Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.7 KB, 2 trang )

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang
cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật đất đai. Vậy, căn
cứ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai thì những thủ tục mà
bạn phải thực hiện bao gồm:
I: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:
Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng:
Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng.
 Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:
 Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
 CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn
 Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông
qua người đại diện)
 Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn
 Di chúc
 Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha
mẹ bạn (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán,
hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy
chứng nhận cổ phần…).
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi
người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có
tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa
thuận phân chia di sản
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng
công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
II: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng
ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ
tục sau:


- Bước 1: Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ
quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản


án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong
tranh chấp.
- Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và
gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo
nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc
diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).
- Bước 4: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ
quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không
tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:
 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
 Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công
chứng nhà nước);
 Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;
 Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa
vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
 Giấy chứng tử;
 Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
- Lệ phí trước bạ là 0,5% theo quy định của Nghị định 80/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008.
Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm
đăng ký nộp lệ phí trước bạ.

- Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có miếng đất đó để biết rõ
hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Tham khảo văn bản liên quan
 Nghị định 80/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày
12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
 Nghị định 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ về lệ phí trước bạ;



×