Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Phần mở đầu
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII
khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản phát triển nhanh và
bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khi
nói về những yếu kém của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên 6 yếu kém. Trong
yếu kém về “chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “Đặc
biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp vì
tương lai của bản thân và đất nước”. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên
nhân của những yếu kém là “Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động
sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội”. Trong tình hình phát triển
mới của đất nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo là làm thế nào để
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trong cương lĩnh Đại Hội Đảng toàn quốc XI đã chỉ rõ: “Phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến
lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu
lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,
bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. ……. Chú trọng phát hiện, bồi
dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”.
Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của một bộ
phận dân cư đặc biệt là thế hệ trẻ, lối sống mới bộc lộ nhiều tiêu cực phần nào ảnh
hưởng đền các suy nghĩ các em học sinh, làm cho tinh thần, động cơ học tập của các em
giảm sút. Vấn đề đặt ra, việc giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông
phải được tăng cường, phải phối kết hợp chặt chẽ các lực lượng, các tổ chức trong và
ngoài nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh đạt kết quả cao nhất, thực hiện tốt lời
dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo
bồi dưỡng thế hệ trẻ, “….Người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên”; “
…Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ biết gắn liền lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo
đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Văn kiện Hội nghị
BCHTW lần 2 khóa VIII) đó là trách nhiệm của mỗi nhà trường hiện nay.
Ở khu vực Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, biểu hiện sa sút về đạo
đức, lười nhác về học tập, chạy đua theo các nhu cầu thị hiếu tầm thường….của học sinh
không diễn ra thường xuyên hay thành những băng nhóm tội phạm, vấn đề bạo lực học
đường hầu như không có … như một số nơi, nhưng vẫn có những biểu hiện “mờ nhạt lý
tưởng, chạy theo lối sống thực dụng”, ngại khó khăn, thích hưởng thụ trong khi đó sự
quan tâm của gia đình đến việc học hành của con cái không được chú trọng, Đồng thời
việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường với các tổ chức ngoài xã hội đã có nhưng chưa đạt
hiệu quả cao.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
1
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp quản lý nâng
cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh Trường THCS&THPT Bàu Hàm”. với mong
muốn để hiểu bíêt sâu sắc hơn, vận dụng tốt hơn các vấn đề đã được học tập, nghiên cứu
và góp một phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh nơi mà bản thân tôi đang
quản lý.
2. Giới hạn của đề tài.
Công tác xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đất nước đang
từng ngày từng giờ đổi mới và hòa nhập quốc tế, có rất nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội
song cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi người hiệu trưởng vừa phải có cái
“Tâm” nhưng cũng phải có cái “Tầm” phải khéo léo, nhạy bén, linh hoạt sáng tạo trong
mọi công tác giáo dục trong nhà trường nhất là việc tìm ra các giải pháp phù hợp, những
chiến lược phát triển có tính khả thi….nhưng phải phù hợp với đơn vị mình đang quản lý
biết phối kết hợp các lực lượng, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học
sinh một cách toàn diện, tạo “sản phẩm” nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Trong giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm không thể giải quyết hết mọi khía
cạnh của các vấn đề, nên bản thân chỉ đề cập đến một số biện pháp phối hợp của Hiệu
trưởng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để quản lý, Giáo dục học sinh trường
THCS&THPT Bàu Hàm ở mức độ khái quát, cụ thể là:
•
Một số giải pháp trong việc phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, gia
đình, với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường…để quản lý giáo dục toàn diện học sinh.
•
Một số giải pháp trong việc phối kết hợp với bộ phận chuyên môn, với các
tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng học tập, tiếp thu kiến thức…..
PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ:
A/ Cơ sở lý luận
Sự Phối kết hợp của Hiệu trưởng với Hội cha mẹ học sinh, gia đình, với tổ chức
Đoàn, Đội trong nhà trường…để quản lý giáo dục toàn diện học sinh.
Trên cơ sở Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Điều lệ nhà trường và Quyết định số
84/2008/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 mà xây dựng quy chế hoạt động của Hội, đồng
thời phải xây dựng được Quy chế hoạt động của Hội cha mẹ học sinh từng năm học, phù
hợp từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của nhà trường, đó là những giải háp hết sức quan
trọng để lôi cuốn tạo điều kiện để có sự phối kết hợp tốt nhất.
1. Tổ chức thực hiện có nề nếp những hình thức phối hợp:
- Định kỳ 2 tháng một lần họp BCH Hội cha mẹ học sinh cùng với nhà trường, có thể
giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh lớp tham dự để sơ kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm công khai tài chính, thực hiện tốt thông tin 2 chiều, đảm bảo mối quan hệ phối
hợp được chặt chẽ.
- Khi cần thiết, họp đột xuất với một số thành viên Hội có liên quan trực tiếp đến công
việc để có những biện pháp giải quyết kịp thời, hoặc làm việc với trưởng ban đaị diện để
giải quyết những vấn đề cụ thể nào đó.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
2
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
- Mời đại diện cha mẹ học sinh tham dự các cuộc họp hội đồng giáo dục trường và các
buổi khai giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm và một số sinh hoạt khác.
- Tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh có chất lượng. Tuỳ điều kiện cụ thể, tối thiểu
mỗi năm 3 lần đầu năm, cuối học kỳ I và cuối năm.
- Tổ chức các hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh cấp lớp như sổ liên lạc, ký thoả
ước, thăm gia đình, v. v. .
2. Hiệu trưởng phối hợp và tạo điều kiện để Hội cha mẹ học sinh hoạt động qua
các việc: trao cho Hội điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND
ngày 05/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về thu và sử
dụng phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, và nhờ phổ biến điều lệ này tới
cha mẹ học sinh. Gợi ý cho Hội cha mẹ học sinh những việc nên làm và có thể làm.
Cung cấp thông tin về diễn biến tình hình giáo dục, dạy học có chon lọc cho Hội cha mẹ
học sinh. Lắng nghe các ý kiến đóng góp của Hội. Giải thích thoả đáng những câu hỏi,
hay thảo luận giải quyết những vấn đề cần thiết mà cha mẹ học sinh đặt ra cho nhà
trường. Tiến hành những biện pháp động viên, khuyến khích như đề nghị cấp trên tuyên
dương, khen thưởng, ghi nhận những cống hiến của các bậc cha mẹ học sinh tích cực.
3. Hiệu trưởng định hướng cho Hội cha mẹ học sinh hoạt động:
- Trong việc xây dựng và quản lý quỹ hội: Hiệu trưởng hướng dẫn cụ thể Quyết định số
84/2008/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 và tham mưu với Hội cha mẹ học sinh thự hiên
tốt các điều trong Quyết định.
- Quỹ hội do sự ủng hộ, đóng góp của cá nhân, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp, sản xuất,
kinh doanh ….cho sự nghiệp giáo dục và sự trợ cấp của chính quyền địa phương.
- Chi các khoản: tu bổ cơ sở vật chất trường học, mua sắm thêm phương tiện trường
học, sách tham khảo, bộ đồ dùng dạy học, hổ trợ cho hoạt động giáo dục, học tập của
học sinh, v. v.
- Yêu cầu của việc sử dụng và quản lý quỹ hội: trưởng Hội cha mẹ học sinh làm chủ tài
khoản, tuân theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính. Hiệu trưởng là người
tư vấn cho Hội về sử dụng quỹ, có kế hoạch thu chi. Hiệu trưởng cũng chú ý quản lý
việc tạo quỹ cho Hội các lớp, bảo đảm tính hợp lý, có hiệu quả, công khai, tránh sử dụng
vào những mục đích không đúng quy định.
4. Trong việc hổ trợ các nguồn lực khác: Ngoài tài lực, ở địa phương công lao
động rất quan trọng trong việc giúp trường: sửa hàng rào, tạo mặt bằng sân TD, bài tập
bóng, trồng cây bóng mát…, cha mẹ học sinh có thể xây dựng sữa chữa nhỏ như làm
nhà để xe, căntin, sữa chữa bàn ghế, …….
5. Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường. Hiệu trưởng
thu hút Hội vào các việc:
- Tham gia các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, qua đó Hội có thể giúp
trường thúc đẩy việc học tập của học sinh, giáo dục đạo đức học sinh.
- Duy trì sĩ số, hạn chế bỏ học, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo,
góp phần đảm bảo hiệu quả giáo dục.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
3
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
- Về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt:Tác động đến các bậc cha mẹ học sinh để thống
nhất các ảnh hưởng giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục, về sự học hành, về nhà
trường, về các vấn đề bức xúc hiện nay, về vấn đề bạo lực học đường ……
- Kiến nghị với chính quyền địa phương xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn ngừa tệ
nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi
phạm quy chuẩn đạo đức…
- Phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối
sống, truyền thống, pháp luật, thể dục thể thao. Tuyên truyền về phòng chống ma tuý,
phòng chống tội phạm, An toàn giao thông …….
- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường (Đoàn, Đội TN) tổ chức những buổi sinh
hoạt chuyên đề, hội thảo về phương pháp giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh
6. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Hội cha mẹ học sinh lớp
và gia đình học sinh: Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phối hợp với gia đình học
sinh, với Hội cha mẹ học sinh lớp. Do vậy, hiệu trưởng rất quan tâm chỉ đạo đội ngũ
này.
6.1/Các nội dung chỉ đạo:
- Bảo đảm cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với gia
đình, với chi hội lớp làm cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm của
các hình thức phối hợp với gia đình học sinh, các hình thức này có liên quan chặt chẽ
với nhau và bổ sung cho nhau, gồm: Ghi số liên lạc nhà trường với gia đình, thực hiện
thoả ước giữa nhà trường với gia đình thông qua việc ký kết bảng thoả ước, thăm gia
đình học sinh, mời cha mẹ học sinh, …
6.2/ Các biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia dình
hoc sinh và Hội cha mẹ học sinh
- Đề ra những qui định cụ thể, thống nhất chung.
- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh.
- Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác.
- Kiểm tra công tác phối hợp với gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm
7. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng học
tập:
Mục tiêu của GD&ĐT hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” (Nghị quyết TW 4 khóa VII). Trong điều 27 luật giáo dục 2005 nêu rõ:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tinh năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Bác Hồ muôn vàn kính yêu của
chúng ta đã căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt
Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, phần lớn nhờ công học
tập của các em” Bác đã khẳng định tương lai, vận mạnh đất nước phụ thuộc vào thế hệ
trẻ, tức là phụ thuộc vào nền giáo dục của đất nước. Và Bác đã nói: “Không có giáo dục
thì không có cán bộ, không có cán bộ thì đừng nói đến phát triển Kinh tế - Chính trị - Xã
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
4
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
hội” Hồ CHí Minh cho rằng “dốt nát” cũng là một thứ giặc. Ngày 8-9-1945 ngay sau khi
nước Việt Nan dân chủ cộng hòa ra đời Người đã ban hành sắc lệnh chống nạn thất
học…..Người còn chỉ rõ: “một dận tộc dốt là một dân tộc yếu”. Muốn thoát khỏi yếu
hèn, trì trệ thì phải học……Việc cải cách giáo dục hiện nay còn quan trọng hơn chống
tham nhũng…..nó quyết định đến tương lai lâu dài của đất nước. Xác định rõ tầm quan
trọng của giáo dục Đảng ta đã luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hang đầu” vậy vấn
đề giáo dục trong nhà trường để học sinh trở thành con người mới, con người “Vừa
hồng, vừa chuyên” con người có đức; có tài……vấn đề quản lý, phối kết hợp các lực
lượng trong và ngoài nhà trường như thế nào để giáo dục toàn diện học sinh? đây là ccâu
hỏi lớn không chỉ tôi; chúng ta mà cả xã hội đang đặc biệt quan tâm.
Vì giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ muốn đưa ra một vài giải
pháp nâng cao chất lương giáo dục học sinh nói chung, giáo dục trí dục nói riêng đó là:
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác tổ chức học
hai buổi của trường THCS&THPT Bàu Hàm với mục tiêu “Từng bước nâng dần chất
lượng từ yếu kém lên trung bình và từ trung bình lên khá” trong giai đoạn 2010 – 2015
7.1/ Vai trò của hiệu trưởng trong việc tổ chức học hai buổi/ ngày nhằm nâng
cao chất lượng trí dục:
- Hiệu trưởng có vai trò vừa là người lãnh đạo-quản lý vừa là người chỉ huy và là thủ
lĩnh, về phương diện chính quyền, Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất, lãnh đạo tất
cả các mặt hoạt động trong nhà trường đặc biệt là công tác giảng dạy và học tập đồng
thời chịu trách nhiệu trước Đảng, trước nhân dân về việc giáo dục, đào tạo của nhà
trường, có trách nhiệm phối hợp với công đoàn và các tổ chức chính trị trong và ngoài
nhà trường trong việc giáo dục toàn diện học sinh..
- Hiệu rưởng phối hợp với bộ phận chuyên môn để xây dựng các kế hoạch, đưa ra các
giải pháp để thực thi các công việc đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra như từng
bước nâng chất lượng trí dục từ yếu kém lên trung bình…
- Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chuyên môn cùng đề ra các giải pháp để thực thi các
kế hoạch mà chuyên môn nhà trường đã thông qua; tổ chức giảnh dạy; đổi mới phương
pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá…..phù hợp với từng đối tượng học sinh của nhà trường
đồng thời phân công trách nhiệm cho từng tổ trưởng chuyên môn phụ trách từng bộ môn
cụ thể để theo dõi kiểm tra, phân cônh GV giảng dạy, hướng dẫn..
- Hiệu trưởng phối hợp với giáo viên giảng dạy: Tổ chức quán triêt mục tiêu; nội dung
của các kế hoạch và các phong trào thi đua để giáo viên đồng thuận cao nhất trong việc
tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh, đặc biệt phải làm cho đội nghũ cán
bộ giáo viên trong nhà trường hiểu Trường THCS&THPT Bàu Hàm đã và đang cùng
tòan Ngành cố gắng thực hiện mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” hiểu được những
cố gắng đó là của tất cả mọi thành viên trong đơn vị đã mang lại cho nhà trường từng
bước ổn định về chất lượng và tính hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục, phần nào
góp phần vào mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh”.
- Hiệu trưởng phối hợp với Hội cha mẹ học sinh trong công tác nâng cao chất lương giáo
dục trí dục, Hội phụ huynh đặc biệt đội ngũ BCH hội là những cầu nối rất quan trọng
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
5
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
giữa nhà trường và gia đình học sinh, để mỗi phụ huynh đồng thuận trong việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt những vấn đề “Mới” rất cần có sự đồng thuận
của phụ huynh: Tổ chức học 2 buổi/ngày; công tác xã hội hóa giáo dục, đóng góp công
sức vật chất, tiền bạc……. tuy bước đầu có nhiều khó khăn nhưng khi có tác động của
BCH Hội cha mẹ học sinh, phụ huynh hiểu, phụ huynh biết thì họ sẽ tạo điều kiện tốt
nhất và cùng nhà trường “chung tay”giáo dục học sinh tốt hơn, như lời Bác dạy phải lấy
dân làm gốc “Khó vạn lần dân liệu cũng song”
7.2/ Các biện pháp phối hợp giữa hiệu trưởng với các tổ chức trong và ngoài nhà
trường.
- Thành lập Hội đồng bộ môn cấp trường đồng thời đề ra các quy định thống nhất chung
và phải được bàn bạc dân chủ phải luôn luôn lắng nghe và tôn trọng các ý kiến đóng
góp.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch năm học theo đúng các quy trình, đặc biệt XD
Kế hoạch học 2 buổi/ ngày.
- Chỉ đạo và phối hợp các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động nâng cao chất
lượng giờ dạy trên lớp, đổi mới phương pháp giảng dạy, soạn giảng, dự giờ….và thực
hiện nề nếp giảng dạy. Tổ trưởng phản ánh cho Hiệu trưởng những vấn đề liên quan đến
công tác giảng dạy và học tập để có biện pháp giải quyết.
- Hiệu trưởng xậy dựng các nôi quy và việc thực hiện nội quy của học sinh; hướng dẫn
cho GVCN tổ chức cho học sinh thảo luận nội quy học tập.
- Tham mưu với Hội cha mẹ học sinh để có kinh phí phục vụ giảng dạy và bổ túc cơ sở
vật chất, đồng thời phối hợp, chỉ đạo các bộ phận như Thiết bị, thư viện, giám thị.. xây
dựng các Kế hoạch phục vụ giảng dạy và học tập. Chỉ dẫn trực tiếp, có phương án, giải
pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp từng giai đoạn cụ thể của đơn vị.
- Xây dựng các kế hoạch kiểm tra đánh giá, “Khen chê” kịp thời có thảo luận rút kinh
nghiệm những hạn chế, bổ sung kịp thời để hiệu quả giáo dục đạt kết quả cao nhất.
B/ Cơ sở pháp lý.
1/ Luật giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009.
2/ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học (Ban
hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
3/ Điều lệ Hội cha mẹ học sinh (Ban hanh kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ- BGT
ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo)
4/ Mục 4, điều 10 và mục 5 điều 14 Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trường, ban hành kèm theo Quyết định 04/2000/QĐ- BGDT ngày 01/03/2000 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5/ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ
thông (ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
6
Chun đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục tồn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
6/ Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày
05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.
7/ Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông –
Hà Nhật Thăng (chủ biên)– Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000.
8/ Các KH của nhà trường, Hội Cha mẹ HS được thực hiện trong năm học 2011-2012.
