Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VẬN DỤNG ưu THẾ của văn học để THỰC HIỆN NHIỆM vụ PHÁT HUY TÍNH dân tộc và TĂNG CƯỜNG mở RỘNG QUAN hệ hợp tác QUỐC tế của báo CHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.51 KB, 11 trang )

VẬN DỤNG ƯU THẾ CỦA VĂN HỌC ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
PHÁT HUY TÍNH DÂN TỘC VÀ TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG QUAN
HỆ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

butlucnhabao


Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ X đã chỉ rõ:
“Về văn hóa, chúng ta chủ trương tiếp tục phát triển sâu rộng và
năng cao chất lượng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ
và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống;
xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt nam thời công nghiệp
hóa và hiện đại hóa” (1)
Đồng thời sự phát triển văn hóa còn góp phần không nhỏ vào nhiệm
vụ: “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế” (2)
Là một lĩnh vực hoạt động tinh thần đặc biệt quan trọng trong đời
sống văn hóa hiện đại, là cơ quan ngôn luận của Đảng, với những ưu thế về
tốc độ và diện phát tin; báo chí hiện đại không chỉ là lực lượng nòng cốt mà
còn luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa văn nghệ.
Ý thức được trọng trách của mình, báo chí Việt Nam đã không
ngừng đổi mới, tìm tòi những phương thức phản ánh sao cho ngày càng đạt
được hiệu quả cao hơn, nhưng có thể nói: những hỗ trợ tích cực từ phía
văn học vẫn là hướng hỗ trợ hiệu quả nhất đối với sự phát triển của báo
chí Việt Nam đương đạị”.
Sở dĩ văn học có vai trò quan trọng như vậy là bởi báo chí và văn
học Việt Nam hiện đại cùng ra đời trong một điều kiện văn hóa lịch sử,
cùng sử dụng chữ Quốc ngữ làm chất liệu, cùng chung đội ngũ sáng tạo,
đặc biệt cùng chung đối tượng phục vụ là một kiểu công chúng xưa nay


vốn rất trọng văn và ngàn đời chỉ quen tiếp nhận văn chương nên giữa hai
loại hình này đã sớm xuất hiện một mối giao thoa sâu đậm. Hiển nhiên
quan hệ giữa báo chí và văn học là mối quan hệ song phương, đa chiều.
Không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của báo chí đối với sự phát triển
2


của nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng chắc chắn ảnh hưởng từ văn học
tới báo chí mới là chiều thuận. Bởi vì, văn học là một trong những loại hình
nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại và Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Tức là khi nền báo chí non trẻ đang ở thời kỳ phôi thai
trứng nước thì văn học đã có một bề dày lịch sử lâu dài với những thành
tựu lớn lao, nên như một lẽ tự nhiên, văn học- bộ môn khoa học cơ bản và
gần gũi nhất đã trở thành nguồn cội để báo chí kế thừa những tinh hoa và
kinh nghiệm, đã trở thành dòng sữa trong lành nuôi dưỡng báo chí không
ngừng trưởng thành và phát triển.
Có thể nói rằng, không có ngành khoa học nào hiểu con người bằng
văn học. Không có ngành khoa học nào được nhiều người quan tâm như
văn học. Và chắc chắn cũng không có ngành khoa học nào có khả năng thể
hiện cuộc sống sâu sắc và hấp dẫn như văn học!
Trên thực tế, văn học đã cung cấp cho báo chí một đội ngũ rất đông
các nhà báo tâm huyết và tài năng, đã mang đến cho báo chí một khối
lượng tác phẩm lớn, cùng một nguồn đề tài vô tận và hấp dẫn, một kho
ngôn từ giàu có và nhiều thể loại văn chương quý báu...
Việc khai thác, vận dụng những ưu thế của văn học đã mang lại cho
đời sống báo chí nhiều điều bổ ích, đặc biệt là một nguồn sinh lực mới dồi
dào. Trước hết những ưu thế của văn chương sẽ nâng cao bút lực cho mỗi
người làm báo và tăng thêm bút hồn cho mỗi bài báo. Thứ hai, văn học và
chất liệu văn học sẽ tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để
thu hút công chúng. Vì vậy khai thác, sử dụng tri thức văn học tất yếu sẽ

góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính dân tộc và tính quốc tế, làm
cho báo chí Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc và hiện đại.
1. Góp phần năng cao bút lực của nhà báo và bút hồn cho mỗi
bài báo

