Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN của GIÁ TRỊ THẶNG dư (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.47 KB, 43 trang )

BÀI : CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Chương trình : Trung cấp lý luận
Số tiết
: 8 tiết
1.Mục đích, yêu cầu :
+ Về kiến thức: Giúp cho học viên nắm được nội dung kiến thức cơ bản về các hình
thức biểu hiện của giá trị thặng dư; các khái niệm về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi
nhuận bình quân, lợi tức, tín dụng, ngân hàng, địa tô và sự vận động của tư bản.
+ Về giáo dục tư tưởng : Khẳng định chủ nghĩa tư bản không chỉ bóc lột ngưòi lao
động trong công nghiệp mà cả trong nông nghiệp , trong lưu thông. Thông qua đó mà
giai cấp công nhân phải đoàn kết lại nhằm nhanh chóng xoá bỏ sự bóc lột đó. Xây
dựng niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không
có sự bóc lột.
+ Về thực tiễn: Vận dụng lý luận của Mác làm cơ sở khoa học cho việc phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
2. Kết cấu bài soạn: Bài soạn gồm 5 phần lớn:
I.
Sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư
thành tỷ suất lợi nhuận
1. Chi phí sản xuất Tư bản chủ nghĩa
2. Lợi nhuận
3. Tỷ suất lợi nhuận
II.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành hình thành giá trị thị trường
2. Sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
III.
Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
1. Tư bản thương nghiệp
2. Lợi nhuận thương nghiệp
3. Chi phí lưu thông và lao động của nhân viên thương nghiệp


IV.
Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
1. Tư bản cho vay
2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức
3. Các hình thức của tư bản cho vay
V.
Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa
1. Tư bản kinh doanh nông nghiệp
2. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
3. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
4. Giá cả ruộng đất
3. Phương pháp giảng bài
- Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nêu vấn đề (đặt câu hỏi gợi
mở...)
4. Tài liệu tham khảo
-

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Chương trình trung cấp)


-

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin _Khoa Kinh tế chính trị
_Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
Giáo trình kinh tế học chính trị Mác-Lênin _Tập 1 (NXB Chính
trị Quốc gia _2001)
Văn kiện đại hội Đảng IX



KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta đã được nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản cũng như quá
trình phân chia giá trị thặng dư trong xã hội tư bản. Qua những nội dung nghiên cứu,
chúng ta đã thấy rõ sự vận động của tư bản cá biệt cả về mặt chất và mặt lượng. Đồng
thời nó cũng chỉ ra những phương thức chuyển dịch giá trị của bộ phận tư bản cấu thành
nên tư bản sản xuất. Trên cơ sở đó, giúp chúng ta rút ra được phương pháp tổ chức quản
lý sản xuất thích hợp nhằm rút ngắn thời gian sản xuất ra sản phẩm, tăng vòng quay của
tư bản.... Đó cũng là những bài học vận dụng quý báu trong sản xuất kinh doanh đối với
chúng ta hiện nay.
Cũng qua bài học này, chúng ta đã được hiểu thêm những lĩnh vực bóc lột mới của
CNTB, cũng như các quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau, giữa nhà tư bản vơí địa chủ
trong việc phân chia giá trị thặng dư, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp TBCN. Với
đặc điểm là một nước nông nghiệp, cho nên lý luận địa tô TBCN là cơ sở để chúng ta
hoạch định chính sách phát triển ngành nông nghiệp đang trong quá trình đi lên sản xuất
lớn. Đó là việc giao đất, giao rừng lâu dài cho các hộ gia đình, định mức thuế, mức
khoán sản phẩm.... làm sao có tác dụng kích thích, khuyến khích người dân đầu tư thâm
canh, nâng cao năng suất lao động, tạo tiền đề vật chất để đẩy mạnh quá trình CNH –
HĐH đất nước.


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, dưới CNTB giá trị thặng dư chỉ được tạo ra trong sản xuất.
Nó là do sức lao động của công nhân tạo ra, bị nhà tư bản chiếm lấy và ở đây, chúng
ta mới chỉ đề cập đến một loại tư bản , đó là tư bản công nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vì lợi ích của chính bản thân mình cũng như
vì điều kiện, hoàn cảnh khác nhau buộc tư bản công nghiệp phải “ nhường cơm sẻ áo”
phải cắt xén bớt một phần của mình cho các nhà tư bản khác như: tư bản thương
nghiệp , tư bản cho vay ..... và do đó giá trị thặng dư cũng được biến hoá dưới nhiều
hình thái khác nhau như lợi nhuận, lợi tức, địa tô..... nhằm che dấu quan hệ bóc lột
của CNTB.

Thế nhưng, với thiên tài của mình , chủ nghĩa Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột che
dấu đằng sau những quan hệ đó của CNTB, giúp cho nhân loại biết rằng : dưới CNTB
không chỉ có tư bản công nghiệp, nông nghiệp tham gia vào quá trình bóc lột sức lao
động của công nhân mà các nhà tư bản khác như tư bản thương nghiệp, tư bản cho
vay
.... cũng tham gia vào quá trình đó. Để hiểu rõ hơn, sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi
vào tìm hiểu những biểu hiện của giá trị thặng trong nền sản xuất TBCN.
Kiến thức cơ bản
(đọc ghi)

Diễn giảng

I. Sự chuyển hoá giá trị thặng dư
thành lợi nhuận và tỷ suất giá trị
thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận
(Dùng phương pháp thuyết trình )
Giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và
được thực hiện trong lưu thông .Trong lưu thông,
giá trị biểu hiện dưới hình thái giá cả, còn giá trị
thặng dư được biểu hiện dưới hình thái lợi nhuận.
Trong giai đoạn tự do cạnh tranh, các nhà tư bản
công nghiệp đều thu được lợi nhuận với tỷ suất
xấp xỉ nhau, mặc dù giữa tư bản bất biến (C) và
tư bản khả biến(V) của mỗi nhà tư bản hết sức
khác nhau. Điều này hình như mâu thuẫn với lý
luận giá trị thặng dư. Do đó, cần vạch rõ thực chất
của lợi nhuận và sự phân phối của lợi nhuận
thông qua cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
1. Chi phí sản xuất tư bản
chủ nghĩa

