Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Chuẩn ISO về chế tác phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.77 KB, 52 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI: CHUẨN ISO VỀ CHẾ TÁC PHẦN MỀM

Giảng viên hướng dẫn:

Thầy Hoàng Quang Huy

Nhóm 6

Hà Nội ngày 3/11/2012

Page 1


Lời mở đầu
Trong thời kỳ phát triển của đất nước. ngành Công Nghệ Thông
Tin(CNTT) cũng đã phát triển mạnh mẽ song song với các ngành công nghiệp
trong nước. Từ năm 1962 nước ta đã có một nhóm thanh niên lên đường sang
Liên xô học tập tiếp cận với máy tính và mang CNTT về với nước ta. Kể từ đó
đến nay sự phát triển CNTT ở Việt Nam là đáng kinh ngạc.
Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã
hội trong thời đại ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan
trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn
đề. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động
hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi


lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất
kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Ngày nay, con người có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin.
Hầu như ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần
tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin. Bởi sự đa dạng ấy, đối tượng phục vụ
của Công nghệ thông tin ngày càng phong phú, từ một cá nhân muốn có chiếc
máy vi tính, một công ty muốn xây dựng Website giới thiệu sản phẩm cho tới
một quốc gia muốn xây dựng chính phủ điện tử hay cả thị trường rộng lớn trên
toàn thế giới.
Sự phát triển của CNTT là sự phát triển của phần cứng(hardware) và phần
mềm (software). Từ khi ra đời thì phần cứng và phần mềm luôn luôn phát triển
song hành vói nhau.Tuy nhiên trước đây hầu như phát triển phần cứng mạnh ơn
là phần mềm. Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa này thì phần mềm máy
tính đang được phát triển mạnh mẽ . Công Nghệ Phần Mềm đang được các
trung tâm, công ty tập trung phát triển mạnh mẽ. Việc hướng đến các chuẩn khi
chế tác, sang tạo phần mềm là điều quan trọng để đưa phần mềm đó phát triển ra
trường quốc tế.
Nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu “ Chuẩn ISO cho chế tác phần
mềm” sẽ giúp mọi người có một cách hiều tổng quát về chuẩn ISO và tầm quan
trọng của nó đối với một phần mềm.

Page 2


Chương 1
Giới thiệu về ISO
I.

Định nghĩa về chuẩn ISO


ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International
Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức
hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản
xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ). Tuỳ theo từng
nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số
nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của
Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo
lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích
của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và
dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả.
Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy
nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt
buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn
trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp
chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ
thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần
của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các
Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn.
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công
bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản
của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình


ISO hay là IOS

Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ
đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO,
theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. Trên thực tế ISO là một từ gốc
Hi Lạp, có nghĩa là công bằng. ISO cũng là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ,
ví dụ: ISOmetric chỉ sự tương đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước,

ISOnomy chỉ sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật. Sự
liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal”- công bằng với “standard”-tiêu chuẩn là điều
dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn
Page 3


hoá. Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu
thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ
khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp (Viết tắt từ tên
Organization Internationale de Normalisation). Vì vậy, tên viết tắt ISO được
dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới.

Phân loại các chuẩn ISO
Hiện có rất nhiều loại tiêu chuẩn ISO phổ biến. Các loại ISO thường
được áp dụng như:





Bộ tiêu chuẩn ISO/9126
ISO 9000
ISO/IEC 15504
Tiêu chuẩn ISO 31000
I.

CHUẨN ISO-9126

1. ISO 9126 là gì?


ISO-9126 thiết lập một mô hình chất lượng chuẩn cho các sản phẩm phần
mềm. Bộ tiêu chuẩn này được chia làm bốn phần:


9126-1 Đưa ra mô hình chất lượng sản phẩm phần mềm.



9126-2 Phép đánh giá chất lượng ngoài.



9126-3 Phép đánh giá chất lượng trong.



9126-4 Phép đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm trong quá
trình sử dụng.

Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một phương
pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những
đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm.
Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức Quốc tế này trong đó
có Việt Nam (tham gia năm 1987).
2.Phạm vi mô hình chất lượng


