ra không phải đến giữa thế kỷ XIX với tiếng súng bắn vào cửa biển Đà Nang,
thực dân Pháp mới bộc lộ dã tâm xâm lăng nước ta. Trước đó, từ cuối thế kỷ XVIII, lợi
dụng lúc Nguyễn Ánh đang lúng túng trong chống trả nhà Tây Sơn, thực dân Pháp đã

Nguyễn Huy Quý, Vấn đề tiếp thu văn hoá phương Tây ở Trung Quốc (cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX), trong Đại
học quốc gia Hà Nội, SĐd, tr. 51-65

10

21


viện trợ cho chúa Nguyễn, và cái giá phải trả cho sự viện trợ này các điều khoản nhượng
cho Nhà Vua và Triều đình Pháp quyền tuyệt đối sở hữu và chủ quyền cửa bể Đà Nẵng,
và, người Pháp là người nước ngoài duy nhất được buôn bán hoàn toàn tự do trên các xứ
thuộc quyền cai quản của Vương quốc Nam Kỳ 11. Nhưng trớ trêu là âm mưu xâm chiếm
của Pháp nửa chừng lại bị dừng lại do biến động của cuộc Cách mạng Tư sản 1789-1794
cùng một số biến cố chính trị khác. Mãi đến giữa thế kỷ XIX, con bạch tuộc thực dân mới
có sức để thò vòi sang các nước phương Đông.
Năm 1858 lấy cớ triều đình nhà Nguyễn ngăn cản việc thông thương và giết giáo sĩ,
ngày 01-09 liên quân Pháp-Ý nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược
chính thức nước ta. Gặp phải sức chống cự quyết liệt của nhân dân và quân đội ta, sau 5
tháng chiến tranh dẫm chân tại chỗ, thực dân Pháp thay đổi kế hoạch, chúng chỉ để lại Đà
Nang một phần nhỏ lực lượng giam chân quân đội triều đình, còn kéo vào Nam mở cuộc

tiến công Gia Định. Tháng 024859, chúng chiếm thành Gia Định rồi lần lượt chiếm 3 tỉnh
miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Sau khi toàn bộ Nam Kỳ rơi vào tay giặc, chúng
bắt đầu đánh ra Bắc Kỳ, rồi đánh Trung Kỳ. Thắng lợi của thực dân Pháp đánh dấu bằng
những hàng ước của triều đình Huế ký kết với chúng: Hàng ước năm 1862 nhường 3 tỉnh
Biên Hoa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lòn cho thực dân Pháp; Điều ước và
Thương ước năm 1874 nhường toàn bộ Nam Kỳ cho thực dân Pháp; hai Hàng ước năm
1883 và 1884 thì công nhận nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Trước cảnh nước mất nhà tan, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt
chống kẻ thù và chế độ thống trị thối nát nhằm bảo vệ quyền sống, quyền tự do dân chủ
và độc lập của dân tộc. Nhiều tấm gương kiên trung bất khuất, chiến đấu chống kẻ thù
của dân ta ngời sáng trên trang sử vàng dân tộc.
Giai cấp phong kiến lúc đầu còn chống đối yếu ớt, nhưng càng về sau, dần từng
bước, đã thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp. Ngay trong triều và cả ngoài các địa
phương, bộ phận đầu não của Nhà nước phong kiến ngay từ đầu đã chia làm hai phái sát
phạt nhau: chủ hòa (chủ trương giữ thế thủ, kéo dài tình trạng giằng co) và chủ chiến
11

Điều 2 và 6 của hiệp ước Versailles, ngày 18-11-1787.

