Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm ESG stimulant và selvie WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––

TRƢƠNG NGỌC PHƢỢNG

SO SÁNH ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM EGG STIMULANT VÀ SELVIE - WD ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƢỢNG TRỨNG CỦA GÀ THƢƠNG PHẨM ISA SHAVER
NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––

TRƢƠNG NGỌC PHƢỢNG

SO SÁNH ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
CHẾ PHẨM EGG STIMULANT VÀ SELVIE - WD ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƢỢNG TRỨNG CỦA GÀ THƢƠNG PHẨM ISA SHAVER
NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Thị Hải
2. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

THÁI NGUYÊN – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ

Trƣơng Ngọc Phƣợng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn
Thị Hải và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ - Giảng viên Khoa Chăn nuôi
thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Các cô đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng tập
thể các cán bộ, công nhân viên của Trại giống gia cầm Vân Mỵ (thuộc xã Quyết
Thắng – TP Thái Nguyên) những người đã chỉ bảo, cung cấp những kiến thức
quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình
và toàn thể bạn bè đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi để tôi yên tâm hoàn thành
nhiệm vụ.
Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ

Trƣơng Ngọc Phƣợng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii

Mục lục .......................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ................................. 3
1.1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm ................................................ 3
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm .......................... 6
1.1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm ....................................... 9
1.1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức sinh sản của gia cầm ....................... 13
1.2. Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu ......................................................... 17
1.2.1. Một số hiểu biết về chế phẩm Selvie - WD .......................................... 17
1.2.2. Một số hiểu biết về chế phẩm Egg Stimulant ....................................... 24
1.2.3 Vài nét về nguồn gốc gà thí nghiệm ...................................................... 30
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................... 32
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 32
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 34
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iv


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................ 36
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 37
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 37
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 37
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 39
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 43
3.1. Kết quả phân tích thức ăn thí nghiệm ...................................................... 43
3.2. Kết quả nghiên cứu về việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant và
Selvie - WD cho gà đẻ thương phẩm Isa Shaver ............................................ 44
3.2.1.

............................ 44
..................................... 45

3.2.2.1. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm ................................................................. 45
3.2.2.2. Năng suất trứng của gà thí nghiệm .................................................... 48
3.2.3. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm ........................................................ 50
tr ng ........................................................ 51
3.2.5. Kết quả phân tích thành phần hoá học trứng của gà thí nghiệm .......... 54
h c ăn ............................................ 66
3.2.7. Tiêu tốn protein cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm .......................... 69
3.2.8. Tiêu tốn năng lượng cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm .................. 71
3.2.9. Sơ bộ hạch toán kinh tế ......................................................................... 73


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

v

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 74
4.1. Kết luận .................................................................................................... 74
4.2 Tồn tại ....................................................................................................... 74
4.3. Đề nghị ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Số hóa bởi trung tâm học liệu

BQ:

Bình quân

CS:

Cộng sự


ĐC:

Đối chứng

HU:

Chỉ số Haugh

NLTĐ:

Năng lượng trao đổi

TĂ:

Thức ăn

TN:

Thí nghiệm

Vit:

Vitamin

VCK:

Vật chất khô

/>


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của chế phẩm sinh học Egg Stimulant .......... 24
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn và thành tích của gà Isa Shaver Brown ........................... 31
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 37
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn ăn của gà đẻ trứng thương phẩm lông màu từ 30 - 40
tuần tuổi .......................................................................................... 38
Bảng 3.1. Giá trị thức ăn trong thí nghiệm ..................................................... 43
..................... 44
.............................................. 46
........ 48
Bảng 3.5. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm .................................................. 50
ng tr

.......................... 52

Bảng 3.7. Thành phần hóa học trứng của gà thí nghiệm ................................ 55
Bảng 3.8. Tỷ lệ lòng đỏ và protein lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm ......... 59
Bảng 3.9. Hàm lượng caroten và độ đậm màu lòng đỏ ở các giai đoạn
thí nghiệm ....................................................................................... 62
Bảng 3.10. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 10 trứng của gà thí nghiệm .............. 66
Bảng 3.11. Tiêu tốn protein/ 10 trứng của gà thí nghiệm ............................... 70
Bảng 3.12. Tiêu tốn năng lượng/ 10 trứng của gà thí nghiệm ............................. 71
Bảng 3.13. Sơ bộ hạch toán kinh tế ................................................................ 73

