Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Thoa

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO 2
TRÊN CƠ SỞ SINH KHỐI CỦA RỪNG ĐƯỚC
ĐÔI (RHIZOPHORA APICULATA BLUME)
TRỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Thoa

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO 2
TRÊN CƠ SỞ SINH KHỐI CỦA RỪNG ĐƯỚC
ĐÔI (RHIZOPHORA APICULATA BLUME)
TRỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ

Chuyên ngành:
Mã số:

Sinh thái học


60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Người viết cam đoan

Lê Thị Kim Thoa


LỜI CÁM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy tại
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Thầy - TS. Viên Ngọc Nam đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình truyền đạt kiến thức
quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đại học trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực

hiện luận văn và hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy ngành Sinh thái học - trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến
thức quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các Cô Chú, cán bộ nhân viên thuộc Ban Quản lý Khu
Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin và đo đếm số
liệu ngoài thực địa.
Cuối cùng, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
Học viên

Lê Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ....................................................................... v
Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................5
1.1. Nghiên cứu về sinh khối thực vật .....................................................................5
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối thực vật trên thế giới..........................................5
1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối thực vật ở Việt Nam .........................................7
1.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 .............................................................................9

1.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 trên thế giới...................................................9
1.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 ở Việt Nam .................................................10
1.2.3. Các phương pháp điều tra sinh khối và khả năng hấp thụ CO 2 ...............13
1.3. Thị trường carbon ...........................................................................................17
1.4. Nhận định về tổng quan nghiên cứu ...............................................................18
Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
KHU VỰC NGHIÊN CỨU...............................................................20
2.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu............................................................20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể...............................................................22
2.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................26
2.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................31
3.1. Tương quan giữa H vn với D 1,3 của cây Đước đôi ...........................................31
3.2. Sinh khối trên mặt đất cây cá thể ...................................................................33


3.2.1. Kết cấu sinh khối cây cá thể Đước đôi ....................................................34
3.2.2. Thiết lập phương trình sinh khối cây cá thể Đước đôi ............................40
3.2.3. Kiểm tra tính khả dụng của phương trình sinh khối cây cá thể ...............48
3.3. Sinh khối quần thể Đước đôi ..........................................................................52
3.3.1. Kết cấu sinh khối khô của quần thể Đước đôi .........................................52
3.3.2. Sinh khối khô quần thể Đước đôi theo cấp tuổi ......................................53
3.4. Khả năng hấp thụ CO 2 của Đước đôi .............................................................54
3.4.1. Khả năng tích lũy carbon của cây cá thể Đước đôi .................................55
3.4.2. Khả năng hấp thụ CO 2 của cây cá thể Đước đôi .....................................58
3.4.2. Khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể Đước đôi .......................................64
3.5. Lượng giá CO 2 của quần thể Đước đôi ..........................................................65
3.6. Lập bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và CO 2 ........................................66

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................71
4.1. Kết luận ..........................................................................................................71
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c

Các tham số của phương trình

ABD

Aboveground biomass – Sinh khối trên mặt đất

C

Carbon

Ct

Tổng carbon cây cá thể

C tm

Carbon thảm mục

C th

Carbon thân


Cc

Carbon cành

Cl

Carbon lá

Cr

Carbon rễ

CO 2

Carbon dioxin

CO 2t

Tổng lượng CO 2 của cá thể hấp thụ

CO 2 th

Lượng CO 2 thân hấp thụ

CO 2 c

Lượng CO 2 cành hấp thụ

CO 2 l


Lượng CO 2 lá hấp thụ

CO 2 r

Lượng CO 2 rễ hấp thụ

CO 2 tqt

Tổng CO 2 của quần thể hấp thụ

CO 2 qttmđ

Tổng lượng CO 2 quần thể hấp thụ trên mặt đất

CO 2 qtdmđ

Tổng lượng CO 2 quần thể hấp thụ dưới mặt đất

CO 2 thqt

Lượng CO 2 thân quần thể hấp thụ

CO 2 cqt

Lượng CO 2 cành quần thể hấp thụ

CO 2 lqt

Lượng CO 2 lá quần thể hấp thụ


CO 2 rqt

Lượng CO 2 rễ quần thể hấp thụ

CO 2 rqtdmđ

Lượng CO 2 rễ quần thể dưới mặt đất hấp thụ

D 1,3

Đường kính tại độ cao 1,3 m tính từ mặt đất

D bq

Đường kính bình quân của quần thể (cm)

GPS

Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu

H vn

Chiều cao vút ngọn (m)

H bq

Chiều cao bình quân của quần thể (m)

IPCC


Intergovernment Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính
phủ về biến đổi khí hậu