Chất lượng trong và chất lượng ngoài




Chất lượng sử dụng
Page 4


Phần thứ nhất của mô hình xác định 6 tiêu chí của chất lượng trong, 6
tiêu chí chất lượng ngoài; các tiêu chí này sau đó lại được chia nhỏ thành nhiều
tiêu chí con. Những tiêu chí này được bộc lộ ra ngoài khi phần mềm được coi
như là một phần của hệ thống máy tính và là kết quả của các thuộc tính phần
mềm bên trong.
Phần thứ hai của mô hình mô tả 4 tiêu chí chất lượng sử dụng.Chất lượng
sử dụng là hệ quả của 6 tiêu chí chất lượng sản phẩm phần mềm đối với người
dùng.
Các tiêu chí sản phẩm phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các loại
phần mềm.Những tiêu chí sản phẩm phần mềm tạo ra sự nhất quán đối với chất
lượng sản phẩm phần mềm, đồng thời cung cấp một khung cho việc xác định
các yêu cầu đối với chất lượng phần mềm.
Trong phần này, chất lượng sản phẩm phần mềm được xác định và đánh
giá theo nhiều hướng, gắn với kết quả thu được, các yêu cầu, sự phát triển, sử
dụng, đánh giá, hỗ trợ, tính ổn định, đảm bảo chất lượng và kiểm định của phần
mềm. Nó có thể được sử dụng bởi nhà phát triển, tổ chức sử dụng, nhân viên
đảm bảo chất lượng phần mềm hay người đánh giá độc lập.Đồng thời nó đặc
biệt thích hợp cho việc xác định và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm. Ví
dụ, mô hình chất lượng này có thể được dùng để:


Kiểm tra tính đáp ứng đối với những yêu cầu đã đặt ra.




Xác định các yêu cầu phần mềm.



Xác định các đối tượng thiết kế phần mềm.



Xác định các đối tượng kiểm thử phần mềm.



Xác định các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng.



Xác định các tiêu chuẩn chấp nhận cho một sản phẩm phần mềm
hoàn chỉnh.

Page 5


3.Tiêu chí chất lượng

Hình 1 - Chất lượng trong vòng đời sản phẩm
Việc đánh giá sản phẩm phần mềm để thoả mãn các yêu cầu chất lượng là
một trong những quy trình trong vòng đời phát triển của phần mềm (Hình 1).
Chất lượng sản phẩm phần mềm cần được đánh giá bằng việc đo kiểm các thuộc
tính bên trong (thường là các phương pháp đo tĩnh trên các sản phẩm trung
gian), hoặc bằng cách đo kiểm các thuộc tính bên ngoài (thường là đo các đáp

ứng của mã lệnh khi thực thi), hoặc bằng cách đo kiểm chất lượng các thuộc
tính sử dụng. Mục đích là để sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trong từng
trường hợp sử dụng cụ thể.
Quy trình chất lượng góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm, và chất
lượng sản phẩm góp phần cải tiến chất lượng sử dụng. Do đó, việc đánh giá và
cải tiến một quy trình đồng nghĩa với cải tiến chất lượng sản phẩm. Tương tự,
việc đánh giá chất lượng sử dụng có thể tác động ngược trở lại để cải tiến một
sản phẩm và đánh giá một sản phẩm phần mềm có thể tác động trở lại để cải
tiến một quy trình.
Các thuộc tính trong thích hợp của phần mềm là yêu cầu tiền đề để đạt
được các phản ứng bên ngoài, và các hoạt động bên ngoài thích hợp là yêu cầu
tiền đề để đạt được chất lượng sử dụng .
Các yêu cầu cho chất lượng sản phẩm phần mềm sẽ bao gồm các tiêu chí
đánh giá chất lượng trong, chất lượng ngoài và chất lượng sử dụng, để đáp ứng
yêu cầu của người sử dụng, người bảo dưỡng, tổ chức sử dụng, và người dùng
cuối.

Page 6


Các yều cầu về chất lượng của người sử dụng được xác định là các yêu
cầu chất lượng trong phép đo chất lượng sử dụng, phương pháp đo chất lượng
ngoài, thậm chí cả phương pháp đo chất lượng trong. Những yêu cầu này được
xác định bằng phương pháp đo và sử dụng như chuẩn khi đánh giá sản phẩm.
Để có được một sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người dùng đòi hỏi quá trình
phát triển phần mềm phải liên tục và luôn luôn có những phản hồi từ phía họ.
Các yêu cầu chất lượng ngoài xác định các mức yêu cầu đối với chất
lượng theo hướng nhìn từ bên ngoài. Chúng bao gồm các yêu cầu xuất phát từ
nhu cầu người sử dụng, gồm các yêu cầu chất lượng sử dụng.Các yêu cầu chất
lượng ngoài được sử dụng như là đích của quá trình kiểm tra tại mỗi giai đoạn