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ....................... 47
Hình 3.2. Biểu đồ nă
các tuần tuổi .................................................................................... 49
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm ........................ 60
Hình 3.4a. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm ......... 61
Hình 3.4b. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm ......... 62
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng caroten lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm ........... 63
Hình 3.6. Biểu đồ độ đậm của màu lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm .... 65
Hình 3.7. Độ đậm màu lòng đỏ trứng ở các lô thí nghiệm ............................. 65
Hình 3.8. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng ............................................. 67
Hình 3.9. Biểu đồ chi phí thức ăn cho 10 trứng .............................................. 69
Hình 3.10. Biểu đồ tiêu tốn protein cho 10 trứng ........................................... 71
Hình 3.11. Biểu đồ tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 10 trứng ....................... 72

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta chiếm vị trí rất quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho con người. Hiện nay, việc tiếp cận, áp dụng những thành
tựu khoa học tiên tiến vào chăn nuôi đã và đang tạo ra một lượng thực phẩm
lớn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt, trứng của người dân. Trong

chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
(Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg) dự kiến đến năm 2015 nước ta sẽ sản xuất
được khoảng 11 tỷ quả trứng và 700 ngàn tấn thịt gia cầm; đến năm 2020 là
14 tỷ quả trứng và trên 1 triệu tấn thịt.
Bên cạnh việc phấn đấu để đảm bảo cung cấp đủ số lượng trứng, người
tiêu dùng nước ta còn có yêu cầu rất cao về chất lượng trứng, nhất là màu sắc
của lòng đỏ, sản phẩm trứng phải có màu thật tươi, thơm ngon thậm chí người
tiêu dùng chấp nhận mua trứng này với giá cao. Chính vì thế, trên thị trường
các loại trứng gà Ri, gà Ai Cập tuy có khối lượng nhỏ hơn trứng gà công
nghiệp nhưng giá bán lại đắt gấp đôi mà vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Để màu sắc lòng đỏ có độ Roche cao, nhiều hãng đã đưa vào thức ăn cho gà
đẻ các chất tạo màu nhân tạo mà không kiểm soát được chất lượng của chúng
và trong nhiều trường hợp, chính các chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức
khoẻ người tiêu dùng.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, cần áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật mới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và
sản xuất các loại chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng vi lượng cho vật nuôi.
Các loại chế phẩm này có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng,
tăng khả năng sản xuất của gia cầm, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, ổn
định hệ vi sinh vật có lợi, đồng thời ức chế sinh trưởng, phát triển của một số
loại vi sinh vật có hại cho gia cầm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2

Egg Stimulant và Selvie - WD là những chế phẩm như vậy. Với việc bổ
sung chế phẩm vào khẩu phần ăn, nước uống của gà, Egg Stimulant và Selvie
- WD giúp giảm tỷ lệ chết, tăng sức đề kháng, kéo dài chu kỳ đẻ của gà, tăng

sản lượng trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng, cải thiện tỷ lệ ấp nở và
cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có kết quả nghiên cứu tổng thể nào về mức độ ảnh hưởng của các chế phẩm
trên đến năng suất và chất lượng trứng gà. Chính vì vậy để có cơ sở khoa học
đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm này trong lĩnh vực chăn nuôi gà sinh
sản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“So sánh ảnh hưởng của việc bổ
sung chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD đến năng suất và chất lượng
trứng của gà thương phẩm Isa Shaver nuôi tại Thành phố Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm Egg Stimulant và Selvie WD đến năng suất, chất lượng trứng của gà thương phẩm Isa Shaver.
- Đưa ra khuyến cáo đối với người chăn nuôi và người tiêu dùng khi sử
dụng chế phẩm.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp những số liệu khoa học về hiệu quả của chế phẩm Egg
Stimulant và Selvie - WD khi bổ sung vào khẩu phần của gà Isa Shaver nuôi
tại Thái Nguyên.
Kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị để phục vụ cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định hiệu quả của việc bổ sung
chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD cho gà Isa Shaver thương phẩm.
Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng chế phẩm
Egg Stimulant và Selvie - WD có hiệu quả trong sản xuất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
1.1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm
* Cơ quan sinh dục cái của gia cầm
Gồm một buồng và ống dẫn trứng. Buồng trứng có chức năng tạo lòng
đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng,
màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại
trong ống dẫn trứng từ 20 – 24 giờ.
+ Buồng trứng:
Buồng trứng nằm ở phía trái xoang bụng, thấp hơn thận trái, kích thước
và hình dạng buồng trứng khác nhau tuỳ theo tuổi gia cầm. Gà con 10 ngày
tuổi buồng trứng có hình phiến mỏng, kích thước từ 1 – 2mm, khối lượng
0,03g đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi, khối lượng 2,66g, đến
thời kỳ đẻ trứng thì buồng trứng giống như chùm nho với khối lượng 55g, ở
thời kỳ gà nghỉ đẻ thay lông thì khối lượng buồng trứng giảm xuống 5g. Theo
Nguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phía
phải và trái của gà mái đều có buồng trứng phát triển nhưng sau khi nở thì
buồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái.
Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 giai đoạn:
Thời kỳ tăng sinh của các tế bào trứng bắt đầu xảy ra ngay trong thời kỳ
phát triển phôi thai và kết thúc ở giai đoạn gà con nở ra.
Thời kỳ sinh trưởng gồm có:
Thời kỳ sinh trưởng nhỏ: Từ khi gia cầm nở ra đến khi thành thục về
sinh dục.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