KBTTN ĐNN

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước


LT

Lý thuyết

N

Mật độ quần thể (cây/ha)

ppm

Phần triệu

R2

Hệ số xác định

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation

TT


Thực tế

W dmđ

Sinh khối dưới mặt đất

W rkdmđ

Sinh khối rễ khô dưới mặt đất

W rktmđ

Sinh khối rễ khô trên mặt đất

W qttmđ

Sinh khối quần thể trên mặt đất

W qtdmđ

Sinh khối quần thể dưới mặt đất

W tk

Tổng sinh khối khô cây cá thể

W thk

Sinh khối thân khô cây cá thể


W ck

Sinh khối cành khô cây cá thể

W lk

Sinh khối lá khô cây cá thể

W rk

Sinh khối rễ khô cây cá thể

W tkqt

Tổng sinh khối khô quần thể

W thkqt

Sinh khối thân khô quần thể

W ckqt

Sinh khối cành khô quần thể

W lkqt

Sinh khối lá khô quần thể

W rkqt


Sinh khối rễ khô quần thể

W tt

Tổng sinh khối tươi cây cá thể

W tht

Sinh khối thân tươi cây cá thể

W ct

Sinh khối cành tươi cây cá thể

W lt

Sinh khối lá tươi cây cá thể

W rt

Sinh khối rễ tươi cây cá thể

W ttqt

Tổng sinh khối tươi quần thể

W thtqt

Sinh khối thân tươi quần thể


W ctqt

Sinh khối cành tươi quần thể

W ltqt

Sinh khối lá tươi quần thể

W rtqt

Sinh khối rễ tươi quần thể

%

Sai số tương đối


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Các phương trình tương quan giữa carbon tích lũy với sinh khối
khô của Viên Ngọc Nam (2010)............................................................ 12

Bảng 1.2.

Giá trị ρ phổ biến cho các loài cây thuộc rừng Sundarban của
Bangladesh ............................................................................................ 15

Bảng 1.3.


Phương trình tương quan sinh khối rễ dưới mặt đất theo Cairns va
cs (1997) ................................................................................................ 16

Bảng 2.1.

Thống kê số lượng ô tiêu chuẩn ............................................................ 23

Bảng 2.2.

Diện tích rừng Đước đôi phân theo cấp tuổi (ha) .................................. 29

Bảng 3.1.

Phương trình tương quan giữa chiều cao cây (H vn ) và đường kính
D 1,3 (phụ bảng 1) ................................................................................... 31

Bảng 3.2.

Kết cấu sinh khối tươi trên mặt đất cây cá thể Đước đôi ...................... 34

Bảng 3.3.

Kết cấu sinh khối khô các bộ phận trên mặt đất cây Đước đôi ............. 37

Bảng 3.4.

So sánh tỉ lệ sinh khối tươi và khô trong cây cá thể .............................. 39

Bảng 3.5.


So sánh tương quan giữa sinh khối cây cá thể với H vn và D 1,3 ............. 40

Bảng 3.6.

Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây Đước đôi
với H vn , D 1,3 (phụ bảng 2) ..................................................................... 42

Bảng 3.7.

Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô cây Đước đôi
với H vn , D 1,3 (phụ bảng 3) ..................................................................... 43

Bảng 3.8.

Phương trình tương quan sinh khối tươi bộ phận cây cá thể với
D 1,3 ......................................................................................................... 44

Bảng 3.9.

Phương trình sinh khối khô bộ phận cây tương quan với D 1,3 .............. 46

Bảng 3.10. Phương trình tương quan tổng sinh khối khô và tươi............................ 47
Bảng 3.11. Phương trình tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi bộ
phận Đước đôi ....................................................................................... 48
Bảng 3.12. Kiểm tra sai số tương đối các phương trình sinh khối tươi (phụ
bảng 32) ................................................................................................. 49
Bảng 3.13. Kiểm tra sai số tương đối các phương trình sinh khối khô (phụ
bảng 33) ................................................................................................. 50



Bảng 3.14. Phương trình tương quan tổng sinh khối khô cây cá thể Đước đôi
với D 1,3 của nhiều tác giả ....................................................................... 50
Bảng 3.15. So sánh sinh khối khô của quần thể Đước đôi ở 3 cấp tuổi .................. 54
Bảng 3.16. Phương trình tương quan lượng carbon tích lũy của Đước đôi với
sinh khối khô ......................................................................................... 56
Bảng 3.17. Phương trình tương quan giữa carbon tích lũy của cây Đước đôi
với nhân tố đường kính D 1,3 .................................................................. 57
Bảng 3.18. Kết cấu lượng CO 2 hấp thu của cá thể Đước đôi .................................. 59
Bảng 3.19. Phương trình tương quan tổng lượng CO 2 cây hấp thụ với H vn và
D 1,3 ......................................................................................................... 60
Bảng 3.20. Phương trình tương quan giữa lượng CO 2 bộ phận cây hấp thụ
với D 1,3 .................................................................................................. 61
Bảng 3.21. Sai số tương đối các phương trình hấp thụ CO 2 cây Đước đôi ............. 62
Bảng 3.22. Lượng CO 2 hấp thụ của quần thể Đước đôi theo cấp tuổi .................... 64
Bảng 3.23. Giá trị hấp thụ CO 2 của rừng Đước đôi ................................................ 65
Bảng 3.24. Bảng tra nhanh sinh khối khô, carbon và CO 2 các bộ phận cây
Đước đôi ................................................................................................ 66


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 21

Hình 2.2.

Bảng tính dung lượng mẫu ô điều tra theo Winrock (2007) ................. 23

Hình 2.3.


Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) .............................................. 27

Hình 2.4.

Bản đồ khu vực nghiên cứu ................................................................... 30

Hình 3.1.

Đồ thị tương quan giữa H vn và D 1,3 ....................................................... 33

Hình 3.2.