3


Dĩ nhiên, để có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đa sắc màu hôm
nay, báo chí phải biết tự đổi mới mình bằng cách hút nhuỵ từ các ngành
khoa học chuyên ngành và xuyên ngành. Nhưng so với các khoa học khác,
là một bộ môn khoa học cơ bản, là hạt nhân quan trọng nhất của nền văn
hoá dân tộc, văn học từ xưa đến nay luôn mang đến cho các nhà báo rất
nhiều kiến thức quý báu, những hiểu biết tinh tế, sâu sắc, toàn diện về con
người và đặc biệt sự hưng phấn, niềm cảm hứng, say mê trong sáng tạo.
Cho nên khai thác, vận dụng tri thức văn học trên thực tế đã góp phần rất
lớn vào việc tăng bút lực cho mỗi nhà báo và bút hồn cho mỗi bài báo.
Đây là một cách lựa chọn khá độc đáo của báo chí Việt Nam.Bởi vì
đối với một đất nước có truyền thống thi ca, rất trọng văn và vốn quen lối
tư duy duy cảm như Việt Nam, công chúng luôn đòi hỏi viết báo phải có
văn có nghĩa là mỗi người làm báo phải có nghệ thuật thổi hồn vào ngọn
bút.
Ai cũng biết báo chí là hình thức văn hoá có nguồn gốc ở phương
Tây nhưng khi vào nước ta chúng phải được Việt hoá để thật sự trở thành
báo chí của Việt Nam. Rõ ràng muốn đi xa thì phải trở về. Chúng ta chỉ có
thể bằng nhân loại khi đi sâu vào tâm hồn của dân tộc mình. Như một quy
luật tất yếu: cái mới thường ra đời trên cơ sở tích hợp những giá trị truyền
thống quý báu với những giá trị tinh hoa của văn hoá nhân loại. Khi đã
được dung nạp vào văn hoá bản địa thì nó lại tiếp tục thu hút tinh hoa từ
các lĩnh vực khác đặc biệt là các lĩnh vực liên ngành để càng ngày càng

phát triển. Những lực trái chiều vừa hút vừa đẩy sẽ tạo ra cho báo chí
những nét mới lạ và hấp dẫn. So với báo chí, văn học là một nghệ thuật đã
có một bề dày lịch sử và có những thành tựu thật sự lớn lao, vì vậy, việc
báo chí khai thác, vận dụng tri thức văn học trong quá trình sáng tạo của
mình cũng là một lẽ đương nhiên.

4


Khi một người ra nhập làng báo từ địa hạt văn chương, nhờ những
linh giác trời phú lại được đào tạo chuyên sâu về một ngành khoa học xã
hội cơ bản; góc nhìn nhân văn cho phép nhà báo có cách tiếp cận cuộc
sống trong chiều sâu văn hoá, sẽ mang đến cho người làm báo những
phẩm chất nghề nghiệp quan trọng. Đó là năng khiếu quan sát, là khả
năng phát hiện và thể hiện vấn đề. Đặc biệt văn và báo đều là nghề viết mà
văn học là nghệ thuật ngôn từ nên những người có vốn kiến thức văn
chương khi đi làm báo thường có nhiều cơ hội để thành công. Với kiến văn
sâu rộng, nhà báo có khả năng viết nhanh hơn, viết khoẻ hơn và đặc biệt là
viết hay hơn. Do đặc điểm lịch sử dân tộc làm nên diện mạo của một nền
văn hoá mỗi dân tộc mà ở Việt Nam đã xuất hiện một mô hình nhà báo
riêng: mô hình nghệ sĩ kép- nhà báo là nhà văn, nhà văn đi làm báo. Và có
thể nói rằng: dường như trong mỗi nhà báo Việt Nam thường có một nhà
văn. Nhờ chất văn mà những tác phẩm báo chí không chỉ là thứ văn thông
tấn khô khan ngược lại rất cuốn hút và mang những giá trị nhân văn sâu
sắc.
Từ khi ra đời đến nay, báo chí đã kế thừa rất nhiều thành tựu của văn
học. Dĩ nhiên văn học cũng luôn nhận được những ảnh hưởng tốt lành của
báo chí. Nhưng dù sao tác động từ văn học tới báo chí mới là chiều thuận.
Tiếp cận con người trong mối quan hệ tổng hoà, văn chương giúp
nhà báo hiểu con người ở những góc độ siêu tâm lý. Có thể nói rằng không

