Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

GV:
NGUYỄN THỊ DIỄM PHƯƠNG
NĂM HỌC: 2014 – 2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-1-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Khi chuẩn bị bài giảng của mình, chúng ta thường bắt đầu bằng cách soạn
những ý chính mà chúng ta muốn truyền đạt cho học sinh như: dạy một điểm ngữ
pháp mới, những hoạt động của bài luyện nghe, làm cách nào chuyển tải từ mới. Khi
đã chuẩn bị xong những điểm chính của bài giảng và đảm bảo rằng bài giảng truyền
đạt đủ nội dung, đa dạng và gây hứng thú cho học sinh thì chúng ta lại nhận thấy
nhu cầu cần thêm một vài hoạt động” khởi động” để làm bài giảng của chúng ta trơn
tru, gây sự chú ý cho học sinh trước khi đi vào nội dung chính của bài. Mặc dù


những hoạt động này không chiếm nhiều thời gian trong một tiết giảng nhưng nó giữ
vai trò rất quan trọng. Nó làm cho học sinh cảm thấy hứng thú, thu hút sự chú ý của
học sinh và đồng thời cũng cho học sinh một cái nhìn tổng quát về đề tài mà chúng
sắp được tiếp cận.
Nắm được tầm quan trọng đó, chúng ta đã luôn tìm tòi và đưa vào bài giảng
của mình những hoạt động “khởi động” nhằm làm cho tiết học sinh động, thu hút
học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng một số hoạt động cho phần
“khởi động” của mình và nhận thấy rằng học sinh thật sự hứng thú với bài học.

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-2-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung:
2. Những hoạt động “khởi động”:
a. Abstract picture:
b. Adjectives and nouns:
c. Ambiguous picture:
d. Brainstorm:
e. Categories:
f. Dictate numbers:
g. Draw a word:
h. Family tree:
i. Find someone who:

j. General knowledge:
k. Music:
l. Miming:
m. Picture dictation:
n. Simon says:
o. Unusual view:
.

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-3-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

III. GIẢI PHÁP
1. Giới thiệu chung:
Quá trình thực hiện những hoạt động này phải ngắn gọn, nhanh chóng nhưng
phải đảm bảo thu hút được sự chú ý của tất cả học sinh trong lớp. Chúng ta phải áp
dụng những hoạt động này sao cho phù hợp trình độ học sinh mà ta đang giảng dạy.
Ngoài ra, tuy những hoạt động này thật ngắn gọn nhưng phải đảm bảo là hứng thú
để học sinh có thể tiếp tục những hoạt động chính khác trong bài giảng.
a)

Trình độ:

Trong hầu hết các trường hợp, những hoạt động phải thiết kế sao cho phù
hợp với trình độ khác nhau của từng lớp học sinh nên chúng ta cũng cần chuẩn

bị thêm những biến dạng của hoạt động nhằm tránh tình trạng hoạt động phù
hợp với lớp này mà không phù hợp với lớp khác.
b)

Thời gian:

Những hoạt động “khởi động” chỉ chiếm một lượng nhỏ thời gian (3-5 phút)
trong tổng số lượng thời gian của bài giảng.
c)

Chuẩn bị:

Những hoạt động này không đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều của người giáo viên.
Những hình ảnh, tranh ảnh có thể được lấy từ báo, tạp chí hay thậm chí trong
sách giáo khoa. Hầu hết những hoạt động này chỉ cần bảng, phấn, sách giáo
khoa, bút chì, tập và những tờ giấy nháp.
2. Những hoạt động warm-up:
a. Abstract picture:
Giới thiệu với học sinh một bức tranh lớn với những kí hiệu.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ xem bức tranh này giới thiệu cái gì.
Giáo viên phải đảm bảo rằng không nhận xét ý kiến của học sinh là
đúng hay sai, đồng thời khuyến khích học sinh phát huy sức tưởng tượng
của mình.

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-4-


Sáng kiến kinh nghiệm :


Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

 Ví dụ: Sách giáo khoa 9, Bài 10: Life on other planets, Speak
Chuẩn bị:

Các bước thực hiện:



Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Giáo viên yêu cầu các nhóm nhìn vào tranh và đoán xem những
kí hiệu trong tranh tượng trưng cho cái gì.



Học sinh thảo luận trong nhóm trong vòng 1 phút.



