Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀO GUITAR CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.06 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
-------------------------------------------

Nguyễn Văn Phúc

SỰ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
GUITAR CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Âm nhạc học
Mã số: 62 21 02 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC

Hà Nội – 2015


Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS NGÔ VĂN THÀNH


DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Phúc (2011), “Đồng bộ kỹ thuật và nghệ thuật
trong giảng dạy ghita”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (27 - 29).
2. Nguyễn Văn Phúc (2013), “Mauro Giuliani với cây đàn guitar”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (70 - 73).
3. Nguyễn Văn Phúc (2014), “Sự hình thành và phát triển một số


kỹ thuật guitar cổ điển”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (56 – 59, 72).


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Guitar đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ XVI. Trải qua quá
trình phát triển hơn 500 năm, guitar đã được phổ biến ở khắp nơi.
Trong khu vực Đông Nam Á, hoạt động đào tạo, biểu diễn, hay các
cuộc thi cũng có chất lượng chuyên môn ngày càng tiến gần trình
độ guitar chuyên nghiệp thế giới hơn.
Tại Việt Nam, guitar được du nhập vào khoảng nửa đầu TK
XX. Cây đàn có âm sắc truyền cảm, gần gũi với nội tâm và tình
cảm của người Việt nên được đông đảo các tầng lớp hưởng ứng,
tham gia. Tuy nhiên, trình độ chơi đàn chủ yếu mới chỉ dừng ở mức
độ không chuyên.
Trong những năm 50 của TK XX, các nghệ sĩ Việt Nam chủ
yếu tự học. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số nghệ sĩ guitar nổi tiếng
ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế. Họ đã đóng góp cho sự hình thành của
guitar chuyên nghiệp Việt Nam. Sau đó, các thế hệ nghệ sĩ, giảng
viên kế cận đã phát triển trình độ chơi guitar Việt Nam từng bước
đạt được tầm chuyên nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, trong lĩnh vực
đào tạo guitar chuyên nghiệp ở nước ta vẫn đang tồn tại một số
nhược điểm sau:
- Sự tiếp thu và áp dụng chương trình, giáo trình quốc tế vẫn
còn một số điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Từ đó xuất hiện nhiều hạn chế trong việc khai thác triệt để những
ưu điểm, thế mạnh của chương trình giáo trình đó nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo.



- Phương pháp đào tạo chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, truyền
ngón, truyền khẩu, ít đề cao tính khoa học là nguyên nhân gây nên
khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng chính qui, chuyên nghiệp.
Những tiêu chí đánh giá chất lượng chưa được thống nhất cũng ảnh
hưởng đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Phương pháp học tập của học sinh sinh viên chưa thực sự
được quan tâm. Đây là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển trình độ
một cách toàn diện và chuyên sâu của họ.
- Có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về guitar, nhất
là các luận án tại Việt Nam. Mà khi thiếu những nghiên cứu khoa
học giá trị thì sẽ khó có các giải pháp phù hợp, bền vững giúp cho
trình độ guitar Việt Nam phát triển nhanh và hòa nhập với guitar
thế giới.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của guitar thế giới, khu vực,
cũng như những nhược điểm đang còn tồn tại trong chính lĩnh vực
đào tạo guitar chuyên nghiệp Việt Nam thì yêu cầu cấp thiết hiện
nay là phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa để tránh bị tụt hậu
so với các nước khác. Đồng thời xây dựng lĩnh vực đào tạo guitar
bài bản chuyên nghiệp hơn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững,
phát huy tối đa năng lực của học sinh sinh viên và tiến tới việc nâng
trình độ chơi guitar Việt Nam lên tầm chuyên nghiệp thế giới. Từ
thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự phát triển đào tạo guitar
chuyên nghiệp tại Việt Nam” với mong muốn đưa ra những giải
pháp mà có thể phần nào đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết nêu


trên để góp phần thúc đẩy sự phát triển của guitar chuyên nghiệp
Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới có nhiều những công trình nghiên cứu về mảng

đào tạo và kỹ thuật chơi guitar. Chúng tôi xin đưa một vài ví dụ
như:
- Luận án Tiến sĩ của Jonathan Carey Norton “Motion capture
to build a foundation for a computer-Controlled instrument by
study of classical guitar perfomance” (Nắm bắt chuyển động để xây
dựng một nền tảng cho máy tính – Kiểm soát nhạc cụ bằng việc
nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn guitar cổ điển) tháng 9, 2008,
Stanford University, American. Tác giả có đề cập đến sự phát triển
của một số yếu tố cơ bản mà tạo nên cách chơi guitar cổ điển ngày
nay. Như là tư thế ngồi cầm đàn, cách chơi ép dây và bỏ ngón út
khỏi mặt đàn của bàn tay phải, tư thế bàn tay trái
- Luận văn của Anne-Marie Burns “Computer vision methods
for guitarist-Left hand fingering recognition” (Những phương pháp
sử dụng máy tính để quan sát cho nghệ sĩ guitar – Sự nhận diện
ngón bấm tay trái) tháng 1, 2007, McGill University, Canada đưa ra
phương pháp quan sát và phân tích chi tiết các chuyển động của bàn
tay trái bằng máy tính và các phần mềm để có những phát hiện mới
đóng góp cho việc xây dựng lý thuyết, đào tạo âm nhạc.
- Luận văn của Gerrit Lukas Roos “The development of right
hand guitar technique with reference to sound production” (Phát
triển kỹ thuật guitar của bàn tay phải với sự tham khảo để sáng tạo


