Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn QUẢN lý, sử DỤNG tài sản NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.8 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN

Mã số: ………………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục

Lĩnh vực khác: ………… 

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học 2011-2012

1

 Hiện vật khác



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

Nguyễn Thị Hạnh

2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nam, nữ:

06/01/1960

Nữ

4. Địa chỉ: Tổ 04, khu 10, Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng
Nai
5. Điện thoại di động: (016) 74151459), Cơ quan: (061) 3856483
6. E-mail: hanh nguyen hieu truong dtnt @Gmail.com
7. Chức vụ: Hiệu Trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú liên huyện
Tân Phú –Định Quán
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Ngành Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Trình độ chuyên môn có kinh nghiệm : Quản lý-Dạy học
- Số năm có kinh nghiệm: 26 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây: 04
+Những biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về học lực ở trường PTDTNT

+ Nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh ở trường
PTDTNT
+ Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường PTDTNT.
+ Xây dựng “thư viện thân thiện” trong nhà trường
+ Quản lý, sử dụng tài sản nhà trường

2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Quản lý và sử dụng tài sản trong nhà trường là một nội dung, một công việc rất
quan trọng, song song với các nội dung khác, tài sản là cơ sở vật chất, nó là phương
tiện, yếu tố góp phần không ít nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Thực trạng việc quản lý và sử dụng tài sản nhà trường còn rất nhiều hạn chế:
Việc quản lý, tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, chưa khoa học; trách nhiệm, ý thức bảo
quản, giữ gìn của đội ngũ và học sinh khi được giao sử dụng tài sản chưa cao, cho
rằng không phải tiền của mình bỏ ra nên không sót, còn để tài sản mau hư, mau hỏng,
dơ bẩn, thật bức xúc với một số học sinh nam viết, vẽ bẩn lên tường nhà, bàn, ghế, tức
tối, thách đố nhau đập phá hoặc tự mình đập phá dụng cụ như: Cửa kiếng, đồ hốt rác,
thùng đựng rác, cây lau nhà, tủ sắt đựng quần áo ở nội trú (dày 7 rem bị méo, móp,
bẹp dúm lại), thau giặt đồ, xô đựng nước, van nước; thậm chí còn lấy cái kẻng dùng
đánh báo thức, tháo tôn lấy xoong nồi nhà bếp, dỡ hàng rào bằng sắt, lấy sách vở của
nhau để trên lớp đem ra ngoài bán.
Năm học 2011-2012, cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị của nhà trường được đầu tư
nâng cấp sửa chữa lại thành mới vừa đẹp vừa khang trang, không thể khoanh tay đứng
nhìn những tồi tệ trên, tôi nghĩ, phải tìm ra những nội dung, biện pháp mới để thay thế
cái được vào cái chưa được, những hạn chế, yếu kém trên, đó là lý do khiến tôi chọn
đề tài này.

II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
Tài sản là của cải vật chất dùng để sản xuất hoặc tiêu dùng (theo từ điển tiếng
việt thông dụng).
Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản
lý, sử dụng (Khoản 1, Điều 2 của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/
QH12 ngày 03/06/ 2008 của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước có quyền chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ
quan, đơn vị. Ban hành và tổ chức thực hiện qui chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.Chấp hành các qui định của luật và các qui
định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm sử dụng tài sản nhà nước đúng mục
đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, hiệu quả, tiết kiệm. Chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
(Trích Điều 4, điều 5 của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước số 09/2008/
QH12 ngày 03/06/ 2008 của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
3


Tài sản của nhà trường hình thành do mua sắm; đầu tư xây dựng; được cấp, được
điều chuyển đến, đều do cấp có thẩm quyền giao cho nhà trường sử dụng và chiụ
trách nhiệm trước cơ quan trực tiếp quản lý. Vậy để quản lý và sử dụng tài sản nhà
trường cho tốt, có hiệu quả, tôi nhận thấy cần phải thực hiện các nội dung và biện
pháp sau đây:
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Lập, quản lý hồ sơ tài sản có trong nhà trường
Mọi tài sản hiện có trong nhà trường đều phải quản lý chặt chẽ vào hồ sơ, sổ
sách theo qui định, vì vậy Hiệu trưởng chỉ đạo và giao cho kế toán chịu trách nhiệm
chính về nội dung này, yêu cầu kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Nghiên cứu, nắm và hiểu rõ luật, các qui định khác của pháp luật, các văn

bản hướng dẫn của cấp trực tiếp quản lý nhà trường có liên quan đến việc quản
lý và sử dụng tài sản (đang có hiệu lực thi hành), để thực hiện cho đúng, chẳng
hạn như:
Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/ QH12, ngày 03/06/ 2008 của
Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ qui định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Thông tư số 245/2009/ TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Qui định
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 31/12/2009 của
Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước;
Các Điều 3,4,5, 6,7,8,9,10,11,12, phụ lục 1 và 2 trong chương II, III của Quyết
định số 32/2008/ QĐ-BTC ngày 29-05-2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế
độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính;
Các văn bản của các cơ quan trực tiếp quản lý nhà trường về tài sản, tài chính
như Uỷ ban nhân dânTỉnh, Huyện, Sở Tài chính, Sở Giáo dục- Đào tạo,…
b. Thực hiện ghi sổ kế toán, theo dõi tăng, giảm, tính tỷ lệ hao mòn tài sản
Bước 1: Phân loại tài sản
Căn cứ vào Điều 3,4, 6 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC ngày 29-05-2008
của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách
nhà nước để phân loại tài sản hiện có trong nhà trường như sau:
-Loại tài sản cố định vô hình là tài sản không mang hình thái vật chất cụ thể
như (giá trị quyền sử dụng đất, phần mềm máy vi tính…); tài sản đặc thù là tài sản
4


không thể đánh giá được giá trị thực như hiện vật trưng bày, (theo khoản 2, điều 3,4

