Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Chế biến lâm sản, Bộ môn Công nghệ xẻ
mộc, Trường Đại học Lâm nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài khóa luận tốt
nghiệp:
“Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trong
thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm”.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Trần Văn
Chứ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình em thực hiện khóa
luận.
Nhân dịp này, em cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH
nội thất Hà Anh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa
luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức song do trình độ và thời gian có hạn nên đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn tốt
nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, tháng 5 năm2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng

ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Từ thời thượng cổ, con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự
nhiên đối với nơi cư trú của mình, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ
đích. Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn
công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con
người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần


sông ngòi, nguồn nước, để tránh mưa to gió lớn, người ta dần dần đã biết cách
chọn vùng đất hướng về mặt trời, khuất gió…
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới nói chung và sự tiến bộ
của các ngành khoa học nói riêng xu thế đi lên của toàn xã hội với những nhu
cầu về ăn, ở, sinh hoạt, giải trí… của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Con người không chỉ coi ngôi nhà là nơi ở đơn thuần nữa. Ngôi nhà bây giờ
phải đẹp, tiện nghi, sang trọng thể hiện được gu thẩm mỹ, đẳng cấp của chủ
nhà và cao hơn nữa phải hòa hợp với phong thủy.
Mọi người đều hiểu rằng, Phong Thuỷ là một trong năm nhân tố quyết
định sự thành bại của một con người: “Nhất phúc, nhì phận, tam phong thủy,
tứ đức, ngũ giáo” (thứ nhất là vận may, thứ hai là phận số, thứ ba là phong
thủy, thứ tư là đức hạnh, thứ năm là học vấn). Nếu Phong Thuỷ tốt sẽ giúp
giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may
mắn khi vào vận tốt. Phong thủy vô cùng cần thiết cho cuộc sống, sự nghiệp
và sức khoẻ của con người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về Phong Thuỷ.
Khi họ nhờ những người có kinh nghiệm về Phong Thủy xem giúp thì họ lại
không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế, bài trí nội thất sao cho hợp lý về sử
dụng. Vì nhiều khi bố trí theo đúng Phong Thuỷ thì lại hầu như rất vô lý về
dây chuyền công năng.
Bởi vậy ngành trang trí nội, ngoại thất càng thể hiện một vai trò không
thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Nhằm mục đích tạo một
không gian lý tưởng, thân thiện và có lợi cho sức khỏe của con người.
Nếu con người sống và làm việc, lao động và nghỉ ngơi trong những
không gian lý tưởng, nội thất hoàn hảo cả về công năng vật chất cũng như
2


công năng tinh thần con người dễ dàng tìm thấy sự tích cực trong công việc và
thoải mái khi nghỉ ngơi. Điều ấy sẽ dẫn đến những thành quả cao hơn trong
lao động góp phần tạo nên những nếp sống văn minh hơn, hiện đại hơn.

Do đó, đòi hỏi nhà thiết kế phải có tri thức chuyên sâu về thiết kế trang
trí nội ngoại thất, nắm vững lý luận thiết kế, có năng lực vận dụng tổng hợp
tri thức này: thị trường, tâm lý, ergonomics, vật liệu, kết cấu, công nghệ, mỹ
học, tập quán, văn hóa… Ngoài ra, còn cần phải yêu cuộc sống, trải nghiệm
cuộc sống, nhiệt tình tham gia vào công tác thiết kế, trang trí nội ngoại thất
đồng thời cần có một nền tảng kiến thức cơ bản về phong thuỷ nhằm cơ bản
hạn chế những sai sót về bố cục mặt bằng, tránh phạm vào các điều cấm kị,
không tốt trong bố cục nhà theo phong thuỷ.
Mục tiêu của thuật phong thủy là tối ưu hóa mối quan hệ giữa một
không gian sống với chủ nhân của nó, do vậy việc áp dụng phong thủy như
thế nào phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của mỗi người.
Các ứng dụng của phong thủy rất phong phú, từ việc chọn một hướng
nhà phù hợp với tuổi tác, cơ địa của một người, đến việc chọn một mảnh đất
không có mạch nước ngầm để đảm bảo độ vững chắc cho các công trình, hay
thậm chí chỉ là sắp xếp lại các đồ vật trong ngôi nhà một cách hợp lý.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của khoa Chế Biến
Lâm Sản em thực hiện khóa luận có tiêu đề:
“Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trong
thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm”.
Đề tài khoá luận đã hoàn thành với những kết quả được trình bày trong
bản khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có những cố gắng, nhưng do kiến
thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng
bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Chúng ta luôn cần được thoải mái trong ngôi nhà của mình nhưng đôi

