Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO cáo HIỆN TRẠNG TRÌNH độ CÔNG NGHỆ NGÀNH CÔNG NGHIỆP , GIAO THÔNG, xây DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.45 KB, 20 trang )

Vụ KHCNN
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG TRÌNH ĐỘ CƠNG NGHỆ
NGÀNH CƠNG NGHIỆP , GIAO THƠNG, XÂY DỰNG

I. Hiện trạng trình độ công nghệ ngành công nghiệp
1. Sơ lược chung về hiện trạng của ngành công nghiệp
a) Một số thành quả đạt được:
Trong những năm qua, tồn ngành cơng nghiệp đã đạt được những thành tựu
đáng kể, góp phần quan trong trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của cả
nước. Giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt trên 17%/năm, giai
đoạn 2006-2007 đạt tỷ lệ 16% . Nếu như năm 1995 giá trị tồn ngành cơng nghiệp
tạo ra là 103.374 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này đã là 416.612 tỷ đồng tăng
gấp hơn 4 lần, năm 2007 đạt 570.770 tỷ đồng tăng 1,37 lần so với năm 2005. Tốc
độ tăng trưởng nhanh góp phần làm cho cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực, nếu
như năm 1995 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 28,7% thì đến năm
2000 con số này đã là 36,7 % và năm 2006 đạt con số 41,5%. Tỷ trọng xuất khẩu
của ngành công nghiệp ngày càng cao nếu như năm 2005 chiếm 75% thì năm 2007
đạt 79,5%, đến năm 2008 đã chiếm đến 82%. Các mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu cao bao gồm dầu thô, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng điện tử…đặc biệt
một số mặt hàng mới có tỷ lệ tăng trưởng nhanh như cơ khí chế tạo, dây cáp điện,
sản phẩm nhựa…
Khoa học và cơng nghệ đã góp phần tạo ra những chuyển biến rõ rệt về năng
suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa của ngành cơng nghiệp....góp phần làm cho sản xuất cơng nghiệp
và tồn bộ nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục những năm qua.
b) Một số tồn tại:
Theo đánh giá thì chất lượng tăng trưởng cơng nghiệp chưa cao, thời kỳ 20012005 giá trị tăng thêm sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 10,11%/năm, giai đoạn
2006-2007 đạt 10,27%/năm nhưng năm 2008 chỉ đạt 8,14% và theo số thống kê 8
tháng đầu năm 2009 giảm còn 4,0 %. Ngành công nghiệp vẫn chỉ phát triển theo bề
rộng, theo hướng gia công, lắp ráp là chủ yếu. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp luôn luôn cao hơn tốc độ tăng giá trị tăng thêm điều này cho thấy hiệu quả


còn rất thấp của ngành. Hiệu quả đầu tư vào công nghiệp ngày càng giảm sút và
vốn đầu tư phát triển của nhà nước vẫn chiếm từ 38-52% cho ngành công nghiệp
làm giảm cơ hội đầu tư của khu vực tư nhân vốn là khu vực năng động và hiệu quả.
Công nghiệp phụ trợ kém phát triển, sức cạnh tranh của sản phẩm hỗ trợ còn rất
thấp do năng suất thấp, giá thành cao chất lượng không ổn định, không đáp ứng
được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Thiếu các cơ sở sản xuất vật liệu cơ bản
như sắt, thép,nguyên liệu nhựa, cao su, hóa chất cơ bản, bông, sợi, da… các khâu
tạo phôi, rèn, nhiệt luyện, sản xuất khn mẫu cịn yếu, tình trạng ơ nhiễm môi
trường nước thải ngày càng nghiêm trọng vượt giới hạn cho phép.
1


Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp còn yếu so với các nước
trong khu vực, những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao đều là những ngành được
nhà nước bảo hộ. Lợi thế cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn
dựa trên nguồn lao động giá rẻ và tài nguyên sẵn có mà những lợi thế này đang có
xu thế giảm rất nhanh.
2. Hiện trạng công nghệ của các ngành công nghiệp
2.1. Hiện trạng cơng nghệ của ngành cơ khí
Ngành cơ khí là ngành cơng nghiệp nền tảng, có vai trị đặc biệt quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố an
ninh, quốc phịng. Năm 2007 tồn ngành có 7.225 doanh nghiệp và có 668.720
người, chiếm 4,29% so với tổng số lao động trong các doanh nghiệp của cả nước.
Giá trị sản xuất tồn ngành cơ khí năm 2007 đã tăng gấp 7,92 lần so với năm 1995
và chiếm khoảng 19,22% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, đáp ứng được
khoảng 31,1% nhu cầu thị trường trong nước. Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị
sản xuất công nghiệp của tồn ngành cơ khí trong 6 năm 1995 - 2000 là
40,74%/năm, trong giai đoạn 2000-2007 là 18,4%, cao hơn mức tăng trưởng của
tồn ngành cơng nghiệp. Sản phẩm của ngành đã tham gia xuất khẩu, năm 2006 đạt
1,9 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2008 đạt 3,0 tỷ USD có thể khẳng định

đây là những bước tiến vượt bậc của ngành.
Trong những năm gần đây, trình độ cơng nghệ của ngành cơ khí đã khơng
ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Về thiết kế và tư vấn
thiết kế: đã tiếp cận và có khả năng khai thác được các phần mềm trợ giúp thiết kế
hiện đại phục vụ thiết kế các loại tàu thủy tàu chở hàng đến 54.000 tấn, tàu chở dầu
thơ đến 100.000T, thiết bị cơ khí thủy cơng, dây chuyền sản xuất bê tông, chế biến
thức ăn gia súc, chế biến tinh bột sắn, sản xuất gạo xuất khẩu, chế biến hạt điều,
thiết kế chi tiết các thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng công suất đến 1,4 triệu
tấn/năm… Theo đánh giá trình độ thiết kế của việt Nam ở mức tiên tiến so với các
nước trong khu vực và ở mức trung bình so với các nước tiên tiến trên thế giới. Về
công nghệ tạo phôi, cho đến nay hết các công nghệ đúc hiện đại như đúc furan, đúc
litâm, đúc áp lực, đúc mẫu tự thiêu…đã được ứng dụng, nhiều cơ sở đã đầu tư các
thiết bị hiện đại nhờ đó chất lượng sản phẩm đúc được nâng cao và ổn định. Mặc
dù nhiều nơi cịn đầu tư thiếu hồn chỉnh tuy nhiên so với khu vực công nghệ đúc
của Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức tiên tiến. Các Công ty như Bơm Hải
Dương, Cơng ty Cơ khí Hà Nội, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình đã đầu
tư dây chuyền đúc hiện đại, trong đó Cơng ty Bơm Hải Dương được đánh giá ở tốp
đầu trong khu vực về công nghệ đúc phục vụ sản xuất bơm (Công ty đang cấp sản
phẩm cho Hãng bơm EBARA của Nhật Bản). Về cơng nghệ hàn trong nước đã có
sự đầu tư và đổi mới rất mạnh về thiết bị và công nghệ. Một số ngành như sản xuất
ôtô, xe máy đã sử dụng rô bốt hàn, một số công nghệ hàn đặc biệt như hàn điện xỉ,
hàn bán tự động dây lõi thuốc có khí bảo vệ đã được một số cơng ty nhận chuyển
giao công nghệ. Điều đặc biệt là các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu làm
2


chủ được các công nghệ hàn nối các trục lớn, các tấm dầy đảm bảo chất lượng
tốtđã chủ động sản xuất một số chủng loại và thiết bị hàn. Đánh giá chung trình độ
cơng nghệ hàn đạt mức tiên tiến trong khu vực. Đáng lưu ý là cơng nghệ gị, rèn
còn rất lạc hậu so với khu vực hầu như chưa có thay đổi, cơng nghệ gia cơng khơng

