Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Mô đun 05 sửa chữa bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.34 MB, 214 trang )

Mô đun 05: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
Thời gian thực hiện: 68 giờ ( Thời gian học: 64 giờ, kiểm tra 4 giờ)
1. Mục tiêu mô đun:
Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: .
- Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhiên
liệu động cơ diesel
- Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng
của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
- Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình,
quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, cân chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa
đảm bảo chính xác và an toàn.
2. Nội dung mô đun:
- Tháo lắp bơm cao áp PF (Thời gian học: 8 giờ)
- Tháo lắp bơm cao áp PE (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ)
- Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp PE trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ; kiểm
tra: 1 giờ)
- Đặt bơm PE vào động cơ (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ)
- Tháo lắp bơm cao áp VE (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ)
- Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp VE trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ)
- Tháo lắp vòi phun cao áp (Thời gian học: 8 giờ)
- Kiểm tra áp suất và chất lượng phun trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ)
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Bái 1. Tháo lắp bơm cao áp PF (Thời gian học: 8 giờ)
a. Lý thuyết liên quan.
Bơm nhiên liệu cao áp PF
1


Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm PF được ứng dụng trên các loại động cơ diesel


cỡ nhỏ 1,2 xylanh như YANMAR, KUBOTA, Bông sen, hoặc trên các động cơ
nhiều xylanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu
Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PF

1. Thùng nhiên liệu 2. Khóa nhiên liệu 3. Lọc nhiên liệu 4. Ống dẫn nhiên
liệu
5. Bơm cao áp PF 6. Óng cao áp 7. Kim phun 8. Ống dầu hồi
1. Cấu tạo :

2


Cấu tạo bơm PF A: Ráp đứng

B: Ráp bên hông

1.Thân bơm 2. Ống dầu đến 3. Vít xã gió 4. Vít chận xylanh
5. Píttông 6. Vit chận xylanh 7.Vòng răng 8. Vít chận thanh răng
9.Lò xo 10. Chụp đệm đẩy 11.Lổ xem dấu cân bơm 12. Van cao áp
13. Lò xo van 14. Ống cao áp 15. Ống luc giác
Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm PF được ứng dụng trên các loại động cơ
diesel cỡ nhỏ 1,2 xylanh như YANMAR, KUBOTA, Bông sen, hoặc trên các động
cơ nhiều xylanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu. Một bơm PF gồm các bộ
phận sau :
3


+ Một vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm trên đó bệ để bắt bơm, các
lỗ bắt đầu ống dầu, vít xả gió, vít chận xylanh, lỗ để xỏ thanh răng.
+ Bên trong vỏ bơm có chứa cụm xylanh, piston. Đây là bộ chính để ép và phân

định nhiên liệu.
Ngoài piston là một khâu răng để điều khiển piston xoay nhờ thanh răng, piston
bơm luôn được đẩy xuống nhờ một lòxo, hai đầu của lò xo có chén chận, tất cả
được đậy lại bởi một đệm đẩy và khóa lại bên trong vỏ bơm nhờ một khoen chận.
+ Phía trên xylanh là bệ xupáp, xupáp giảm áp (cao áp) trên xupáp là hai lò xo, tất
cả được xiết giữ trong vỏ bơm bằng lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ để bắt ống cao
áp dẫn dầu tới kim phun.
+ Xylanh bơm có một hay hai lỗ dầu, lỗ dầu ra ở phía vít chận xylanh, vít chận
ngoàI có nhiệm vụ định vị, xylanh còn lại có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp
lực dầu về đê tránh xói mòn vỏ bơm.
+ Piston bơm thường có lằn vạt xéo phía trên hay phía dưới để phân lương nhiên
liệu, đuôi piston có hai tai để ăn khớp với hai rãnh khoét trên khâu răng. ở rãnh
khoét trên khâu răng và tại đuôi piston đều có dấu khi ráp phải để chúng trùng
nhau.