phát triển. Các yêu cầu chất lượng ngoài cho tất cả các tiêu chí chất lượng xác
định trong phần này nên được đặt trong các đặc tả yêu cầu chất lượng sử dụng
phương pháp đo ngoài, nên được chuyển đổi sang các yêu cầu chất lượng trong,
và nên được sử dụng như là chuẩn để kiểm tra sản phẩm.
Các yêu cầu chất lượng trong xác định các mức chất lượng yêu cầu theo
hướng nhìn từ bên trong của sản phẩm. Các yêu cầu chất lượng trong được sử
dụng để xác định tiêu chí của các sản phẩm trung gian.Chúng có thể bao gồm
các mô hình tĩnh hoặc động, các tài liệu và mã nguồn khác nhau.Các yêu cầu
chất lượng trong có thể được coi là đích cho các kiểm tra tại các giai đoạn khác
nhau trong quá trình phát triển.Chúng cũng có thể được sử dụng để xác định các
chiến lược phát triển, chuẩn để đánh giá, các kiểm tra trong quá trình phát triển.
Có thể sử dụng một số phương pháp đo mở rộng (ví dụ: cho việc tái sử dụng),
nằm ngoài phạm vi của ISO/IEC 9126. Các yêu cầu chất lượng trong nên được
xác định một cách định lượng qua việc sử dụng phương pháp đo trong.
Chất lượng trong là tổng hợp của tất cả các tiêu chí của sản phẩm phần
mềm theo cách nhìn từ bên trong. Chất lượng trong được đo kiểm và đánh giá
theo các yêu cầu chất lượng trong. Các chi tiết của chất lượng sản phẩm phần
mềm có thể được cải tiến trong suốt quá trình triển khai mã hoá, kiểm thử,
nhưng bản chất cơ bản của chất lượng sản phẩm phần mềm thể hiện qua chất
lượng trong thì không thay đổi trừ khi có sự thiết kế lại.
Chất lượng ngoài ước lượng (dự đoán) là chất lượng mà ước lượng hoặc
dự đoán được của sản phẩm phần mềm tại cuối mỗi giai đoạn trong quá trình
Page 7


phát triển đối với mỗi tiêu chí chất lượng, dựa trên những hiểu biết về chất
lượng trong.
Chất lượng ngoài là tổng hợp của các tiêu chí của sản phẩm phần mềm
theo cách nhìn từ bên ngoài. Đó là chất lượng khi phần mềm hoạt động, thường
được đo kiểm, ước lượng trong khi kiểm thử trong môi trường giả lập với dữ

liệu giả lập, sử dụng phương pháp đo ngoài.Trong quá trình kiểm thử, hầu hết
các lỗi cần được phát hiện và khắc phục.Tuy nhiên, sau kiểm thử, vẫn còn lại
một số lỗi.Bởi vì rất khó để sửa chữa kiến trúc và các vấn đề liên quan đến thiết
kế cơ bản của phần mềm, nên thiết kế cơ bản của phần mềm thường không thay
đổi khi kiểm thử.
Chất lượng sử dụng ước lượng (dự đoán) là chất lượng mà ước lượng
hay dự đoán được của sản phẩm phần mềm tại cuối mỗi giai đoạn phát triển đối
với mỗi tiêu chí chất lượng sử dụng, dựa trên hiểu biết về chất lượng trong và
ngoài.
Chất lượng sử dụng là cách nhìn của người dùng về chất lượng của sản
phẩm phần mềm khi nó được sử dụng trong một môi trường và hoàn cảnh cụ
thể. Nó xác định phạm vi mà người sử dụng có thể đạt được mục đích của mình
trong một môi trường cụ thể, hơn là xác định các tiêu chí của bản thân phần
mềm.
Chất lượng trong môitrường của người sử dụng có thể khác với trong môi
trường của người phát triển, đó là do sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng
của những người sử dụng khác nhau, và sự khác nhau giữa các phần cứng và
môi trường. Người sử dụng chỉ đánh giá các tiêu chí của phần mềm mà họ dùng
tới. Đôi khi, các thuộc tính của phần mềm, xác định bởi người sử dụng trong khi
phân tích yêu cầu không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trong quá
trình sử dụng, đó là do những thay đổi yêu cầu của người sử dụng và các khó
khăn trong việc xác định nhu cầu.
4. Mô hình chất lượng
Chất lượng sản phẩm phần mềm có thể được đánh giá qua một mô hình
chất lượng cụ thể. Sản phẩm phần mềm nên được phân tách theo cấp bậc vào
một mô hình phần mềm với những tiêu chí và những tiêu chí con, sao cho có thể
Page 8


sử dụng chúng như một danh sách để kiểm tra những vấn đề phát sinh liên quan

đến chất lượng.
a.

Tiêu chí chất lượng trong và ngoài

Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một phương
pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những
đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm.
Mô hình chất lượng trong và chất lượng ngoài của sản phẩm trong ISO-9126 thể
hiện trên hình 2.

Hình 2 - Mô hình chất lượng cho chất lượng trong và ngoài

Mỗi tiêu chí chất lượng, tiêu chí chất lượng con của phần mềm đều được
định nghĩa. Với mỗi tiêu chí và các tiêu chí con, khả năng của phần mềm được
xác định bằng tập các thuộc tính trong có thể đo đạc được. Các tiêu chí và các
tiêu chí con cũng có thể đo đạc trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần
mềm.



