Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập KT học kỳ 2 sinh học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.42 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn : SINH HỌC 6
Năm học : 2012-2013
Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I- CÀC BỘ PHẬN CỦA HẠT :
Hạt gồm có :
+ Vỏ hạt
+ Phôi gồm : rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ : chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.

II- PHÂN BIỆT HẠT MỘT LÁ MẦM VÀ HẠT HAI LÁ MẦM :
= Cây một lá mầm : phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. Ví dụ : lúa, ngô, dừa…
- Cây hai lá mầm : phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ : đậu phộng, mít, xòai…
III- VẬN DỤNG:
Chọn hạt để làm giống cần có đủ các điều kiện sau :
- Hạt to, mẩy, chắc : sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khõe.
- Hạt không sứt sẹo : các bộ phận như vỏ, phôi và chất din dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm
cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây
con, hạt mới nảy mầm được.
- Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được hững yếu tố gây hại ch cây non khi mới hình thành.


Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I- THÍ NGHIỆM VỀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM :
* Thí nghiệm 1 :
a) Thực hiện: Lấy 1 số hạt đậu cho vào 3 cốc.
- Cốc 1 : Không bỏ gì thêm.
- Cốc 2 : Đổ nước ngập hạt.
- Cốc 3 : Lót bên dưới lớp bong ẩm rồi để hạt lên trên.
b) Kết quả:
- Cốc 1: không nảy mầm.


- Cốc 2: không nảy mầm.
- Cốc 3: nảy mầm thành cây.
c) Kết luận: Muốn cho hạt nảy mầm, ngòai chất lượng của hạt còn cần đủ đủ nước và không khí.
* Thí nghiệm 2 :
a) Thực hiện: Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong
hộp xốp đựng nước đá khõang 3 – 4 ngày.
b) Kết quả: Hạt không nảy mầm.
c) Kết luận: Ngòai điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần điều kiện nhiệt độ thích hợp.
II- VẬN DỤNG :
- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay bảo đảm cho hạt có đủ không
khí để hô hấp, hạt mới không bị thối, chết.
- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt nhằm làm cho đất thóang, khi hạt gieo xuống có đủ không
khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.
- Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tránh nhiệt độ thấp gây bất lợi, đồng thời tạo được
điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự chuyển hóa các chất giúp hạt nảy mầm tốt.
- Gieo đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như : nhiệt độ, độ ẩm,
độ thóang của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn.
- Phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, sâu, mốc phá họai, hạt mới có
sức này mầm cao.
Bài 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I- CƠ QUAN SINH DƯỠNG :
Thông thuộc nhóm hạt trần, là những thực vật bậc cao vì đã có rễ cọc, thân gỗ có mạch dẫn, lá dạng
kim,
II- CƠ QUAN SINH SẢN:
- Cơ quan sinh sản của thông là nón. Có 2 lọai nón :
+ Nón đực: nhỏ, có màu vàng.
+ Nón cái: to, có màu nâu.


- Thông sinh sản bằng hạt. Hạt nằm lộ trên các lá nõan hở nên có tên là hạt trần.

- Thông chưa có hoa và quả.
III- VAI TRÒ:
- Cho gỗ tốt và thơm : thông, kim giao.
- Trồng làm cảnh : tuế, thông tre.
Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
ĐẶC ĐIỂM
Rễ
Thân
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Phôi của hạt
Ví dụ

LỚP HAI LÁ MẦM
Rễ cọc
Thân cỏ, bò,leo,gỗ
Gân hình mạng hoặc hình cung
5 hoặc 4 cánh
Phôi có 2 lá mầm
Cây dừa cạn

LỚP MỘT LÁ MẦM
Rễ chùm
Thân cỏ hoặc thân cột
Gân hình song song
6 hoặc 3 cánh
Phôi có 1 lá mầm
Cây rẽ quạt

Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU

I- NHỜ ĐÂU HÀM LƯỢNG KHÍ CACBÔNIC VÀ OXI TRONG KHÔNG KHÍ ĐƯỢC ỔN ĐỊNH ?
Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi nên đã góp phần giữ cân
bằng các khí này trong không khí.
II- THỰC VẬT GIÚP ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU:
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sang và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
III- THỰC VẬT LÀM GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi, thường có không khí trong lành vì lá cây có tác
dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn làm giảm ô nhiễm môi trường.




×