Tỉ lệ phần trăm sinh khối tươi các bộ phận cây Đước đôi .................... 36

Hình 3.3.

Tỉ lệ phần trăm sinh khối khô các bộ phận cây Đước đôi ..................... 39

Hình 3.4.

Đồ thị tương quan tỉ lệ sinh khối cá thể tươi và khô ............................. 40

Hình 3.5.

Đồ thị mô tả mối tương quan giữa sinh khối khô cây Đước đôi
với D 1,3 .................................................................................................. 42

Hình 3.6.


Đồ thị biểu diễn sinh khối tươi cá thể Đước đôi theo D 1,3 .................... 45

Hình 3.7.

Đồ thị so sánh các phương trình tương quan sinh khối khô với
D 1,3 của nhiều tác giả về Đước đôi ........................................................ 51

Hình 3.8.

Tỉ lệ sinh khối khô các bộ phận của quần thể Đước đôi ....................... 53

Hình 3.9.

Tỉ lệ carbon các bộ phận cây cá thể Đước đôi ...................................... 55

Hình 3.11. Đồ thị tương quan lượng carbon tích lũy cây cá thể với D 1.3 ............... 58
Hình 3.12. Đồ thị so sánh phương trình tương quan lượng hấp thụ CO 2 với
D 1,3 của đề tài với tác giả Viên Ngọc Nam ........................................... 63
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh lượng CO 2 hấp thụ ở các cấp tuổi rừng Đước ............ 65


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của rừng Đước (Rhizophora
apiculata Blume) trồng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú ”
thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Thu thập điều tra số liệu từ 46 ô tiêu chuẩn, 36 cây giải tích. Sau đó, phân
tích, xử lý số liệu, thiết lập và dò tìm phương trình tương quan giữa các nhân tố.
Kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi trên mặt đất của cây cá thể trung bình là
183,39 ± 59,9 kg/cây. Trong đó, sinh khối thân tươi chiếm 39,6 %, sinh khối rễ tươi
chiếm 23,99 %, sinh khối cành tươi chiếm 19,05 % và sinh khối lá tươi chiếm 17,35

%.
Kết cấu sinh khối khô trên mặt đất cây Đước đôi: Sinh khối thân khô > sinh
khối rễ khô > sinh khối cành khô > sinh khối lá khô với tỉ lệ tương ứng lá 45,02 % >
23,31 % > 19,71 % > 11,96 %.
Sinh khối của quần thể Đước đôi gồm các bộ phận trên mặt đất và rễ dưới mặt
đất.
Tổng sinh khối khô của quần thể trung bình là 257,49 ± 24 tấn/ha. Sinh khối
khô quần thể trên mặt đất trung bình là 236,23 ± 22,34 tấn/ha, sinh khối khô của
quần thể dưới mặt đất trung bình là 13,55 ± 1,14 tấn/ha. Sinh khối quần thể (gồm
tươi và khô) cấp tuổi 1 > sinh khối quần thể cấp tuổi 2 > sinh khối quần thể cấp
tuổi 3.
Phương trình tương quan giữa nhân tố sinh khối với nhân tố D 1,3 tốt nhất có
dạng hàm số mũ Y = a * Xb với hệ số xác định cao, hệ số biến động (V%) và hệ số
chính xác (P%) thấp, sai số tiêu chuẩn của ước lượng (SEE) thấp.
Lượng carbon tích lũy ở các bộ phận cây Đước đôi khác nhau: Thân > rễ >
cành > lá tương ứng với tỉ lệ 43,92 ± 2,1 % > 23,66 ± 1,3 % > 19,57 ± 1,5 % >
12,85 ± 1,8 %.


Lượng CO 2 quần thể Đước hấp thụ trung bình 415,07 ± 38,86 tấn/ha., thay
đổi theo cấp tuổi. Trong đó, lượng CO 2 quần thể hấp thụ khác nhau ở các bộ phận:
thân > rễ > cành > lá tương ứng với tỉ lệ 44,11 ± 0,54 % > 27,27 ± 0,18% > 19,02 ±
0,15 % > 12,89 ± 0,5 %. Lượng CO 2 quần thể trên mặt đất hấp thụ trung bình là
391,46 ± 36,94 tấn/ha và 23,35 ± 1,97 tấn/ha cho bộ phận rễ dưới mặt đất. Trên cơ
sở đó, đề tài ước lượng được lượng CO 2 cả khu vực nghiên cứu hấp thụ là
332.746,46 tấn và tính toán được giá trị CO 2 của rừng Đước ở khu vực nghiên cứu.


SUMMARY
Thesis “ Estimate the capability of CO 2 sequestration based on biomass of