khi môi trường bên ngoài lại đem đến cảm giác hoàn toàn trái ngược. Có thể
đó là quang cảnh bên ngoài cửa sổ hoặc là tiếng ầm ĩ của xe cộ qua lại ngoài
phố. Những điều đó chúng ta không khó để nhận ra, nhưng cùng với nhiều
điều tương tự khác, phải cần một khoảng thời gian dài chúng ta mới nhận ra
tác động xấu của chúng đối với tâm lý và tinh thần của mình. Sức khỏe thể
chất của chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân khó thấy khác.
Phong thủy có thể nhận diện những ảnh hưởng hay tác nhân có hại đó và
giúp chúng ta những biện pháp phòng ngừa.
Có một số điều ta nên cân nhắc khi chọn một khu vực sinh sống, thậm
chí trước cả khi ta nghĩ đến việc chọn một ngôi nhà. Môi trường sống có
những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta, hoạt động của con
người không ngừng quảng đại và môi trường không ngừng bị tác động có thể
tạo nên sự mất cân bằng. Phong thủy là một môn khoa học xác định sự phù
hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.
Mục tiêu của thuật phong thủy là tối ưu hóa mối quan hệ giữa một không gian
sống với chủ nhân của nó, do vậy việc áp dụng phong thủy như thế nào phụ
thuộc vào các yếu tố chủ quan của mỗi người.
Phong thuỷ là nghệ thuật bài trí mọi vật bao gồm từ việc chọn hướng
cho toà nhà cho đến trang trí nội thất và ảnh hưởng của dòng khí đến một địa
điểm. Phong thuỷ giúp cho con người sử dụng các lực tự nhiên của trái đất và
cân bằng âm dương để có được sinh khí, qua đó mang lại sức khoẻ và sinh
lực. Thông thường phong thuỷ tốt đạt đến được nhờ vào sự kết hợp giữa nhận
thức chung và khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí đồ đạc và
sử dụng hiệu quả các công trình xây dựng. Ðiều kiện sống tối ưu góp phần
nâng cao sức khoẻ, từ đó thường mang đến thành công và sung túc.

4


Quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong những năm vừa qua phát triển
với cấp độ rất nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu xây dựng phát triển
hạ tầng kỹ thuật và đô thị ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
của nền kinh tế và xã hội của đô thị. Nhiều khu Đô thị mới mọc lên đáp ứng
được những nhu cầu ăn, ở, đi lại, sinh hoạt, vui chơi giải trí của con người.
Biệt thự phố là loại hình nhà ở mới xuất hiện theo nhu cầu phát triển
của đô thị. Biệt thự phố giúp cho bộ mặt đô thị thoát khỏi cảm giác chật chội
của những căn nhà chia lô san sát mà không chiếm quá nhiều diện tích như
những căn biệt thự vườn.
Biệt thự khác với các loại nhà ở khác ở tính chất tự nhiên của nó, những
người sống trong biệt thự sẽ có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Cũng
chính vì vậy mà khi xây dựng hay thiết kế và bố trí đồ dùng cho biệt thự
người ta rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến phong thủy cho biệt
thự.
"Muốn mình được nhà đẹp, hướng tốt chuyện đó không do mình quyết
định được" chưa hoàn toàn đúng.
Bởi thực tế đã có rất nhiều người chọn mua nhà hoặc mua đất dựa vào
hướng. Như vậy, chuyện một ngôi nhà hướng tốt hoàn toàn có thể quyết định
được. Còn nếu không có điều kiện để mua được ngôi nhà hợp với hướng của
mình thì chúng ta có thể dùng nghệ thuật bố trí đồ để ngôi nhà đó vẫn luôn tốt
với gia đình của mình.
Bình thường, trong một ngôi nhà, chúng ta có biết nên để ti vi, tủ lạnh,
chậu cây, tranh ảnh ... ở đâu không? Chúng ta có thể biết phòng của mình, của
ông bà, của con cái,.... nên sơn màu gì? Hướng giường của chính ta, và của
con cái kê hướng nào? Có bao giờ ta tự đặt câu hỏi là tại sao con đường sự
nghiệp của ta cứ mãi dậm chân tại chỗ không? Có bao giờ ta tự đặt câu hỏi là
tại sao vợ của ta luôn gặp vấn đề về sức khỏe không? Và có bao giờ ta tự đặt

câu hỏi là tại sao con cái lại không học tập tốt không?
Đó chính là câu hỏi mà chỉ có phong thủy mới có thể lý giải được.
5


Vì vậy, trong đề tài này em mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và đưa ra
những đánh giá một cách sơ lược về việc ứng dụng một số thuật phong thủy
trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự ở Linh Đàm.
Để thấy được hiệu quả của việc ứng dụng thuật phong thủy vào trong
thiết kế và bố trí đồ dùng tại biệt thự nhà ở, đồng thời thấy được vai trò của
phong thủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng cho các không gian nội thất.
Tìm ra mối quan hệ giữa phong thủy và thiết kế đó là việc xác định
những tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến
trúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí,
yêu cầu trong kiến trúc hiện đại.
Khẳng định Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp
với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.
1.2.