phoi hầu như chưa phát triển do chi phí đầu tư thiết bị lớn, cơng nghệ gia cơng có
phoi đã có nhiều tiến bộ do được đầu tư các máy CNC, NC, tuy vậy hiện vẫn cịn
đến 70% máy cơng cụ vẫn là máy vạn năng, nhiều máy có tuổi đời 25-30 năm khó
đảm bảo độ chính xác khi gia cơng. Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung Ninh Bình hiện
có các Trung tâm gia công hiện đại vào loại bậc nhất trong khu vực tuy vậy mức độ
khai thác tính năng cịn hạn chế. Đánh giá chung về trình độ cơng nghệ gia công
các thiết bị tĩnh (thùng, tháp, kết cấu thép…) hiện đạt mức độ tiên tiến trong khu
vực, công nghệ chế tạo máy gia công, máy công cụ hiện ở mức yếu so với khu
vực. Công nghệ xử lý bề mặt (nhiệt luyện, phun phủ, mạ…) hầu như không được
đầu tư mới do vậy hiện ở mức lạc hậu so với khu vực đây cũng là một trong
nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm cơ khí khơng ổn định và khó cạnh tranh
được với hàng ngoại nhập. Cơng nghệ kiểm tra, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm còn
rất lạc hậu, hầu hết vẫn thực hiện thủ công, dựa vào cơng nhân có trình độ cao ít
được đổi mới thiết bị
Có thể khẳng định trình độ cơng nghệ của 08 nhóm chun ngành là thiết bị
tồn bộ; máy động lực; cơ khí phục vụ nơng-lâm-ngư nghiệp và cơng nghiệp chế
biến; máy cơng cụ; cơ khí xây dựng; cơ khí đóng tàu thủy; thiết bị kỹ thuật điện điện tử; cơ khí ơ tơ - cơ khí GTVT đều đã có những tiến bộ vượt bậc: Ngành đóng
tàu năm 1996 về cơng nghệ cịn xếp ở bậc thứ 1, lạc hậu so với thế giới khoảng 70
-100 năm thì sau 15 năm hiện đang được xếp ở bậc thứ 3, một phần ở bậc 4 đã rút
ngắn khoảng cách lạc hậu còn 20 - 30 năm, nay được đánh giá xếp thứ 5 thế giới
về năng lực đóng mới. Việc làm chủ được thiết kế và công nghệ chế tạo cơ khí thủy
cơng đã đem lại doanh thu hàng ngàn tỷ đồng và việc làm cho hàng ngàn lao động
của ngành. Về thiết bị điện đã có khả năng thiết kế và chế tạo máy biến áp công
suất đến 220 kV-250 MVA đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Ngành cơ khí đã đủ khả năng
thiết kế chi tiết và chế tạo thiết bị của các nhà máy xi măng công suất trên 1,4 triệu
tấn/ năm với tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 70 %, hầu hết các phụ tùng cung cấp cho nhà
máy xi măng chúng ta đã chủ động được thơng qua các cơng nghệ nghiên cứu
trong nước. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình đã có khả năng thiết kế và
chế tạo các thiết bị nâng hạ cỡ lớn như cổng trục đến 750 tấn, cầu trục gian máy
đến 1200 tấn… với tỷ lệ nội địa hóa đạt 90% giá thành chỉ bằng 70% so với nhập

khẩu. Đối với ôtô tải, xe chuyên dụng đã đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 50%, thời điểm
hai tháng gần đây Công ty ôtô Trường Hải đã vượt qua Công ty Toyota về doanh
thu bán hàng là một sự kiện chưa từng sảy ra ở thị trường Việt Nam. Việc các Tập
đồn cơ khí lớn đã có khả năng làm tổng thầu EPC đối với một số các dây chuyền
nhiệt điện, xi măng, hóa chất..đã cho thấy năng lực của đội ngũ ngành cơ khí đã
được nâng cao dần đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
3


Mục tiêu giai đoạn tới là tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên
tiến trong công nghiệp cơ khí-chế tạo máy, phát triển ngành cơ khí-chế tạo máy đủ
sức trang bị một số thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới xuất
khẩu. Tiếp tục nghiên cứu nâng cao khả năng khai thác tính năng các phần mềm
tiên tiến để làm chủ hoàn toàn thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ các sản phẩm
của ngành cơ khí thơng qua các dự án đầu tư của ngành cơng nghiệp như hóa chất,
nhiệt điện, khai khoáng…đây là cách làm đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Thực hiện
phổ biến và nhân rộng công nghệ đúc tiên tiến, tăng cường cơ giới hóa, tự động
hóa, đầu tư thiết bị nấu luyện và thiết bị phân tích kiểm tra nhanh... Tập trung
nghiên cứu nâng cao trình độ công nghệ rèn khuôn dập, cán tạo phôi, ép chảy, ép
và dập sau thiêu kết để tạo sự đồng bộ trong q trình tạo phơi, đây vẫn là một
trong các khâu được đánh giá là yếu nhất hiện nay của ngành cơ khí. Nghiên cứu
ứng dụng cơng nghệ hàn điện hồ quang tự động hoặc bán tự động và một số công
nghệ như hàn plasma, hàn chùm tia điện tử v.v... phát triển ứng dụng công nghệ hàn
điện xỉ cho việc tạo phôi, các chi tiết có chiều dày lớn và kích thước lớn (các trục
lớn có bậc cho ngành năng lượng, ngành công nghiệp tàu thủy…). Quan tâm
nghiên cứu sản xuất thiết bị và vật liệu hàn chất lượng cao, trong đó tự chế tạo que
hàn thép không gỉ, que hàn gang và các loại que hàn cường độ cao… Tiếp tục đổi
mới các máy cắt gọt thế hệ cũ có tuổi đời đến 30 - 40 năm sang các máy cắt gọt thế
hệ mới có điều khiển NC, CNC các trung tâm gia công. Cùng với việc nâng cấp,
hiện đại hóa thiết bị, máy móc hiện có, cần áp dụng rộng rãi công nghệ

CAD/CAM/CNC tại các trung tâm gia cơng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
và tính linh hoạt thay đổi mẫu sản phẩm; kết hợp cơ khí - điện tử phục vụ tự động
hóa thiết kế và các quá trình điều khiển, kiểm tra, đo lường nâng cao chất lượng
sản phẩm. Tập trung đầu tư vào các khâu nhiệt luyện, sơn mạ, phun phủ, thấm tôi
liên hồn tăng bền bề mặt đạt trình độ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm cơ khí.
2.2. Hiện trạng cơng nghệ ngành hóa chất
Ngành hố chất nước ta được hình thành và phát triển từ những năm 1960
với 09 chuyên ngành cơ bản là: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hố chất vơ cơ cơ
bản, sản phẩm từ cao su, chất tẩy rửa, sản phẩm điện hoá (pin, ắc quy), sơn và
nguyên liệu mỏ hoá chất và đã và đang hình thành thêm hai ngành cơng nghiệp hố
dầu và hoá dược .....
Hiện nay một số sản phẩm sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong
nước như các sản phẩm: phân lân chế biến, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật, chất
tẩy rửa, các mặt hàng chế biến từ cao su (săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp
ô tô...), pin đèn, ắc quy chì axit các loại, một số hố chất cơ bản và tham gia vào thị
trường xuất khẩu tuy số lượng chưa lớn như săm lốp xe đạp, các sản phẩm điện
hoá, săm lốp xe đẩy, chất tẩy rửa, clo lỏng, phân lân nung chảy… Chiến lược phát
triển ngành với mục tiêu phát triển đến năm 2010 đạt tốc độ phát triển 1617%/năm. Tỷ trọng của cơng nghiệp hóa chất trong cơ cấu cơng nghiệp tồn quốc
đạt 10-11% vào năm 2010 và 13-14% vào năm 2020. Sản lượng một số sản phẩm
4


chủ yếu dự kiến cho giai đoạn 2006-2010 gồm Phân supe lân 4,8 triệu tấn; phân lân
nung chảy 2,6 triệu tấn; phân đạm urê khoảng gần 5 triệu tấn; lốp ô tô 10 triệu bộ;
nhựa PVC 600.000 tấn; axit sunphuric 3,5 triệu tấn,…… Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu năm 2009 của Tổng cơng ty Hố chất Việt Nam năm 2009 dự kiến 260
triệu đô, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 dự kiến gần 330 triệu USD.
Trình độ cơng nghệ trong ngành Hố chất khơng đồng đều, nếu xét theo từng
nhóm sản phẩm. Điều này thể hiện một đặc trưng dễ thấy, ngành hoá chất nước ta

được đầu tư khá sớm trên các công nghệ nhập khẩu của các nước xã hội chủ nghĩa,
chủ yếu công nghệ từ Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN (cũ) khác. Về
Sản xuất phân bón do sản xuất nhiều chủng loại nên trình độ cơng nghệ rất khác
khác nhau, hầu hết cơng nghệ nhập nhà máy sản xuất urea từ khí tại Phú Mỹ sử
dụng công nghệ hiện đại, nhà máy đạm tại Bắc Giang sử dụng công nghệ cũ, các
nhà máy sản xuất phân lân kể cả supe lân và lân nung chảy vẫn sử dụng công nghệ
cũ, mức độ tự động hố thấp, chi phí sản xuất cịn cao và tiêu hao năng lượng
nhiều. Nhà máy DAP tại Hải Phòng sử dụng cơng nghệ tương đối tiên tiến. Sản
xuất hố chất bảo vệ thực vật vẫn chủ yếu là gia cơng, phối trộn, đóng gói, ngoại
trừ hai liên doanh Kosvida và Viguato có sản xuất hoạt chất gốc. Ngành hố chất
cơ bản qui mô sản xuất mức độ nhỏ bé, phân tán, cơng suất thấp trình độ cơng nghệ
rất lạc hậu. Ngành hoá chất hữu cơ cơ bản ở nước ta hầu như không phát triển,
ngoại trừ một số dự án sản xuất formalin . Trình độ cơng nghệ sản xuất các sản
phẩm cao sư đã có bước đột phá, một vài doanh nghiệp đã sản xuất lốp ô to radial,
lốp đặc chủng với công nghệ khác tiên tiến. Công nghệ sản xuất các sản phẩm như
pin, ắc qui thông dụng có tốc độ tăng trưởng lớn và đạt trình độ khá cả về công
nghệ, thiết bị và chất lượng sản phẩm. Công nghệ sản xuất sản phẩm sơn, chất dẻo
ở mức trung bình khá, tuy nhiên một số loại sơn đặc chủng trong nước chưa sản
xuất được như sơn bền hố chất, sơn tĩnh điện. Cơng nghệ sản xuất sản phẩm hóa
dầu chủ yếu là các liên doanh với các nước trong khu vực do đó cơng nghệ ở mức
trung bình khá
Nhìn chung, so với các nước trong khu vực ngành hố chất Việt Nam cịn
thua kém về qui mơ, trình độ cơng nghệ, năng suất, chất lượng. Cho đến nay hầu
hết các công nghệ đều phải dựa vào nhập khẩu, phần chủ động nghiên cứu tạo ra
trong nước cịn rất hạn chế. Đối với sản phẩm phân bón cần phải cải tiến trong việc
áp dụng tự động hoá vào quá trình sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng trong quá
trình sản xuất, tăng tỷ trọng của các loại phân NPK hàm lượng dinh dưỡng cao,
giảm tỷ lệ phân trộn cơ học đơn thuần, tăng cường sản xuất phân giàu lân. Tập
trung nghiên cứu tăng cường sản xuất hoạt chất gốc hoặc các loại thuốc BVTV
thân thiện với môi trường đối với nhóm sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật. Đối với

