Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty cổ phần đầu tư Bắc Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.02 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ..............................................3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công Ty ...........................3
1.1.1. Quá trình hình thành của Tổng công ty...........................................3
1.1.2.Quá trình phát triển của Tổng Công ty............................................3
1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị .....................4
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................4
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .......................................6
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Tổng Công ty................................12
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm..................................................................12
1.3.2. Đặc điểm về lao động ...................................................................13
1.3.3. Điều kiện sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty........................13
CHƯƠNG II : CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY.....................................18
2.1. Lĩnh vực hoạt động.............................................................................18
2.1.1. Thăm dò khai thác dầu khí trong nước..........................................18
2.1.2. Thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài. .......................................18
2.2. Nhiệm vụ và chiến lược .....................................................................18
2.2.1. Nhiệm vụ ......................................................................................18
2.2.2. Chiến lược.....................................................................................18
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm.....................19
2.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 ..........19
2.3.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 .........................23
2.3.3.Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008........................33
2.4 Những đánh giá chung về các kết quả hoạt động kinh doanh qua
các năm.......................................................................................................36
1
2.4.1 Doanh thu.......................................................................................36
2.4.2. Đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của Tổng Công ty........37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT


TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY.................................39
3.1. Phương hướng phát triển: ................................................................39
3.2. Các giải pháp phát triển....................................................................39
3.2.1. Giải pháp về đầu tư.......................................................................39
3.2.2. Giải pháp về tài chính...................................................................39
3.2.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý và điều hành..................................40
3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực........................................41
2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công Ty
1.1.1. Quá trình hình thành của Tổng công ty
Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ nhằm thu hút các Công ty
Dầu Khí quốc tế đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam, ngay từ năm 1987,
Tổng Cục Dầu khí (sau là Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam và nay là Tập Đoàn Dầu
Khí Quốc Gia Việt Nam) đã ra quyết định thành lập Công ty PV- II. Ngày
17/11/1988 Tổng cục Dầu khí đã ra Quyết định số 1195/TC- DK thành lập công ty
Petrovietnam I(PV- I) và công ty Đầu tư – Phát triển Dầu Khí(PIDC) với nhiệm vụ
giám sát các hợp đồng thăm dò, tìm kiếm dầu khí triển khai tại thềm lục địa phía Bắc
(PV I) và phía Nam Việt Nam (PV II). Trong giai đoạn 1990 – 1992, số lượng các
hợp đồng chia sản phẩm (PSC) được ký kết tăng cao ( thời điểm cao nhất tới gần 40
hợp đồng), quy mô và phạm vi hợp đồng có nhiều thay đổi. Để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, giám sát các hợp đồng PSC cũng như công tác thăm dò và khai thác
dầu khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tê Công ty PV- I thành
Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm ( PVSC ) và Công ty PV- II thành
công ty Thăm Dò Khai Thác Dầu Khí(PVEP).
Với mục tiêu đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác ra nước ngoài, ngày
14/12/2000 Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam đã có quyết định số 2171/QD – HDQt
thành lập Công ty Đầu tư - Phát triển Dầu Khí Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công
ty PVSC.