Sau đó, mỗi nhóm trình bày ý kiến của mình.



Nếu có thời gian, giáo viên cho các nhóm học sinh tranh luận
với nhau về những ý kiến khác nhau mà mỗi nhóm đã đưa ra.

b. Adjectives and nouns:
Giáo viên vẽ lên bảng hai cột: adjective và noun.
GV yêu cầu HS nối tính từ và danh từ thành một cụm danh từ có nghĩa.

Học sinh có thể có những sự kết hợp đa dạng, không nhất thiết một tính
từ chỉ đi được với một danh từ.
Nếu có HS nào đưa ra một cụm danh từ lạ, GV có thể đưa ra nhận xét,
đánh giá.
 Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 9: The body, B4: Listen and read
Chuẩn bị:
Adjectives
tall
round
full
thin
short
long
black
fat
brown
oval
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

Nouns
girl
hair
mouth
eyes
lips
man
face
boy
nose
woman

-5-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:


Giáo viên dán table lên bảng.



Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.



Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm sẽ nối cột tính từ và danh từ
để tạo thành một cụm danh từ có nghĩa.



Hai nhóm sẽ làm việc trong 30 giây. Sau đó, đại diện của
mỗi nhóm sẽ lên bảng và ghi lại tất cả những cụm danh từ đó trong
vòng 30 giây.



Nhóm nào có nhiều cụm danh từ có nghĩa hơn sẽ thắng.


c. Ambiguous picture:
Giáo viên vẽ từng phần nhỏ của bức tranh lên bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đoán xem đó là hình gì.
Giáo viên khuyến khích những ý kiến khác nhau.
GV không nên khẳng định chắc chắn hay phải đối ý
kiến của học sinh.
Giáo viên thêm từng chút một vào bức tranh cho đến
khi hoàn thành.
Giáo viên nên chia bức tranh của mình thành bốn
bước.
 Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 7: Your house, C4: Listen and read
Chuẩn bị:

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-6-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:



Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
Giáo viên giải thích cách chơi: Giáo viên sẽ vẽ lần lượt lên
bảng từng phần của một đồ vật nào đó. Mỗi nhóm sẽ phải đoán xem đó

là đồ vật gì. Nhóm nào đoán được đồ vật đó ngay lần đầu tiên sẽ được 4
điểm, ở lần vẽ thứ hai sẽ được 3 điểm, ở lần thứ ba sẽ được 2 điểm.
Nhóm nào đoán đồ vật đó ở bước cuối cùng sẽ được một điểm. Nhóm
nào có nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng.



Giáo viên và học sinh tiến hành trò chơi.

d. Brainstorm:
Giáo viên đưa ra một từ tổng quát về đề tài mà học sinh mới được học.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tất cả những từ ngữ có liên quan đến từ
đó.


Ví dụ: Sách giáo khoa 8, Bài 11: Traveling around Viet Nam, Read

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-7-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

-8-



Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước chuẩn bị:
• Giáo viên đưa ra một từ trên bảng.

Places of interest
in Viet Nam

• Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
• Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trong vòng 30 giây tìm tất cả những nơi
chốn có liên quan đến chủ đề mà giáo viên đã cho.
• Sau 30 giây, mỗi nhóm cử lên một nhóm trưởng và viết tất cả những
nơi chốn có liên quan đến chủ đề đã cho vào bảng trong vòng 30 giây.
Phiên bản:
Thay vì yêu cầu học sinh tìm tất cả các từ liên quan đến chủ đề, giáo viên có
thể yêu cầu học sinh chỉ tìm một loại từ nào đó liên quan đến đề tài. Ví dụ,
giáo viên yêu cầu học sinh tìm những tính từ hoặc động từ liên quan đến danh
từ đã cho. Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh tìm những danh từ có thể kết hợp
với tính từ đã cho.
 Ví dụ:

Sách giáo khoa 8, Bài 1: My friends, Speak

Van

Mr Lai


Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

Miss Lien
-9-


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên vẽ lên bảng một chart như sau:
Build

Clothes

People

Hair

Face

 Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
 Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trong vòng 30 giây tìm tất cả những tính
từ có liên quan đến chủ đề mà giáo viên đã cho.
 Sau 30 giây, mỗi nhóm cử lên một nhóm trưởng và viết tất cả những
tính từ có liên quan đến chủ đề đã cho vào bảng trong vòng 30 giây.
e. Categories:
Giáo viên cho học sinh một loạt những từ.
Giáo viên yêu cầu học sinh phân loại những từ đó.