các sản phẩm hóa chất cơ bản cần có sự đầu tư thay thế các cơng nghệ cũ bằng
cơng nghệ tiên tiếnmới có khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Nhóm
sản phẩm hóa dược nên tập trung vào một số sản phẩm chính thiết yếu thơng qua
cơng nghệ của nước ngồi. Tiếp tục Cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm cao su
để đạt mức hiện đại hơn, đồng thời đầu tư sản xuất một số loại nguyên liệu phụ liệu
5


khác hiện nay đang phải nhập khẩu, nhập khẩu công nghệ sản xuât các sản phẩm
cao su kỹ thuật
Tuy đã đạt được những bước phát triển và thành tựu đáng kể, nhưng ngành
cơng nghiệp hố chất cịn một số mặt tồn tại. Năng lực sản xuất của tồn ngành cịn
nhỏ bé, chỉ chiếm 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Qui mô các
doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty Hố chất Việt Nam, thuộc
Tập đồn Dầu khí Việt Nam và một số liên doanh) cịn nhỏ, có tới 56,6% số doanh
nghiệp có qui mơ vốn dưới 10 tỉ đồng. Chủng loại sản phẩm của ngành hố chất
cịn nghèo nàn, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, còn thiếu hẳn những ngành quan
trọng như hữu cơ cơ bản, hố dầu, hố dược,......Cơng tác đầu tư trong mấy thập kỷ
vừa qua chưa tạo được cho ngành có cơ cấu đồng bộ, hiện đại và cân đối.
2.3. Hiện trạng công nghệ ngành luyện kim
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 với sự giúp đỡ
của các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Đức…. Năm 2007 chúng ta đã sản
xuất được khoảng 260.000 tấn gang, 2.000.000 tấn phôi thép và 5.112.000 tấn thép
bao gồm thép thanh, thép dây, thép hình nhỏ, thép tấm lá cán nguội, thép ống hàn
và thép tấm mạ các loại, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thép của đất nước.
Năm 2008 ngành thép sản xuất được 2.400.000 tấn thép phôi, 5.253.000 tấn thép
thành phẩm, tổng lượng thép tiêu thụ trong nước đạt khoảng 9.000.000 tấn.
Trình độ cơng nghệ ngành luyện kim mặc dù đã có những thay đổi cơ bản do
có sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế, tuy nhiên đối với các nhà máy cũ
và khối tư nhân công nghệ vẫn rất lạc hậu, đối với các cơ sở liên doanh do mới đầu

tư nên cơng nghệ có trình độ vào loại khá so với các nước trong khu vực, cụ thể
như sau: Dẫn đầu trong nhóm này là khu Nhà máy Gang Thép Thái nguyên mặc dù
đã được đầu tư nâng cấp song công nghệ sản xuất gang vẫn ở mức độ lạc hậu so
với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao sản xuất đều cao khó có khả năng cạnh tranh. Đối
với các lị cao cực nhỏ khác, tình hình cịn tồi tệ hơn nhiều, cơng nghệ rất lạc hậu.
Trình độ công nghệ sản xuất gang nước ta chỉ tương đương những năm 1960 của
thế giới, nguyên nhân chủ yếu là quy mơ của các lị cao q nhỏ, khâu chuẩn bị liệu
chưa tốt; nhiệt độ gió thấp; chưa làm giầu ơ xy cho gió để cường hố q trình
luyện gang; chưa áp dụng công nghệ phun than cám để giảm suất tiêu hao than
cốc… Về công nghệ sản xuất phôi thép, hiện nay ngành thép đang sử dụng 100%
công nghệ lò điện hồ quang, phần lớn lò điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ, nhập
công nghệ và thiết bị của Trung Quốc nên công nghệ ở mức trung bình. Gần đây
một số cơ sở tư nhân đang xây dựng nhà máy sản xuất sắt hồn ngun, cơng nghệ
MIREX ... với quy mô từ 50.000 đến 200.000 tấn/năm đây sẽ là những công nghệ
hiện đại. So sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của các nhà máy luyện thép nước ta
với các nước trên thế giới còn lạc hậu cả về quy mô lẫn chất lượng. Công nghệ cán
6


thép trình độ cơng nghệ của các cơ sở rất khác nhau. Công nghệ cán thép hiện đại
bao gồm khối các nhà máy liên doanh hoặc nhà máy mới được xây dựng đây là
những nhà máy sử dụng công nghệ của Italia, Nhật Bản.. Cơng nghệ trung bình
gồm các nhà máy sử dụng công nghệ của Trung Quốc và công nghệ lạc hậu gồm
các nhà máy công suất nhỏ với thiết bị tự chế trong nước chủ yếu của các cơ sở tư
nhân.
Tóm lại, trình độ cơng nghệ của ngành thép nói chung ở mức độ trung bình
và thấp. Mặt khác trình độ cơng nghệ cũng khơng đồng đều ở các khâu trong chu
trình sản xuất luyện kim. Khâu luyện gang đang ở mức độ lạc hậu; Khâu luyện
thép có khá hơn nhưng khơng đồng đều. Khâu cán thì đã xuất hiện một số nhà máy
đạt mức độ hiện đại, nhưng đại đa số các nhà máy còn lại ở loại trung bình và lạc

hậu.
Một số hướng cơng nghệ cần tập trung nghiên cứu đổi mới cho giai đoạn tới
đối với ngành luyện kim là công nghệ sản xuất gang, cần tập trung nghiên cứu cải
tiến hiện đại hóa các khâu như chuẩn bị nguyên liệu, công nghệ làm giàu ơ xy cho
q trình cường hố q trình luyện gang, nghiên cứu áp dụng công nghệ phun
than cám để giảm suất tiêu hao than cốc và nghiên cứu tự động hóa điều khiển các
q trình cơng nghệ bằng các hệ thống điều khiển tự động. Đối với công nghệ
luyện thép triển khai ứng dụng cơng nghệ lị điện hồ quang kiểu DANARC 70
tấn/mẻ và lò điện hồ quang kiểu CONSTEEL 40 tấn/mẻ, áp dụng một số tiến bộ
kỹ thuật như phun ô xy và than vào tạo xỉ bọt, dùng biến thế siêu cao công suất, sử
dụng các loại vật liệu chịu lửa siêu bền, ra thép đáy lệch tâm, tận dụng nhiết của
khí thải để sấy thép phế trước khi nạp vào lị …Ứng dụng cơng nghệ sản xuất thép
lị điện từ sản phẩm hồn ngun trực tiếp (cơng nghệ MIDREX hay HYL sử dụng
khí thiên nhiên). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất thép tấm lá cán nguội,
cơng nghệ luyện cán thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến,
quy mô công suất khoảng 1 triệu tấn thép thành phẩm/năm phục vụ các ngành đóng
tầu, dầu khí, cơ khí chế tạo thiết bị siêu trường siêu trọng. công nghệ thép đặc biệt
quy mô công suất khoảng 0,3 – 0,5 triệu tấn/năm phục vụ ngành chế tạo máy và
cơng nghiệp quốc phịng. Các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội cơng suất lớn
từ 2,0 triệu tấn đến 3,0 triệu tấn/năm và đặc biệt các nhà máy cán của nhà máy
luyện kim liên hợp được xây dựng sẽ cải thiện trình độ cơng nghệ của ngành sản
xuất cán nước ta.
2.4. Hiện trạng công nghệ ngành khai khoáng
2.4.1. Hiện trạng ngành khai thác than
Tổng trữ lượng các loại than trên tồn quốc đã tìm kiếm thăm dò còn lại đến
01/01/2006 là 6.164.848 ngàn tấn. Trữ lượng triển vọng than ở các vùng còn rất
7