âm thanh), tháng 11, 2009, University of Pretoria, Cộng hòa Nam
Phi nghiên cứu kỹ thuật tay phải từ thời Phục hưng cho đến nay.
Tác giả hệ thống những cách đặt tay đầu tiên trên đàn vihuela (nhạc
cụ tiền thân của guitar), đàn guitar 4 dây đôi, 5 dây đôi, 6 dây đôi, 6
dây đơn cũng như của một số nghệ sĩ guitar nổi tiếng thế giới trong
các thế kỷ. Và đề cập đến một số kỹ thuật tay phải như rasguedo,
apoyando (ép dây), tirando (móc dây), pizzicato hay cách tạo màu

sắc âm thanh.
Bên cạnh các luận án, luận văn, nhiều cuốn sách nước ngoài
cũng nghiên cứu sâu về lĩnh vực đào tạo và trình tấu:
- Charles Duncan, "The art of playing classical guitar" (Nghệ
thuật chơi guitar cổ điển), 1980, Summy-Birchard, USA đưa ra
những nghiên cứu, phân tích của tác giả về kỹ thuật tay trái và tay
phải.
- Jorge Cardoso, “Science et Methode de la Technique
guitaristique” (Khoa học và phương pháp phát triển kỹ thuật
guitar), Austreales. Đây là bộ sách gồm 2 tập trong đó tập 1 chuyên
về phân tích cơ tay, phần 2 chủ yếu đưa ra các bài tập phát triển các
kỹ thuật như chạy quãng 8, dải hợp âm, kết hợp các ngón gảy theo
nhiều cách khác nhau.
- С.И. Руднев đã Nga hóa kỹ thuật guitar cổ điển thông qua
toàn bộ tác phẩm được sử dụng là âm nhạc dân gian Nga trong cuốn
“Русский стиль игры на классической гитаре” (Phong cách Nga
trên cây đàn guitar cổ điển), 2002.


- N.P. Mikhailenko, “Phương pháp giảng dạy guitar 6 dây”,
Kiev, 2003. Đây là cuốn sách khá chi tiết về phương pháp giảng
dạy chơi guitar. Chương VI – VII viết về chuyển động trong thực
hiện kỹ thuật tay trái và tay phải.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu mà trong đó, các tác
giả đã đưa ra được những cách phát triển mới, sáng tạo, khoa học
đóng góp cho nền guitar thế giới. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nghiên cứu nào tập trung giải quyết các vấn đề đào tạo guitar
chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Trong nước, nghiên cứu khoa học về guitar còn ít, thường ở
dạng luận văn và sách. Chưa có luận án tiến sĩ nghiên cứu sâu về đào

tạo guitar đã được công bố tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đào tạo guitar cổ điển Việt Nam. Gồm có chương trình, giáo
trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, kiểm tra đánh
giá.
- Là học sinh sinh viên guitar cổ điển tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Nhưng sẽ chủ yếu tập trung vào bộ môn guitar tại HVANQGVN
Phạm vi nghiên cứu
- Guitar cổ điển thế giới từ thế kỷ XVI – XX và guitar cổ điển
Việt Nam chủ yếu từ năm 1956 cho đến nay.
- Đào tạo guitar cổ điển chuyên nghiệp tại Việt Nam
4. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là nâng cao chất lượng
đào tạo guitar chuyên nghiệp Việt Nam bằng cách tìm ra những
nhược điểm đang tồn tại trong chương trình, giáo trình, phương
pháp giảng dạy, phương pháp học tập, kiểm tra đánh giá. Sau đó sẽ
kết hợp giữa những thành tựu guitar thế giới với đặc điểm người
Việt Nam để xây dựng nên các giải pháp phù hợp, mang tính hiệu
quả thực tiễn cao cho đào tạo guitar chuyên nghiệp nước nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp, so sánh, quy nạp,
diễn giải:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã tham khảo,
nghiên cứu các luận án, luận văn, tư liệu, sách, và cả các tác phẩm
guitar thế giới từ thế kỷ XVI – XX để có được những phân tích về
phong cách, kỹ thuật, nghệ thuật trong cách chơi đàn.
Phương pháp chuyên gia

