BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hƣơng
VẬN DỤNG MÔ HÌNH B – LEARNING VÀO
DẠY CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO
TOÀN” VẬT LÍ 10 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hƣơng
VẬN DỤNG MÔ HÌNH B – LEARNING VÀO
DẠY CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
VẬT LÍ 10 THPT
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số
: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN GIA ANH VŨ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
từ bất kỳ luận văn nào. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài
giảng, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí trong danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Phan Gia Anh Vũ đã tận
tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quí thầy cô Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho
tôi trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Hương
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình – Đồ thị
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................4
9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED
LEARNING VÀO DẠY HỌC ....................................................................................... 5
1.1. Hình thức tổ chức dạy học .....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................5
1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học .......................................................................6
1.2. Hình thức dạy học trực tuyến (E–learning) ...........................................................8
1.2.1. Định nghĩa E – learning ...................................................................................8
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của E-leaning so với các hình thức tổ chức dạy
học khác......................................................................................................................9
1.2.3. Một số ưu và khuyết điểm của E-learning .....................................................9
1.2.4. Kết hợp E - learning và lớp học truyền thống ..............................................13
1.2.5. Các mức độ ứng dụng E - learning trong trường học ..................................15
1.2.6. Kỹ năng của người dạy khi thực hiện phương pháp E-learning ...................16
1.3. Học kết hợp (Blended Learning – BL) ................................................................ 17
1.3.1. Khái niệm học kết hợp ...................................................................................17
1.3.2. Các phương án dạy học kết hợp ....................................................................19
1.3.3. Đặc điểm của dạy học kết hợp – BL ............................................................ 20
1.3.4. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số trường
THPT ........................................................................................................................21
1.4. Ứng dụng lớp học trực tuyến vào ôn tập củng cố kiến thức ............................... 23
1.4.1. Cơ sở lí luận của hoạt động ôn tập củng cố ..................................................23
1.4.2. Website hỗ trợ học sinh ôn tập củng cố ........................................................33
Chƣơng 2. THIẾT KẾ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƢƠNG “CÁC ĐỊNH
LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT THEO MÔ HÌNH B - LEARNING ...... 40
2.1. Mục tiêu dạy học của chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 ...................40
2.1.1. Mục tiêu về kiến thức ....................................................................................40
2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng .......................................................................................40
2.1.3. Mục tiêu về thái độ ........................................................................................41
2.2. Cấu trúc nội dung của chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10...................41
2.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lí 10 ở
một số trường THPT....................................................................................................43
2.3.1. Thực trạng dạy của giáo viên.........................................................................43
2.3.2. Thực trạng học tập của học sinh ....................................................................43
2.3.3. Nguyên nhân và hướng khắc phục thực trạng trên .......................................44
2.4. Đề xuất phương pháp tự lực ôn tập và phương pháp ôn tập .............................. 45
2.4.1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học .................................45
2.4.2. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập dạng tự luận ......................46
2.4.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ ..........................................................46
2.4.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập .................................................48
2.4.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận ............................................................. 49
2.5. Thiết kế mô hình dạy học Blended Learning vào chương “Các định luật bảo
toàn” - Vật lí 10 với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle ...............................................49
2.5.1. Giới thiệu về phần mềm mã nguồn mở Moodle ...........................................49
2.5.2. Các chức năng nổi bật của Moodle ............................................................... 51
2.5.3. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp ................................ 54
2.5.4. Thiết kế mô hình dạy học Blended Learning vào chương “Các định luật
bảo toàn” - Vật lí 10 .................................................................................................57
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................... 93
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ....................................................................93
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................................................93
3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm .....................................................94
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.....................................................................94
3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ..........................................................................95
3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm .................96
3.7. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................. 98
3.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................................98
3.8.1. Đánh giá tính khả thi và tính thiết thực của đề tài ........................................98
