Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

báo cáo tóm tắt nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa thơm LH3 trong vụ xuân 2015 tại huyện quảng xương thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.13 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những loại cây lương thực chủ yếu
trên thế giới, có vai trò quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lương
thực. Lúa được trồng rộng khắp từ 30o vĩ độ Nam đến 40o vĩ độ Bắc. Diện tích
trồng lúa chiếm khoảng 10% diện tích các giống cây trồng trên thế giới chủ yếu
là các nước châu Á (91%). Lúa gạo là một trong những nguồn lương thực quan
trọng cho khoảng 65% dân số trên thế giới và là nguồn cung cấp lương thực chủ
yếu của châu Á. Do đó, các chương trình chọn tạo giống lúa luôn được chú
trọng và phát triển nhằm tăng năng suất và chất lượng lúa, đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ trên toàn cầu. Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày
càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu
của người tiêu dùng. Gạo có chất lượng cao được xác định bởi rất nhiều yếu tố
như: Hình dạng hạt, giá trị dinh dưỡng, mùi thơm, chất lượng sau khi chế biến…
Trong đó, mùi thơm được xem là một trong những đặc tính quan trọng. Trong
khi giá gạo của các giống lúa truyền thống suy giảm, các loại lúa gạo đặc sản,
nhất là những loại gạo thơm vẫn giữ được giá cao và ổn định. Đầu năm 2014
gạo không thơm 25% tấm có giá xuất từ 380- 410 USD/tấn, nhưng giá gạo thơm
Jasmine, lúa lai thơm (Trung Quốc) CNR36 là 540- 580 USD/tấn. Do vậy, phát
triển các loại gạo chất lượng vừa giúp mở rộng thị trường nội địa và phục vụ
xuất khẩu vừa tạo cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và
mang ngoại tệ về cho đất nước.
Sản xuất lúa gạo trong những năm vừa qua ở Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho việc đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và tham gia xuất
khẩu. Tuy nhiên, việc canh tác cây lúa truyền thống đã nảy sinh những bất cập:
Tiêu tốn quá nhiều nước tưới, bón lượng lớn phân hóa học đã làm tăng lượng
khí thải nhà kính, gây hiện tượng nóng lên của trái đất, sử dụng nhiều thuốc bảo
vệ thực vật dẫn đến việc ô nhiễm môi trường, áp lực sâu bệnh ngày càng tăng.
Các Nhà khoa học của Trung Quốc (Xie Jian Chang, 1994) đánh giá rằng:
Trong việc tăng sản lượng cây trồng, phân bón chiếm 31%, tưới tiêu chiếm 28%,
giống chiếm 17%, cơ khí chiếm 13% và các yếu tố khác chiếm 10%, sự đóng


góp này cũng phù hợp với chi phí sản xuất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm
canh liên hoàn của từng giống lúa thì vấn đề xác định mật độ thích hợp từng mùa
1


vụ, chân đất là yếu tố rất quan trọng để phát huy tiềm năng, tiềm lực của giống lúa
và nguồn đầu tư vào sản xuất. Mật độ được xác định mang tính khoa học chặt chẽ
giữa vùng sinh thái, đất đai, chế độ canh tác để từ đó chúng ta sẽ xây dựng được
qui trình sản xuất thâm canh của giống lúa đó hoàn thiện nhất. Xác định mật độ
thích hợp là cơ sở khoa học và thực tiễn trong quá trình thâm canh. Từ vai trò
quan trọng đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa thơm LH3 trong vụ
Xuân 2015 tại huyện Quảng Xương Thanh Hóa” .
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được mật độ cấy thích hợp cho giống lúa thuần có mùi thơm
LH3 trong vụ Xuân 2015 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng mật độ cấy đến sinh trưởng của giống lúa có mùi
thơm LH3.
- Xác định ảnh hưởng mật độ cấy đến các chỉ tiêu sinh lý của giống lúa
LH3.
- Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu một số loại sâu,
bệnh hại chính và khả năng chống đổ trên giống lúa thuần có mùi thơm.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa thuần có mùi thơm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần khẳng định và làm rõ trên lý luận về mật độ cấy hợp lý cho
một số giống lúa thuần có mùi thơm.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Để nâng cao năng suất của một số giống lúa trên thì việc xác định mật
độ cấy là thực sự cần thiết nhằm hoàn thiện quy trình và kỹ thuật canh tác giống
lúa này.
- Cung cấp thêm thông tin cho cán bộ khuyến nông, nông dân về việc bố
trí mật độ thích hợp cho giống lúa LH3 đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Đảm
bảo cho việc sản xuất lúa được bền vững.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỎ KHO HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển của cây lúa
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa tại Việt Nam
1.1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở tỉnh Thanh Hóa
1.2.Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây lúa
1.3.1. Sự sinh trưởng của bộ lá
1.3.2. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa
1.4. Nghiên cứu về sinh lý năng suất lúa
1.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa
1.4.2. Nghiên cứu các biện pháp tăng năng suất lúa
1.4.2.1. Về khâu kỹ thuật cấy và chăm sóc
1.4.2.2. Đối với khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
1.5. Tình hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lúa
1.6. Những nhận xét rút ra từ phần tổng quan tình hình nghiên cứu