4


5


2.Nguyên lý hoạt động của bơm PF :
- Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung
quanh xylanh vào xylanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra. Đến thì
phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đI lên ép nhiên
liệu trong xylanh. Lúc piston đi lên, khi náo piston bịt hết hai lỗ dầu ở
xylanh thì nhiên liệu bắt đầu ép (ta gọi là điểm khởi phun). Khi áp lực dầu
ép tăng lên mạnh hơn áp lực lò xo, van mở, đưa nhiên liệu tới kim phun và
váo xylanh động cơ.


6


- Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu đến khi lằn vạt xéo ở piston hé mở lỗ
dầu về, dầu tràn ra ngoài xylanh thì phun chấm dứt (ta gọi là điểm rứt
phun), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó
- Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để
thay đổi thời gian phun. Thời gian phun càng lâu lượng dầu càng nhiều
động cơ chạy càng nhanh, thời gian phun dầu càng ít thì động cơ chạy
càng chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì sẽ không
có sự cung cấp nhiên liệu mặc dầu piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không
được ép, không phun động cơ ngừng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu)

3. Điều kiện làm việc:
7


- Làm việc trong môi trường áp suất nhiên liệu cao, thay đổi thường
xuyên và có chu kỳ.
- Chịu lực nén cao.
4. Hư hỏng, kiểm tra, tháo lắp bơm cao áp PF
4.1.Hao mòn, hư hỏng
Bị mài mòn do
- Ma sát giữa cam và con đội làm cho lượng nhiên liệu cung cấp không
còn được chính xác.
- Ma sát giữa cặp piston và xilanh bơm cao áp, và do áp suất dầu lớn nên
cũng bị áp mòn khi nhiên liệu chảy qua.

4.2. Lò xo BCA làm việc lâu ngày không còn đàn hồi tốt.
5. Sửa chữa

- Đối với mòn do cam có thể nâng cao con đội để điều chỉnh lượng
nhiên liệu cho đúng
- Lò xo có thể thay mới
- Đối với các cặp chi tiết trong BCA thường là các cặp chi tiết siêu chính
xác nên thường khi bị hư là thay mới
b. Trình tự thực hiện
Điều kiện thực hiện
Thiết bị: Bơm cao áp PF, Động cơ
Dụng cụ: Dụng cụ cơ khí, Dụng cụ chuyen dùng khay đựng
Vật tư: Dầu diesel
8


Nội dung thực hiện
1. Tháo:
NỘI DUNG

YÊU CẦU

Vệ sinh sơ bộ tháo hết

- Sạch sẽ

dầu ra khỏi khoang

- Không rơi rớt.

GHI CHÚ
Mỗi nhóm 1 máy.


bơm.
Tháo rời các ống dẫn

- Dùng giẻ lau không

cao áp, thấp áp và ống

để dầu rơi đứt, không

dẫn dầu bơi trơn.

gãy

Tháo ốc nối cao áp trên

- Không rơi rớt chi tiết

từng phân bơm, lấy lò

- Khi tháo dùng Clê để

xo van cao áp ra ngoài,

hãm không để ống dầu

dây van chuyển động

xoay, đánh dấu vị trí

để kéo bệ van cao áp.

Tháo nắp đậy bên hông

- Thực hiện đúng quy

bơm cao áp.

trình
- Sử dụng dụng cụ đúng
Thực

hiện

đúng

Dùng chêm chuyển

-

động chêm các con đội

phương pháp kiểm tra

vượt qua gờ cao của

cho mỗi bộ phận

cao trên trục bơm cao
áp, rút trục cam theo
chiều trục.
Tháo vít ở đáy cac-te


- Thực hiện đúng quy

bơm cao áp, rút chêm,

trình

kéo các con đội, piston

- Quay trơn không bó

lò xo, đế lò xo ra ngoài

kẹt

(Hoặc tháo nắp cac-te
nếu bơm cao áp dùng
9


nắp cac-te)
Tháo vít giữ xi-lanh

Nhẹ nhàng tránh va đập
làm xây xuớt bề mặt
làm việc của các cổ trục
và cam

Kéo xi-lanh ra khỏi vỏ


Lắp ống dẫn cao áp.

bơm theo hướng mũi

Không để lẫn bệ van và

tên.

van cao áp giữa các
phân bơm đồng thời
ngâm tất cả vào dầu
Diesel sạch.