3.8.2. Đánh giá thái độ tích cực của học sinh với đề tài .........................................98
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 108
Phụ lục 1. Đề kiểm tra 1 tiết ......................................................................................108
Phụ lục 2. Phiếu thăm dò thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học tại một số
trường THPT .............................................................................................................113
Phụ lục 3. Phiếu thăm dò thực trạng dạy của giáo viên và thực trạng học tập của
học sinh ......................................................................................................................117
Phụ lục 4. Giáo án giảng dạy trên lớp .......................................................................121
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BL:
Blended learning
B – learning:
Blended learning
CNTT:
Công nghệ thông tin
CNTT & TT:
Công nghệ thông tin và truyền thông
ĐC:
Đối chứng
GV:
Giáo viên
HS:
Học sinh
HTTCDH:
Hình thức tổ chức dạy học
PP:
Phương pháp
SGK:
Sách giáo khoa
THPT:
Trung học phổ thông
TN:
Thực nghiệm
TNSP:
Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ sử dụng mạng Internet của giáo viên THPT ....................................21
Bảng 1.2. Những khó khăn gặp phải khhi sử dụng Internet của giáo viên ....................22
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng Internet của học sinh THPT................................................22
Bảng 1.4. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh .......................23
Bảng 1.5. Phân loại Website trong giáo dục và đào tạo.................................................33
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu một số tính năng của hệ thống Moodle với hệ thống
Blackboard và Web CT .................................................................................50
Bảng 2.2. Thống kê số sử dụng hệ thống Moodle trên thế giới tính đến tháng 02
năm 2010 .......................................................................................................51
Bảng 2.3. Cấu trúc nội dung bài 23: “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” ...74
Bảng 2.4. Các phương án tổ chức dạy học kết hợp bài 23: “ Động lượng. Định luật
bảo toàn động lượng” ....................................................................................77
Bảng 2.5. Cấu trúc nội dung bài 25: “ Động năng” .......................................................78
Bảng 2.6. Các phương án tổ chức dạy học kết hợp bài 25:“Động năng” ......................80
Bảng 3.1. Thống kê kết quả bài kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC ..................100
Bảng 3.2. Bảng phân bố tần suất kết quả điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC......100
Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất tích luỹ kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC..100
Bảng 3.4. Bảng số liệu điểm trung bình và độ lệch chuẩn của lớp TN và ĐC ............102
Bảng 3.5. Phép kiểm định Mann- Whitney cho hai lớp TN và ĐC .............................102
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình về giải pháp kết hợp giữa E - learning và lớp học truyền thống Blended Solution ........................................................................................................ 14
Hình 1.2. Sơ đồ cho thấy các mức độ ứng dụng E - learning vào lớp học truyền
thống ........................................................................................................................... 15
Hình 1.3. Những hình thức kết hợp .......................................................................... 19
Hình 2.1. Cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn”. ............................... 41
Hình 2.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học ............................................................. 55
Hình 2.3. Hệ thống nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử ........................................ 56
Hình 2.4. Giao diện và tổ chức thông tin trang chủ .................................................. 81
Hình 2.5. Giao diện và tổ chức thông tin trang liên kết ............................................ 82
Hình 2.6. Tóm tắt lý thuyết bài “Công và công suất” ............................................... 83
Hình 2.7. Ôn tập thông qua sơ đồ tóm tắt bài học..................................................... 83
Hình 2.8. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và khung soạn thảo câu trả lời ........................ 84
Hình 2.9. Dạng câu hỏi chọn từ điền vào chỗ trống ................................................. 85
Hình 2.10. Phương pháp giải và một số ví dụ mẫu ................................................... 85
Hình 2.11.Bài tập và khung trả lời đối với dạng bài tập tự luận............................... 86
Hình 2.12. Các câu hỏi trắc nghiệm trong phần ôn tập thông qua bài tập trắc nghiệm
.................................................................................................................................... 87
Hình 2.13. Kết quả làm bài tập trắc nghiệm của học sinh ........................................ 87
Hình 2.14. Đề kiểm tra trắc nghiệm .......................................................................... 88
Hình 2.15. Nộp bài và kết thúc bài kiểm tra ............................................................. 89
Hình 2.16. Đáp án của các câu hỏi trong đề kiểm tra sau khi học sinh hoàn thành bài
kiểm tra....................................................................................................................... 89
Hình 2.17. Học sinh chăm chú trong giờ ôn tập ....................................................... 90
Đồ thị 3.1. Đồ thị biểu diễn tần suất kết quả học tập của học sinh lớp TN và lớp ĐC
................................................................................................................ 101
Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC
.................................................................................................................................. 101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phương pháp dạy học truyền thống từ xưa đến nay đã trở thành phương pháp dạy
học chính yếu, vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất trong nhà trường ở nước ta. Theo
phương pháp này, toàn bộ quá trình học tập có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên
(GV) và học sinh (HS). Người GV đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học:
“Thầy giảng – trò nghe” cũng là nguyên nhân làm cho học sinh trở nên thụ động, kém
tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, phương pháp này còn bộc lộ nhiều
mặt hạn chế: Thời lượng mỗi tiết học có hạn, mất nhiều thời gian chấm bài,…Đặc biệt,
nó không thể hiện được tính kinh tế khi việc tổ chức học tập tốn nhiều sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học.