4

Thời kỳ sinh trưởng lớn: Chỉ từ 4 – 13 ngày, đây là thời kỳ tích luỹ lớn
nhất 90% - 95% khối lượng trứng được tích luỹ trong giai đoạn này. Vào thời
kỳ đẻ đường kính của tế bào trứng 35 - 45mm
Số lượng tế bào trứng ở gà mái có thể đến hàng triệu. Frege. H.A. (1978)
xác định số lượng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900-3600 nhưng chỉ có một số
lượng hạn chế trứng chín và rụng (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, 2002 [27]).
Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng
tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trở
thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi
là follicun. Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoài
follicun giống như một cái túi. Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần
làm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như chùm nho. Sau thời kỳ
đẻ trứng, buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quả
trứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ống
dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quá
trình đi ra của tế bào trứng chín. Từ buồng trứng, bình thường sự rụng trứng
chỉ xảy ra một lần trong một ngày, có những trường hợp đặc biệt có thể hai
hoặc ba tế bào cùng rụng một lúc, trường hợp quả trứng của ngày hôm trước
đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụng
trứng. Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như: điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm.
Song điều chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thân
kinh và thể dịch, (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11]).
+ Ống dẫn trứng: Là một ống dài có nhiều khúc cuộn, tại đây xảy ra quá
trình thụ tinh và hình thành trứng của gia cầm. Tuỳ thuộc vào hình dạng và
chức năng của ống dẫn trứng mà người ta chia thành các loại khác nhau. Kích
thước và hình dạng ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và các hoạt động của

cơ quan sinh dục. Trước khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng dài ra, khối
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

5

lượng tăng lên rất nhiều và nó chia thành từng phần khác nhau: Ở gà không đẻ
trứng (trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 1-18cm. Ở gà đẻ trứng (lúc
trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 55-68cm. Ở thời kỳ thay lông chiều
dài ống dẫn trứng chỉ còn khoảng 7cm.
Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý ống dẫn trứng chia thành 5
phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
- Loa kèn: Bề mặt niêm mạc của loa kèn thì không có ống tuyến chỉ phần
cổ phễu có ống tuyến tiết ra một phần lòng trắng đặc và hình thành dây chằng
lòng đỏ. Tại đây trứng được thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng chỉ dừng ở đây
từ 15-20 phút.
- Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng. Ở thời kỳ gia
cầm đẻ với tỷ lệ cao, chúng có thể dài tới 20 - 30cm, niêm mạc phần này có nhiều
tuyến hình ống giống như cổ phễu để tiết ra lòng trắng đặc hình thành dây chằng
lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ.
- Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nên
tấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau tại đầu lớn của vỏ trứng
hình thành nên buồng khí. Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màng
này đi vào lòng trắng. Trứng dừng ở đây 60 – 70 phút.
- Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạo
thành tử cung dài 8 – 12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng,
chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong lòng trắng làm cho tăng khối
lượng lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hình

thành nên vỏ cứng, quá trình hình thành của vỏ diễn ra chập chạp. Trứng
dừng lại ở đây khá lâu từ 18-20 giờ.
- Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra
ngoài cơ thể. Giữa âm đạo và tử cung có một van cơ dài 17-20cm, niêm mạc
nhăn nhưng không có các tuyến hình ống. Tại chính mép biểu mô của âm đạo
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