Lấy vành răng, ống

- Vệ sinh sạch sẽ các

xoay ra ngoài.

chi tiết sau khi tháo rã

2. Lắp:
Theo quy trình ngược lại với một số lưu ý sau:
Sau khi đã kiểm tra, sửa chữa, phục hồi tất cả các chi tiết phải rửa và
ngâm trong dầu sạch, không để lẫn các bộ đôi Piston-Xilanh, Van-bệ đỡ
van cao áp vào vị trí các con đội bơm cao áp
Không dung giẻ để lau chùi các chi tiết có độ chính xác cao.
Lắp xi-lanh đúng dấu. Lắp vít định vị, các vít định vị đều có đệm
Dấu ống xoay, vành răng và đuôi Piston phải trùng khe hở dọc trục của
trục cam khi lắp vào bệ đỡ không lớn hơn 0,05 mm

Sau khi lắp cần kiểm tra, điều chỉnh:
+ Điểm bắt đầu phun.
+ Đồng đều lưu lượng các phân bơm. Đặt bơm lên động cơ, xả khí
trong hệ thống, nổ thử động cơ.
c. Hình thức tổ chức
- Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập.
10


- Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo
nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh
nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc.
Modun 5.2: Tháo lắp bơm cao áp PE (Thời gian: 8giờ. Kiểm tra 1 giờ)
A. Lý thuyết liên quan
1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm
tập trung PE.
1.1 Nhiệm vụ: có nhiệm vụ sau:
- Cung cấp nhiên liệu cần thiết tùy theo chế độ làm việc của động cơ.
- Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xy lanh động cơ đúng thời
điểm quy định và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ.
- Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu trong thể tích buồng đốt do
sự phối hợp của kim phun và các dạng đặt biệt của buồng đốt. Gây sự hòa
hợp triệt để giữa thanh khí và nhiên liệu tán nhuyễn. Nhờ thế nhiên liệu tự
bốc cháy dễ dàng và trọn vẹn.
1.2. Hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục
trong suốt thời gian hoạt động.
- Các lọc phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học trong nhiên liệu.
- Các chi tiết phải có độ chính xác cao
- Tiện nghi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa.

1.3. Phân loại:
Dựa vào số xy lanh có loại bơm cao áp sử dụng cho động cơ 4 xy lanh,
6 xy lanh, 8 xy lanh kiểu V, nhiều xy lanh.…
Dựa vào bộ điều tốc có các loại sau: điều tốc cơ khí, điều tốc áp thấp,
điều tốc phối hợp cơ khí áp thấp, điều tốc bằng điện tử.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
dùng bơm tập trung PE.

11


2.1 Sơ đồ cấu tạo. Cấu tạo chung của hệ thống gồm có: Thùng chứa nhiên
liệu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, bơm truyền nhiên liệu(bơm tiếp vận, bơm
cấp liệu), bơm cao áp ( heo dầu, heo đứng), kim phun, các đường ống dẫn
dầu…

Hình 5.2.1. Hệ thống nhiên liệu bon cao áp PE
1. Thùng nhiên liệu

2. Lộc thô

3. Bơm chuyển nhiên liệu 4.

Lộc tinh
5. Bơm cao áp

6. Ống cao áp

7. Kim phun 8. Ống dầu về


9.

Van an toàn
10. Bơm tay

11. Ốc xả gió

12


Hình 5.2.2. Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PE loại đường ống
dầu hồi ở lọc
1. Thùng nhiên liệu

2. Lộc thô

3. Bơm chuyển nhiên liệu 4.

Lộc tinh
5. Bơm cao áp
Van an toàn

6. Ống cao áp
10. Bơm tay

7. Kim phun 8. Ống dầu về

9.