3



Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Giống
Giống lúa thuần có mùi thơm LH3 là giống lúa được tạo ra từ tổ hợp lai
Khao Dawkmali x Amroo 3 và được chọn thuần trong tập đoàn giống lúa thơm
của viện cây lương thực và cây thực phẩm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam và là giống có triển vọng.
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học
- Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 125 - 130 ngày và vụ Mùa 100- 105
ngày .
- Chiều cao cây 105 - 115 cm.
- Năng suất đạt 6 - 7 tấn/ ha vụ Xuân, 5- 5,5 tấn/ ha trong vụ Mùa.
- Khối lượng 1.000 hạt 21 gam, hạt gạo dài, màu sắc vỏ trấu vàng; ít bạc
bụng. Tỉ lệ gạo nguyên cao; hàm lượng amylose thấp đến trung bình (20- 21%);
gạo có chất lượng cao, thơm, dẻo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Giống thích hợp với vùng đất lúa thâm canh và thâm canh cao cao.
Thích hợp cho vụ Xuân và vụ Mùa .
2.1.3. Phân bón
- Loại phân bón dùng trong thí nghiệm.
+ Phân chuồng hoại mục
+ Phân đạm: Ure 46% N
+ Phân lân: Supe lân 16% P2O5
+ Phân kali: Kali clorua 60% K2O
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2015.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí 6 công thức (6 mật độ), trong
đó: Công thức 3 làm đối chứng (mật độ cấy phổ biến hiện nay của các giống lúa
thuần chất lượng hiện nay tại được Thanh Hóa). Thí nghiệm bố trí theo kiểu
4


khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại theo phương pháp thí nghiệm
đồng ruộng. Diện tích ô thí nghiệm 10 m2 (4 m x 2,5 m). Không đắp bờ ngăn giữ
các ô thí nghiệm.
Nền thí nghiệm (tính cho 1 ha): Phân chuồng 10 tấn; vôi 400 kg/ha; đạm
100 N và 90 P205 và 75 K20
CT1:
30 khóm/m2
CT2:
40 khóm/m2
CT3 (ĐC): 50 khóm/m2
CT4:
60 khóm/m2
CT5:
70 khóm/m2
CT6:
80 khóm/m2
Sơ đồ thí nghiệm
Bảo vệ

Bảo
vệ


1A

4A

5A

2A

6A

3A

6B

2B

1B

4B

3B

5B

4C

2C

6C


3C

5C

1C

Bảo vệ

Bảo vệ
Ký hiệu : 1,2,3,4,5,6 :Các công thức thí nghiệm
A,B,C : Các lần nhắc
2.3.2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác
- Gieo mạ ngày 20/1/2015, cấy khi cây mạ đạt 4,5 lá. Mật độ cấy (tùy
thuộc vào từng công thức như trên), cấy 2 dảnh/khóm.
- Lượng phân bón/ha: Phân chuồng 10 tấn; vôi 400 kg; 100 kg N; 90 kg
P2O5; 90 kg K2O. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi và phân lân. Tỷ lệ (%) phân
đạm và kali bón theo thời điểm như sau:
+ Bón trước khi bừa cấy:
50% N và 30%
K20
+ Bón thúc lần 1 (khi cây lúa bén rế hồi xanh):
40% N và 40% K20
+ Bón trước khi lúa trỗ bông 20 – 22 ngày:
10% N và 30% K20
5


- Tưới nước:
Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến
5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến10 ngày. Các giai đoạn

sau, giữ mực nước không quá 10cm.
- Làm cỏ, sục bùn:
Làm cỏ, sục bùn 2 lần: Lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc lần
1; lần 2: sau làm cỏ, sục bùn lần 1 từ 10 đến12 ngày, kết hợp bón thúc lần 2.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của
ngành bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch:
Thu hoạch khi có khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông đã chín. Trước khi
thu hoạch mỗi giống lấy mẫu 10 khóm để đánh giá các chỉ tiêu.
Thu hoạch riêng từng ô, phơi hoặc sấy đến khô. Xác định độ ẩm hạt bằng
máy đo độ ẩm hoặc sấy và cân khối lượng (kg/ô), sau đó quy đổi ở độ ẩm hạt
14%.
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng phát triển
- Thời gian sinh trưởng trung bình của từng giai đoạn: Tiến hành lấy chiều
cao trung bình của các lần đo trong từng giai đoạn.
- Chiều cao cây: Đo từ cổ rễ đến mút lá (hoặc đến đầu bông cao nhất),
mỗi công thức đo 10 khóm, theo 5 điểm chéo góc.
Chiều cao cây

