Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn lồng ghép môi trường trong giảng dạy địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.63 KB, 8 trang )

SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

Tên đề tài:

LỒNG GHÉP MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ 9


Họ tên người viết: Y Mâu Bdap
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT Krông Ana
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm
Môn học: Địa- KTNN

Năm học 2014- 2015

Trang 1


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
VỀ VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ 9
I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lý do khách quan:
Mọi hoạt động của con người đều có tác động đến môi trường xung


quanh. Trước đây xã hội loài người tác động vào môi trường không đáng
kể. Nhưng về sau, cùng với sự phát triển kinh tế: Nông nghiệp, thủ công
nghiệp rồi công nghiệp và sự gia tăng dân số thì tác động của môi trường
ngày càng tăng. Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật cùng với những diễn biến của xã hội, kinh tế mang tính toàn
cầu đã làm cho tác động của con người đến tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ngày càng rộng lớn sâu sắc. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân
bằng sinh thái bị đảo lộn, chất lượng môi trường bị sút kém một cách phổ
biến và trầm trọng hơn bao giờ hết. Trong từng khu vực từng nước khác
nhau tình hình môi trường cũng xảy ra tương tự. Đặc biệt đối với nước ta
do nhiều nguyên nhân, tình hình suy thoái tài nguyên và môi trường hiện
nay rất đáng lo ngại.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên nhằm phát triển kinh tế, xã
hội, đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người mà không làm tổn
hại đến môi trường và làm cho môi trường trở nên tốt đẹp? Có hàng loạt
biện pháp khác nhau được thực hiện, trong đó có biện pháp nâng cao dân
trí về lĩnh vực tài nguyên môi trường, trang bị những hiểu biết cơ bản, cần
thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi và đặc biệt là các em lứa tuổi học sinh
được xem có hiệu quả cao, bởi nó giúp con người có biện pháp đúng đắn
trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và có ý thức
trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2/ Lý do chủ quan:
Trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục đã yêu cầu tích hợp giáo dục
môi trường trong một số môn học như sinh học, địa lý... để học sinh biết
bảo vệ môi trường sống. Bản thân là một giáo viên, tôi đã trăn trở rất nhiều
trước thực trạng môi trường ở một số địa điểm nơi tôi sinh sống ( người
dân vứt rác, xác động vật chết ở lề đường, trên suối, xả rác bừa bãi...), môi
trường ở nước ta ( Các công ty thải chất độc ra sông, suối, nơi dân cư sinh
sống như: công ty vedan, Phốt phát Lâm Thao...). Do đó qua một số bài
học môn Địa lý tôi đã lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh – là

những chủ nhân tương lai của đất nước với hy vọng học sinh biết bảo vệ
Trang 2


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

môi trường xung quanh nhà mình, trường học rồi đến địa phương mình và
từ đó có ý thức bảo vệ môi trường chung dù ở bất cứ nơi đâu.
Xuất phát từ lý do trên nên tôi chọn đề tài: ’’ Lồng ghép giáo dục môi
trường vào dạy môn Địa lý 9 – THCS’’.
II / ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1/ Đối tượng:
- Học sinh khối 9 Trường PTDTNT Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk.
2/ Cơ sở nghiên cứu:
Thông qua thực tiễn giảng dạy trên lớp, khảo sát thực địa, khảo sát
tranh ảnh. Nội dung giáo dục môi trường trong môn địa lý rất rộng với
phạm vi đề tài này tôi chỉ lấy một số bài như sau:
+Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
+Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản
+Bài địa lý địa phương( Địa lý tỉnh Đăk Lăk).
3/ Phương pháp nghiên cứư:
- Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan (Giáo dục môi trường – Tài
liệu học đại học từ xa)
- Quan sát và phỏng vấn
- Thuyết trình
- Thông qua hoạt động ngoại khoá ( Thực địa, hoạt động NGLL)
III/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1/ Thực trạng vấn đề giáo dục môi trường trong dạy Địa lý 9:

Đối với bộ môn Địa lý trường có 1 giáo viên chuyên trách. Các thiết
bị dạy học tương đối đầy đủ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong
học tập cũng như trong giảng dạy trong quá trình dạy học ở trường vấn đề
phát triển kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ của các em về vấn đề
giáo dục môi trường ở một số tiết dạy địa lý đạt kết quả chưa cao lắm. Từ
những kiến thức trọng tâm bài học, phần liên quan đến vấn đề môi trường
các em chưa phát huy tối đa vận dụng các kiến thức đó vào thực tế.
Vậy làm thế nào để đưa vấn đề giáo dục môi trường vào dạy học địa
lý đạt hiệu quả. Tôi đã tiến hành ( khảo sát kết quả đánh giá học sinh khối
9) thực nghiệm việc giáo dục môi trường trong quá trình giảng dạy trên
lớp.
2/ Sự chuẩn bị của giáo viên:
Sự chuẩn bị của giáo viên cho một tiết dạy là hết sức cần thiết, ngoài
việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan... Giáo viên
cần phải dự kiến cho bài dạy: Lồng ghép giáo dục môi trường như thế nào
cho hợp lý: cả bài, một đề mục hay chỉ là một ý nhỏ trong đề mục đó. Sau
đó chuẩn bị đồ dùng, kiến thức cần truyền đạt cho các em. Xác định hình
thức dạy học phù hợp với nội dung giáo dục và đối tượng học sinh mình
hướng tới ( thông qua giảng dạy bài mới trên lớp, qua tranh ảnh, đoạn
phim,...). Vấn đề giáo dục môi trường là rất rộng nên trong quá trình lồng
Trang 3


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

ghép tuyệt đối không nên xa đà, không ”tham’’ kiến thức, tránh tình trạng
biến giờ dạy thành giáo dục môi trường.
Để giảng dạy giáo dục môi trường có hiệu quả cũng cần có sự phối

hợp của học sinh, giáo viên cần giao cho các nhóm tìm hiểu thực tế hoặc
về nhà nghiên cứu trước những kiến thức mà giáo viên yêu cầu.
3/ Các bước tiến hành
Để tổ chức thực hiện giáo dục môi trường trong tiết dạy có hiệu quả,
giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp nhiều cách khác nhau để thực
hiện mục đích bài học. Sau đây là một số kinh nghiệm để giáo dục học sinh
bảo vệ môi trường trong một sô tiết dạy Địa lý 9.
Giáo dục môi trường thông qua các tiết dạy trên lớp. Đây là hình
thức dạy học giúp các em có ý thức, có trách nhiệm cao đối với sự phát
triển bền vững của môi trường, một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền
tảng của môi trường. Giáo viên đánh giá cụ thể sự nhận thức, hành động
của các em thông qua các tiết học.
Ví dụ1: Bài 2 -địa lý 9: Dân số và gia tăng dân số
Bài này có 3 nội dung ( 3 đề mục)
I. Dân số.
II.Gia tăng dân số.
III.Cơ cấu dân số.
Trong ba đề mục trên thì vị trí chúng ta lồng ghép giáo dục môi
trường là mục II: Sự gia tăng dân số.
Giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan đến vấn đề môi trường để học
sinh suy nghĩ, trả lời. Nội dung câu hỏi:
- Thực trạng dân số Việt Nam hiện nay như thế nào?
+ Học sinh trả lời: Dân số nước ta đông và tăng nhanh
- Giáo viên hỏi tiếp: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì?
+ HS trả lời: Ảnh hưởng tới nhiều vấn đề như: việc làm, y tế, giáo
dục, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường…
GV: Dân số tăng nhanh bên cạnh những thuận lợi thì gây ra cho chúng ta
nhiều hậu quả như các em nêu trên, trong những hậu quả trên thì có vấn đề
đang nổi cộm ảnh hưởng rất lớn không những ở nước ta mà ảnh hưởng đến
tất cả các nước trên thế giới đó là vấn đề môi trường. Dân số nước ta tăng

nhanh trong khi nền kinh tế chưa được phát triển thì nó tác động rất lớn
đến môi trường. Tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt do khai thác quá mức,
môi trường đất, nước, không khí… ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống
của người dân và sự phát triển kinh tế -> đó là nguồn gốc của những vấn
đề mang tính toàn cầu.
Ví dụ 2: Bài 9- Địa lý 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ
sản.
Vị trí lồng ghép giáo dục môi trường: Phần 1: Tài nguyên rừng
Trang 4