Rhizophora apiculata Blume at Thanh Phu Wetland and Natural Conservation. Data
is collected by measuring 46 plots, analysis on 36 trees. After that, we calculate data
to find out equations between different factors.
The result shows that total fresh biomass of individual tree is 183.39 ± 59.9
kg/tree. The fresh trunk biomass is 39.6 %, fresh root biomass is 23.99 %, fresh
branches biomass is 19.05 % and fresh leaves biomass is 17.35 %.
Dry biomass structure of Rhizophora apiculata Blume: Dry trunk biomass >
dry root biomass > fresh branches biomass > fresh leaves biomass with approximate
rate is 45.02 % > 23.31 % > 19.71 % > 11.96 % of total dry biomass.
Biomass of Rhizophora apiculata Blume population includes aboveground
biomass and belowground root biomass.
The total dry biomass of population is 257.49 ± 24 tons/hectare. Dry biomass
of

aboveground population is 236.23 ± 22.34 tons/hectare, dry

biomass of

belowground population is 13.55 ± 1.14 tons/hectare.
The biomass of population (includes fresh and dry) in age classe 1 > age
classe 2 > three age classe 3.
The best equations describe correlation between the biomass of Rhizophora
apiculata Blume with D 1.3 was multiplicative model Y = a * Xb, this model has high
R2, low V%, low P% and low standard error of estimate (SEE).
Quantify of carbon stored in parts of individual tree is different: trunk > root >
branches > leaves with approximate rate is 43.92 ± 2.1 % > 23.66 ± 1.3 % > 19.57 ±
1.5 % > 12.85 ± 1.8 %.
The capability of CO 2 sequestration of Rhizophora apiculata Blume forest is
416.30 ± 39.03 tons/ha, change dependen on age classes. This is different between
parts: Trunk > root > branches > leaves with approximate rate is 44.11 ± 0.54% >



27.27 ± 0.18% > 19.02% > 12.89 ± 0,5%. The capability of CO 2 sequestration of
aboveground population is 391.46 ± 36.94 tons and 23.35 ± 1.97 tones for
belowground root. Based on estimating the total of CO 2 , the total of CO 2
sequestrate is 332,746.46 tons, for the value of Rhizophora apiculata Blume CO 2
of forest in study area.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nóng lên toàn cầu không chỉ là vấn đề chuyên môn được giới các
nhà khoa học môi trường quan tâm. Trên bình diện rộng, vấn đề này là chủ đề trọng
đại bậc nhất trên các bàn nghị sự liên quan về môi trường.
Việc tăng nhiệt độ trong quá khứ chủ yếu là do quá trình vận hành tự nhiên
của những biến đổi địa chất, nhưng sự gia tăng nhiệt độ ngày nay chủ yếu là do hoạt
động của con người, được chứng minh qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong
vài thập kỷ gần đây [30]. Tiểu bang liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ dự
báo nhiệt độ toàn cầu trong thế kỉ 21 này sẽ tăng từ 5 – 25oC. Trong kịch bản biến
đổi khí hậu cho Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy nhiệt độ trong 50 năm qua
(1958 – 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng từ 0,5 – 0,7oC,
theo kịch bản phát thảo trung bình - B2 dự báo vào cuối thế kỉ 21 nhiệt độ trung
bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng
Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Tây Nam Trung Bộ và 2oC ở Tây Nam Bộ
so với thời kỳ 1980 – 1999 [3].
Hệ lụy của hiện tượng nóng lên toàn cầu này là làm cho các sông băng trên
Trái Đất tan chảy, mực nước biển dâng cao, một số vùng trũng thấp và ven biển sẽ
có nguy cơ bị chìm ngập trong nước, lũ lụt triền miên, một số nơi khác lại hứng
chịu các đợt nắng nóng khốc liệt kéo dài, nguy cơ cháy rừng cao, bệnh dịch lan
tràn,…đe dọa đến sự sống của con người, các sinh vật và ảnh hưởng tiêu cực đến

các hệ sinh thái.
Hầu hết các nhà nghiên cứu về môi trường đều có chung nhận định cho rằng
nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là do tích lũy lâu dài của các loại
khí nhà kính như: như HCF’s, PFF’s, CFCs, SF6, N 2 O, CH 4 , CO 2 ,…. Trong đó,
loại khí nhà kính quan trọng nhất là khí CO 2 . Theo báo cáo từ IUCP, năm 1970 đến
năm 2004 lượng khí CO 2 phát thải tăng khoảng 80% (tăng từ 21 – 38 tấn). Một
thống kê khác cho rằng nồng độ CO 2 đặc biệt tăng nhanh trong hơn hai thập kỷ qua,
từ năm 1970 đến năm 2000, nồng độ CO 2 tăng trung bình 1,5 ppm/năm và riêng


trong năm 2007 nồng độ này đã tăng 2,14 ppm. Một minh chứng khác là hiện nay
hàm lượng khí CO 2 thải vào môi trường đến khoảng 380 ppm, vượt gần 1/3 so với
mức bình thường [32]. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu về môi trường nếu
lượng khí CO 2 tăng với tốc độ như hiện nay và không có giải pháp tích cực làm
giảm lượng CO 2 thì vào cuối thế kỉ 21 lượng khí CO 2 có thể tăng đến 800 – 1000
ppm, góp phần đưa sự sống nhanh chóng quay trở lại khởi nguyên ban đầu của nó
[3]. Vấn nạn tăng nồng độ khí thải CO 2 này là do việc đốt nhiên liệu phục vụ cho
các nhu cầu sống được xem là ngày càng hiện đại của con người cùng với nạn phá
rừng ngày càng tăng.
Rừng hấp thụ khí CO 2 từ khí quyển, thông qua quá trình quang hợp chuyển
hóa thành các hợp chất hữu cơ của carbon, tích tụ lại trong các bộ phận như thân,
cành, lá, rễ cây, cây chết, thảm mục và chất hữu cơ trong đất. Trên thực tế, khả năng
hấp thụ CO 2 của rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng và loài cây. Một khu
rừng nguyên sinh có thể hấp thu 280 tấn carbon/ha, một khu rừng trống có thể hấp
thu khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển
đổi sang canh tác nông nghiệp. Trong một năm rừng hấp thu khoảng 100 tỷ tấn CO 2
và thải ra khoảng 80 tỷ tấn oxy [16]. Vì thế, rừng với vai trò quan trọng trong việc
chuyển đổi khí CO 2 và O 2 , có ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn vùng cũng như toàn
cầu. Do đó, biện pháp ưu việt nhất chống lại biến đổi khí hậu là bảo vệ, tái sinh và
trồng lại rừng (REED, 2010).