=

Chiều cao tổng số cây theo dõi
Tổng số cây theo dõi

- Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu:
Khi nhánh có một lá trở lên thoát khỏi bẹ lá của thân hoặc nhánh cũ thì
được coi là một nhánh.
Số nhánh trung bình/ khóm


=

Tổng số nhánh của các khóm theo dõi

Tổng số khóm theo dõi
(Nhánh/ khóm)
- Số nhánh hữu hiệu trung bình/ khóm (nhánh/ khóm):

6


Tổng số nhánh cho bông của các khóm theo dõi
Nhánh
=
hữu
Tổng số khóm theo dõi
hiệu
2.4.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi
Theo dõi sâu, bệnh xuất hiện ở các thời kì sinh trưởng của cây lúa như:
sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá. Sau đó đánh giá theo phương pháp cho
điểm hoặc theo tỷ lệ bị hại (%) (theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của IRRI).
2.4.3. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số bông khóm:
Số bông trung bình/ khóm
(bông/khóm)
+ Số hạt trung bình/ bông
(hạt/ bông)
- Tỷ lệ hạt chắc:


=

= Tổng số bông của các khóm theo dõi

Tổng số hạt của các bông theo dõi
Tổng số bông theo dõi

Số hạt chắc / bông
× 100
Tổng số hạt/ bông
Khối lượng 1000 hạt (P1.000 hạt)
- Khối lượng 1000 hạt (gam): Mỗi công thức lấy 3 mẫu, mỗi mẫu 1.000
hạt đem cân rồi lấy trung bình.
- Năng suất lý thuyết: Được tính theo công thức Pinixep
S= 10-4.A.B.C.D
Trong đó: S là năng suất lý thuyết (tạ/ ha).
A là số khóm trung bình/ m2.
B là số bông trung bình/ khóm.
C là số hạt chắc trung bình/ bông.
D là khối lượng trung bình của 1000 hạt.
- Năng suất thực thu (tạ/ ha): Thu hoạch riêng từng lần nhắc lại của mỗi
công thức, phơi khô, quạt sạch rồi đem cân từng lần nhắc lại. Tính trung bình
của các lần nhắc lại, từ đó quy ra năng suất (tạ/ ha).
2.5. Phương pháp xử lí số liệu
+ Tỷ lệ hạt chắc (%) =

7


Số liệu của thí nghiệm được tổng hợp và xử lý theo phương pháp phân

tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTART 4.0 và EXCEL.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Tình hình sản xuất lúa vụ Xuân tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Sản xuất lúa mùa tại huyện Quảng Xương cũng có điều kiện thời tiết, khí
hậu chung của vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, vụ mùa sản xuất lúa thường
chịu nhiều điều kiện khắc nhiệt của thời tiết như: Mưa, bão, lũ lụt. sâu bệnh đặc
biệt là bệnh rầy nâu làm giảm năng xuất lúa ảnh hưởng đến thu nhập của người
nông dân.
Bảng 3. 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các xã thuộc huyện
Quảng Xương giai đoạn 2012 – 2015
Năng suất.
* Năm 2011: - Vụ Xuân: Lúa lai: 74 (tạ/ha), lúa thuần: 64 tạ/ha.
- Vụ mùa: Lúa lai: 70 (tạ/ha), lúa thuần: 60 tạ/ha.
* Năm 2012: - Vụ Xuân: Lúa lai: 79 (tạ/ha), lúa thuần: 65 tạ/ha.
- Vụ mùa: Lúa lai: 74 (tạ/ha), lúa thuần: 64 tạ/ha.
* Năm 2013: - Vụ Xuân: Lúa lai: 75 (tạ/ha), lúa thuần: 64 tạ/ha.
- Vụ mùa: Lúa lai: 67 (tạ/ha), lúa thuần: 58 tạ/ha.
* Năm 2014: - Vụ Xuân: Lúa lai: 82 (tạ/ha), lúa thuần: 65 tạ/ha.
- Vụ mùa: Lúa lai: 70 (tạ/ha), lúa thuần: 64 tạ/ha.