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

- GV đặt câu hỏi: Nêu Vai trò của rừng đối với tự nhiên và phát triển
kinh tế:
+ HS trả lời: Rừng cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp, cung cấp
củi, là nơi trú ngụ của các loài động, thực vật và tàng trữ các nguồn ghen
quý hiếm, nơi thăm quan du lịch, nghiên cứu khoa học, điều hoà khí hậu,
tăng lượng oxy, làm sạch không khí, giảm nhẹ thiên tai, hạn hán… và rừng
được ví như là lá phổi xanh của con người.
- GV: Thực trạng tài nguyên rừng nước ta hiện nay như thế nào?
+ HS trả lời: Hiện trạng tài nguyên rừng nước ta hiện nay đã bị cạn
kiệt, nhiều nơi bị tàn phá nặng nề. Trong vòng 50 năm từ năm 1943->1990
mỗi năm nước ta bị mất đi từ 160->200 nghìn ha. Độ che phủ rừng từ
43,8% năm (1943) xuống còn 27,7% (1990). Diện tích rừng, trung bình
0,14 ha, thấp hơn TB Châu Á ( 0,4ha), của thế giới (1,6 ha).
- Nguyên nhân nào gây suy thoái rừng ở Việt Nam?
+ HS: Đốt rừng làm rẫy, sống du canh, du cư: Trong tổng diện tích

rừng bị mất hàng năm thì 40-50 % là đốt làm nương rẫy. Ở Đăk Lăk từ
1991-1996 mất TB 3000-3500 ha/năm, trong đó trên ½ diện tích rừng bị
mất do làm nương rẫy.
+ Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt
là phá rừng trồng cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50 % diện tích rừng bị
mất trong khu vực.
+ Khai thác quá mức so với phục hồi
+ Do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh
+ Khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu, làm lãng
phí tài nguyên rừng.
+ Do cháy rừng, nhất là rừng tràm, thông...
- GV: Là một đất nước có ¾ diện tích đồi núi mà diện tích rừng giảm
như vậy thì gây ra hậu quả gì?
- HS suy nghĩ, thảo luận sau đó đưa ra câu trả lời, GV nhận xét ý
kiến của các nhóm và từ đó đưa ra thông tin phản hồi.
=> Chặt phá rừng quá mức dẫn tới mất nơi cư trú và nguồn thức ăn của
động vật, nhiều cây gỗ quý đang có nguy cơ cạn kiệt như đinh, lim, sến,
táu, hoàng đàn... nhiều loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, chặt
phá rừng dẫn tới đất đai bị xói mòn, rửa trôi, ảnh hưởng tới khí hậu gây
hiện tượng lũ quét - đặc biệt là ở vùng đồi núi.
- GV cho các em liên hệ để bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương,
cho các em xem một số bức tranh về hiện tượng chặt phá rừng để từ đó
giáo dục các em ó hành động đúng đắn hơn, có ý thức trong việc bảo vệ
môi trường các em đang sống.
Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của mỗi chúng ta, nó ảnh hưởng đến
sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tới cuộc sống của mỗi con người cả
trong hiện tại và trong tương lai. Rừng là lá phổi xanh của con người, vậy
Trang 5



SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

các em cứ tưởng tượng xem không có lá phổi thì con người có thể sống
được không? Chỉ một ví dụ rất đơn giản thế cũng đủ để chúng ta thấy được
tầm quan trọng của rừng. Chúng ta cần có hành động đúng đắn, cần bảo vệ
tốt tài nguyên môi trường không những cho cuộc sống hôm nay mà còn để
gìn giữ cho thế hệ sau.
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc
+ Tu bổ, tái tạo rừng
+ Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác
+ Bảo vệ đặc biệt khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn
sinh vật...
HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG TA!
Giáo dục môi trường thông qua khảo sát thực địa (Địa lý địa
phương). Với hình thức dạy học này giúp các em hiểu được giá trị của môi
trường và vai trò của cá nhân trong việc giữ gìn môi trường cho hôm nay
và ngày mai. Các em được quan sát thực tế môi trường tại địa phương –
nơi mình sinh sống, từ đó các em có kỹ năng sống tốt, ý thức, hành động
đúng đắn hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Thực tế sông Krông Ana
- Hướng dẫn học sinh quan sát môi trường xung quanh khu vực
- Ghi chép tỉ mỉ những gì các em đã quan sát được ( hai bên bờ,
nước sông...) để về nhà viết bản báo cáo về thực trạng môi trường nơi em
quan sát như thế nào?
GV: Sông Krông Ana nói riêng và nhiều dòng sông trên đất nước ta
hiện nay đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Một số người vì lợi nhuận
trước mắt mà họ thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường: vứt rác thải, xác