Sử dụng kinh nghiệm của nhiều thế hệ giảng viên dạy guitar tại
Việt nam để góp phần phân tích, đánh giá các tư liệu Việt Nam và
nước ngoài, các kết quả nghiên cứu trong luận án, luận văn.
Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu thực trạng
môi trường đào tạo, biểu diễn guitar chuyên nghiệp ở Việt Nam, và
chủ yếu tại Hà Nội.
6. Đóng góp của luận án
Về đào tạo


- Kết hợp phương pháp đào tạo guitar quốc tế với những đặc
điểm riêng của người Việt Nam để đưa ra những giải pháp cụ thể
nâng cao chất lượng cho chương trình giáo trình, phương pháp dạy,
phương pháp học, kiểm tra đánh giá hiện nay. Từ đó đóng góp vào
hệ thống đào tạo của các cở sở đào tạo guitar chuyên nghiệp tại
Việt nam
Về phát triển kỹ thuật
- Đóng góp sơ đồ chung về quá trình hình thành và phát triển
kỹ thuật guitar thế giới từ thế kỷ XVI-XX cho mảng nghiên cứu của
guitar chuyên nghiệp Việt Nam.
- Tổng hợp, hệ thống các kỹ thuật trong tác phẩm Việt Nam
thành đặc điểm kỹ thuật chung. Tìm ra sự sáng tạo trong ứng dụng
kỹ thuật phương Tây vào tác phẩm của các tác giả Việt Nam. Từ đó
có những hỗ trợ giúp người chơi thể hiện tác phẩm Việt Nam tốt
hơn.
- Kết hợp các kỹ thuật phương Tây với đặc điểm cơ thể, tư duy
người Việt để xây dựng hệ thống phát triển kỹ thuật cơ bản cho đào
tạo guitar Việt Nam. Mà hệ thống này sẽ vừa bám sát trình độ guitar
chuyên nghiệp thế giới vừa phù hợp đối với học sinh sinh viên nước

ta.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu (9 trang), kết luận (5 trang), phụ lục (129
trang) và tài liệu tham khảo (9 trang), luận án gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về đào tạo guitar chuyên nghiệp thế giới.


Chương II: Một số đặc điểm trong đào tạo guitar chuyên
nghiệp Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp phát triển đào tạo guitar cổ điển
chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO GUITAR CHUYÊN NGHIỆP
THẾ GIỚI
1.1. Một số trung tâm đào tạo guitar chuyên nghiệp thế giới
1.1.1. Tây Ban Nha
Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII, Tây Ban Nha đã xây
dựng được một nền âm nhạc rất đặc sắc đa dạng.
Nhạc viện Hoàng gia Tây Ban Nha được thành lập vào năm
1830. Tại đây đào tạo theo phong cách guitar cổ điển của châu Âu.
1.1.2. Liên bang Nga
Nền âm nhạc Nga có vị trí hết sức quan trọng trong nền âm
nhạc thế giới. Những nghệ sĩ guitar hàng đầu như Agafonshin,
Ivanov-Kramskoi, Rudnev có nhiều đóng góp vào kho tàng âm
nhạc guitar thế giới.
Viện hàn lâm âm nhạc mang tên Gnesin được thành lập vào
năm 1895. Trường có các khoa như là piano, thanh nhạc, dàn nhạc,
sáng tác, âm nhạc dân tộc. Nhạc cụ guitar nằm trong khoa âm nhạc
dân tộc. Chương trình đào tạo tạo theo phong cách guitar cổ điển
của châu Âu

1.1.3. Ý


Ý là một trung tâm âm nhạc cổ điển nổi tiếng thế giới. Và
phong cách guitar Ý mang đậm chất cổ điển.
Nhạc viện Giuseppe Verdi được thành lập vào năm 1807.
Trong suốt 200 năm hình thành và phát triển, nhạc viện đã đào tạo
được rất nhiều các nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Giacomo
Puccini (ông được đánh giá là nhà soạn nhạc opera Ý vĩ đại chỉ sau
Verdi). Đào tạo chuyên ngành guitar chủ yếu tập trung vào hai thời
kỳ là tiền cổ điển và hiện đại.
1.2. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ guitar tiêu biểu
1.2.1. Mauro Giuliani (1781 – 1829)
Mauro Giuliani là nghệ sĩ guitar, nhà soạn nhạc hàng đầu của
Ý. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ sự lĩnh hội những đặc trưng
của âm nhạc cổ điển Viên và có âm hưởng như một dàn nhạc thu
nhỏ.
1.2.2. Donisio Aguado (1784 – 1849)
Nghệ sĩ guitar, nhạc sĩ Donisio Aguado được sinh ra tại
Madrid, Tây Ban Nha. Một trong những đóng góp quan trọng của
ông đối với guitar cổ điển là việc sử dụng móng tay để gảy các nốt
nhạc. Đây là yếu tố mà sẽ trở thành cách chơi đặc trưng cho phong
cách guitar cổ điển sau này.
1.2.3. Francisco Tarerga (1854 - 1909)
Francisco Tarerga được sinh ra tại Tây Ban Nha. Tốt nghiệp
chuyên ngành sáng tác và piano xuất sắc tại nhạc viện Real ở
Madrid nhưng Tarrega vẫn chọn gắn bó cuộc đời và cống hiến cho
cây đàn guitar. Một trong những đóng góp quan trọng đối với guitar