8


- Cơ cấu giống:
Năm

Năm 2009

Năm 2012


TH3-3, D.ưu

Xi23, BTe1,

Năm 2013

Năm 2014

Vụ

Vụ
Xuân

Vụ
mùa

Xi23, BTe1,

Xi23, BTe1, C.ưu đa

527, N.ưu 63, Nưu 69, Bio N.ưu 69,

hệ số 1, Thái Xuyên

Nhị ưu 838,

404, nghi

Bio404, nghi


111, ZZD001, Đại

X21, Xi23,

hương 305,

Hương 305,

Dương8, PHB71,

13/2, Vân

Thái Xuyên

Thái Xuyên

Syn6, BT7, LT2...

Quang, Q5,

111, Syn6,

111, Syn6,

KD18...

BT7, LT2.

BT7, LT2...


TH3-3, Nhị

Việt lai 20,

LT2, BT7, Đại

ưu 828,

TH3-3, LT2, Dương8, Cưu

Đại Dương 8, C.ưu

BTe1,Bồi

BT7, N.ưu

đa hệ số 1,

đa hệ số 1, N.ưu 69,

Tạp sơn

69, N.ưu

N.ưu 69, Nhị

nhị ưu 838, BC15...

Thanh, BT7,


838...

ưu 838, BC15.

BT7 kháng bạc lá,

LT2, Q5,
KD18.
-

Diện tích, sản lượng:

Diện tích lúa hàng năm từ hơn 17.000 ha (2014) đến gần 20.000ha ( 2011)
Diện tích giảm do 5 xã chuyển về thành phố. Sản lượng lương thực từ
130.000 tấn (2011) xuống còn 110.000 tấn. Mục tiêu năm 2015 từ 100.000 trở
lên.
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Xương,Thanh Hoá 2015)

9


3.2 Nghiên cứu: Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa LH3 tại xã Quảng
Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn
của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở Vụ Xuân 2015.
Thời gian sinh trưởng là đặc tính rất quan trọng của giống; chịu ảnh hưởng
của các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Trong đời sống của mình, cây lúa trải
qua hai thời kỳ sinh trưởng chính là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh
trưởng sinh thực. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lúa có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong việc bố trí mùa vụ, cơ cấu luân canh. Kết quả theo dõi về

các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống lúa trên các mật độ và liều lượng bón
phân đạm khác nhau được trình bày ở bảng 3.2 và đồ thị 3.1.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng qua các giai
đoạn của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở Vụ Xuân 2015.
CT

Mật độ
(Khóm/m2)

Cấy -

Gieo
-Cấy
(ngày

KTĐN
(ngày)

KTĐNTrỗ
(ngày)

Trỗ -

KTT-

KTT

Chín
(ngày)


(ngày)

TGST
(ngày)

1

30

20

36

25

6

30

117

2

40

20

37

27


6

29

119

3

50

20

36

29

6

28

117

4

60

20

36


26

5

27

118

5

70

20

39

29

5

28

119

6

80

20


36

26

7

27

120

Ghi chú: KTĐN (kết thúc đẻ nhánh); KTT(kết thúc trỗ), TGST (thời gian
sinh trưởng).
Kết quả bảng 3.2 cho thấy thấy, thời gian sinh trưởng của các công thức dao
động từ 117 - 120 ngày; có sự sai khác này chủ yếu do giai đoạn từ cấy đến kết thúc
đẻ nhánh (từ 32 - 36 ngày) và giai đoạn từ kết thúc đẻ nhánh đến trỗ (từ 21 - 25
ngày). Thời gian từ gieo đến cấy; trỗ đến kết thúc trỗ; kết thúc trỗ đến chín không có
10


sự sai khác nhiều giữa các công thức thí nghiệm.
- Thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh: Có sự khác biệt rõ rệt giữa các
công thức. Công thức 6 thời gian sinh trưởng dài hơn các công thức khác. Còn các
công thức 1; 3 cấy với mật độ thích hợp nên thời gian sinh trưởng được rút ngắn.
Các công thức khác thời gian sinh trưởng dao động từ 3 - 4 ngày.
- Sau khi kết thúc đẻ nhánh cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng và trỗ.
Những công thức có thời gian đẻ nhánh kéo dài, cây lúa sẽ bước vào thời kỳ làm
đòng muộn hơn.Cũng tương tự như trên công thức 6 có thời gian dài hơn công thức
1; 3 và các công thức còn lại bình thường dao động từ 36 - 39 ngày. Như vậy các
công thức khác nhau thời gian bước vào làm đòng khác nhau.

