Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SỰ PHÁT SINH và PHÁT TRIỂN sự SỐNG TRÊN TRÁI đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.09 KB, 10 trang )

-

Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sự phát sinh sự sống
Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4.6 tỉ năm, trong đó khoảng 2 tỉ năm đầu là khoảng thời gian xảy
ra quá trình tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.
*Tiến hoá hoá học :
Là quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hoá học dưới tác động của các tác nhân tự
nhiên. Từ chất vô cơ → chất hữu cơ đơn giản → chất hữu cơ phức tạp
* Tiến hoá tiền sinh học :
Hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại phân tử và màng sinh học → hình thành nên tế bào nguyên
thủy
* Tiến hoá sinh học :
Từ tế bào nguyên thuỷ → tế bào nhân sơ → tế bào nhân thực → sự đa dạng phong phú của sinh giới. (nhân
tố CLTN là nhân tố chính)
2. Sự phát triển của sinh gới qua các đại địa chất
2.1. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
2.1.1. Khái niệm: Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
2.1.2. Sự hình thành hóa thạch :
* Hoá thạch bằng đá: Khi sinh vật chết, phần mềm của sinh vật bị phân huỷ bởi vi khuẩn, chỉ các phần
cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại và hoá đá; hoặc sau khi phần mềm được phân huỷ sẽ tạo ra khoảng
trống trong lớp đất sau đó các chất khoáng (như ôxit silic...) tới lấp đầy khoảng trống tạo thành sinh vật
bằng đá giống sinh vật trước kia.
* Hoá thạch khác: Một số sinh vật khi chết được giữ nguyên vẹn trong các lớp băng với nhiệt độ thấp (voi
ma mút...), hoặc được giữ nguyên vẹn trong hổ phách (kiến...).
* Phương pháp xác định tuổi của hóa thạch: phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc trong
lớp đất đá chứa hóa thạch.
2.1.3. Vai trò của hoá thạch :


- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
2.2. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại đại chất
2.2.1. Hiện tượng trôi dạt lục địa :
- Trôi dạt lục địa là hiện tượng di chuyển của
các lục địa do sự chuyển động của lớp dung
nham nóng chảy bên dưới.
- Sự trôi dạt lục địa làm biến đổi địa chất và
khí hậu trên quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng đến
sự phát triển của sinh giới, tạo nên những thời
điểm lịch sử làm tuyệt chủng hàng loạt các
loài và sau đó là sự bùng nổ hàng loạt các loài
mới tạo nên diện mạo mới cho Trái Đất qua
các thời kì.
2.2.2. Sinh vật trong các đại địa chất
Tiến hoá sinh học là sự phát triển lịch sử của giới sinh vật từ những sinh vật nhân sơ cho đến sự đa dạng, phức tạp
của sự sống như ngày nay. Quá trình đó gắn liền với sự thay đổi các điều kiện sống trên trái đất qua các thời kì.
Căn cứ vào các biến đổi lớn về địa chất khí hậu và các hóa thạch điển hình người ta chia lịch sử sự sống thành
5 Đại: Đại Thái cổ → Đại Nguyên sinh → Đại Cổ sinh → Đại Trung sinh → Đại Tân sinh. Mỗi Đại lại chia
thành những kỉ, mỗi kỉ mang tên một loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ đó hoặc tên của địa phương lần
đầu tiên nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó.
Ví dụ:
* Đại Cổ sinh được chia thành 6 kỉ:
Kỉ Cambri: Tên cũ của xứ Wales ở Anh.
Kỉ Ocđôvic:
1


-


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
Kỉ Silua : tên một tộc người sống ở xứ Wales
Kỉ Đêvôn : Devonshie là một quận ở Anh.
Kỉ Than đá : Than đá là hóa thạch chủ yếu.
Kỉ Pec mơ : Tên của miền peron ở phía tây dãy Uran.
* Đại Trung sinh được chia thành 3 kỉ:
Kỉ Tam điệp: Hệ đá của kỉ này chia thành 3 lớp.
Kỉ Jura : dãy núi Jura ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ
Kỉ Phấn trắng : Lớp đá có phấn trắng, hình thành từ vỏ của Trùng lỗ
Đại