Tính chức năng

Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu
sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

Page 9


- Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập

các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử
dụng.
- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả
hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.
- Khả năng hợp tác làm việc: khả năng tương tác với một hoặc một vài
hệ thống cụ thể của phần mềm.
- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần
mềm, sao cho người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay
chỉnh sửa chúng.
- Tính năng phù hợp: các phần mềm theo các chuẩn, quy ước, quy định.


Tính tin cậy

Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều
kiện cụ thể.
- Tính hoàn thiện: khả năng tránh các kết quả sai
- Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một
mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm
trong giao diện.
- Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt
động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp
đến lỗi.
- Tính tin cậy phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy
định.


Tính khả dụng

Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và

hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
- Có thể hiểu được: người dùng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp
với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.

Page 10


- Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần
mềm.
- Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người dùng
sử dụng và điều khiển nó.
- Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm
- Tính khả dụng phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy
định



Tính hiệu quả

Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng
với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
- Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả lời,
một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi nó thực hiện công việc
của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định.
- Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một
lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện
cụ thể.
- Tính hiệu quả phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.



Khả năng bảo hành, bảo trì

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa
lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi được với những thay đổi của
môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định.
- Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm
những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần
cần sửa.
- Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ
thể trong quá trình triển khai.
- Tính ổn định: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi
chỉnh sửa phần mềm.
Page 11


- Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép đánh giá được phần mềm
chỉnh sửa.
- Khả năng bảo hành bảo trì phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước,
quy định.


Tính khả chuyển

Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi
trường này sang môi trường khác.
- Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với
nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.
- Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi
trường cụ thể.
- Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần

mềm độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên
chung.
- Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm
khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường.
- Tính khả chuyển phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.
b. Tiêu chí chất lượng sử dụng
Chất lượng sử dụng bao gồm 4 tiêu chí: tính hiệu quả, năng suất, tính an
toàn và tính thoả mãn (hình 3).

Page 12


Hình 3 - Mô hình chất lượng sử dụng

Tính hiệu quả: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được
mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ
thể.
Tính năng suất: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng
lượng tài nguyên hợp lý tương đối để thu được hiệu quả công việc trong
những hoàn cảnh cụ thể.
Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được
đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều
kiện cụ thể.
Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng
trong từng điều kiện cụ thể.

c. Phương pháp đánh giá ISO 9126
-Phần 1 của ISO-9126 đưa ra mô hình chất lượng (là một phương pháp
phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những đại
lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm).

- Phần 2 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá 6 tiêu chí đối với chất
lượng ngoài.
- Phần 3 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá 6 tiêu chí đối với chất
lượng trong.
- Phần 4 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá chất lượng khi sử dụng.

Page 13


Ví dụ phương pháp đo để được xây dựng để đánh giá tính chức năng
Tên
phươn
g pháp
đo
Đầy
đủ
chức
năng

Phương pháp
Mục
đo, cách thức
đích
Phương thức áp
tính toán các
phương dụng
thành phần dữ
pháp đo
liệu
Các chức So sánh số lượng X = 1 - A/B

năng
các chức năng thực A = Số lượng
được đáp hiện các nhiệm vụ các chức năng
ứng đầy đặc tả và số lượng có lỗi
đủ như chức năng được
B = Số lượng
thế nào ? đánh giá
các chức năng
được đánh giá

Page 14


Tên
phươn
g pháp
đo
Tính
toàn
vẹn
triển
khai
chức
năng

Phương pháp
Mục
đo, cách thức
đích
Phương thức áp

tính toán các
phương dụng
thành phần dữ
pháp đo
liệu
Việc
Thực hiện các bài X = 1 - A / B
triển
kiểm tra chức năng
khai các cho hệ thống theo
A = Số lượng
chức
các đặc tính yêu
các chức năng
năng như cầu.
bị mất được
thế nào Tính tóan số lượng
phát hiện trong
so
với các chức năng bị
quá trình đánh
các đặc mất được phát hiện
giá
tính yêu trong quá trình
cầu
đánh giá và so sánh
với số lượng các B = Số lượng
chức năng được các chức năng
miêu tả trong đặc trong đặc tính
yêu cầu

tính yêu cầu.

d. Áp dụng mô hình chất lượng ISO-9126
Để có thể áp dụng được mô hình ISO-9126 vào thực tế, cần có những đại
lượng đo đếm được.
Để bắt đầu, ta xác định các tiêu chí cần đạt được. Một phần mềm được
coi là tiện dụng khi thỏa mãn những tiêu chí sau:
Dễ hiểu: Người dùng mất ít thời gian, công sức để hiểu tính năng, hiểu
các khái niệm trong sản phẩm và ứng dụng sản phẩm.
Dễ học: Người dùng mất ít thời gian, công sức để học cách dùng phần
mềm.

