Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những đặc điểm cơ bản của cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.49 KB, 5 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Họ và tên: Hoàng Thu Hồng
Câu hỏi) Phân bổ NSNN cho giáo dục
Những đặc điểm cơ bản của cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục. Liên
hệ với thực tế và khuyến nghị các biện pháp nhằm cải tiến phân bổ NSNN cho giáo dục.
Bài làm)
1) Khái niệm:
Ngân sách/ngân quỹ là cách phát biểu các kế hoạch đã định theo các quan hệ bằng
con số. Các ngân sách là các điều khoản về các kết quả định trước theo quan hệ tài chính.
2) Các cấp tham gia phân bổ NSGD:
- Tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức hay các cấp NS và việc phân cấp trong thu và chi
của mỗi cấp NS.
- Ngay cả các nước có quy định NSGD thuộc về NS của bang, song đã xuất hiện xu
hướng NS liên bang dành một tỷ lệ nhất định cho GD (Mỹ)
- Hầu hết các nước việc xác định tỷ lệ NSNN cho GD là phức tạp và được giao cho
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch chịu trách nhiệm chính. Việc phân bổ trong nội bộ ngành là
công việc của Bộ Giáo dục.
- Đối với các cấp học (trình độ đào tạo) cao và cơ sở đào tạo có quy mô lớn thường
có phân bổ NS trong nội bộ trường (cho các bộ phận trong trường).
Một số đặc điểm cơ bản chung về cơ chế phân bổ NS cho GD:
- Hệ thống giáo dục của các nước có các mức độ khác biệt đáng kể về sở hữu và
kiểm soát của NN tuỳ thuộc vào mức độ phụ thuộc nhiều hay ít vào NSNN.
- Các cơ sở GD ngày càng nhận được vốn nhiều hơn từ hàng loạt nguồn. Các cơ chế
phân bổ vốn truyền thống thường tỏ ra kém hiệu quả trong một môi trường cấp vốn đa
nguồn.


- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho GD phụ thuộc đáng kể bởi cơ chế phân bổ
NS.
- Phương thức được dùng để phân bổ NS:
+ định mức theo các yếu tố đầu vào
+ hoàn trả
- Việc phân bổ NS cho GD thường được xây dựng theo công thức rõ ràng và trong
sáng với các căn cứ chủ yếu:
+ số lượng đầu vào/đầu ra của GD
+ chi phí đào tạo một HS/SV theo từng cấp GD và theo mức độ của phẩm chất
(phẩm chất: “lý tưởng”, “mục tiêu hiện nay”, “tối thiểu chấp nhận được”)


+ hệ số theo vùng
+ các hệ số khuyến khích (nếu có)
- Có 3 cách phân phối NS cho các cơ sở GD phổ biến hiện nay:
+ Theo đầu vào
+ Theo đầu ra
+ Cấp NS thông qua HS/SV
- Tính có điều kiện (VD: quy mô của trường; tỷ lệ GV có trình độ cao; vùng khó
khăn)
- Các yêu cầu của cơ chế phân bổ NS mới:
+ Sự phân hoá và gia tăng các trường có chất lượng
+ Một môi trường GD và chương trình GD năng động hơn
+ các ưu tiên phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội
- Nhận xét: có 2 vấn đề trọng tâm đối với thiết kế và thực thi cải cách hiện nay:
+ Cấu hình phân bổ NS theo đầu vào đối lại với theo đầu ra; theo định mức >< hoàn
trả;
+ Sự tương tác giữa các nguồn cung cấp vốn và giữa các cơ quan tài trợ.
3) Thực trạng phân bổ NSNN cho giáo dục và một biện pháp nhằm cải tiến phân bổ
NSNN cho giáo dục

3.1) Thực trạng:
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều
khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo
dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường
được 20 năm, đã hình thành những cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng, thì cơ
chế tài chính giáo dục thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, bao cấp. Việc quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán: các địa phương quản
lý 74% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm, các bộ, ngành khác 21%, Bộ Giáo
dục và đào tạo quản lý 5%. Các địa phương, các bộ, ngành không có báo cáo về tình hình
và hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục cho Bộ Giáo dục và đào tạo. Vì vậy, Bộ Giáo dục
và Đào tạo không đủ điều kiện đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nước cho giáo dục trong
toàn quốc.
- Mức chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn rất thấp so với nhu cầu rất lớn của
ngành.
- Định mức phân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất
lượng đào tạo (đội ngũ nhà giáo, điều kiện về cơ sở vật chất…), chưa làm rõ trách nhiệm
chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại
học, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân.
- Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở
khoa học xây dựng mức chi và đơn giá chuẩn.
- Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hằng năm chưa gắn với kế hoạch phát triển
trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên
thực hiện các nhiệm vụ, chế độ, chính sách và cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng
nguồn lực tài chính công.


- Chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước chưa thay đổi. Mức học phí quá thấp,
dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng đô thị, không phù hợp với mặt bằng giá cả
cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua.

- Chính sách về miễn, giảm học phí và học bổng hiện nay đã thể hiện là không còn
hợp lý. Các cơ sở giáo dục phải tự thực hiện việc miễn, giảm học phí mà lẽ ra, đây là trách
nhiệm của Nhà nước về chính sách xã hội.
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong
các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn hạn chế về tác dụng.
- Nguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp (bình quân 3,7 triệu đồng/sinh viên
đại học/năm 2006) và mức thu học phí rất thấp và cố định nhiều năm (1,8 triệu đồng/sinh
viên/năm) các cơ sở giáo dục không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên
khi thực hiện chính sách tăng lương và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
- Việc huy động đóng góp của nhân dân cho các trường không kiểm soát được.
- Xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế.
Sơ đồ phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay


CHÍNH PHỦ

Bộ GD & ĐT

Bộ Tài Chính

Các Bộ
ngành khác

Hai ĐH
Quốc gia

Trường trực
thuộc


Trường trực
thuộc

Sở ngành
khác
Trường trực
thuộc

Sở GD &
ĐT
Trường trực thuộc
(THPT, DTNT…)

Bộ KHĐT

Bộ GD ĐT

UBND Tỉnh

Trường trực
thuộc

Sở Tài Chính

UBND
Huyện

Trường thuộc tỉnh
quản lý


Kinh phí cơ quan
phòng GD&ĐT

Trường thuộc
huyện quản lý
(MN, TH,
THCS,
GDTX…)

3.2) Một số biện pháp nhằm cải tiến phân bổ NSNN cho giáo dục
- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân
sách Nhà nước cho các mục tiêu của giáo dục
- Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan quản lý nhà nước trung
ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục
- Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục
- Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học
- Chính sách đối với giáo viên
- Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý tài chính


- Giám sát tài chính giáo dục



×