lớn, riêng bể than Quảng Ninh mức dưới - 300m dự báo có khoảng 7 tỷ tấn. Bể

than Đồng Bằng Sơng Hồng có khoảng 210 tỷ tấn, các bể than thềm lục địa Việt
Nam có khỏang 4.700 tỷ tấn, than bùn có hơn 7 tỷ m 3. Sản lượng than khai thác
trong tồn ngành tăng trưởng đạt trung bình 14% năm. Số liệu thống kê về sản
lượng than nguyên khai trong các năm gần đây như sau: 27,324 triệu tấn năm 2004;
34,3 triệu tấn năm 2005; 40,7 triệu tấn năm 2006; 45,5 triệu tấn năm 2007; 42,9
triệu tấn năm 2008.
Thời gian qua, ngành than đã đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất do đó trình độ cơng nghệ sản xuất của ngành than đã có nhiều thay
đổi, sản lượng than tăng trưởng với nhịp độ cao. Công nghệ khai thác than bao gồm
công nghệ khai thác mỏ lộ thiên và công nghệ khai thác hầm lị. Cơng nghệ khai
thác của các mỏ lộ thiên đạt ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới, hiện đã phổ
biến sử dụng cơng nghệ: khoan - nổ mìn - bóc đất đá (đổ thải) - bốc xúc than –
sàng tuyển sơ bộ tại mỏ - vận chuyển tới nhà sàng (hoặc bãi tập kết) với trang thiết
bị khá hiện đại, tuy vậy các thiết bị sử dụng hầu hết có cơng suất nhỏ và trung bình,
khơng đồng bộ. Đối với cơng nghệ khai thác hầm lị đang phổ biến sử dụng vì
chống thuỷ lực (cột thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động) và áp dụng cơ giới hố
cơng tác khấu than lị chợ bằng máy combai kết hợp với giá thuỷ lực di động và
máy combai kết hợp với dàn chống tự hành tuy vậy công nghệ khai thác than hầm
lò còn đang ở mức độ thấp so với các nước trên thế giới. Điều đáng lưu ý là thông
qua các nhiệm vụ nghiên cứu hiện nay ngành than đã chủ động được sản xuất cột
chống thủy lực, đang nghiên cứu áp dụng giá chống thủy lực và giàn chống thủy
lực. Đánh giá chung trình độ cơng nghệ khai thác than hầm lị của Việt Nam còn
đang ở mức độ thấp so với các nước trên thế giới. Công nghệ sàng tuyển than tại
các nhà máy tuyển trung tâm có cơng nghệ tương đối hiện đại ở mức thế giới (nhập
công nghệ từ Úc) đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ trong ngoài nước về
chủng loại và chất lượng than. Hệ thống trang thiết bị điện, hệ thống truyền động,
hệ thống điều độ điều khiển sản xuất, hệ thống bảo vệ và sự đồng bộ của chúng
trong dây chuyền sản xuất còn ở mức thấp.
2.4.2. Hiện trạng cơng nghệ khai thác các khống sản khác
Hiện nay quy mơ khai thác khống sản khác phần lớn là nhỏ bé, công nghệ

lạc hậu và thủ cơng là chính. Tình hình khai thác khống sản tràn lan đã gây tổn
thất lớn cho trữ lượng tài nguyên khống sản, làm suy thối cảnh quan mơi trường,
thường xảy ra tai nạn lao động, làm chết nhiều người.Mức độ chế biến khống sản
là thấp, phổ biến là khơng chế biến hoặc chỉ sơ chế. Trong số hơn 45 loại khống
sản được khai thác, mới chỉ có chưa đến 10 loại (chủ yếu là kim loại màu) sử dụng
công nghệ tuyển khống để chế biến làm giàu. Cơng nghệ khai thác, chế biến thiếcvônfram: sản lượng thiếc hiện nay vào khoảng vài ngàn tấn/năm với công nghệ
điện phân là công nghệ cũ truyền thống chỉ có duy nhất là thiếc thỏi chưa có
thương hiện trên thế giới các cơng nghệ tiên tiến như luyện vùng, luyện bốc hơi
chân không hầu như chưa áp dụng. Công nghệ khai thác và tuyển thô hiện chỉ ở
quy mô bán cơ giới nhỏ hoặc thủ cơng cịn rất lạc hậu. Ngành khai thác, chế biến
8


khoáng sản Antimon của Việt Nam hiện nay gần như khơng đáng kể, hiện chỉ cịn
có tỉnh Hà Giang đang khai thác quặng antimon nghèo ở mỏ Mậu Duệ (liên doanh
giữa Việt Nam và Trung Quốc), sản lượng khoảng 500 tấn/năm, tồn bộ cơng nghệ
là của Trung Quốc ở mức trung bình. Đối với khai thác, chế biến chì kẽm hiện nay
khai thác bằng cả 2 phương pháp: lộ thiên và hầm lị. Cơng nghệ khai thác được cơ
giới hố với mức độ rất thấp, chủ yếu là bán cơ giới và thủ công. Đối với công
nghệ khai thác và chế biến đồng tại mỏ đồng Sin Quyền Lao Cai là có khai thác và
chế biến ở quy mơ cơng nghiệp công nghệ Trung Quốc.Công nghệ khai thác, chế
biến vàng: Hiện có 02 cơ sở sản xuất chính là Cơng ty TNHH Khai thác vàng
Phước Sơn liên doanh của Công ty Công nghiệp miền Trung với Công ty New
Vietnam Mining và Cơng ty Cổ phần Đá q và Vàng Lâm Đồng đang khai thác và
chế biến vàng tại vùng mỏ vàng Trà Năng - Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng. Cả hai
Công ty này khai thác quặng vàng gốc và thu hồi bằng cơng nghệ hố chất xyanua
có giải pháp hiện đại xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Các mỏ đá quý ở
Việt Nam được khai thác theo phương pháp lộ thiên và sử dụng Công nghệ khai
thác bằng sức nước và công nghệ khai thác bằng ôtô + máy xúc. Công nghệ tuyển
sử dụng phương pháp tuyển trọng lực.

2.4.3. Định hướng đổi mới cơng nghệ
Tình trạng chung về trang bị trong ngành than hầu hết đều được đầu tư đã
khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại thiết bị đang sử dụng đều chỉ nằm trong
khoảng từ 40÷60%. Nguồn nhân lực ngành than đánh giá ở nức trung bình, số cán
bộ cơng nhân ngành than có thâm niên cơng tác trên 12 năm có tỷ lệ khá cao
(42,44% đối với công nhân và 28,56% đối với cán bộ kỹ thuật và quản lý). Theo
kết quả đánh giá của Bộ Cơng Thương về trình độ thành phần công nghệ Kỹ thuật
của các mỏ than lộ thiên (0,694) và các nhà máy sàng tuyển (0,751) được đánh giá
là cao hơn so với các mỏ than hầm lò (0,473). Kết quả đánh giá này cũng cho thấy
để đẩy mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng trong tương lai ngành than cần chú trọng
xem xét đầu tư vào khâu cơng nghệ kỹ thuật trong các mỏ than hầm lị. Để đạt
được mục tiêu đặt ra là đưa ngành than trở thành một ngành có trình độ cơng nghệ
đạt ngang tầm trình độ khu vực và tiếp cận trình độ thế giới cần tập trung đổi mới
cơ giới hoá các công đoạn, giảm tối đa lao động thủ công đối với các mỏ lộ thiên. Áp
dụng cơ giới hóa đồng bộ ở các mỏ có điều kiện thuận lợi và cơ giới hóa ở mức cao
nhất trong điều kiện cho phép ở các mỏ có điều kiện khơng thuận lợi, chấm dứt hoạt
động khai thác thủ công đối với khai thác hầm lị. Áp dụng các cơng nghệ tiên tiến của
thế giới ở các nhà máy tuyển lớn; cơ giới hóa trong điều kiện cho phép, tiến tới xố bỏ
lao động thủ công ở các ở các xưởng tuyển quy mơ nhỏ; thu hồi tối đa các khống vật
có ích, giảm mất mát tài nguyên; hạn chế sử dụng các loại thuốc tuyển độc hại, gây ô
nhiễm môi trường.

9


2.5. Hiện trạng ngành năng lượng (điện)
Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội liên tục tăng trong những năm
gần đây, mặc dù sản lượng sản xuất của ngành cũng liên tục tăng. Hàng năm để cân
đối đủ lượng điện tiêu thụ ngành điện vẫn phải mua điện của nước ngoài. Sản
lượng điện sản xuất và mua ngoài năm 2007 ước đạt 67,121 tỷ kWh, tăng 13,7% so

