Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

PHÂN TÍCH THIẾT kế hệ THỐNG THÔNG TIN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN về hệ THỐNG THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.82 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

GV: THS LÊ HÙNG THANH NHỰT
ĐT:(08) 2976886 – 0919 562 564
E-mail:


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
• 1. KHÁI NiỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN
• 1. 1 KHÁI NiỆM: Hệ thống thông tin được xác định
như một tập hợp các thành phần được tổ chức để:

- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Lưu trữ thông tin
- Phân phối thông tin
- biểu diễn thông tin
- Trợ giúp việc ra quyết định
- kiểm soát
Trong một tổ chức (cơ quan, xí nghiệp, công ty,…..)


• Giúp người quản lý:
- Phân tích vấn đề
- Nhìn trực quan các đối tượng phức tạp
Hệ thống
thông tin

Môi trường


Dữ liệu nội bộ

Dữ liệu phát sinh

Môi trường

Dữ liệu mới
Xử lý (tính toán, so
sánh, phân loại)


1.2 Các hoạt động thông tin
• Là các hoạt động xảy ra trong HTTT như nắm bắt (thu
thập), xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn thông tin và
các hoạt động kiểm tra HTTT

1.3 Xử lý:
• Là các hoạt động tác động lên dữ liệu như tính toán, so
sánh, sắp xếp, phân loại, tổng hợp,….


2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN
• 2.1 Hệ thống tự động văn phòng:
Gồm:
- Máy tính có cài đặt chương trình soạn văn bản, thư
điện tử, lập lịch làm việc, trình diễn các báo cáo
- Cùng các thiết bị khác như : Máy fax, điện thoại tự ghi
Công dụng:
- Tự động hóa việc ghi chép
- Tạo văn bản và giao dịch bằng lời bằng văn bản

Mục đích:
Tăng Nâng cao hiệu quả công việc văn phòng


2.2 Hệ thống truyền thông:
- Giúp trao đổi thông tin giữa các thiết bị dưới nhiều hình
thức và dưới nhiều khoảng cách xa gần khác nhau một
cách nhanh chóng và có chất lượng
- Phục vụ cho HTTT quản lý, hệ trợ giúp điều hành,…..
hoạt động hiệu quả.

2.3 Hệ thống xử lý giao dịch
• Thực hiện ghi nhận các giao dịch cần thiết hàng ngày như
lập hóa đơn bán hàng, nhập hàng, để giao dịch với khách
hàng, nhà cung cấp

2.4 Hệ cung cấp thông tin thực hiện
• Cung cấp các thông tin thực hiện các nhiệm vụ trong một tổ
chức. Nó tổng hợp và làm báo cáo về quá trình thực hiện
công việc của các bộ phận trong tổ chức


2.5 Hệ thống thông tin quản lý:
Trợ giúp các hoạt động quản lý như:
- Lập kế hoạch
- Kiểm tra việc thực hiện
- Tổng hợp và làm các báo cáo
- Làm các quyết định quản lý trên cơ sở các qui trình, thủ tục
cho trước


2.6 Hệ trợ giúp quyết định:
- Tổng hợp các dữ liệu
- Tiến hành các phân tích
Để giúp người quản lý ra các quyết định


2.7 Hệ chuyên gia:
• Là hệ trợ giúp ra quyết định ở mức chuyên sâu.
• Hệ có kiến thức và kinh nghiệm của 01 chuyên gia, có
các luật suy dẫn và có thiết bị để thu nhận thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau

2.8 Hệ thống thông tin tích hợp:
• Là HTTT có một vài loại HTTT cùng khai thác để đáp
ứng mục tiêu của tổ chức


3. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT HTTT
Khởi tạo &
lập kế hoạch
Phân tích
hệ thống
Thiết kế
hệ thống
Triển khai
dự án

Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống

Vận hành

và Bảo trì


3.1 Khởi tạo và lập kế hoạch dự án
- Trình bày lý do tại sao tổ chức cần phát triển HTTT
- Xác định phạm vi:
- Phục vụ cho đối tượng nào?
- Phục vụ đến mức nào?
- Có liên quan đến các đối tượng nào?
- Xác định chi phí và lợi ích mang lại (hiện tại, tương lai)
-Thời gian khai thác


Kế hoạch dự án cần đảm bảo khả thi trên 3 mặt:
- Khả thi về kỹ thuật: Xem xét khả năng kỹ thuật hiện có
(máy móc, thiết bị về công nghệ và khả năng làm chủ
công nghệ) đảm bảo đủ để phát triển HTTT
- Khả thi về kinh tế: được thể hiện bằng các nội dung sau:
- Khả năng tài chính của tổ chức: vốn sẳn có và vốn có
thể huy động trong một thời gian cho phép
- Lợi ích mà hệ thống mới mang lại: ít nhất thì cũng đủ
bù đắp được chi phí xây dựng HTTT
- Chi phí để vận hành là chấp nhận được

- Khả thi về thời gian: dự án phải được thực hiện trong thời
gian đã cho
Ngoài ra. Còn phải khả thi về mặt pháp lý nghĩa là không vi
phạm luật pháp hiện hành.