của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC); loại tài sản này phải quản lý chặt chẽ, không
tính hao mòn hàng năm.
- Loại tài sản cố định hữu hình, thoả mãn cả 2 tiêu chuẩn: có thời gian sử dụng
từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên như: Nhà
làm việc, nhà công vụ, nhà kho, nhà hội trường…; Vật kiến trúc như: Giếng khoan,
sân chơi, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ, tường rào bao quanh, … (theo khoản
1, Điều 3; điểm a của tiết 1.1 khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC);
- Loại tài sản cố định hữu hình: Có nguyên giá từ 05 triệu đồng đến dưới 10
triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm như:
+ Máy móc, thiết bị: máy vi tính, máy in, máy photocoppy, tủ lạnh, tủ đá, máy
móc thiết bị thí nghiệm, máy ảnh, …
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, hệ thống dây
điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện, …
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, kệ đựng tài liệu,…
+ Cây lâu năm, cây cảnh, thảm cỏ, thảm cây xanh, …
(Khoản 1, Điều 4; điểm b,c,d,e của tiết 1.1 khoản 1 Điều 6 của Quyết định số
32/2008/ QĐ-BTC)
-Loại tài sản cố định hữu hình có nguyên giá từ dưới 5 triệu đồng trở xuống, có
thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên có thể cho vào danh mục công cụ, dụng cụ như:
tẹc đựng nước, máy bơm nước, thùng đựng rác, quạt điện, …
Bước 2: Thực hiện ghi sổ kế toán, tính tỷ lệ hao mòn
-Tất cả các loại tài sản hữu hình trên được lập, ghi vào sổ bằng phần mềm quản
lý tài sản trong máy vi tính, đồng thời theo dõi tăng, giảm kịp thời hàng tháng, hàng
quí, hàng năm (thực hiện theo mẫu số S31-H và S32-H của Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính đang có hiệu lực thi
hành).
- Tính tỷ lệ hao mòn tài sản
+ Xác định nguyên giá tài sản cố định, căn cứ vào (điểm a,b,c d của khoản 1
Điều 7 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC) để thực hiện.
Chẳng hạn như điểm a, khoản 1, Điều 7 qui định: Nguyên giá tài sản cố định

hình thành từ mua sắm là giá mua thực tế (giá ghi trên hoá đơn trừ (-) đi các khoản
chiết khấu thương mại hoặc giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, các chi phí, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các
khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí lệ phí (nếu có)
mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
5


+ Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định căn cứ vào (Khoản 1,2 Điều 10 của
Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC) để thực hiện.
Chẳng hạn như khoản 2 Điều 10 qui định rất rõ: Hao mòn tài sản cố định được
tính mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường (đối với
các trường hợp bàn giao, chia tách, …)
+ Xác định thời gian sử dụng và tính tỷ lệ hao mòn tài sản cố định
Thực hiện theo Khoản 1 Điều 11 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC qui định:
Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định hữu hình được
thực hiện theo qui định tại phụ lục 1 ban hành theo quyết định này, (trích đoạn như
sau):
Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian sử dụng
( năm)

Tỷ lệ tính hao mòn
( %/năm)

I. Nhà, vật kiến trúc
Nhà cấp I, nhà đặc biệt

80


1,25

Nhà cấp II

50

2

Nhà cấp III

25

4

Nhà cấp IV

15

6,5

Tường rào

20

5

Đường nội bộ

20


5

-Máy chiếu

5

20

-Máy vi tính

5

20

- Máy in

5

20

- Ti vi

5

20

- Máy ảnh

5


20

- Máy, thiết bị lọc nước

5

20

- Máy phát điện

8

12,5

Phương tiện vận tải đường bộ

10

10

Hệ thống dây điện thoại

5

20

Điện thoại di động, cố định

5


20

Phương tiện truyền dẫn điện

5

20

II. Máy móc, thiết bị

III. Phương tiện vận tải, truyền dẫn

6


IV. Thiết bị, dụng cụ quản lý
Bàn làm việc

8

12,5

Tủ đựng tài liệu

8

12,5

Bộ bàn ghế họp


8

12,5

+Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo hướng dẫn
tại Điều 12 của Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC như sau:
Mức hao mòn hàng năm
Của từng TSCĐ

= Nguyên giá của TSCĐ

X

Tỷ lệ tính hao mòn
( % năm)

Ví dụ: Ngày 06-08-2011, nhà trường mua và đưa vào sử dụng một ti vi 67 inh
(mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 72.900.000đ, thời gian sử dụng là 5 năm (phù
hợp với qui định tại phụ lục số 1)
Mức hao mòn trung bình hàng năm = 72.900.000đ x 20% = 14.580.000đ, vậy
đến tháng 12 năm 2012, kế toán thực hiện khấu hao năm thứ nhất.
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh
trong năm, kế toán phải thực hiện tính hao mòn của từng tài sản đúng qui định.
Tuy nhiên theo qui định, tài sản cố định hữu hình hết thời gian sử dụng, giá trị
trong sổ kế toán còn lại là số 0, nhưng tài sản còn sử dụng được thì nhà trường vẫn
tiếp tục sử dụng và quản lý chứ không được bỏ hoặc đưa vào thanh lý.
c. Quản lý hồ sơ tài sản tại trường
Đây là công việc rất quan trọng, yêu cầu kế toán lưu trữ bảo mật trong máy vi
tính và in đóng thành cuốn mỗi năm; Hiệu trưởng cần quan tâm trang bị máy tốt, cài

đặt phần mềm tự diệt vi dus, quán triệt không cho người khác sử dụng ngoài kế toán
để bảo mật tuyệt đối, tránh bị mất trắng tài sản trong hồ sơ gây khó khăn cho công tác
quản lý.
d. Công khai và báo cáo tài sản
Kế toán cùng với người phụ trách cơ sở vật chất (nếu có) giúp Hiệu trưởng thực
hiện công khai, minh bạch tài sản hiện có, tăng, giảm, mua sắm mới, tài sản sửa chữa
do hư, hỏng (về giá tiền, thời gian sử dụng), trước cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
buổi họp hội đồng sư phạm nhằm mục đích để mọi người cùng biết, cùng làm, cùng
có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản khi được giao sử dụng tài sản; thời điểm công khai
hàng tháng, quí, vào đầu năm học, kết thúc năm học.
Ví dụ: Vào đầu năm học, kế toán công khai trong tháng 8 năm 2011, nhà trường
có mua mới 01 máy phát điện nguyên giá 36.300.000 đồng, thời gian sử dụng là 6
năm, hoặc năm học 2007-2008 mua sắm 01 máy photocoppy thời gian sử dụng 5
7