với năm 2006, trong đó điện cung cấp cho cơng nghiệp tăng 17,5%. Năm 2008 đạt
74,175 tỷ kWh, tăng 11,09% so với 2007, trong đó điện cung cấp cho cơng nghiệp
tăng 13,14%. Năm 2009 là năm sản xuất bị xuy giảm do khủng hoảng kinh tế tuy
nhiên sản lượng điện 8 tháng ước đạt 52,21 tỷ kWh, tăng 10,5% so với cùng kỳ,
trong đó điện dùng cho cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,63% và chiếm tỷ trọng
49,1%.
Trong thời gian vừa qua ngành điện đã không ngừng đầu tư phát triển nguồn
điện, lưới điện hàng chục các nhà máy nhiệt điện, thủy điện đã hồn thành và đang
trong q trình thi công để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng. Do đặc thù là hầu
hết các cơng nghệ nhập do đó trình độ cơng nghệ của ngành điện cũng rất khác
nhau số các nhà máy cũ có cơng nghệ lạc hậu, số các nhà máy mới công nghệ vào
loại tiên tiên của thế giới. Về công nghệ sản xuất điện năng bao gồm nhiệt điện và
thủy điện, đối với công nghệ nhiệt điện chủ yếu là công nghệ đốt than phun và tuốc
bin khí. Cơng nghệ đốt than phun là cơng nghệ cũ, truyền thống, hiệu suất thấp,
không đảm bảo vệ sinh môi trường bao gồm các nhà máy nhiệt điện cũ như Phả
Lại, ng Bí, Ninh Bình…Cơng nghệ tuốc bin khí là cơng nghệ mới, hiện đại đảm
bảo được hiệu suất cao và đảm bảo vệ sinh môi trường bao gồm các nhà máy nhiệt
điện mới do Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư. Đối với Thủy điện hầu hết các
thiết bị chính trong các nhà máy thuỷ điện đa số là công nghệ mới, điều này phản
ánh thực tế trong những năm qua số lượng các nhà máy thuỷ điện mới được đưa
vào nhiều. Tuy nhiên, các thiết bị thuộc công nghệ cũ vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể:
21% đối với các tua bin thuỷ lực, 23% đối với các máy phát, và 19 % đối với các
máy biến áp chính. Đối với cơng nghệ năng lượng tái tạo gồm năng lượng gió,
năng lượng khí sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng lượng đồng phát sử dụng
sinh khối, trong đó mới chỉ có năng lượng mặt trời là đang được ứng dụng ở quy
mô nhỏ mảng pin mặt trời chủ yếu nhập khẩu, bộ điều khiển chủ yếu do trong nước
tự chế tạo. Bộ biến đổi điện DC/AC: chất lượng bộ đổi điện trong nước chế tạo
chưa thích hợp khí hậu biển, hiệu suất thấp chỉ đạt khoảng 70%. Nhìn chung Việt
Nam chưa khai thác được các nguồn năng lượng tái tạo. Công nghệ truyền tải và
phân phối điện năng hiện nay hệ thống thiết bị 500kV được đánh giá là hiện đại

vào bậc nhất trong lưới điện truyền tải và bảo đảm được vận hành bình thường của
mạch truyền tải xương sống Bắc Nam, tuy vậy độ tin cậy của thiết bị 500kV chưa
thực sự cao , đến nay ngành điện đã ứng dụng công nghệ tiên tiến đối với hệ thống
điều độ và thiết bị điều khiển gồm hệ thống SCADA tại TT điều độ quốc gia (A0)
và các điều độ miền, nâng cấp đường trục viễn thông, nâng cao tốc độ truyền dẫn
cáp quang. Tín hiệu SCADA/EMS tại A0 bao gồm các tín hiệu đo lường của đường
10


dây, máy biến áp, tổ máy phát, thánh cái; tín hiệu về trạng thái của máy cắt, dao
cách ly, dao tiếp địa và cảnh báo của các nhà máy điện, các trạm 500kV và 220kV..
tuy một số chức năng chưa được phát huy trong quá trình vận hành, điều khiển.
Đảm bảo an ninh năng lượng là đảm bảo sự phát triển cho quốc gia, định
hướng phát triển công nghệ trong ngành điện trong giai đoạn tới đối với các nhà
máy nhiệt điện là nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu như than, khí...
cải tiến các thơng số lị hơi, cơng nghệ đốt than, cơng nghệ thải tro xỉ áp dụng cho
các nhà máy nhiệt điện than mới xây dựng hoặc nâng cao hiệu quả, tăng hệ số sẵn
sàng cho các nhà máy cũ đang vận hành. Ưu tiên phát triển nhiệt điện khí chu trình
hỗn hợp với hiệu suất cao, hiệu suất chu trình khơng được thấp hơn 52%. Nghiên
cứu sử dụng các thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến nhằm ngăn ngừa được các sự
cố lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng của góp phần nâng
cao hiệu suất của nhà máy. Đối với công nghệ nhà máy thủy điện cần nghiên cứu
nâng cấp hay thế các thiết bị hiện đại đảm bảo vận hành hiệu quả và an tồn đối với
những cơng trình mà qua phân tích, đánh giá tổng hợp các yêu tố kinh tế, kỹ thuật,
mơi trường, xã hội thấy cịn đảm bảo hiệu ích tổng hợp lâu dài việc nghiên cứu
khai thác nguồn nước như đập dâng, cơng trình xả lũ, thiết bị thủy điện, thủy điện
tích năng ...triển khai áp dụng cơng nghệ sửa chữa, bảo dưỡng tiên tiến nhằm nâng
cao hiệu quả khai thác là hết sức cần thiết. Từng bước nghiên cứu tiếp cận đối các
yêu cầu, biện pháp công nghệ khai thác, quản lý môi trường đối với nhà máy điện
hạt nhân. Nghiên cứu những nguồn phát điện với công suất lớn bằng năng lượng

mặt trời để có kế hoạch xây dựng bổ sung cho lưới Quốc gia. Ứng dụng thiết bị
năng lượng gió cơng suất vừa và nhỏ tại chỗ phục vụ mục đích chiếu sáng, sinh
hoạt văn hố cho cụm dân cư và các hộ gia đình vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu
phát triển cơng nghệ khí sinh học, công nghệ đồng phát từ năng lượng sinh khối,
nguồn năng lượng địa nhiệt … Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiện tiến trong
truyền tải và phân phối điện năng như sử dụng các trạm biến áp tiên tiến, hệ điều
khiển phôi phối, ứng dụng các công nghệ chẩn đoán tiên tiến, tự động hoá lưới
phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý nhu cầu điện năng.
2.6. Hiện trạng công nghệ thông tin - truyền thơng
Sau hơn 20 năm đổi mới ngành Bưu chính, Viễn thơng và Cơng nghệ thơng
tin Việt Nam đã có những bước tiến tồn diện, vượt bậc, tăng nhanh năng lực,
khơng ngừng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc
phịng và phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành Cơng nghệ thơng tin và Truyền thơng Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Hạ tầng viễn thơng phát triển đạt trình độ tiên tiên trên thế giới,
công nghiệp công nghệ thông tin phát triển với tốc độ ngày càng cao, công nghiệp
phần cứng đạt tốc độ phát triển trung bình từ 20 - 30%; công nghiệp phần mềm và
dịch vụ đạt tốc độ phát triển trung bình từ 30 - 40%. Cơng nghệ truyền hình có
11


bước phát triển theo kịp trình độ phát triển của các nước phát triển. Hạ tầng
truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đã và đang ứng dụng các cơng nghệ
tiên tiến nhất trên thế giới.
Về công nghệ viễn thông: Sau thời kỳ số hóa trong lĩnh vực điện thoại, đã
đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của thông tin, ngày nay ngành viễn thông
đã phát triển mạnh đạt trình độ cao ngang tầm với các nước phát triển. Nhiều
doanh nghiệp Viễn thông như VNPT, VietTel,..EVNTeleom đã và đang triển khai
đã hạ tầng mạng mạng viễn thông thế hệ mới (NGN) và trong lộ trình triển khai hạ

tầng mạng truyền tải băng rộng dung lượng lớn theo xu hướng mạng hội tụ IMF
tạo cơ sở cho tích hợp internet băng rộng, không dây, mạng điện thoai cố định,
mạng truyền thông. Công nghệ quản lý viễn thông tiên tiến cũng đang được triển
khai áp dụng trong các doanh nghiệp viến thông như công nghệ quản lý viễn thông
thế hệ mới NGOSS, cơng nghệ quản lý tính cước và chăm sóc khách hàng BCS,
Callcenter…, các dịch vụ giá trị gia tăng: Chính phủ điện tử cũng như các dịch vụ
liên quan đang được phát triển với nền tảng hạ tầng viễn thông internet tốt, khung
pháp lý cũng như các chuẩn phù hợp được ban hành tạo điều kiện cho các cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp ứng dụng CNTT như eOffice, cung cấp các dịch vụ hành
chính cơng điện tử, dịch vụ cung cấp chữ kí số, chứng thực số cơng cộng…
Dịch vụ nợi dung cho internet với các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là cung
cấp nợi dung website và cởng thông tin điện tử (portal); các trang tin/báo điện tử;
dịch vụ email, tin nhắn, trao đổi thông tin qua mạng internet; dịch vụ tìm kiếm
thông tin trên Internet; các trang web để download, upload dữ liệu. Một điểm sáng
đáng lưu ý là một số lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của
đất nước như học tập điện tử, kho dữ liệu số mặc dù thị trường hiện vẫn còn nhỏ
hẹp nhưng cũng được khá nhiều doanh nghiệp tham gia (trên dưới 20%). Dịch vụ
phát triển nợi dung cho mạng di đợng với các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là phát
triển và cung cấp các tiện ích cho ĐTDĐ, trò chơi trên ĐTDĐ, nhạc chuông, logo,
hình nền, tin nhắn trúng thưởng, tin nhắn thông tin KTXH, tin nhắn tư vấn chuyên
sâu. Dịch vụ trò chơi điện tử, có 3 nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là trò chơi trực
tuyến, trò chơi tương tác tập trung vào việc phát triển các trị chơi trên máy tính
đơn Dịch vụ thương mại điện tử với các nhóm sản phẩm/dịch vụ chính là giải
pháp/dịch vụ mua bán qua mạng, giải pháp/dịch vụ thanh toán qua mạng, dịch vụ
chứng thực điện tử, bảo lãnh đơn hàng. Dịch vụ Y tế điện tử với các nhóm sản
phẩm/dịch vụ chính là tư vấn sức khỏe qua mạng; khám, chữa bệnh qua mạng; bán
thuốc chữa bệnh qua mạng; các dịch vụ y tế khác cung cấp trên môi trường điện tử.
Đối với công nghệ phát thanh và truyền hình: Về cơ sở hạ tầng đang trong lộ
trình chuyển đổi cơng nghệ từ tương tự sang số, đa dạng hóa cơng nghệ truyền
hình: Truyền hình mặt đất (quảng bá): Công nghệ Analog và Số mặt đất theo chuẩn