- Giai đoạn từ làm đòng đến trỗ và từ trỗ đến chín tại các công thức không
có sự chênh lệch nhiều.
- Về tổng thời gian sinh trưởng: Giống lúa LH3 cấy với mật độ khác nhau thì
có thời gian sinh trưởng khác nhau.
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
Sự tăng trưởng chiều cao cây lúa phản ánh sự tích lũy dinh dưỡng trong suốt
quá trình sinh trưởng và phát triển để vận chuyển vật chất từ thân lá vào hạt góp
phần tăng năng suất và chất lượng hạt lúa. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển
thì cây lúa vừa đẻ nhánh vừa tăng trưởng chiều cao cây. Chiều cao phải được phát
triển cân đối với bộ rễ và tiết diện của thân lúa, nếu không cân đối giữa bộ phận
trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất thì cây lúa dễ bị đổ.
Chiều cao cây là một tính trạng số lượng tương đối ổn định trong các điều
kiện sinh thái khác nhau và rất đặc trưng của giống. Tuy nhiên bằng sự tác động
của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, đặc biệt là với liều lượng phân bón
lá khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao cây cũng có sự thay đổi khác
nhau.
Thân cây lúa được cấu tạo bởi nhiều lóng đốt, được bao bọc bởi bẹ lá. Do
vậy thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng cây lúa chưa có lóng đốt nhưng chiều cao
cây lúa vẫn tăng nhanh. Sau khi xuất hiện lá thật thứ 9, 10 thì cây lúa bước sang
thời kỳ đứng cái, ở gian đoạn này có sự tăng trưởng chiều cao chậm lại. Khi cây
11


lúa bước vào thời kỳ vươn lóng, các lóng sát mặt đất được kéo dài ra, lúc này sự
tăng trưởng chiều cao cây là mạnh nhất.
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh
trưởng của cây lúa được gieo cấy trong những diều kiện nhất định. Qua theo dõi thí
nghiệm chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.3 và đồ thị 3.1.


12


Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống lúa tẻ thơm LH3 ở vụ xuân 2015.
Đơn vị : cm
CT

Mật độ
(Khóm/m2

2TSC

4TSC

1

30

24,41

2

40

3

6TS
C


8TS
C

10TS
C

CCCC

34,62 55,36 74,88

94,42

117,17

23,48

37,13 58,98 75,78

95,02

116,83

50

23,21

37,28 61,42 76,31

96,58


117,15

4

60

26,72

39,83 65,64 78,27

96,85

117,12

5

70

24,91

39,48 64,81 77,37

97,17

117,50

6

80


24,43

37,43 64,30 76,47

97,82

116,93

LSD0,0
2,69

5

CV(%)

1,3

13


Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống lúa tẻ thơm LH3 ở vụ xuân 2015.
- Giai đoạn 8 - 10 tuần sau cấy, cây lúa đang trong thời kỳ làm đốt, làm đòng
và trỗ bông, chiều dài lóng tăng mạnh, lá đòng vươn cao. Tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây giai đoạn này đạt lớn nhất, Trên công thức 3,4,5 3 dao động từ 116,83 117,50.
Qua xử lý thống kê, chúng tôi nhận thấy, ảnh hưởng của mật độ70 khóm/m2
và mật độ 60 khóm/m2 đến chiều cao cây cuối cùng của giống là rõ rệt hơn so với mật
độ 40 khóm/m2 ở mức ý nghĩa 95%. Điều này cho thấy, ở mật độ thưa thì các giống
có xu hướng đạt chiều cao cây cuối cùng thấp hơn so với ở mật độ dày.
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa thuần

tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan đến quá trình
hình hành số bông và năng suất lúa sau này. Quá trình bén rễ hồi xanh nhanh hay
14


chậm có liên quan đến đẻ hánh sớm hay muộn. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa
phụ thuộc vào giống, phân bón, điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác, …
Thời kỳ đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Trong thời kỳ này cây
lúa tập trung vào quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh, quyết định đến sự
phát triển của diện tích lá và số bông nên khả năng đẻ nhánh của cây lúa ảnh
hưởng nhiều đến năng suất lúa. Thông thường trên cây lúa chỉ có những nhánh
được đẻ ở vị trí mắt đẻ sớm, có số lá cao, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi thì mới có
điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu, nếu không đảm bảo được
điều kiện đó thì trở thành nhánh vô hiệu. Để cây lúa đẻ nhánh sớm tập trung cần
xác định thời vụ hợp lý, mật độ cấy thích hợp và đặc biệt là phải có chế độ bón
phân phù hợp.
Qua bảng theo dõi, thu được kết quả về động thái đẻ nhánh của giống lúa
LH3 ở các mật độvà liều lượng đạm khác nhau, được trình bày ở bảng 3.4 và đồ thị
3.2.