Ngày 04/05/2007, Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam đã ra quyết định số
1311/ QD – DKVn thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Thăm Dò Khai thác Dầu
Khí trên cơ sở tổ chức lại hai công ty PVEP và PIDC. Tổng công ty Thăm Dò Khai
thác Dầu Khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ
- Tổng công ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí là công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà
nước một thành viên do Tập Đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nắm giữ 100% vốn
điều lệ. Việc thành lập Tổng công ty Thăm Dò Khai thác Dầu Khí nhằm thống nhất
hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam
và ở nước ngoài.
1.1.2.Quá trình phát triển của Tổng Công ty
Hoạt động tìm kiếm thăm dò của Petrovietnam chia thành 4 giai đoạn:
3
 Giai đoạn tìm kiếm thăm dò trước năm 1975: Hoạt động tìm kiếm thăm
dò dầu khí ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 chủ yếu thực hiện ở miền
Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ).Từ 1959-1961, đã hoàn thành các báo
cáo nghiên cứu đánh giá triển vọng dầu khí Việt Nam.
 Giai đoạn tìm kiếm thăm dò khai thác từ 1976 – 1980 : tháng 11 – 1975
Tổng cục Dầu Khí thành lập Công ty Dầu Khí Nam Việt Nam( sau đó
1987 chuyển thành Công ty Dầu Khí 2) để tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu
khí ở miền Nam Việt Nam. Thời kỳ này, Tổng cụ Dầu khí tiếp tục triển
khai các hoạt động khảo sát trọng lực, địa chấn trên toàn thềm lục địa Việt
Nam: trũng Đông Quan, Kiến Xương, Tiền Hải, Đồng Hoàng, vùng nước
nông Vịnh Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Long Toàn, vùng biển Bạc
Liêu, Vũng Tàu Côn Đảo. Cũng trong thời gian này Petrovietnam đã ký
kết hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty Deminex lô 15, AGIP lô 4
và 12, Bow Valley lô 28 và 29. Từ 1978 – 1980 các công ty trên đã tiến
hành khảo sát 11087 km tuyến địa chấn, khoan 12 chỗ trong đó 2 giếng
phát hiện dầu, 3 chỗ phát hiện khí.
 Giai đoạn tìm kiếm thăm dò khai thác từ 1981 – 1988: Ngày 7-11-1981
XNLD Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) chính thức đi vào hoạt động.

Trong thời gian này Vietsovpetro đã tiến hành các hoạt động khảo sát địa
vật lý (từ, trọng lực, địa chấn) được tiến hành trên thềm lục địa Việt Nam
với tổng số khoảng 13.555 km tuyến.Trên cơ sở tài liệu địa vật lý, đã phát
hiện được nhiều cấu tạo có triển vọng dầu khí.
 Giai đoạn tìm kiếm khai thác từ 1988 đến nay: Đến nay Petrovietnam đã
ký trên 62 hợp đồng (40 hợp đồng còn đang có hiệu lực) với các Tập đoàn
và công ty Dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác khác nhau như:
PSC, BCC, JOC và JV.
1.2. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
• Sơ đồ bộ máy : gồm :
o Hội đồng thành viên
o Ban giám đốc
o 15 phòng ban chức năng
o 11 công ty thành viên
o 11 công ty điều hành chung.
4
o 4 văn phòng đại diện
o 2 chi nhánh
5
• Nguyên tắc hoạt động của bộ máy điều hành quản lý:
o Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu Khí Việt Nam chịu sự quản
lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thực hiện theo chế độ thủ
trưởng, và chế độ dân chủ.
o Tổng Công ty Thăm do Khai thác Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm
giữ gìn tài sản, thường xuyên nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, điều
kiện kinh doanh, điều kiện làm việc của công nhân.
• Phân tích sơ đồ bộ máy: đây là sơ đồ bộ máy theo kiểu trực tuyến chức
năng.
 Số cấp quản trị trong sơ đồ bộ máy: là ba cấp : thứ nhất là hội

đồng thành viên là các cổ đồng, thứ hai là Tổng Giám Đốc, thứ
ba là các công ty và các ban. Một một cấp sẽ có một thủ trưởng
của cấp đó.
 Số bộ phận chức năng: có tất cả 14 ban chức năng thuộc Tổng
Công ty.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.2.1 Đặc điểm:
Các ban hoạt động dưới sự điều hành của Tổng Giám Đốc Tổng công ty, chịu
sự chỉ đạo về mặt chuyên môn của Thành viên Ban Tổng Giám Đốc phụ trách.
Cơ cấu tổ chức của Ban bao gồm:
Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban phụ trách Ban
Các Phó Trưởng Ban ( nếu có)
Các phòng hoặc Tổ trực thuộc Ban ( nếu có) do Tổng Giám Đốc quyết
định thành lập
Các chuyên gia, kỹ sư, chuyên viên, cán sự, nhân viên, kỹ thuật viên, gọi
chung là cán bộ công nhân viên.
1.2.2.2 Cơ cấu của một ban:
Trưởng Ban:
Trưởng Ban do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng Ban là
người điều hành hoạt động của Ban, có quyền quyết định các vấn đề trong Ban và
chịu trách nhiệm trong phạm vi phụ trách, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.
Quyền của Trưởng Ban:
6
o Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban và chủ động tổ chức thực hiện
kế hoạch, nhiệm vụ do Tổng công ty giao, ký các văn bản phù hợp với
các quy định của Tổng công ty hoặc khi được Tổng Giám đốc ủy
quyền.
o Xây dựng cơ cấu tổ chức, định biên lao động của Ban và đề xuất Tổng
Giám đốc xem xét phê duyệt, đề xuất nhu cầu tuyển dụng và các biện
pháp giải quyết hợp lý đối với lao động của Ban.