II/ ĐẶC ĐIẺM TÌNH HÌNH
1/ Xã Bàu Hàm nơi trường tọa lạc là một xã vùng sâu là khu vực kháng chiến cũ
của tỉnh Đồng Nai, khu vực thuộc diện khó khăn trong tỉnh, là vùng đất người dân đa
phần là người dân tộc: trên 70% dân tộc Hoa, hơn 15% dân tộc ít người, người kinh chỉ
chiếm khoảng 10% tổng dân số của xã, các xã lân cận thì chủ yếu là người Việt gốc Hoa,
hơn 95% dân cư của khu vực sống bằng nghề nơng, làm nương rẫy, cây trồng chủ yếu là
cây Hồ tiêu, Điều và các cây ăn quả, mức sống của người dân nhìn chung còn rất thấp,
văn hóa lạc hậu, dân trí thấp….. gia đình học sinh khơng thiết tha trong việc học tập chữ
Việt của con em mà chỉ chú trọng học tiếng Hoa, nhiều người dân trong vùng khơng biết
tiếng Việt…. chính vì vậy đã tác động khơng nhỏ đến sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
2/ Trường THCS&THPT Bàu Hàm được được thành lập năm 2006 tách ra từ
trường THPT Thống Nhất A. Hiện tại đầu năm học 2009-2010 mới chỉ có các lớp
THPT, đến đầu kỳ II có 16 lớp THCS. được tách từ trường THCS Nguyễn Văn Trỗi,
huyện Trảng Bom; năm học 2011-2012 nhà trường duy trì 34 lớp (19 THPT; 15THCS)
Về cơ sở vật chất: Trường mới đang xây dựng, và được đưa vào sử dụng từ
tháng 01/2010. Tuy trường đã được xây mới, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ
giảng dạy và học tập nhưng thiết bị khơng đồng bộ, thiếu chính xá…các cơ sở hạ tầng
như vườn cây, cây bóng mát, các trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh…..các cơ sở vật chất
phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động NGLL còn thiếu nhiều.
Về học sinh: Đa phần con em người dân tộc, mặt bằng kiến thức thấp. Do
điều kiện địa bàn, phương tiện đi lại khó khăn, khơng có các phương tiên giao thơng
cơng cộng, nên học sinh của trường chủ yếu là người địa phương xã Bàu Hàm và học
sinh của một số xã lân cận. Sự giúp đỡ của gia đình đối với việc học tập của các em cũng
rất hạn chế, do trình độ học vấn của cha mẹ học sinh có hạn và họ còn phải lao động
kiếm sống hằng ngày, hủ tục cũ vẫn còn tồn tại trong đời sống cộng đồng người dân, tập
tục “Trọng nam, khinh nữ” vẫn còn. Trường tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức xét
tuyển Điểm xét đầu vào năm học 2011-2012: 21,5đ. Do đó, chất lượng học tập của các
em rất thấp, khơng đồng đều nên rất khó khăn, trong giáo dục và giảng dạy các em.
Về giáo viên:Đội nghũ nhìn chung “Vừa thiếu; vừa yếu’ ở tất cả các phân
mơn, 90% giáo viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và trong quản lý,
đa phần CBGV ở xa trường, phải ở trọ nhà dân; Về cơ cấu tổ chức, giáo viên chưa đồng
bộ, một số mơn thiếu giáo viên như Tin học, Anh văn, TDQP, …..Hầu hết giáo viên từ
các huyện khác đến cơng tác, nhà ở cách xa trường , giáo viên là người địa phương có 2,.
Do đó hàng năm, đội ngũ ln biến động. Đội ngũ trẻ, nhiệt tình nhưng còn non tay
nghề, thiếu kinh nghiệm giảng dạy và chủ nhiệm, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
giáo dục tồn diện của nhà trường rất lớn. Đội ngũ có 4 giáo viên đang theo học cao học,
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc nh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
7
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
GV đào tạo từ nhiều hệ, nhiều trường khác nhau, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không
đồng đều, cũng vì điều kiện trên một số CBGV phải bỏ nghề.
- Một số kết quả 3 năm qua:
+ Trường 3 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh, năm học 2010-2011 đạt
danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; năm học 2011-2012 đền nghị Bằng khen của UBND
tỉnh Đồng Nai.
+ Tổ Văn – GDCD được công nhận danh hiệu tập thể xuất sắc các tổ còn lại đề
đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến
+ 01 tập thể và 01 cá nhân. được nhận danh hiệu “Tập thể, cá nhân điển hình
tiên tiến ngành Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai”năm 2010,
+ Năm học 2010-2011 có 10 SCTĐ cơ sở, 01 CBGV CSTĐ cấp tỉnh; năm 20112012 đề nghị 02 CBGV CSTĐ cấp tỉnh và 10 CSTĐ cơ sở
+ Các tổ chức Đoàn TNCSHCM; Công Đoàn luôn được cấp trên khen ngợi và
luôn đạt tập tiên tiến xuất sắc, vững mạnh.
+ Hội cha mẹ học sinh 3 năm liền được Sở GD&ĐT Đồng Nai cấp giấy khen.
+ Phát triển 04 quần chúng ưu tú vào Đảng năm 2011; đang xét 04 quần chúng
ưu tú, chuẩn bị kết nạp trong năm 2012.
+ Nhà trường trong 3 năm qua đã vận động, quyên góp xây dựng 3 căn nhà
“Nhân Ái” cho 03 học sinh của trường gặp những hoàn cảnh khó khăn.
*/Kết quả 2 mặt giáo dục của học sinh: (ba năm gần đây)
1/ Học lực
Năm học
2009-2010
TN: 91,7%
2010-2011
TN: 93,9%
2011-2012
TN dự
kiến: 96%
Khối
XẾP LOẠI
Giỏi (%)
Khá(%)
TB(%)
Yếu(%)
Kém(%)
THCS
67
158
269
122
5
THPT
12
160
277
160
2
1232
79(6,4%)
318(25,8%
)
546(43,3%
)
282(22,9%
)
7(0,57%)
THCS
58
155
248
94
16
THPT
23
188
330
189
6
1306
80(6,1%)
343(26,3%
)
578(44,1%
)
283(21,7%
)
22(1,7%)
118(8,9%)
424(32,1%
)
620(46,9%
)
157(11,9%
)
3(0,23%)
THCS
THPT
1322
Xếp loại đạo đức:
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
8
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Năm học
2009-2010
XẾP LOẠI
Khối
Tốt (%)
Khá(%)
TB(%)
Yếu(5)
THCS
339
157
73
52
THPT
353
183
50
25
1232
692(56,2%
)
340(27,6%
)
123(10,0%
)
77(6,3%)
726(56,0%
)
352(27,0%
)
144(11.0%
)
84(6,5%)
891(67,1%
)
275(20,8%
)
109(8,2%)
44(3,3%)
Ghi chú
THCS
2010-2011
THPT
1306
THCS
2011-2012
THPT
1322
Tổng hợp chất lượng hai mặt giáo dục(Thống kê vào cuối năm học 2011-2012)
-
Hiệu quả của công tác giáo dục được nâng lên.
-
Chất lượng tăng ổn định,
-
Đề tài khi được áp dụng triệt để thì sẽ cho hiệu quả, có tính khả thi.
Nhận xét chung tình hình thực tế của trường:
Thuận lợi:
Trường được sự quan tâm nhiều mặt của các cấp lãnh đạo từ địa phương đến
huyện và tỉnh, đặc biệt là sự quan tâm nhiều mặt của Sở GD&ĐT Đồng Nai đã tạo điều
kiện tốt nhất có thể để trường hoàn thành nhiệm vụ của mình
Các đoàn thể trong nhà trường luôn kiện toàn, vững mạnh. Trên cơ sở đã giữ
vững thành quả chất lượng của năm học trước, tạo khí thế phấn khởi toàn trường trước
thềm năm học mới và những năm tiếp theo.
Nội bộ nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất.
Đội ngũ CB- GV- NV trong nhà trường đa số đều trẻ, nhiệt tình trong công tác,
có tinh thần khắc phục khó khăn, yêu nghề, mến trẻ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
được giao, tư tưởng vững vàng, kiên định với đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
CB-GV-NV đồng thuận, nhiệt tình có tinh thần vượt khó, tôn trọng thành quả
lao động của mỗi thành viên.
Tình hình kinh tế xã hội, dân trí của địa phương có chiều hướng phát triển, người
dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học của con cái.
Được sự đồng thuận cao của Hội cha mẹ học sinh trong tất cả các mặt giáo dục
của nhà trường.
Khó khăn:
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
9
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Là một trường nằm ở vùng sâu, vùng trước đây là điểm “Nóng” về các tệ nạn xã
hội, nhất là tệ nạn ma túy, AIDS …..một địa bàn phức tạp về văn hóa, xã hội chính vì
vậy đã tác động không nhỏ đến mọi hoạt động giáo dục của trường trong khi đó chất
lượng học tập đại trà của học sinh còn quá yếu. Đầu vào lớp 10 chất lượng còn thấp,
tuyển sinh nhận 100% học sinh nộp hồ sơ dự tuyển nhưng vẫn chưa đủ chỉ tiêu.
Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chăm học, thiếu ước mơ hoài bão cho bản
thân do nhiều tác động từ bên ngoài.