Bối cảnh nghiên cứu của đề tài và ý nghĩa
Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay phong thủy được đông đảo

nhiều người đón nhận như một môn khoa học tâm linh vô cùng bí ẩn mà để
giải mã chúng không hề đơn giản. Nghiên cứu về phong thủy đã trở thành một
lĩnh vực “ nhạy cảm ”, rộng lớn, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Một
thực tế là hiện nay vào bất cứ một nhà sách nào chúng ta cũng có thể tìm thấy
hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoại
thất theo phong thủy… điều đó chứng tỏ hai vấn đề: thứ nhất, phong thủy
được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng. Thứ hai, xã hội thật sự có
nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật phong thủy. ( Nguyễn Văn Vịnh )

Triết lý phong thủy thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằng
khung cảnh sống xung quanh tác động đến họ và thấy rằng cần phải làm điều
gì đó để cải thiện cuộc sống của họ. Theo quan điểm của giáo sư Hàn Quốc
Ellen thì: Phong thủy là một môn khoa học môi trường chỉ cho con người
cách sống hòa hợp với tự nhiên.
Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị
trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm nhà và văn
6


phòng cũng như cách thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đối với mỗi chúng ta theo
chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Thuật phong thủy không những giúp ta
biết vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc
và kiểu dáng để hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống.
Phạm vi nghiên cứu của phong thủy gồm nội thất và ngoại thất. Phong
thủy trong ngoại thất chủ yếu là kiến trúc theo phong thủy. Giáo sư hàn quốc
Ellen cho rằng: Phong thủy ngoại thất không chỉ là địa điểm mang lại cho
công trình kiến trúc sự cát tường, một vỏ bọc bảo vệ mà còn tạo nên hệ thống
cảnh quan có giá trị. Phong thủy ngoại thất bao gồm rất nhiều kiến thức về địa
chất, phân tích mạch nước, lịch pháp về khí tượng. Do đó phong thủy được
xem là một môn mang tính tổng hợp về khoa học kiến trúc môi trường.
Tương giao về phong thủy ngoại thất thì phong thủy nội thất mang
nhiều yếu tố dân tộc hơn, phong thủy trong nội thất thường vì nhu cầu sống
thiết thực của người dân nên thường gặp hơn, đặc biệt là những vấn đề liên
quan đến nhà ở theo phong thủy, nó phản ánh nhu cầu sống tốt đẹp mà con
người theo đuổi.
Trong phong thủy có rất nhiều cách nói trở thành phong tục tập quán,
nếp sống của nhiều gia đình. Ví dụ người dân Đài loan thích trong nhà để một
cây trúc phú quý với ngụ ý sẽ nhận được “trúc bảo bình an”, mỗi đốt của cây
trúc với ngụ ý “từng bước từng bước cao”.... Có thể khẳng định rằng ở những

khu vực khác nhau thì phong tục tập quán cũng khác nhau nhưng tất cả cùng
thể hiện là con người luôn toàn tâm, toàn lực xây dựng ngôi nhà của mình với
hi vọng luôn gặp điều tốt đẹp, điều gở sẽ bị loại bỏ.
Đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng và phát huy vấn đề liên quan đến
phong thủy trong kiến trúc hiện đại.
Ý nghĩa của đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận của phong thủy một
cách khách quan sau đó tiến hành đánh giá những ứng dụng của thuật phong
thủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng cho nhà ở biệt thự. Dựa trên cơ sở khoa

7


học để tìm ra mối quan hệ. Đây là mối quan hệ giữa lí luận về thiết kế nội thất
hiện đại và nhu cầu cơ bản của con người.
1.3.

Phân tích hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước
Ngày nay, phong thủy là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm không chỉ ở

phương Đông mà cả ở phương Tây. Ngày càng có nhiều người trên thế giới
nghiên cứu về khoa học phong thủy và vận dụng phong thủy vào nhiều mặt
của đời sống.
Mặc dù đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, phong thủy vẫn dễ dàng
bắt nhịp với cuộc sống hiện đại và chứng tỏ sự hữu ích của nó. Nhiều công
trình nghiên cứu tỷ mỷ, nghiêm túc của các nhà khoa học hiện đại đã nhìn
nhận phong thủy là một môn khoa học về môi trường, có tác động lành mạnh
và tích cực đối với cuộc sống, công việc và sự nghiệp của con người.
Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn
áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mại. Phần mồ mả có lẽ
chỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi. Riêng

phần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mại,
vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa Phong
Thủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản.
Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản: Khoa Phong Thủy ngày nay được xem
như một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc theo những
nguyên tắc nào đó, để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn khả
quan hơn.
Ở phương Đông, trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông,
phải nhìn nhận phong thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất. Người
phương Tây có cơ hội tiếp cận phong thủy tuy có cho rằng đây là một khoa
huyền bí cổ truyền có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp Trung
Hoa, nhưng cơ bản nó vẫn là một môn “khoa học môi trường” mang tính thời
đại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng nghiêm chỉnh cho xã hội
công nghiệp. Ý niệm tác động qua lại giữa “ Thiên- Địa- Nhân ” (Trời- Đất8