Như ta đã biết, giá trị của hàng
hoá(W) bao giờ cũng gồm:
W=C+V+m
(Dùng phương pháp thuyết trình)
Đây chính là chi phí thực tế của xã hội, hay là
chi phí do lao động tạo ra.Chi phí về lao động này


Vậy, chi phí sản xuất TBCN là
phần giá trị bù lại giá cả
của những TLSX và giá cả
sức lao động đã tiêu dùng
để sản xuất ra hàng hoá vì
lợi ích của nhà tư bản.
K=C+V

gồm:
+Chi phí lao động quá khứ: tạo ra giá trị của các
tư liệu sản xuất(C)
+Chi phí lao động sống: tạo ra giá trị mới(V+m)
Song , đối với nhà tư bản, để sản xuất ra hàng
hoá, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản nhất
định để mua TLSX (c) và thuê SLĐ(v). Đó là chi
phí sản xuất TBCN. Kí hiệu:K

Như vậy, chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hoá
hay giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN
khác nhau về cả lượng và chất:
_ Về lượng : Chi phí sản xuất
TBCN luôn luôn nhỏ hơn giá trị

hàng hoá.

K=C+V
W>K
W=C+V+m
Vì K là bộ phận của G trích ra để bù lại những chi
phí mà nhà tư bản đã bỏ ra mua TLSX và SLĐ

_ Về chất:
+ Chi phí sản xuất TBCN là
chi phí tư bản, nó chỉ phản ánh
hao phí tư bản của nhà tư bản
trong sản xuất, nó không có liên
quan đến việc tạo ra giá trị hàng
hoá và quá trình làm cho tư bản
tăng thêm giá trị.
+ Giá trị hàng hoá là chi phí
thực tế để sản xuất ta hàng hoá, nó
được đo bằng chi phí lao động,
gồm chi phí lao động qúa khứ (C)
và chi phí lao động sống tạo ra giá
trị mới (V+m).
• Ý nghĩa của phạm trù chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa:
_ Nó mang tính phổ biến của mọi
Bởi không một nền kinh tế nào là không cần chi
thời đại.
phí.Chi phí sản xuất là giới hạn của lỗ lãi nên các
nhà tư bản luôn chú ý tới tiết kiệm K
_ Nó mang tính đặc thù của chủ

nghĩa tư bảnvì nó được đo bằng chi


phí tư bản.

Nó che giấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
bản: làm cho người ta không thấy được giá trị
thặng dư sinh ra như thế nào và còn làm cho chi
phí tư bản có vẻ bề ngoài là nguồn gốc sinh ra giá
trị thặng dư.
(Dùng phương pháp thuyết trình)
Như vậy, qua kết luận trên chúng ta thấy, nếu
như nhà tư bản bán hàng hóa đúng giá trị của nó
(W=C+V+m) thì vẫn thu được một khoản tiền lời
ngang bằng giá trị thặng dư. Các Mác gọi số tiền
đó là lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì?
Thực chất của nó ra sao? Chúng ta tiếp tục nghiên
cứu phần 2- “ Lợi nhuận ”.

2. Lợi nhuận
• Lợi nhuận:

* Xem xét lợi nhuận và giá trị
thặng dư ta thấy:
-Về lượng:
+Nếu cung = cầu, giá cả hàng hoá
bán ra đúng giá trị của nó thì:
lượng lợi nhuận bằng lượng giá trị
thặng dư
+ Nếu cung < cầu, giá cả hàng hoá

lớn hơn giá trị của nó thì: lượng
lợi nhuận lớn hơn lượng giá trị
thặng dư.
+ Nếu cung > cầu, giá cả hàng hoá
nhỏ hơn giá trị của nó thì: lượng
lợi nhuận nhỏ hơn lượng giá trị
thặng dư.
---> Nhưng nếu xét trên phạm vi

So sánh giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất
TBCN luôn có sự chênh lệch, nên khi bán hàng
hoá theo giá trị của nó, các nhà tư bản luôn thu
được một khoản tiền lời. Đó là lợi nhuận (kí hiệu
là P).
Theo Các Mác: giá trị thặng dư hay lợi nhuận
chính là phần dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so
với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra
của tổng số lượng lao động chứa đựng trong
hàng hoá so với số lượng lao động được trả
công chứa đựng trong hàng hoá” (Các Mác_Ăng
ghen toàn tập T25, PI, trang 74).
Câu hỏi đặt ra ở đây là lợi nhuận có phải là giá
trị thặng dư hay không?

.


toàn xã hội: Tổng số lợi nhuận =
Tổng số giá trị thặng dư.
-Về chất:

+ Giá trị thặng dư là bộ phận giá
trị mới do lao động công nhân tạo
ra trong lĩnh vực sản xuất.
+Lợi nhuận là hình thức biểu hiện
bên ngoài của giá trị thặng dư.

Ta thấy: khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành
lợi nhuận thì giá trị của hàng hoá (W=C+V+m)
chuyển hoá thành chi phí sản xuất TBCN cộng
với lợi nhuận (W=K+P).

Vậy, lợi nhuận là hình thái chuyển
hoá của giá trị thặng dư, do lao
động sống của công nhân tạo ra
nhưng bề ngoài được quan niệm là
do toàn bộ tư bản ứng trước sinh
Lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là kết quả lao
ra.
động của công nhân làm thuê tạo ra nhưng giá
trị thặng dư biểu hiện quan hệ bóc lột còn lợi
nhuận biểu hiện quan hệ giữa vốn và lãi
3.Tỷ suất lợi nhuận:

Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận
thì tỷ suất giá trị thặng dư cũng chuyển hoá thành
tỷ suất lợi nhuận. Kí hiệu P’

Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận là
tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi
nhuận và toàn bộ tư bản ứng trước

để sản xuất kinh doanh.
m
P’=

x 100%
C+V

Hay
p
P’=

x 100%
K

* Sự khác nhau giữa tỷ suất giá trị
thặng dư (m’) và tỷ suất lợi nhuận
(P’).
- Về lượng : Tỷ suất lợi nhuận bao

Tuy nhiên, do cơ sở so sánh khác nhau nên tỷ
suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận có sự
khác nhau cả về chất và lượng.