Điều kiện kinh tế, điều kiện học tập của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về số lượng và chất lượng, hầu hết đều còn non
trẻ tay nghề, tuổi nghề, một số còn yếu về tay nghề, điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn.
III/ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÓI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG
VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG
THCS&THPT BÀU HÀM.
A. Phối hợp giữa Hội cha mẹ học sinh của hiệu trưởng
1/ Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm ở cấp trường, cấp lớp.
(Tổ chức hội nghị taòn thể cha mẹ học sinh 3lần/năm), Mỗi lần sinh hoạt Hiệu trưởng
phải cùng BCH Hội thống nhất nội dung, chương trình và phải được họp trước khi triển
khai đến toàn bộ phụ huynh để có những định hướng cho phù hợp và đạt kết quả tối ưu.
1.1 Đầu năm:
+/ Hiệu trưởng cùng BCH Hội xây dựng các KH; chương trình hành động; bổ sung,
điều chỉnh Quy chế hoạt động của Hội, thông qua Quy chế phối hợp giữa nhà trường và
Hội cha mẹ HS và các giải pháp thực hiện các công tác giáo dục toàn diện học sinh ……
sau đó thông qua toàn thể phu huynh toàn trường (Luôn đảm bảo đúng quy định, phù
hợp với thực tế địa phương và của nhà trường).
+/ Giáo viên chủ nhiệm lấy đăng chữ kí mẫu của cha, mẹ và người giám hộ, số điện
thoại gia đình….. Qua đó dễ dàng liên lạc với gia đình học sinh đồng thời nhập số ĐT
vào mạng VNPT thông qua tổng đài nhắn tin qua mạng.
+/ Luôn chú ý xây dựng quỹ vì bạn nghèo, lên KH xây dựng nhà “Nhân Ái” cho HS.
(Trong 3 năm nhà trường đã xây dựng được 3 căn nhà nhân ái cho 3 học sinh của trường
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) Ví dụ về dự thảo Quy chế phối hợp giữa nhà trường và
Hôi cha mẹ học sinh.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS&THPT BÀU HÀM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH
DỰ THẢO
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG
GIỮA BAN GIÁM HIỆU VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH
Căn cứ Quyết định số:11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo về việc ban hành Điều lệ Hội cha mẹ học sinh trong trường học.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
10
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Căn cứ Quyết định số: 84/2008/QĐ-UBND ngày 5 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai, và các văn bản hướng dẫn hiện hành về việc thu chi các khoản từ phụ huynh
và từ nguồn đóng góp tự nguyện khác.
Căn cứ các công văn hướng dẫn về việc tổ chức, hoạt động của Hội cha mẹ học sinh. Ban
giám hiệu trường THCS&THPT Bàu Hàm (sau đây gọi tắt là Nhà trường) và Hội Cha mẹ học
sinh thống nhất xây dựng Qui chế hoạt động phối hợp như sau:
I- Trách nhiệm chung:
Nhà trường và Hội CMHS là 2 tổ chức độc lập cùng có chung trách nhiệm là phối hợp, tạo
điều kiện cho nhau trong hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.
II- Hình thức phối hợp:
1/ Phối hợp tổ chức Hội nghị các Chi hội vào đầu năm học (mỗi lớp là một Chi hội) và
phối hợp tổ chức hội nghị đại biểu CMHS (Hội nghị cấp trường)
2/ Thường xuyên giữ mối liên hệ và thông tin cho nhau những vấn đề các bên quan tâm.
III/ Nội dung phối hợp chính:
1/ Chuẩn bị nội dung cho các phiên họp CMHS:
-Nhà trường hướng dẫn GVCN tổ chức hội nghị và chuẩn bị những nội dung cơ bản cần
trình bày để GVCN thông báo đến tất cả CMHS trong phiên họp Chi hội. BĐD cung cấp báo
cáo hoạt động của Hội và bản công khai tài chính năm học trước.
- Tại hội nghị đại biểu tòan trường, Nhà trường báo cáo hoạt động giáo dục năm qua,
những kết quả đạt được, có phân tích so sánh số liệu và đánh giá nhận xét. Báo cáo phương
hướng hoạt động năm học tới trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã được Bộ và Sở xác định, triển
khai kế hoạch Nhà trường đã được Hội nghị CBCC thông qua.
-Hội CMHS báo cáo hoạt động năm qua và trình bày dự thảo hoạt động năm tới để hội
nghị bàn và thống nhất nhiệm vụ.
-Xây dựng Nghị quyết (thông qua biểu quyết khi có đa số phiếu) về những vấn đề: Phương
hướng hoạt động, các biện pháp phối hợp, giúp đỡ nhà trường, học sinh, thống nhất mức thu hội
phí và dự kiến chi tiêu trong năm…
2/ Về Tài chính của Hội
- BGH và BĐD có trách nhiệm phối hợp để đưa ra Dự thảo thu chi dựa trên các qui định
của UBND tỉnh. Dự thảo sẽ có hiệu lực ngay sau khi Hội nghị Đại biểu thông qua.
- Do điều kiện khách quan nên BĐD CMHS nhờ GVCN và tài vụ nhà trường thu hội phí từ
các hội viên.
-Hội phí được thu theo mức Hội nghị đại biểu CMHS đã thông qua và trên tinh thần tự
giác, tự nguyện. (không thu theo đầu học sinh và không tổ chức thu thêm ngoài khoản đã được
hội nghị thông qua dưới bất cứ hình thức nào)
Về chi:
- Chủ tịch hội CMHS là chủ tài khoản của quĩ hội CMHS. Chủ tài khoản chịu trách nhiện
trước CMHS, nhà trường và Pháp luật về hoạt động thu, chi.
-Nguyên tắc chi: Chi theo đúng dự toán (theo các khoản, mục) đã được hội nghị đại biểu
CMHS thông qua BĐD ngày 28 tháng 8 năm 2011, trên cơ sở Quyết định 84…và các hướng
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
11
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
dẫn chi hiện hành. Nếu có phát sinh ngoài ý muốn (trên hai triệu đồng) thì chủ tịch hội phải xin
ý kiến BĐD và được BĐD CMHS đồng ý.
-Chủ tịch hội có trách nhiệm báo cáo giải trình thu, chi trước Hội nghị CMHS vào đầu năm
học mới và các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
-Nhà trường tham gia giám sát việc thu, chi qũi hội trên cơ sở nội dung qui chế này.
3/ Họp liên tịch định kỳ
-Nhà trường và BĐD CMHS họp 2 lần vào giữa và cuối mỗi học kỳ. Tại mỗi kỳ họp nhà
trường thông báo đến BĐD về hoạt động của mình, tình hình học tập rèn luyện của học sinh.
BĐD phản ánh đến nhà trường về hoạt động của mình đồng thời thực hiện chức năng “cầu nối”
giữa CMHS và nhà trường. Hội nghị cũng bàn một số biện pháp phối hợp khác để hoạt động
của các bên ngày càng tốt hơn.
Qui chế này được hiệu chỉnh và thông qua tại phiên họp Liên tịch ngày …..tháng 10 năm
2011.
HIỆU TRƯỞNG
CHỦ TỊCH
HỘI CHA MẸ HỌC SINH
Nguyễn Ngọc Oánh
Lê Chí Hùng
1.2 Cuối kỳ I: (Dự kiến)
+/ Tổ chức họp các chi hội (Theo đơn vị lớp), báo cáo kết quả đạt được, những mặt
còn hạn chế của từng học sinh…..từ đó có giải pháp thích hợp để khắc phục tồn tại.
+/ Công khai các khoản đóng góp, công khai chất lượng giáo dục đào tạo học sinh
và công khai các KH giáo dục của nhà trường để phụ huynh từng lớp cùng góp phần bổ
sung, hoàn thiện các giải pháp giáo dục toàn diện học sinh kỳ tới.
+/ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN các lớp sau học kỳ I phải “phân loại” được nhóm các
đối tượng để khi họp Phụ huynh, cùng cha mẹ học sinh cùng tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc để học sinh phát triển tốt hơn, điều này GVCN phải kiên trì, phải biết lắng
nghe, thấu hiểu các em, các thông tin từ nhiều phía về HS của lớp mình.
Chính vì vậy tôi đã xây dựng chuyên đề về GVCN:
CHUYÊN ĐỀ:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
(Bài báo cáo tại hội đồng giáo viên)
I – KHÁI NIỆM
-Chủ nhiệm: người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính.
-Giáo viên chủ nhiệm: GV bộ môn được phân công chủ nhiệm lớp giảng dạy.
II – TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ?
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
12
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
1. Những vấn đề từ thực tiễn:
- Đối tượng của nghề dạy học: CON NGƯỜI (định nghĩa về con người: Là một thực thể thống
nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội; Con người là động vật cao cấp có ngôn ngữ; Bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ x hội)
-Yêu cầu của xã hội, của GD hiện nay -> giáo viên không chỉ đơn thuần dạy văn hoá. Mà phải
“Vừa dạy chữ, vừa dạy người”
2. Những yu cầu mang tính bắt buộc:
- Luật Giáo dục 2005 quy định:
+ Mục tiêu: giáo dục một con người phát triển toàn diện
+ Nguyên lí: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Điều lệ trường trung học: tại khoản 2 Điều 31 có quy định cụ thể nhiệm vụ của GVCN
- Các chế độ chính sách hiện hành: 4 tiết /1tuần.
III – GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?
Quy định tại khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường trung học:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối
tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
2. Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên
quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh;
3. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ
luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh
kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
5. Một số nhiệm vụ khc (quy định tại trang 12 của sổ chủ nhiệm):
-Cố vấn cho tập thể học sinh, cho Đoàn, Đội trong lớp.
-Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, lao động hướng nghiệp.
-Xây dựng lớp thành đơn vị tập thể XHCN (lớp tiên tiến)
-Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm trong nhà trường.
IV – CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.
Căn cứ kế hoạch chung của nhà trường, GVCN các lớp xây dựng kế hoạch năm, học kỳ,
tháng, tuần với nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp;
2.
Thiết lập đầy đủ các loại sổ sách, hồ sơ, tài liệu quản lý học sinh để ghi nhận, theo dõi tiến
triển chung của lớp cũng như của từng học sinh trong cả năm học;
3.
Kết hợp với giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong các hoạt
động giáo dục; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu vi phạm;
4.
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh dưới nhiều hình thức: thư báo, điện thoại, thư
mời, sổ liên lạc,v.v. để nắm bắt chính xác hoàn cảnh, điều kiện của học sinh;
5.
Triển khai thực hiện kế hoạch trong các sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động
ngoại khoá, v.v. có đánh giá sơ kết, tổng kết, khen thưởng thích đáng.
V – MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHỦ NHIỆM
1. Giáo dục như thế nào đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt?
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
13
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Hãy xuất phát từ quan điểm nhân đạo, mỗi con người là một cá nhân độc đáo, riêng biệt.
Ngủ thì trông ai cũng lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
(HỒ CHÍ MINH)
2. GVCN có phải đến thăm nhà học sinh?
Có khi chính sự hoà nhập giúp ta tìm ra nguyên nhân đích thực, có được một giải pháp thích hợp,
tạo được sự chuyển hoá mạnh mẽ nơi học sinh (và cả PHHS).
3. Làm gì trong những lúc giận quá không thể chịu được?
Bắt buộc phải bình tĩnh, một hành vi nào của ta cũng phải được kiểm soát rõ ràng.
Giải pháp cuối cùng là hãy tách mình ra khỏi hoàn cảnh: Một phút im lặng bước ra ngoài hành
lang, hoặc mời em học sinh “gây rối” xuống phòng giám thị, tư vấn.
4. Có nên đánh học trò?
Không bao giờ! Nên nhớ rằng lời nói luôn luôn có tác dụng (ngoại trừ những lời nói thô thiển).
Hành vi đánh (bằng bất cứ cách nào) rất dễ dẫn đến những điều không may.
5. Làm sao để biết được những gì học sinh đã làm khi không có mặt mình?
-Tổ chức tự quảnngay trong lớp học,
-Sử dụng “dư luận tập thể”,
-Thông qua các giáo viên bộ môn,
-Nhận thông tin từ phía giám thị
Tình huống của chính bạn ?
HÃY CƯ XỬ VỚI HỌC TRÒ BẰNG TẤT CẢ LÒNG YÊU THƯƠNG
(Chuyên đề này hằng năm luôn được chỉnh sửa cho phù hợp, đúng mục tiêu, định
hướng của từng năm học và luôn được đóng góp của Hội đồng Sư phạm nhà trường).
1.3 Giữa kỳ II (Họp PH khối 12 và khối 9) vào khoảng cuối tháng 3 năm 1012.
1.4 Cuối năm (Dự kiến 20/5/2012)
2/ Hiệu trưởng định hướng cho Hội cha mẹ học sinh hoạt đông:
2.1/Thực trạng:
- Hiệu trưởng đã tham mưu để Hội cha mẹ học sinh bám sát các điều khoản trong
Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.
- Qũy hội cha mẹ học sinh có được từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Trong hội
nghị đầu năm, cha mẹ học sinh thống nhất các khoản chi, mức chi của Hội trong năm
học, từ đó thống nhất mức thu. Hội cha mẹ học sinh gởi thông báo đến từng gia đình học
sinh. Trong 2 năm qua, mức thu hội phí là 100. 000 đ/hộ, các em làm đơn xin xác nhận,
giáo viên chủ nhiêm lớp có học sinh đóng xác nhận em học sinh ở lớp mình đã đóng
tiền, đơn này được gởi đến giáo viên chủ nhiệm và gởi về Hội cha mẹ học sinh lưu giữ
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
14
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Việc thu số tiền này do Hội cha mẹ học sinh thu . Tuy nhiên Hội cha mẹ học sinh đã nhờ
nhà trường thu (thông qua giáo viên chủ nhiệm), không tạo áp lực trong việc thu tiền lên
học sinh và gia đình học sinh,.
- Việc sử dụng quỹ hội đều đúng theo kế hoạch và được quản lí đúng theo quy định
của Nhà nước về quản lí tài chính (Theo Quyết định 84….)(Kèm theo phụ lục kế hoạch
thu chi và báo cáo thu chi từng năm học, từng học kỳ….. ).
- Việc thành lập quỹ vì bạn nghèo, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn…..xây
dựng Kế hoạch xây dựng nhà nhân ái cho học sinh trong trường luôn được coi trọng.
2.2/ Trong việc hỗ trợ các nguồn lực khác:
Ngoài việc xây dựng quỹ hội, Hội cha mẹ học sinh còn tích cực vận động từ các gia
đình học sinh ủng hộ các băng đá, cây xanh, ủng hộ quỹ vì bạn nghèo hiếu học Từ năm
2006- 2010, Hội đã vận động các gia đình học sinh ủng hộ cho nhà trường băng đá, cây
xanh, quỹ học sinh nghèo vượt khó trị giá trên 70 triệu đồng, các mạnh thường quân
cũng đã đóng góp xây dựng quỹ khuyến học lên tới 45.000.000đ cấp cho những học sinh
thực sự khó khăn đảm bảo ba đủ cho học sinh vào những dịp lễ, tết
2.3/ Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường:
- Hiệu trưởng đã thu hút được Hội cha mẹ học sinh tham gia để giúp nhà trường giáo
dục học sinh. Thường, nhà trường chỉ mời đơn lẽ những gia đình có con em vi phạm nội
qui, quy chế để báo cáo và phối hợp xử lý. Hiệu trưởng chỉ mời BCH Hội cha mẹ học
sinh cấp trường tham dự các phiên họp xử lý kỷ luật học sinh.
- Trong việc duy trì sĩ số, chống bỏ học, để có kinh phí hoạt động Hội cha mẹ học sinh
hỗ trợ bằng cách xuẩt quĩ hội chi theo đề nghị của hiệu trưởng.
- Các hoạt động phối hợp khác làm tương đối tốt nên vai trò của Hội đã thể hiện rất
tốt vai trò trách nhiệm của mình.
- Hội cũng đã hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
như tổ chức hội khỏe cấp trường, các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao. Tuy nhiên sự hỗ
trợ này đều nằm trong các khoản chi từ nguồn quĩ hội.
2.4/ Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Hội cha mẹ học sinh:
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải mời đầy đủ đối tượng là cha hoặc mẹ
học sinh trong các cuộc họp. Nội dung thư mời phải ghi đầy đủ, rõ ràng, đồng thời
thông báo “Đường dây nóng” của nhà trường cho cha mẹ học sinh để tiện liên hệ
- Để cuộc họp đạt kết quả tốt, hiệu trưỏng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị
thật kĩ từ khâu tổ chức đến khâu nội dung như đến đón tiếp lúc mấy giờ, nước uống ra
sao, những nội dung nào cần phải ghi trước lên bảng …, đặc biệt về nội dung, phải
chuẩn bị thật chu đáo, nắm bắt thấu hiểu thật rõ các KH hoạt động của nhà trường, để
có thể giải trình, trả lời chất vấn những câu hỏi của cha mẹ học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phân tích thật kĩ nội dung bản thoả ước giữa
nhà trường và gia đình, bản nội quy và những biện pháp xử lí học sinh khi vi phạm. Từ
đó, gia đình kí cam kết vào bản thỏa ước và phối hợp với nhà trường trong giáo dục con
em mình
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
15
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đi thăm gia đình học sinh, tập trung vào
những học sinh có điều kiện khó khăn về kinh tế, học sinh học yếu kém, học sinh cá biệt
về đạo đức…Định kì 2 lần /học kì, giáo viên chủ nhiệm báo cáo hiệu trưởng tình hình đi
tham gia đình học sinh. (Triển khai nghiêm túc “Chuyên đề GVCN”)
- Hàng tuần, hiệu trưởng tổ chức họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm vào đầu tuần,
nắm bắt tình hình và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm mời gia đình học sinh chưa ngoan để
cùng tìm ra các giải pháp giáo dục. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm tùy theo tình hình của
lớp để mời và xử lí những học sinh vi phạm nội quy, và đã đưa ra các quy định cụ thể về
thoi dõi các mặt tu dưỡng của học sinh theo từng tuần để có KH điều chỉnh uốn nắn kịp
thời.