 -Ví dụ: Sách giáo khoa 7, Bài 9: At home and away, B3: Read
Các bước thực hiện:
 Giáo viên cho học sinh một loạt những từ sau:

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 10 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Arrive
Had
Rented
Ate
Have
Give
remembered
Rent

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

help
went
talk
take
saw
gave
return
arrived


see
teach
sent
returned
go
think
bought
walked

remember
thought
was/were
helped
took
taught
walk
buy

 Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm.
 Giáo viên yêu cầu học sinh chia tất cả những từ trên thành hai cột.
 Giáo viên không nên đưa ra từ chung của hai nhóm từ đó. Giáo viên
nên để học sinh tự suy luận và nhóm các từ theo tư duy của chúng.
 Sau 1 phút, mỗi nhóm cử một đại diện viết lại những nhóm từ mà nhóm
mình đã làm.
 Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm giải thích tại sao chúng lại nhóm các từ đó
như thế và theo quy luật như thế nào.
f. Dictate numbers:
Giáo viên đọc một danh sách những con số tiếng Anh theo thứ tự ngẫu
nhiên.

Giáo viên yêu cầu học sinh viết những con số ấy.
 Ví dụ: Sách giáo khoa 7, Bài 2: Personal information, A1: Read
Chuẩn bị:

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 11 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên chia lớp thành hai nhóm.
 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một tờ giấy và một cây bút chì.
 Giáo viên lần lượt đọc tên và số điện thoại của những người đó (theo
trật tự của mình, không theo thứ tự trong sách giáo khoa, do đó giáo
viên phải nhớ trật tự này để tính điểm về sau) và yêu cầu học sinh viết
lại số điện thoại theo thứ tự. (Học sinh không cần ghi tên của những
người được đọc.)
 Giáo viên nên đọc tốc độ bình thường, không ngắt quãng, không dừng
lại cho dù thấy học sinh viết không kịp.
 Sau khi đọc xong hai lượt, đại diện của mỗi nhóm sẽ lên bảng ghi lại
các số điện thoại đó theo thứ tự đã được đọc. (Nếu số điện thoại không
đúng thứ tự cũng không tính điểm)
 Nhóm nào đúng nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.
g. Draw a word:
Giáo viên cho học sinh biết một từ.
Học sinh vẽ lại từ đó bằng tranh.

Ở những lớp có trình độ cao hơn, ta có thể yêu cầu học sinh vẽ lại nhiều
từ cùng một lúc, hoặc cho học sinh viết lại một câu phức.
 Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 6: Places, B3: Listen

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 12 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một tờ giấy và một cây bút chì.
 Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe từ và minh họa lại từ đó bằng
hình vẽ.
 Giáo viên lần lượt đọc các từ sau: a hotel, a river, a school, a rice
paddy, a hospital, a factory, a museum, a stadium.
 Giáo viên có thể tùy trình độ học sinh mà đọc từng từ hay đọc hết tất cả
các từ một lượt.
 Giáo viên cho học sinh trao đổi bài với nhau để kiểm tra.
 Lưu ý, phần này giáo viên chỉ sử dụng để kiểm tra từ vựng nên chỉ chú
trọng tranh đúng chứ không quan tâm nét vẽ của học sinh.
h. Family tree:
Giải thích cho học sinh cây gia phả.
Giáo viên mô tả một gia đình.
Học sinh vẽ lại cây gia phả.
Giáo viên có thể mô tả một gia đình bình thường, hoặc có thể mô
tả gia đình của một danh nhân.

Giáo viên có thể cho học sinh mô tả cây gia phả của gia đình
mình từ ông, bà, cô chú, anh chị em họ, và bố mẹ, chị em của mình.