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt phân bố vùng ven biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Hệ sinh thái rừng không chỉ có vai trò bảo vệ đất chống xói lở vùng
ven biển, tạo điều kiện cho việc bồi lắng phù sa, hạn chế tác động của thiên
tai,…Ngoài ra, rừng ngập mặn còn là phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu khoa
học, các điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn. Với vai trò quan trọng đó và
trong bối cảnh hiện nay, khi mà diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp thì việc
nghiên cứu, lượng hóa giá trị của rừng bao gồm cả về mặt môi trường mà đặc biệt là
hiện tượng nóng lên toàn cầu có liên quan đến vấn đề tích tụ carbon trong sinh khối
cây rừng là điều rất cần thiết, để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu


tư và bảo vệ rừng.
Báo động môi trường về biến đổi khí hậu đang thách thức các nhà khoa học,
đòi hỏi sự chung tay góp sức của cộng đồng thế giới. Lượng phát thải khí nhà kính
giữa các nước có sự khác nhau nên cộng đồng quốc tế đã có phương pháp nhằm
ràng buộc nghĩa vụ tham gia chống biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức
giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát triển. Điều này được thể
hiện rõ trong Nghị định thư Kyoto (1997) và CDM là một trong ba cơ chế linh hoạt
của Nghị định này, có lợi ích kinh tế đối với các nước đang phát triển [6]. Công cụ
kinh tế để thực hiện cơ chế này là REDD+ hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và
hoàn thiện. Đối tượng của CDM là thực hiện trồng rừng và tái sinh rừng tự nhiên
hiện có, đối tượng của REDD+ là rừng tự nhiên hiện có, cả hai đều nhằm hướng đến
tăng cường sự hấp thụ carbon của rừng.
Việt Nam đã có những định hướng chiến lược góp phần tham gia chống lại sự
biến đổi khí hậu toàn cầu do hiệu ứng nhà kính. Bằng chứng là Việt Nam đã sớm ký
Nghị định thư Kyoto và triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển rừng bền vững.
Hiện nay, Việt Nam còn là một trong những nước được chọn tiến hành thí điểm dự
án REDD+.
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) là cây ưu thế tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Thạnh Phú. Trong thời gian qua, giới khoa học Việt Nam đã có

nhiều nghiên cứu về khả năng hấp thụ và lượng giá khí CO 2 . Tuy nhiên, cho đến
nay vấn đề về khả năng hấp thụ CO 2 của rừng Đước đôi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Thạnh Phú vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở thiết
thực đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của rừng
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Thạnh Phú ”. Nhằm cung cấp thông tin về khả năng hấp thụ và lượng
giá CO 2 , từ đó làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường theo quy định của
Nghị định 99/2010 NĐ-CP đã ban hành ngày 24/9/2010.
2. Mục tiêu đề tài
Góp phần định lượng giá trị rừng Đước đôi tại Khu BTTN ĐNN Thạnh Phú,


cung cấp cơ sở cho việc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể:
- Xác định sinh khối và lượng carbon tích lũy trong các bộ phận trên mặt đất
của cá thể cây Đước đôi.
- Xác định sinh khối và lượng carbon tích lũy trong bộ phận rễ dưới mặt đất
của quần thể Đước đôi.
- Xác định lượng CO 2 hấp thụ trong cây Đước đôi.
- Xác định tổng lượng sinh khối trên và dưới mặt đất, khả năng hấp thụ CO 2
của quần thể Đước đôi.
- Xác định giá trị CO 2 của rừng Đước đôi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Thạnh Phú.
- Cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho việc chi trả dịch vụ môi trường.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Trong phạm vi giới hạn về thời gian, nguồn lực và yêu cầu của luận văn Thạc
sĩ, đề tài nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Phạm vi: Đề tài được tiến hành tại các tiểu khu 12, 14, 15, 16, 18, 19 thuộc
Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Giới hạn: Đề tài tập trung nghiên cứu về sinh khối của các bộ phận: thân,
cành, lá, rễ của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trên và dưới mặt đất.