cổ điển là ông đã đưa vào ứng dụng tư thế ngồi cầm đàn mới mà trở
thành một trong những đặc trưng của phong cách chơi guitar cổ
điển.
1.2.4. Andrew Segovia (1893 - 1987)
Nghệ sĩ guitar A. Segovia được sinh ra ở Tây Ban Nha. Từ nhỏ
đã theo học piano và violon với các gia sư nổi tiếng. Tuy nhiên,
những thanh âm giàu màu sắc và tình cảm của cây guitar đặc biệt
hấp dẫn ông. Segovia có công lơn trong việc đưa nhạc cụ đạt được
vị trí nhất định trong thế giới âm nhạc thích phòng.
1.2.5. Alexander Mikhaylovich Ivanov-Kramskoy (1912-1973)
Là nghệ sĩ guitar hàng đầu, nhà giáo và nhà soạn nhạc của Liên
Xô cũ. Đóng góp quan trọng nhất của ông là đào tạo được nhiều học
trò giỏi mà sau này họ đã trở thành một đội ngũ nghệ sĩ, nhà giáo
xuất sắc và có công đưa guitar cổ điển Nga nổi tiếng thế giới.
1.3. Quá trình phát triển kỹ thuật các loại hình guitar từ thế
kỷ XVI đến XX
1.3.1. Thế kỷ XVI
Phổ biến guitar bốn dây đôi và các nhạc cụ họ hàng như lute,
vihuela.
*Kỹ thuật bàn tay phải
Gồm có kỹ thuật gảy bằng ba ngón, kỹ thuật chạy ngón thường
dùng trong cách câu liền bậc, kỹ thuật chơi hợp âm chơi từ hai đến
bốn bè
*Kỹ thuật tay trái


Thường dùng kỹ thuật bấm trên 9 phím đàn. Âm nhạc chủ yếu
mang chức năng đệm nên tạo nên kỹ thuật barre (chặn ngón).
*Kỹ thuật kết hợp hai bàn tay
Phối hợp hai tay đạt được sự trôi chảy, chính xác, hoàn hảo khi

diễn tấu tác phẩm. Độ ngân của âm thanh được kiểm soát bằng tay
phải.
1.3.2. Thế kỷ XVII
Bắt đầu phát triển guitar năm dây đôi.
*Kỹ thuật bàn tay phải
Kỹ thuật gảy móc dây phát triển mạnh do sự phổ biến của hình
thức suite, sonat và phức điệu. Kỹ thuật chơi hợp âm bằng một
ngón tạo nên sự xuất hiện kỹ thuật rasguedo, hoặc tremolo một
ngón sau này
*Kỹ thuật tay trái:
Kỹ thuật bấm trở nên phức tạp hơn thế kỷ trước do sự phổ biến
của hình thức suite, sonat và phức điệu. Kỹ thuật luyến được phát
triển từ kỹ thuật bấm, dùng để trang trí, hoặc làm mềm hóa câu
nhạc.
*Kỹ thuật kết hợp hai bàn tay
Kết hợp kỹ thuật gảy với luyến tạo nên thủ pháp chạy câu mới
mà cho đến ngày nay vẫn được các nghệ sĩ guitar hay dùng.
1.3.3. Thế kỷ XVIII
Guitar phát triển rất mạnh. Xuất hiện một số lượng lớn các
sách, tác phẩm viết trực tiếp cho đàn guitar.
*Kỹ thuật bàn tay phải


Kỹ thuật gảy sử dụng bốn ngón p, i, m, a. Đây là các ngón gảy
mà được dùng trên cây đàn guitar cổ điển cho đến hiện nay. Kỹ
thuật chạy ngón xuất hiện cách chạy cromatic. Kết hợp với kỹ thuật
chơi hợp âm tạo thành thủ pháp chạy ngón hợp âm rất phổ biết
trong tác phẩm guitar thế kỷ XVIII. Kỹ thuật chơi hợp âm được phát
triển đa dạng
*Kỹ thuật bàn tay trái