- Hàng tháng, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thống kê tình hình học sinh bỏ
học, vi phạm nội quy thường xuyên, gửi về địa phương để phối hợp với gia đình giáo
dục
- Đối với việc mời gia đình ra tiếp xúc tại trường, hoặc đi thăm gia đình học sinh, nhiều
giáo viên chủ nhiệm thường thiếu sự chuẩn bị tốt nội dung trao đổi, cách giao tiếp, chủ
yếu chỉ nêu những hạn chế của con em họ, than phiền quá nhiều về học sinh mà chưa
nêu được những điểm tốt trong nhân cách của học sinh hoặc chưa tìm hiểu rõ để biết
được nguyên nhân học sinh yếu kém, vi phạm nội qui để phối hợp gia đình tìm ra biện
pháp tháo gở để giúp các em tiến bộ. Từ đó làm giảm đi rất nhiều kết quả phối hợp giáo
dục học sinh.
- Qua phân tích trên, chúng ta dể nhận ra một điều là giáo viên chủ nhiệm thực hiện
mối quan hệ, phối hợp với gia đình học sinh còn hạn chế, chưa có định hướng và tạo
điều kiện để Hội ở lớp hoạt động, chưa phát huy được vai trò của Hội ở cấp lớp và việc
thăm gia đình còn rất ít mà phải tăng lên đồng thời phải biết vận động lôi kéo BCH Hội
cha mẹ học sinh lớp cùng vào cuộc.
B. Phối hợp với các tổ chức khác:
1. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện
Kế hoạch năm học: (Tôi chỉ đề cập một cách khái quát việc xây dựng KH năm học mà đi
sâu công tác đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và tổ chức thực hiện dạy
học hai buổi/ ngày).
- Xây dựng Các Kế hoạch thực hiện trong năm học về công tác chuyên môn, phân
công chuyên môn đúng người đúng việc phát huy hết khả năng, năng lực của mỗi người.
- Xây dựng, triển khai nâng cao chất lượng trí dục thông qua tổ chức học 2
buổi/ngày, tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy; đổi mới kiểm tra đánh giá…..
(Một số KH của chuyên môn nhà trường trong năm học)
KẾ HOẠCH HỌC BUỔI 2 VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ NĂM HỌC 2011 – 2012
Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2011-2012.
Căn cứ vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng năm học 2011-2012 về vấn đề nâng cao
chất lượng học tập cho học sinh.
Căn cứ vào biên bản họp Hội Cha mẹ học sinh ngày 15/8/2011 về việc đề nghị nhà
trường tổ chức học tăng tiết (buổi 2) cho học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
16
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm
xây dựng kế hoạch học buổi 2 cụ thể như sau:
I. Môn học và số tiết:
1. Đối với khối 12, khối 9:
Tổng: 7 tiết/ tuần.
Môn Toán: 2 tiết/ tuần. Môn Lý: 1 tiết/ tuần. Môn Hóa: 1 tiết/ tuần. Môn Anh: 1
tiết/ tuần; Môn Văn: 1 tiết/tuần. Môn Sinh: 1 tiết/tuần.
2. Đối với khối 10,11: 5 tiết/ tuần:
Tổng: 5 tiết/ tuần.
Môn Toán: 2 tiết/ tuần. Môn Văn: 1 tiết/ tuần. Môn Hóa: 1 tiết/ tuần. Môn Anh: 1
tiết/ tuần.
3. Đối với khối 6,7,8:
Tổng: 4 tiết/ tuần.
Môn Toán: 2 tiết/ tuần. Môn Văn: 1 tiết/ tuần. Môn Anh: 1 tiết/ tuần.
• Các tiết trên được xếp vào Thời khóa biểu 2 buổi bắt đầu từ tuần 3
(6/9/2010).
• Mỗi tuần dành 01 buổi chiều cho ít nhất 2 khối sinh hoạt tập thể, giáo
dục ATGT, Kỹ năng sống, Phòng, chống các tai tệ nạn xâm nhập học
đường đặc biệt nêu gương các tâm gương học tập, làm theo Bác Hồ.
II. Nội dung giảng dạy và thời gian:
1. Nội dung giảng dạy:
- Ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
- Hệ thống kiến thức cơ bản, các dạng bài tập cơ bản.
- Nâng cao đối với các lớp A1.
2. Yêu cầu:
- Giáo viên giảng dạy phải soạn giáo án đầy đủ, phù hợp với trình độ học sinh.
- Tổ bộ môn thống nhất nội dung giảng dạy, phải có hệ thống bài tập cho học sinh rèn
luyện, đối với các môn thi trắc nghiệm phải có ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm cho
học sinh.
- Giáo viên bộ môn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra tình hình học tập của học
sinh, báo cáo lại BGH.
- Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ theo dõi, quản lí, nhắc nhở kịp thời những học sinh
có ý thức học tập chưa tốt, báo cáo lại BGH để kịp thời điều chỉnh, liên hệ chặt chẽ với
phụ huynh học sinh để phản ánh kịp thời những vi phạm của học sinh nhất là trong học
tập để có biện pháp xử lí, giáo dục.
3. Thời gian: Dự kiến thời gian thực hiện trong học kì I là 16 tuần, học kì II là 416
tuần.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
17
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
III. Dự kiến thu chi:
1. Dự kiến thu: 50.000đ/HS/tháng.
2. Dự kiến chi:
- Giáo viên đứng lớp: 75%.
- Quản lí (BGH + quỹ): 15%
- Công tác thanh kiểm tra, giám sát: 5%
- Khấu hao tài sản, vệ sinh, điện, nước: 5%
* Ghi chú:
- Chế độ miễn giảm thực hiện theo quy định. Ngoài ra nhà trường miễn giảm cho những
học sinh có 3 anh chị em trở lên đang học tại trường, những trường hợp học sinh không
thuộc diện có sổ nghèo nhưng hoàn cảnh khó khăn ( học sinh phải có đơn và xác nhận
của GVCN).
- Thu tiền theo thời gian thực học của học sinh.
- Nếu thu đủ khoản tiền dự phòng, nhà trường dự kiến chi hỗ trợ cho công tác ôn tập hè,
ôn tập thi lại cho học sinh.
Kế hoạch này sẽ được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường trong tháng
9/2010. Trong học kì I nhà trường thực hiện theo kế hoạch trên về thời gian, môn
học và số tiết. Trong học kì II, tùy theo tình hình và yêu cầu cụ thể, môn học, số tiết
có thể thay đổi cho phù hợp.
Duyệt của Hiệu trưởng
Đại diện PH
P. Hiệu trưởng
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC TRIỂN KHAI KẾ
HOẠCH HỌC BUỔI 2 NĂM HỌC 2011-2012
Căn cứ vào kế hoạch học buổi 2 năm học 2011 – 2012.
Căn cứ vào yêu cầu nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai kế
hoạch học buổi 2 cụ thể như sau:
Stt Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Ngọc Oánh
Hiệu trưởng
Quản lí chung
2
Nguyễn Thị Lam Hồng P.Hiệu trưởng
Phụ trách công
chuyên môn,
3
Lê Văn Anh
Quản lí, kiểm tra, đôn
đốc học sinh về ý thức,
nề nếp học tập
4
P. HT Phụ trách NG
Tổ trưởng chuyên môn
Ghi chú
tác
Thống nhất chương trình,
theo dõi thực hiện, thống
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
18
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
kê chất lượng.
5
6
Giáo viên bộ môn
Giảng dạy, theo dõi.
Giáo viên chủ nhiệm
Kết hợp với GVBM đôn
đốc, nhắc nhở học sinh,
liên hệ chặt chẽ với
PHHS để thông báo kịp
thời các vi phạm của học
sinh, kịp thời cũng PHHS
giáo dục học sinh.
Duyệt của Hiệu trưởng
Bàu Hàm, ngày … tháng … năm 20…
P.Hiệu trưởng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
I. Mục đích, yêu cầu hoạt động của hội đồng chuyên môn cấp trường:
- Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá giáo viên trong
suốt năm học về các mặt như giảng dạy, hồ sơ, giáo án…nhằm xét duyệt danh hiệu giáo viên
giỏi cấp trường.
- Hội đồng chuyên môn cấp trường hoạt động thường xuyên, tích cực nhằm đánh giá chính xác,
khách quan về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên, giúp đỡ giáo viên hoàn
thiện hơn nữa về kỹ năng giảng dạy nhất là đối với giáo viên mới, tạo điều kiện cho giáo viên có
cơ hội học hỏi, có cơ hội được góp ý để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
II. Thành phần, nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn cấp trường:
ST
T
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
NHIỆM VỤ
GHI CHÚ
1
Nguyễn Thị Lam Hồng
P.HT
Trưởng ban, lên lịch dự giờ,
kiểm tra các giáo viên khối
THPT, tập hợp, thống kê kết
quả.