Từ đó xác định giá trị hấp thụ CO 2 của rừng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần làm rõ phương pháp tính toán lượng CO 2 hấp
thụ của rừng Đước đôi tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, cung
cấp dữ liệu cho các nhà quản lý rừng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định giá trị hấp thụ CO 2 của rừng Đước đôi thông
qua xây dựng các phương trình tương quan toán học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
cho việc chi trả dịch vụ môi trường theo Nghị định 99/2010 NĐ-CP của Chính phủ.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về sinh khối thực vật
Có nhiều khái niệm về sinh khối khác nhau nhưng nhìn chung sinh khối thực
vật là bao gồm lượng vật chất được tích lũy trong tất cả các bộ phận cây sống hoặc
chết, trên và dưới mặt đất thông qua quá trình quang hợp, có được trên một đơn vị
diện tích tại một thời điểm xác định, thường được tính bằng tấn/ha.
Theo Brown (1997) sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống
hoặc chết (còn ở trên cây) ở trên hoặc ở dưới mặt đất [24].
Sinh khối là tổng lượng mà cây tích lũy trong quá trình sinh trưởng và phát
triển, là chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sản lượng cây rừng [16].
Theo Viên Ngọc Nam (1998, 2010) sinh khối thực vật bao gồm tổng lượng
thân, cành, hoa, lá, rễ trên và dưới mặt đất, lượng rơi, xác phân hủy.
Sinh khối còn là kho chứa, hấp thụ CO 2 và dự trữ carbon.
Vì vậy, việc nghiên cứu sinh khối là cần thiết để định lượng carbon tích lũy,
ước đoán hàm lượng CO 2 thực vật hấp thu được, cung cấp thông tin cho các nhà
quản lý tài nguyên rừng đánh giá được chất lượng cũng như đề ra được kế hoạch
điều chế và sử dụng hiệu quả các quần hệ thực vật, tham gia vào thị trường carbon,
làm cơ sở khoa học cho chi trả các dịch vụ môi trường mà trong đó có chi trả cho
loại dịch vụ hấp thu và lưu giữ carbon rừng.
Phương pháp định lượng, mô hình dự báo sinh khối thông qua mối tương quan

với các nhân tố điều tra được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu gần đây, giúp
cho việc dự báo sinh khối thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối thực vật trên thế giới
Thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sinh khối trên các đối tượng thực vật, các
dạng rừng khác nhau. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình :
Các báo cáo trong một tài liệu toàn diện của Cairns và cs (1997) bao gồm hơn
160 nghiên cứu cho cả rừng nhiệt đới, ôn đới và rừng phương Bắc về sinh khối trên
và dưới mặt đất. Trung bình sinh khối dưới mặt đất khoảng 26% sinh khối trên mặt


đất, giá trị này biến động trong khoảng 18% đến 25%. Các yếu tố về vĩ độ, kết cấu
đất và loài cây không làm thay đổi đáng kể tỉ lệ này.
Akira và cs (2000) trong nghiên cứu về sinh khối và kích thước rễ dưới mặt
đất của Dà vôi (Ceriops tagal C. B. Rob) tại vùng Nam Thái Lan, đã tính được tổng
sinh khối là 437,5 tấn/ha. Trong đó sinh khối thân đạt 53,35 tấn/ha, sinh khối lá đạt
13,29 tấn/ha, sinh khối rễ trên mặt đất đạt 1,99 tấn/ha, sinh khối rễ dưới mặt đất
chiếm nhiều hơn với 87,51 tấn/ha [dẫn theo Viên Ngọc Nam, 2010].
Akira Komiyama và cs (2007), đã kiểm tra sinh trưởng, sinh khối và năng suất
rừng ngập mặn qua 72 bài báo của các tác giả đã công bố để làm sáng tỏ vấn đề
phân bố sinh khối trong cây và năng suất của cây rừng ngập mặn trên các quốc gia
khác nhau. Kết quả tính được sinh khối trên mặt đất rừng ngập mặn ở Malaysia với
loài ưu thế là Đước đôi, lớn nhất (460 tấn/ha) và rừng ngập mặn ở Florida (Mỹ) với
loài ưu thế là Đước đỏ, thấp nhất (7,9 tấn/ha) trong tất cả các vùng nghiên cứu. Tác
giả cho rằng sinh khối rừng ngập mặn có quan hệ với tuổi, loài ưu thế và lập địa.
Trong giai đoạn rừng non, sinh khối trên mặt đất vùng ven bờ biển của rừng ngập
mặn thấp và tăng dần khi vào sâu trong lục địa. Tính trên toàn cầu, rừng ngập mặn ở
vùng nhiệt đới có sinh khối trên mặt đất cao hơn rất nhiều so với vùng ôn đới (dẫn
theo Cao Huy Bình, 2009) [23].
Ở Malaysia, Ong Jin - Eong và cs (1983, 1984) đã ghi nhận sinh khối rừng
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) tăng theo độ tuổi, cụ thể sinh khối quần

thể Đước đôi ở tuổi 5 là 16,25 tấn/ha, tổng sinh khối ở độ tuổi 10 là 180 tấn/ha và
đạt cao nhất là quần thể Đước đôi ở độ tuổi 20 với khoảng 200 tấn/ha [9].
Christensen Bo (1997) khi nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng
Đước trên đảo Phuket thuộc bờ biển phía Tây, Thái Lan đã xác định được tổng
lượng sinh khối khô trên mặt đất của rừng ở độ tuổi 15 là 159 tấn/ha, tổng năng suất
sinh khối khô tăng hàng năm ước tính 27 tấn/ha/năm. Đề tài cũng đã so sánh và chỉ
ra lượng vật rụng rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mưa nhiệt đới do rừng ngập
mặn có tuổi nhỏ hơn và sinh trưởng nhanh [25].