o Phân công hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban phụ trách một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của Ban.
o Bố trí cán bộ công nhân viên trong Ban đảm nhận chức danh căn cứ
vào trình độ, khả năng và kỹ năng của cán bộ công nhân viên phù hợp
với các tiêu chuẩn chức danh đảm nhận.
o Phân công công việc, giao nhiệm vụ cho CBCNV và trực tiếp hoặc
thông qua các Phó Ban hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc
CBCNV trong hoàn thành nhiệm vụ.
o Đề xuất Tổng Giám đốc thành lập các phòng hoặc tổ trực thuộc Ban
trong trường hợp cần thiết.
o Kiến nghị Tổng Giám đốc xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng
Ban
o Kiến nghị Tổng Giám đốc về việc ký, gia hạn, chấm dứt hợp đồng lao
động, mức lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác, đối với
CBCNV trong Ban.
o Quản lý thời gian làm việc và bố trí CBCNV trong Ban nghỉ phép và
các chế độ nghỉ khác trên cơ sở đảm bảo hoạt động của Ban và tuân thủ
các quy định liên quan của Tổng Công ty về thời gian làm việc và nghỉ
ngơi.
o Kiến nghị Ban Tổng Giám đốc và đề nghị Ban, đơn vị khác hỗ trợ,
giúp đỡ giải quyết công việc của Ban.
o Quan hệ, trao đổi trực tiếp với bộ phận và cá nhân theo ngành dọc của
Tập đoàn và các cá nhân, đơn vị ngoài ngành để giải quyết công việc
của Ban.
o Các quyền khác theo quy định của Tổng Công ty hoặc do Tổng Giám
đốc giao.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng Ban:
7
o Quản lý, điều hành Ban hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của Quy chế này và các quy định khác của Tổng Công ty,

chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ của Ban do
Tổng Công ty giao.
o Chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Ban Tổng Giám đốc, đặc biệt là
của Thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách, chịu trách nhiệm trước
Lãnh đạo Tổng Công ty về mọi hoạt động của Ban.
o Báo cáo định kỳ Lãnh đạo Tổng Công ty về hoạt động của Ban và
chuẩn bị các báo cáo khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng Công ty.
o Xây dựng nội quy, quy định, quy trình làm việc của Ban và tham gia
xây dựng các quy chế, quy định, quy trình hướng dẫn của Tổng Công
ty liên quan đến hoạt động của Ban.
o Chỉ đạo tổ chức xây dựng cơ bản mô tả công việc và tiêu chuẩn chức
danh cụ thể cho các vị trí, chức danh của Ban và tham gia xây dựng
tiêu chuẩn chức danh chung của Tổng Công ty.
o Đánh giá lao động trước khi tuyển dụng vào làm việc tại Tổng Công ty
theo quy định của Tổng Công ty hoặc khi Tổng Giám đốc yêu cầu,
đánh giá hiệu quả, hoặc hiệu suất làm việc của CBCNV trong Ban định
kỳ theo quy định của Tổng Công ty, đánh giá đề xuất ký, gia hạn, chấm
dứt hợp đồng lao động, xếp lương, hoặc điều chỉnh lương cho cán bộ
công nhân viên, chịu trách nhiệm về ý kiến đánh giá, nhân xét của
mình.
o Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực của Ban, tham gia phát triển nguồn nhân lực của
Tổng công ty.
o Có trách nhiệm xem xét, giải quyết hoặc đề xuất Tổng Giám đốc giải
quết các kiến nghị của CBCNV.
o Khi trưởng Ban không thể thực hiện chức năng Trưởng Ban từ một
ngày trở lên thì phải ủy quyền bằng văn bản giấy tờ hoặc điện tử cho
cấp dưới thay mặt điều hành công việc của Ban, đồng thời phải báo cáo
Lãnh đạo Tổng Công ty. Trưởng Ban phải chịu trách nhiệm về việc ủy
quyền của mình.