6

tiết ra một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ. Trứng đi
qua phần âm đạo rất nhanh.
* Những trường hợp trứng dị hình:
- Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vào
loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được vì vậy vẫn có quá trình tạo
trứng và hình thành trứng nhỏ.
- Trứng 2 lòng đỏ: Do 2 trứng cùng rụng một thời điểm hoặc cách nhau
không quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to.
- Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quả
trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trên
gặp tế bào trứng mới rụng, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên ngoài
được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
Ngoài ra còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D, do
co bóp của ống dẫn trứng…
1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ
bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm.
Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng
sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà

hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự
nhân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, nó quyết định
tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con người chú
trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan
đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng
đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản
là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác
giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản
cũng khác nhau rõ rệt.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

7

Để đánh giá khả năng sản xuất trứng của gia cầm người ta thường
dùng các chỉ tiêu sau:
* Tuổi đẻ đầu
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả
trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm
tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi
dưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan
đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống
có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những
gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được
chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu
sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình

nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi
thành thục sinh dục muộn.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm
mái đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản
xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự
phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
* Tỷ lệ đẻ
Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của tỷ lệ
đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

8

dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ
thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở
những tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng trên năm
của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng
đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ.
* Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có
liên quan tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường
độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong

chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi
ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở
các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau.
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về
cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.
* Khối lượng trứng
Là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đàn
hay một giống gia cầm. Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao. Do đó người
ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống. Trong chọn lọc cần chú
ý tới chỉ số trung bình chung. Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ
thể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản. Đồng thời khối lượng
trứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sức
sống của gà con. Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

9

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11] trong cùng một độ tuổi thì khối
lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị
năng lượng giảm dần. Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi nở
thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu. Khối lượng trứng của
các loại giống khác nhau thì khác nhau.
1.1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
* Đặc điểm hình thái:
- Hình dạng quả trứng: là một đặc trưng của từng cá thể, vì vậy nó được
quy định di truyền rõ rệt. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng là

một chỉ số ổn định 1: 0,75. Hình dạng của quá trứng tương đối ổn định, sự
biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung, hình dạng quả
trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
- Vỏ trứng: vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra
màu sắc bên ngoài quả trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai và
từng loại gia cầm khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam, thị hiếu người tiêu dùng
ưu thích màu trứng gà Ri: màu trắng, hồng nhạt. Nói chung đây là thói quen
của người dân thích các màu sáng với ý niệm một màu sạch và sự quen dùng
trứng gà Ri là loại trứng gà nội có chất lượng cao, thơm ngon. Độ dày của vỏ
trứng có ảnh hướng tới việc bảo quản trứng, sự phát triển của phôi. Thời gian,
độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố dày của vỏ trứng.
Do đó, độ dày vỏ là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng quan trọng. Nó
chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Ở mỗi loại gia cầm
khác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau, môi
trường khác nhau vỏ trứng cũng có độ dày khác nhau. Trong thực tế ta có thể
thấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần thức ăn của gia cầm thiếu can xi.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] thì chất lượng vỏ trứng
không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như can xi (70 % can xi cần cho
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

10

hình thành vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), phốt pho, vitamin D3, vitamin
K, các nguyên tố vi lượng… Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ,
khi nhiệt độ tăng từ 20 – 300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6 – 10 %, dẫn đến
trứng không có vỏ hoặc bị biến dạng.
- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm của
ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp nước

và chất khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở
giai đoạn phôi. Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và
đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao. Awang (1987) cho
biết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86)
khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48) (dẫn theo Trần Huê
Viên, 2000 [40]).
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lòng trắng, Orlov. M.V
(1974) cho rằng: chỉ số lòng trắng ở mùa đông cao hơn mùa xuân và mùa hè.
Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ
tuổi sinh sản. Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất
lượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu Protein cần thiết và vitamin
nhóm B.
Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta quan tâm đến chỉ số lòng
trắng. Nó được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng
đường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng trứng. Chỉ số lòng trắng
chịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng. Kết quả nghiên cứu trên
gà lương Phượng của nhóm tác giả Trần Công Xuân và cs, (2002) [41] cho
biết chỉ số lòng trắng của trứng gà Lương Phượng đạt 0,09 ở cả hai dòng M1
và M2; Chỉ số lòng trắng của gà Lương Phượng tại 38 tuần tuổi là 0,12 – 0,13
(Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [5]); của con lai Lương Phượng x Ri là 0,09 –
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