Kỉ

Tuổi
(Triệu năm
cách đây)

Đệ tứ

1,8

Tân sinh
Đệ tam

Trung sinh

Cổ sinh

65


Krêta

145

Jura

200

Triat

250

Pecmi

300

Cacbon

360

Đêvôn

416

Silua

444

Ocđôvic


488

Cambri

542

Đặc điểm địa chất
khí hậu
Băng hà, Khí hậu lạnh, khô

ThS. Lê Hồng Thái

Sinh vật điển hình
Xuất hiện loài người

Các đại lục gần giống như hiện Phát sinh các nhóm linh trưởng. Cây có
nay. Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối hoa ngự trị. Phân hoá các lớp Thú,
kỉ lạnh.
Chim, Côn trùng.
Các đại lục bắc liên kết với Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hoá
nhau. Biển thu hẹp. Khí hậu động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều
khô.
sinh vật, kể cả bò sát cổ.
Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam.
Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị.
Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm
Phân hoá chim.
áp.
Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ.
Đại lục chiếm ưu thế. Khí hậu

Cá xương phát triển. Phát sinh chim và
khô.
thú.
Các đại lục liên kết với nhau. Phân hoá bò sát cổ. Phân hoá côn trùng.
Băng hà. Khí hậu khô, lạnh.
Tuyệt diệt nhiều động vật biển.
Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có
Đầu kỉ ẩm và nóng, về sau trở
hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát
nên lạnh và khô.
sinh bò sát.
Khí hậu lục địa khô hanh, ven Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư,
biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc. côn trùng.
Hình thành đại lục địa. Mực nước
biển dâng cao. Khí hậu nóng và Cây có mạch động vật lên cạn.
ẩm.
Di chuyển đại lục. Băng hà.
Mực nước biển giảm. Khí hậu Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị.
khô.
Phân bố đại lục địa và đại dương
Phát sinh các ngành động vật. Phân hoá
khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều
tảo.
CO2
Động vật không xương sống bậc thấp ở
biển, Tảo.

Nguyên
sinh


2500

Thái cổ

3500

Hoá thạch nhân sơ cổ nhất.

4600

Trái Đất hình thành.

2


-

Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
Nét đặc trưng của các Đại địa chất:
* Đại Thái cổ
Nét đặc trưng của Đại này là sự sống đã phát sinh ở mức chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào nhân sơ (Vi
khuẩn) và tập trung dưới nước.
* Đại Nguyên sinh
Sự sống đã phát triển từ VK → Nhân thực, Tảo → ĐV cổ → ĐV KX → làm biến đổi thành phần khí quyển
(tích lũy O2 do hoạt động quang hợp của VK lam, Tảo) hình thành sinh quyển. Sự sống vẫn tập trung dưới
nước.
* Đại Cổ sinh : Là đại chinh phục đất liền của thực vật, động vật.
* ĐạiTrung sinh: Là đại phồn thịnh của cây Hạt trần và Bò sát.
* Đại Tân sinh: Là đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.

3. Sự phát sinh loài người:
3.1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
* Bằng chứng giải phẫu so sánh:
Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với thú.
* Bằng chứng phôi sinh học:
Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với động
vật có vú.
Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32
chiếc.
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
+ Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
+ Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ
họ hàng rất thân thuộc.
3. Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn
3.1. Người tối cổ :
Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía
trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống
thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá.
3.2. Người cổ :
Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết
dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.
3.2. Người hiện đại :
Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ
tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.
Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người
Sự phát sinh


Sự sống

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản

Tiến hoá hoá
học

Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon:
C → CH → CHO → CHON
Phân tử đơn giản → phân tử phức tạp → đại phân tử

Tiến hoá tiền
sinh học
Tiến hoá SH
Người tối cổ
Người cổ

Loài người

→ đại phân tử tự tái bản (AND).