o Các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của Tổng Công ty
hoặc do Tổng Giám đốc giao.
Phó Trưởng Ban :
8
Phó Trưởng Ban do Tổng Giám Đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề
nghị của Trưởng Ban, giúp Trưởng Ban điều hành hoạt động của Ban theo
phân công và ủy quyền của Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban
và Lãnh đạo Tổng Công ty về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
9
Cán bộ công nhân viên của Ban:
o Cán bộ công nhân viên của Ban là người đảm nhiệm chức danh do
Trưởng Ban bố trí phù hợp quy định của Tổng Công ty, thực hiện
những công việc và nhiệm vụ cụ thể do Lãnh đạo Ban giao và chịu
trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban về công việc được giao.
o Lãnh đạo Ban và cán bộ công nhân viên có trách nhiệm chấp hành nội
quy lao động và các quy định khác của pháp luật, Tập đoàn và Tổng
Công ty, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm việc có hiệu quả và
đúng tiến độ, có ý thức tiết kiệm, xây dựng mối quan hệ đoàn kết và
hợp tác trong ban cũng như trong Tổng Công ty, tham gia xây dựng
văn hóa Tổng Công Ty, tuân thủ quy định về bảo mật thông tin của
Tổng Công ty, không được làm phương hại đến thương hiệu, quyền lợi,
uy tín của Tổng Công ty và tập đoàn.
o Cán bộ công nhân viên có trách nhiệm tuân thủ quyết định điều động,
biệt phái của Tổng Công ty và tuân thủ sự bố trí, phân công, nhiệm vụ
của Lãnh đạo Ban.
o CBCNV có trách nhiệm tuân thủ các cam kết và thỏa thuận đã ký với
Tổng Công ty.
o CBCNV có quyền yêu cầu Lãnh đạo ban hướng dẫn, hỗ trợ, phân công
công việc, đề nghị Tổng Công ty cung cấp các trang thiết bị phục vụ
công việc và đảm bảo điều kiện làm việc.

o CBCNV có trách nhiệm tự đào tạo và tham gia các chương trình đào
tạo do Tổng Công ty tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và kiến thức kỹ năng.
o CBCNV có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy cao
nhất mọi nguồn lực nội bộ, đảm bảo tiến độ, khối lượng, chất lượng
công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
o CBCNV có thể đề xuất với Lãnh đạo Ban để giải quyết các vướng mắc
về công việc, chuyên môn nghiệp vụ, quyền và nghĩa vụ, trương hợp đã
đề xuất với Lãnh đạo Ban nhưng không được giải quyết hoặc giải
quyết không thỏa đáng thì CBCNV có quyền kiến nghị Tổng Giám
Đốc Tổng Công ty xem xét quyết định.
1.2.2.3 Quan hệ giữa các Ban
o Quan hệ giữa các Ban là hợp tác cùng giải quyết nhiệm vụ chung của Tổng
Công ty.
10
o Các ban cần chủ động trao đổi và đề xuất với Ban liên quan để cùng tham gia
giải quyết công việc. Khi được hỏi ý kiến hoặc được yêu cầu hỗ trợ, Ban liên
quan có trách nhiệm tham gia giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ
của Ban mình phù hợp với quy chế này.
o Ban chủ trì có trách nhiệm cung cấp cho các Ban tham gia tài liệu liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ của từng Ban, đôn đốc Ban tham gia thực hiện đúng
thời hạn và báo cáo Thành viên Ban Tổng Giám Đốc phụ trách những trường
hợp thực hiện không đúng thời hạn, tổng hợp ý kiến của các Ban tham gia và
đề xuất phương án giải quyết trình Thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách
nhiệm xem xét quyết định.
o Ban tham gia có trách nhiệm phối hợp với Ban chủ trì để giải quyết công việc
theo chức năng nhiệm vụ của mình, và đáp ứng thời hạn theo đề xuất của Ban
chủ trì đề nghị và chịu trách nhiệm về ý kiến chuyên môn của mình.
o Trong trường hợp Ban tham gia có ý kiến khác với đề xuất của Ban chủ trì,
Ban chủ trì có trách nhiệm trao đổi để làm rõ trước khi trình thành viên Ban