1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về sinh khối thực vật. Sau đây là một số
công trình công bố gần nhất :
Phạm Tuấn Anh (2007) với đề tài “Dự báo năng lực hấp thụ CO 2 của rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông”. Phạm vi của đề tài
này là nghiên cứu về thực vật thân gỗ với các bộ phận thân cây sống trên mặt đất
gồm thân, cành, vỏ và lá cây ở 3 trạng thái của lâm phần tự nhiên là rừng non, rừng
nghèo và rừng trung bình thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh. Trong đề tài này, tác
giả sử dụng phương pháp đặt 41 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 900 m2 (30 m x 30
m) bố trí rải đều trên các địa phận lâm phần, tiến hành điều tra giải tích trên 34 cây
tiêu chuẩn. Qua nghiên cứu, đề tài rút ra được tương quan giữa sinh khối khô và
sinh khối tươi cây cá thể có dạng mô hình hàm dạng mũ W tk (khô) = 0,454 * W tt
(tươi)1,032 [4]. Hệ số mũ của phương trình gần bằng 1 nên có thể kết luận thực vật
thân gỗ có sinh khối khô bằng 45,4 % sinh khối tươi.
Võ Thị Bích Liễu (2007) đã xây dựng phương trình tính sinh khối quần thể Dà
vôi thông qua hai biến độc lập là chiều cao vút ngọn (Hvn) và mật độ cây (N) khi
nghiên cứu sinh khối quần thể Dà vôi (Ceriops tagal C. B. Rob) trồng tại Khu Dự
trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp.HCM [9]. Phương trình được tác giả
chọn có dạng: logW tk = 2,8564 + 1,0770*logH vn – 0,3330*logN
Như vậy theo phương trình này, sinh khối khô tăng tỉ lệ thuận với chiều cao và

tỉ lệ nghịch với mật độ. Điều này hợp lí vì mật độ quần thể dày, cây cạnh tranh chất
dinh dưỡng nhiều, sinh trưởng kém nên lượng sinh khối tích lũy thấp.
Cao Huy Bình (2009) với “ Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của quần thể
Dà quánh (Ceriops decandra Dong Hill) tự nhiên tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ, Tp.HCM ”. Đề tài này tập trung nghiên cứu về sinh khối cây
sống trên mặt đất, không đề cập đến cây chết hay các bộ phận do côn trùng sâu bọ
lấy đi, bộ phận rơi rụng và dưới mặt đất. Việc tính toán sinh khối cây cá thể dựa trên
số liệu điều tra giải tích 40 cây ngã, sử dụng 35 cây để thiết lập phương trình và 5
cây để kiểm nghiệm. Trong đó kết cấu sinh khối thân tươi > sinh khối cành tươi >


sinh khối lá tươi theo tỉ lệ tương ứng là 53,79 % > 25,12 % > 21,09 % so với tổng
sinh khối tươi. Kết quả phân tích sinh khối khô của đề tài cho thấy tỉ lệ sinh khối
thân khô là cao nhất, bình quân là 56,74 ± 2,74 %, sinh khối chiếm tỉ lệ thấp hơn là
26,17 ± 2,33 %, sinh khối lá khô chiếm tỉ lệ 17,09 ± 1,43 % thấp nhất so với tổng
sinh khối khô. Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể Dà quánh đạt 41,45 ±
3,89 tấn/ha, biến động trong khoảng 22,92 đến 61,92 tấn/ha. Sinh khối khô cây cá
thể bằng 54,9 % sinh khối tươi qua phương trình tương quan hàm mũ :
W tk = 0,5490 * W tt 1,0187 [5].
Nguyễn Xuân Phước (2009) với đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của
rừng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam“. Tác giả tính toán trên 36 cây tiêu chuẩn, kết quả sinh khối tươi cá thể trung
bình là 127,06 ± 37,89 kg/cây, trong đó bộ phận thân chiếm 60,79 %, cành chiếm
13,89 %, lá chiếm 14,76 % và vỏ chiếm 10,56 %. Sinh khối khô cá thể trung bình là
57,17 ± 17,30 kg/cây, trong đó thân chiếm 61,18 %, cành chiếm 16,85 %, lá chiếm
11,95 % và vỏ chiếm 10,02 % [17].
Đỗ Thị Thu Lê (2010) với “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 trên mặt đất
của rừng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tự nhiên tại huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Tác giả sử dụng 33 cây giải tích để xây dựng phương trình
và 4 cây kiểm nghiệm phương trình. Kết quả tính toán sinh khối khô của cây cá thể

Thông ba lá bằng 48,47% so với sinh khối tươi. Phương trình sinh khối được thiết
b

lập theo hai biến độc lập là đường kính D 1,3 và thể tích đều có dạng Y = a * X . Đối
với sinh khối quần thể, qua đo đếm 44 ô tiêu chuẩn 1000 m2 (20 m x 50 m) bố trí
theo cấp độ cao, được sinh khối tươi bình quân của quần thể là 360,61 ± 30,28
tấn/ha. Sinh khối khô của quần thể trung bình đạt 180,25 ± 15,1 tấn/ha [8].
Viên Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu về sinh khối và năng suất sơ cấp rừng
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại Cần Giờ bao gồm lượng rơi, xác phân
hủy, dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng trả lại đất sau các lần tỉa thưa. Trên cơ sở
phương pháp của Ong Jin - Eong và cs (1983), tác giả sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích
2