năm, mới được 03 năm đã phải sửa chữa, số tiền sửa chữa (nêu cụ thể), như vậy nhân
viên văn thư được giao sử dụng và bảo quản phải suy nghĩ, sẽ có trách nhiệm lau chùi,
giữ gìn cẩn thận hơn, hoặc cuối năm học công khai trong một năm học mua mới (tên
tài sản)…, tổng số tiền (nêu cụ thể)…; sửa chữa bao nhiêu tổng số tiền (nêu cụ thể), ?
tài sản ở vị trí nào, bộ phận, cá nhân sử dụng làm hư, hỏng so với thời gian qui định
sử dụng (Ví dụ sau khi tổ chức kiểm tra, kiểm kê vào tháng 01, kế toán thông báo
phòng máy vi tính học sinh thực hành môn tin học đã hư hỏng một con chuột tại máy
số 22), như vậy giáo viên dạy môn tin học, phụ trách phòng bộ môn có biện pháp
quản lý, giáo dục học sinh biết giữ gìn bảo quản tài sản tốt hơn ở thời gian tiếp theo
và yêu cầu phải bồi hoàn lại.
Kế toán có trách nhiệm báo cáo tài sản đúng mẫu, đúng qui định, kịp thời với cấp
trên yêu cầu hoặc cho Hiệu trưởng cần biết bất cứ lúc nào.
2.2 Thành lập ban kiểm kê, kiểm tra tài sản
a. Thành lập ban kiểm kê, kiểm tra

Hiệu trưởng thành lập ban kiểm kê, kiểm tra thành phần gồm:
Hiệu trưởng làm trưởng ban chỉ đạo chung; phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật
chất (nếu có) làm phó ban tổ chức thực hiện; các thành viên có liên quan (có trách
nhiệm và sử dụng nhiều tài sản) như: kế toán, thư viện, thiết bị, giáo viên phụ trách
công nghệ thông tin, bảo vệ, nhân viên quản lý nội trú, tổ trưởng Văn phòng, tổ
trưởng Cấp dưỡng và tổ trưởng tổ Quản lý nội trú, thủ kho (nếu có).
b. Tiến hành kiểm kê kết hợp với kiểm tra tài sản cố định.
*Mục đích: Nhằm xác nhận tài sản cố định hiện có đối chiếu với sổ kế toán có
khớp không?, mặt khác đánh giá chất lượng, số lượng tài sản (thiếu hay thừa) để phân
phối, giao cho các bộ phận, cá nhân sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, không
lãng phí, đồng thời nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn của đội ngũ
và học sinh khi được giao sử dụng tài sản, phát hiện kịp thời tài sản bị hư, hỏng, mất
do nguyên nhân nào, khách quan, hay chủ quan, để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung,
bồi hoàn lại và đánh giá ý thức trách nhiệm của người được giao quản lý, sử dụng tài
sản tốt hay dở, từ đó làm cơ sở để đánh giá, xếp loại thi đua học kỳ I, cả năm học; góp
phần sử dụng tài sản tiết kiệm, có hiệu quả.
*Thời điểm kiểm kê kiểm tra: Trong một năm học ít nhất cũng kiểm kê, kiểm tra
định kỳ được 03 lần vào thời điểm sau:
- Tháng 8, đầu năm học: Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê, kiểm tra để tổng hợp
chung các danh mục tài sản hiện có trên thực tế so với sổ sách kế toán cho thật khớp,
đánh giá hiện trạng tài sản về số lượng, chất lượng để giao cho bộ phận, cá nhân sử
dụng và quản lý hoặc lập kế hoạch mua sắm thêm nếu còn thiếu.
Kiểm kê có biên bản như sau
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
8


Thời gian: Lúc ….giờ, ngày 05 tháng 08 năm …………
Thành phần: Ghi những người trong ban kiểm kê.
Tiến hành kiểm kê kết hợp với kiểm tra toàn bộ tài sản cố định hiện có của nhà

trường như sau:
Stt

Tên tài sản

Đơn vị
Số Giá trị tài sản hiện trạng
tính
lượng

1

Bàn, ghế 4 chỗ học sinh

Bộ

75

Mới cấp năm 2011

2

Bàn ghế GV

Bộ

21

Mới cấp năm 2011


4

Ghế ngồi làm việc văn phòng

Bộ

08

Mới

5

Tủ đựng hồ sơ

Cái

17

Mới 6, cũ 11 (sử dụng
bình thường)

6

Ti vi

Cái

7

Mới 4, cũ 3 (sử dụng

BT)

7

Máy vi tính phục vụ quản lý và Cái
GV

13

Mới 2, cũ 11 (sử dụng
BT)

Máy in

Cái

8

Mới 2, cũ 6 (sử dụng
BT)

Giường tầng sắt đơn

Bộ

150

Mới

(Trên đây chỉ trích đoạn), chú ý không để sót bất cứ 01 tài sản nào, sau khi

kiểm kê xong (tài sản nào không còn sử dụng được có thể cho sửa chữa hoặc bỏ gọn
vào kho), còn lại làm biên bản giao cho bộ phận, cá nhân nhân sử dụng và quản lý;
ví dụ sau: (mẫu biên bản giao nhận)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Hôm nay, ngày 22 tháng 8 năm 2011
Tại Lớp 7a, trường phổ thông dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú- Định Quán
Bên Giao: Ban kiểm kê (đại diện) thông thường phải có Hiệu trưởng, Phó HT
phụ trách cơ sở vật chất, kế toán;
-Ông/ Bà : ………… ………………………….Chức vụ:… ……………………….
-Ông/ bà ………… ………………………….. Chức vụ: ………………………..
- Ông/ bà ……………………………………… Chức vụ………………………….
Bên nhận: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng đại diện ký, có sự chúng kiến của học
sinh cả lớp.
- Thầy/cô …………………. …………. chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp
9


-

Học sinh ………………………………. chức vụ: Lớp trưởng

Cùng tiến hành bàn giao tài sản CĐ cho lớp 7a sử dụng và quản lý như sau:
Stt

Danh mục tài sản

1

Lớp học bao gồm: tường, nền, trần
nhà, hành lang


64m2

Mới nguyên

2

Cửa sổ: gồm (cửa lớn, cửa nhỏ) có Bộ
kiếng

01

Mới nguyên

3

Bàn ghế học sinh 4 chỗ ngồi gắn Cái
liền

10

Mới nguyên

4

Bàn ghế GV

Bộ

01


Còn nguyên vẹn

5

Bảng chống loá

Cái

1

Mới nguyên

6

Quạt trần, quạt treo tường

2 Cái/ loại

4

Mới nguyên

7

Bóng điện

Cái

8


Mới nguyên

8

Tranh ảnh trang trí lớp

Bộ (9 cái)