Kỹ thuật bấm đã mở rộng phạm vi sử dụng nốt nhạc đến phím
thứ XII. Kỹ thuật luyến được chơi tự do ngẫu hứng như cadenza
hay dùng như một thủ pháp trình bày chủ đề. Từ kỹ thuật luyến dẫn
đến sự xuất hiện kỹ thuật glissando sau này. Ngoài ra, thời kỳ này
còn có kỹ thuật chơi bồi âm và staccato.
*Kỹ thuật kết hợp hai tay
Việc tăng thêm số lượng ngón gảy bàn tay phải, mở rộng việc
khai thác số lượng phím đàn từ 8 lên 12, đa dạng kỹ thuật tay trái đã
nâng khả năng kiểm soát và phối hợp hai bàn tay ở thời kỳ này
chính xác, phức tạp hơn TK XVII.
1.3.4. Thế kỷ XIX
Ra đời cây đàn chuẩn về kích thước, hình dáng, số dây, gắn liền
với thuật ngữ classical.
*Kỹ thuật bàn tay phải
Kỹ thuật gảy sử dụng cả móc dây và ép dây. Du nhập kỹ thuật
pizzicato từ nền âm nhạc châu Âu. Kỹ thuật tremolo được phát triển
lên đỉnh cao. Kỹ thuật chơi hợp âm được đa dạng hóa hơn nữa bằng


cách kết hợp với kỹ thuật staccato, âm bồi nhân tạo, pizz. Hoặc
dùng kỹ thuật tamburin và rasguedo để chơi cả hợp âm.
*Kỹ thuật bàn tay trái
Kỹ thuật bấm được mở rộng đến những điệu thức ít dùng trên
guitar. Kỹ thuật luyến có nhiều cách chơi mới như tự luyến, luyến
kết hợp bồi âm tự nhiên. Kỹ thuật chơi bồi âm được sử dụng với tư
duy âm nhạc rõ ràng. Xuất hiện cách chơi bồi âm bằng tay trái.
*Kỹ thuật phối hợp hai tay
Ở thế kỷ này, có thêm một xu hướng là tách hai tay độc lập,
một bàn tay đảm nhận cả hai nhiệm vụ gảy và bấm. Kết hợp kỹ
thuật hai bàn tay hướng đến việc thể hiện tính nghệ thuật của tác

phẩm
1.3.5. Thế kỷ XX
*Kỹ thuật bàn tay phải
Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người chơi và nhạc cụ là nhân tố tạo
nên sự biến hóa đa dạng khi diễn tấu. Kỹ thuật chạy ngón đạt đến sự
tự do dựa trên việc kết hợp giữa bốn ngón tay phải với kỹ thuật
luyến tay trái và những nốt dây buông. Kỹ thuật chơi hợp âm được
đa dạng hóa và nâng lên mức thể hiện nghệ thuật. Ở thế kỷ XX, hợp
âm là chuỗi âm thanh kết hợp theo tư duy tác giả, thoát ra ngoài
khuôn khổ công năng.
*Kỹ thuật bàn tay trái
Kỹ thuật bấm khai thác những vị trí chưa từng được sử dụng
như khoảng trống giữa ngựa trên cần đàn. Bước đầu thoát khỏi sự
qui định về cao độ của các nốt nhạc của phương Tây. Glissando


được phát triển hơn với những tìm tòi tạo ra âm thanh và cảm giác
mới. Có cách chơi bồi âm mới được du nhập từ guitar điện
*Kỹ thuật kết hợp hai tay
Đạt đến trình độ điêu luyện, không mắc một lỗi nhỏ về kỹ thuật
và nghệ thuật trong toàn bộ quá trình diễn tấu
Chương 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG ĐÀO TẠO GUITAR
VIỆT NAM
2.1. Vài nét về guitar chuyên nghiệp Việt Nam qua các giai
đoạn
Trước 1956, do chưa có trường lớp và chương trình học bài bản
nên mỗi nghệ sĩ phải tự tìm cách học riêng. Từ năm 1956 đến 1986
là giai đoạn bước đầu tiến lên chuyên nghiệp. Đánh dấu bằng việc
thành lập các trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp lớn trên khắp

cả nước. Từ đây, việc giảng dạy dần đi vào quy củ, bài bản. Từ năm
1986 đến nay là giai đoạn guitar chuyên nghiệp Việt Nam phát triển
mạnh và đạt một số thành tựu. Bắt đầu từ các cuộc thi, guitar ba
miền có cơ hội giao lưu học hỏi một cách toàn diện và qua đó thúc
đẩy guitar Việt Nam phát triển.
2.2. Thuận lợi và khó khăn của người Việt khi học đàn
guitar chuyên nghiệp
2.2.1. Thuận lợi
Các nghệ sĩ dễ dàng truyền tải mọi tư duy, cảm xúc của bản
thân vào tiếng đàn. Chất âm nhạc Việt Nam và sự sáng tạo mà vốn


