Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những khái niệm cơ sở về mạng máy tính part 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.73 KB, 6 trang )

Vietebooks

Nguyễn Hồng Cương

dùng để gửi thông tin tín hiệu về hành trình của dữ liệu đang được gửi qua
các kênh.
Một số công ty điện thoại chưa có đủ khả năng sử dụng kênh D để gửi
tín hiệu. Trong các trường hợp kênh D không được dùng để gửi tín hiệu
thông tin, thông tin đó được phân phối qua các kênh B. khi đó, chỉ có thể
gửi và nhận tín hiệu với tốc độ là 56kb/s do phải sử dụng 8kb để gửi thông
tin tín hiệu.

Trang 37


Vietebooks

Chương 7.

Nguyễn Hồng Cương

MÔ HÌNH OSI

(OPEN SYSTEM INTERCONECTION : hệ thống nối kết mở)
I. MÔ HÌNH OSI:
Thực ra trong quá khứ, việc truyền thông giữa các máy tính từ các
nhà cung cấp khác nhau rất khó khăn, bởi lẽ chúng sử dụng các giao thức
và đònh dạng dữ liệu khác nhau. Do đó tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (
International Standard Organizations :OSI) đã phát triển một kiến trúc
truyền thông được biết đến như là mô hình kết nối lẫn nhau qua hệ thống
mở-Open System Interconnection (OSI) – một mô hình đònh nghóa các tiêu


chuẩn liên kết các máy tính từ các nhà cung cấp khác nhau. Mô hình OSI
được chia làm 7 lớp (7 tầng) :
7. Tầng ứng dụng (Application)
6. Tầng biểu diễn (Presentation)
5. Tầng hội (Session)
4. Tầng vận chuyển (Transport)
3. Tầng mạng (Network)
2. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link)
1. Tầng vật lý (Physical)
Các lớp được đònh nghóa theo một cách thức mà những sự thay đổi
trong một lớp này sẽ không cần thiết phải dẫn đến sự thay đổi trong các
lớp khác. Các lớp cao hơn như ( 5,6 và 7) có tính năng mạnh hơn các lớp
thấp hơn. Lớp ứng dụng có thể xử lý cùng các giao thức và đònh dạng dữ
liệu được sử dụng bởi các lớp khác và nhiều thứ khác. Do vậy có sự khác
biệt lớn giữa lớp vật lý và lớp ứng dụng. Vì sao có sụ khác biệt giữa các
lớp như vậy ? Đó là do mỗi lớp có nhiệm vụ riêng của nó.

Trang 38


Vietebooks

Nguyễn Hồng Cương

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MỖI TẦNG :
1. TẦNG VẬT LÝ : là tầng thấp nhất của mô hình OSI. Tầng này chi phối
cách thức gửi, nhận dữ liệu thô, chưa thành cấu trúc có dạng luồng bit (
bit-tream) thông qua phương tiện vật lý. Tầng vật lý mô tả các giao diện
điện, quang … dành cho phương tiện mạng vật lý. Tầng vật lý truyền tải tín
hiệu cho tất cả các tầng nằm trên. Hoạt động mã hoá dữ liệu thay đổi

mẫu hình tín hiệu số đơn giản ( 0 và 1) do máy tính sử dụng cho phù hợp
với đặc điểm của phương tiện truyền vật lý.
2. TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU: Tầng liên kết dữ liệu cung cấp chuyển
khung dữ liệu không lỗi từ máy tính này đến máy tính khác thông qua tầng
vật lý. Các tầng nằm trên tầng Data-link có thể đảm trách việc truyền dữ
liệu không lỗi qua mạng.

 Thiêt lập và kết thúc một liên kết logic giữa hai máy tính được nhận
diện theo đòa chỉ card mạng (NIC) không trùng lặp của chúng

 Truyền và nhận khung dữ liệu theo thứ tự
 Cung cấp và chờ đợi tín hiệu báo nhận khung, phát hiện và phục hồi
các lỗi xảy ra ở tầng vật lý.

 Kiểm tra lỗi ở khung dữ liệu để xác nhận tính toàn vẹn của khung
dữ liệu nhậc được

 Kiểm tra đòa chỉ đích của mỗi khung dữ liệu nhận được và quyết
đònh có nên chuyển khung đến tầng trên hay không.
3. TẦNG MẠNG : lớp mạng nhằm đảm bảo trao đổi thông tin giữa các
mạng con trong một mạng lớn, lớp này còn được gọi là lớp thông tin giữa
các mạng con với nhau. Trong lớp mạng các gói dữ liệu có thể truyền đi
theo từng đường khác nhau để tới đích. Do vậy, ở lớp này phải chỉ ra con
đường nào dữ liệu có thể đi và con đường nào bò cấmvào thời điểm đó.
Thường trong lớp mạng được sử dụng trong trường hợp mạng có nbiều