Ví dụ:

G=800+200v+200m
200m


giờ cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị

thặng dư

--> m’=

x 100% = 100%

200V
200m
P’=

x 100% =20%
800c+200v

- Về chất :
+ Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh:
. Trình độ bóc lột
. Quan hệ tư bản – lao động
(quan hệ bóc lột )
+ Tỷ suất lợi nhuận phản ánh:
. Mức doanh lợi của việc đầu
tư tư bản.
. Mục tiêu, động cơ cạnh tranh
của các nhà tư bản.
. Xuyên tạc bản chất bóc lột
của tư bản.
• Những nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận:
m
-Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ
m’=

x 100% --->m=m’x V
suất lợi nhuận tỉ lệ thuận với
V
tỷ suất giá trị thặng dư (nếu m’
m
m’x V
tăng thì P’ tăng và ngược lại)
P’=
x 100% --->P’=
x 100%
C+V
C+V
Ví dụ: 1 tư bản có 8000C+2000V:
Nếu m’=100% thì sẽ thu được 2000m; P’=20%
Nếu m’=200% thì sẽ thu được 4000m; P’=40%
=>Như vậy, những biện pháp nâng cao tỷ suất
giá trị thặng dư cũng chính là những biện pháp
nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

- Tốc độ chu chuyển của tư bản: P’
tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển
nhưng tỷ lệ nghịch với thời gian
chu chuyển của tư bản.

Tốc độ chu chuyển của tư bản tăng dẫn đến khối
lượng tư bản tăng -> khối lượng giá trị thặng dư
tăng -> tỷ suất lợi nhuận tăng và ngược lại.Vì
vậy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận thì các nhà tư
bản tìm mọi cách để rút ngắn thời gian sản xuất



và thời gian lưu thông.
Cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi
nhuận càng có xu hướng giảm.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản : P’ tỷ Ví dụ: 1 Tư bản: K=12000, C 1 ,m’=100%
lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ c
V 2
v
--->Ta có: 8000C+4000V+4000m
4000
P’=
x100% = 33%
12000
Nếu C 3 ,m’= 100%
V 1
--->Ta có: 9000C+3000V+3000m
3000
P’=
x 100%= 25%
12000
m
Có P’=

x100%
C+V

-Tiết kiệm tư bản bất biến:
Nếu m và V không đổi thì P’ tỉ lệ nghịch với C
 Tiết kiệm TLSX -> tiết kiệm được chi phí tư
bản  Tăng tỷ suất lợi nhuận.

( Dẫn dắt chuyển ý)
Các nhân tố ảnh hưởng trên được các nhà tư bản
khai thác triệt để. Song vì các ngành sản xuất
khác nhau có những điều kiện sản xuất khác
nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau, đầu
tư vào các ngành khác nhau lại thu được lợi
nhuận không bằng nhau. Điều đó dẫn đến sự
cạnh tranh giữa các ngành và hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân .

II. Lợi nhuận bình quân và giá cả
sản xuất.

(Dùng phương pháp thuyết trình )
Sản xuất và lưu thông tư bản luôn chịu sự tác
động của cạnh tranh. Cạnh tranh là hình thành
đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất
hàng hoá nhằm giành ưu thế trong sản xuất và
tiêu thụ. Dưới CNTB, có hai loại cạnh tranh :
cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh
giữa các ngành.


1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là
cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra
một loại hàng hoá nhằm mục đích
giành ưu thế trong sản xuất và tiêu

thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi
nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh
tranh trong nội bộ ngành là hình
thành giá trị thị trường.

Giá trị thị trường được xác định bởi
thời gian lao động xã hội cần thiết
( tức là với một trình độ trung bình,
một năng suất lao động trung bình)
chứ không phải theo giá trị cá biệt
( cao hơn hoặc thấp hơn giá trị xã
hội).

Vì trong cùng một ngành điều kiện sản xuất của
các xí nghiệp không giống nhau cho nên hao phí
lao động để sản xuất hàng hoá khác nhau trong
từng xí nghiệp.Song trên thị trường cùng một
loại hàng hoá bán ra đều phảI theo giá trị xã hội,
hay còn gọi là giá trị thị trường.

Ví dụ: Trên thị trường có 3 xí nghiệp may
XN Đk sx Tổng sản phẩm Giá trị cá biệt
A Tốt
300
20
B
TB
500
18
C Xấu

200
16
 Giá trị thị trường =18
Bởi vậy, nếu hao phí lao động cá biệt thấp hơn
hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được lợi
nhuận siêu ngạch. Đây là động lực trực tiếp thúc
đẩy các nhà tư bản trong một ngành cạnh tranh
với nhau .

---->Tóm lại, giá trị thị trường là
giá trị xã hội của hàng hoá được
hình thành thông qua cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong cùng
một ngành

Và để tạo được sức cạnh tranh của mình trên thị
trường thì các doanh nghiệp luôn tìm cách: cải
tiến kỹ thuật công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, nhờ giảm giá cá biệt
của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá.


Như vậy , giá trị thị trường một
mặt là giá trị trung bình của những
hàng hoá được sản xuất ra trong
một khu vực sản xuất nào đó, một
mặt là giá trị bị điều tiết bởi giá trị
cá biệt của những hàng hoá được
sản xuất ta trong những điều kiện
trung bình của khu vực đó và chiếm

một khối lượng lớn trong tổng số
những sản phẩm của khu vực này.
Sự hình thành giá trị thị trường
diễn ra một cách tự phát trên thị
trường.