2
Trần Văn Công
TTCM
Thành viên, lập danh sách giáo
Nhóm
trưởng
viên trong tổ được hội đồng
nhóm Toán-Tin
chuyên môn đánh giá HK I.
3
Lê Trịnh Anh Đào
TPCM
Thành viên, lập danh sách giáo
Nhóm
trưởng
viên trong tổ được hội đồng
nhón Hóa
chuyên môn đánh giá HK I.
4
Cao Đức Tuấn
TTCM
Thành viên, lập danh sách giáo Nhóm
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
trưởng
19
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
viên trong tổ được hội đồng
nhóm sinh
chuyên môn đánh giá HK I.
5
6
7
Thành viên, lập danh sách giáo
Nhóm
trưởng
viên trong tổ được hội đồng
nhóm Văn-CD
chuyên môn đánh giá HK I.
Cao Thị Hoàng Hà
TTCM
Chu Thị Hằng
Thành viên, lập danh sách giáo
Thư ký Hội
Nhóm
trưởng
viên trong tổ được hội đồng
Đồng
nhóm Sử
chuyên môn đánh giá HK I.
Đoàn Quốc Thắng
Tổ phó
Thành viên, lập danh sách giáo
Nhóm
trưởng
viên trong tổ được hội đồng
nhóm Anh văn
chuyên môn đánh giá HK I.
8
Đinh Thị Mai
GV
Thành viên, lên lịch dự giờ, kiểm
tra các giáo viên khối THCS, tập
hợp, thống kê kết quả.
9
Phạm Thị Ngoạt
GV
Thành viên.
10
Hoàng Huy Hiệp
GV
Thành viên.
11
Lê Quốc Thông
GV
Thành viên.
12
Trần Văn Thiện
GV
Thành viên.
Ngóm
truởng
nhóm Địa
Nhóm
trưởng
nhóm Lý
III. Cách thức hoạt động của hội đồng chuyên môn cấp trường:
- Cùng Hiệu trưởng thanh kiểm tra nội bộ trường học.
- Hội đồng chuyên môn cấp trường sẽ kiểm tra hồ sơ, giáo án, dự giờ giáo viên 3 tiết/HK. Trong
mỗi tổ chuyên môn sẽ có ½ số giáo viên được kiểm tra, dự giờ trong HK I, còn lại thực hiện ở
học kì II (danh sách do tổ trưởng chuyên môn lập, thông báo trong kế hoạch chuyên môn học kì
và niêm yết ở bản tin).
- Trưởng ban lên lịch dự giờ giáo viên, thông báo cho giáo viên trước 2 ngày, mỗi tiết dự giờ
phải có ít nhất 3 thành viên trong hội đồng trong đó có ít nhất 1 giáo viên cùng chuyên môn.
- Kiểm tra tính chính xác, tính bảo mật của các đề kiểm tra tập trung của các bài thi cuối kỳ mà
mỗi giáo viên trong nhóm chuyên môn đã soạn thảo.
- Hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường dựa vào 2
tiêu chí:
+ Kết quả hội giảng cấp trường, cấp tổ.
+ Kết quả kiểm tra hồ sơ, giáo án và tiết dạy của giáo viên.
+ Kết quả bài thi ăng lực.
IV. Chế độ: Khi dự giờ, các thành viên tham gia trong tiết dự giờ được tính dư giờ như tiết
dạy chính khóa.
HIỆU TRƯỞNG
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
20
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM HỌC KÌ I (2011-2012)
1. Mục đích:
Ôn tập các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh yếu, kém nhằm giúp học sinh nắm vững
kiến thức, vươn lên trong học tập, hạn chế tình trang học sinh bỏ học do học yếu.
2. Thời gian: Từ 8/11/2010 (dự kiến thời gian trong 5 tuần).
3. Nội dung:
- Số môn học: 2 môn (Toán, Văn)
- Số tiết: 2 tiết/môn/tuần.
Số tiết trong 5 tuần: 2 tiết x 2 môn x 7 lớp x 5 tuần = 140 tiết.
Quản lí, kiểm tra đánh giá: 30 tiết.
Tổng cộng: 170 tiết.
- Yêu cầu đối với giáo viên:
+ Có kế hoạch phụ đạo theo định hướng của nhà trường, có giáo án, kiểm tra đánh giá.
+ Ôn tập kiến thức, kỹ năng cơ bản, tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với học sinh yếu,
kém nhằm nâng cao chất lượng học tập.
+ Điểm danh cụ thể từng tiết học, thông báo kịp thời cho GVCN lớp phụ đạo, kiểm tra bài
cũ….
+ GVCN lớp phụ đạo xếp sơ đồ chỗ ngồi, tổng hợp điểm danh hàng tuần từ các GVBM, thông
báo cho GVCN lớp chính khóa nắm được tình hình học tập của học sinh, thông báo cho phụ
huynh các trường hợp không đi học, học không nghiêm túc, cuối tuần tổng hợp báo cáo cho
Đoàn, Đội để ghi nhận lỗi vi phạm, báo cáo cho HT các trường hợp học sinh cố tình vi phạm.
4. Phân công:
a. Công tác quản lí:
Thầy Nguyễn Ngọc Oánh - Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung.
Cô Nguyễn Thị Lam Hồng – P.Hiệu trưởng: Quản lí về chuyên môn.
Thầy Lê Văn Anh – P.HT CSVC&NG: Quản lí về CSVC, kết hợp với GVCN đôn đốc nhắc
nhở học sinh, xử lí các trường hợp vi phạm.
b. GVCN:
Khối 6: Cô Nguyễn Thị Minh Tâm.
Khối 7: Cô Đinh Thị Mai
Khối 8: Cô Nguyễn Thị Minh Tâm.
Khối 9: Cô Đinh Thị Mai
Khối 10: Thầy Trần Văn Công
Khối 11: Thầy Trần Văn Công
Khối 12: Cô Cao Thị Hoàng Hà.
b. Giáo viên giảng dạy:
Toán khối 10,11,12: T.Công
Toán khối 6,7,8,9: C.Mai
Văn khối 10,11,12: C.Hà
Văn khối 6,7,8,9: C.Minh Tâm.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
21
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
5. Dự trù kinh phí:
a. Chi cho giảng dạy và quản lí:
b. Nguồn kinh phí:
- Từ nguồn ngân sách (tính theo dư giờ).
- Từ nguồn hỗ trợ của quỹ hội.
(Đảm bảo 65.000 đ/ tiết dạy).
6. Thời khóa biểu:
Thời
gian
Tiế
t
Khối
(Phòng
10A1)
6 Khối
(Phòng
10A2)
7 Khối
(Phòng
10A1)
6
Chiề 7
u thứ
2
8
9
Sáng
Chủ
nhật
8 Khối
(Phòng
10A2)
9 Khối
10 Khối
11 Khối 12
(Phòng
(Phòng
(Phòng
10A3)
10A3)
10A4)
Văn
(C.MTâm)
Toán
(C.Mai)
Toán
(T.Công)
Văn
(C.MTâm)
Toán
(C.Mai)
Toán
(T.Công)
Toán
(C.Mai)
Văn
(C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Toán
(C.Mai)
Văn
(C.MTâm)
Văn (C.Hà)
1
Văn
(C.MTâm)
Toán
(C.Mai)
Toán
(T.Công)
Văn
(C.Hà)
2
Văn
(C.MTâm)
Toán
(C.Mai)
Toán
(T.Công)
Văn
(C.Hà)
3
Toán
(C.Mai)
Văn
(C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Toán
(T.Công)
4
Toán
(C.Mai)
Văn
(C.MTâm)
Văn (C.Hà)
Toán
(T.Công)
Duyệt của Hiệu trưởng
Người lập
P.Hiệu trưởng
- Trong việc phối hợp với bộ phận chuyên môn, các tổ chuyên môn ngoài việc
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhón chuyên môn cải tiến phương pháp giảng dạy, ứng dụng
công nghệ thông tin….. yêu cầu giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh thay đổi phương
pháp học tập cho phù hợp với đặc thù từng bộ môn, hình thành các nhóm học tập theo
hình thức tự học có hướng dẫn của thầy, mỗi nhóm có đủ 3 đối tượng.
- Phát huy tối đa hoạt động của Hội đồng chuyên môn nhà trường bước đầu đạt
kết quả , đã thúc đẩy hoạt động chuyên môn đặc biệt là khâu tổ chức hoạt động giảng
dạy trên lớp.
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn hang tháng (2lần/tháng)
- Tổ chức kiểm tra đáng giá, thay đổi, cải tiến ….đồng thời duy trì kiểm tra tập
trung các bài 45’ của 8 môn.
- Chỉ đạo giáo viên ra đề, chấm bài….theo chuẩn kiến thúc-kỹ năng.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
22
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC ĐOÀN, ĐỘI.
*. Nội dung:
- Phối hợp để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách thông các hoạt động
trong nhà trường.
