Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BÀI 13 máy cơ đơn GIẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.15 KB, 3 trang )

BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
1/ MỤC TIÊU:
1.1/-Kiến thức:
Nêu được tên các vật dụng thông thường có máy cơ đơn giản. Nêu được tác dụng
chung của máy cơ đơn giản là làm giảm lực kéo và đổi phương của lực. Nêu được
tác dụng này trong thực tế.
1.2/-Kỹ năng:
Kỹ năng sử dụng máy cơ đơn giản trong các phù hợp trong các trường hợp cụ thể
và ghi rõ lợi ích của nó.
1.3/-Thái dộ:
Biết ứng dụng những máy cơ đơn giản vào cuộc sống.
2/ TRỌNG TÂM:
Tên các vật dụng thông thường có máy cơ đơn giản. Tác dụng chung của máy cơ
đơn giản là làm giảm lực kéo và đổi phương của lực.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/. GV :
Hình vẽ phóng to 13.1, 13.2, 13.5, 13.6 (SGK/41,42)
3.2/. HS:mỗi nhóm:
+ Hai lực kế có GHĐ từ 2N đến 5N
+ Quả nặng 2N
4/ TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
kiểm tra vệ sinh lớp
4.2/ Kiểm tra miệng:
Khối lượng riêng của 1 chất là gì?Nêu công thức -Khối lượng riêng của 1 chất được xác định
tính khối lượng riêng và các đơn vị trong công
bằng khố lượng của 1 đơn vị thể tích (1m3)
thức?(5đ)
chất đó
D = m/V


trong đó m : là khối lượng(kg)
V: là thể tích(m3)
D:khối lượng riêng (kg/m3)
Trọng lực là gì? Nêu đơn vị đo và dụng cụ đo
-Trọng lực là lực hút của trái đất
trọng lực?(5đ)
-Đơn vị đo là N
-Dụng cụ đo là lực kế
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt dộng 1:Tổ chức tình huống học tập
@ -Giới thiệu bài học

Nội dung


-Treo tranh hình 13.1
?Nếu ống bê tông nặng lăn xuống mương có thể
đưa ống lên bằng những cách nào và những dụng
cụ nào để cho đỡ vất vả?
Suy nghĩ tìm cách đưa ống bê tông lên
Hoạt động 2:Nghiên cứu kéo vật lên theo
phương thẳng đứng
@ Treo tranh hình 13.2. Thông thường ta kéo vật
lên theo phương thẳng đứng
@ Có thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng
với lực kéo như thế nào so với trọng lượng của
vật?Thí nghiệm để kiểm tra điều đó
GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
Hướng dẫn cách sử dụng lực kế để làm TN và

yêu cầu HS điền vào bảng 13.1 và trả lời câu C1
Các nhóm thảo luận nhóm làm thí nghiệm
Và trả lời C1
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét sửa sai
@ Từ kết quả câu C1, GV yêu cầu học sinh làm
câu C2 và C3
HS trả lời cá nhân câu C2 và C3
Trong thực tế để khắc phục các khó khăn trên
người ta thường làm gì?
Những dụng cụ như thế có tên gọi chung là gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các máy cơ đơn giản
GV cho HS xem các hình 13.4, 13.5 , 13.6 và giới
thiệu các loại máy cơ đơn giản
Hoạt động 4: Vận dụng và ghi nhớ
@ Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ
Yêu cầu HS đọc và làm câu C4
HS làm câu C4
@Yêu cầu HS đọc và làm câu C5, C6
Cá nhân HS trả lời C5, C6
 Giáo dục hướng nghiệp: các máy cơ đơn
giản có ứng dụng rộng và làm công cụ lao động
trong nhiều ngành nghề như: xây dựng, thợ
bốc vác, thợ lái cần cẩu, tác dụng là làm giảm
hao phí sức lao động và tăng năng suất.

I/ Kéo vật lên theo phương thẳng đứng:
1/ Đặt vấn đề:
2/ Thí nghiệm:
-Đo trọng lượng vật (P)

-Đo lực kéo (F)
C1:
Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng
lượng của vật

3/ Rút ra kết luận:
C2: …ít nhất bằng…..
C3:
Khó khăn: Trọng lượng vật lớn nên phải tập
trung nhiều người, tư thế đứng kéo không
thuận lợi (dễ ngã)
II/ Các máy cơ đơn giản:
-Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt
phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc
C4:a)….dễ dàng…
b)…….máy cơ đơn giản
C5:Lực kéo cũa cả 4 người:
F = 4000x4 = 1600(N)
Trọng lượng của ống bê tông:
P =10.m = 10. 200 = 2000(N)
Lực kéo F < P vậy 4 người này không thể
kéo được ống bêtông lên
C6:Ròng rọc trên đỉnh cột cờ, cái mở nút
chai…


4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
 Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta dùng lực có cường độ như thế nào
so với trọng lượng của vật?
Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng? Tại sao người ta gọi chúng là máy cơ

đơn giản mà không gọi là máy điện đơn giản?
Để đưa 1 thùng phuy nặng lên chiếc xe tải, em thử đề ra 1 phương pháp hữu hiệu
nhất bằng máy cơ đơn giản?
BT13.1 Đáp án D.F = 200N
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự:
Đối với bài học hôm nay:
Học ghi nhớ và làm tất cả các bài tập trong SBT/18
Đối với bài học tiếp theo: “Mặt phẳng nghiêng”
Mặt phẳng nghiêng thường được dùng ở đâu?
Tại sao lên dốc càng thoai thoải càng dễ lên hơn?
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×