Thực tế cho ta thấy rằng trong nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa không phảI chỉ có cạnh tranh trong nội
bộ ngành mà còn có cạnh tranh giữa các ngành
với nhau, từ đó hình thành nên lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào
là:”Cạnh tranh giữa các ngành”?
2. Cạnh tranh giữa các
ngành hình thành lợi
nhuận bình quân , giá cả
sản xuất.
a) Lợi nhuận bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành là sự
cạnh tranh giữa các nhà tư bản , các
xí nghiệp trong các ngành sản xuất
khác nhau nhằm mục đích tìm nơi
đầu tư có lợi hơn .

Trong các ngành sản xuất, do các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, kĩ thuật và tổ chức quản lý khác
nhau nên các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi
nhuận của mỗi ngành không giống nhau, cho nên
lợi nhuận thu được không bằng nhau.

Ghi ví dụ lên bảng:
Ngành k

c/v

m(%)

Cơ khí 100 4/1 100
Dệt 100 7/3 100
Da
100 3/2 100

G
80c+20v+20m
70c+30v+30m
60c+40v+40m

p(%)
20
30
40

Xét ví dụ trên ta thấy , ngành da và dệt có tỷ suất
lợi nhuận cao hơn , điều đó làm cho nhà tư bản
kinh doanh ở ngành cơ khí không thể yên phận
kinh doanh cơ khí nữa. Họ chuyển tư bản sang
kinh doanh ở ngành da làm cho sản phẩm ngành
cơ khí giảm đi dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, giá cả
cao hơn giá trị, tỷ suất lợi nhuận bắt đầu tăng dần
lên. Trong khi đó tư bản ngành cơ khí chuyển

sang ngành da làm cho khối lượng hàng hoá tăng


lên, dẫn đến tình trạng cung hàng hoá lớn hơn
cầu, giá cả giảm xuống, nên tỷ suất lợi nhuận
ngàng da giảm xuống.
Như vậy, sự tự do di chuyển tư bản từ ngành có
tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi
nhuận cao chỉ tạm dừng khi mà tỷ suất lợi nhuận
giữa ngành xấp xỉ nhau (hay còn gọi là tỷ suất lợi
nhuận bình quân)

(ghi công thức lên bảng)
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “
con số trung bình “ của tất cả những
tỷ suất khác nhau.
Có thể mô tả bằng công thức :
P’1+p’2+p’3+....p’n
P’=
n
n: ngành

Theo Các Mác: lợi nhuận bình quân
là lợi nhuận có một lượng tư bản
nhất định thu được theo tỷ suất lợi
nhuận bình quân đó, không kể cấu
thành hữu cơ của nó như thế nào.
Kí hiệulà: P

(Dùng phương pháp thuyết trình)

Sự hình thành lợi nhuận bình quân diễn ra một
cách tự phát. Quá trình đó nhanh hay chậm đến
thế nào thì tuỳ thuộc vào tính năng động của sự di
chuyển của tư bản và sức lao động cũng như hoạt
động của tín dụng đến mức nào. Do đó,sự hình
thành tỷ suất lợi nhuận bình chỉ thực hiện khi
CNTB đã phát triển đến một mức độ nhất đinh.
Từ tỷ suất lợi nhuận bình quân , ta có thể tính
được lợi nhuận lợi nhuận bình quân theo công
thức.
P=P’ x K (ghi bảng)

Sự hình thành lợi nhuận bình quân che dấu quan
hệ bóc lột quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa vì bất
cứ tư bản nào đầu tư vào đâu, nếu có khối lượng
tư bản ngang nhau thì cung thu được một lợi
nhuận như nhau. Nó không có quan hệ gì đến
khối lượng giá trị thặng dư do công nhân làm thêu
tạo ra . Song trên thực tế lợi nhuận bình quân chỉ
là giá trị thặng dư được phân phối giữa các ngành
sản xuất khác nhau, tương ứng vơí số tư bản đầu
tư của các nhà tư bản ở các ngành sản xuất tư bản
khác nhau.


- Đứng trên phạm vi xã hôi thì tổng
lợi nhuận bằng tổng số lương giá trị
thặng dư.
---> Như vậy , lợi nhuận bình quân
một mặt phản ánh mâu thuẫn giữa

các nhà tư bản với nhau trong việc
phân chia giá trị thặng dư, mặt khác
cho thấy toàn bộ giai cấp tư sản đã
tham gia vào việc bóc lột toàn bộ
giai cấp công nhân.

b) Giá cả sản xuất

- Giá cả sản xuất của hàng hoá
bằng chi phí sản xuất hàng hoá
cộng với lợi nhuận bình quân

Dẫn nhập:
Trong nền sản xuất TBCN, dưới sự tác động của
cạnh tranh làm cho lợi nhuận chuyển hoá thành
lợi nhuận bình quân thì giá trị của hàng hoá
chuyển hoá thành giá cả sản xuất
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận (P’) và lợi
nhuận bình quân (P) thì các nhà tư bản sẽ bán sản
phẩm của mình sao cho bù đắp được chi phí sản
xuất và có được lợi nhuận bình quân. (giá cả sản
xuất =K+P).
Như vậy ,tiền đề để hình thành giá cả sản xuất
chính là P.
W=C+V+m
---> GCSX = K + P

_ Giá cả sản xuất là hình thái
chuyển hoá của giá trị hàng hóa
Điều kiện để giá trị hàng hoá chuyển hoá thành

- Trong từng ngành sản xuất ,giá cả giá cả sản xuất là sự phát triển của đại công
sản xuất có thể cao hơn hoặc thấp
nghiệp ,của quan hệ tín dụng và sự tự do di
hơn giá trị của nó ,nhưng nếu xét
chuyển tư bản giữa các ngành .
tổng thể các ngành sản xuất thì tổng
thể giá cả sản xuất của các hàng hoá
được sản xuất ra luôn bằng tổng giá
trị của nó .


-Giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả
thị trường .Gía cả thị trường lên
xuống đều xoay quanh trục giá cả
sản xuất .
- Gía cả sản xuất là cơ sở của giá
cả thị trường, giá cả thị trường
lên xuống đều xoay trục giá cả
sản xuất.
- Trong thời kì tự do cạnh tranh,
khi giá trị hàng hoá được sản
xuất ra chuyển hoá thành giá cả
sản xuất thì quy luật giá trị
chuyển hoá thành quy luật giá
cả sản xuất và quy luật giá trị
thặng dư chuyển hoá thành quy
luật lợi nhuận bình quân.

* ý nghĩa của lợi nhuận bình quân:
Lợi nhuận bình quân của Các Mác

có ý nghĩa quan trọng đới với cuộc
cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp công nhân. Lợi nhuận bình
quân một mặt phản ánh mâu thuẫn
giữa các nhà tư bản trong việc
giành giật giá trị thặng dư. Nhưng
mặt khác, mặt quan trọng hơn, đã
vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản bóc
lột toàn bộ giai cấp công nhân,

Chúng ta có thể tóm tắt quá trình hình thành lợi
nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận bình quân và
giá cả sản xuất như sau:

Ngành
Sản
Xuất

G

p’ p’ p
(%) (%)

G/cả
sx

CL
G/c sx
và GTHH


Cơ khí 80+20v
+20m

20

30

30

130

+10

Dệt

70c+30v
+30m

30

30

30

130

0

Da


60c+40v
+40m

40

30

30

130

-10


phản ánh mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và vô sản.
Do đó giai cấp công nhân muốn
(Dùng phương pháp thuyết trình )
được giải phóng phải đoàn kết chặt Tư bản thương nghiệp xuất hiện từ rất sớm và đã
chẽ thành một khối thống nhất đấu
tồn tại trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong
tranh chống lại giai cấp tư sản.
kiến. Nó ra đời từ sự phân công lao động xã hội
lần thứ ba. Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển
III/- Tư bản thương nghiệp và lợi đến một trình độ nhất định đã đưa tới sự xuất hiện
nhuận thương.
một tầng lớp trung gían chuyên đảm nhiệm việc
1- Tư bản thương nghiệp.
lưu thông hàng hóa, người ta gọi là tư bản thương
a) Nguồn gốc của Tư bản

nghiệp.
thương nghiệp
(Dùng phương pháp thuyết trình)
Tư bản thương nghiệp trước CNTB khác về bản
chất với tư bản thương nghiệp trong CNTB.
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản công nghiệp ta
thấy trong quá trình vận động của nó, thường
xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình
thái là tư bản hàng hoá để thực hiện chức năng:
H’ - T’.
Điều đó có nghĩa là ngay trong quá trình vận
động của TBCN đã chứa đựng khả năng tách rời
giữa các bộ phận tư bản ở từng hình thái. Khi sản
xuất hàng hoá phát triển thì chức năng H’ –T’
phải được chuyên môn hoá - tức là được chuyển
thành một hoạt động chuyên môn hoá của một
nhóm tư bản nào đó thì tư bản thương nghiệp xuất
hiện (Tư bản kinh doanh hàng hoá)

Giải thích ý: “ một bộ phận của CNTB”
Công thức vận động của tư bản công nghiệp là:
- SLĐ
......SX ......H’.......T’
Như vậy, tư bản thương nghiệp
trong CNTB là một bộ phận của tư
bản công nghiệp dưới hình thái tư
bản hàng hoá tách ra .

- TLSX
Còn công thức vận động của tư bản thương

nghiệp là:
.....H’ – T’(đảm nhận việc mua hàng hoá)


Chúng ta có thể đi đến kết luận
sau:
- Sự tách rời đó là một tất yếu
kinh tế do sự phát triển của sản
xuất và sự phân công lao động
xã hội đặt ra, nó có lợi cho các
nhà tư bản công nghiệp cũng
như toàn xã hội, bởi vì:
+Sản xuất càng phát triển ,quy mô
sản xuất càng phát triển làm cho
chức năng quản lý ngày càng phức
tạp. Tư bản công nghiệp không thể
ôm hết các khâu. Điều đó đòi hỏi
cần sự chuyên môn hoá những khâu
tiêu thụ hàng hoá dể nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
+Tiền đề khách quan của sự tách ròi
đó có sẵn trong sự vận động của tư
bản công nghiệp.
+Nếu các nhà tư bản sản xuất đảm
nhận việc mua – bán hàng hóa thì
lượng tư bản bỏ vào sản xuất giảm
và trong phạm vi toàn xã hội, lượng
tư bản bỏ vào trong lưu thông tăng.
Trái lại, khi có tư bản thương
nghiệp chuyên trách việc lưu thông

hàng hoá phục vụ cùng một lúc cho
các tư bản công nghiệp thì bộ phận
tư bản bỏ vào lưu thông hàng hóa
giảm . Do đó, tư bản của từng nhà
tư bản công nghiệp cũng như toàn
Vì nó giảm tư bản dự trữ và tăng tư bản cho sản
xã hội bỏ vào sản xuất sẽ lớn và
xuất bởi trong sản xuất bao giờ cũng có tư bản
tăng lên , quy mô sản xuất được mở sản xuất và tư bản dự trữ
rộng, do đó, lợi nhuận của tư bản
công nghiệp và lợi nhuận thương
nghiệp đều tăng.
b) Tác dụng của Tư bản thương
nghiệp
-Tư bản thương nghiệp đảm bảo
một tỷ lệ nhất định trong tổng tư

Vì khi suất hiện thương nghiệp đã hình thành nên


bản xã hội

- Tăng thời gian chỉ đạo sản xuất
cho TBCN ---> tăng năng suất lao
động ---> tăng lợi nhuận
- Làm giảm tư bản trong lưu
thông từ đó tăng tư bản trong
quá trình sản xuất --> tạo nhiều
giá trị thặng dư


-

Góp phần mở rộng thị trường ,
tạo điều kiện cho TBCN phát
triển
 Sự xuất hiện của tư bản
thương nghiệp là một tất yếu
khách quan bắt nguồn từ
quá trình phát triển của nền
sản xuất TBCN và của quá
trình phân công lao động xã
hội. Tuy tư bản thương
nghiệp không tạo ra giá trị
và giá trị thặng dư nhưng
vói những tác động trên , tư
bản thương nghiệp đã gián
tiếp tạo ra giá trị thặng dư
bằng cách kích thích sản
xuất phát triển, tiết kiệm chi
phí, tăng năng suất, hạ giá
thành ....