15


Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
thơm LH3 ở vụ mùa 2015.
CT

Mật độ
(Khóm/m2


2TSC

4TSC

6TSC

8TSC

SNHH

1

30

1,6

4,6

6,6

6,7

4,9

2

40

2,1


5,4

7,2

7,2

5,2

3

50

2,4

5,4

7,4

7,5

5,4

4

60

2,7

6,2


7,9

8,2

5,8

5

70

2,6

6,2

7,7

8,1

5,7

6

80

2,5

5,9

7,6


7,9

5,3

LSD0,05

2,14

CV%

2,1

Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
Trong những tuần đầu, tốc độ đẻ nhánh của giống lúa LH3 tăng rất nhanh
(đặc biệt từ 2-6 tuần sau cấy) và đạt cao nhất sau 8 tuần cấy. Ở thời điểm này trên
mật độ M1, số nhánh của giống lúa LH3 dao động từ 6,73-8,2 nhánh/khóm, trong
đó mật độ có số nhánh nhỏ nhất 6,73 nhánh/khóm, công thức 4 có số nhánh lớn
nhất 8,20 nhánh/khóm.
Ở 10 tuần sau cấy, số nhánh ở các công thức dao động từ 4,78 – 5,80
nhánh/khóm. Kết quả cho thấy, trên công thức 4 số nhánh đạt cao nhất là 5,80
nhánh/khóm. Số nhánh đạt thấp nhất là 4,87 nhánh/khóm.

3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số lá của giống lúa
thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
16


Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu quyết định đến năng suất thu hoạch. Tốc

độ ra lá và số lá trên thân chính chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống; nhưng
cũng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng và các biện
pháp kỹ thuật canh tác khác.
Kết quả theo dõi tăng trưởng số lá của các công thức trong 2 thí nghiệm
được trình bày ở bảng 3.5 và đồ thị 3.3. Qua 8 tuần theo dõi, có thể thấy rằng tốc
độ tăng trưởng số lá đạt lớn nhất ở giai đoạn 4 - 6 tuần sau cấy, ứng với giai đoạn
cây lúa đẻ nhánh tập trung. Sau đó tốc độ tăng giảm dần và đạt số lá cuối cùng khi
lúa trỗ.
Về số lá cuối cùng: Kết quả phân tích phương sai cho thấy, ảnh hưởng của
mật độ 1 và 2 đến việc hình thành số lá cuối cùng của các giống là tương đương
nhau ở mức (ý nghĩa 95%); nhưng có sự sai khác giữa mật độ 1 và 2 so với mật độ
3 ở mức (ý nghĩa 95%). Số lá cuối cùng của các mật độ không có sự sai khác rõ
rệt. Số lá cuối cùng của mật độ 60 khóm/m 2 và mật độ 70 khóm/m2 là cao nhất do
cấy với mật độ dày nên khi phát triển cây lúa có sự cạnh tranh dinh dưỡng vươn
cao và ra lá nhiều để thực hiện quá trình quang hợp.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số lá của giống
lúa tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
(Đơn vị: Lá/thân chính)
CT

Mật độ
Khóm/m

2TSC

4TSC

6TSC


8TSC

Số lá cuối
cùng

2

1

30

4,8

6,8

9,6

11,4

14,9

2

40

5,1

7,1

9,8


11,8

15,4

3

50

5,1

7,2

10,2

12,2

15,4

4

60

5,5

7,5

10,6

12,6


15,7

17


5

70

5,6

7,5

10,6

12,5

15,6

6

80

5,2

7,3

10,4


12,4

15,4

LSD0,05

1,4

CV%

2,1

Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái tăng trưởng số lá của
giống lúa tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015.
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống
lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
Sự phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất và phẩm chất giống lúa. Để tránh được thiệt hại của mùa màng cần
phải nắm vững quy luật phát sinh phát triển của một số loại sâu bệnh hại chủ yếu,
để áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn, tiêu diệt sâu
bệnh hại chủ yếu, bảo vệ được cây trồng, nông sản, giảm mức thiệt hại đến mức
thấp nhất.
Chu kỳ phát sinh phát triển các loại sâu, bệnh phụ thuộc vào sự tích lũy của
sâu, bệnh trên đồng ruộng từ các vụ trước, năm trước, phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu thời tiết từng năm, cơ cấu giống cây trồng… Tuy vậy mỗi trà lúa, mỗi giống
lúa thường có mưc độ nhiều sâu, bệnh hại khác nhau. Trong đó có những loài sâu
bệnh hại chủ yếu. Kết quả theo dõi sự phát sinh gây hại của sâu, bệnh được trình
bày ở bảng 3.8.