- Tổ chức các buổi Ximena về quyền trẻ em, quyền con người, giới tính….hội thảo các
chuyên đề của các tổ chuyên môn, các chuyên đề về văn hóa – xã hội….
- Tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục
cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; phát động các phong trào thi đua: Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mih; phong trào xây dựng trường học thân
thiện; học sinh tích cực,………
- Phối hợp với Bí thư đoàn trương, với Tổng phụ trách đội để duy trì kiểm tra đánh giá,
xếp loại đạo đức học sinh theo từng tuần, từng tháng.
- Chỉ đạo và phối hợp để xây dựng các Kế hoạch hoạt động vui chơi, giải trí, giáo dục kỹ
năng sống, văn hóa công sở, văn hóa giao thông…..(Buổi 2 trong ngày)
Mỗi một nội dung đều phải có KH cụ thể: mục tiêu, nội dụng, phương pháp,
phương tiên và kiểm tra đánh giá.
- Chỉ đạo tổ giám thị kết hợp với Đoàn trương, Đội TN theo dõi, kiểm tra hướng dẫn học
sinh thực hiện Nội quy, Quy định của ngành và nhà trường đề ra, kịp thời uốn nắn, điều
chính các hành vi sai lệch, giải pháp giáo dục “Mưa dầm thấm lâu”
PHẦN KẾT LUẬN
I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Qua phân tích thực trạng, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về phối kết hợp giữa
Hiệu trưởng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
1/ Những mặt mạnh:
- Nhìn chung, hiệu trưởng đã phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà
trường đã đạt kết quả tốt có sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh nhà trường
- Hiệu trưởng đã tổ chức thành công Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm theo đúng
qui trình, đã xây dựng được Hội cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp
- Hội cha mẹ học sinh cấp trường hoạt động tích cực, có hiệu quả theo đúng kế
hoạch đề ra trong Hội nghị đầu năm.
- Đã xây dựng được quỹ hội, từ đó hỗ trợ tốt cho nhà trường trong hoạt động dạy
và học. Quỹ hội được quản lý theo đúng qui định của nhà nước về quản lí tài chính,
được công khai hàng năm, không tiêu cực trong sử dụng quỹ hội. theo đúng Quyết định
số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về thu và sử dụng kinh phí hoạt động của
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 05
tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
23
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
- Đã xây dựng được đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có
nhiều tâm huyết với nghề, thực hiện công tác phốí hợp với gia đình học sinh một cách
tích cực.
- Đã xây dựng được đội nghũ giám thị, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công
việc theo dõi các hoạt động, tu dưỡng đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà truờng.
- Đã xây dựng được các kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi trong
các hoạt động giáo dục nhà trường đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đạt hiệu quả
- Đã huy động có hiệu quả nhân lực, vật lực trong và ngoài nhà trường để cùng
chung tay giáo dục toàn diện học sinh
Nguyên nhân của mặt mạnh:
- Hiệu trưởng nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình, của Hội
cha mẹ học sinh, đặt đúng vị trí của hội trong mối quan hệ với nhà trường trên tinh thần
phối hợp, hợp tác hỗ trợ từ đó có những giải pháp hữu hiệu và đã đạt được những thành
công nhất định.
- Hiệu trưởng đã tổ chức, chỉ đạo thưc hiện công tác phối hợp chặt chẽ, có kế
hoạch từ đầu năm, xây dựng được các chuyên đề “nhỏ” cho từng bộ phận, có phân công
phân nhiệm rõ ràng, cụ thể.
- Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với Hội cha mẹ học sinh cấp trường. Mối quan hệ
phối hợp này không đơn thuần chỉ là quan hệ hành chính, mà ở đây đòi hỏi sự khéo léo
trong quan hệ, đòi hỏi uy tín của hiệu trưởng và đặt biệt là kết quả của nhà trường đã đạt
dược trong giảng dạy con em họ. Hiệu trưởng đã biết “Nói cho người khác nghe và biết
nghe người khác nói” trong việc phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh để giáo dục đạo
đức ở trong và ngoài nhà trường.
- Hiểu rõ năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên và tình hình chất lượng, nhận thức
của học sinh, chấp nhận “chất lượng thật” không chạy theo thành tích; không đặt nặng
chỉ tiêu để hạn chế áp lực.
- Sự đồng thuận cao của các tổ chức trong và ngoài nhà trường với Hiệu trưởng đó
là thể hiện uy tín, trách nhiệm của người đứng đầu và đây là yếu tố cơ bản cho việc
thành công trong giáo dục toàn diện của nhà trường trong nhiều năm qua.
2/Những mặt còn hạn chế
- Hiệu trưởng chưa chú ý nhiều trong chỉ đạo xây dựng quỹ hội ở lớp. Đây chính
là điểm yếu nhất trong công tác chỉ đạo phối hợp với gia đình học sinh của hiện trưởng.
Từ đó chưa phát huy được tiềm lực mạnh mẽ của cha mẹ học sinh.
- Hội hoạt động tuy có tích cực nhưng chưa điều tay, tập trung nhiều vào ông hội
trưởng.
- Hiệu trưởng chưa tổ chức thường xuyên về việc sinh hoạt chuyên đề, hội thảo,
trao đổi kinh nghiệm nhằm trang bị cho đội ngũ những kĩ năng, những kinh nghiệm
trong giao tiếp, trong sử lí tình huống, đặc biệt là đối với các giáo viên chủ nhiệm còn
non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.
Nguyên nhân của những hạn chế
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
24
Chuyên đề: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh
Trường THCS&THPT Bàu Hàm.
- Hiệu trưởng thường chưa chú ý đến vai trò của Hội ở cấp lớp, chỉ tập trung hoạt
động ở cấp trường, chưa mạnh dạn giao cho các lớp tự chủ động để xây dựng Hội thật sự
mạnh để hoạt động cho tốt. Từ đó làm cho các giáo viên chủ nhiệm xem nhẹ vai trò của
mình trong mối quan hệ phối hợp ở cấp lớp.
- Thời gian để triển khai thường xuyên các chuyên đề, các sáng kiến kinh nghiệm
còn quá ít.
- Vì chưa biết tiếng nói của người địa phương (Tiến Hoa) nên giao tiếp với một
số phụ huynh còn hạn chế, truyền đạt một số vấn đề thiếu cụ thể dẫn đến đôi lúc chưa có
sự cộng tác nhiều của một số phụ huynh.
II/Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng (tôi) và các tổ chức khác
trong và ngoài nhà trường trong thời gian qua,(Đặc biệt đối với Hội cha mẹ học sinh) có
thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
1/Thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các tổ chức chính trị
trong và ngoài nhà trường là thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng và pháp luật của nhà
nước. Công việc này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự nhận thức đúng đắn, đầu tư
đúng mức của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải làm đúng chức trách của mình, là
người tuyên truyền, tổ chức lực lượng bên trong nhà trường và là đối tác tin cậy với cha
mẹ học sinh, Hội cha mẹ học sinh. Ở vị trí đó, hiệu trưởng phải đóng vai trò điều phối
công việc và các mối quan hệ, luôn luôn kiểm tra hiệu quả và sự phối hợp để kiệp thời
điều chỉnh, thì sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội mới đạt kết quả cao.
2/ Để mối quan hệ nhà trường và gia đình và các tổ chức khác được phát triển tốt
hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, Mặt trân tổ quốc huyện và có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với các ban nghành đoàn thể địa phương xã nơi trường tọa lạc để tạo môi trường thuận
lợi cho sự kết hợp. Ví dụ như tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện để tổ chức hội thảo ba
môi trường giáo dục. Thực tế hiệu trưởng đã tham mưu tổ chức và mang lại kết quả rất
tốt. Đặc biệt hiệu trưởng cần tham mưu tốt cho việc xây dựng Hội cha mẹ học sinh vững
mạnh, hoạt động tích cực có hiệu quả, thường xuyên quan hệ với Hội cha mẹ học sinh để
cùng thống nhất biện pháp phối hợp trong việc giáo dục học sinh, xây dựng nhà trường
phát triển.
3/ Hiệu trưởng cần chỉ đạo để tổ chức hoạt động của Hội cha mẹ học sinh ở cấp
lớp thật sự có hiệu quả. Hoạt động phối hợp đạt hiệu quả cao không chỉ có hoạt động
phối hợp của người hiệu trưởng với Hội cha mẹ ở cấp trường, mà quan trọng hơn là mối
quan hệ của giáo viên chủ nhiệm với từng gia đình học sinh và Hội cha mẹ hoc sinh ở
lớp.
4/ Hoạt động của Hội thật sự có hiệu quả, một nguyên nhân không kém phần
quan trong đó là xây dựng được một quĩ Hội phong phú, tạo sự đồng thuận và huy động
được sự đóng góp của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội. Quĩ hội phải được sử
dụng, quản lý công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc tài chính và chi đúng mục đích,
mang lại kết quả tốt, đúng theo Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định
về thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo
dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
Đồng Nai.
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Oánh – Đơn vị: THCS&THPT Bàu Hàm – ĐN
25