Page 15


Dễ điều khiển, thao tác: Phần mềm dễ điều khiển, dễ thao tác, tiết kiệm
thời gian, công sức của người dùng.
Sau khi xác định xong các tiêu chí, ta thiết lập phương pháp đo, độ đo
(metric) để đảm bảo phần mềm làm ra sẽ đạt đúng các tiêu chuẩn chất lượng
theo các tiêu chí đã định. Khi độ đo mức tổng thể được thiết lập xong, ta phân
nhỏ tiêu chí lớn thành các tiêu chí nhỏ hơn và thiết lập độ đo ở mức chi tiết.
Ví dụ như:
Dễ hiểu: Phần mềm phải có bản đồ, đường dẫn, có chỉ dẫn các chức
năng, chỉ rõ cái gì làm được cái gì không. Không đòi hỏi người dùng phải nhớ
nhiều.Nhất quán trong giao diện, trong các cách gọi và khái niệm.
Dễ học: Hướng dẫn theo công việc của người dung. Thiết kế cho phép
dùng sản phẩm mà không cần đọc tài liệu.Sử dụng ngôn ngữ của người dung,
đơn giản hóa và giao diện thân thiện (với cách đọc, cách nhìn của người dùng).
Dễ điều khiển: Người dùng thực hiện những công việc cũ dễ dàng hơn.
Kết quả đầu ra của sản phẩm đạt đúng yêu cầu của người dùng (không cần phải

sửa đổi hoặc làm thêm các thao tác).Có hướng dẫn khắc phục và phòng tránh
lỗi.
Khi các tiêu chí đã được chi tiết hóa đủ rõ ràng, ta có thể thiết lập các độ
đo cụ thể giúp cho người kiểm định chất lượng có thể làm việc hiệu quả cũng
như người sản xuất phần mềm có trước định hướng, tránh phải làm lại và sửa
đổi nhiều.
Dưới đây là một số ví dụ thiết lập độ đo:
Độ đo tiêu chí 1.a: Có sitemap và đường dẫn trong từng trang cho người
dùng biết đang ở đâu
Có : Đạt yêu cầu
Không: Không đạt yêu cầu
Độ đo tiêu chí 1.b: Số lượng trang không có chỉ dẫn chức năng chỉ rõ cái
gì làm được, cái gì không
> 3 trang: Không đạt yêu cầu
Page 16


< 3 trang: Tạm chấp nhận
Không có trang nào: Đạt yêu cầu
Độ đo tiêu chí 1.d: Các nút bấm, menu có cùng kiểu trên tất cả các trang
Có: Đạt yêu cầu
Không: Không đạt yêu cầu
Độ đo tiêu chí 3.a: Tỉ lệ thời gian tiết kiệm khi sử dụng phần mềm 10%
tổng thời gian trước khi có phần mềm: Không đạt yêu cầu
~30% tổng thời gian trước khi có phần mềm: Tạm chấp nhận
>40% tổng thời gian trước khi có phần mềm: Đạt yêu cầu
Xác lập mục đích đánh giá
Thiết lập yêu cầu đánh giá

Xác định loại sản phẩm

Xây dựng mô hình chất lượng
Xác định phép đánh giá

Xác lập cơ
chế đánh giá

9126-2: độ đo hướng ngọai 9126-3: độ đo hướng nội

Thiết lập mức đo chuẩn
Thiết lập các tiêu chí đánh giá

Thiết kế

Kế hoạch đánh giá sản phẩm
Thực hiện đo

Thực hiện
đánh giá

So sánh với tiêu chí đánh giá
Đánh giá kết quả thu được

Hình 4 - Các bước áp dụng ISO 9126

e. Ví dụ
Những phần mềm đạt chuẩn và không đạt chuẩn :

Page 17

9126-1: chọn lựa đặc tính chất lượng



-Google

Search, mySQL, SQLServer 2008, Power Point , Internet
Explorer ,KAV ,VLC ,Yahoo messenger ,Adobe Photoshop CS5, Foxit
Reader ,Unikey ,Chrome .
-Chúng em sẽ xét những phần mềm này đạt những chuẩn nào và chưa đạt
chuẩn nào .Ngoài ra chúng em cũng se đề cập tới các phần mềm thông
dụng khác.
Phân tích :
1. Chuẩn theo tính năng :
• Tính phù hợp :
 Đạt được :tất cả các phần mềm
Tất cả các phần mềm trên đều cung cấp một loạt các chức
năng cho việc sử dụng chúng .
-yahoo mesenger ngoài cung cấp chức năng chao đổi
tin tức còn có gửi file ,hình ảnh
-Adobe Photoshop chỉnh sử ảnh ,thay đổi kích thước ,màu
sắc ,định dạng …
-VLC đọc các định dạng file ,xem kênh TV ,xem trực tuyến
qua link