có trong mỗi người sẽ giúp họ nên sự mới lạ khi họ thể hiện tác
phẩm nước ngoài.
2.2.2. Những hạn chế cơ bản trong phát triển đào tạo guitar
cổ điển tại Việt Nam
*Chương trình – giáo trình
Trải qua hơn 50 năm, bộ môn guitar HVANQGVN đã đạt được
mục tiêu xây dựng đội ngũ đông đảo các nghệ sĩ, giảng viên guitar.
Tuy nhiên, khi hướng đến việc nâng cao chất lượng trong giai đoạn
mới thì đang gặp phải một số vấn đề khó khăn. Nội dung chương
trình đào tạo chưa thật sự thống nhất, dẫn đến bị loanh quanh, tự
phát và ít nhiều bị xa dời so với sự phát triển chung guitar thế giới.
Về giáo trình, có tiếp thu những thành tựu của guitar thế giới
nhưng mới chủ yếu đạt được mục tiêu đào tạo về số lượng tác phẩm,
còn về mặt chất lượng, hiệu quả thực tế thì vẫn gặp một số hạn chế
như khó đảm bảo đủ thời gian cần thiết để đạt được sự nhuần
nhuyễn cho mỗi tác phẩm, chưa có định hướng rõ ràng về kế hoạch
tích lũy các tác phẩm sau nhiều năm học cho HSSV. Ít sử dụng các
tác phẩm của TK XVI, TK XX và Việt Nam. Vấn đề làm sạch trong

âm nhạc cũng như phát triển kỹ thuật chưa có được thống nhất trong
cách đào tạo. Hoạt động thi đấu còn bị hạn chế.
*Phương pháp giảng dạy
Về kỹ thuật. Chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở để xây
dựng hệ thống phát triển kỹ thuật cơ bản bền vững. Trong khi diễn
tấu còn chưa giải quyết tốt vấn đề thả lỏng, tư thế ngồi, kỹ thuật
bấm, kỹ thuật gảy và tính đồng bộ phối hợp kỹ thuật hai tay.


Về nghệ thuật. Ít chú trọng việc trang bị đầy đủ kiến thức và
khả năng tư duy nghệ thuật chuyên sâu về guitar. Việc thực hiện
tiêu chí "sạch", tai nghe và điều khiển, sự đồng bộ giữa kỹ thuật và
nghệ thuật, tính chuyên nghiệp từ thấp lên cao chưa được kiểm soát
chặt chẽ và phát triển hợp lý trong quá trình giảng dạy.
Ngoài ra, còn một số vấn đề khác ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo như phương pháp đọc nhạc, xây dựng chương trình học
riêng phù hợp với các em có năng khiếu vượt trội.
*Phương pháp học tập
Về ý thức. Thường thụ động và dựa vào thầy. Nhanh, ẩu dẫn
đến nhiều hạn chế đáng tiếc sau nhiều năm học. Phổ biến tâm lí học
để thi cho qua.
Về cách tập luyện. HSSV hay cố gắng tăng tốc độ nhưng chưa
có phương pháp hợp lý dẫn đến mất rất nhiều thời gian, công sức,
mà hiệu quả thấp. Độ chuẩn xác về nhịp điệu, tiết tấu chưa cao.
Về nghệ thuật. Việc chơi đàn hấp tấp làm cho các câu đoạn, nốt
nhạc không đầy đặn. Thiếu phương pháp đọc nhạc. Kỹ năng nghe
chưa chọn lọc.
Về biểu diễn. HSSV có ít cơ hội được ra sân khấu nên gặp
nhiều khó khăn trong thực hành biểu diễn
*Môi trường chuyên nghiệp

Tư tưởng “thi để qua” đang rất phổ biến làm cho kết quả của
các kỳ thi chưa thuyết phục
2.3. Một số đặc điểm trong tác phẩn guitar Việt Nam


2.3.1. Đặc điểm về kỹ thuật trong tác phẩm chuyển soạn từ ca
khúc
*Kỹ thuật bàn tay phải:
Đa phần là gảy móc dây. Thường chạy ngón những câu nhạc
liền bậc. Tremolo là một thủ pháp phát triển giai điệu ưa thích. Sử
dụng các quãng III, quãng VI, quãng VIII, quãng đồng âm như
trong âm nhạc phương Tây. Kỹ thuật pizzicato và rasguedo ít đươc
dùng.
*Kỹ thuật bàn tay trái
Kỹ thuật bấm sử dụng đến phím XII. Kỹ thuật barre xuất hiện
trong mọi bản nhạc. Kỹ thuật luyến và chơi hoa mỹ được sử dụng
để mô phỏng cho lời ca luyến láy. Ngoài ra trong tác phẩm còn có
kỹ thuật chơi bồi âm, glissando và staccato
*Kỹ thuật kết hợp hai bàn tay:
Thể hiện âm nhạc chủ điệu
2.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật trong các tác phẩm chuyển soạn
từ dân ca
*Kỹ thuật bàn tay phải:
Sử dụng kỹ thuật gảy móc dây và ép dây. Kỹ thuật chạy ngón
kết hợp với luyến để chạy điệu thức ngũ cung. Kỹ thuật tremolo và
pizzicato ít được dùng còn rasguedo và tamburin thì gần như không
xuất hiện.
*Kỹ thuật bàn tay trái:
Kỹ thuật bấm khai thác đến phím XVII. Kỹ thuật barre xuất
hiện trong tất cả các tác phẩm. Kỹ thuật luyến, chơi hoa mỹ,