Có thể nói đây là phương pháp dạy học “thủ công” làm cho quá trình dạy học
kém hiệu quả, không phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ [1].
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã làm phát sinh hình thức tổ chức dạy
học (HTTHDH) mới là dạy học trực tuyến. Đây là HTTCDH ứng dụng các công nghệ
mới, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) thường được biết đến với tên gọi là E learning. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E - learning được xem là phương pháp hữu hiệu
cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học linh hoạt, học một cách mở và học suốt
đời” của mọi người và trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay,
tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể nói rằng Elearning không thể thay thế vai trò chủ đạo của hình thức dạy học trên lớp, máy tính
không thể thay thế hoàn toàn phấn trắng, bảng đen. Vì vậy việc tìm ra giải pháp kết
hợp giữa dạy trên lớp với giải pháp E- learning là điều hết sức cần thiết cho giáo dục
hiện nay. Kiến thức Vật lí ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời
sống, sản xuất,… Vì vậy yêu cầu của việc dạy học Vật lí là phải gắn liền với thực tiễn,
khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức cho mình.
Để làm được điều đó, ngoài việc cải tiến nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi
mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học để làm sao dạy
2
học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng, dạy học qua mạng là một
hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet
dưới các hình thức như Website, blog,…đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy
được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở mức hỗ trợ
chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ
thông.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:Vận dụng mô hình B learning vào dạy chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng mô hình B-learning với sự hỗ trợ phần mềm Moodle để giúp học sinh
kỹ năng tự học và nâng cao chất lượng ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh chương
“Các định luật bảo toàn” –Vật lí 10 THPT.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
-
Quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT.
-
Quá trình dạy học Blended learning cho chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí
10 với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chương “Các định luật bảo toàn”–Vật lí 10 cơ bản THPT cho đối tượng học sinh
đang học chương trình Vật lí 10 tại trường THPT Thành Nhân, Quận Tân Phú, Thành
Phố Hố Chí Minh.
Do thời gian có hạn nên tôi thiết kế trang Web chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo Blended learning.
-
Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế lớp học trực tuyến với phần mềm Moodle.
-
Phân tích nội dung kiến thức trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10
và bổ sung những kiến thức cần thiết khác.
3
-
Lựa chọn nội dung và thiết kế bài học theo hình thức Blended – learning nhằm
nâng cao hiệu quả dạy và học thông qua ôn tập củng cố cho học sinh.
-
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả đề tài
mang lại.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
-
Nghiên cứu các tài liệu về lí luận và phương pháp dạy học ở trường THPT.
-
Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 10.
-
Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo Blended learning
-
Nghiên cứu tài liệu về Moodle để xây dựng trang Web.
6.2. Phƣơng pháp điều tra
Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên, ý kiến phản hồi của học sinh qua quá trình ôn
tập củng cố bằng lớp học trực tuyến.
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
-
Áp dụng phương pháp Blended learning cho lớp thực nghiệm: Dạy trên lớp và
giới thiệu lớp học trực tuyến cho học sinh tự ôn tập củng cố.
-
Kiểm tra – đánh giá kết quả để lấy số liệu nghiên cứu, xử lý số liệu, rút ra kết
luận về ưu – nhược điểm của đề tài. Từ đó điều chỉnh và đề xuất hướng áp dụng
vào thực tiễn, cũng như mở rộng kết quả nghiên cứu.
6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hình thức tổ chức dạy học theo mô hình B-learning để dạy chương
“Các định luật bảo toàn” –Vật lí 10 phù hợp với điều kiện dạy và học hiện nay sẽ giúp
học sinh rèn kỹ năng tự học và nâng cao hiệu quả tự ôn tập củng cố kiến thức cho học
sinh.