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 13 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

* Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 3: At home, C2: Practice with a partner

Các bước thực hiện:
 Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp.
 Lần lượt từng học sinh trong cặp mô tả lại gia đình mình, hay một danh
nhân, một ca sĩ, một diễn viên hay một người em quen biết. Bạn còn lại
vẽ lại cây gia phả vào giấy.
 Hai học sinh trao đổi cho nhau để kiểm tra lẫn nhau.
i. Find someone who:
Giáo viên cho học sinh một danh sách những yêu cầu.
Học sinh có 1-2 phút tìm ít nhất một người trong lớp phù hợp với
yêu cầu.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 7, Bài 5: Work and play, B2: Listen.
Match each name to an activity

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 14 -



Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên phát cho học sinh một sheet như sau:

Find someone who
Find someone who …
… usually chats with friends at recess _____
… eats and drinks at recess
_____
… plays blindman’s bluff
_____
… plays catch
_____
… plays marbles
_____
… skips rope
_____
… stays in class
_____
 Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh trong vòng 1 phút phải tìm ít nhất một
người cho mỗi hoạt động trong tờ sheet.
 Sau 1 phút, giáo viên tổng hợp những ý kiến của học sinh.
j. General knowledge:
Đưa cho học sinh một bảng những câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi đó.

Ví dụ:
Sách giáo khoa 8, Bài 12: A vacation abroad, Read

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 15 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên chia học sinh làm nhiều nhóm. Mỗi nhóm bốn học sinh.
 Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bảng câu hỏi như sau:
1. How many continents are there in the world?
2. What are they?
3. Which is the longest river in the world?
4. Where is it?
5. Which is the highest mountain in the world?
6. Where is it?
7. Where are the Great Lakes?
8. Name some famous places in the world.
9. Where is the Statue of Liberty?
10.Which country does Hawaii belong to?
11.Which is the capital city of the United States of America?
12.Which is the capital city of Australia?
13.Which is the capital city of Canada?
14.What is considered the symbol of France?
15.What is the official language of Canada?

16.Which is the biggest country: the United Kingdom, France or Spain?
17.Which river flows through London?
18.What are the colors of Vietnamese flag?
19.How many states are there in the United States of America?
20.What is the traditional dress of Japan?
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 16 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

 Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trả lời những câu hỏi trong vòng 1 phút.
 Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn sẽ thắng.
k. Music:
Giáo viên cho học sinh nghe nhạc.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những từ, những câu, những
điểm chính theo một chủ điểm nào đó.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 9: The body, B3: Practice with a partner
Chuẩn bị: Băng nhạc “The black cat song”

Các bước thực hiện:
 Giáo viên phát băng cho học sinh nghe đoạn nhạc: “The black cat
song”
Green grass,
Blue skies,
Black cats,
Yellow eyes.

Red birds,
Blue skies,
Black cats, yellow eyes.
White clouds,
Blue skies,
Black cats, yellow eyes.
Black cats,
Blue skies,
Yellow, yellow eyes.
 Giáo viên chia học sinh làm hai nhóm.
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 17 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

 Giáo viên yêu cầu học sinh nghe bài hát một lượt và ghi lại tất cả màu
sắc có trong bài hát.
 Sau đó, mỗi nhóm trình bày lại phần bài làm của mình.
 Nhóm nào đúng nhiều hơn sẽ thắng.
l. Miming:
Giáo viên cho học sinh dùng những cử chỉ, nét mặt, hành động,
hành vi để ôn lại những từ vựng hay những điểm ngữ pháp đã học.
Những phiên bản:
Phiên bản 1:

Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.


Học sinh dùng những cử chỉ, nét mặt, hành động để diễn tả
điều học sinh muốn nói.

Những học sinh khác đoán điều học sinh muốn nói.
* Ví dụ 1: Sách giáo khoa 6, Bài 12: Sports and pastimes
Chuẩn bị:

Các bước chuẩn bị:
• Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 18 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

• Mỗi nhóm cử một đại diện lên lần lượt chọn một bức tranh ngẫu nhiên
và không để cho bất cứ học sinh nào thấy bức tranh mà mình đã chọn.
• Đại diện của nhóm đó phải minh họa lại bức tranh bằng hành động, nét
mặt, cử chỉ sao cho nhóm còn lại có thể đoán được nội dung của bức
tranh.
• Đại diện nhóm A: Hai chân hơi khụm xuống, hai tay quay và hai chân
bắt đầu nhảy.
• Đại diện nhóm B: You are skipping.
• Đại diện nhóm A: Yes, you’re right.
• Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất sẽ thắng trò chơi.
Phiên bản 2:

♦ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.
♦ Giáo viên cho học sinh dùng cử chỉ, nét mặt, hành động để diễn tả một loạt
những hành động liên quan đến nhau.
♦ Học sinh phải ghi nhớ và dùng từ để diễn tả lại theo đúng trật tự.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 8, Bài 3: At home, Listen and read
Chuẩn bị:

Các bước thực hiện:
• Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
• Mỗi nhóm cử một đại diện lên xem tất cả các bức tranh và không để
cho bất cứ học sinh nào thấy bức tranh mà mình đã chọn.
• Đại diện của nhóm đó phải minh họa tất cả bức tranh bằng hành động,
nét mặt, cử chỉ sao cho nhóm còn lại có thể đoán được nội dung của
bức tranh. Đại diện của mỗi nhóm chỉ được minh họa một lần và làm
với tốc độ bình thường.
• Học sinh trong nhóm phải ghi nhớ hành động và cả thứ tự của các hành
động ấy.
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 19 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

• Sau đó, từng nhóm sẽ trình bày lại bằng từ ngữ những hành động đó
theo trật tự mà mình đã quan sát.
• Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất sẽ thắng trò chơi.
m. Picture dictation:

Giáo viên mô tả một cảnh hoặc một người.
Học sinh vẽ lại theo những gì mà chúng nghe được.
Nếu trình độ học sinh khá, học sinh có thể mô tả lại những gì đã vẽ cho
giáo viên vẽ lên bảng.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 7, Bài 8: Places, A3: Look at this street map. Practice the
dialogue with a partner
Chuẩn bị:

Các bước thực hiện:
 Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm bốn học sinh.
 Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị bút chì.
 Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bản đồ sau:
 Hình trang 81 không chữ
 Giáo viên đọc lần lượt vị trí của từng địa điểm và yêu cầu học sinh vẽ
vào bản đồ. Giáo viên nên đọc với giọng bình thường tùy trình độ của
từng lớp học, không nên đọc quá nhanh hay quá chậm.
 Giáo viên cho học sinh đối chiếu bản đồ của nhóm mình với các nhóm
khác.
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 20 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

 Nếu trình độ học sinh khá, giáo viên có thể yêu cầu học sinh mô tả lại
bằng lời và giáo viên vẽ lại trên bảng cho các em so sánh.
n. Simon says:

Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.
Giáo viên giải thích với học sinh trò chơi: Khi nghe những câu mệnh
lệnh, các em chỉ làm hành động khi nào câu bắt đầu bằng “Simon says”.
Những câu không bắt đầu bằng “Simon says” mà các em thực hiện hành
động thì sẽ bị phạt.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 2: At school, A2: Match and write
Các bước thực hiện:
 Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.
 Giáo viên giải thích với học sinh trò chơi: Khi nghe những câu mệnh
lệnh, các em chỉ làm hành động khi nào câu bắt đầu bằng “Simon
says”. Những câu không bắt đầu bằng “Simon says” mà các em thực
hiện hành động thì sẽ bị phạt.
 Ví dụ: Giáo viên nói: Simon says, “Stand up”, học sinh phải đứng lên.
Học sinh nào không đứng lên sẽ bị loại khỏi trò chơi. Giáo viên nói:
“Stand up”, học sinh nào đứng lên cũng sẽ bị loại khỏi trò chơi.
 Giáo viên và học sinh tiến hành trò chơi cho đến khi chỉ còn lại một số
ít học sinh hoặc không còn học sinh nào. Trong những lớp trình độ học
sinh khá, giáo viên nên đưa ra những mệnh lệnh liên tục.
o. Unusual view:
Giáo viên vẽ những vật bình thường từ những góc độ khác nhau.
Học sinh đoán xem những vật đó là gì.
* Ví dụ: Sách giáo khoa 6, Bài 3: At home, B2: Practice
Chuẩn bị:

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 21 -


Sáng kiến kinh nghiệm :


Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Bảng đen nhìn từ trên xuống

Bàn học nhìn từ trên xuống

Học sinh nhìn từ trên xuống

Thước nhìn
từ bên cạnh

Bút chì
nhìn từ
phía sau

Tẩy nhìn từ
mặt bên

Cửa
nhìn từ
bên
cạnh

Cửa sổ nhìn từ
đằng trước

Các bước thực hiện:
 Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm bốn học sinh.
 Giáo viên cho học sinh xem tranh.

 Giáo viên yêu cầu học sinh đoán xem những hình vẽ trong tranh là
tượng trưng cho đồ vật gì.
 Nhóm nào đoán đúng tất cả những đồ vật có trong tranh và với thời
gian sớm nhất sẽ là đội thắng cuộc.