Tính chính Xác:
 Đạt được : tất cả các phần mềm

Ví dụ : Google Search :công cụ tìm kiếm Google Search là một
trong những phần mềm thông minh nhất hiện nay .Trả
lại kết quả gần như đúng với gì chúng ta muốn
Tính an toàn : nói tới những phần mềm cần bảo vệ thông tin và
dữ liệu người dùng vì thế có những phần mềm như sau :
 Đạt được : mySQL ,Google Search ,SQLServer ,Yahoo
messenger ,chrome
- mySQL,Google Search,SQLServer,Yahoo messenger có tài
khoản đăng nhập người dùng vì thế bảo vệ được thông tin .
Chrome có những tiện ích và các thiết lập tránh bị theo dõi
,cài cài đặt cookie …
 Chưa đạt được :IE
-Trình duyệt IE còn thiếu tính an toàn bảo mật do không được
hỗ trợ những tiện ích cũng như khó khăn trong việc thiết lập
an toàn
Tính tương tác : Xét tính chạy trên các hệ điều hành khác nhau
Page 18






2.

Đạt được : Google Search,mySQL,KAV,VLC,Yahoo
messenger ,foxit reader ,unikey ,chrome,Power Point (có bản
cho những HĐH khác nhau),photoshop (có bản cho những
HĐH khác nhau)
Không đạt được : IE, SQLServer (những phần mềm này là độc

quyền của Microsoft vì thế chỉ chạy trên nền tảng Microsoft)

Tính tin cậy :
• Khả năng chịu lỗi và khả năng phục hồi :
 Đạt được : Google Search ,chrome,VLC,foxit reader ,KAV
Plugin shockwave flash của chorme khi trương chình bị lỗi
thì chrome vẫn chạy bịnh thường.Khi tắt chrome không đúng
thì có thể phục hồi lại phiên làm việc trước khi bị lỗi.
Không đạt được : IE
Tính khả dụng :
• Tính dễ hiểu,dễ học,khả năng vận hành:
 Đạt được :Google Search ,chrome ,IE ,VLC ,unikey,yahoo
messenger,KAV ,foxit reader
 Chưa đạt được : mySQL ,SQLServer,Power Point ,adobe
photoshop


3.



4.

Tính hấp dẫn : nói tới đại đa số người dùng kể cả người dùng
không chuyên và dân tộc
 Đạt được :Google Search ,chrome ,unikey ,VLC,IE
 Chưa đạt được : các phần mềm còn lại

Tính hiệu quả :
• Tiết kiệm thời gian : khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả

lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý
 Những phần mềm cùng mục đích có những tốc
độ khác nhau . Ví dụ : so sánh tốc độ giữa
chrome 21 với IE9 thì chrome có tốc độ tải
trang nhanh hơn rất nhiều
 Chỉ xét về thao tác cài đặt thì mySQL dễ dàng
hơn rất nhiều so với SQLServer . Nếu không
biết cài SQLServer sẽ phải cài đi cài lại nhiều
lần cũng như sau khi cài xong lại phải cấu hình .
Việc cài đặt SQLServer tốn rất nhiều thời gian
Page 19




5.

Sử dụng tài nguyên : khả năng của phần mềm có thể sử dụng một
lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong
những điều kiện cụ thể.
 Với Google Search chỉ cần gõ bất kì một lí tự
nào đó cũng trả lại một loạt kêt quả có liên quan

Khả năng bảo trì :
• Khả năng phân tích :
 Tất cả các phần mềm đều có điều này
 Ví dụ : Google Search khi kết quả tìm kiếm là 0
sẽ thông báo là không tìm thấy kết quả nào .
Với chrome ,IE khi địa chỉ nhập vào không
đúng sẽ thông báo địa chỉ không hợp lệ . Với