Tổng Giám đốc phụ trách đề xuất về phương án giải quyết. Nếu không thể
thống nhất ý kiến, Ban chủ trì có trách nhiệm báo cáo thành viên của Ban
Tổng Giám đốc phụ trách đề xuất của Ban chủ trì và Ban tham gia để xem xét
quyết định.
o Lãnh đạo Ban được yêu cầu các Ban khác cung cấp đầy đủ và kịp thời những
thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban
mình.
o Lãnh đạo Ban được ký các thông báo nội bộ để đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn
nghiệp vụ trong Tổng Công ty phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
Ban mình.
o Trong quá trình thực hiện công việc, nếu có vướng mắc trong phối hợp giải
quyết công việc, các Ban có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến thành viên Ban
Tổng Giám đốc phụ trách để có biện pháp giải quyết kịp thời.
1.2.2.4. Giới thiệu Ban thực tập
Ban thực tập chính là phòng Thương Mại và Đầu Thầu:
1.2.2.4.1. Chức năng của phòng:
Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc quản lý, điều hành
và triển khai công tác thương mại các sản phẩm dầu, khí, condensate, phát triển thị
trường, đầu thầu và bảo hiểm.
11
1.2.2.4.2. Nhiệm vụ của Phòng
o Chủ trì chuẩn bị các mẫu hồ sơ mới thầu, hồ sơ chào thầu, hợp đồng
thương mại của Tổng Công ty.
o Hỗ trợ các Ban và đơn vị khác, về nghiệp vụ và tuân thủ các quy định
thương mại – đấu thầu, trong công tác đấu thầu, đàm phán, trình phê
duyệt, ký kết thực hiện và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các
hợp đồng thương mại, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nói trên đối với
hoạt động thương mại – đấu thầu do Ban Thương mại và đấu thầu chủ
trì theo quy định của Tổng Công ty.
o Chủ trì đám phán, soạn thảo, thực hiện các hợp đồng tiếp thị, vận

chuyển và mua bán dầu, khí và condensate, thỏa thuận bốc dầu và các
thỏa thuận khác phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu dầu,
khí và condensate.
o Chủ trì xây dựng, trình phê duyệt và thực hiện chính sách bảo hiểm cho
các hoạt động của Tổng công ty, triển khai thực hiện các loại hình bảo
hiểm liên quan đến hợp đồng kinh tế - thương mại
o Đề xuất hướng giải quyết các kiến nghị và khiếu nại liên quan đến
công tác thương mại và đấu thầu tổng thể.
o Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thương mại, đấu
thầu và bảo hiểm của các dự án Dầu khí mà Tổng Công ty là một bên
tham gia.
o Chủ trì giám sát, theo dõi và kiểm tra các hoạt động đấu thầu thương
mại của các đơn vị, dự án đầu tư.
o Tham gia các tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định thầu Tổng Công
ty.
o Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Tổng Công ty hoặc do
Tổng Giám đốc giao.
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Tổng Công ty
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm chủ yếu của quá trình thăm dò và khai thác là : Dầu, khí và
consendetate. Đây là sản phẩm có tính chất tự nhiên, do vậy phải nghiên cứu thăm dò
rồi mới tiến hành khai thác.
Chú ý về sản phẩm trong quá trình thăm dò khai thác: Tổng Công ty luôn
phải tiến hành kỹ các hoạt động trước khi đi vào khai thác: phải tính toán dự đoán trữ
12
lượng, kỹ thuật khai thác, công nghệ khai thác….nhằm đảo bảm khai thác có hiệu
quả cao nhất.
1.3.2. Đặc điểm về lao động
Tính đến tháng 10 năm 2008, Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí có một
lực lượng lao động hơn 1700 người, làm việc trong 42 dự án trong và ngoài nước,