4
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang Web xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập củng
cố chương “Các định luật bảo toàn” –Vật lí 10 THPT nhằm rèn luyện kỹ năng tự ôn
tập củng cố, nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học.
Trang Web này là một phương tiện giúp giáo viên có thể kiểm tra đánh giá kiến
thức đạt được của học sinh trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10 THPT.
Các bài học tôi tiến hành thiết kế trên trang Web gồm: Động lượng. Định luật
bảo toàn động lượng; Công và Công suất; Động năng; Thế năng; Cơ năng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc vận dụng mô hình dạy học Blended- learning vào
dạy học.
Chương 2: Thiết kế các tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lí 10
theo mô hình Blended- learning.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH
BLENDED LEARNING VÀO DẠY HỌC
1.1. Hình thức tổ chức dạy học
1.1.1. Khái niệm
Hình thức tổ chức dạy học là một khái niệm trong khoa học giáo dục. Theo Đặng
Vũ Hoạt (2006) hình thức tổ chức dạy học là “Hình thức hoạt động dạy học được tổ
chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học đã quy
định” [4, tr.175], trong đó hình thức tổ chức dạy học là một chỉnh thể thống nhất giữa
mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Theo Thái Duy
Tuyên (1998) “Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học”
[13, tr.251]. Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì “Hình thức tổ chức dạy học là hình
thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều
kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [8, tr.245].
Như vậy, những cách định nghĩa trên đều thống nhất ở việc xem hình thức tổ
chức dạy học là biểu hiện bên ngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của
quá trình dạy học, đặc biệt là nội dung dạy học. Hình thức tổ chức dạy học là hình thức
vận động của từng đơn vị nội dung dạy học, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần
học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ
bản: (1) Nội dung dạy học; (2) Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học;
(3) Phương pháp và phương tiện; (4) Hoạt động của GV và HS; (5) Không gian và thời
gian diễn ra quá trình dạy học. Việc xác định hình thức tổ chức dạy học chính là đi trả
lời câu hỏi: Đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? Quy mô như thế nào?
Thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng phù
hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Hình thức tổ chức dạy học có “tính mở”, “tính linh hoạt” và “tính lịch sử”.
Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với nhau
và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức tổ
6
chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên
tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, … Theo
đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ
dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng – kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát,
đặt thí nghiệm, rút ra kết luận, …), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức,
môi trường tự nhiên và điều kiện trang thiết bị dạy học.
Trong lí luận dạy học, quá trình dạy học được xem xét như là một hệ thống toàn
vẹn của những thành tố: (1) Mục đích dạy học, nội dung dạy học, (2) Phương pháp,
phương tiện dạy học, (3) Hình thức tổ chức dạy học, (4) Giáo viên và học sinh [8,
tr.135]. Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy
học. Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính
là mặt bên ngoài của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình
dạy học là quan hệ “nội dung” – “hình thức”. Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định
nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện, căn cứ vào đó và
dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp.
1.1.2. Các hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy học có tính lịch sử. Do vậy, ứng với mỗi thời kỳ với sự
khác nhau về quan điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ có những
hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
Hình thức tổ chức dạy học đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lí luận là hình
thức học trên lớp do Cô-men-xki đề xuất và phát triển. Theo đó, lớp học cần được tổ
chức theo những quy tắc xác định như cấu trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung
từng bài học, kế hoạch làm việc [3, tr.132]. Đây là hình thức tổ chức dạy học chính
thức đầu tiên được đưa ra và vẫn được áp dụng phổ biến trong giáo dục nước ta hiện
nay, các hoạt động dạy và học được tổ chức chặt chẽ theo những quy tắc nhất định.
Tuy nhiên, hình thức này đôi khi còn thể hiện tính cứng nhắc, người học phải tuân
theo một quy trình đào tạo đã được đề ra sẵn, không được tự do lựa chọn nội dung học
tập phù hợp với mình, nhiều khi hạn chế tính sáng tạo của giáo viên và của học sinh.
7
Đặng Vũ Hoạt đã đưa ra ba loại hình thức tổ chức dạy học được áp dụng trong hệ
thống các trường đại học, đó là [4]:
Loại 1: Hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm: Diễn giảng; Thảo luận, tranh luận; Seminar; Tự học,
giúp đỡ riêng; Làm bài tập thí nghiệm; Thực hành học tập, thực hành sản xuất; Bài tập
nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp; Dạy học chương trình hóa.
