Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tổng quan về hệ điều hành chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.62 MB, 39 trang )

Môn Học
HỆ ĐIỀU HÀNH

Bộ môn Khoa Học Máy Tính
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Tài Liệu Tham Khảo
• A.Tanenbaum Design and Implementation
operating system.
• A. Tanenbaum Advanced Concepts to Operating
Systems.
• Microsoft Press Inside to WINDOWS 2000.
• Nguyên lý hệ điều hành:
– TS.Hà Quang Thụy
– NXB Khoa học kỹ thuật
• Hệ điều hành: Tác giả: Ths.Nguyễn Thanh Tùng


Nội Dung Chương Trình
• Chương 1: Tổng quan về hệ điều hành.
• Chương 2: Quản lý tiến trình.
• Chương 3: Quản lý bộ nhớ.
• Chương 4: Quản lý tập tin và đĩa
• Chướng 5: Quản lý xuất nhập.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH




Giới thiệu về HĐH

• Phần cứng:
–Chương trình vi điều khiển – điều khiển trực
tiếp các thiết bị
–Thiết bị điện tử
• Phần mềm:
–Chương trình hệ thống: quản lý hoạt động của
máy tính
–Chương trình ứng dụng: giải quyết các bài toán
của người dùng.


Khái niệm Hệ điều hành
• Hệ điều hành là một chương trình hay một hệ
chương trình:
– Hoạt động giữa người sử dụng và phần cứng của
máy tính.
– Chuẩn hóa giao diện người dùng đối với các hệ
thống phần cứng khác nhau.
• Sử dụng hiệu quả tài nguyên phần cứng.
• Khai thác tối đa hiệu suất của phần cứng.

• Hệ điều hành được coi như là hệ thống quản
lý tài nguyên.
• Hệ điều hành được coi như là phần mở rộng
của hệ thống máy tính điện tử.



Lịch sử phát triển của hệ điều hành
Lịch sử phát triển của HĐH luôn gắn liền với
sự phát triển của máy tính điện tử
• Thế hệ thứ nhất (1945-1955)
– Howard Aiken (Havard) và John von Neumann
(Princeton)
• Xây dựng máy tính dùng bóng chân không
• Kích thước lớn
• Với hơn 10000 bóng chân không

– Ngôn ngữ lập trình và Hệ điều hành chưa được
biết đến
– Đầu những năm 50->phiếu đục lỗ thay cho bảng
điều khiển


Lịch sử phát triển của hệ điều hành
• Thế hệ thứ 2 (1955-1965)

- Sự ra đời của thiết bị bán dẫn.
- Lập trình FORTRAN và hợp ngữ.
- Hệ thống xử lý theo lô

• Thế hệ thứ 3 (1965-1980)
- Mạch tích hợp (IC).

- Hệ điều hành chia sẻ thời gian.
• Thế hệ thứ 4 (1980-nay)


- Máy tính cá nhân (PC-Personal Computer).
- Hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán


Các khái niệm cơ bản





Tiến trình.
Shell.
Tài nguyên hệ thống.
Lời gọi hệ thống.


Tiến trình
• Tiến trình: Là một bộ phận của chương trình
đang thực hiện.
- Tiến trình hệ điều hành.
- Tiến trình chương trình.
- Hoạt động song song.

• Tiến trình khác với chương trình:
- Chương trình là tập tin thụ động.
- Tiến trình là trạng thái động của chương trình.

• Tiểu trình: Là các luồng xử lý của tiến trình cùng
chia sẻ không gian bộ nhớ.



Bộ xử lý shell

• Là một tiến trình đặc biệt, có nhiệm vụ nhận lệnh,
phân tích lệnh và phát sinh tiến trình mới để thực
hiện lệnh.
• Trong hệ điều hành đơn nhiệm, khi tiến trình đáp
ứng yêu cầu hoạt động thì Shell sẽ chuyển sang
trạng thái chờ đến khi tiến trình đó kết thúc, sau đó
mới trở lại trạng thái sẵn sàng nhận lệnh mới.
• Trong hệ điều hành đa nhiệm, sau khi phát sinh tiến
trình đáp ứng yêu cầu và đưa nó vào trạng thái hoạt
động thì Shell sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng
nhận lệnh mới, nhờ vậy Shell có khả năng khởi tạo
nhiều tiến trình đáp ứng yêu cầu để nó hoạt động
song song với nhau.


Tài nguyên hệ thống
• Là những tồn tại về mặt vật lý tại một thời điểm
nhất định hoặc tại mọi thời điểm, và nó có khả
năng tác động đến hiệu suất của hệ thống.
- Tài nguyên không gian: Là các không gian lưu
trữ của hệ thống như đĩa, bộ nhớ chính.
- Tài nguyên thời gian: Là thời gian thực hiện
lệnh của processor và thời gian truy xuất dữ
liệu trên bộ nhớ.


Bộ nhớ

• Đặc trưng cơ bản của bộ nhớ là thời gian truy
cập trực tiếp, thời gian truy cập tuần tự, và dung
lượng nhớ.
• Phân biệt 2 khái niệm bộ nhớ và truy cập tới bộ
nhớ:
- Bộ nhớ chỉ vùng vật lý chứa dữ liệu.
- Truy cập bộ nhớ là quá trình tìm đến dữ liệu
trên bộ nhớ.