11. Lưới lọc và van 1 chiều 12. Bộ


điều tốc 14. Ốc xả gió

13


Hình 5.2.3. Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PE loại đường
ống dầu hồi
vào bơm cấp liệu
3. Cấu tạo bơm cao áp PE:
1 - Bộ điều tốc cơ khí
2 - Bơm tiếp vận
3 - Bộ phun dầu sớm.
Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm cao áp PE:
PE 6 A 70 B 4 1 2 R S114
PES 6 A 70 A 2 1 2 3 R S64

14


Hình 5.2.4: Bơm cao áp PE.

PE: chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam được điều khiển
qua khớp nối.
Nếu có thêm chữ S: cốt cam bắt trực tiếp vào động cơ không qua khớp
nối.
6: chỉ số xilanh bơm cao áp (bằng số xilanh động cơ).
A: kích thước bơm (A: cỡ nhỏ, B: cỡ trung, Z: cỡ lớn, M: cỡ thật nhỏ, P:
đặc biệt, ZW: cỡ thật lớn).
70: chỉ đường kính piston bơm bằng 1/10mm (70 = 7mm).

B: chỉ đặc điểm thay thế các bộ phận trong bơm khi lắp ráp bơm (gồm có :
A,B,C,Q,K,P)
4: chỉ vị trí dấu ghi đầu cốt bơm. Nếu số lẻ: 1,3,5 dấu ghi ở đầu cốt bơm.
Nếu số chẵn:
2,4,6 thì dấu nằm bên phải nhìn từ phía cửa sổ.
1: chỉ bộ điều tốc (0: không có, 1: ở phía trái, 2: ở phía phải).
2: chỉ vị trí bộ phun dầu sớm (như bộ điều tốc). R:chỉ chiều quay bơm:
R:cùng chiều kim đồng hồ
Các chi tiết của một tổ bơm cao áp PE:

15


Hình 5.2.5.: Cấu tạo một tổ bơm cao áp PE
1 - Lò xo cao áp 2 - Đầu nối đường ống cao áp 3 - Van cao áp 4 - Đế (bệ)
van cao áp 5 - Xi lanh bơm 6 - Piton bơm 7 - Manchon 8 - Đế và chén
chận lò xo 9 - Lò xo 10 - Chén chận lò xo 11 - Vít điều chỉnh vị trí của
piston và vít khoá 12 - Con đội 13 - Con lăn 14 – Cam
3.1. Cấu tao chi tiết bơm cao áp PE

16


Hình 5.2.6. Cấu tạo tổng quát của bơm cao áp
1. Bơm tiếp vận 2. Cốt bơm 3. Đệm đẩy 4. Bộ phun sớm 5. Quả tạ 6.
Lò xo bít tông 7. Thanh răng 8. Khâu răng 9. Vít giữ thanh răng 10.
Xy lanh 11. Van cao áp
12. Ốc lục giác 13.Ốc xả gió 14. Cần bơm tay 15.Bộ điều tốc

17



Hình 5.2.7. Cấu tạo chi tiết bơm cao áp PE
1. Ốc lục giác 2.3. Bệ và lò xo cao áp 4. Van cao áp 5. Lông đền
đồng

6. Xy lanh 7. Dầu về 8. Bít tông 9. Vít giữ thanh răng 10.

Thanh răng

11. Ống xoay 12. Chén chặn dưới 13. Lò xo hoàn lực

14. Đế giữ bít tông 15.16.17. Đệm đẩy và vít chỉnh 18.19.20. Con lăn
của đệm đẩy 21. Bứu cốt cam 22. Nút đậy đáy bơm 23 phòng chứa