Người) của phương Đông không mấy xa lạ với ý niệm về mối quan hệ tương
tác giữa “ Con người- Xã hội- Thiên nhiên ” của phương Tây. Tất cả đều có
cùng một mục tiêu là mong muốn tìm kiếm lại sự hài hòa và cân bằng cho
cuộc sống của loài người từng bị xâm hại suốt một thế kỷ phát triển công
nghiệp vừa qua.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu hơn cả. Vì âm
dương ngũ hành đã được truyền nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ VI, thuật phong
thủy chiêm bốc đã thịnh hành từ thế kỷ VII nên các nhà nghiên cứu Nhật Bản
thuận lợi hơn cả, trong số các học giả nghiên cứu phong thủy Trung Quốc,
người đạt thành tựu cao nhất là giáo sư Biên Hán Hùng, cũng là nhà bác học
nổi tiếng thế giới.
Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu phương Tây ý thức được rằng muốn
hiểu biết thấu đáo phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu
về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái,

Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý
nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông. Quan niệm về “ khí ” rất
quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó
tương đương với cái mà khoa học gọi là “ năng lượng ” vận chuyển trong vũ
trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường
phái phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “ hình ”), phái Bát
trạch (nặng về “ hướng ”), phái Mật Tông (nghiêng về “ ý ”) v.v...
Tuy vậy, sở dĩ người phương Tây dễ tiếp thu khoa phong Thủy là do bộ
môn khoa học huyền bí này không giống như các khoa Tử Vi, Tướng Mệnh
chẳng hạn (cho rằng mọi vật có số phận riêng, định mệnh đã an bài, khó lòng
thay đổi), mà chủ trương rằng con người có thể chủ động can thiệp nhằm thay
đổi, sửa chữa lại những cái gì chưa hoàn hảo để làm tốt hơn cho cuộc sống.
Cho nên không ai lấy làm lạ một khi khoa phong Thủy du nhập vào thế
giới phương Tây thì đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật ứng dụng, chủ yếu
nhằm sắp đặt, trang trí nhà cửa, sân vườn, văn phòng và cơ sở thương mại.
9


Người ta cố tình loại bỏ phần “ Âm phần ” ( tìm huyệt mộ trong xã hội nông
nghiệp phương Đông ) rõ ràng là không phù hợp chút nào với xã hội công
nghiệp và đô thị hóa kiểu phương Tây.

Với những nguyên tắc đơn giản mà hiệu nghiệm, khoa phong thủy có
thể thích nghi vào xã hội mới, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, công việc
làm ăn khả quan hơn. Do vậy mà người phương Tây, nhất là người Mỹ, không
ngại xông xáo tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng môn khoa học môi trường mới
đến từ phương Đông này. Họ đã trực tiếp tìm kiếm học hỏi từ các chuyên gia
phong thủy ở trung Quốc cũng như trong cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài để
rồi truyền bá nó ra qua sách báo, băng hình, giảng dạy, “ talkshow ” giải đáp
thắc mắc trên truyền hình, trên báo chí...

Ngày càng nhiều những nhà kinh doanh phương Tây quay về từ châu Á
cũng đã đem khoa phong Thủy ra áp dụng vào cơ sở làm ăn, nhà cửa của họ.
Người Mỹ ở tầm trung bình cũng hiếu kỳ nghiên cứu phong Thủy, bắt đầu
ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày và họ thừa nhận đã thu đạt kết quả tích
cực.
Ngày hôm nay, khoa Phong Thủy đã được phổ biến sâu rộng ở các nước
Tây Phương nói chung, và ở Mỹ nói riêng. Những nhà Phong Thủy người Mỹ
10


đã theo học các danh sư về khoa này ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mã
Lai, hoặc ngay tại các China Town lớn như ở San Francisco, Los Angeles
v.v... Sau khi thành tài, họ truyền bá lại bằng cách viết sách, mở những lớp
giảng dạy, hoặc giữ các mục thường trực trên các nhật báo, các talkshow của
các đài truyền thanh, truyền hình để giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc về
khoa Phong Thủy cho độc giả, thính giả và khán giả người Mỹ. Ở Mỹ, tại
trường đại học Chicago cũng có các học giả nghiên cứu lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, phong thủy vẫn luôn được coi là lĩnh vực “ nhạy cảm ”
liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người và chưa bao giờ người ta
thấy phong thủy được nhắc đến nhiều như hiện nay, trên sách báo, mạng
internet, các cửa hàng vật phẩm phong thủy,… phải chăng, nó chứng tỏ hai
vấn đề: thứ nhất, phong thủy được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng.
Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật phong thủy
(Nguyễn Văn Vịnh ).
Hiện nay, ở nước ta cũng đã có những trung tâm, viện nghiên cứu về
lĩnh vực phong thủy như: Trung tâm nghiên cứu lý học phương Đông, Trung
tâm nghiên cứu phong thủy phương Đông,…
Như vậy, chúng ta có thể thấy phong thủy ngày càng được nghiên cứu
và ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới.
Nói về những ứng dụng của phong thủy trong thiết kế của người

phương Tây và người phương Đông, KTS. Phạm Cương đã đưa ra một vài ví
dụ:
Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả
thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loan
đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể
trên thế giới.