18



Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của
giống lúa tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
Bệnh

Bệnh

Sâu

Sâu

Rầy

Mật độ
(Khóm/m2)

đạo ôn

1

30

3

1

3

1


3

2

40

2

1

3

1

1

3

50

2

1

1

3

1


4

60

2

1

3

3

1

5

70

3

1

3

3

1

6


80

3

1

1

3

1

CT

khô
vằn

cuốn lá

Đục
thân

nâu

Sâu cuốn lá, sâu đục thân điều tra ở thời kì đẻ nhánh, làm đòng
Bạc lá điều tra ở thời kì làm đòng – trỗ
Khô vằn điều tra lúc làm đòng
Rầy nâu điều tra thời kì trỗ- chín sáp
Kết quả bảng 3.8 tôi thấy:

Nhìn chung ở các công thức khác nhau thì mật độ sâu hại khác nhau,
- Bệnh đạo ôn: Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ
do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến
khi trỗ chín.
- Điều kiện thời tiết: Bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có sương mù, gió
mạnh. Nấm bệnh sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 28 0C và ẩm độ không khí là
93% trở lên.
- Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N bệnh nặng, bón P hạn chế được
bệnh, bón K phụ thuộc vào lượng N.
- Ảnh hưởng của giống: Bệnh đạo ôn phát triển trên các giống lúa nhiễm ở
một số tỉnh vùng ven biển và miền núi,
19


Nguồn bệnh của nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm, rạ
và hạt bị bệnh, ngoài ra nấm còn tồn tại trên một số cây cỏ dại khác.
- Bệnh Khô vằn: Khô vằn (Đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên
cây lúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo, hạt lúa bị lép
lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp. Việc phòng trừ bệnh đốm vằn phải được
thực hiện ngay từ đầu vụ, bao gồm sử dụng giống chống chịu với bệnh, gieo sạ với
độ gieo vừa phải, bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sử dụng giống bị nhiễm bệnh
nặng, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ có nguy cơ bị bệnh đốm vằn sẽ gây hại
nặng,
- Sâu đục thân hai chấm: Một trong những loại sâu hại chính hại lúa phải kể
đến sâu đục thân hai chấm. Ở vụ mùa này sâu đục thân hai chấm là đối tượng gây
hại nặng nhất chúng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây
lúa.
Ở giai đoạn trỗ thời kỳ này sâu đục thân lứa 5 phát triển mạnh kèm theo mưa
bão nhiều và trùng vào thời gian lúa trỗ cây lúa phát triển rậm rạp nên sâu đục thân
phá hại mạnh, mật độ sâu cao. Thời kỳ này sâu phát triển mạnh ảnh hưởng đến

năng suất và chất lượng lúa LH3.
Từ giai đoạn lúa bắt đầu chín đến khi lúa gặt là mật độ sâu giảm dần vì sâu
đục thân hai chấm bước vào giai đoạn trưởng thành mà trưởng thành của sâu đục
thân không gây hại cho lúa.
Như vậy: Sâu đục thân hai chấm phát triển mạnh nhất ở ba lứa vào giai đoạn
đẻ nhánh giai đoạn làm đốt làm đòng và giai đoạn trỗ.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại cho lúa cũng không kém sâu đục thân bướm hai
chấm phải nói đến sâu cuốn lá nhỏ. Qua bảng trên cho ta thấy, sâu cuốn lá nhỏ có
hai đợt chính: Đợi thứ nhất: Vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt sâu thứ hai: Vào lúc cây
lúa làm đốt làm đòng.
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
Năng suất là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà chọn tạo giống hiện nay,
một giống tốt mưốn đưa vào sản xuất trước hết phải có năng suất cao, ổn định và
phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau… Kết quả theo dõi về các yếu tố cấu
20


thành năng suất và năng suất lúa được trình bày ở bảng 3.9.
* Số bông/khóm: Đây là chỉ tiêu quan trọng thứ nhất, có tính chất quyết
định đến năng suất, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào giống và kỹ thuật canh tác như
mật độ cấy, phân bón…
Khi xét trong cùng một mật độ, số bông/m2 có xu hướng tăng dần từ mật độ
thấp đến mật độ cao; đối với cùng một mật độ thì số bông/m 2 đạt giá trị cao nhất là
mật độ 50 khóm/m2. Điều này cho thấy ở mật độ này có khả năng đẻ nhánh mạnh,
tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhiều hơn so với các liều lượng đạm khác,
Tương tự ở mật độ cấy dày thì số bông trên cùng một diện tích so với mật độ
cấy thưa sẽ tăng.
* Số hạt/bông:
- Đối với giống LH3: Số hạt/bông của các công thức có dao động từ 91,03115,31 (hạt), cao nhất là công thức mật độ 50 khóm/m 2 (115,31 hạt/bông), thấp

nhất là công thức mật độ 80 khóm/m2 là 91,03 hạt/bông.
Điều này cho thấy ở các mật độ dày số bông ít hơn do sự cạnh tranh dinh
dưỡng tập trung cho phát triển chiều cao và số nhánh.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
21