glissando thường xuyên xuất hiện ở dạng ngũ cung. Có sử dụng kỹ
thuật chơi bồi âm và staccato.
*Kỹ thuật kết hợp hai tay:
Chủ yếu vẫn là âm nhạc chủ điệu nhưng cũng khai thác phổ
biến các điệu thức ngũ cung hơn
2.3.3. Đặc điểm về kỹ thuật trong các tác phẩm sáng tác mới
của các nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar Việt Nam
Có sự pha trộn giữa hòa âm hiện đại và ngũ cung
*Kỹ thuật tay phải:
Sử dụng hai kỹ thuật móc dây và ép dây. Thang âm ngũ cung
xuất hiện trong cả kỹ thuật chạy ngón và chơi hợp âm. Kỹ thuật
pizzicato, rasguedo, tamburin có được dùng.
*Kỹ thuật tay trái:
Vị trí bấm và các thế tay thay đổi liên tục theo các hệ thống lên
dây khác nhau. Trong tác phẩm có những nốt non, nốt già. Kỹ thuật
barre, bồi âm và luyến xuất hiện trong mọi tác phẩm sáng tác. Kỹ
thuật chơi hoa mỹ, glissando, stacato có được dùng.
Kỹ thuật kết hợp hai tay:
Hệ thống lên dây liên tục thay đổi khác nhau trong các tác
phẩm giúp cho việc kết hợp kỹ thuật hai tay vẫn giống phương Tây
nhưng hiệu quả lại mang nhiều màu sắc, âm hưởng dân tộc Việt.
2.3.4. Những sáng tạo trong ứng dụng kỹ thuật phương Tây
vào tác phẩm Việt Nam
*Kỹ thuật tay phải


Sử dụng cả năm ngón để dải hợp âm. Tremolo được chơi trên từ
một đến sáu dây. Kỹ thuật chơi hợp âm tạo nên những hợp âm mô

phỏng nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Pizzicato mô phỏng tiếng giọt
nước rơi trong hang núi rừng Tây Nguyên. Tamburin mô phỏng âm
hưởng Việt Nam.
* Kỹ thuật tay trái:
Vị trí bấm vượt ra các phím đàn. Xuất phát từ việc thay đổi hệ
thống dây đàn nên tạo thành những barre ngũ cung mà khi giữ
nguyên hệ thống dây đàn theo phương Tây thì sẽ không thể tạo
được. Có cách dùng nốt hoa mỹ độc đáo. Ðó là nốt hoa mỹ nằm sau
nốt chính.
* Kỹ thuật kết hợp hai tay
Tác phẩm Việt Nam tập trung kết hợp các kỹ thuật hai tay để
thể hiện, mô phỏng những đặc trưng dân tộc. Một số hệ thống lên
theo ngũ cung khác nhau tạo nên nhiều thay đổi so với hệ thống lên
dây đàn phương Tây trong kỹ thuật kết hợp hai tay.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO GUITAR CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
3.1. Giải pháp về chương trình – giáo trình
3.1.1. Đổi mới phương pháp tư duy về xây dựng chương trình
*Phát triển kỹ thuật có hệ thống
Bậc trung cấp cần được luyện tập đầy đủ có trình tự những kỹ
thuật cơ bản, phát triển song song kỹ thuật của cả hai bàn tay.


Bậc đại học sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật cơ bản ở trình độ
cao hơn, đáp ứng yêu cầu về nghệ thuật
*Về phát triển nghệ thuật
Bậc trung cấp sẽ chủ yếu sử dụng những tác phẩm được sáng
tác bởi nghệ sĩ guitar xuất sắc. Sau đó là sử dụng đến tác phẩm
chuyển soạn.

