Phần một
Mở đầu
Đặt vấn đề:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giảng dạy
đối với học sinh Trung học cơ sở, môn Sinh học là môn học rất mới
mẻ, việc trang bị kiến thức có đào sâu suy nghĩ rèn luyện năng lực tư
duy, phát huy trí lực học sinh là một điều vô cùng quan trọng, nó là
cơ sở vững chắc để các em học tập Sinh học được tốt hơn.
Trong quá trình giải toán di truyền không có phương pháp nào là
tối ưu. Do đó người dạy phải thường xuyên trang bị thêm cho các em
một số kiến thức mở rộng trên nền kiến thức cơ bản đã học, biết vận
dụng chúng thành thạo trong việc giải toán di truyền.
Trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở kiến thức phần di
truyền rất trừu tượng nên cần được đặc biệt quan tâm, vì nó được sử
dụng rất nhiều trong chương trình học cao hơn. Xuất phát từ cơ sở lý
luận và thực tiễn, bằng kinh nghiệm thức tế trong quá trình giảng dạy
để giúp các em giải thành thạo các bài toán di truyền tôi có một kinh
nghiệm nhỏ: "Hướng dẫn học sinh giải toán di truyền theo từng
dạng". Nhằm giúp các em nắm vững các phương pháp giải bài toán
di truyền. Qua đó phát huy trí lực của học sinh góp phần nâng cao
chất lượng dạy học.
1
Phần hai
Nội dung
1. Cơ sở khoa học.
Trong những năm học trước giáo viên giảng dạy thường đơn
thuần theo kiến thức sách giáo khoa, không khắc sâu mở rộng để học
sinh giải thành thạo một số dạng toán. Trong quá trình giải toán di
truyền các phương pháp rất đa dạng và phong phú. Song tuỳ từng
dạng bài mà ta áp dụng phương pháp khác nhau. Vì vậy tôi hướng
dẫn học sinh giải bài toán di truyền theo từng dạng.
2. Nội dung cụ thể.
A. Cơ sở lý thuyết.
Phương pháp giải bài toán di truyền gồm 3 bước:
* Bước 1: Nhận thức bài toán:
- Đọc kỹ đầu bài để hiểu dữ kiện bài toán.
- Tìm ra mối quan hệ giữa các dữ kiện với yêu cầu bài
toán.
- Phải xác định rõ kiến thức có liên quan giữa cái đã biết
và cái chưa
biết.
* Bước 2: Lập kế hoạch giải bài toán.
- Cần xác định từng khâu, từng phần cần phải làm gì.
- Muốn lập kế hoạch giải bài toán cần phải bám sát các dữ
kiện mà
bài toán đã cho với yêu cầu bài toán.
* Bước 3: Kiểm tra kết quả:
2
- Sau khi đã tìm được kết quả cần kiểm tra lại.
- Bước kiểm tra cần đánh giá kết quả đúng hay sai.
Lưu ý: ở một số loại bài toán không nhất thiết phải kiểm tra kết
quả.
B. Các dạng bài toán và các bài tập áp dụng.
Loại toán xác định cấu trúc của vật chất di truyền về ADN:
* Dạng 1: Viết trình tự các Nuclêôtit trên từng mạch đơn ADN.
Bài tập 1: Một đoạn phân tử ADN có trình tự các Nuclêôtit trên
mạch đơn thứ nhất là:
-A-G-G-T-X-G-A-Ta. Viết trình tự các Nuclêôtit trên mạch đơn thứ 2 của đoạn ADN.
b. Xác định trình tự các Nuclêôtit trên mạch đơn thứ 2 dựa trên
nguyên tắc nào ?.
Giải:
a. Viết trình tự các Nuclêôtit trên mạch 2.
-A - G - G - T - X -G - A -T-T- X - X- A - G -X - T - Ab. Dựa vào nguyên tắc bổ sung gữa các Nuclêôtit đối diện nhau
trên 2 mạch đơn: A - T, G - X.
Dạng 2: Tìm số lượng và thành phần các loại Nuclêôtit trong
phân tử ADN.
Bài tập 2: Một phân tử ADN có tỷ lệ % Nuclêôtit loại T = 20%
tổng số Nuclêôtit của ADN.
3
a. Tính tỷ lệ % của mỗi loại Nuclêôtit còn lại.
b. Nếu số lượng Nuclêôtit loại X bằng 300.000 thì hãy tính số
lượng mỗi loại Nuclêôtit còn lại.