Chỉ tiêu về năng suất
CT

Mật độ
(Khóm/m2)

Số
bông/m2

Số
hạt/bông

Tỷ lệ hạt
chắc (%)

KL
1,000
hạt

Năng suất
(tạ/ha)


thuyết

Thực
tế

1

30

147,00

101,12

84,67

24,42

55,8

47,43

2

40

208,83

101,13


84,67

24,45

64,9

55,23

3

50

270,17

115,31

92,67

24,43

63,6

55,71

4

60

348,50


93,18

75,00

23,01

62,8

53,81

5

70

399,00

95,04

72,67

19,39

44,3

38,14

6

80


424,17

91,03

70,67

18,37

51,3

44,47

LCD0.05

3,44

CV(%)

1,6

22


Đồ thị 3.4: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống lúa thuần tẻ thơm LH3 ở vụ Xuân 2015
* Tỷ lệ hạt chắc (%):
- Đối với giống lúa LH3 : So sánh trung bình các mật độ, thì tỷ lệ hạt chắc ở
mật độ 3 là cao nhất 92,67%, tiếp theo là tỷ lệ hạt chắc ở mật độ 1,2. Còn ở các
mật độ cấy dày hơn thì số hạt chắc giảm đi so với các mật độ thưa do các mật độ
thưa có đủ ánh sáng tập trung cho quang hợp và các chất dinh dưỡng cần thiết.

* Khối lượng 1000 hạt: Đây là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So
với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt rất ít biến động chủ yếu phụ thuộc vào
đặc điểm di truyền của giống. Các công thức tham gia thí nghiệm đều có khối
lượng 1000 hạt ở mức trung bình, dao động từ 18,37-24,43g.
Kết quả theo dõi năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm cho thấy,
năng suất thực thu tương đối cao dao động từ 23,64 - 31,09 (tạ/ha).
- Đối với giống lúa LH3: Do mới trồng và đây là giống lúa chất lượng nên
năng suất chưa được cao lắm.

3.3. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm không khí qua các tháng thực hiện đề tài.
Bảng 3.10. Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí tại khu thực hành
qua thời gian thực tập
Tháng/năm
01/2015

02/2015

03/2015

04/2915

26/05/201
5

17,7

19,1

21,5


24,1

29,4

Chỉ tiêu

Nhiệt độ

23


( 0C )

Độ ẩm

82

86

92

86

82

20,8

12,8

53,3


28,9

36,0

(%)

Lượng mưa
(ml)

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thành phố Thanh Hóa)
Đồ thị 3.5. Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí tại khu thực hành
qua thời gian thực tập

24


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo cấy đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của một số giống lúa thơm LH3 vụ Xuân 2015 tại huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Xương năm nay có
những thuận lợi để gieo trồng các giống lúa chất lượng cao. Tuy nhiên do đây là
giống mới trồng ở địa phương nên gặp khó khăn về một số biện pháp chăm sóc. Vì
vậy việc lựa chọn giống có khả năng thích ứng cao với điều kiện của vùng là rất
cần thiết.
1.2. Sinh trưởng, phát triển của giống lúa thơm LH3 ở mật độ 50 khóm/m 2
có số lá phù hợp, có số nhánh tối đa và số bông hữu hiệu hợp lý. Năng suất thực
thu đạt cao nhất đạt 55,71 tạ/ha.

2. Đề nghị:
- Áp dụng mật độ cấy 50 khóm/m 2 cho cả giống lúa để có năng suất cao
nhất.
- Các xã vùng đồng bằng của huyện Quảng Xương có điều kiện tương tự
nhau nên tiếp tục thử nghiệm và đưa giống LH3 vào cơ cấu giống lúa của xã, thay
thế dần diện tích cấy các hiện nay đễ bị nhiễm khô vằn và bạc lá.
- Đối với những vùng có trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư, chăm sóc và xác
định được đầu ra cho sản phẩm có thể mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa chất
lượng này làm hàng hoá.
- Đề nghị thực hiện một thì nghiệm với biện pháp kĩ thuật khác để hoàn
thiện quy trình thâm canh giống lúa thơm LH3.

25


×