100 m (10 m x 10 m) ), hạ cây ngã để thu thập số liệu tính sinh khối rừng Đước tại


Cần Giờ. Kết quả tính được: Năng suất sinh khối rừng Đước tăng từ 5,93 đến 12,44
tấn/ha/năm, đường kính tăng từ 0,46 đến 0,81 cm/năm, trữ lượng thảm mục tích lũy
trên sàn rừng tăng từ 3,4 đến 12,46 tấn/ha. Tổng sinh khối khô rừng Đước ở các độ
tuổi 4, 8, 12, 16 và 21 theo thứ tự là 16,24 tấn/ha; 89,01 tấn/ha; 118,21 tấn/ha;
138,98 tấn/ha và 139,98 tấn khô/ha [10]. Như vậy, sinh khối Đước đôi tăng tỉ thuận
theo độ tuổi.
Đặng Trung Tấn và cs (1999) đã nghiên cứu sinh khối rừng Đước ở Cà Mau.
Kết quả sinh khối khô rừng Đước ở tuổi 34 đạt 340 tấn/ha. Phương trình tương quan
sinh khối khô với D 1,3 được tác giả chọn có dạng hàm số mũ : W tk = 0,1709 * (D 1,3 )
2,5627

[20].
Viên Ngọc Nam (2010) khi nghiên cứu về sinh khối rừng trồng Đước đôi ở


thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả tính được sinh khối khô bằng 58,7 % sinh khối
tươi. Các phương trình tương quan giữa sinh khối với nhân tố điều tra tác giả chọn
đều có dạng hàm số mũ. Trong đó, phương trình tương quan sinh khối khô với D 1,3
có dạng : W tk = 0,343 * (D 1,3 )2,29649 [13].
1.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2
Trong các phương pháp nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, nghiên
cứu về khả năng hấp thụ CO 2 ở thực vật là điểm nhấn quan trọng được các nhà khoa
học môi trường trên thế giới và Việt Nam hướng đến.
1.2.1. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 trên thế giới
Tham gia vào giải pháp chống lại tác động của biến đổi khí hậu nhiều nhà
khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2 ở thực vật:
Subarudi và cs (2004) trong một phân tích chi phí cho thiết kế và triển khai dự
án CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của
các hộ nông dân). Dự án này được thiết lập trong một số tỉnh ở Indonesia và được
cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho thấy trữ lượng carbon tích
tụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha. Một tấn CO 2 tươi được bán với giá từ 9,5 – 12,5 USD.
Nghiên cứu này là cơ sở để thực hiện các dự án tiếp theo [27].
Theo Lasco R. D. và cs (2004) trong nghiên cứu đánh giá sự hấp thụ CO 2 ở


rừng thứ sinh của Khu dự trữ Mount Makiling, Philipin đã nhận xét rằng rừng nhiệt
đới là một nguồn hấp thụ CO 2 quan trọng. Các tác giả đã xác định lượng sinh khối
dưới và trên mặt đất của rừng thứ sinh ở Malaysia đạt 576 tấn/ha, lượng carbon
chiếm tỷ lệ khoảng 43 % so với tổng lượng sinh khối khô [dẫn theo Viên Ngọc
Nam, 2010].
Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên cứu vai trò của
rừng ngập mặn trong hấp thụ carbon ở tỉnh Trat, Thái Lan. Tác giả sử dụng phương
pháp phân tích hàm lượng carbon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho
thấy lượng carbon trung bình chứa trong ba loài nghiên cứu (R. mucronata, R.
apiculata, B. cylindrica) chiếm 47,77 % trọng lượng khô. Hàm lượng carbon tăng

theo độ tuổi và có sự khác nhau giữa các loài: với cùng độ tuổi 11 lượng carbon tích
lũy cao nhất ở loài R. apiculata là 74,75 tấn/ha, tiếp theo là Rhizophora mucronata
với 65,50 tấn/ha và cuối cùng B.cylindrica chỉ có 1,47 tấn/ha [dẫn theo Viên Ngọc
Nam, 2010]. Như vậy, dù trong cùng độ tuổi nhưng mức sinh trưởng của các loài
khác nhau dẫn đến lượng carbon tích lũy khác nhau.
1.2.2. Nghiên cứu về hấp thụ CO 2 ở Việt Nam
Trong thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2 của rừng. Tuy mới bước đầu nhưng đã góp
phần cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quản lý tài nguyên rừng, tham
gia vào các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Vũ Tấn Phương (2006), đã nghiên cứu carbon tích lũy trong thảm tươi và cây
bụi tại các vùng đất không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc tỉnh Hoà
Bình và Hà Trung, Thạch Thành và Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng nghiên
cứu là năm dạng cỏ gồm cỏ chỉ, cỏ lông lợn, cỏ lá tre, lau lách và tế guột; cây bụi
gồm cây cao dưới 2 m và cây cao 2 – 3 m. Đây là những dạng thảm tươi và cây bụi
phân bố phổ biến trên đất không có rừng ở Việt Nam. Hàm lượng carbon trong sinh
khối thảm tươi và cây bụi được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,5
được Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003) thừa nhận. Hàm
lượng carbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với hệ số mặc định 0,5. Hàm


×