18


dầu 24. Vít chặn xy lanh 25. Vít chỉnh vòng răng 26.27. Dầu bôi trơn
từ động cơ đến và về
Bơm cao áp PE là một tổ bơm gồm nhiều bơm PF ghép thành một khối,
có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một
thanh răng,quan sát bơm cao áp PE Boosh gồm có:
Một thân bơm (vỏ bơm) được đúc bằng hợp kim nhôm trên đó có dự
trù lỗ để bắt ống dầu đến, ống dầu về ốc xã gió lỗ xỏ thanh răng, vít chặn
thanh răng,vít kềm xy lanh… vỏ bơm có thể chia làm 3 khoang (phần)
trong đó có chứa các chi tiết sau :
Phần giữa (cửa sổ mặt tiền bơm) bên trong chứa các cặp bít tông xy
lanh tương ứng với số xy lanh của động cơ, các vòng răng và thanh răng
điều khiển. Trên vòng răng có vis xiết để có thể điều chỉnh vị trí các bít

tông tương ứng với xy lanh (điều chỉnh đồng lượng ) dưới vòng răng lò xo
và chén chận.
Phần dưới bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên hai bạc đạn lắp ở
nốt đậy cốt bơm. Cốt bơm có số bướu bằng số xy lanh động cơ và có cam
sai tâm để điều khiển bơm tiếp vận bắt ở hông bơm. Trên các bướu là các
đệm đẩy có bánh lăng , ở đệm đẩy có vít điều chỉnh và đai ốc chận. Dưới
cốt bơm là đáy bơm có các nắp đậy , bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn.
Cốt bơm một đầu được lắp một khớp nối (hoặc bộ phun sớm tự động và
khớp nối) nối với trục truyền động từ động cơ. Đầu còn lại lắp quả tạ và
chi tiết bộ điều tốc cơ năng (hoặc để trống nếu bộ điều tốc áp thấp).
Phần trên là phòng chứa nhiên liệu thông giữa các xy lanh với nhau
(phần này chứa phần trên xy lanh nơi có lỗ nhiên liệu vào và ra). Các vít
kềm xy lanh chỏi ở lỗ nhiên liệu ra của xy lanh. Một van an toàn để điều
chỉnh áp lực nhiên liệu vào các xy lanh (gồm viên bi hay bít tông và lò
xo).
Trên xy lanh là bệ van cao áp, van cao áp lò xo và trên cùng là các ốc
lục giác dẫn nhiên liệu đến kim phun.
19


Ngoài ra còn có một bơm tiếp vận loại bít tông gắn ở hông bơm được
điều khiển bởi cam sai tâm của cốt bơm và bộ tiết chế cơ năng hay áp thấp
liên hệ với thanh răng để điều chỉnh tốc độ động cơ (xem bài bộ điều tốc).
3.1.1 Vỏ bơm
Vỏ bơm được đúc bằng nhôm và chứa các cơ cấu bơm, bơm cấp liệu,
cơ cấu điều khiển phun sớm tự động, cơ cấu điều chỉnh …
3.1.2 Trục cam
Trục cam được đỡ bởi hai ổ bi đũa côn và được dẫn động bởi trục
khuỷu động cơ, qua các bánh răng cam và bộ điều khiển phun sớm (số
lượng cam bằng số lượng xy lanh động cơ) để dẫn động pittông và một

cam để dẫn động bơm cấp liệu.
3.1.3 Con đội
Con đội biến chuyển động quay của cam thành các chuyển động thẳng
đứng của pittông. Các con lăn trong và ngoài được lắp tại mặt tiếp xúc
giữa con đội và cam để tăng diện tích bề mặt chịu tải.
3.1.4 Đế lò xo dưới

Đế lò xo dưới đỡ lò xo pittông (lò xo này đẩy pittông xuống phía dưới)
và được thiết kế để cho phép pittông quay trong đế lò xo dưới một cách dễ
dàng.
Có hai kiểu đế lò xo dưới : Kiểu thông thường và kiểu tốc độ cao như hình
vẽ dưới.
Các đệm (hay một bulông điều chỉnh ở động cơ 2D) được đặt ở giữa đế
lò xo dưới và con đội để cho phép điều chỉnh hành trình ban đầu của
pittông bơm cho xy lanh số 1 (hay khoảng thời gian phun của các pittông
cho các xy lanh khác).(xem trang 35 và 36 để biết thêm chi tiết)
3.1.5 Các bộ phận của bơm
Xy lanh được gắn cố định trong vỏ bơm nhờ giá đỡ van phân phối.