Mối quan hệ giữa tư bản công

các trung tâm thương mại lớn thay thế cho hàng
trăm, hàng nghìn thương nghiệp nhỏ. Và cùng lúc
nó đảm nhiệm lưu thông cho rất nhiều nhà tư bản
sản xuất, góp phần đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng
hoá, rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản


(Ý chuyển tiếp)
Ra đời từ tư bản công nghiệp để phục vụ cho tư
bản công nghiệp, nhưng điều đó không có nghĩa
là tư bản thương nghiệp hoàn toàn lệ thuộc vào tư
bản công nghiệp, không phải chỉ là người đại lý
đơn thuần của tư bản công nghiệp. Trong quan hệ
với tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp vừa
phụ thuộc, vừa độc lập vơi tư bản công nghiệp.


nghiệp và tư bản thương nghiệp.
-Tư bản thương nghiệp phụ thuộc
vào tư bản công nghiệp vì:
Vận động của tư bản thương
nghiệp thực chất là sự vận động của
tư bản công nghiệp trong lĩnh vực
lưu thông, nhằm thực hiện chức
năng tư bản hàng hoá mà thôi. Do
đó những giai đoạn vận động của tư
bản thương nghiệp là vận động của
tư bản hàng hoá quyết định.
-Sản xuất bao giờ cũng là cơ sở
của lưu thông . Số lượng, chất
lượng, chủng loại, giá cả của hàng
hoá mà tư bản thương nghiệp lưu
thông trên thị trường đều do tư bản
công nghiệp quyết định.
-Tư bản thương nghiệp độc lập
với tư bản công nghiệp ở chỗ:
+ Tư bản thương nghiệp có chức

năng độc lập của nó là biến hàng
hoá thành tiền do đó trở thành
ngành kinh doanh riêng.
+ Thương nhân có đủ điều kiện
cần thiết để tự hành nghề vơi tư
cách là những chủ nhân của những
xí nghiệp độc lập, tư bản của họ
không mang hình thái sản xuất mà
đã đóng khung trong lĩnh vực lưu
thông.

2-Lợi nhuận thương nghiệp.

( Dùng phương pháp thuyết trình)
Tư bản thương nghiệp hoạt động trên lĩnh vực
lưu thông, nó không tạo ra gía trị thặng dư nhưng
nó là một ngành kinh doanh độc lập nên nó cũng
thu được khoản lợi nhuận.Lợi nhuận của tư bản
thương nghiệp trước CNTB chủ yếu là do mua rẻ
bán đắt, trao đổi không ngang giá mang lại. Vậy
còn tư bản thương nghiệp trong CNTB thu lợi
nhuận từ đầu và bằng cách nào?
Nhìn bề ngoài, công thức vận động của tư bản
thương nghiệp (T-H-T’) chỉ có hai giai đoạn mua
và bán hàng hoá nó không có giai đoạn sản xuất.
Lợi nhuận có được chỉ là kết quả của sự chênh
lệch giữa giá mua và giá bán, và vì thế hình như
nó do lưu thông đẻ ra.
Thực ra công thức này chỉ là sự rút gọn công
thưc vận động của tư bản công nghiệp mà thôi.

Nếu loại trừ yếu tố trao đổi không ngang giá thì
chỉ còn lại nguồn gốc duy nhất là phần giá trị
thặng dư được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư
bản công nghiệp nhường cho.

(Dùng phương pháp thuyết trình )
Tư bản công nghiệp nhường một phần gía trị


Vậy , lợi nhuận thương nghiệp là
một phần giá trị thặng dư được tạo
ra trong sản xuất mà các nhà TBCN
nhường cho tư bản thương nghiệp
thông qua giá bán.

thặng dư cho tư bản thương nghiệp thông qua giá
bán ,nghỉa là tư bản công nghiệp bán hàng hoá
cho tư bản thương nghiệp thấp hơn giá trị thực.
.Trên thị trường ,tư bản thương nghiệp bán hàng
hoá theo đúng giá trị, do đó mà thu được một
khoản chênh lệch này đúng bằng với lợi nhuận
bình quân của số tư bản thương nghiệp bỏ ra kinh
doanh trong tổng tư bản xã hội .
Ví dụ :(ghi bảng )
Tư bản công nghiệp ưng ra một số tư bản là 900
,cấu tạo hưu cơ là 4|1 ;m’ =100%(giả định chưa
có các loại chí phí lưu thông )
Sau quá trình sản xuất ,tư bản công nghiệp sản
xuẩt ra một khối lượng hăng hoá có giá trị là :
720c +180v+180m=1080

180
P’=
x 100% = 20%
900
Để thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá thay
cho tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp
phải ứng ra 100 chẳng hạn. Như vậy tổng tư bản
xã hội lúc này là :
900 + 100 = 1000
Lợi nhuận bình quân của xã hội lúc này là:
180
P’ =

x 100% = 18%
1000

Lợi nhuận của tư bản công nghiệp là:
900 x 18% = 162.
Tư bản công nghiệp sẽ bán hàng cho tư bản
thương nghiệp với giá là:
900+162=1062
Tư bản thương nghiệp bán hàng hoá trên thị
trường đúng theo giá trị là 1080 .Như vậy ,tư bản
thương nghiệp sẽ thu một khoản chênh lệch này
đúng bằng số lợi nhuận bình quân của số tư bản
mà thương nhân bỏ ra kinh doanh .
100 x 18%=18.
Như vậy ,tư bản thương nghiêp tham gia vào
bình quân lợi nhuận và làm cho tỷ suất lợi nhuận
chung của xã hội bị giảm xuống nhưng vẫn lợi



hơn nhiều nếu để tư bản công nghiệp tự đảm nhận
cả quá trình lưu thông.
Để tiến hành kinh doanh ,nhà tư bản thương
nghiệp cũng phải sử dụng lao động làm thuê và
họ cũng bị bóc lột.