11

0,11 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6]); của gà Isa Brown là 0,09 – 0,11
(Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs, 2011 [3]).
- Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 – 40mm và
được bao bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi nhưng sự đàn hồi này giảm

theo thời gian bảo quản, ở giữa có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinh
dưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển. Lòng đỏ có độ
đậm đặc cao nằm ở giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng là
những sợi Protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi.
Lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi.
Thông qua nguồn năng lượng dư cho phôi mà người ta có thể đánh giá
được chất lượng lòng đỏ. Chất lượng lòng đỏ được đánh giá dựa trên chỉ số
lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ được tính bằng tỷ lệ số giữa chiều cao lòng đỏ so với
đường kính của nó.
Lòng đỏ bao gồm: nước, protein, lipit, các axit amin không thay thế, các
loại vitamin…Chỉ số lòng đỏ của con lai Ri Lương Phượng và Lương Phượng
Ri từ 0,39 - 0,44 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6]).
Màu lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố màu và Caroten có trong thức ăn. Màu
lòng đỏ ổn định suốt trong thời gian đẻ trứng, nó thay đổi khi khẩu phần ăn
của gà mái thay đổi trước vài tuần. Hàm lượng sắc tố và caroten trong thức ăn
tăng lên thì hàm lượng sắc tố trong trứng cũng tăng lên. Màu của sắc tố
caroten chính là độ dài bước sóng của nó, độ dài bước sóng của caroten dùng
để tạo màu lòng đỏ trứng rơi vào khoảng 400 - 600mm, trong phổ màu từ
vàng đến đỏ mà mắt người có thể nhìn thấy được. Sự hình thành màu trong
lòng đỏ trứng gia cầm diễn ra theo hai pha, pha bão hòa và pha màu.
Ở pha bão hòa có sự tích lũy caroten vàng để tạo nền vàng. Một khi nền
vàng đã được thiết lập thì khi thêm caroten đỏ sẽ làm màu biến đổi sang đỏ-da
cam trong pha màu. Đáp ứng màu theo liều lượng caroten đỏ bổ sung vào thì
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

12

mạnh hơn là caroten vàng. Do vậy, để tạo màu lòng đỏ trứng có hiệu quả về

chi phí cần kết hợp cả hai loại caroten vàng và đỏ. Màu lòng đỏ tuy không
biểu hiện giá trị dinh dưỡng của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn.
* Chỉ số Haugh (HU)
Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng
và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao,
trứng đạt chất lượng tốt. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: thời gian
bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ, sự thay lông, giống, dòng.
* Hình dạng và chất lượng trứng
Hình dạng trứng: được quyết định bởi phần sau của ống dẫn trứng.
Nó mang đặc điểm của từng cá thể, do nguyên nhân di truyền ở một mức
độ rõ rệt. Trứng gia cầm có hình ô van, dễ phân biệt được đầu tù và đầu nhọn,
đường cong từ đầu tù đến đầu nhọn phải đều, không bị sần sùi. Hình dạng
trứng không biến đổi theo mùa song quả trứng đầu của chu kỳ đẻ thường dài
và nhỏ hơn những quả trứng sau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [13]
hình dạng trứng không phụ thuộc vào khối lượng gà mái mà phụ thuộc vào
đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng, ống dẫn trứng càng dài,
càng to thì trứng đẻ ra càng to. Hình dạng trứng là căn cứ để đánh giá chất
lượng trứng.
Trứng của mỗi loài gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng. Nguyễn Mạnh
Hùng và cs, (1994) [13] cho biết khoảng biến thiên của chỉ số hình thái trứng gà
là 1,34 - 1,36. Chỉ số hình dạng của trứng gà lai Ri Lương Phượng và Lương
Phượng Ri từ 1,33 –1,38; của gà Lương Phượng dòng M1 và M2 là 1,34 - 1,35
(Trần Công Xuân và cs, 2002 [41]). Chỉ số này ở gà Leghom là 1,38, gà
Goldline là 1,32 - 1,36 (dẫn theo Trương Thúy Hường, 2005 [15]). Những quả

trứng có chỉ số hình dạng cao, tỷ lệ lòng trắng loãng ít hơn, chỉ số lòng đỏ và
đơn vị Haugh cao hơn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