3.2 Phân tích hệ thống:
• Nhằm xác định nhu cầu thông tin của tổ chức và để
cung cấp các dữ liệu cho việc thiết kế ở bước tiếp theo
• Việc phân tích gồm các pha:

- Xác định yêu cầu: Người phân tích làm việc với
người sử dụng để xác định những gì người sử dụng
chờ đợi từ hệ thống
- Nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc: có phù hợp với các
mội quan hệ bên trong và bên ngoài và các giới hạn
- Tìm các giải pháp cho thiết kế ban đầu: phải đạt yêu
cầu đề ra, so sánh để chọn giải pháp thiết kế tốt nhật
(chi phí, thời gian, nguồn lực, kỹ thuật)


3.3 Thiết kế hệ thống
Các giải pháp cho các yêu cầu sẽ chuyển thành đặc tả
hệ thống logic.(thiết kế logic) rồi sau đó là đặc tả vật lý
(thiết kế vật lý)
Quá trình có thể chia thành hai pha: thiết kế logic và
thiết kế vật lý.
- Pha thiết kế logic: các đối tượng và quan hệ được mô
tả bằng những khái niệm
- Pha thiết kế vật lý: là quá trình chuyển mô hình logic
trừu tượng sang bản thiết kế vật lý (hay còn gọi là các
đặc tả kỹ thuật)


Trong pha thiết kế vật lý cần xác định:
- Ngôn ngữ lập trình

- Hệ cơ sở dữ liệu
- cấu trúc file tổ chức dữ liệu
- Phần cứng
- Hệ điều hành
- môi trường mạng cần xây dựng (nếu có)


3.4 Triển khai hệ thống
- Lập trình: Chuyển các đặc tả thiết kế thành phần mềm
- Kiểm định: Cho thực hiện phần mềm và kiểm tra xem các
chức năng có thực hiện đúng yêu cầu và việc kiểm định
được thực hiện cho đến khi phần mềm đạt yêu cầu đề ra

Việc kiểm định thường gồm các giai đoạn sau:
- Kiểm định đơn vị: kiểm định từng modul
- kiểm định tích hợp: tích hợp từng modul
- Kiểm định chấp nhận: kiểm định alfa. Kiểm định beta
- Kiểm định hệ thống: kiểm tra khả năng phục hồi sau lỗi,
độ an toàn, hiệu năng và giới hạn của phần mềm


- Cài đặt chương trình vào hệ thống
- Chuyển đổi dữ liệu (nếu cần)
- Sắp xếp đội ngũ cán bộ, đào tạo người sử
dụng và khai thác hệ thống


3.5 Vận hành và Bảo trì
Vận hành:
- Việc vận hành được thực hiện sau khi hệ thống được lặp

đặt toàn bộ.
- Trước khi vận hành cần xem xét hệ thống đáp ứng được
mục tiêu đề ra ban đầu hau không? Cần thiết phải bổ
sung, sửa đổi, cải tiến những gì?
- Trong khi vận hành các nhà thiết kế và lập trình cần thực
hiện những thay đổi trong hệ thống để đáp ứng những
thay đổi, nhu cầu nảy sinh
Bảo trì
- Nghiên cứu, áp dụng những thay đổi cần thiết


4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT
HỆ THỐNG THÔNG TIN
• 4.1 Thành phần dữ liệu:
Bao gồm:
- Dữ liệu vào
- Dữ liệu nội bộ
- Dữ liệu ra
Dữ liệu vào có thể được lưu trở thành dữ liệu nội bộ
để xử lý các dữ liệu vào sau nữa
4.2 Thành phần xử lý
Các qui trình xử lý dữ liệu


4.3 Các bộ xử lý
Bao gồm:
- Máy móc, chương trình phần mềm
- Con người (những người được giao nhiệm vụ xử lý)
4.4 Sự truyền thông
Sự phối hợp bên trong, bên ngoài hệ thống

4.5 Con người
Những người có liên quan đến HTTT: những người quyết
định tài chính, những người khai thác hệ thống,….


6. QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ
THỐNG THÔNG TIN
Quá trình gồm 4 giai đoạn:
6.1 Khảo sát hiện trạng: Tiến hành khảo sát và thu tập
các thông tin cần thiết
6.2 Xác định mô hình nghiệp vụ hệ thống:
- Phải xác định được các yêu cầu

- Tiến hành mô tả thông tin, dữ liệu của tổ chức ở
dạng trực quan, có hệ thống để khách hàng có
thể hiểu được và qua đó có thể bổ sung, làm
chính xác các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức
hiện thời


- Các biểu đồ ngữ cảnh, biểu đồ chức năng được xây
dựng để làm rõ thực trạng của tổ chức giúp xác định
phạm vi nghiên cứu, phát triển hệ thống. Từ đó, đưa ra
các yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng.
6.3 Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu
- Làm rõ các yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình (mô
hình luồng dữ liệu, mô hình dữ liệu thực thể…) để mô tả
tiến trình xử lý đến đây ta có mô hình khái niệm của hệ
thống và một lần nữa, khách hàng có thể bổ sung đầy
đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng



6.4 Thiết kế logic và thiết kế vật lý
- Tìm các giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã xác định
được ở bước phân tích
- Sử dụng các công cụ như: Mô hình dữ liệu quan hệ, mô
hình luồng hệ thống, phương pháp đặc tả nội dung xử lý
của tiến trình để các bản thiết kế này có thể ánh xạ
thành cấu trúc chương trình, cấu trúc dữ liệu và giao
diện tương tác


XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC
BẠN ĐÃ CHÚ Ý, LẮNG NGHE



×