có khoa học nào hiểu con người bằng văn học. Cùng một hiện tượng nhưng
văn chương bao giờ cũng nhìn nó sâu sắc hơn, nên người có kiến văn sâu
rộng thường phát hiện vấn đề nhanh nhậy hơn, có khả năng nắm bắt những
chi tiết đắt giá và thể hiện vấn đề tinh tế hơn.Văn chương nuôi dưỡng tâm
hồn, nuôi dưỡng lòng yêu nghề bằng những cảm xúc làm cho người làm
báo không chỉ có cái đầu lạnh mà luôn giữ được trái tim ấm áp. Sự kết hợp
giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng sẽ tăng cường bút lực cho người làm báo

5


và tăng thêm bút hồn cho mỗi bài báo. Linh giác quý báu mà văn học mang
lại sẽ giúp cho người làm báo có khả năng kịp thời phát hiện đúng và trúng
những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Khả năng sử dụng ngôn từ và kho
ngôn từ phong phú sẽ giúp người làm báo có khả năng thể hiện nhanh nhất,
hay nhất những vấn đề mà họ vừa nắm bắt được.Điều này sẽ cắt nghĩa một
hiện tượng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam: có
rất nhiều nhà văn đi làm báo và những người có năng lực văn chương hay
từ địa hạt văn chương đi làm báo không chỉ viết rất khoẻ, viết nhanh mà
điều quan trọng là: những bài báo của họ còn rất hấp dẫn bạn đọc. Có thể
kể ra nhiều gương mặt tiêu biểu như: Bô rít Pôlêvôi, Hêminguê, Mác két…,
Tứ anh tài Hà thành (Vĩnh, Quỳnh, Tố, Tốn), Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố,
Vũ Bằng, Tô Hoài, Thép Mới, Nguyễn Khải… và rất nhiều nhà báo hôm
nay: Hữu Thọ, Hữu Ước, Quang Lợi, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Thân, Huỳnh Dũng Nhân,
Minh Chuyên, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Vàng Anh, Trần Hoà Bình, Ngô
Văn Giá, Nguyễn Thuý Ái, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Vi Thuỳ
Linh, …
Văn chương không chỉ mang đến cho công chúng những kiến thức
mà còn góp phần bổ túc và năng cao hiểu biết văn hoá cho người cầm bút.

Rõ ràng những ưu thế của văn học chính là nguồn tiềm năng quan trọng
làm nên bút lực cho mỗi ký giả, tạo nên bút hồn cho mỗi bài báo giúp cho
báo chí phát triển bền vững trên cả hai phương diện: số lượng và chất
lượng.
2. Tăng cường sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để
thu hút độc giả
Ở Việt Nam, chất văn đã luôn làm cho báo chí thêm sang trọng và
hấp dẫn, tạo được hiệu ứng cao cho mỗi tác phẩm, bởi vì không có gì tồn
tại vĩnh cửu bằng nghệ thuật đích thực. Cho nên: phản ánh tốc độ nhất
6


những vấn đề hot của cuộc sống bằng cái đẹp luôn là đích hướng tới của
những người làm báo. Góc nhìn văn hóa sẽ giúp cho những bài báo vượt
lên trên khỏi cái bình bình để có được một đời sống riêng và bền vững. Còn
đối với bạn đọc, văn học làm cho họ có thể sống nhiều cuộc đời, đáp ứng
được tâm lý muốn hồi cố của con người. Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đã mang đến cho con người biết bao sự tiện ích, báo chí với lối văn
thông tấn đã mang đến cho con người nhiều tin tức sự kiện nóng hổi cần
thiết nhưng cũng lấy đi của họ biết bao niềm khoái cảm. Trong thế giới số
tâm hồn mỗi người dễ bị chai sạn thậm chí họ có thể thường xuyên bị cô
đơn ngay giữa nhà mình. Vì vậy, hoá thân vào báo chí, văn chương sẽ góp
phần giúp độc giả (với số lượng rất lớn) thư giãn, giải trí, tạo được thế cân
bằng cần thiết để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hôm nay, muốn thu hút được công
chúng, báo chí (Cũng như mọi ngành văn học, nghệ thuật khác) không thể
không chú ý tới nhu cầu của bạn đọc, tức là phải tạo ra được cho mình một
sự hấp dẫn cần thiết. Còn nếu chỉ nhằm mục đích thông tin thuần tuý thì
đương nhiên, báo chí cũng sẽ dễ dàng mất dần độc giả. Vì vậy, để tạo nên
hiệu quả thẩm mỹ, để khảm vào trí nhớ bạn đọc những thông tin nóng hổi,