1

Mới nguyên

Cái

02

Mới

9

Đơn vị tính Số lượng Tình trạng tài
sản

Sọt đựng rác

Yêu cầu: Tất cả học sinh của lớp có trách nhiệm giữ, bảo quản trong suốt năm
học còn đầy đủ, sạch, mới, nếu mất hoặc làm hư hỏng, dơ bẩn bất cứ 01 tài sản nào
phải bồi thường lại như lúc mới nhận.
Bên nhận ký


Bên giao ký

Tài sản Phòng ở nội trú, nhà bếp, phòng làm việc của Ban giám hiệu, kế toán, thư
viện, thiết bị, phòng máy học sinh,… đều có biên bản giao nhận như trên.
- Tháng 12, hết năm tài chính (hết học kỳ I của năm học), nhằm xác nhận số
lượng, giá trị tài sản cố định đã kiểm kê lần 1 ở tháng 8 và đã giao cho bộ phận, cá
nhân sử dụng thừa hay thiếu, hư, hỏng để qui trách nhiệm người sử dụng, có biện
pháp xử lý kịp thời; kế toán thực hiện khấu hao tài sản cố định theo qui định.
- Tháng 05 (trước khi kết thúc năm học), kiểm kê, kiểm tra để tiếp tục xác
nhận số lượng, chất lượng giá trị tài sản, đánh giá ý thức trách nhiệm của học sinh và
đội ngũ, thông báo trước hội đồng sư phạm nhà trường để làm căn cứ xếp loại thi đua
cá nhân, tập thể cuối năm học.
*Ngoài việc kiểm tra định kỳ như trên, Hàng ngày, hàng tháng ban kiểm tra tổ
chức kiểm tra tài sản cố định giao cho học sinh sử dụng như: Phòng ở nội trú, lớp học,
phòng máy vi tính, phòng bộ môn, công trình vệ sinh, công tắc điện, vòi van nước
10


tường nhà, nền nhà, … để nhắc nhở và chấn chỉnh, giáo dục kịp thời hiện tượng làm
hư, hỏng, dơ bẩn tài sản.
* Kiểm kê, kiểm tra đều có biên bản, nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng nơi sử
dụng và lưu trữ lại hồ sơ.
Ví dụ: (mẫu biên bản kiểm tra, kiểm kê tài sản)
BIÊN BẢN KIỂM TRA, KIỂM KÊ TÀI SẢN
Thời gian: Ngày 10 tháng 05 năm 2011
Nơi sử dụng: Phòng ở nội trú số 05 (học sinh nam lớp 9a)
Thành phần: ban kiểm tra, kiểm kê
Tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản đã giao cho phòng ở số 05 ,đối chiếu, đánh
giá việc bảo quản, giữ gìn tài sản của HS được giao sử dụng từ đầu năm học.

Stt

Tên tài sản

Đơn vị
Số Đủ
tính
lượng

Thiếu Tình trạng sử dụng

1

Giường tầng sắt
đơn

cái

08

X

07 gường còn mới, 01
gường HS K” Nhân bị trầy
sơn chỗ leo lên

2

Tủ nhôm kiếng


cái

01

X

Còn đẹp, bị xúc 01 bản lề
ngăn tủ số 5.

3

Bóng đèn điện Cái
tuýp

02

X

Còn sử dụng BT

4

Quạt trần

Cái

01

X


Sử dụng bT ( sạch, mới)

5

Thùng đựng rác

Cái

01

X

Bị mất nắp

6

Thau giặt đồ

Cái

02

X

Sử dụng BT

7

Xô đựng nước Cái
tắm


02

8

Cây lau nhà

Cái

01

9

Cánh cửa kính

Bộ

02 lớn, X
02 nhỏ

10

Tường, nền nhà,
hành lang

Diện tích 126 m2

01
X


Mất 01 cái
Sử dụng Bt
Còn mới, tốt như ban đầu
Tường nhà còn dơ, không
sạch, đẹp bằng lức mới
giao

Nhận xét, ý kiến của ban kiểm tra
Ưu điểm: mọi tài sản còn đủ như ban đầu, một số giường giữ gìn tốt còn mới,
đẹp;
11


Hạn chế: Còn để mất 01 xô đựng nước, tường nhà còn dơ, ngăn tủ số 05 của
K’Le sử dụng chưa nhẹ nhàng nên bị xúc bản lề.
Kết luận: *Ý thức và trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản chưa thật tốt; những
tài sản làm mất, hỏng phải bồi thường lại; yêu cầu dùng thuốc tâỷ để rửa sạch tường
bị dơ.
Đại diện Ban kiểm kê ký

Người sử dụng ký

2.3. Xây dựng qui chế quản lý và sử dụng tài sản
Vào đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng qui chế quản lý và sử dụng tài sản nhà
trường, sau đây là ví dụ.
SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG:PTDTNT LIÊN

HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
________________________

______________

Tân Phú, ngày 16 tháng 08 năm 2011

QUI CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 15 ngày 12 tháng 08 năm 2011)
Điều 1: Mục đích
1.Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản của trường Phổ thông dân tộc nội trú
đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
2. Khai thác và sử dụng đảm bảo hiệu lực, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế trong
việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước;
3. Phát huy quyền làm chủ tập thể, dân chủ công khai trong việc quản lý và sử
dụng tài sản nhà nước;
4. Nâng cao sự nhận thức cũng như qui rõ trách nhiệm của đội ngũ và học sinh
trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản được giao.
Chương I.
Những qui định chung
Điều 2: Phạm vi và đối tượng áp dụng
Qui chế này áp dụng tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân PhúĐịnh Quán đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về việc quản lý,
sử dụng tài sản của Nhà nước giao cho Trường quản lý và sử dụng. Tài sản Nhà
trường đều do Nhà nước cấp, được cấp có thẩm quyền giao cho quản lý và sử dụng,
được hình thành từ: Đầu tư xây dựng; mua sắm bằng tiền từ ngân sách Nhà nước;
được cấp; được điều chuyển bao gồm:
1. Tài sản cố định hữu hình gồm:

12


a)Đất và công trình xây dựng
b)Máy móc, thiết bị, dụng cụ, công cụ
c)Phương tiện vận tải, thiết bị mạng, thông tin liên lạc
d)Bàn ghế, dụng cụ, thiết bị văn phòng…
2.Tài sản vô hình:
Quyền sử dụng đất, Phần mềm máy vi tính, các phần mềm chuyên dụng
3.Các loại tài sản khác
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
1.Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có các quyền sau đây:
a). Được nhà trường giao sử dụng tài sản phục vụ hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ được giao;
b) Được ý kiến, đề xuất bằng văn bản với Hiệu trưởng để được bảo dưỡng, sửa
chữa tài sản hư, hỏng hoặc mua sắm (đúng mục đích, đúng thẩm quyền) tài sản còn
thiếu kịp thời.
2.Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được nhà trường giao sử dụng tài sản
có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý, giữ gìn, bảo quản tốt, không để mất hoặc cố ý làm hư, hỏng, dơ bẩn,
xấu
b) Sử dụng tài sản được giao đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
c) Hàng tuần vào chiều thứ sáu, tự vệ sinh, lau chùi tài sản bảo đảm luôn mới,
sạch, đẹp;
d) Tắt máy, thiết bị (có sử dụng điện) khi không sử dụng, tắt các thiết bị điện khi
ra về;
đ) Lập kế hoạch, báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng hoặc người phụ trách cơ sở
vật chất nếu tài sản bị hư, hỏng, mất (không rõ lý do);
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hiệu trưởng về việc quản lý, sử dụng
tài sản thuộc phạm vi quản lý;

f) Tài sản giao cho tập thể, cá nhân sử dụng làm mất, hư hỏng (do cố ý) đều phải
bồi thường lại như lúc nhận.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1.Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của nhà trường dưới
mọi hình thức;
2.Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước, qui chế của nhà trường về quản lý, sử
dụng tài sản;
13


3. Sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích, gây lãng phí;
4. Tự ý thay đổi hoặc cho mượn tài sản được giao sử dụng và quản lý;
5. Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản (cho
thuê hoặc sử dụng vào việc cá nhân);
6. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật, qui chế về quản
lý, sử dụng tài sản được giao.
Chương II
Qui định trách nhiệm cụ thể đối với bộ phận, cá nhân
được giao quản lý, sử dụng tài sản của nhà trường
Điều 5. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện, xây dựng qui chế, thành lập ban kiểm kê,
kiểm tra; kiểm tra thường xuyên; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm
quyền quản lý nhà trường, về việc quản lý, sử dụng tài sản tại trường.
Điều 6. Trách nhiệm của Phó hiệu trưởng
Hiệu phó cơ sở vật chất chịu trách nhiệm chính việc kiểm kê, kiểm tra; giao
nhận; quản lý tài sản thực tế, hồ sơ; tổng hợp kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa
tài sản do cá nhân, bộ phận lập, trình hiệu trưởng ký duyệt; công khai tài sản trước tập
thể nhà trường.
Điều 7. Trách nhiệm của kế toán
Kế toán chịu trách nhiệm chính lập sổ, theo dõi tăng, giảm, khấu hao tài sản toàn

trường; quản lý, bảo mật hồ sơ kế toán về tài sản; cùng với Hiệu phó công khai, báo
cáo việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà trường.
Điều 8. Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân được giao tài sản phục vụ
hoạt động theo nhiệm vụ phân công
1.Các cá nhân được bố trí phòng làm việc riêng chịu trách nhiệm quản lý tài sản
được giao sử dụng như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán, Văn thư, Y tế, …;
2. Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm trông coi toàn bộ tài sản nhà trường 24/24
giờ, không để xảy ra mất, hư hỏng, nếu mất, hư, hỏng (do bảo vệ) thì phải bồi
thường, hàng ngày kiểm tra điện, nước;
3.Các phòng làm việc chung như: phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, phòng máy
giáo viên, phòng quản lý nội trú, phòng đoàn thể, tất cả các thành viên phải có trách
nhiệm giữ gìn, bảo quản, giao trách nhiệm chính là Tổ trưởng;
4 Bộ phận cấp dưỡng chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản ở nhà ăn, nhà bếp;
5. Tài sản ở lớp học thì giáo viên chủ nhiệm và học sinh của lớp chịu trách nhiệm
bảo quản giữ gìn;
14


6. Tài sản ở các phòng thí nghiệm thực hành, môn Tin học, Tiếng anh, giáo viên
phụ trách phòng bộ môn, thiết bị, giáo viên dạy chịu trách nhiệm;
7. Tài sản ở nhà hội trường, nhà nội trú, công trình vệ sinh nội trú, cây cảnh, bồn
hoa, thảm cỏ do bộ phận Quản lý nội trú và bảo vệ chịu trách nhiệm;
8. Tài sản tại phòng ở của học sinh (ký túc xá), do học sinh trong phòng có trách
nhiệm gìn giữ, bảo quản dưới dự giám sát của giáo viên quản lý nội trú.
9. Công trình vệ sinh, tường nền chung khu hành chính do nhân viên phục vụ
chịu trách nhiệm.
10. Tất cả các phòng làm việc chung như: phòng bộ môn, phòng máy vi tính,
lớp học, phòng ở của học sinh, hội trường,… trước khi học sinh nghỉ hè đều được
niêm phong và trao lại chìa khoá cho bảo vệ giữ.
Điều 9. Khen thưởng và kỷ luật

1.Tập thể, cá nhân thực hiện tốt qui chế này, có trách nhiệm cao trong việc quản
lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài sản được giao, được khen thưởng
2. Tập thể, cá nhân thực hiện không tốt qui chế này, trách nhiệm kém trong việc
quản lý, sử dụng tài sản được giao bị phê bình.
HIỆU TRƯỞNG
( đã ký)

2.4 Phổ biến, quán triệt, giáo dục giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm
nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản nhà trường.
Phổ biến, quán triệt đến toàn thể đội ngũ Luật, văn bản qui phạm pháp luật của
Nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, quản lý nhà trường về quản lý và sử
dụng tài sản đang có hiệu lực thi hành (nên lựa chọn các nội dung có liên quan, phù
hợp với nhiệm vụ nhà trường) để mọi người cùng biết, cùng làm cho đúng, có hiệu
quả.
Ví dụ như: Nội dung thanh lý tài sản nhà nước, cần phổ biến kỹ Điều 22 (qui
định các trường hợp thanh lý tài sản) của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số
09/2008/ QH12, ngày 03/06/ 2008; Điều 20,21,22,23,24,27,28,29, 30,31của Nghị
định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ qui định về phương thức,
trình tự thủ tục bán thanh lý tài sản nhà nước; các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban
nhân dân Tỉnh, Sở tài chính ….
Thường xuyên công khai, minh bạch đến đội ngũ việc mua sắm tài sản mới, sửa
chữa tài sản hư hỏng; thời gian sử dụng, tỷ lệ tính hao mòn đối với từng loại tài sản
trước khi giao cho bộ phận, cá nhân sử dụng và quản lý.
15