DVB-T (Châu Âu); Truyền hình cáp: Cơng nghệ lai ghép: Số + tương tự, truyền
dẫn cáp quang + cáp đồng trục; Truyền hình Vệ tinh: Đài VTV - Dùng cơng nghệ
truyền hình số về tinh thế hệ thứ nhất (DVB-S), (dịch vụ DTH) sử dụng Vệ tinh
VINASAT của Việt Nam. Các dịch vụ giá trị gia tăng lĩnh vực phát triển phim số &
12


đa phương tiện sớ với các loại hình chính là phim hoạt hình kỹ thuật số; các
chương trình truyền hình kỹ thuật số; các sản phẩm phim số, đa phương tiện số.
Phần lớn các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này có quy mơ cịn khá hạn chế.
Đối với cơng nghệ phầm mềm: Việt Nam đang nỗ lực nâng cao quy trình
đảm bảo chất lượng và trình độ cơng nghệ sản xuất. Hiện nay trong số các đơn vị
làm phần mềm/dịch vụ, Việt nam đã có 01 doanh nghiệp có chứng nhận CMMI-5
(Công ty Paragon Solution Vietnam), 01 doanh nghiệp có chứng nhận CMM-5
(FPT Software), 05 doanh nghiệp đạt CMM-3 hoặc CMM-4, và trên 30 doanh
nghiệp có ISO 900: 2000.. Chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp có trình độ
công nghệ ngang hàng với các doanh nghiệp của Ấn Độ, Ireland, có khả năng
thắng thầu những dự án lớn về outsourcing phần mềm và dịch vụ như công ty
TMA, công ty Paragon Solutions v.v. Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
đã thành lập câu lạc bộ chất lượng với mục tiêu thúc đẩy công tác quản lý chất
lượng phần mềm. Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu lập văn phòng đại diện để
bán phần mềm của họ sản xuất tại nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại
dành được nhiều hợp đồng khá lớn về cung cấp các giải pháp ở thị trường Việt
Nam, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Có thể nói các Doanh nghiệp
phần mềm Việt nam đang bị cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà.
Đối với công nghiệp điện tử, viễn thông: Cho đến nay, phần lớn các doanh
nghiệp sản xuất thiết bị viễn thơng đều thuộc Tập đồn BCVT Việt Nam (VNPT)
với tổng số khoảng 20 nhà máy, xí nghiệp, gồm 3 loại hình doanh nghiệp là khối
doanh nghiệp nhà nước, khối công ty cổ phẩn và khối liên doanh. 17 đơn vị đã có
chứng chỉ hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9000:2000. Các đơn vị công nghiệp

bao gồm 5 cơng ty liên doanh với các hãng nước ngồi, 14 công ty cổ phần và 01
công ty TNHH 1 thành viên hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và cung cấp các
sản phẩm chủ yếu như thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, cáp quang, cáp đồng,
nguồn viễn thông, thẻ viễn thông, máy điện thoại, sản phẩm in ấn và các trang thiết
bị khác phục vụ cho ngành viễn thông và đáp ứng một phần cho nền kinh tế đất
nước. Ngồi ra cịn có một số Cơng ty TNHH sản xuẩt và lắp ráp máy tính, các
thiêt bị ngoại vi với qui mô nhỏ và vừa chưa khẳng định một ngành công nghiệp
thực thụ.
Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin Truyền thơng cùng với q trình tồn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá
toàn diện, nhưng cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, cơng nghệ, đầu
tư, sản xuất kinh doanh địi hỏi tồn ngành CNTT &TT phải biết đón bắt thời cơ,
liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt,chủ
động sáng tạo, đa lĩnh vực ,đa dịch vụ. Hạ tầng viễn thông quốc gia - mạng truyền
tải IP băng thông rộng được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển với chất lượng cao,
và bảo đảm an toàn mạng để cung cấp đa dịch vụ trên nền IP: cung cấp dịch vụ
điện thoại cố định, di động 3G cũng như các dịch vụ băng rộng khác như Internet
băng rộng, hội nghị truyền hình, giao ban điện tử trực tuyến, phát thanh truyền hình
13


số,…(IP Multimedia Subsystem- IMS). Đặc biệt các Công ty di động lớn đã đầu tư
phát triển hạ tầng di động công nghệ mới 3G sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ di động 3G như: MMS, trị chơi di dộng, điện thoai hình, truyền
hình di động và, dịch vụ thơng tin và thanh tốn di động,..
Cơng nghệ phát thanh truyền hình đang trong lộ trình chuyển đổi từ công
nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số và đa dang hóa tuyền hình như truyền
hình mặt đất, truyền hình qua vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình di động. truyền
hình Internet, IP TV đang triển khai mạnh ở các Thành phố lớn, nơi có hạ tầng
Internet băng rộng phát triển . Nâng cao chất lượng dịch vụ nội dung và khả năng
tiếp cận thông tin, từng bước triển khai cơng nghệ truyền hình độ phân giải cao HD

- TV trên truyền hình Vệ tinh và trên truyền hình cáp.
II. Hiện trạng cơng nghệ trong lĩnh vực giao thông, xây dựng
II.1. Hiện trạng ngành xây dựng
Theo số liệu thống kê năm 2006, giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp thuộc Bộ Xây dựng là 75.378 tỉ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, tăng
trưởng 20,4% so với cùng kỳ năm 2005, cao gần gấp 2 lần so với mức tăng trưởng
chung của khu vực công nghiệp và xây dựng trong cả nước (10,37%). Trong đó,
giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện năm 2006 của Tổng Công ty Xi-măng
Việt Nam 10.259 tỉ đồng; của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) là gần
10.262 tỉ đồng; của Tổng Công ty Sông Đà là 8.322 tỉ đồng. Theo các nhà nghiên
cứu, quản lý kinh tế, chính những thành tựu KH&CN đã góp phần duy trì tốc độ
tăng trưởng chung của ngành ở mức bình quân 16 - 18/năm.
Hiện trạng cơng nghệ của ngành đã có những thay đổi đáng kể trong những
năm qua. Đến nay, ngành đã có năng lực thiết kế nhà cao tới 40 tầng, thêm vào đó
là khả năng kháng chấn, xử lý nền móng... Tuy nhiên, mới tiếp cận kết cấu khung
nhà bê tông cốt thép, lõi cứng, vách cứng… mà chưa làm chủ thiết kế theo cơng
nghệ khung nhà kết cấu tồn thép, lõi thép hình, hỗn hợp thép hình với bê tông mác
cao. Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tỷ trọng đầu tư đổi mới đạt cao hơn.
Hầu hết ở các sản phẩm đều có đầu tư đổi mới, tỷ trọng đổi mới trong lĩnh vực này
đạt trên 75%, trong đó: Cơng nghệ sản xuất ximăng lị quay đạt trình độ tiên tiến
thế giới; Cơng nghệ sản xuất các sản phẩm kính xây dựng đạt trình độ tiến tiến thế
giới; Công nghệ sản xuất các sản phẩm gạch gốm ốp lát đạt trình độ tiên tiến thế
giới và nhiều công nghệ sản xuất vật liệu mới khác được đầu tư đạt trình độ tiên
tiến, cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Cơng nghệ trong thi cơng xây lắp đặc biệt
phát triển nhờ hội nhập quốc tế. Các cơng trình đầu tư của nước ngồi đã tiên
phong đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ thi công xây dựng tiên tiến, khởi
đầu cho các hoạt động cạnh tranh, đổi mới trong nước. Lĩnh vực công nghệ xây
dựng có nhiều đầu tư đổi mới, với tỷ trọng đạt tới trên 70% năng lực toàn ngành.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã làm chủ công nghệ xây nhà cao tầng, công
nghệ xây nhà nhịp khẩu độ lớn thuộc nhiều dạng loại, làm chủ thi công các công