13

Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận
chuyển bảo quản mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Ngô Giản Luyện (1994)
[18] cho biết chỉ số hình dạng ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp.
Những quả trứng quá tròn hay quá dài đều có tỷ lệ ấp nở thấp. Vì vậy chỉ số
hình dạng là căn cứ để đánh giá chất lượng bên trong của trứng.
* Độ dày vỏ trứng
Độ dày vỏ trứng ảnh hưởng đến độ bền của trứng và có ý nghĩa trong
việc vận chuyển, quá trình trao đổi chất, là nguồn cung cấp can xi cho phôi.
Một số nghiên cứu cho rằng độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di
truyền. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ chuồng cao, tuổi
gà già, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém và tác nhân stress khác đều
làm giảm độ dày và sức bền vỏ trứng.
* Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so với
số trứng có phôi. Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con, tỷ lệ
nở của trứng không những chứng minh cho đặc tính di truyền về sinh lực của
giống mà còn là một xác minh về sự liên quan đến tỷ lệ nở với cấu tạo của
trứng. Nguyễn Quý Khiêm và cs, (1999) [17] cho rằng: Khối lượng trứng, sự
cân đối giữa các thành phần cấu tạo và cấu trúc vỏ trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ
ấp nở. Những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ đều có khả năng nở kém hơn
những quả trứng có kích thước trung bình. Khi khối lượng trứng từ 45 – 64g
thì khả năng nở là 87 %, khối lượng trứng nhỏ hơn 45g thì khả năng nở giảm
xuống còn 80 % còn trứng có khối lượng vượt 64g thì khả năng nở là 71 %.
1.1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức sinh sản của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng
bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

14

- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể
giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 – 270 trứng/năm. Sản lượng trứng,
những dòng chọn lọc kỹ thường đạt cao hơn những dòng chưa được chọn lọc
kỹ khoảng 15 – 30 %
- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sức đẻ trứng của nó. Như một
quy luật ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm
15-20 % so với năm thứ nhất.
- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là
đặc điểm di truyền cá thể. Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên tương quan
thuận với sản lượng trứng cả năm. Người ta cho rằng ít nhất cũng hai gen chính
tham gia vào yếu tố này: một gen là E (gen liên kết với giới tính) và gen e, còn
cặp thứ hai là Ee. Gen trội E chịu trách nhiệm về tính thành thục sinh dục. Tuổi
thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm là đặc điểm di
truyền cá thể. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ
quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi thành thục sinh dục là
thời điểm tại đó gà đẻ đạt tỷ lệ 5 %. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ ấp nở, khối lượng và chất
lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng... Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất,
quyết định đến tuổi thành thục sớm hay muộn là vấn đề hạn chế thức ăn
trong giai đoạn nuôi hậu bị. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn đều có
ảnh hưởng không tốt tới sức sản xuất trứng của gia cầm. Gà đẻ sớm làm
tăng số lượng trứng nhỏ, giảm số lượng trứng giống, giảm số lượng gà
con/mái, tăng chi phí thức ăn/10 quả trứng giống...
- Thời gian nghỉ đẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời
gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí

kéo dài 1 - 2 tháng. Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông, nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

15

đông nên thời gian này gà nghỉ đẻ. Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông
đầu tiên là vào thời điểm quan trọng để đánh giá gà đẻ tốt hay xấu. Những
đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 - 7 và quá trình
thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những đàn gà đẻ kém. Ngược
lại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn
gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình thành
xong bộ lông mới. Có con gà đẻ ngay trong thời kỳ thay lông.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: Chu kỳ đẻ trứng sinh học
liên quan đến thời vụ nở của gia cầm non. Tuỳ thuộc vào thời gian nở mà sự
bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian
khác nhau trong năm. Thường ở gà, chu kỳ đẻ trứng kéo dài 1 năm; ở gà tây,
vịt, ngỗng chu kỳ này ngắn hơn và theo mùa. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có
mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền
đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ
đẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt.
- Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng: Đây là phản xạ không điều
kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp bóng
giúp gia cầm duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp rất khác nhau giữa các giống
và các dòng. Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn
các dòng nặng cân, gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năng
đòi ấp. Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là một
phản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản. Song với thành công trong lĩnh

vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao sản lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn
và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu
tố ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

×