11


Tòa nhà chính phủ Singapore
Sử dụng bản đồ vệ tinh để quan sát tòa nhà chính phủ Singapore, cũng
nhận thấy ý đồ phong thủy rõ ràng: tòa nhà thiết kế theo dạng hình chữ T (chữ
Đinh) - hình ảnh con triện và con dấu - một chỉnh thể hoàn thiện, biểu hiện sự
vững bền trên chính trường.

12


Như vậy, những nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy phong thủy
là một môn khoa học xác định sự phù hợp giữa cảnh quan môi trường, thiên
nhiên hài hòa và cuộc sống con người chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.
1.4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm về tiện ích sử dụng, công thái học và các nguyên
tắc thiết kế nội, ngoại thất, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách
sơ lược về một số thuật phong thủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại biệt
thự khu Linh Đàm. Tìm ra điểm tương đồng giữa phong thủy và quy phạm
thường dùng trong thiết kế nhà ở biệt thự.
1.4.2. Nội dung nghiên cứu

Khóa luận tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau:
-

Nghiên cứu cụ thể về một biệt thự ở Linh Đàm ( đặc điểm của biệt thự

đó và các đối tượng được sử dụng trong thiết kế và bố trí ở biệt thự )
Đánh giá việc ứng dụng một số thuật phong thủy trong thiết kế và bố trí
đồ dùng tại biệt thự đó.
Đưa ra một số giải pháp và hướng khắc phục
Tìm ra điểm tương đồng giữa phong thủy và quy phạm thường dùng
trong thiết kế nhà ở biệt thự.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Để giải quyết nội dung nghiên cứu cở sở lý luận em sử dụng phương
pháp kế thừa. Tham khảo tài liệu trên sách báo, internet, tạp chí…
Để giải quyết nội dung kết quả nghiên cứu em sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát thực tế, và phương pháp kế thừa. Thu thập các hình ảnh trên
thực tế, mạng internet…
+ Phương pháp nhân trắc học và tư duy logic
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
1.6.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những ứng dụng của thuật phong thủy vào

trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại biệt thự đặc trưng của khu biệt thự bán đảo
Linh Đàm: số 4, biệt thự 3, bán đảo Linh Đàm, khu đô thị mới Linh Đàm,
13



Hoàng Mai, Hà Nội thuộc sở hữu của một gia đình hai thế hệ gồm có bố mẹ,
con trai và con dâu.
Do quá trình tìm hiểu thực tế gặp một số khó khăn nhất định, nên khóa
luận chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm của biệt thự đó là: định
vị nhà, hướng nhà, đường vào nhà và cửa trước, phòng khách, phòng bếp kết
hợp phòng ăn, phòng thờ, phòng ngủ bố mẹ, phòng ngủ con trai, phòng tắm,
cầu thang.

14


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.

Một số nét về nghệ thuật trang trí nội ngoại thất
Trang trí nội, ngoại thất là một bộ phận không thể thiếu được trong

ngành MTCN. Từ trước đến nay đã có nhiều nhà trang trí nội, ngoại thất đã
dày công tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để con người có thể sống, làm việc,
học tập trong một không gian thoải mái nhất, thuận tiện nhất, đạt được tính
thẩm mỹ cao nhất.
Trang trí nội ngoại thất là nghệ thuật tổ chức không gian môi trường, là
nghệ thuật kết hợp khoa học với nghệ thuật tạo ra sự phù hợp, sinh động giữa
vật dụng với môi trường xung quanh nó.
Như vậy, nơi nào có sự sống của con người nơi đó có vai trò của nội
ngoại thất từ những nơi nhỏ bé nhất đến những nơi sang trọng nhất, mỗi công
trình có những yêu cầu riêng phụ thuộc tâm lý người sử dụng. Do đó, khi thiết
kế không gian người thiết kế phải đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu đối
tượng mình thiết kế là gì và đối tượng thiết kế là ai?

Trang trí nội ngoại thất có mối quan hệ khăng khít với kiến trúc. Thật
vậy, công trình kiến trúc luôn được xem như là một tác phẩm nghệ thuật và đã
là tác phẩm nghệ thuật thì nó phải đầy đủ về mặt nội dung và hoàn chỉnh về
mặt hình thức. Nội thất chính là phần nội dung, là phần hồn của công trình
kiến trúc. Một công trình kiến trúc dù hoành tráng đến đâu, to đẹp đến đâu
nếu thiếu nội thất thì cũng chỉ là những bức tường được ghép lại với nhau
không hơn không kém, chúng không thể hiện được ý đồ của người thiết kế. Sự
có mặt của nghệ thuật trang trí nội ngoại thất góp phần quan trọng làm nên giá
trị sử dụng của công trình. Như vậy, nghệ thuật trang trí nội ngoại thất là phần
hồn làm cho công trình kiến trúc trở nên sinh động, hoàn hảo hơn và nâng cao
giá trị sử dụng, giá trị cho công trình kiến trúc nghệ thuật trang trí nội ngoại
thất làm cho công trình kiến trúc hoàn chỉnh hơn và xác thực hơn, gần gũi với
đời sống con người.
Mỗi ngôi nhà trang trí nội ngoại thất có yêu cầu công năng, chức năng
khác nhau do tính chất mục đích khác nhau, cần phải tổ chức không gian và
15