Trang 39


Vietebooks


Nguyễn Hồng Cương

mạng con hoặc các mạng lớn và phân bổ trên một không gian rộng lớn với
nhiều nút thông tin khác nhau.
Tầng mạng chòu trách nhiệm thiết lập, duy trì chấm dứt kết nối với
một hoặc nhiều hệ thống trung gian trong mạng con giao tiếp. tầng
mạng và hai tầng bên dưới, các giao thức ngang hàng nằm giữa mỗi máy
tính và máy tính ngay bên cạnh nó thường không phải là máy tính đích
cuối cùng. Máy tính đòch và máy tính nguồn có thể bò chia cách bởi nhiều
hệ thống trung gian.
4. TẦNG VẬN CHUYỂN : Tầng này đảm bảo thông tin truyền đi không
bò lỗi và đúng thứ tự, không bò mất mát hoặc sao chép. Tầng này chia
thông điệp dài thành nhiều gói nhỏ và gộp các gói lại thành một bộ. Tại
đầu nhận, tầng này mở gói thông điệp lắp ghép lại thành thông điệp gốc
và gửi tín hiệu báo nhận.
5. TẦNG HỘI (Còn gọi là phiên làm việc): Cho phép thiết lập các chương
trình ứng dụng có chức năng bảo mật. Tầng này cho phép chương trình
ứng dụng trên hai máy tính được thiết lập, sử dụng và chấm dứt một kết
nối gọi là phiên làm việc. Tầng này cho phép thi hành thủ tục nhận biết
tên và thự hiện các chưc năng cầ thiết.( bảo mật).
6. TẦNG BIỂU DIỄN (BỘ DỊCH MẠNG) : Tầng Presentation hoạt động
như một bộ phiên dòch dữ liệu cho mạng. Tầng Presentation trên maý tính
truyền sẽ phiên dòch dữ liệu từ dạng thức do tầng application (ứng dụng )
gửi đi sang một dạng thức chung. Tại máy tính nhận, tầng Presentation
phiên dòch dạng thức chung sang dạng thức mà tầng application nhận biết.
Tầng Presentation cung cấp các chức năng sau:
+ Phiên dòch mã ký tự, chẳng hạn từ mã ASCII sang mã EBCDIC.
+ Biến đổi dữ liệu, chẳng hạn trật tự bit.
+ Nén dữ liệu, nhằm giảm số lượng bit phải truyền.


Trang 40


Vietebooks

Nguyễn Hồng Cương

+ Mã hoá dữ liệu, tức là biểu diễn dữ liệu dưới dạng thức không đọc
được cho đến khi dữ liệu được mã hoá, nhằm mục đích bảo mật dữ
liệu.
( EBCDIC : Extended Binary Coded Decimal Enterchange Code-sự
trao đổi mã số thập phân sang hệ nhò phân mở rộng: đây là một nguyên
tắc mã hóa ký tự máy theo tiêu chuẩn, thường dùng dể biểu diễn 256 ký tự
tiêu chuẩn. Các máy tính lớn của các hãng IBM dùng nguyên tắc mã hoá
EBCDIC, còn các máy tính cá nhân thì dùng mã hoá ASCII. Các mạng
truyền thông nối máy tính cá nhân với máy tính lớn IBM phải có một thiết
bò diễn dòch để làm trung gian giữa hai hệ thống).
7. TẦNG ỨNG DỤNG : Tầng ứng dụng có chức năng như một cửa sổ dành

cho người dùng và các chương trình ứng dụng truy cập dòch vụ mạng. Tầng
ứng dụng có các chức năng sau:
+ Chia sẻ tài nguyên và tái đònh hướng thiết bò.
+ Truy cập tập tin ở xa.
+ Hỗ trợ truyền thông liên quy trình.
+ Truy cập giao dòên in từ xa.
+ Hỗ trợ cuộc gọi thủ tục từ xa.
+ Quản lý mạng.
+ Dòch vụ thư mục.
+ Gửi thông điệp điện tử, bao gồm thông điệp e-mail.

+ Mô phỏng các terminal ảo.
III. SỰ DI CHUYỂN LUỒNG DỮ LIỆU CỦA MÔ HÌNH OSI:
Mô hình OSI biểu diễn kiến trúc luồng dữ liệu chuẩn. Với những giao
thức được đònh rõ theo cách thức, qua đó tầng N tại máy tính đích sẽ nhận
đúng đối tượng được gửi bởi tầng N tại máy tính nguồn.
Quy trình gửi (Sending process) chuyển dữ liệu đến tầng Application,
tại đây dữ liệu được nối thêm một đoạn đầu ứng dụng rồi chuyển xuống
Trang 41


Vietebooks

Nguyễn Hồng Cương

tầng Presentation. Tầng Presentstion có thể biến đổi dữ liệu theo nhiều
cách khác nhau nếu cần, chẳng hạn biên dòch dữ liệu và thêm vào đoạn
dầu. Sau đó gửi kết quả đến tầng Session. Tầng Presentation không nhận
biết được phần nào của dữ liệu nhận được từ tầng Application là
application header (tầng đầu ứng dụng), và phần nào là dữ liệu thật sự của
người dùng, bởi vì thông tin đó không liên quan đến vai trò của tầng
Presentation.
Quy trình lặp lại từ tầng này sang tầng kia cho đến khi khung dữ liệu
xuống đếng tầng Data-link. Tại đây, ngoài một đoạn đầu còn có thêm một
đoạn cuối dữ liệu (data trailer) được thêm vào để hỗ trợ hoạt động đồng
bộ hoá khung dữ liệu. Sau đó, khung dữ liệu được chuyển xuống tầng vật
lý-nơi nó thực sự được chuyển đến máy tính nhận.
Trên máy tính nhận, các đoạn đầu và đoạn cuối lần lượt bò tước bỏ
khi khung dữ liệu đến từng tầng một và cuối cùng đến được quy trình tiếp
nhận.


Trang 42



×