Bậc đại học 4 năm sẽ vừa tiếp tục phát triển hai loại tác phẩm
có trong chương trình của bậc Trung cấp nói trên, vừa luyện tập đến
những tác phẩm mà được sáng tác bởi nhạc sĩ không phải là nghệ sĩ
guitar.
*Kế hoạch phát triển có mục tiêu
Có kế hoạch xây dựng nội dung chương trình tác phẩm ở tầm
ngắn hạn và dài hạn cho mỗi HSSV một cách có hệ thống. Đó là ở
bậc trung cấp thì trung bình mỗi năm sẽ luyện thành thạo một tác
phẩm lớn và đưa vào nội dung thi cuối học kỳ II để đến cuối trung
cấp thì học trò sẽ có được chương trình gồm 4 tác phẩm có thể dùng
để thi đấu trong cuộc thi quốc tế vừa và nhỏ cũng như là chương
trình thi đầu vào đại học.
Đại học cũng cần xây dựng một chương trình gồm các tác phẩm
hình thức lớn như sonat, concerto.
Sau khi tốt nghiệp, gộp tổng số lượng tác phẩm này thì mỗi sinh
viên có thể biểu diễn ít nhất hai chương trình độc tấu. Đây là tiêu
chuẩn mà để có thể trở thành nghệ sĩ guitar chuyên nghiệp.
3.1.2. Giáo trình


Bổ sung đầy đủ tác phẩm từ TK XVI đến XX và Việt Nam
cùng cách xử lý đúng cho từng thể loại, thời kỳ. Xây dựng hệ thống
phát triển kỹ thuật bao gồm giải pháp về trình tự phát triển kỹ thuật
các ngón bàn tay phải, kỹ thuật chơi hợp âm, giải pháp về trình tự
phát triển kỹ thuật các ngón bàn tay trái, kỹ thuật chặn dây
3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy
3.2.1. Xây dựng tính hệ thống trong giảng dạy:
Về kỹ thuật sẽ phát triển đầy đủ và theo trình tự. Ở bàn tay phải
sẽ bao gồm kỹ thuật gảy, chạy ngón, chơi hợp âm. Ở bàn tay trái sẽ
gồm kỹ thuật bấm, luyến, chặn ngón.

Về nghệ thuật sẽ phát triển tư duy, hiểu biết âm nhạc, loại bỏ
các lỗi nghiêm trọng khi chơi đàn.
Ngoài ra sẽ phát triển hòa tấu, bồi dưỡng các cá nhân đặc biệt
3.2.2. Giải pháp về rèn luyện cơ bản
Hướng dẫn rèn luyện kỹ năng “làm sạch” tác phẩm, thả lỏng
trong khi diễn tấu, nghe và điều khiển, đồng bộ phối hợp kỹ thuật
giữa hai tay, đồng bộ giữa kỹ thuật và nghệ thuật, tính chuyên
nghiệp từ thấp đến cao.
Hướng dẫn phương pháp tập luyện cho HSSV mà vừa tiết kiệm
thời gian vừa đạt hiệu quả cao, xác định tiêu chí âm thanh đẹp, tăng
cường độ chuẩn xác về tiết tấu và cường độ âm thanh. Phổ cập khái
niệm phong cách biểu diễn.
3.3. Đổi mới phương pháp học tập
3.3.1. Đổi mới nhận thức


Bắt buộc phải phát triển việc tự nghiên cứu. Nghiêm khắc giới
hạn tốc độ từ chậm đến nhanh trong quá trình vỡ bài đến hoàn thiện
tác phẩm. Có những giờ thực hành trên lớp kết hợp đo thời gian.
Kiên quyết loại bỏ tâm lí học để thi cho qua.
3.3.2. Cách thức tập luyện
Về kỹ thuật. Cần đánh chậm, thả lỏng, đảm bảo sự liền mạch
của câu nhạc, kiểm soát chính xác độ dài các nốt nhạc.
Về kỹ năng nghe. Hạn chế tham khảo băng đĩa khi đang vỡ bài.
Khi nghe cần sự đồng ý và hướng dẫn của giảng viên.
Về tiết tấu và cường độ âm thanh. Phải tập luyện chính xác đến
những giá trị nhỏ
Về tiếng đàn. Tự nghiên cứu để đa dạng hóa màu sắc âm thanh
3.4. Môi trường chuyên nghiệp
Nghiêm khắc trong cách cho điểm thi với những HSSV lười

hoặc mang nặng tư tưởng thi để cho qua. Và cũng động viên, khen
ngợi kịp thời các HSSV chăm chỉ, nỗ lực trong học tập. Đặt ra
những tiêu chí, kế hoạch cụ thể về việc thực hiện hoạt động biểu
diễn cho HSSV. Chuẩn bị cho HSSV chương trình tác phẩm giống
các cuộc thi để mở ra cơ hội tham gia các giải guitar quốc tế.
KẾT LUẬN
Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, guitar đã trở
thành một trong số những nhạc cụ phổ biến tại châu Âu, châu Á,
châu Mỹ. Hoạt động đào tạo guitar diễn ra ở nhiều trung tâm âm
nhạc thế giới như tại Tây Ban Nha, Ý, Nga. Nội dung chương trình,


×