22


(gồm những người giàu lòng yêu nước nhưng mang năng tư tưởng bài ngoại). Ngoài ra,
còn một bộ phận lưng chừng, do dự mà tiêu biểu là Tự Đức; trong lời phê một bản tấu
bàn về việc nên đánh hay nên hòa với Pháp, ông ta viết: Nếu chống lại với người Pháp là
một việc khó, thì ký hòa ước với họ lại là việc khó gấp trăm nữa!
Dù sao, nhìn chung, phải nói là trong giai đoạn đầu, tâm sức của triều đình cũng còn
tập trung cho việc chống Pháp. Mũi dùi đả kích trong xã hội cũng như trong văn học ở
giai đoạn đầu là tập trung vào thực dân Pháp mà chưa đả động đến triều đình nhà
Nguyễn. Trong khi Nam Kỳ dồn sức chống ngoại xâm, thì ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, bọn

phong kiến lại tăng cường bóc lột nhân dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng
nổ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Cai Vàng. Nhà nước phong kiến thống trị đứng trước
hai mâu thuẫn, bên ngoài là với bọn thực dân xâm lược, còn bên trong là với phong trào
khởi nghĩa của nông dân. Triều đình phản động đã thỏa hiệp với bọn thực dân để quay lại
đàn áp phong trào nông dân. Hàng ước năm 1862 ra đời trong bối cảnh như vậy.
Sau năm 1862, triều đình không còn vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp
nữa, trái lại, có hành động tiêu cực, phản động. Chẳng hạn như Triều đình điều các tướng
lĩnh cầm đầu nghĩa quân chống Pháp đi nơi khác để cho phong trào kháng chiến nhanh
chóng tan rã; tăng cường bóc lột nhân dân nặng hơn để bồi thường chiến phí. Cuộc chiến
đấu chống Pháp sau năm 1862 không những tập trung mũi nhọn vào thực dân Pháp mà
bắt đầu có đối tượng là cả triều đình phong kiến đầu hàng. Các cuộc khởi nghĩa của Đoàn
Hữu Trung, Trần Tấn, Đặng Như Mai nhằm chống triều đình phong kiến đầu hàng đồng
thời chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhưng phải đến hàng ước năm 1884, sự đầu hàng của triều đình mới hoàn toàn bộc
lộ; từ đây triều đình thực sự trở thành một mục tiêu đả kích bên cạnh việc đả kích thực
dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp trong phong trào Cần Vương tiếp theo đó vẫn
chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến nhưng không phải do những người đại diện
cho nhà nước phong kiến cầm đầu, mà do các văn thân và sĩ phu yêu nước chống Pháp
lãnh đạo. Phong trào rầm rộ từ Bình Định, Quảng Bình, ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây
Bắc và kéo dài gần hết thế kỷ XIX.
23


Trên thế giới, lúc này, thực dân đã chia xong các vùng đất thuộc địa. Hệ thống thuộc
địa thế giới bắt đầu được hình thành. Các nước phương Đông, nói chung, Việt Nam, Lào,
Campuchia, nói riêng, là những vùng đất mới, rộng lớn, màu mỡ, giàu tiềm năng, nằm
trong tầm ngắm của thực dân thế giới, trước hết là là thực dân Pháp. Trước tình hình đó
việc triều đình Tự Đức cử các phái bộ sang Pháp để xin chuộc lại các tỉnh bị mất là điều
không tưởng, phản ánh một thực trạng đau buồn: nguy cơ mất nước ngày càng trực tiếp
đe doa. Cũng vào thời điểm đó, các phái bộ nước ngoài liên tiếp đến nước ta đề nghị mở