để dễ dàng trình bầy những vấn đề nhạy cảm một cách thông minh, bất kỳ
nhà báo nào cũng luôn có ý thức sử dụng những tri thức văn học trong quá
trình sáng tạo tác phẩm của mình. Những trầm tích văn chương khi phát
sáng giúp cho người ta có thể viết một cái tin cũng hay hơn và hấp dẫn bạn
đọc hơn. Đọc những bài báo ấy người ta không còn thấy đâu là văn đâu là
báo mà chỉ thấy mạch văn chứa đựng những ý tưởng sâu sắc tuôn chảy.
Chính nhờ sử dụng một cách khéo léo tri thức văn học mà những tác
phẩm báo chí đã cuốn hút bạn đọc, đã tạo nên những trăn trở, day dứt trong
lòng họ. Các tác phẩm báo chí như “Việc làng” của Ngô Tất Tố, “Hà Nội
băm sáu phô phường” của Thạch Lam, “Thương nhớ mười hai” của Vũ

7


Bằng, “Tuỳ bút sông Đà” của Nguyễn Tuân, “Cây tre Việt Nam” của Thép
Mới, “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc, “Di hoạ chiến tranh”
của Minh Chuyên, “Nhân trường hợp chị thỏ bông” của Thảo Hảo... đã để
lại nhiều dư âm, dư ảnh trong lòng người đọc. Chúng đã bầu lên nhiều tên
tuổi nổi danh trong làng báo - những ký giả luôn được công chúng nhớ tới
tới một lòng mến mộ: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Tất Tố,
Thép Mới, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Hữu Ước, Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân,
Quang Lợi, Minh Chuyên, Thảo Hảo... Nhiều tờ báo như Nhân Dân, Lao
động, An ninh Thế giới, Văn hoá, Tiền Phong, Tuổi trẻ, Hoa học trò,
Gia đình & xã hội, Khoa hock & đời sống, Thế giới vi tính ..., nhiều
chương trình của đài phát thanh, truyền hình ... đã thu hút được số lượng
đông đảo khán thính giả làm cho càng ngày báo chí càng toả ra một từ
trường lớn và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với công
chúng đương đại.
Văn chương sẽ tăng cường sức hấp dẫn cho báo chí và việc khai
thác, vận dụng những ưu thế của văn học trong quá trình sáng tạo tác phẩm

báo chí chính là một con đường quan trọng để tăng cường khả năng thông
tin nhằm thu hút bạn đọc của báo chí nước ta hiện nay.
3. Góp phần tăng cường tính dân tộc và tính quốc tế cho báo chí
Khi hoá thân vào tác phẩm báo chí, văn học dân tộc sẽ góp phần
quan trọng vào việc tăng cường tính dân tộc của báo chí.
Còn ngược lại, khai thác vận dụng tri thức văn học nước ngoài đã
góp một phần không nhỏ vào việc toàn cầu hóa, giới thiệu nhanh nhất với
công chúng Việt Nam những giá trị văn hoá quý báu của nhân loại, giúp
bạn đọc mở cửa sổ nhìn ra thế giới, làm cho báo chí tăng cường tính quốc
tế. Việc khai thác, vận dụng những ưu thế của văn học Việt Nam trong khi
làm báo sẽ góp phần tăng cường tính dân tộc của nền báo chí nước nhà,
góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giới thiệu với bạn đọc xa gần về những
8