photoshop khi một thao tác không đúng sẽ
không cho thực hiện . Với KAV dữ liệu lỗi thời
sẽ update dữ liệu ,mySQL và SQLServer cung
thông báo lỗi trong quá trình sử sụng vào công
việc nếu thao tác csdl không đúng
• Khả năng thay đổi : phần mềm có thể chấp nhận thay đổi trong
quá trình triển khai
 Nói về cách cài đặt của phần mềm : Các phần
mềm đều có nhiều cách lựa chọn cài đặt.
 Ví dụ : - mySQL :có 3 lựa chọn cài đặt là :
custom ,Typical ,Complete .
- Photoshop CS5.1: khi cài đặt sẽ được lựa
chọn sản phẩm khác của Adobe như :Adobe
Flash Pro CS5 ,Adobe Indesign CS5 ,Adobe
Photoshop CS5 …
• Tính cân bằng : Tránh những tác động không mong muốn
 - Trong Power Point ,PhotoShop khi thao tác sai
có thể nhấn CTRL + Z để quay lại phục hồi lại
như ban đầu .
- Trong Netbean có lịch sử của chương trình có
thể phục hồi lại thông qua lịch sử .
- Trong mySQL và SQLServer có thể tạo những
file backup tại thời điểm trước . Khi thao tác sai
có thể backup lại dữ liệu
- Trong window có điểm khôi phục
 - Trong yahoo thì khi bạn chat đã gửi đi rồi thì
không thể dừng lại
Page 20





6.

-Gmail khi bạn gửi đi rồi sẽ không thể lấy lại
được mail (bạn có thể cài đặt để cho quá trình
gửi mail chậm lại nhưng muốn dừng quá trình
này bạn phải thực hiện thao tác dừng gửi gần
như ngay lập tức thì mới có dừng được )
Khả năng kiểm tra ,bảo trì :
 Google Search ,chrome ,VLV ,KAV,IE,Yahoo
messenger ,foxit reader đều có khả năng update
lên phiên bản mới hơn .
 Abobe photoshop ,mySQL ,SQLServer …
không có khả năng update lên phiên bản mới
hơn mà thay vào đó bản phải cài đặt lại
 Phần mềm Window thườn xuyên được
Microsoft update để sửa lỗi và nâng cấp lên các
phiên bản mới hơn .

Tính khả chuyển :
• Khả năng thích nghi : Có thể thích nghi với nhiều môi trường
khác nhau mà không cần thay đổi.
 Nói về tương thích với các hệ điều hành khác
nhau (Windows ,Mac OS , Linux) :
- mySQL ,VLC ,Google Search có thể chạy
trên tất cả các HĐH mà không cần các phiên
bản khác nhau .
- Các chương trình khác đều có những phiên
bản khác nhau cho từng HĐH .SQLServer

chỉ có thể cài đặt trên Windows .
- Bộ công cụ văn phòng Microsoft office có
các phiên bản dành cho windows ,Mac
OS ,Linux
• Khả năng cài đặt :
 Ví dụ tiêu biểu không đạt được là
SQLServer ,Visual Studio : 2 phần mềm này chỉ
có thể cài đặt được trên môi trường Windows
mà không cài trên các môi trườn khác và cũng
không có các phiên bản cho các Mac OS hay
Linux
• Khả năng sống chung : Cùng tồn tại trong một môi trường và sử
dụng chung tài nguyên .
 Hầu hết tất cả các phần mềm trên đều có điều
này:

Page 21


-

-



II.
1.

Ví dụ : cung một bài hát có định dạng mp4
thì VLC ,KMPlayer ,Window Media cùng

có thể chạy 1 lúc và tất nhiên cùng có thể cài
trên cùng một môi trường (Windows)
Netbean ,Eclipse cài đặt chung môi trường
có thể cùng lấy một CSDL trong mySQL
,SQLServer hoặc Access …

Khả năng thay thế :
 Giả sử xét tới những phần mềm của Microsoft
chạy trên windows và những phần mềm thay
thế cũng chạy trên windows
- Window Media : VLC ,JetAudio,
KMPlayer, Realplayer,MediaMonkey …
- Bộ Office : OpenOffice ,Kingsoft Office …
- Microsoft Security Esentials : KAV
,BitDefender,Norton Antivirus 2010
,AVG ,Avast …
- Windows Explorer : CubicExplorer
,Explorer++,Q-Dir …
- Notepad : Notepad ++

CHUẨN ISO-9000

ISO 9000 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tập hợp các Tiêu chuẩn quốc tế chính thức
(International Standards), các Quy định kỹ thuật (Technical Specifications), các
Báo cáo kỹ thuật (Technical Reports), các sổ tay thực hành (Handbooks) và các
tài liệu dựa trên nền tảng thông tin trên website về quản lý chất lượng. Hiện có
khoảng 25 tài liệu như thế, cùng với các tài liệu khác đang được thực hiện mới
hoặc đang được sửa đổi.