Loại 2: Là hình thức dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
của sinh viên, bao gồm: Kiểm tra; Sát hạch; Thi các thể loại (trắc nghiệm, tự luận, điền
khuyết, ghép nối, …); Bảo vệ khóa luận và luận văn tốt nghiệp.
Loại 3: Các hình thức có tính chất ngoại khóa, bao gồm: Nhóm ngoại khóa theo
môn học; Hình thức câu lạc bộ khoa học; Các hình thức nghiên cứu và phổ biến khoa
học; Các hoạt động xã hội; Hội nghị học tập.
Tác giả Thái Duy Tuyên cũng đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học
trong nhà trường, gồm có: Hình thức học tập trên lớp; Hình thức học tập ở nhà; Hình
thức thảo luận; Hình thức hoạt động ngoại khóa; Hình thức tham quan học tập; Hình
thức bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh có năng khiếu [13, tr.251].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay
dựa trên hai tiêu chí [8]:
(1) Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thức
dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp.
(2) Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS trong
lớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm,
hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân.
Như vậy, các cách phân chia các hình thức tổ chức dạy học nói trên đều dựa trên
những cơ sở là nội dung kiến thức, các thành phần tham gia, không gian và thời gian
diễn ra các hoạt động dạy – học, đây là những thành tố của hình thức tổ chức dạy học.
Có thể nhận thấy rằng, giáo dục phát triển thúc đẩy làm đa dạng hóa các hình thức tổ
chức dạy học, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động của GV và HS, từ đó làm tăng hiệu quả
dạy học. Căn cứ theo những cách phân chia ở trên và theo khái niệm chúng tôi phân
loại các HTTCDH hay hình thức học như sau:
8
-
Căn cứ theo địa điểm tổ chức có: Hình thức học trên lớp; Hình thức học ngoài
lớp (khuôn viên trường, phòng thí nghiệm, …).
-
Căn cứ theo hình thức giao tiếp giữa GV và HS có: Hình thức học giáp mặt
(F2F); Hình thức học không có sự giáp mặt giữa GV và HS hay còn gọi là tự học.
Trong đó, có hai hình thức tự học là hình thức tự học có hướng dẫn và hình thức
tự học không có hướng dẫn [12].
-
Căn cứ theo quy mô lớp học có: Hình thức dạy học toàn lớp; Hình thức dạy học
theo nhóm; Hình thức tổ chức dạy học cá nhân.
-
Căn cứ theo nội dung dạy học có: Hình thức tổ chức dạy học lĩnh hội kiến thức,
kỹ năng mới; Hình thức tổ chức ôn tập củng cố kiến thức; Hình thức tổ chức
kiểm tra đánh giá.
-
Căn cứ theo hoạt động của người dạy và người học mà có các hình thức:
Seminar, thảo luận, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm.
-
Căn cứ theo mức độ ứng dụng của CNTT & TT vào trong dạy học có: HTTCDH
không có sự hỗ trợ của CNTT & TT; HTTCDH có sự hỗ trợ của CNTT & TT;
HTTCDH bằng phương tiện CNTT & TT. Trong giáo dục và đào tạo hiện nay,
đang phổ biến HTTCDH có sự hỗ trợ của CNTT & TT. Ngoài ra, một HTTCDH
mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây là hình thức học kết hợp (Blended
learning).
1.2. Hình thức dạy học trực tuyến (E – learning)
1.2.1. Định nghĩa E – learning
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E – learning, dưới đây sẽ trích dẫn
một số định nghĩa E – learning đặc trưng nhất [21].
-
E - learning là phương pháp dạy học có sử dụng các công nghệ Web và Internet
trong học tập (William Horton).
-
E - learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
-
E - learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản
lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và
được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).
9
-
Quá trình học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền
tải quá trình dạy học được thực hiện qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet,
TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy
tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc).
-
Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua
các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape,
DVD, TV, các thiết bị cá nhân... (E - learningsite).
-
"Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập
và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng
cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-learning trong doanh
nghiệp).