Ví dụ: Tháng 09 năm 2011, giao cho Văn thư sử dụng và quản lý máy
photocoppy, trước khi giao phải công khai, thông báo trước hội đồng sư phạm: Máy
mới, giá tiền (…..), thời gian sử dụng theo qui định 8 năm, tỷ lệ tính hao mòn 12,5%,
thời gian tính hao mòn vào tháng 12 của năm sau, như vậy để cho Văn thư có trách

nhiệm giữ gìn, bảo quản, đồng thời mọi người trong trường cùng biết, giám sát bảo
đảm tính dân chủ, trách nhiệm hơn.
Tích cực giáo dục thường xuyên về nhận thức, ý thức để nâng cao sự hiểu biết,
nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ và học sinh “của bền ở người, tất cả mọi người hãy
coi tài sản của nhà trường như tài sản của gia đình mình, của bản thân mình, hãy sử
dụng nhẹ nhàng, lau chùi, che đậy hàng ngày”; khẩu hiệu, “Sử dụng, bảo quản tốt tài
sản là tiết kiệm tiền cho chính bản thân mình”, hạn chế mua sắm, sửa chữa tài sản
hàng năm góp phần vào việc thu nhập tăng thêm ở cuối năm; đặc biệt đối với học sinh
tăng cường giáo dục, kiên trì giáo dục, hình thức giáo dục linh hoạt, phong phú,đa
dạng, nhằm tác động mạnh vào tiềm thức, tâm trí các em “mưa dầm thấm lâu” để hình
thành kỹ năng, thói quen tự giác, tự chủ bảo quản và giữ gìn tốt tài sản giao cho sử
dụng.
*Các biện pháp hình thức giáo dục như sau:
+Hiệu trưởng giáo dục 01 tháng 01 lần bằng nội dung khác nhau ở các tiết chào
cờ. Ví dụ “Con người sống cần có 02 mặt vật chất và tinh thần, vật chất là: nhà ở, lớp
học, bàn ghế, gường, tủ, điện, cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ, máy móc, thiết bị, …đó là
tài sản vô cùng quí giá phục vụ cho chúng ta học tập, sinh hoạt được ấm no, đầy đủ,
tạo sự văn minh, giàu sang hơn, vì vậy các em phải biết giữ gìn, bảo vệ nó, yêu quí nó
như bảo vệ con ngươi trong mắt mình, hàng ngày các em quét, dọn, lau chùi, không
vẽ, viết bậy lên tường, bàn ghế, không tự đập phá để tài sản luôn (mới, sạch, đẹp), sử
dụng nhẹ nhàng đó là thể hiện nét đẹp văn hoá của người học sinh trong nhà trường.
+Giáo viên chủ nhiệm giáo dục hàng tuần vào tiết sinh hoạt tập thể lớp mỗi tuần
có nội dung khác nhau.
Ví dụ: Vào tuần đầu của năm học, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực
hiện, giáo dục học sinh của lớp bằng hình thức trắc nghiệm như sau:
*Phiếu kiểm tra nhận thức của học sinh
về việc quản và sử dụng tài sản như sau:
- Họ và tên …………………………………
- Lớp…………………………………….
*Hãy chọn và khoanh tròn 01 câu trong các câu sau:

a. Được học tập ở 01 trường còn thiếu phòng, thiếu máy để học môn tin học,
Tiếng anh;
b Được học tập ở 01 trường phòng, lớp , bàn ghế đã cũ;
16


c Được học tập ở 01 trường có đầy đủ máy móc, thiết bị, được xây mới khang
trang.
* Các hành vi nào sau đây em cho là đúng, là sai, nếu đúng đánh chữ (Đ)
vào cột đúng, nếu sai đánh chữ (S) vào cột sai
STT

Hành vi

Đúng

1

Một số bạn nam, thường lấy bút xoá, bút chì và
bi, phấn, vẽ, viết bậy lên tường nhà, bàn ghế

2

Bạn A, thách đố, xúi bạn B đập hộp kính phòng
cháy chữa cháy

3

Bạn B, không làm theo, mà còn nói lại bạn A,
bạn xúi dại tôi, tôi không làm đâu, đập phá là tài sản

là hành vi không đẹp

4

Các bạn nam thường chơi bóng đá trong phòng,
lớp, các bạn nữ ăn và nhả bã kẹo cao su bừa bãi

5

Lớp 9b, ra một qui định, bạn nào đứng, ngồi lên
bàn học, GV, lấy phấn ném nhau sẽ bị phạt và hạ
một bậc hạnh kiểm trong tháng đó

6

Có một số bạn đi , dẫm lên thảm hoa, bẻ cành,
tuốt lá cây cảnh

Sai

*Là học sinh, em cần làm những gì để góp phần làm cho tài sản của trường
luôn đẹp, luôn mới; (đọc kỹ và khoanh tròn câu đúng nhất);
a. Sử dụng các vật dụng, dụng cụ được giao một cách cẩn thận, nhẹ nhàng
b. Thường xuyên lau chùi, quét dọn sạch sẽ; bảo quản, giữ gìn chu đáo, chặt chẽ
c. Thực hiện 06 không: Không đập phá; không vứt bỏ bừa bãi, lãng phí; không
vẽ, viết lên tường, nền, bàn, ghế, giường; không đùa giỡn, đứng, ngồi lên bàn và chơi
bóng ở trong phòng, lớp học; không được lấy cắp bất cứ một tài sản nào; không dẫm
lên thảm có, thảm hoa và tuốt, bẻ cành lá cây.
d. Tích cực phê phán, không đồng tình với những bạn ý thức kém, cố ý làm hư
hỏng, làm xấu, bẩn mọi tài sản ở trường