IV. KẾT QUẢ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
Những ý kiến của tôi cho phần “Một số hoạt động khởi động” có thể áp dụng
cho tất cả các đối tượng học sinh ở tất cả các khối lớp trong trường trung học cơ sở.
Sau một thời gian áp dụng, học sinh của tôi đã trở nên không những không chán và
sợ môn ngoại ngữ nữa mà còn cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và tích cực tham gia
phát biểu xây dựng bài học hơn. Vì thế, tiết học ngoại ngữ thật sự trở thành một tiết
học sinh động, hào hứng và vô hình chung giáo viên đã tạo được không khí vừa học
vừa chơi trong môn ngoại ngữ này.
Kết quả đạt được cụ thể như sau: (Năm học 2012-2013)
TRUNG
BÌNH

YẾU

8 – 20.5 %

19 – 48.7 %

9 – 23.1 %

3– 8.1 %

14 – 37.8 %

9 – 24.3 %


11 – 29.7 %

28 – 62.2 %

15 – 33.3 %

2 – 4.4 %

Lớp

Số lượng

GIỎI

KHÁ

9.1

42

28 – 66.7 %

14 – 33.3 %

9.5

39

3 – 7.7 %


9.7

37

6.2

45

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

KÉM

- 22 -


Sáng kiến kinh nghiệm :
6.11

35

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

15 – 42.9%

15 – 42.9%

3 – 8.6%

2 – 5.7%


Kết quả đạt được cụ thể như sau: HKI (Năm học 2013-2014)
Lớp

Số
lượng

9.1

40

9.7

41

2– 4.9 %

9.9

41

2– 4.9 %

6.3

43

6.11

44


GIỎI

TRUNG
BÌNH

YẾU

07 – 17.1 %

24 – 58.5 %

8 – 19.5 %

16– 39 %

10 – 24.4 %

12 – 29.3 %

1 – 2.4%

6 – 13.6%

5 – 11.4%

KHÁ

KÉM


27 – 67.5 % 43 – 32.5 %

24 – 55.8 % 17 – 39.5 %
6 – 13.6%

11 – 25 %

2 – 4.7 %
16 – 36.4%

V. KIẾN NGHỊ
-oOoĐể việc dạy “Một số hoạt động khởi động” trong trường THCS thành công, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị của cả giáo viên và học sinh.
* Đối với giáo viên:
o Chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo, cần đảm bảo tính thẩm mỹ và kinh tế.
o Lưu ý các hoạt động “khởi động” chỉ chiếm một thời gian ngắn trong tiết dạy
nên việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học phải phù hợp với thời gian thực hiện
o Nên thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với thực tế đời thường của học sinh
để dễ gây hứng thú cho học sinh .
* Đối với học sinh:
o Yêu cầu phải ôn luyện các bài và có sự chuẩn bị bài mới theo sự hướng dẫn
của giáo viên để giúp học sinh nhớ bài lâu hơn và nắm bắt bài mới tốt hơn.

VI. KẾT LUẬN
-oOo-

Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 23 -



Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng thành công trong quá
trình giảng dạy những khối lớp học theo chương trình SGK mới.Tôi rất mong sự góp
ý từ phía các Thầy-Cô và các anh chị để phần dạy “khởi động” được hoàn thiện hơn.
Tân Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Diễm Phương

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học cấp trường
Với nhận xét và đề nghị sau
SKKN có giá trị :
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
.….………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………

…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………

…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 24 -


Sáng kiến kinh nghiệm :

Cách sử dụng hiệu quả một số hoạt động “khởi động”

Đã tiến hành kiểm nghiệm tại:….…………………………………………………….
Vào thời gian : ……………………………………………………………………….
Và mang lai hiệu quả là : ………………………………….........................................
Đề nghị hội đồng khoa học Quận công nhận SKKN đạt cấp : ,,,,……………………
Năm học 2013-2014
Tân Bình, ngày tháng năm 2014
TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP QUẬN
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng khoa học cấp Quận
Với nhận xét và đề nghị sau
SKKN có giá trị :
…….
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
…….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………

…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………………
Giáo viên thực hiện : NGUYỄN THI DIỄM PHƯƠNG

- 25 -


×