Giải:
a. Tỷ lệ % mỗi loại Nuclêôtit còn lại:
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
% A = % T = 20% N
100% - 2. 20%
%G =%X=
= 30% N
2
b. Số lượng Nuclêôtit mỗi loại.
Ta có:
X = 300.000 = 30% tổng số Nuclêôtit của ADN
(N)
⇒ tổng số Nuclêôtit của ADN là:
300.000 x 100
N =
= 1.000.000 N
30
Vậy số Nuclêôtit mỗi loại của ADN là:
A = T = 20% x 1.000.000 = 200.000.
G = X = 300.000
Dạng 3: Tìm tổng số Nuclêôtit chiều dài và khối lượng của phân
tử ADN.
Bài tập 3:
4
Một đoạn ADN có A = 240 = 10% tổng số Nuclêôtit của đoạn
ADN.
a. Tìm tổng số Nuclêôtit của đoạn ADN.
b. Tính chiều dài của đoạn ADN.
c. Đoạn ADN trên có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu ?.
Giải:
a. Tổng số Nuclêôtit của đoạn ADN:
Ta có: A = 240 = 10% N
⇒ tổng số Nuclêôtit của ADN là:
240 x 10
N =
= 2.400 N
10
b. Chiều dài của đoạn ADN: (lADN)
Ta có:
N
x 3,4 A0
lADN =
2
2.400
x 3,4 A0
=
= 4.080 A0.
2
c. Khối lượng phân tử của đoạn ADN (MADN).
5
Ta có MADN = N x 300 đv C
= 2.400 x 300 đv C
= 720.000 đv C
Dạng 4: Tìm số lần gen tự nhân đôi, số gen con được tạo ra và
số Nuclêôtit môi trường cung cấp.
Bài tập 4: Một đoạn ADN có T = 800, X = 700. Khi đoạn
ADN đó tự nhân đôi 3 lần thì hãy xác định:
a. Số đoạn ADN con được tạo ra.
b. Số Nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình
nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
Giải:
a. Số đoạn ADN con được tạo ra:
Theo giả thuyết đoạn ADN đã cho tự nhân đôi 3 lần.
Ta có: số đoạn ADN con được tạo ra là:
2n = 23 = 8
b. Số Nuclêôtit mõi loại môi trường cung cấp:
- Số Nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN ban đầu:
A = T = 800
G = X = 700
- Số Nuclêôtit mỗi loại môi trường phải cung cấp cho đoạn
ADN ban
đầu tự nhân đôi 3 lần là:
Amt = Tmt = AADN (2n - 1 ) = 800 (23 - 1) =
5.600
6
Gmt = Xmt = GADN (2n - 1 ) = 700 (23 - 1) = 4.900
3. Bài học rút ra từ thực tế.
Để giúp học sinh có năng lực, có tri thức giáo viên cần trang
bị cho học sinh kiến thức cơ bản một cách vững vàng. Trong sáng
kiến này cần trang bị cho học sinh nắm vững phương pháp giải toán
di truyền trong chương trình sách giáo khoa, đồng thời nắm vững các
phương pháp mở rộng.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
Từ sự lúng túng của học sinh khi giải toán di truyền. Sau khi áp
dụng chuyên đề này học sinh đã giải thành thạo bài toán di truyền các
em tự tin hơn trong học tập và say sưa với môn Sinh học nhiều hơn.
Qua đó đã phát triển tính tìm tòi sáng tạo, sự tư duy lô gíc trong quá
trình làm bài tập.
Kết quả: Số học sinh khá, giỏi tăng từ 40 % lên 50%. Số học sinh
yếu, kém giảm từ 15% xuống 5%. Số học sinh trung bình đạt 45%
Phần ba
Kết luận
Việc nâng cao chất lượng giảng dạy là một yêu cầu cấp thiết ở
các trường phổ thông. Đặc biệt trong giảng dạy môn Sinh học ở
7
trường THCS. Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản đào sâu
và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho các em là rất cần thiết. Qua
thức tế giảng dạy khi giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng tốt
phương pháp này thì các em sẽ học tốt hơn. Kết quả cho thấy các em
giải bài tập di truyền sáng tạo và tự tin hơn. Từ đó chất lượng tăng lên
rõ rệt. Do trình độ có hạn người thực hiện chuyên đề chỉ đề cập đến
một phạm vi hẹp, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong các đồng chí,
đồng nghiệp góp ý trao đổi để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tuân Đạo, ngày 27 tháng 3 năm
2014
Người thực
hiện
Bùi Thị Hào
8