→ tế bào nguyên thuỷ
Từ tế bào nguyên thuỷ → tế bào nhân sơ → tế bào nhân thực.
Hệ đại phân tử

Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau.
Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ.

- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm 3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết
chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm 3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ
bằng đá, xương, biết dùng lửa.

3


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất

Người hiện đại

ThS. Lê Hồng Thái

- Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá
silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sồn
văn hoá.
- Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm 3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc
câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn
giáo.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã
A. tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học.
B. hình thành mần mống những cơ thể đầu tiên.
C. tạo thành các côaxecva.
D. xuất hiện các enzim.
Câu 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống bao gồm những giai đoạn chính
A. tiến hoá học và tiến hoá tiền sinh học.
B. tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá hoá học và tiến hoá sinh học.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các đại phân tử hữu cơ hình thành sự
sống là
A. ATP.
B. năng lượng hoá học.
C. năng lượng sinh học.
D. năng lượng tự nhiên.
Câu 4: Quá trình phức tạp hợp chất cacbon trong giai đoạn tiến hoá hoá học là
A. C → CH → CHO → CHOS.
B. C → CH → CHO → CHOP.



C. C
CH
CHN
CHON.
D. C → CH → CHO → CHON.
Câu 5: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit.
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
D. Chất vô cơ hình thành từ nguyên tố vô cơ trên mặt đất.
Câu 6: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự ghép thành những đoạn ARN
ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
C. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
D. Sự xuất hiện các axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.

Câu 7: Theo quan điểm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP.
B. năng lượng hóa học.
C. năng lượng sinh học.
D. năng lượng tự nhiên.
Câu 8: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (trước khi xuất hiện sự sống) chưa có (hoặc có rất ít)
A. mêtan (CH4). B. amôniac (NH3)
C. ôxi.
D. hơi nước.
Câu 9: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp như hiện nay?
A. Prôtêin – lipit.
B. Prôtêin – saccarit. C. Prôtêin – axit nuclêic.
D. Pôlinuclêôtit.
Câu 10: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn
ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
C. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
Câu 11: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. cacbohyđrat và lipit.
B. prôtêin và cacbohyđrat.
C. prôtêin và axit nuclêic.
D. axit nuclêic và cacbohyđrat.
Câu 12: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?
A. Sinh sản và di truyền.
B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào.
C. Tổng hợp và phân giải các chất.
D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
Câu 13: Chất hữu cơ nào và quá trình nào có ý nghĩa qua trọng nhất đối với sự sống?

A. Axit nuclêic và quá trình phiên mã.
B. Prôtêin và quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
4


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
C. Axit nuclêic và quá trình nhân đôi.
D. Glicôprôtêin và sự nhận biết các dấu chuẩn của tế bào trong cơ thể đa bào.
Câu 14: Trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất chưa có
A. Amôniac.
B. Ôxy và rất ít nitơ.
C. Hơi nước.
D. Xianôgen, Cacbon ôxit.
Câu 15: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn
A. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
B. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
C. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học.
D. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
Câu 16: Quá trình tiến hóa hóa học là:
A. tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ. B. hình thành những dạng sống đơn giản đầu tiên.
C. hình thành các đại phân tử hữu cơ từ chất vô cơ. D. hình thành các tế bào đầu tiên.
Câu 17: Theo quan điểm hiện đại, đại phân tử có khả năng nhân đôi xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất là:
A. ADN.
B. ARN.
C. Prôtêin.
D. Axit nuclêic.
Câu 18: Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm:
A. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng – Yếm khí.
B. Cấu tạo đơn giản – Tự dưỡng – Yếm khí.