20


Rãnh điều khiển của pittông có tác dụng xả nhiên liệu bị nén để kết thúc
quá trình phun khi rãnh khớp với lỗ cấp liệu trong xy lanh.
Mặt dẫn động của pittông ăn khớp trong rãnh của bạc điều khiển, bạc
quay pittông trong xy lanh để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu.
Chú ý
Do các bộ phận của bơm được mài nghiền, mỗi pittông phải được lắp
lại vào đúng mỗi xy lanh mà nó được tháo ra.


3.1.6 Thanh răng điều khiển
Thanh răng điều khiển được nối trực tiếp vào bộ điều chỉnh, thanh răng
ăn khớp với bánh răng điều khiển. Một bạc điều khiển được gắn với bánh
răng điều khiển bằng vít và quay cùng với bánh răng.
Bởi vì bề mặt dẫn động của pittông nằm trong khe của bạc điều khiển
nên khi bạc quay pittông cũng quay theo. Khi thanh răng điều khiển dịch
chuyển sang phải hay sang trái, pittông quay thuận chiều hay ngược chiều
kim đồng hồ.

21


3.2. Nguyên tắc hoạt động.

22


Hình 5.2.8
1– Theo hình 5: Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt
chéo). Piston chuyển động tịnh tiến trong xilanh và hai bên xilanh
có lỗ thoát nhiên liệu.
1. Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào
chứa đầy thể tích công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở
đầu piston) vị trí I.
2. Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ :
vị trí II.
3. Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi
nhiên liệu đi vào đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV.
4. Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị
trí V, kể từ đó trở đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI.


Hình 5.2.9: Vị trí tương đối của lỗ thoát với đỉnh piston.
Biểu diễn vị trí tương đốicủa lỗ thoát với đỉnh piston trong quá trình bơm.
- stb : hành trình toàn bộ của piston bơm : không thay đổi
- se : hành trình có ích của piston bơm, có thể thay đổi khi ta thay đổi vị
trí tương đối của piston và xilanh (qua thanh răng). Muốn thay đổi lượng
nhiên liệu cung cấp trong một chu kỳ ta xoay piston bơm làm cho vị trí lỗ
thoát và piston thay đổi® thay đổi se. khi thay đổi se thì thời gian bắt đầu
bơm là không thay đổi mà thay đổi thời gian kết thúc bơm.
Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để
thay đổi thời gian phun. Thời phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ
23


chạy nhanh, thời gian phun ngắn dầu cang ít động cơ chạy chậm. Khi ta
xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì sẽ không có vị trí án mặc dù
piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không phun động cơ
ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu).
Lằn vạt xéo trên đầu piston có 3 loại:
- Lằn vạt xéo phía trên.
- Lằn vạt xéo phía dưới.
- Lằn vạt xéo trên dưới

Trung bính

24


Tắt máy


Hình 5.2.10. Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE.

(a) (b) (c)
Hình 5.2.11. Cấu tạo đầu Piston bơm PE.
a) Lằn vạt xéo trên dưới: Điểm khởi phun và kết thúc phun thay đổi. b)
Lằn vạt xéo trên: Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. c) Lằn
vạt xéo dưới: Điểm khởi phun cố định, định dứt phun thay đổi
Khi động cơ làm việc, bơm chuyển và bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ
thùng chứa qua lọc thô, và vào bơm tiếp vận đến lọc tinh rồi đến bơm cao
áp. Một van tràn (van an toàn) giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp
bằng cách xả dầu tràn về thùng chứa. Một đồng hồ áp suất để kiểm tra áp
lực nhiên liệu tiếp vận vào bơm cao áp nếu có trang bị. Bơm cao áp có số
tổ bơm tương ứng với số xy lanh động cơ, dầu vào bơm cao áp được nén
25


×