đ. Không được bao che, dung túng cho những bạn có hành vi, biểu hiện kém
như: lấy cắp, đập phá, làm bẩn, làm xấu, làm hư mọi tài sản của trường.
e. Tất cả ( a,b,c,d,đ,) đều đúng.
+Giáo viên bộ môn giáo dục tích hợp vào các môn học, mỗi giáo viên dành thời
lượng 03 phút/ 01 tiết, lựa chọn nội dung phù hợp để khuyên răn, nhắc nhở các em có
ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản nhà nước, nhà trường mà các em đang được hưởng
thụ.
17


+Đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, một tháng 01 lần tập trung toàn bộ học
sinh hoặc riêng học sinh nam về nhà đa năng để sinh hoạt, quán triệt thông qua hình
ảnh chụp được như: toàn cảnh nhà trường lúc cũ và lúc mới, hoặc những bức hình về
cái tủ, cái thau bị các em đập méo, bẹp dúm lại hoặc cái bàn, ghế bị các em vẽ viết
làm dơ bẩn, … cho học sinh nam tự phê bình mình, phê bình lẫn nhau bằng cách ghi
lên bảng những hành vi chưa tốt về việc bảo quản và giữ gìn tài sản ở mọi lúc, mọi
nơi, khuyên răn, giáo dục các em: “chúng ta được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu ái
rất nhiều về vật chất và tinh thần, mỗi học sinh chúng ta phải biết ơn sâu sắc, giữ gìn
và bảo quản tốt tài sản trong nhà trường cũng là thể hiện sự biết ơn đó”
+ Phối hợp Giáo dục bằng kỷ luật tích cực:
Ban kiểm kê, kiểm tra xây dựng qui định về hình thức xử phạt thống nhất với
giáo viên chủ nhiệm, với ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm
học.
*Những qui định như sau:
-Mọi hành vi làm dơ bẩn, hư hỏng, mất tài sản đều phải bồi thường (đây là khẩu
hiệu được dán ở những vị trí cần thiết trong trường)
- Qui định bồi thường như sau:
Nếu cá nhân hay nhóm, hoặc tập thể làm hỏng, mất thì phải bỏ tiền mua sắm lại
tài sản được giao như ban đầu (theo giá mua tại thị trường); Ví dụ: 01 học sinh A tự
đập bể 01 tấm cửa kiếng trị giá 220.000đ, thì phải bỏ tiền mặt 220,000đ để mua mới

lắp lại hoặc phòng ở số 5 có 08 HS nam làm hư, hỏng tủ đựng đồ, nhà trường thuê
người sửa chữa hết 350.000 đồng chia đều số tiền cho mỗi em để trả cho thợ sửa;
hoặc phòng máy vi tính dành cho 08 lớp học môn tin học, trước khi vào học giáo viên
cho học sinh tự kiểm tra, lớp nào làm hư, hỏng thì cả lớp phải bồi thường lại.
Ví dụ: Lớp 6a, tiếp nhận phòng máy của lớp 9b để học tiết 3 và 4, giáo viên chỉ
đạo học sinh kiểm tra toàn bộ, phát hiện tại máy số 05 bị hư con chuột và có dùng bút
bi vẽ lên mặt bàn vi tính, cùng ghi nhận và ký vào biên bản (mẫu sẵn nhà trường
giao), báo cáo cho hiệu phó cơ sở vật chất, giáo viên dạy lớp 9b và lớp 9b phải bồi
thường lại con chuột và lau chùi mặt bàn lại, cứ như thế vận dụng cho các lớp khác.
- Để tránh thắc mắc hoặc không được sự đồng thuận, đồng tình của học sinh
cũng như phụ huynh, qui định trên được phổ biến, quán triệt đến phụ huynh (buổi đại
hội phụ huynh) đến học sinh từ đầu năm học; mọi tài sản hư, hỏng mất đều có biên
bản cho các em ký nhận vào, chuyển giáo viên chủ nhiệm thông báo trước lớp vào tiết
sinh hoạt tập thể hàng tuần, mời cha mẹ đem tiền lên bồi hoàn lại; Hiệu trưởng thông
báo trước toàn trường tiết chào cờ sáng thứ hai (ví dụ, tuần lễ học thứ 09, học sinh
K’Cương lớp 9a, vô ý đã làm bể 01 tấm kiếng ở cửa lớp, bố mẹ đã đem tiền bồi
thường lại số tiền là 220.000đồng), qui trình thực hiện chặt chẽ, chu đáo.

18


* Tóm lại giáo dục tư tưởng, nhận thức, ý thức cho học sinh về cách sử dụng,
bảo quản, giữ gìn tài sản là rất cần thiết, giáo dục phải liên tục, thường xuyên, với
hình thức, nội dung thiết thực, (mưa dầm, thấm lâu), ắt sẽ có hiệu quả.
2.5 Phát động phong trào thi đua về việc bảo quản và sử dụng tài sản
Việc bảo quản và sử dụng tài sản nhà trường là một trong những nội dung đưa
vào thi đua, được phát động từ đầu năm học và là một trong những nội dung, tiêu chí
để đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, cuối năm học.
Đối với học sinh phát động phong trào thi đua đến từng lớp, phòng ở, cá nhân và
tập thể học sinh nào bảo quản, giữ gìn tài sản được giao luôn đẹp, mới, đầy đủ sẽ

được khen thưởng ở học kỳ I và cuối năm học. Ngược lại học sinh nào, tập thể nào để
làm hư, hỏng, mất, ý thức kém trong vấn đề này không những bị phê bình trước tập
thể nhà trường vào tiết chào cờ, trước lớp vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần mà còn bị
trừ điểm thi đua của Phòng, lớp trong tuần đó, còn bị hạ hạnh kiểm cuối năm học.
Ví dụ: Cứ thứ hai hàng tuần vào tiết chào cờ, Tổng phụ trách đội nhận xét, đánh
giá, xếp loại thi đua lớp, phòng ở nội trú, các nội dung, tiêu chuẩn, điều kiện đủ để
xếp loại Tốt, Khá, Trung bình nhưng do có học sinh của lớp hoặc phòng ở nội trú làm
hư, hỏng, phá tài sản trong tuần thì lớp, phòng đó bị hạ xuống 01 bậc. Cuối học kỳ,
cuối năm học, hội đồng xét duyệt kết quả học sinh, học sinh nào cố ý phá, làm hư
hỏng bị hạ 01 bậc hạnh kiểm.
Ban kiểm tra, kiểm kê là trọng tài, là minh chứng để ban thi đua xét, đánh giá,
xếp loại (khen thưởng) cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt nội dung bảo quản và sử
dụng tài sản nhà trường giao. (ví dụ chọn 01 lớp, 02 phòng ở nội trú của học sinh bảo
quản, giữ gìn các tài sản giao cho từ đầu năm học còn đầy đủ, mới, sạch, đẹp nhất, sử
dụng đồ dùng tiết kiệm sẽ khen thưởng bằng hiện vật vào dịp tổng kết năm học).
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trên đây là những nội dung, biện pháp về quản lý và sử dụng tài sản cố định
hiện có trong nhà trường, đó cũng là một sáng kiến mới đã áp dụng tại đơn vị trong
năm học 2011- 2012 thật sự có hiệu quả; so sánh, đối chiếu với 05 năm trước khi chưa
thực hiện chuyên đề này, cụ thể như sau:
05 năm trước khi chưa thực hiện