Processor (Bộ xử lý)
• Là tài nguyên quan trọng nhất của hệ thống,
nó được truy cập ở mức câu lệnh và chỉ có
nó mới làm cho câu lệnh thực hiện.
• Trong thực tế khi xem xét về processor
người ta chỉ chú ý đến thời gian xử lý của
processor.


Tài nguyên ảo
• Là loại tài nguyên cung cấp cho chương
trình người sử dụng dưới dạng đã được
biến đổi, nó chỉ xuất hiện khi hệ thống cần
tới nó hoặc khi hệ thống tạo ra nó và nó sẽ
tự động mất đi khi hệ thống kết thúc hay
chính xác hơn là khi tiến trình gắn với nó
đã kết thúc.
• Đĩa ảo trong môi trường MS_DOS.



Lời gọi hệ thống
• Để tạo môi trường giao tiếp giữa chương
trình của người sử dụng và hệ điều hành, hệ
điều hành đưa ra các lời gọi hệ thống.
• Chương trình của người sử dụng dùng các
lời gọi hệ thống để liên lạc với hệ điều hành
và yêu cầu các dịch vụ từ hệ điều hành.
• Phải phân biệt sự khác nhau giữa Shell và
System Call.


Phân loại hệ điều hành
• Dựa vào cách mà hệ điều hành thực hiện các
công việc, các tác vụ, các tiến trình của người
sử dụng để phân loại hệ điều hành.
• Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản.
• Hệ điều hành xử lý theo lô đa chương.
• Hệ điều hành chia sẻ thời gian.
• Hệ điều hành đa vi xử lý.
• Hệ điều hành xử lý thời gian thực.
• Hệ điều hành mạng.


Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản
• Thực hiện các tác vụ lần lượt theo những chỉ thị đã
được xác định trước.
• Khi một tác vụ chấm dứt thì hệ thống sẽ tự động thực
hiện tác vụ tiếp theo mà không cần sự can thiệp từ bên
ngoài.
• Hệ điều hành phải có bộ phận giám sát thường trực

thường trú trong bộ nhớ chính.
• Với cách tổ chức hàng đợi tác vụ, hệ thống không thể
thay đổi chương trình và dữ liệu của các tác vụ ngay
cả khi chúng còn nằm trong hàng đợi.
• Nếu tác vụ chuyển sang truy xuất trên thiết bị vào/ra thì
processor rơi vào trạng thái chờ gây lãng phí thời gian
xử lý processor.


Hệ điều hành xử lý theo lô đa chương
• Có khả năng thực hiện nhiều tác vụ, nhiều chương
trình đồng thời
• Hệ điều hành sẽ nạp một phần code và data của
các tác vụ vào bộ nhớ (các phần còn lại sẽ được
nạp sau tại thời điểm thích hợp).
• Sau đó hệ điều hành bắt đầu thực hiện một tác vụ.
• Tác vụ đang thực hiện cần truy xuất thiết bị vào/ra
thì processor sẽ được chuyển sang thực hiện các
tác vụ khác.


Hệ điều hành xử lý theo lô đa chương
• Ưu điểm:
- Tiết kiệm bộ nhớ.
- Hạn chế thời gian rỗi của CPU.
• Nhược điểm:
- Chi phí cao cho công việc lập lịch.
- Chia sẻ bộ nhớ chính cho các tác vụ.



Hệ điều hành chia sẻ thời gian
• Chia sẻ thời gian xử lý CPU cho các tác vụ là chia
sẻ thời gian xử lý của processor cho các tác vụ, các
tiến trình đang ở trong trạng thái sẵn sàng thực hiện.
• Việc chuyển processor từ tác vụ khác không phụ
thuộc vào việc tác vụ hiện tại có truy xuất đến thiết
bị vào/ra hay không mà chỉ phụ thuộc vào sự điều
phối processor của hệ điều hành.
• Trong hệ điều hành này thời gian chuyển đổi
processor giữa các tác vụ là rất nhỏ nên ta có cảm
giác các tác vụ thực hiện song song với nhau.
• Còn gọi là hệ điều hành đa nhiệm.


Hệ điều hành xử lý thời gian thực
• Trong hệ điều hành này các tác vụ cầu thực
hiện không được đưa vào hàng đợi mà
được xử lý tức thời và trả lại ngay kết quả
hoặc thông báo lỗi cho người sử dụng có
yêu cầu.
• Hệ điều hành này hoạt động đòi hỏi sự phối
hợp cao giữa phần mềm và phần cứng.


Các thành phần của hệ điều hành









Thành phần quản lý tiến trình.
Thành phần quản lý bộ nhớ chính.
Thành phần quản lý xuất/nhập.
Thành phần quản lý bộ nhớ phụ.
Thành phần quản lý tập tin.
Thành phần thông dịch.
Thành phần bảo vệ hệ thống.


Thành phần quản lý tiến trình
• Bộ phận quản lý tiến trình của hệ điều hành
phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tạo lập, hủy bỏ tiến trình.
- Tạm dừng, tái kích hoạt tiến trình.
- Tạo cơ chế thông tin liên lạc giữa các tiến trình.
- Tạo cơ chế đồng bộ hóa giữa các tiến trình.


Thành phần quản lý bộ nhớ
• Bộ phận quản lý bộ nhớ chính của hệ điều
hành thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Cấp phát, thu hồi vùng nhớ.
- Ghi nhận trạng thái bộ nhớ chính.
- Bảo vệ bộ nhớ.
- Quyết định tiến trình nào được nạp vào bộ nhớ.



×