3. Chi phí lưu thông và lao
động của nhân viên
thương nghiệp.
• Chi phí lưu thông : có 2 loại:
- Chi phí tiếp tục sản xuất trong
lưu thông :là chi phí có liên
quan đến việc đóng gói, bảo
quản , vận chuyển.....
--> Chi phí này làm tăng giá trị cho
hàng hóa --> tạo giá trị và giá trị
thặng dư cho nhà tư bản.
-Chi phí lưu thông thuần tuý : là
hư phí xây dựng cửa hàng, kho
tàng, các phương tiện bán hàng,
nhân viên bán hàng....
+Chi phí này không tạo ra giá trị và
giá trị thặng dư
+Nhiệm vụ là để phục vụ bán hàng
hoá(được cộng vào giá bán hàng
hoá)
+Chi phí này cũng được tham gia
bình quân hoá lợi nhuận làm cho tỷ

suất lợi nhuận chung của toàn xã
hội giảm xuống

Để tiến hành kinh doanh, nhà tư bản thương
nghiệp cũng phải sử dụng lao động làm thuê và
họ cũng bị bóc lột.


+Chi phí này được cộng vào giá bán
vơi tư cách là một yếu tố hình thành
giá trị danh nghĩa tức là giá trị lớn
hơn giá trị thực tế.
* Công nhân viên thương nghiệp .
So sánh giữa công nhân thương
nghiệp :
-Giống nhau :
+Sức lao động của họ đều là hàng
hoá .
+Ngày lao động cũng chia làm hai
phần :thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dư .
+Giá trị sức lao động của họ cũng
do những chi phí sản xuất ra sức lao
động quyết định .
Khác nhau :
+Công nhân công nghiệp trực tiếp
tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư
bản và cho toàn xã hội .
+Công nhân công nghiệp trực tiếp
không trực tiếp tạo ra giá trị mà

gián tiếp (tạo điều kiện cho tư bản
thương nghiệp chiếm hưu một phần
giá trị thặng dư) dưới hình thức lợi
nhuận bình quân mà nhà tư bản
công nghiệp nhường cho )
+Trong thời gian lao động tất yếu
họ không tái sản xuất ra giá trị của
mình mà là bán được một số hàng
hoá, thực hiện được một số giá trị
thặng dư ngang bằng với giá trị sức
lao động của họ.
+Còn trong thời gian lao động
thặng dư, họ tiếp tục bán được một
số hàng hoá khác, thực hiện một giá
trị trong đó có bộ phận giá trị thặng
dư ngang với lợi nhuận của tư bản
thương nghiệp.
Kết luận:
Như vậy lợi nhuận thương nghiệp
không chỉ là kết quả của sự bóc lột
giá trị thặng dư đối với người lao


động trong xã hội mà còn là kết quả
của sự bóc lột lao động thặng dư
của những người lao động trong
thương nghiệp.
Tóm lại: Thương nhân hoạt động
trong lĩnh vực lưu thông mà lưu
thông không tạo ra giá trị và giá trị

thặng dư. Vì vậy, lợi nhuận mà họ
thu được chính là một bộ phận giá
trị thặng dư do công nhân trong lĩnh
vực sản xuất tạo ra bị nhà tư bản
công nghiệp chiếm và nhường cho
các nhà tư bản thương nghiệp vì nó
đảm nhiệm quá trình lưu thông
hàng hoá cho nhà tư bản công
nghiệp.
 Ý nghĩa thực tiễn đối với nước
ta:
Nước ta đang trong quá trình xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường nên dẫn đến việc phát triển
các ngành nghề dịch vụ, trong đó có
thương nghiệp là rất cần thiết, nó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nền kinh tế đất nước.
IV/- Tư bản cho vay và lợi tức
cho vay

(Dùng phương pháp thuyết trình)
Trước CNTB, tư bản cho vay đã xuất hiện rất
sớm dưới hình thái cho vay nặng lãi.
Lợi tức của nó thường rất cao, chiếm toàn bộ
sản phẩm thặng dư, nhiều khi còn cả sản phẩm tất
yếu của người đi vay. Sở dĩ xuất hiện tư bản cho
vay là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của nông
dân, thợ thủ công, thương nhân.... khi gặp thiên
tai mất mùa, gặp rủi ro trong làm ăn và trong cuộc

sống, sự thúc ép trong sinh hoạt......
Còn tư bản cho vay trong CNTB hoàn toàn khác
với tư bản cho vay nặng lãi.

1- Tư bản cho vay:
a, Nguồn gốc và bản chất của tư
bản cho vay:
Trong qúa trình tuần hoàn của tư bản công
nghiệp một số nhà tư bản có một số tư bản tiền tệ
tạm thời chưa dùng đến như tiền trong quỹ khấu
hao, tiền dự trữ mua nguyên vật liệu, tiền lương
chưa đến kỳ trả, giá trị thặng dư chưa đủ mức tư
bản hoá......
Đó là số tư bản để rỗi, không sinh lợi, có thể đem
cho vay để kiếm lời (để thu lợi nhuận).
Tư bản cho vay trong CNTB là
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhiều
một bộ phận của tư bản tiền tệ trong nhà tư bản cần đến tiền, có nhu cầu đi vay để mua
tuần hoàn của tư bản công nghiệp
nguyên – vật liệu, thuê nhân công.... để duy trì


tách ra và vận động độc lập.
* Nguyên nhân xuất hiện của tư bản
cho vay:
- Xuất hiện cung về vốn

sản xuất kinh doanh trong khi chưa bán được
hàng hoá; cần tiền để cải tiến kỹ thuật, áp dụng
công nghệ mới, đổi mới thiết bị hoặc để mở rộng

sản xuất kinh doanh mà vốn tích luỹ chưa đủ, cần
vay thêm.
--->Từ những quan hệ cung – cầu về vốn đó đã
hình thành và phát triển tư bản cho vay. Tư bản
cho vay trở thành một đòn bẩy không thể thiếu
của nền sản xuất TBCN và ngày càng mở rộng
cùng với sự phát triển của nền sản xuất đó.