thực hiện trang trí cho phù hợp, thỏa mãn những điều kiện sinh hoạt và sử
dụng.
Những mục tiêu cho việc sáng tác tổ chức không gian trang trí cũng như
để đánh giá các công trình nội ngoại thất dựa trên mấy tính chất, yếu tố:
Tính thích dụng: Đáp ứng được yêu cầu sử dụng, chức năng, công năng
của từng công trình, từng khu vực, từng đối tượng. Nghiên cứu, đề xuất những
phương án không chỉ tạo ra những môi trường có quy hoạch hợp lý, khoa học
mà ngay cả trang thiết bị và đồ đạc trong môi trường đó cũng cần có công
dụng tốt, thích nghi và cơ động linh hoạt trong nhiều tình huống sử dụng cần
thiết.
Tính kinh tế: Khai thác sử dụng hợp lý không gian môi trường, các chất
liệu, vật liệu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đưa vào

công trình để làm tăng khả năng giá trị sử dụng và tuổi thọ công trình, phù
hợp với khả năng kinh tế, tiết kiệm đúng chỗ về nhân lực, vật lực, điều kiện
sản xuất và giá thành sản phẩm, cần thiết phải chi nhưng không lãng phí.
Tính thẩm mỹ: Đẹp là một yếu tố quan trọng đối với kiến trúc và trang
trí nội ngoại thất. Yếu tố thẩm mỹ thuộc lĩnh vực tâm hồn, tinh thần, tình cảm.
Đẹp làm tăng giá trị công trình tác động nhiều đến tâm lý, sinh lý, trí và đức
dục con người, làm cho ta cảm thấy yêu đời, thoải mái, sảng khoái trong sinh
hoạt và làm việc.
Tính độc đáo: Còn gì thú vị hơn khi công trình của ta có được nét khác
biệt hẳn với các công trình tương tự đã có. Những công trình sáng tạo nếu có
những nét độc đáo sau khi đã có đầy đủ ba tính chất trên được giải quyết hoàn
hảo sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp, giá trị công trình sẽ được tôn hẳn lên. Đây
cũng là điểm đánh giá khả năng sáng tạo của nhà thiết kế mỹ thuật.
Tính dân tộc: Mỗi quốc gia có nền văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, phong
tục, tập quán sinh hoạt riêng. Trong một nước lại có nhiều dân tộc, mỗi dân
tộc một vẻ, đều có thể có những nét độc đáo, phong phú đáng quý cần gìn giữ,
khai thác và phát triển. Nhiều nước trước đây không coi trọng điều này nên
nhiều truyền thống và nghệ thuật dân tộc bị mai một, đến nay hối tiếc không
kịp nữa. Đó là tài sản là vốn quý của cha ông ta để lại, cần được trân trọng,
16


nhưng biết chọn lọc sử dụng và phát triển những cái hay, cái tốt đẹp và loại bỏ
những cái lỗi thời, lạc hậu không còn thích nghi với cuộc sống văn minh hiện
đại. Nơi nào gìn giữ, phát triển được truyền thống nghệ thuật dân tộc thì ở đó
văn hóa được tôn vinh, quý trọng.
Vấn đề dân tộc cần quan tâm đến các yếu tố:
- Khí hậu đặc điểm từng vùng, từng khu vực.
- Tập quán sinh hoạt quan niệm nghệ thuật.
- Điều kiện vật chất, nguyên vật liệu thổ nhưỡng.

- Các bàn tay vàng trong làng nghề truyền thống.
Ta nên nhìn nhận vấn đề dân tộc trên quan điểm khoa học có phân tích
để vẫn duy trì được tính chất bản sắc dân tộc đậm đà mà vẫn hiện đại.
Tính hiện đại: Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển và có bước
nhảy vọt , tạo điều kiện cho những nhà thiết kế, sáng tạo những không gian
môi trường mới có cơ sở đưa ra những giải pháp, phương án táo bạo vươn tới
đỉnh cao nghệ thuật. Cần nắm bắt được những thông tin hàng ngày mà nhân
loại đã khám phá, phát minh ra những nhân tố, thành quả khoa học kỹ thuật
tiên tiến mới lạ họa sỹ cần thường xuyên nghiên cứu và nhìn trước một bước
để vận dụng:
- Những chất liệu, nguyên vật liệu mới.
- Khả năng thi công hiện đại, hoàn thiện công trình với chất lượng cao.
- Trang thiết bị hiện đại, điện, nước, bảo vệ, bảo mật, an toàn lao động.
- Những thiết bị nghe, nhìn, âm thanh trầm, nổi, hiện đại
- Kiểu dáng và hệ thống ánh sáng lộng lẫy, rực rỡ hay huyền ảo.
- Hệ thống tự động hóa.
Đó là khả năng, phương tiện làm cho công trình trở nên có chất lượng
cao, hiện đại và trở thành hoàn hảo, hoàn mỹ, vừa dân tộc vừa hiện đại.
Như vậy, nghệ thuật trang trí nội ngoại thất có một vai trò quan trọng trong
đời sống con người, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp
ứng nhu cầu cuộc sống. Các nhà thiết kế và hoạt động mỹ thuật phải không
17