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của E-leaning so với các hình thức tổ chức dạy
học khác
Hình thức học này có những điểm khác biệt so với các hình thức tổ chức dạy học
khác.
-
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông: Công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa,
kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
-
Hiệu quả của E - learning cao hơn so với cách học truyền thống do E - learning
có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi
thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng
và sở thích của từng người.
-
E - learning đang và đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và đang
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới với rất nhiều tổ
chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E - learning ra đời.
1.2.3. Một số ƣu và khuyết điểm của E - learning
Ƣu điểm
E - learning có nhiều ưu điểm so với học tập tại các lớp học truyền thống ở nhiều
góc độ khác nhau [11], [21]:
10
-
E-learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học
đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi
nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học.
-
Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng
và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất
nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống,
E-learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế
giới đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và học sinh tăng lên quá tải so với
khả năng của các cơ sở đào tạo.
-
E-learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây
chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh
của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.
-
Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong
phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình
ảnh, hình ảnh động ba chiều, kỹ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người
sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho
học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả
trong học tập.
-
E-learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho
phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức
thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với
những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà
theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Khuyết điểm
Bên cạnh những ưu điểm, cũng như các hình thức học tập khác, E - learning còn
có những hạn chế như sau [11], [21]:
-
Kết quả học tập phụ thuộc nhiều vào chất lượng của chương trình, nội dung học
tập
11
Kết quả học tập trong E - learning phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, sư phạm,
tâm lí học, lí luận dạy học của các tập thể tác giả xây dựng chương trình cũng
như phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các thành tựu công nghệ thông tin và chuyên gia
lập trình trong việc thực hiện các ý tưởng của các tác giả chương trình.
-
Quá trình học tập E - learning nói chung là cô lập với xã hội thực
Các cá nhân tiến hành học tập thông qua các phương tiện truyền thông nên những
sự khích lệ ở bên ngoài như áp lực cạnh tranh, năng suất, … hầu như không có.
-
Phá bỏ sự chú ý cổ điển
Người học thay vì tập trung giải quyết các tài liệu học tập được chuẩn bị một
cách hệ thống, E - learning dễ làm người học phân tán do khả năng truy cập
không tuyến tính vào các thông tin được trình bày trên mạng một cách đa dạng
và hấp dẫn.
-
Những câu hỏi tức thời phát sinh trong khi học không được trả lời ngay
Giao tiếp giữa GV và người học không trực tiếp mà phải thông qua mạng. Vì
vậy, việc trả lời các câu hỏi phát sinh, việc làm mẫu, bắt chước cũng như trao
đổi, thảo luận không thể thực hiện một cách dễ dàng như trong lớp học truyền
thống. Việc giao tiếp này đòi hỏi phải có kế hoạch chặt chẽ về nội dung cũng như
thời gian.
-
Người học phải có kiến thức cơ bản về sử dụng máy vi tính và giao tiếp với mạng
Internet
Máy vi tính và mạng Internet đã tạo ra một kỷ nguyên mới giúp đem kiến thức
của nhân loại đến cho tất cả mọi người và nó cũng là điều kiện kiên quyết cần có
để tiến hành hình thức học E - learning. Có nghĩa khi một người học không biết
về cách sử dụng máy vi tính, cách thức giao tiếp với mạng Internet hoặc người
học đang ở nơi chưa có máy vi tính hoặc hệ thống Internet thì cơ hội tiếp xúc với
các kiến thức có trong lớp học trực tuyến là bằng không.
Chính vì lý do này hình thức học E - learning tuy có khá nhiều ưu điểm nhưng
mức độ áp dụng còn khá khiêm tốn, nhất là ở các nước đang phát triển, điều kiện
vật chất, cơ sở hạ tầng nhiều nơi vẫn còn khá nghèo nàn, lạc hậu như ở Việt Nam
chúng ta [11].
12
-
Để xây dựng một lớp học theo hình thức E - learning cần tốn rất nhiều thời gian
và công sức
Xây dựng lớp học theo hình thức E - learning không chỉ cần có sự hỗ trợ tích cực
từ khoa học công nghệ hiện đại mà còn cần rất nhiều thời gian và công sức của
GV. Kiến thức của loài người đang từng ngày thay đổi, để các thông tin trên lớp
học phù hợp với sự phát triển của nhân loại thì các nội dung trên lớp học này
cũng luôn cần được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện liên tục.