giá trị văn hóa Việt Nam và dĩ nhiên qua phát triển văn hóa để phát triển
kinh tế.
Trong quy luật giao lưu văn hóa bao giờ cũng xuất hiện song hành
hai quá trình: một bên là hướng tâm để tiếp nhận những giá trị ngoại lai
nhưng lại có xu hướng ly tâm để khẳng định sự tồn tại và phát triển của đối
tượng tiếp nhận. Sự hóa thân của những tri thức văn học Việt Nam trong
báo chí là biểu hiện ý thức của người làm báo về nhiệm vụ giữ gìn bản sắc
dân tộc để hội nhập mà không hòa tan. Bởi vì, “dân tộc nào đánh mất bản
sắc thì dân tộc đó sẽ bị đồng hoá” (ý của Mác).
Việc khai thác vận dụng những tri thức văn học Việt Nam trong sáng
tạo tác phẩm báo chí đã góp phần quan trọng vào việc năng cao tính dân
tộc cho mỗi tác phẩm báo chí. Tại sao vậy? Bởi văn học dân tộc (đặc biệt là
văn học dân gian mà nhất là thành ngữ, tục ngữ) chính là là văn hóa bản
địa- văn hóa nội sinh, là nơi lưu giữ những trầm tích văn hoá, những mã di
truyền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.

Và: “Nghệ thuật thường là chiếc chìa khóa và ở một vài dân tộc thì
đó là chiếc chìa khóa duy nhất và cao nhất để biểu hiện toàn bộ sự khôn
ngoan sáng suốt và tôn giáo của họ” (Hê ghen).
Vì vậy, việc khai thác vận dụng tri thức văn học (gồm văn học dân
tộc và thế giới) trong sáng tạo tác phẩm báo chí chính là một con đường
góp phần nâng cao tính dân tộc và tính quốc tế của báo chí, là một cách hữu
hiệu để giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới, đồng thời đưa văn
hoá thế giới đến với nhân dân Việt Nam. Đây chính là một quy luật tất yếu
trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Rõ ràng việc khai thác, sử dụng những ưu thế của văn học đã có một
ý nghĩa thật sự lớn lao đối với đời sống báo chí. Vì vậy, trong quá trình tác
nghiệp, nhiều nhà báo đã có ý thức khai thác những ưu thế của văn học và

9


trên báo chí, tri thức văn học đã thường xuyên được vận dụng một cách
linh hoạt, dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động.
Song, việc sử dụng văn học trên báo chí vẫn còn nhiều điều bất cập
và việc giảng dạy, học tập bộ môn Ngữ văn ở các trung tâm đào tạo báo chí
cũng còn nhiều điều bất ổn. Thực tiễn đang đòi hỏi phải có một đề tài
nghiên cứu xứng đáng với tầm vóc của vấn đề, sao cho khai thác, vận dụng
ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí không chỉ dừng lại ở
một đề tài nghiên cứu đơn lẻ mà phải trở thành một hướng nghiên cứu
mang tính chất ứng dụng. Có thể gọi hướng nghiên cứu này là văn dụng
học mà công việc “Khai thác, vận dụng ưu thế của văn học trong sáng
tạo tác phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay” của chúng tôi mới chỉ là bước
khởi đầu.
Chúng ta còn có thể mở rộng việc sử dụng ưu thế của văn học trong
các lĩnh vực khác như: tuyên truyền, xã hội học, quảng cáo...

Bài viết này chỉ có thể chú tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học
và báo chí, với ý đồ gợi mở cho những người học báo và làm báo có thêm
những thao tác cụ thể và đạt được hiệu quả mong muốn khi vận dung chất
liệu văn học vào các khâu quá trình làm báo: đặt tên, viết sapô, viết phần
mở đầu, kết thúc tác phẩm hay giải quyết một vấn đề nào đó trong thân bài
báo. Hy vọng, sự hấp dẫn của văn chương cũng sẽ góp phần khai mở, đánh
thức những tiềm năng quý báu trong mỗi nhà báo làm cho mỗi người cầm
bút say nghề hơn, viết tốc độ hơn và mỗi bài viết sẽ hay hơn.
Dĩ nhiên, chỉ những yếu tố văn học được đưa vào tác phẩm báo chí
một cách đúng lúc, đúng chỗ thì mới đạt được hiệu quả, còn nếu người làm
báo non tay thì tác dụng có thể ngược lại.
Vì vậy, có lẽ không chỉ những người đang tác nghiệp mà ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường những nhà báo tương lai cũng cần được đào
tạo theo một chương trình giảng dạy Ngữ văn mang tính hướng nghiệp
10


thiết thực, giúp họ có thể vận dụng văn học trong tác phẩm báo chí một
cách nhuần nhuyễn. Nhờ những tác phẩm báo chí như thế, những định
hướng văn hóa của Đảng mới có thể thấm sâu vào đời sống của toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2006, tr. 33
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 36

11




×