14


trình ngầm. Cơng tác kiểm định, quản lý chất lượng cơng trình đã có nhưng chuyển
biến căn bản tỷ trọng đổi mới công nghệ, trang thiết bị đã đạt tới trên 60% năng lực
cơng nghệ tồn ngành. Đến nay, trong lĩnh vực tư vấn thiết kế đã sử dụng rộng rãi
cơng nghệ tin học tiên tiến và tự động hố đã làm tăng hàm lượng khoa học của các
sản phẩm thiết kế, quy hoạch; trong tư vấn kiểm định, giám sát chất lượng đã có
trong tay nhiều thiết bị đo kiểm hiện đại và xây dựng được quy trình quản lý, giám
sát chất lượng kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế.
Trong thời gian tới, định hướng phát triển công nghệ của ngành xây dựng
gồm nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác lập, quản lý quy hoạch
xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn; Nghiên cứu và đề xuất các hướng dẫn
thiết kế đô thị, các giải pháp quy hoạch và kiến trúc đô thị và nông thôn Việt Nam
theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lồng ghép QHXD và quy
hoạch môi trường, v.v...; Nghiên cứu các giải pháp kiến trúc nhà ở công nhân, nhà
ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp theo hướng cơng nghiệp hóa; Nghiên cứu
và áp dụng cơng nghệ cấp nước hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; Nghiên cứu, hồn thiện và áp dụng các cơng
nghệ xử lý mơi trường (rác thải, khí thải, nước thải...). Hiệu quả của công nghệ cần
đạt được: xử lý triệt để, đạt hiệu quả cao về kinh tế – kỹ thuật, thay thế cơng nghệ
nước ngồi. Các giải pháp cơng nghệ đề xuất phải được áp dụng thí điểm và nhân
rộng; Nghiên cứu, làm chủ và áp dụng công nghệ: khảo sát, thiết kế và thi công xây
dựng ngầm; khảo sát, thiết kế và xây dựng cơng trình trên biển, ven biển, hải đảo;
Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp thiết kế, thi cơng tiên tiến cho các cơng trình
vượt khẩu độ lớn, cơng trình có chiều cao lớn; Cơng nghệ xây dựng nhà ở hàng
loạt; Công nghệ xử lý nền đất yếu; Các giải pháp kỹ thuật giảm nhẹ tác động của
thiên tai lên các cơng trình xây dựng; Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới trong
sản xuất VLXD và sản phẩm xây dựng như xi măng, kính xây dựng, sứ vệ sinh,
gạch ốp lát, tấm lợp và các VLXD khác có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế;

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng chất
thải làm nguyên liệu trong các dây chuyền sản xuất VLXD; Công nghệ tái sử dụng
chất thải trong xây dựng; Nghiên cứu công nghệ, giải pháp nhằm tiết kiệm tài
nguyên trong sản xuất vật liệu xây dựng.
II.2. Hiện trạng công nghệ lĩnh vực giao thông
Hiện tại Việt Nam có 256.684 km đường bộ; trên quốc lộ có gần 800 cầu với
tổng chiều dài gần 300km; 41.900 km đường sông, kênh các loại với hàng trăm bến
cảng sông; khoảng 100 cảng biển phân bổ dọc theo 25.177km bờ biển; 3.142 km
đường sắt với 247 nhà ga; 19 cảng hàng không được đưa vào khai thác, đang quản
lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000
km2.
Trong những năm qua, được nhà nước quan tâm đầu tư đã có những bước
phát triển nhanh chóng, trình độ cơng nghệ của ngành đã có những thay đổi đáng
kể, đến nay ngành đã ban hành 13 tập tiêu chuẩn kỹ thuật cơng trình giao thơng với
15


tổng số trên 120 tiêu chuẩn bao gồm: tiêu chuẩn cầu, tiêu chuẩn thiết kế mặt đường
mềm, tiêu chuẩn thiết kế đường ơ tơ, tiêu chuẩn cơng trình cảng biển, tiêu chuẩn
thiết kế cơng trình hàng khơng v.v..đây là những cơ sở quan trọng sử dụng trong
thiết kế thi công các cơng trình giao thơng. Trong khảo sát, thiết kế, kiểm tra chất
lượng cơng trình, đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị mới phục vụ các nội dung thăm
dò hiện trường, đánh giá điều kiện địa chất sát thực hơn với sự trợ giúp của các
phần mềm, đã ứng dụng phần mềm TSW-3 trợ giúp xác định các thông số cơ bản
của đất nền phục vụ cho tính tốn phân tích nền móng các cơng trình giao thơng.
Sử dụng thiết bị đo sóng hiện đại Wave – Hunter có thể đo các thơng số sóng,
hướng, lưu tốc dịng chảy trong mọi điều kiện khí tượng thủy văn và sử dụng thiết
bị định vị bằng vệ tinh Lasertrack Positioning System, Microfix Echotrack Sounder
phục vụ cho công tác đo dạc lập bình đồ trên cạn và dưới nước trong điều kiện
phức tạp của khí tượng thủy văn với độ chính xác cao. Công tác thiết kế đã sử dụng

rộng rãi công cụ kỹ thuật số, ứng dụng tin học, các phần mềm hiện đại như chương
trình thiết kế đồ họa AutoCad, các phần mềm thiết kế RM-5, RM-7, RM 2000,
RM-SPACERAME; các chương trình phân tích kết cấu SAP2000, STAADWIN…
chính vì vậy ngành đã làm chủ được thiết kế các cơng trình cầu hiện đại đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hôi. Công nghệ thi công, xây lắp đã tiếp cận và làm
chủ công nghệ tiên tiến nhất hiện nay gồm công nghệ đúc hẫng cân bằng thi công
cầu bê tông dự ứng lực (BTDUL) khẩu độ lớn,đến nay đã có khoảng 50 cầu đã và
đang được xây dựng theo công nghệ này với chiều dài lên tới 9500m, nhịp lớn nhất
150m đang được thi công tại cầu Hàm Luông. Công nghệ đúc đẩy chu ký kết cấu
nhịp BTCTDUL khẩu độ trung bình, cơng nghệ này lần đầu được áp dụng vào cầu
Mẹt năm 1995, tiếp theo là cầu Hiền Lương. Công nghệ thi công kết cấu nhịp cầu
BTDUL bằng phương pháp đẩy đà giáo (MSS) lần đầu tiên được áp dụng ở cầu
Thanh Trì cho hệ thống cầu dẫn BTDUL chiều dài 50m. Công nghệ thi công cầu
treo và cầu dây văng nhịp lớn lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam là cầu Mỹ
Thuận có nhịp chính 350m. Sau đó hàng lọat cầu được triển khai như Cầu
Dakrong, cầu Sơng Hàn, Cầu Kiền, Cầu Bính và cầu Bãi Cháy. Cầu Rạch Miễu
nhịp chính dài 270m do Việt Nam tự thiết kế, thi công với sự trợ giúp của chuyên
gia nước ngoài vừa hoàn thành năm 2009 khẳng định bước tiến mới trong xây dựng
cầu ở Việt nam. Cơng nghệ xây dựng dạng kết cấu vịm thép nhồi bê tông. Đặc
điểm nổi bật đây là dạng kết cấu có tính thẩm mỹ cao đã được áp dụng cho các cầu
khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Cầu xóm Cửu, sắp tới sẽ áp dụng cho cầu Đơng Trù
Hà Nội nhịp 120m.Công nghệ xây dựng kết cấu cầu đặc biệt trong nút giao thông
lập thể. Đây là kết cấu có mỹ quan kiến trúc, chiều cao thấp, cầu có cấu tạo đặc biệt
như cầu cong, cầu chéo góc. Hiện đã thiết kế và xây dựng hàng lọat tại các nút giao
thơng cầu Chương Dương,Thanh Trì, Ngã Tư Sở, Sân bay Tân Sơn Nhất. Công
nghệ cọc ống rung, công nghệ cọc khoan nhồi đường kính 2m, 2,5m được áp dụng
rộng rãi xây dựng hàng lọat cầu lớn với địa chất phức tạp, có nơi hạ sâu tới 96m
như cầu Mỹ thuận, cọc đường kính đến 3m như cầu treo Thuận Phước. Trong kiểm
định, quản lý chất lượng cơng trình đã áp dụng hệ thống quan trắc HMS được lắp
16



tại cầu Kiền, Bãi Cháy đã làm thay đổi hẳn khái niệm về kiểm soát năng lực chịu
tải của kết cấu từ kiểm tra định kỳ sang kiểm soát thường xuyên mọi phản ứng về
ứng suất, biến dạng phát sinh trong kết cấu ở mọi thời điểm nhằm phát hiện kịp
thời các sự cố bất thường có thể xảy ra.
Trong thời gian tới ngành giao thông sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hàng lọat
cơng trình giao thơng có qui mô lớn và yêu cầu kỹ thuật rất cao, do vậy việc đầu tư
nghiên cứu nâng cao trình độ cơng nghệ xây dựng của ngành là rất cần thiết và cấp
bách. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn xây dựng
cơng trình giao thơng một cách đồng bộ, tiếp cận và hội nhập quốc tế. Xây dựng cơ
chế quản lý, thực hiện chuyển giao cơng nghệ; Hồn thiện qui định về sử dụng vật
liệu mới của nước ngoài vào ngành giao thông vận tải. Củng cố đội ngũ tư vấn thiết
kế, kiểm định, giám sát chất lượng cơng trình. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ
thuật nghiệp vụ mới cho đội ngũ này. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các
cơ sở tư vấn thiết kế. Tăng cường phát triển tiềm lực KHCN, đặc biệt đầu tư cho
viện nghiên cứu khoa học đạt trình độ khu vực và tiếp cận dần với trình độ quốc tế.
Bố trí đủ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu đón đầu các cơng nghệ
mới. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu, triển khai tiếp thu các công nghệ xây dựng cầu
lớn có kết cấu phức tạp, đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao, tầu điện ngầm;
nghiên cứu áp dụng giao thông thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống giao
thơng; nghiên cứu áp dụng vật liệu mới có tính năng và ưu việt cch xây dựng
cơng trình giao thông; Nghiên cứu xây dựng bản đồ chế độ thủy văn, địa chất cơng
trình, vật liệu xây dựng phục vụ cho việc khảo sát, thiết kế các cơng trình đảm bo
cú tin cy cao.
ến nay phần lớn các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của thế giới
trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đà đến Việt nam. Các kỹ s công nhân
Việt Nam đà tiếp cận và nhiều công nghệ đà làm chủ, có thể tự áp dụng vào xây
dựng công trình giao thông phức tạp, có mức độ cao nh xây dựng đờng sắt cao tốc.