ngừng tìm tòi, kế thừa từ mỹ thuật truyền thống để đưa ra những thiết kế thiết
thực nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, đồng thời cần
có một nền tảng kiến thức cơ bản về phong thuỷ nhằm cơ bản hạn chế những
sai sót về bố cục mặt bằng, tránh phạm vào các điều cấm kị, không tốt trong
bố cục nhà theo phong thuỷ.
2.2. Lý luận cơ bản về phong thủy

2.2.1. Định nghĩa và sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy
2.2.1.1 Định nghĩa
Về cơ bản, phong thủy là một môn khoa học về môi trường sống. Qua
nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này ngày càng trở nên phức tạp khi những
thuật sĩ phong thủy mang lý thuyết này truyền bá ra các quốc gia khác trên
khắp thế giới, tín lý của họ cũng thay đổi để phù hợp với tín ngưỡng, cũng
như tập quán của các quốc gia sở tại. Do đó, hình thành những quan niệm
phong thủy.
Phong thủy là gì?
-

" Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D. Một loại mê tín ở

nước Trung Quốc cổ. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh
nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho người
chôn. Công chỉ cách xem nhà ở, phần mộ”.
"Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở
hoặc đất phần mộ. Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu và
nhân sự.
Mới đây, Trường Ðại học Ðông Nam Trung Quốc xuất bản quyển
"Nguồn gốc Phong Thuỷ", giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa viết: "Nội dung
chính của Phong Thuỷ là một loại học vấn mà người ta dùng để xử lý và chọn
lựa hoàn cảnh ăn ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thử; lăng
mộ thì gọi là âm trạch. Phong Thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu
trên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả hai
mặt tâm lý và sinh lý; Hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm
lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ,
cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước..v.v.., Ba, trên cơ sở nói
18



trên, thêm vào một dấu hiệu, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấy
cái lành cho con người"
Học viện Dân tộc Trung Nguyên xuất bản cuốn "Tìm hiểu sự lành dữ
trong Phong Thuỷ nhà ở", tác giả trong "Lời nói đầu" viết: "Trong vốn kiến
thức lâu đời của Trung quốc, có một môn học gọi là Kham D, thông thường
gọi là Phong Thuỷ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tác
giả, thì cái gọi là Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "khoa học và mối
quan hệ gữa từ trường trái đất và con người".Về nội dung, môn Phong thuỷ
gồm hai phần, phần một là xem xét hình thái của núi, phần hai là xem xét
phương và lý khí.
Chiêm Ngân hâm trong "Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết:
"Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất. Theo tập tục
truyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có được
Phong Thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ".
Học gi Rosk Kowski khoa địa lí trường Ðại học NiuDi-Lân là một
chuyên gia về nghiên cứu Phong Thuỷ, tác phẩm ông có "mối quan hệ Phong
thuỷ giữa Văn hoá, thiên nhiên Triều Tiên", những năm gần đây nghiên cứu
về Phong thuỷ Trung Quốc, trong bài đăng trên tạp chí "Nghiên cứu lịch sử
khoa học tự nhiên" tháng 1 năm 1989, viết: "Phong Thuỷ là một hệ thống
đánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc.
Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục đía lý của Trung Quốc cổ đại,
không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà nói một cách đơn giản
rằng là mê tín hay khoa học...Phong thuỷ Trung Quốc được xây dựng trên ba
cơ sở: (1)địa điểm nàycó lợi cho xây nhà hoặc xây phần mộ so với các địa
điểm khác. (2) Ðịa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắc
Phong Thuỷ thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn. (3) Một khi đã
có một địa điểm như thế, thì tổ tiên và con cháu sống hoặc mai táng ở địa
điểm ấy, sẽ được hưởng một sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại"
Theo bách khoa toàn thư:

Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng
gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người.
19


Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khí
chuyển động, thủy có nghĩa là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp của hàng loạt
các yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc
mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng bố cục mặt bằng
không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu,
…cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
Sách Táng thư viết: “Mai tang phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: khí
gặp gió ( phong ) ắt tán, gặp nước ( thủy ) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho
khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là phong
thủy.
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và lựa chọn nơi trú
ngụ hoặc mai tang cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật phong
thủy. Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở á đông, thuật
phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.