Thêm vào đó, do lớp học lúc này lại còn đóng vai trò là công cụ để GV theo dõi,
kiểm soát việc học tập của từng học viên nên GV luôn phải cập nhật những thông
tin có trên lớp học nhằm có những biện pháp động viên phù hợp cho các đối
tượng học viên khác nhau [21].
-
Không thể đưa vào các môn học đòi hỏi dạy kĩ năng như hát, múa, nhạc, họa…
(dù dùng video cũng có hạn chế)
Dù có được tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại đến đâu chăng nữa thì lớp học tổ
chức theo hình thức E - learning cũng khó có thể thay thế GV thật. Cũng chính vì
lý do này mà không thể dạy các môn học đòi hỏi những kĩ năng, sự sáng tạo, óc
thẩm mỹ như hát, múa, nhạc, hoạ, …
-
Vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên
Nếu tổ chức một lớp học hoàn toàn trên mạng Internet thì vấn đề quản lý học
viên, việc truy cập, sử dụng các thông tin của các học viên sẽ đặt nặng lên vai
GV.
Với lớp học 100% ảo thì GV khó mà có được những thông tin chính xác về học
viên của mình, những biện pháp tác động trở lại nhằm thúc đẩy việc học của họ cũng
hoàn toàn kém hiệu quả nếu người học không có ý thức học tập tốt. Bên cạnh đó vẫn
còn khá nhiều vấn đề xung quanh hình thức học E - learning chưa được nghiên cứu
đầy đủ nên việc vận dụng hình thức học này cũng cần có sự lựa chọn, cân nhắc.
13
1.2.4. Kết hợp E - learning và lớp học truyền thống
Yếu tố liên quan
Lớp học truyền thống
Lớp học E - learning
- Phải có phòng học, không - Không gian lớp học không
gian và kích thước phòng giới giới hạn.
Lớp học
hạn.
- Lớp học phải đồng bộ, cách - Học ở mọi lúc, mọi nơi.
học cũng phải đồng bộ.
Có giới hạn, phải đến lớp, học Không giới hạn, không phải
Số lượng
ở một giờ nhất định, trực tiếp trực tiếp đến lớp.
lên lớp.
Tuy vẫn tồn tại các khuyết điểm như bất kỳ hình thức học nào khác, nhưng với
những ưu điểm nổi bật khá phù hợp với nhu cầu đào tạo những công dân mới cho một
xã hội hiện đại như hiện nay, liệu E - learning có thể thay thế cho lớp học truyền thống
mà trong đó GV trực tiếp giảng dạy cho các HS như hiện nay?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xét đến một số điều kiện ở Việt Nam hiện nay:
– Về cơ sở vật chất (thiết bị dạy học, đường truyền, công cụ hỗ trợ…)
Thời gian gần đây tuy đã được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường
nhưng nhìn chung đa phần các trường học nước ta vẫn chưa có đủ các điều kiện cơ sở
hạ tầng phù hợp cho việc áp dụng một cách toàn diện cho hình thức học E - learning.
– Về học sinh
HS chúng ta mới bắt đầu được làm quen với hình thức học tập tích cực, chủ động
nên thói quen tự học chưa cao, chưa có tính độc lập, còn phụ thuộc nhiều vào giáo
viên, chưa tự giác trong học tập.
– Về giáo viên
Mặc dù đã có sự hỗ trợ nhiều hơn từ các nguồn lực, như các chương trình học
dành cho GV của hãng Intel, tập đoàn Microsoft, phối hợp với các Sở Giáo dục, các
giải thưởng, các dự án của Bộ giáo dục, nhằm khuyến khích việc GV ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy, nhưng khả năng áp dụng các thành tựu công nghệ vào
14
giảng dạy của đa số các giáo viên ở các bậc học (nhất là bậc trung học và tiểu học) còn
hạn chế.
– Về tổ chức lớp
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu thật sự đầy đủ nào về hình thức học tập E learning và việc ứng dụng nó vào trong trường học [19]. Vẫn còn khá nhiều vấn đề
chưa được nghiên cứu một cách thật tỉ mỉ để chúng ta có thể mạnh dạn đưa hình thức
học này vào các trường trung học ở Việt Nam. Do đó, theo tôi đối với HS THPT ở
nước ta, hình thức E - learning chỉ có thể dừng lại ở mức hỗ trợ, giúp cho việc tự học
của các em có hiệu quả hơn chứ chưa thể thay thế lớp học truyền thống.