rộng giao thương, buôn bán. Từ năm 1822, đã có 9 lần quan hệ giao thương quốc tế được
đặt ra, nhưng đều bị triều đình Huế khước từ.
Trên thế giới lúc này liên tiếp diễn ra các biến động lớn, tác động ít nhiều đến nhận
thức của những nhà Nho học lẫn Tân học Việt Nam. Trước hết là ở Trung Hoa, ngay từ
đầu thế kỷ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh thi hành chính sách bế quan tỏa
cảng với nhiều quy định cứng rắn. Nhưng sau đó, với Hiệp ước Nam Kinh 1842, Trung
Hoa chấp nhận mở cửa, tự do mậu dịch giao thương với nước ngoài. Cùng thời gian đó,
tại Nhật Bản, ban đầu chính quyền vẫn thực hiện chính sách đóng cửa nhưng dân chúng
vẫn tìm cách giao thương với các tàu buôn nước ngoài. Năm 1854, Hoa ước hữu nghị và
thương mãi Nhật-Mỹ được ký kết tuy vẫn bị phe bảo thủ chống đối. Mãi đến năm 1868,
Minh. Tri Thiên hoàng lên ngôi và thi hành chính sách mở cửa tiếp thu khoa học kỹ thuật
phương Tây đưa Nhật Bản đi lên, mở ra một thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ về kinh tếxã hội.
Như vậy, có thể nói, tư bản Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam vào đúng lúc chế độ
phong kiến Việt Nam đang lún sâu vào con đường khủng hoảng, suy vong trầm trọng, về
tình hình xã hội lúc bấy giờ, chính sách khắc nghiệt và sai lầm của triều đình nhà Nguyễn
về kinh tế-tài chính đã làm cho nông nghiệp trong nước tiêu điều và xơ xác. Nông nghiệp
sa sút kéo theo sự suy thoái rõ rệt của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân
dân. Còn công nghiệp thì với các quy định ngặt nghèo cũng ngày càng lụi tàn. Thương
nghiệp trong nước và nước ngoài sút kém rõ rệt. Một số cửa cảng trước kia buôn bán

24


phồn thịnh, nay trở nên vắng vẻ. Dựa trên một nền kinh tế sa sút về mọi mặt như vậy,
đương nhiên nền tài chính quốc gia ngày càng thêm kiệt quệ.
Trong hoàn cảnh đó, mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thống trị với nhân dân cả
nước - chủ yếu là nông dân - đã trở nên gay gắt và được bộc lộ ra ngoài một cách kịch liệt
bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân xuyên suốt các đời vua. Để bảo vệ đặc
quyền đặc lợi, phong kiến nhà Nguyễn đã dồn mọi lực lượng quân sự trong tay vào việc
bóp chết các cuộc khởi nghĩa nông dân. Chính trong quá trình tiểu phỉ đó, chúng vừa làm

cho những lực lượng quân sự của triều đình suy yếu dần đi đồng thời hủy hoại khả năng
kháng chiến to lớn của nhân dân, và như vậy là đã tạo điểu kiện cho tư bản Pháp dễ thôn
tính nước ta. Đó là chưa nói tới chính sách sai lầm về đối ngoại của triều Nguyễn.
Tất cả những nguyên nhân đó chỉ còn tìm một nguyên cớ để bộc lộ sự thật lịch sử
một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Đó chính là sự kết cục của tình hình xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XIX bằng các Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 đến Hiệp ước Patenotre 1884. Một
giai đoạn bi thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc đã chính thức bắt đầu.
1.2.1.2.Những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX đã để lại
một dấu ấn rõ nét trong tình hình phân bố giai cấp và trong các đặc điểm tâm lý-xã hội
của các giai cấp, giai tầng xã hội ấy.
Trong quá khứ, dưới chế độ thuần phong kiến, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là giữa
nông dân và địa chủ. Còn lúc này, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn ấy vẫn
sâu sắc, nhưng nổi lên hàng đầu lại là mâu thuẫn giữa nhân dân ta, bao gồm mọi tầng lớp
nhân dân yêu nước với bọn thực dân cướp nước và bè lũ phong kiến tay sai bán nước. Sự
thay đổi mâu thuẫn trong xã hội đưa đến việc sắp xếp lại các lực lượng xã hội.
Vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX xã hội nước ta đã trải qua một sự phân hóa sâu
sắc chưa từng có diễn ra trong lịch sử. Đối với quảng đại quần chúng nhân dân, trước kia
dưới chế độ phong kiến họ đã từng bị áp bức bóc lột nặng nề, đến giai đoạn này, trước
nguy cơ có thêm một tầng áp bức bóc lót mới: bọn thống trị nước ngoài, sức phản kháng
của họ càng mạnh, ý chí chiến đấu của họ càng được tăng cường. Họ là đội quân chủ lực
25


×