Sau khi vận dụng vào năm học 2011-2012

Công tác quản lý tổ chức thực hiện
về quản lý và sử dụng tài sản tại trường
chưa chặt chẽ, chưa khoa học, (tài sản
để lộn xộn, kiểm soát chưa kỹ). Hiểu
biết về cơ sở lý luận cho công tác quản
lý tài sản còn hạn chế.


Tổ chức thực hiện có khoa học, chặt chẽ hơn
từ việc quản lý tài sản trên sổ sách, trong
thực tế, đến việc phân loại, đánh giá, khấu
hao tài sản đúng qui định; cán bộ, giáo viên,
nhân viên được giao trách nhiệm có hiểu
biết về Luật, các văn bản Luật liên quan đến
tài sản và thực hiện đúng hơn, tốt hơn.

Nhận thức của đội ngũ còn hạn chế, có

Nhận thức và tư tưởng của đội ngũ được
19


tư tưởng “cha chung không ai khóc”,
chưa có ý thức, trách nhiệm cao trong
việc sử dụng và quản lý tài sản được
giao như: không lau chùi, che đậy, tắt
các thiết bị điện khi ra về, đôi khi tài
sản chưa hư thấy cũ đã đề nghị mua
sắm lại.

cải thiện rõ, cá nhân và tập thể có trách
nhiệm cao (đặc biệt Cán bộ phụ trách cơ sở
vật chất, kế toán các tổ trưởng, tổ phó,
GVCN), biết rõ nhiệm vụ và trách nhiệm
của mình, từ đó tích cực giáo dục HS, đồng
hành bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm,
có hiệu quả tài sản được giao.


Việc công khai, minh bạch về tài sản
trong đội ngũ còn hạn chế, chỉ chung
chung, có người không biết trường có
những tài sản gì nên không phát huy
dân chủ của cán bộ, giáo viên, nhân
viên.

Mọi tài sản mua sắm, xây dựng mới, sửa
chữa, thanh lý đều được công khai thường
xuyên, phát huy được tính dân chủ, đồng
thuận hơn trong công tác này

Về phía học sinh: Nhận thức và ý thức
bảo quản, giữ gìn tài sản kém (nhất là
học sinh nam) như: vẽ, viết, bôi nhọ
dùng com pa khắc, vạch lên nhiều bàn
ghế, tường nhà, giường ngủ làm dơ và
xấu mất mĩ quan; tệ hơn nếu tức giận ai
đó hoặc bị thách đố là sẵn sàng đập bể
cửa kiếng lớp học, ở phòng, đập bể
thau, xô, ca, gầu dùng để tắm giặt
(tháng nào cũng có), đá, đấm, đạp cho
méo, móp, bẹp, hỏng những vật dụng
tủ sắt ở phòng nội trú (dày tới 7rem),
bàn ghế ở nhà ăn, thậm chí lấy cắp: cây
sắt làm cột mùng, cái kẻng, sách vở…
đem ra ngoài bán.

Nhờ những biện báp quản lý chặt chẽ, tích

cực kiểm tra, kiểm kê, đặc biệt tăng cường
giáo dục nhận thức, ý thức, đã tác động xoá
nhoè tư tưởng trong học sinh “không phải
tiền của mình bỏ ra, do nhà nước lo hết”,
việc nhận thức và ý thức bảo quản, giữ gìn
tài sản đã chuyển biến rõ rệt, những yếu
kém của học sinh ở cột bên đã hạn chế rất
nhiều;có hành vi đã chấm dứt như vẽ lên
gường, tường, nền nhà; không đập phá tủ,
thành công nhất là bàn ghế ở nhà ăn để ở
ngoài không có cửa, không khoá, mà không
bị mất, (chỉ còn hành vi tức giận nhau “giận
cá chém thớt” rồi đá thau, xô đựng nước
nhưng không phổ biến).

Số cửa kiếng bị bể trung bình 9 cái, có Kết thúc năm học chỉ bể có 04 cái
năm học lên tới 12 cái
Kinh phí dành cho sửa chữa, mua sắm Số kinh phí sửa chữa chỉ bằng 1/3, sử dụng
lại nhiều hơn, sử dụng tài sản còn lãng tiết kiệm (điện, mua sắm lại) đúng mục đích,
phí, chưa tiết kiệm được nhiều.
có hiệu qủa cao hơn
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Không có biện pháp nào là vạn năng, sáng kiến kinh nghiệm “Quản lý, sử dụng
tài sản nhà trường”, có thể còn hạn chế nhất định, song đó là hoàn toàn mới đã vận
dụng tại đơn vị không những đem lại hiệu quả cao về công tác quản lý, sử dụng tài
sản tại trường mà còn góp phần không ít vào việc tiết kiệm kinh phí cho nhà trường,
20


Nhà nước. Theo tôi, sáng kiến này có thể áp dụng ở phạm vi rộng, các biện pháp trên

rất thực tiễn, dễ thực hiện.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Từ điển tiếng việt thông dụng nhà xuất bản giáo dục chủ biên (Nguyễn Như Ý)
-Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/ QH12, ngày 03/06/ 2008
của Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Quyết định số 32/2008/ QĐ-BTC ngày 29-05-2008 của Bộ Tài chính về việc
ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Hạnh

21


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường PT DTNT liên huyện
Tân Phú - Định Quán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tân Phú, ngày 12 tháng 5 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011-2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm:

“QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ TRƯỜNG”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh.
Đơn vị: Trường PT Dân tộc Nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán

Tổ : Văn phòng
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác: 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai tại đơn vị
có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 

Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

22



×