2. Cấu trúc của ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu
chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các
yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp
ứng. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn thực hiện, bao gồm:
ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất
lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh
Page 22


nghiệp khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp
dụng tuỳ theo hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

ISO 9004:2009 Quản lý hướng tới sự thành công của một tổ
ISO cầu
19011:2002 hướng dẫn đánh giá các
ISOchức
9001:2008 HTQLCL - Các yêu

ISO 9000:2005
Cơ sở và từ vựng

Hình 5 – Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ ISO 9000
Để đạt được giá trị mong đợi, tổ chức cần sử dụng các tiêu chuẩn khác
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 theo cách thức tích hợp tối đa. Đầu tiên, đối
tượng sử dụng cần tham khảo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) để
trở nên quen thuộc với các khái niệm và ngôn ngữ được sử dụng, trước khi áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để đạt được kết quả hoạt động cao nhất. Tiếp
đó, các phương pháp thực hành được nêu trong ISO 9004:2009 có thể được vận
dụng để làm cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trở nên hiệu lực và

hiệu quả hơn trong việc đạt được các mục đích và mục tiêu kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) là tiêu chuẩn cung cấp các
cơ sở, nền tảng và từ vựng được sử dụng trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu
chuẩn ISO 9000, giúp người sử dụng tiêu chuẩn có thể hiểu được các yếu tố cơ
bản của quản lý chất lượng được mô tả trong các tiêu chuẩn khác nhau của bộ
tiêu chuẩn ISO 9000. ISO 9000:2005 cũng giới thiệu về 8 Nguyên tắc của quản
lý chất lượng, và nhấn mạnh đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo quá
trình để đạt được sự cải tiến liên tục.









8 nguyên tắc của quản lý chất lượng
Hướng vào khách hàng (Customer focus)
Sự lãnh đạo (Leadership)
Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)
Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)
Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Mutually Beneficial
supplier relationships)
Page 23



Các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hoàn toàn tương thích nhau, có thể
được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhau để đáp ứng hoặc vượt sự mong đợi của
khách hàng và các bên quan tâm. Cả hai tiêu chuẩn áp dụng phương pháp tiếp
cận theo quá trình. Các quá trình được nhận biết khi chúng bao gồm một hoặc
nhiều hoạt động đòi hỏi cần có các nguồn lực và phải được quản lý để đạt được
các kết quả đầu ra mong đợi. Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp trở thành
đầu vào của quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của cả
một hệ thống các quá trình. Bên cạnh đó, hai tiêu chuẩn này còn được xây dựng
nhằm cho phép tổ chức có thể liên kết chúng với các hệ thống quản lý khác (ví
dụ: quản lý môi trường), hoặc với các yêu cầu cụ thể theo từng lĩnh vực (như
ISO/TS 16949 trong lĩnh vực ô tô) và hỗ trợ cho tổ chức đạt được sự thừa nhận
qua các chương trình giải thưởng ở quy mô quốc gia hoặc khu vực.
ISO 9004:2009 đưa ra các hướng dẫn nhằm đạt được các mục tiêu của
một hệ thống quản lý chất lượng rộng hơn so với các mục tiêu từ việc thực hiện
ISO 9001, đặc biệt trong việc quản lý nhằm đạt được sự thành công bền vững
của một tổ chức. ISO 9004:2009 được xem như là hướng dẫn đối với các tổ
chức, ở đó lãnh đạo cao nhất mong muốn mở rộng các lợi ích có được từ ISO
9001 bằng cách theo đuổi sự cải tiến liên tục một cách có hệ thống các kết quả
hoạt động tổng thể của tổ chức. Tuy nhiên, ISO 9004:2009 không nhằm đến
mục đích chứng nhận hoặc hợp đồng.
Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 (dự kiến, phiên bản năm 2011 sẽ được ban
hành vào cuối năm 2011 để thay thế cho phiên bản năm 2002) đề cập đến việc
đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Tiêu
chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chương trình đánh giá, việc thực hiện các
cuộc đánh giá nội bộ hoặc đánh giá chứng nhận, và thông tin về yêu cầu năng
lực đối với chuyên gia đánh giá.ISO 19011 đưa ra thông tin tổng quan về việc
một chương trình đánh giá sẽ được triển khai ra sao, và các cuộc đánh giá hệ
thống quản lý sẽ diễn ra như thế nào.Các cuộc đánh giá có hiệu quả sẽ đảm bảo
rằng một hệ thống quản lý chất lượng/ môi trường đang được thực hiện sẽ phù
hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001/ ISO 14001.

3. Áp dụng ISO 9000
ISO 9000 có thể được áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không
phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp, mỗi khi tổ chức
Page 24


muốn chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định liên quan
đến sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cũng như muốn nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng thông qua việc áp dụng hệ thống một cách có hiệu lực.
a. Các bước áp dụng
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo
8 bước:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên
khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ
chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống
chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động
quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000: 2000. Việc áp dụng
ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ
chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo ISO 9000
tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm
trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất
lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000
và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn.
Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối
chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào
không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu

và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực
hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần
thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000.
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng
để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và
hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:
- Xây dựng sổ tay chất lượng
Page 25


×