động thực vật xuống sông, thải ra sông các chất độc hại chưa qua xử lý
(nhà máy bột ngot vedan thải ra dòng sông Thị Vải) đã làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm rất nặng nề, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân
quanh khu vực. Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước sông, ao, hồ, kênh
rạch... vì nước rất cần thiết đối với đời sống của chúng ta, tuy nó không
phải là chất dinh dưỡng, chúng ta có thể nhịn ăn 1 tuần nhưng không thể
nhịn uống trong 3 đến 5 ngày được. Chỉ 1 ví dụ đơn giản thế cũng đủ để
chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước, chúng ta phải biết quý trọng
nguồn nước, phải biết bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông nơi chúng ta
sinh sống.
3/ Kết quả đạt được:
Những năm học qua tôi được nhà trường phân công dạy môn Địa lý
9. Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng lồng ghép giáo dục môi
trường vào dạy bộ môn, bản thân tôi thu được kết quả rất khả quan: Bước
đầu các em thấy thích thú với môn học mà trước đây các em đánh giá là
khô khan, các em đã ý thức được điều cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên
Trang 6


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

và môi trường, đã nhận thức được chúng ta tác động vào môi trường như
thế nào thì môi trường sẽ trả lại ta như vậy. Các em đã có ý thức hơn trong
việc bảo vệ môi trường các em đang sống, cụ thể: không vứt rác bừa bãi,
biết trồng và chăm sóc cây xanh, biết giữ gìn cảnh quan môi trường học và
nơi các em sinh sống. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần chủ động lồng ghép giáo dục môi trường, một mặt gây hứng
thú cho các em, đồng thời giáo dục ý thức các em trong việc bảo vệ môi

trường tự nhiên và các loại tài nguyên thiên nhiên.
IV/ NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Để việc lồng ghép giáo dục môi trường vào trong tiết dạy địa lý có
hiệu quả, ứng dụng thiết thực vào thực tế địa phương. Tôi xin đưa ra một
số kiến nghị, đề xuất sau:
1/ Đối với giáo viên bộ môn:
- Thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham gia
các lớp học bồi dưỡng nâng cao kiến thức.
- Chủ động và biết khắc phục khó khăn để làm chủ kiến thức.
- Biết ứng dụng công nghệ, thông tin trong soạn giảng. Khai thác và
cập nhật thông tin từ thực tế, trên mạng... Phục vụ thiết thực cho bài giảng
nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên phải nắm chắc chương trình, đối tượng giảng dạy,
phương pháp bộ môn phù hợp vấn đề giáo dục môi trường.
- Thường xuyên làm tốt công tác xã hội và Giáo dục.
- Thực sự yêu thích bộ môn của mình, luôn gần gũi với học sinh.
- Khi thiết kế bài học, giáo viên cần xác định:
+ Mục tiêu bài học là gì?
+ Xữ lý các tình huống phát sinh ngoài thiết kế.
+ Hướng dẫn cách khai thác cho học sinh.
2/ Đối với cấp trên:
- Tiếp tục mở các lớp tập huấn và tất cả các GV dạy bộ môn Địa lý
đều được tham gia.
- Tăng cường các tiết chuyên đề với quy mô lớn.
- Thường xuyên bổ xung tài liệu tham khảo tạo điều kiện cho GV
thực hiện tốt các tiết dạy.
- Tham mưu với các cấp thẩm quyền hổ trợ kinh phí hàng năm cho
GV và HS đi thực tế địa phương một lần để học sinh có điều kiện quan sát
thực tế môi trường các em đang sống=> Các em có ý thức, hành động
đúng đắn hơn.

V/ KẾT LUẬN:
Giáo dục môi trường vào trong bài dạy địa lý là một vấn đề rất quan
trọng, tuỳ theo nội dung bài học, đối tượng học sinh để chọn nội dung
Giáo dục phù hợp. Tránh tình trạng Giáo dục một cách miễn cưỡng, ép
buộc sẽ làm cho bài học trở nên nặng nề. Cần phải biết điểm dừng phù
Trang 7


SKKN Địa lý

Người viết: Y Mâu Bdap

hợp, biết vận dụng vào thực tế, có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi
trường là một điều không dễ chút nào? Vì vậy tôi rất mong các đồng
nghiệp bổ xung, góp thêm các kinh nghiệm để cùng học hỏi và hoàn thiện
kinh nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Krông Ana, ngày 28 tháng 11 năm 2010
Người viết

Y Mâu Bdap

Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường:
Chủ tịch HĐ
( Ký tên, đóng dấu)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.............................................................................................................

Trang 8



×