Bên cạnh đó, việc làm quen với hình thức E - learning cũng sẽ là cơ sở để giúp
hình thành thói quen tự học, tự rèn luyện, làm nền móng cho quá trình tự lực học tập
của các em sau này. Theo đề xuất từ Website của Bộ giáo dục –
Đào tạo, giải pháp kết hợp giữa E - learning và lớp học truyền thống được gọi là
BLENDED SOLUTION [21]. Mô hình kết hợp được đề nghị bởi Website trên như
sau:
Hình 1.1. Mô hình về giải pháp kết hợp giữa E - learning và lớp học truyền thống Blended Solution [21]
15
1.2.5. Các mức độ ứng dụng E - learning trong trƣờng học
Với nhận xét về tình hình học tập và giảng dạy ở Việt Nam chúng ta, có thể đã
phân chia các mức độ ứng dụng E - learning vào lớp học truyền thống như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ cho thấy các mức độ ứng dụng E - learning vào lớp học truyền thống
[6]
Mức độ thứ nhất, GV thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn
đàn, hướng dẫn tự học trên mạng song song với việc học trên lớp truyền thống (tức là
bổ sung cho lớp học truyền thống).
Mức độ thứ hai, GV yêu cầu HS phải tham gia lớp học trên mạng một đơn vị,
một phần nào đó trong chương trình giảng mà không được đào tạo trên lớp học truyền
thống.
Mức độ thứ ba, GV tiến hành giảng dạy một môn học nào đó hoàn toàn trên
mạng, HS tham gia và được đánh giá kết quả trực tiếp trên mạng.
Đối với đề tài luận văn này, đối tượng hướng đến là HS đầu cấp THPT, để phù
hợp hơn với trình độ và khả năng của các em, tôi đã áp dụng sự kết hợp giữa E learning và lớp học truyền thống ở mức độ đơn giản nhất, tức là mức độ dùng E learning để bổ sung cho việc học trên lớp của HS, thông qua việc hỗ trợ cho quá trình
tự học bộ môn của các em hiệu quả hơn.
16
1.2.6. Kỹ năng của ngƣời dạy khi thực hiện phƣơng pháp E - learning
Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy học E - learning đòi hỏi
người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp dạy học: E - learning và dạy học
truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh.
Sau đây là kỹ năng tổng hợp của người dạy khi tổ chức một khoá học theo
phương pháp E - learning, giải pháp này được gọi là BLENDED SOLUTION [23].
– Sự thành thạo về sƣ phạm
Người giáo viên phải luôn nghĩ rằng môi trường dạy học trực tuyến là một dạng
khác so với môi trường dạy học truyền thống trong lớp học trong sự tương tác trực tiếp
với HS.
Khi làm việc với lớp học trực tuyến, giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian
để trả lời tất cả các câu hỏi của HS.
Giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc lập kế hoạch giảng dạy (Learning Plan)
và sử dụng công nghệ dạy học có hiệu quả hơn.
Các vấn đề về sư phạm của phương pháp dạy học truyền thống được áp dụng
trong E - learning thể hiện ở các học liệu điện tử (courseware). Người học có thể được
giáo viên cho học trực tiếp trên màn hình bằng thao tác viết bảng (Text) hay học thông
qua nghe, nhìn,…
– Kỹ năng về quản lý
Xây dựng nguyên tắc và yêu cầu HS thực hiện theo các nguyên tắc đó (yêu cầu
HS làm việc theo nhóm).
Thực hiện diễn đàn thảo luận với sự hướng dẫn điều hành của giáo viên
(Forum).
Liên hệ thường xuyên với chuyên gia để được hỗ trợ về CNTT và truyền thông.
Sau mỗi nội dung, giáo viên phải quản lý được kiến thức của học sinh thông
qua các bài trắc nghiệm, bài tập lớn,…
– Kỹ năng về kỹ thuật
Giáo viên phải tự trang bị cho mình về kiến thức cơ bản về máy tính, biết sử
dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ dạy học trực tuyến (Video), biết kết hợp các kỹ