C. Cấu tạo đơn giản – Tự dưỡng – Hiếu khí.
D. Cấu tạo đơn giản – Dị dưỡng – Hiếu khí.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng về giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những
đại phân tử và hệ đại phân tử.
B. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của
địa cầu nguyên thuỷ.
C. Chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
D. Cho điện thế cao phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO 2, CH4, NH3... người ta thu được một số loại
axit amin.
Câu 20: Milơ đã cho tia điện cao thế phóng qua hỗn hợp các chất nào sau đây để chứng minh quá trình tiến
hoá trên Trái Đất bắt đầu bằng tiến hoá hoá học?
A. CH4, N2, CO2, H2O.
B. CH4, NH3, H2, H2O.
C. CH4, O2, CO2, H2O.
D. CH4, N2, CO, H2O.
Câu 21: Từ thí nghiệm của Milơ và những thí nghiệm tương tự, ta có thể rút ra được nhận định nào?
A. Cho tia tử ngoại chiếu qua một hỗn hợp hơi nước, cacbon – ôxit, mêtan, amôniac… người ta thu
được một số loại axit amin.
B. Chất hữu cơ phức tạp được tổng hợp từ các chất đơn giản trong điều kiện của địa cầu nguyên thuỷ.
C. Cơ thể sống có tính phức tạp, đa dạng và đặc thù.
D. Các vật thể sống tồn tại trên quả đất là những hệ mở, cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng
Câu 22: Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật phức tạp như hiện
nay?
A. Prôtêin – lipit.
B. Prôtêin – saccarit.
C. Pôlinuclêôtit.
D. Prôtêin – axit nuclêic.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học.

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có hoặc có rất ít ôxi (O2).
C. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng
minh bằng thực nghiệm.
D. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp
chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.
Câu 24: Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là
A. quá trình tích luỹ thông tin di truyền.
B. quá trình biến đổi thông tin di truyền.
C. quá trình đột biến trong sinh sản.
D. quá trình biến dị tổ hợp.
Câu 25: Sự kiện quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng
cho thế hệ sau là
5


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
A. sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
B. sự hình thành màng lipôprôtêin.
C. sự hình thành côaxecva.
D. sự xuất hiện các enzim.

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 26: Cơ sở phân tử của tiến hoá là
A. các đơn phân có thể kết hợp với nhau thành các phân tử đa phân.
B. quá trình trao đổi chất và sinh sản.
C. prôtêin có chức năng đa dạng.
D. quá trình tích luỹ và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 27: Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Được tổng hợp trong các tế bào sống.

B. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C. Quang tổng hợp hay hoá tổng hợp.
D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể
vô cơ.
B. Phân tử ADN có khả năng tự sao chép chính xác nên cấu trúc đặc trưng của ADN luôn luôn ổn định
qua các thế hệ.
C. Sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của hợp chất cacbon dẫn đến sự hình thành hệ tương tác
các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
D. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.
Câu 29: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học vì
A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
B. nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức sẽ bị các vi sinh vật phân huỷ.
C. ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể
sống.
D. Cả A và B.
Câu 30: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình
A. hình thành các pôlipeptit từ các axit amin.
B. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên.
C. các đại phân tử hữu cơ.
D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit.
Câu 30.1: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình:
A. hình thành các chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. hình thành các sinh vật đơn bào, đa bào.
C. hình thành các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
D. hình thành các sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 31: Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?
A. Động vật.
B. Thực vật.

C. Nấm.
D. Nhân sơ.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống tồn tại trên Trái Đất?
A. Trao đổi chất với môi trường và sinh sản là những dấu hiệu có ở vật thể vô cơ.
B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại vật chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.
C. ADN có khả năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong
hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể thay đổi.
D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic đặc trưng, có khả năng tự đổi mới, tự
điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền.
Câu 33: Sự kiện nào dưới đây không thuộc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học?
A. Sự xuất hiện các enzim.
B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.
C. Sự tạo thành các côaxecva.
D. Sự hình thành màng và sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
Câu 34: Sự hình thành cấu trúc màng từ prôtêin và lipit ở các giọt côaxecva trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh
học có vai trò
A. giúp các giọt côaxecva thực hiện việc trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
B. giúp quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng.
C. chuyển côaxecva từ dạng chưa có cấu trúc tế bào thành dạng đơn bào.
D. ngăn cách côaxecva với môi trường.
Câu 35: Sự xuất hiện các enzim trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học có vai trò
A. là bước tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hoá tiền tế bào.
6


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
B. làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
C. là sự kết hợp các phân tử prôtêin với các ion kim loại tao thành các chất xúc tác hoá học trong tế
bào.

D. thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa giọt côaxecva với môi trường xung quanh.
Câu 36: Trong giai đoạn tiến hóa sinh học:
A. từ các tế bào nguyên thủy hình thành các loài sinh vật như hiện nay.
B. từ các sinh vật nhân sơ hình thành các sinh vật nhân thực.
C. từ các chất hữu cơ phức tạp hình thành các sinh vật như ngày nay.
D. từ các loài sinh vật tổ tiên hình thành các loài đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 37: Các tế bào nguyên thủy xuất hiện
A. từ tế bào nhân thực bị thoái hóa.
B. từ tập hợp các chất hữu cơ đơn giản.
C. từ tập hợp các đại phân tử hữu cơ có màng bao bọc.
D. từ khi ADN liên kết với histon.
Câu 38: Đặc điểm nổi bật nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ tứ?
A. Ổn định hệ thực vật. B. Ổn định hệ động vật. C. Xuất hiện loài người. D. Sâu bọ phát triển mạnh.
Câu 39: Di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất là:
A. sinh vật cổ.
B. hóa thạch.
C. hóa thạch sống.
D. cổ sinh vật học.
Câu 40: Hóa thạch có ý nghĩa trong nghiên cứu sinh học và địa chất học như thế nào?
A. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát sinh, phát triển của sinh vật.
B. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử diệt vong của sinh vật.
C. Hóa thạch là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất và lịch sử phát sinh, phát triển và diệt
vong của sinh vật.
D. Hóa thạch chỉ là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.
Câu 41: Để xác định tuổi tuyệt đối của các hoá thạch có độ tuổi khoảng 50000 năm người ta xử dụng phương
pháp đồng vị phóng xạ nào?
A. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ cacbon 14.
B. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nitơ 14.
C. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani phôtpho 32.
D. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ urani 238.

Câu 42: Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào
A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.
B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình.
C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình.
D. sự thay đổi khí hậu.
Câu 43: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là
A. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
B. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
C. đại Thái cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. đại Nguyên Sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
Câu 44: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
A. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Than đá → Pecmi.
B. Cambri → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá → Ocđôvic.
C. Cambri → Xilua → Than đá → Pecmi → Ocđôvic → Đêvôn.
D. Cambri → Ocđôvic → Xilua → Đêvôn → Pecmi → Than đá.
Câu 45: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại trung sinh là
A. Tam điệp → Phấn trắng → Giura.
B. Phấn trắng → Giura → Tam điệp.


C. Tam điệp
Giura
Phấn trắng.
D. Giura → Tam điệp → Phấn trắng.
Câu 46: Đại xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trái Đất là:
A. Đại Nguyên sinh.
B. Đại Cổ sinh.
C. Đại Thái cổ.
D. Đại Trung sinh.
Câu 47: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?

A. Đại Nguyên sinh.
B. Đại Cổ sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Trung sinh.
Câu 48: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh là
A. phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
B. thực vật có hạt xuất hiện.
C. sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.
D. sự xuất hiện bò sát.
7


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
Câu 49: Thực vật có hạt xuất hiện ở đại
A. Cổ sinh.
B. Trung sinh.
C. Tân sinh .
D. Nguyên sinh.
Câu 50: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Giura?
A. Bò sát cổ ngự trị.
B. Cây hạt trần ngự trị.
C. Phân hoá chim.
D. Xuất hiện cây hạt kín.
Câu 51: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ phấn trắng?
A. Sâu bọ phát triển.
B. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
C. Tiến hoá động vật có vú.
D. Xuất hiện thực vật có hoa.
Câu 52: Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là