Trong hội thảo khoa học: “ Tính khoa học của phong thủy trong kiến
trúc và xây dựng” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15- 12- 2009 với sự có
mặt của hàng trăm đại biểu, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám
20


đốc Trung tâm Lý học phương Đông cùng đồng nghiệp của ông đã chứng
minh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn
minh nhân loại này, đồng thời cũng khẳng định Phong thủy là một bộ môn

khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa
với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.
Còn trong hội thảo “ Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xây
dựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc) do Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư Việt
Nam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) tổ chức
có rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy được đề cập trong hội nghị này.
Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, Phong Thủy là một hiện tượng văn
hóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưu
truyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường.
PGS Lê Kiều thì “ định nghĩa ”: Phong thủy là địa thế, địa hình, là đất và nước
quanh ta. Phong thủy là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó.
Phong thủy còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn,
sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên Phong thủy
vừa gần gũi vừa xa lạ với con người…Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhận
định: Phong thủy là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý,
lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹ
thuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái,
nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâm
lý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữa
vật thể và phi vật thể…
Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay Phong thủy vẫn được coi là lĩnh vực
nhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi cho
biết: Phong thủy phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch. Dương
trạch nghiên cứu về thế giới “ dương ”, nơi con người sống và làm việc, đó là
nhà ở, công sở, đô thị. Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “ âm ”,
nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ…
21


Một lý do khác khiến Phong thủy càng trở nên “ nhạy cảm ” là vì việc

lãnh hội thi hành Phong thủy khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhận
Phong thủy qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi).
Hay “Lý luận cơ bản của Phong thủy (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất
trừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ra
một vẻ bí hiểm ”.
“ Đọc và nghe về Phong thủy thấy một không khí sống chết đan xen,
trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thể
tin, có thể không tin nhưng cũng sợ ”(PGS Lê Kiều). Đơn giản hơn do “ thiếu
nghiên cứu, thiếu tư liệu, Phong thủy đã được xem như là một lĩnh vực huyền
bí, siêu thực ” (GS.TS Nguyễn Bá Đang).
PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Phong thủy
không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao
siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. Phong thủy chỉ đơn giản là phương cách
để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn.
Ths. KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “ Lý luận Phong thủy về dương trạch
có nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhà
ở ”.
2.2.1.2

Sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy

Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong
thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường
phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường
biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người
Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ... Nhưng cho đến nay thì
chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng
không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ
vẫn cho là của người Hán.
Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra

đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng
22


của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa
chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm
về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực tế, phải
chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng lọai, phải chống
chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí
cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.
Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một
quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở
sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến
tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có...
Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã
hình thành nên phong thủy học.
Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn.
Thường phải chọn nơi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh
mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời,
khuất gió.
Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư
trú. Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất
mầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh
được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai.
Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán
dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà
ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình
hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu
Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc
trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở

tư tưởng triết học cần thiết.
Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung
trạch địa hình, Kham dư kim quý. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia
23


cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát
hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện
những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với
vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang
thịnh hành trong xã hội đương thời.
Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với
cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi,
thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.
Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ
đều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy. Đặc biệt trong các đền
thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ.
Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học
giả kế tục và phát triển thuật phong thủy.
Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường
phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lí luận và ứng dụng riêng,
dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho
đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn còn
mang nhiều sự huyền bí.
Ngày nay, dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở
đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù
theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo
dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ
huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.
2.2.2. Các khái niệm cơ bản về phong thủy

Người xưa cho rằng trời, đất và con người thuộc về một hệ thống nhất.
Quan điểm cuộc sống là một thể thống nhất tồn tại trong nhiều nền văn hóa
nơi mà sức khỏe và thuốc chữa bệnh, thức ăn và cách sống và con đường đưa
đến sự giải thoát đều liên đới và nằm cả trong một hệ sinh thái.
Phong thủy là một bộ môn đặc thù trong nền văn hóa Trung Quốc, nói
về quan niệm của người Trung Quốc với môi trường sống. Các tư tưởng triết
24


học truyền thống của người Trung Quốc như khí luận, âm dương, ngũ hành,
bát quái và thiên nhân hợp nhất là mảnh đất sinh ra phong thủy. Phong thủy
nhấn mạnh sự hòa hợp giữa người và thiên nhiên, thực chất là để tìm kiếm
môi trường tồn tại và phát triển lý tưởng nhất.
2.2.2.1 Đạo, âm dương- ngũ hành.
* Đạo
Đạo, hay Con Đường, là triết lý cơ bản của thuật phong thủy, chỉ ra
cách sống hài hòa với bản thân, với thế giới tự nhiên. Chúng ta có thể dùng
phong thủy để đạt đến mục tiêu này.
* Âm dương- Ngũ hành
- Nguồn gốc của thuyết âm dương- ngũ hành
Thuyết Âm Dương- Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc
của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương
truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa,
cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông
Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm
đen trắng.
Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số
đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo
đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài
gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có

chữ vì sự

phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).
Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua
quy luật vận động của hai khí Âm Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm
25


×