Đờng sắt trên cao và tầu điện ngầm, cầu hầm có kết cấu phức tạp; cảng biển, sân
bay cã qui m« lín chóng ta vÉn cha tiÕp cËn, làm chủ.Việc tiếp nhận và chuyển
giao công nghệ qua các dự án có kỹ thuật, công nghệ hiện đại là con đờng nhanh
nhất để tiếp thu và làm chủ, nhng hiƯn nay vÉn cha cã c¬ chÕ cơ thĨ bè trí kinh phí
trong các dự án đầu t có ứng dụng công nghệ tiên tiến để thực hiện công tác chuyển
giao công nghệ, nên nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại chúng ta đà bỏi lỡ thời cơ
tiếp nhận.
III. ỏnh giá vai trị đổi mới cơng nghệ trong lĩnh vực quốc phịng
Vai trị của khoa học & cơng nghệ trong lĩnh vực an ninh quốc phịng có
những phát triển mới và vững chắc hơn trong những năm qua. Việc nghiên cứu
khoa học và công nghệ được thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và giải
quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, góp phần xây
dựng Quân đội, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng
17


vũ trang. Các hoạt động khoa học và công nghệ có ý nghĩa thiết thực hơn và bước
đầu đã tham gia vào được thị trường khoa học công nghệ, chú trọng xây dựng và
phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, kể cả chiều sâu và đào tạo nhân lực; hệ
thống phịng thí nghiệm khoa học cơng nghệ được tập trung đầu tư, đáp ứng được
yêu cầu cho an ninh quốc phịng. Cơng tác hợp tác khoa học cơng nghệ thực hiện
có hiệu quả trong vfa ngồi qn đội
Về khoa học quân sự : Đã nghiên cứu dự báo âm mưu thủ đoạn của địch tiến
hành chống phá cách mạng Việt Nam, dự báo hình thái chiến tranh và đối sách của
ta. Nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng, củng cố
nền quốc phịng tồn dân, xây dựng khu vực phịng thủ tỉnh (thành phố), nghiên
cứu phát triển và hoàn thiện lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, nghiên cứu
phát triển nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng, xây dựng và động
viên lực lượng cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu về tác chiến chiến lược

trong chiến tranh BVTQ, tác chiến phòng thủ quân khu, tác chiến phòng thủ tỉnh
(thành phố); phát triển lý luận về tác chiến của sư đoàn, trung đoàn, đến các phân
đội binh chủng hợp thành; nghiên cứu công tác bảo đảm tác chiến của các đơn vị
binh chủng chun mơn kỹ thuật; các loại hình tác chiến, các hình thức chiến thuật
trong tác chiến. Nghiên cứu các vấn đề về tổ chức xây dựng LLVT, đổi mới
phương pháp huấn luyện chiến đấu, tổ chức đào tạo trong hệ thống nhà trường
quân đội; nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia trên
biên giới, đất liền và trên biển, các giải pháp phòng chống BLLĐ, chống khủng bố,
xây dựng lực lượng dự bị động viên. Nghiên cứu lý luận phục vụ cho bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng cho cán bộ Đảng, Nhà nước ở các Bộ, Ban, Ngành Trung
ương, các Tỉnh, Huyện, các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp thuộc hệ
thống giáo dục quốc gia. Nghiên cứu các vấn đề khoa học góp phần xây dựng
cương lĩnh, đường lối chính trị, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(Cụ thể một số Chương trình, đề tài nghiên cứu từ nguồn kinh phí nhà nước
Bộ KH&CN như : Chương trình KX-06 : " Dự báo các loại chiến tranh kiểu mới
của địch, đề xuất chủ trương giải pháp đối phó " do Bộ Quốc phịng thực hiện,
nhằm đối phó với chiến tranh tương lai; các đề tài cấp nhà nước : Nghiên cứu xây
dựng nền biên phịng tồn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình
mới; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới
Việt Nam giai đoạn đến năm 2015; Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống
giáo dục quốc gia; Nghiên cứu hoạt động của Đảng và Nhà nước chuyển đất nước
từ thời bình sang thời chiến để đánh thắng chiến tranh xâm lược của địch; các đề
tài thuộc các Chương trình KX, KC giai đoạn 2006-2010, cấp nhà nước, BQP…).
18


Kết quả nghiên cứu từ các chương trình, đề tài đã đóng góp tích cực vào phát
triển lý luận chính trị, quân sự, cung cấp những luận cứ khoa học khẳng định chủ
nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

nước ta, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về xây
dựng và củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, phát triển kinh tế xã hội kết hợp
với quốc phòng - an ninh.
Về khoa học công nghệ: Đã thực hiện nghiên cứu chế tạo, cải tiến vũ khí
trang bị chiến đấu đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn về phát triển nghệ thuật quân
sự, cách đánh của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và
hiện đại hóa được một số loại vũ khí trang bị chiến đấu đáp ứng yêu cầu chiến đấu,
bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật phù hợp với hoạt động tác chiến của các sư đồn
bộ binh chiến đấu bằng vũ khí mang vác, các đơn vị quân binh chủng, các lực
lượng đặc nhiệm làm nhiệm vụ chống bạo loạn lật đổ, chống khủng bố và tác chiến
trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí cơng nghệ cao. Ứng dụng các thành tựu
KHCN trong nước và thế giới phục vụ cho nhu cầu của Quân đội như nghiên cứu
chế tạo ra đa, xây dựng dự án tên lửa đất đối hải, nghiên cứu chế tạo tổ hợp cơ
động pháo phịng khơng - tên lửa tầm thấp; nghiên cứu chế tạo hoàn thiện hệ thống
thu giải mã cho thiết bị nhận diện chủ quyền quốc gia, nghiên cứu chế tạo một số
hệ thống thiết bị phục vụ huấn luyện, SSCĐ của bộ đội, đăc biệt là về công nghệ
mô phỏng. Cho đến nay đã làm chủ cơng nghệ chế tạo súng, pháo phịng khơng
(12,7 ly;14,5 ly;37 ly), vũ khí cháy, thiết bị nhìn đêm trên cơ sở KĐAS yếu, ảnh
nhiệt; chế tạo vật liệu đặc biệt phục vụ cho công tác sửa chữa chế tạo súng, pháo
(làm chủ được công nghệ đặc thự chế tạo nòng súng pháo 37,57,76) và loa phụt,
tên lửa phòng không tầm thấp, chế tạo một số cụm linh kiện chuyờn dựng phục vụ
sửa chữa ra đa, tên lửa có trong trang bị. Từng bước làm chủ và phát triển vũ khí,
khí tài hải quân, vật liệu niêm cất bảo quản, sản xuất vật tư, phụ tùng thay thế cho
sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, phương tiện chiến đấu, sản xuất thuốc và
trang thiết bị quân y. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động khắc
phục chất độc hóa học, bom, đạn tồn lưu sau chiến tranh, xử lý ụ nhiễm mụi trường
ở các cơ sở cơng nghiệp quốc phịng, các bệnh viện; bảo đảm nước sạch sinh hoạt
cho bộ đội ở các đơn vị. Các vấn đề dịch tễ đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng và bộ đội vùng sâu, vùng xa; tổ chức bảo đảm quân y cho hoạt động tác chiến
trong chiến tranh cơng nghệ cao, ngồi biển đảo, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào

chẩn đoán, điều trị và chăm súc sức khoẻ bộ đội và nhân dân.
(Như các đề tài trong Chương trình KCB-01 “Nghiên cứu phịng tránh, đánh
trả vũ khí và phương tiện chiến tranh công nghệ cao”; các đề tài : Nghiên cứu chế
tạo thỏi nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ hành trình tên lửa phịng khơng IGLA;
Nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị nhận biết phân biệt mục tiêu di động trên
19


không (máy bay địch-ta) cho ra đa thế hệ mới RV-01; Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ đúc điện xỉ để tạo phơi nịng pháo phịng khơng 23mm, 37mm và 57mm…cc
đề tài thuộc chương trình KC, độc lập cấp nhà nước, BQP).
Những năm gần đây, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp,
đối với Việt Nam, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hồ
bình”, bạo loạn lật đổ với âm mưu và thủ đoạn ngày càng thâm độc. Tình hình đó
đặt ra cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng yêu cầu mới rất cao và khẩn trương, đặc
biệt việc ứng dụng những thành tựu KH&CN mới, đặc biệt là công nghệ mũi nhọn,
để hiện đại hố các vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
vũ khí và phương tiện cơng nghệ cao trở thành u cầu cấp thiết qua đó cho thấy
vai trị đặc biệt quan trọng của KH&CN đối với an ninh- quốc phòng trong giai
đoạn tới.

20



×