A. sự xuất hiện thực vật Hạt kín.
B. sự phát triển ưu thế của Hạt trần và Bò sát.
C. sự xuất hiện Bò sát bay và Chim.
D. cá xương phát triển, thay thế cá sụn.
Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ tam?
A. Cây có hoa xuất hiện và ngự trị.
B. Chim và thú phát triển mạnh.
C. Phát sinh các nhóm linh trưởng.
D. Xuất hiện loài người.
Câu 54: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Trung sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.
Câu 55: Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ?
A. Ổn định hệ thực vật.
B. Ổn định hệ động vật.
C. Sâu bọ phát triển mạnh.
D. Xuất hiện loài người.
Câu 56: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Tân sinh.
C. Đại Trung sinh.
D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ.
Câu 57: Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào?
A. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí
B. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí
C. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí
D. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí
14

238
Câu 58: Chu kì bán rã của
C và
U là:
A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm
B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
C. 570 năm và 4,5 triệu năm
D. 570 năm và 4,5 tỉ năm
Câu 59: Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?
A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động
B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo
C. Cách đây khoảng 180 triệu năm lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục,đại dương
D. Hiện nay các lục địa không còn trôi dạt nữa
Câu 60: Tế bào nhân sơ tổ tiên có cách đây
A. 670 triệu năm
B. 1,5 tỉ năm
C. 1,7 tỉ năm
D. 3,5 tỉ năm
Câu 61: Đại nào là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền?
A. Nguyên sinh
B. Cổ sinh
C. Trung sinh
D. Tân sinh
Câu 62: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, ngươi ta thường dùng:
A. Cacbon 12
B. Cacbon 14
C. Urani 238
D. Phương pháp địa tầng
Câu 63: Động vật và thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ
A. Silua.

B. Cambri.
C. Đêvôn.
D. Cacbon (Than đá).
Câu 64: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của:
A. thực vật hạt trần, chim và thú.
B. thực vật hạt trần, côn trùng, chim và thú.
C. thực vật có hoa, côn trùng, chim và thú.
D. thực vật có hoa, chim và thú.
Câu 65: Đặc điểm khí hậu trong kỉ Đệ tứ là
A. khí hậu ấm áp, khô, ôn hòa.
B. băng hà. Khí hậu lạnh, khô.
C. đầu kỉ khí hậu ấm áp, cuối kỉ khí hậu lạnh. D. đầu kỉ ẩm, nóng, về sau trở nên lạnh, khô.
Câu 66: Khẳng định nào sau đây là đúng với nguồn gốc loài người?
A. Người có nguồn gốc từ khỉ thấp.
B. Người không phải là sản phẩm của tiến hóa.
C. Người và vượn người có chung nguồn gốc.
8


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
D. Người khác với các động vật có vú vì người có số lượng rất đông.
Câu 67: Bàn tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động được chủ yếu là nhờ:
A. dáng đi thẳng.
B. cột sống cong hình chữ S.
C. nhu cầu trao đổi kinh nghiệm.
D. đời sống tập thể.
Câu 68: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là:
A. sự thay đổi điều kiện khí hậu, địa chất.
B. lao động, tiếng nói, tư duy.

C. cải tiến hệ gen người bằng công nghệ sinh học. D. quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Câu 69: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là:
A. có dáng đi thẳng, hai chi trước được tự do.
B. xương chậu rộng.
C. có bộ não phát triển.
D. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo mục đích.
Câu 70: Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác là vì:
A. loài người đã là loài tiến hóa nhất trong bậc thang tiến hóa.
B. loài người ít chịu tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. loài người có khả năng cải biến tự nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của mình.
D. loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên và cách li địa lí.
Câu 71: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài
A. Homo erectus.
B. Homo habilis.
C. Homo neanderthalensis.
D. Homo sapien.
Câu 72: Đặc điểm nào không đúng về sự giống nhau giữa vượn người với người?
A. Có hình dạng, kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m, nặng 70 – 200kg).
B. Không có đuôi.
C. Đi bằng hai chân sau thành thạo.
D. Bộ xương có 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc.
Câu 73: Đặc điểm nào không đúng về sự giống nhau giữa vượn người với người?
A. Đều có 4 nhóm máu (A, B, AB, O).
B. Đều có hêmôglôbin như nhau.
C. Tinh tinh có bộ gen giống người trên 96%.
D. Biết biểu lộ tình cảm vui, buồn, giận dữ.
Câu 74: Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ
A. người có nguồn gốc từ vượn người hiện nay.
B. vượn người và người tiến hoá đồng quy.

C. vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
D. vượn người và người tiến hoá phân li chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 75: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú.
B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng.
C. Mấu lồi ở mép vành tai.
D. Tay (chi trước) ngắn hơn chân (chi sau).
Câu 76: Những điểm giống nhau gữa người và thú chứng minh cho
A. vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
B. quan hệ về nguồn gốc giữa người và động vật có xương.
C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là vượn người hoá thạch.
Câu 77: Dạng vượn người hiện đại nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. Vượn.
B. Tinh tinh.
C. Gôrila.
D. Đười ươi.
β
Câu 78: Số axit amin trên chuỗi - hêmôglôbin của loài nào trong bộ khỉ không khác so với người?
A. Gôrila.
B. Khỉ Rhesut.
C. Tinh tinh.
D. Vượn.
Câu 79: Tổ hợp những đặc điểm nào dưới đây có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa dẫn đến xuất
hiện loài người?
A. Đi thẳng, cột sống thẳng, xương chậu rộng.
B. Đi thẳng, và có tiếng nói.
C. Đi thẳng, sử dụng công cụ lao động theo mục đích.
D. Đi thẳng, não bộ phát triển.
Câu 80: Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người là

A. nhân tố văn hóa.
B. nhân tố sinh học.
C. nhân tố chọn lọc tự nhiên.
D. nhân tố chọn lọc nhân tạo.
Câu 81: Đặc điểm xuất hiện sau cùng ở người là:
A. tay có năm ngón.
B. có lồi cằm.
C. đi thẳng.
D. không đuôi.
Câu 82: Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ:
9


Chuyên đề sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
ThS. Lê Hồng Thái
A. người có nguồn gốc từ vượn người ngày nay.
B. vượn người và người tiến hóa đồng quy.
C. vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
D. vượn người và người tiến hóa phân li chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 83: Đặc điểm của người khéo léo (H.habilis) là
A. não bộ khá phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
B. não bộ khá phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.
C. não bộ kém phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
D. não bộ kém phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.
Câu 84: Các dạng vượn người ngày nay có kích thước tương đương với người là
A. đười ươi, gôrila, tinh tinh.
B. tinh tinh, dã nhân, đười ươi.
C. khỉ đột, gôrila, tinh tinh.
D. vượn, đười ươi, gôrila.
Câu 85: Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của

A. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
B. việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải.
C. việc dùng lửa để nấu chín thức ăn.
D. đời sống tập thể.
Câu 86: Dáng đứng thẳng đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người?
A. Giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng vận chuyển.
B. Lồng ngực chuyển thành dạng uống cong.
C. Bàn chân có dạng vòm.
D. Bàn tay được hoàn thiện.
Câu 87: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là
A. thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ Đệ tam.
B. lao động, tiếng nói, tư duy.
C. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
D. quá trình biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên.
Câu 88: Con người thích nghi với môi trường sống chủ yếu qua
A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh.
B. biến đổi hình thái, sinh lí cơ thể.
C. sự phân hoá và chuyển hoá các cơ quan. D. sự phát triển lao động và tiếng nói.
Câu 89: Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác do
A. con người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. B. con người hiện đại đã phát triển toàn diện.
C. giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.
D. người hiện đại đã ở bậc thang tiến hoá cao nhất.

10



×