-Xuất hiện cầu về vốn.
Tư bản cho vay trong CNTB là một loại tư bản
đặc biệt, khác về căn bản so với tư bản công
nghiệp và tư bản thương nghiệp bởi những đặc
điểm sau:

b) Đặc điểm và tác dụng của tư bản
cho vay.

-

-

(Dùng phương pháp thuyết trình)
Khác với hàng hoá thông thường, khi bán là mất
Quyền sở hữu và quyền sử dụng quyền sở hữu luôn và khi dừng thì giá trị và giá
tư bản tách rời nhau. (người cho trị sử dụng ngày càng mất đi.
vay không mất quyền sỏ hữu mà Giá cả do giá trị sử dụng TBCN quyết định.
chỉ giao quyền sử dụng tư bản
cho người đi vay).
Ví dụ: Một nhà tư bản cần tiền đi vay 100 triệu
Tư bản cho vay là một loại hàng USD với lãi suất 0,1%/ năm để về sản xuất kinh

hoá đặc biệt bởi vì người bán
doanh. Do vậy lãi suất 0,1% tức là giá cả ở đây
không mất quyền sở hữu và
không phải do 100 triệu ấy quyết định mà do anh
người mua đem sử dụng thì giá ta cần số tiền ấy để làm gì quyết định, tức là dùng
trị sử dụng và nhất là giá trị của 100 triệu vào việc gì (giá trị sử dụng) còn nếu như
nó không mất đi và tăng thêm.
anh ta vay 50 triệu hay 20 triệu USD thì lãi suất
Hơn nữa giá cả của nó không do (giá cả) vẫn thế.
giá trị mà do giá trị sử dụng


quyết định và thấp hơn giá trị
nhiều.
Vì nhìn vào công thức T – T’ thì người ta thấy
hình như toàn bộ sự vận động của tư bản cho vay
chỉ gồm có những giao dịch giữa những những
nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, hoàn
toàn không có quan hệ gì sản xuất, kinh doanh và
sự vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp.
Do đó, nó tạo nên ấn tượng dường như bản thân
tiền tệ có thuộc tính tự nhiên là sự sinh sôi nảy
nở, tiển đẻ ra tiền.
Thực ra sự vận động đó là :
SLĐ .
T-T-H
.....SX .....H’ - T’
TLSX
- Tư bản cho vay là loại tư bản
được sùng bái nhất và che dấu quan

hệ bóc lột của tư bản

(Dùng phương pháp thuyết trình)
Nhà tư bản cho vay ứng tiền ra nhằm thu lợi
tức, nhà tư bản đi vay sử dụng số tiền đó để hoạt
động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Ở đây, cùng
c)Vai trò của tư bản cho vay
một số tiền đã tồn tại với tư cách là tư bản đối với
hai người ,song không vì thế mà lợi nhuận có thể
-Thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử
tăng gấp đôi .Số tiền đó thực sự chỉ hoạt động
dụng tư bản tiền tệ.
một lần trong tay người đi vay và chỉ đem lại lợi
-Tư bản cho vay góp phần thúc
nhuận bình quân một lần. Nhưng nó lại là tư bản
đẩy tích tụ và tập trung tư bản phát đối với cả 2 người, nên lợi nhuận phải được phân
triển, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ
chia cho cả hai và lợi tức chính là một phần lợi
thuật, tăng tốc độ chu chuyển của tư nhuận bình quân được phân chia ấy. Việc cắt một
bản.
phần lợi nhuận bình quân để trả lợi tức lại hoàn
- Là đòn bẩy không thể thiếu được toàn hợp lý với người đi vay. Vì sử dụng tư bản
của nền sản xuất TBCN.
của người khác và chính nhờ giá trị sử dụng tư
bản của tư bản này mà người đi vay có được lợi
2- Lợi tức và tỷ suất lợi tức.
nhuận bình quân, nên anh ta phải trả tiền cho việc


a) Nguồn gốc, bản chất của

lợi tức cho vay.

sử dụng giá trị sử dụng đó. Số tiền đó là lợi tức.
Kí hiệu là Z.

Vì Z là một phần của P nên giới hạn tối đa của
Lợi tức là cái giá mà nhà tư bản
Z chỉ có thể là bản thân P và giới hạn tối thiểu của
hoạt động (tư bản công nghiệp,
nó bao giờ cũng phải lớn hơn 0 nghĩa là (0thương nghiệp..) phải trả cho người
Do đó, trong điều kiện thường, giới hạn của Z’
chủ sở hữu tư bản cho vay về quyền là 0tạm thời được sử dụng khoản tư bản
tiền tệ của người đó.
Kí hiệu là Z.
Sự phụ thuộc của Z’ vào P’ the ý nghĩa một mặt
b)Tỷ suất lợi tức(Z’)
P’ quy định giới hạn trên của tỷ suất lợi tức, mặt
Tỷ suất lợi tức (Z’) là tỷ lệ phần
khác trong chừng mực nào đó khi mọi điều kiện
trăm giữa số lợi tức thu được (Z) và khác không đổi thì sự lên xuống của P’ cũng làm
số tư bản tiền tệ cho vay (K) trong
cho Z’ biến động cùng chiều.
một thời gian nhất định, thường là
một năm.
Z
Z’ =

x 100%

K

* Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các
nhân tố sau:
-Tỷ suất lợi nhuận bình quân


×