gồm các đội ngũ sau:
Số lượng Tiến sĩ: chiếm khoảng 3%
Số lượng Thạc sĩ: chiếm khoảng 10%
Số lượng kỹ sư, cử nhân: chiếm khoảng 70%.
Có thể thấy với đội ngũ lao động có bằng cấp và có chuyên môn nghiệp vụ, thì
với cơ cấu lao động trong thời gian qua luôn tạo điều kiện tốt nhất để phát triển
Tổng Công ty ngày một lớn mạnh, có uy tín, thương hiệu.
1.3.3. Điều kiện sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
1.3.3.1 Điều kiện địa lỹ kinh tế:
Tổng Công ty Thăm Dò Khai thác Dầu khí có trụ sở chính tại Tầng 6, 7
và 9 trung tâm Thương Mại Dầu khí, 18 Lạng Hạ - Ba Đình – Hà Nội – Việt
Nam. Ngoài ra PVEP còn có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh và một văn phòng đại
diện tại Vũng Tàu. Đây là một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển của Tổng
Công ty. Vì Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế xã hội của cả nước, nằm trong
vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là một trong những
vùng tập trung đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hà Nội là nơi
có mạng lưới giao thông lớn, là nơi giao thông với nhiều vùng kinh tế phát triển
như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh… nói chung đây là khu vực có nhiều
thuận lợi cho việc liên lạc, kinh doanh và giao dịch với các đối tác.
1.3.3.2 Chế độ làm việc của nhân viên Tổng Công ty:
1.3.3.2.1 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:
* Thời gian làm việc :
 Thời gian làm việc, trừ khi được quy định khác, không quá 08
giờ một ngày và 40 giờ trong một tuần.
 Người lao động trên các phương tiện ngoài biển, tàu địa chấn,
giàn khoan, giàn khoan khai thác, các công trình dầu khí khác
theo quyết định của Tổng Giám đốc, sẽ làm việc theo ca không
quá 12 giờ/ca. Khi kết thúc ca làm việc hay kết thúc công việc
13
thì được bố trí nghỉ bù số giờ làm thêm ngoài thời gian quy

định.
 Tổng Giám đốc Tổng Công ty và người lao động có thể thỏa
thuận làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
*Thời gian nghỉ ngơi:
 Người lao động 8 giờ liên tục thì được nghỉ 30 phút giữa ca tính
vào giờ làm việc. Người làm ca đêm sẽ được nghỉ giữa ca 45
phút tính vào giờ làm việc.
 Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi
ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được
nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời làm việc mà vẫn hưởng đủ
lương.
* Nghỉ hàng tuần:
 Trừ khi được quy định khác, mỗi tuần người lao động được nghỉ
ít nhất 02 ngày vào ngày thứ bảy và chủ nhật.
 Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ
hàng tuần thì Tổng Giám đốc Tổng Công ty phải đảm bảo cho
người lao động được nghỉ bình quân một tháng ít nhất o4 ngày.
* Người lao động được hưởng nguyên lương những ngày lễ
sau đây:
 Tết Dương lịch: một ngày( ngày 01 tháng 01 dương lịch)
 Tết âm lịch: bốn ngày ( một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm
âm lịch)
 Ngày giỗ tổ Hùng Vương: một ngày( ngày 10 tháng 03 Âm lịch)
 Ngày chiến thắng : một ngày ( ngày 30 tháng 04 dương lịch )
 Ngày quốc tế lao động: một ngày( ngày 01 tháng 05 dương lịch)
 Ngày quốc khánh: một ngày( ngày 02 tháng 09 dương lịch)
- Nếu ngày lễ trên trùng vào ngày nghỉ thì Người lao động
được nghỉ bù vào ngày liền kế tiếp theo.
* Người lao động có đủ 12 tháng làm việc tại Tổng Công ty
thì được nghỉ phép hàng năm, hưởng theo lương quy định sau:

 12 ngày làm việc, đối với người làm việc trong điều kiện bình
thường
 14 ngày làm việc, đối với người đảm nhân công việc trên giàn
khoan, giàn khai thác, tàu địa chấn ngoài biển và các điều kiện
đặc biệt khó khăn theo quyết định của Tổng Giám đốc.
14
 Số ngày nghỉ hàng năm được tăng theo thâm niên đóng bảo
hiểm xã hội, cứ 5 năm được nghỉ thêm 01 ngày.
 Thời gian nghỉ do tại nạn, bệnh nghề nghiệp cộng dồn quá 06
tháng: nghỉ ốm đau cộng dồn quá 03 tháng không được tính là
thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hàng năm.
 Nghỉ phép hàng năm chỉ có giá trị đến hết quý 1 năm sau, trừ
khi Tổng Giám đốc có quyết định khác.
 Tổng Giám đốc có quyền lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo
ý kiến của Ban Chấp Hành Công đoàn Tổng Công ty và thống
báo cho người lao động biết.
 Người lao động có thể thỏa thuận với Tổng Giám đốc để nghỉ
hằng năm thành nhiều lần hay gộp hai năm một lần, nhưng phải
báo cáo cho Tổng Giám đốc ít nhất 05 ngày. Những ngày chưa
nghỉ hoặc chưa nghỉ hết thì không được thanh toán bằng tiền
lương, trừ các trường hợp sau:
• Tạm hoãn HDLD để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
• Hết hạn HDLD, đơn phương chấm dứt HDLD.
• Bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ.
• Bị xa thải.
• Chết.
 Người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng thì thời gian
nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm
việc.
 Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản

tiền lương ít nhất bằng ½ tháng lương, tiền tàu xe. Nếu đi bằng
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy mà số ngày đi
đường ( kể cả đi và về) trên 02 ngày thì từ ngày thứ ba trở đi
được tính thêm thời gian đi đường có hưởng lương ngoài số
ngày nghỉ hàng năm.
 Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên
lương trong trường hợp sau:
 Kết hôn: nghỉ 05 ngày.
 Con kết hôn: nghỉ 03 ngày
 Bố hoặc mẹ( cả bên vợ và bên chồng), người nuôi dưỡng trực
tiếp, vợ hoặc chồng, con chết : người lao động được nghỉ 05
15
ngày và được thanh toán tiền chi phí đi lại theo quy định của
Tổng Công ty.
 Vợ sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai : chồng được nghỉ 03
ngày.
 Người lao động có thể đề nghị Tổng Giám đốc cho phép nghỉ
việc không hưởng lương và chỉ được nghỉ sau khi được Tổng
Giám đốc chấp thuận. Thời gian nghỉ không hưởng lương do
Tổng Giám đốc quyết định.
1.3.3.2.2 Định mức lao động – tiền lương – tiền thưởng.
• Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong khuôn khổ biên chế được Hội
đồng thành viên duyệt, Tổng Công ty, Tổng Giám đốc có trách nhiệm
tổ chức, xây dựng bộ máy, sắp xếp bố trí cán bộ, phân công trách
nhiệm của người Lao động ( có tham gia ý kiến của Ban chấp hành
Công đoàn ) phù hợp với trình độ khả năng của họ để phát huy hết tiềm
năng lao động và công khai hóa cho người lao động biết.
• Tổng Giám độc Tổng Công ty lựa chọn và áp dụng các hình thức trả
lương đối với người lao động phù hợp với các điều 58 và điều 59 của
Bộ luật lao động và quy chế trả lương của Tổng Công ty. Tùy theo tính

chất và đặc thù của loại công việc mà áp dụng phù hợp với các hình
thức trả lương sau đây:
 Trả lương theo thời gian.
 Trả lương theo sản phẩm
 Trả lương khoán theo công việc.
• Tiền lương của Người lao động được ghi trong hợp đồng lao động.
Mức lương của Người lao động không được thấp hơn mức lương tối
thiểu do nhà nước quy định và thu thập không thấp hơn 1000.000
đồng / tháng.
• Việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo quy chế trả
lương của Tổng Công ty.
• Người lao đọng hưởng lương khoán khi nghỉ hưởng nguyên lương theo
quy định sẽ được trả lương theo thời gian trên mức cơ sở lượng được
sắp xếp hoặc mức tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
• Khi được Tổng Công ty cử đi công tác, đi học ở nước ngoài hoặc ở
trong nước, người lao động được hưởng các chế độ tiền lương, tiền
thưởng theo quy chế trả lương của Tổng Công ty.
16

×