Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Sổ tay văn học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.97 KB, 98 trang )

Sổ tay văn học lớp 11( sưu tầm):
Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ
1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi thủ khoa, khi thám tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
2. Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
3. Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
4. Được mất dương dương người tài thượng,
Khen chê phơi phơi ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
5. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vụ tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Tác giả
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) Hiệu là Hi Văn quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh. học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, đỗ thủ khoa. Văn võ toàn tài, nhiều thăng trầm trên
đường công danh, hoan lộ. Giàu lòng yêu nước thương dân. Lấn biển, khai hoang, di
dân lập ra 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Năm 80 tuổi vẫn xin vua cần quân ra trận
đánh Pháp (1858).
Thơ văn để lại: Trên 50 bài thơ, trên 60 bài hát nói và một bài phú nôm nổi tiếng
“Hàn nho phong vị phú”, một số câu đối nôm rất thâm thúy. Đi thi tự vinh, Nợ tang
bồng, Nợ công danh, Chí nam nhi, Trên vì nước, dưới vì nhà, Bài ca ngất ngưởng… là


những bài thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ.
Xuất xứ, chủ đề
“Bài ca ngất ngưởng” viết sau năm 1848 – là năm Nguyễn Công Trứ về trí sĩ ở Hà
Tĩnh quê nhà.
- Như một lời tự thuật cuộc đời, qua đó Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng và
công danh bày tỏ một quan niệm sống tài tử, phóng khoáng… ngoài vòng kiềm tỏa.
1


Bố cục bài hát nói
- Khổ đầu (4 câu): Có tài danh nên ngất ngưởng.
- Khổ giữa (4 câu): Có danh vọng, về trí sĩ càng ngất ngưởng.
- Hai khổ dôi (8 câu tiếp): Một cuộc sống tài tử, phóng túng ngất ngưởng.
- Khổ xếp (3 câu cuối): Một danh thần nên ngất ngưởng.
Nội dung
* Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (từ điển tiếng Việt). Ở bài
thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi
người.
1. Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc cũ trụ lớn lao với cảnh ngộ
đã vào lồng” rất chật hẹp tù túng. Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh
tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm
quan võ là tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông. Là một con người có tài thao
lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên
hạ, và bất chấp mọi người. Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3 – 3 – 4 – 3 – 3 – 2) đã tạo
nên một giọng nói điệu hào hứng:
“Khi thủ khoa/ khi tham tán/ khi tổng đốc Đông/
Gồm thao lược/ đã nên tay/ ngất ngưởng”
2. Khổ giữa: Tác giả khẳng định mình là một con người có tài hình bang tế thế, lúc
loạn thì giúp nước “bình Tây cờ đại tướng”, lúc bình thì giúp vua làm “phủ doãn Thừa
Thiên”. Đó là việc đã qua, còn nay ta đã về trí sĩ, nên ta sống ngất ngưởng bất chấp

mọi người:
“Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Nay đã trả áo mũ cho triều đình, ta về quê không cưỡi ngựa mà là cưỡi bò vàng; con
bò vàng của ta cũng đeo đạc ngựa, đó là một sự ngất ngưởng, rất khác người.
3. Khổ dôi (hai khổ 3, 4) nói lên một cách sống ngất ngưởng. Xưa là một danh tướng
(tay kiếm cung) thế mà nay rất từ bi hiền lành, bình dị. Đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm
cảnh đẹp (Rú Nài): “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi dì”
(một hai nàng hầu). Và do đó “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Bụt cười hay
thiên hạ cười, hay ông Hi Văn tự cười mình? Chuyện “được, mất” là lẽ đời như tích
“thất mã tái ông” mà thôi, chẳng bận tâm làm gì! Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin
bỏ ngoài tai như ngọn gió đông (xuân) thổi phơi phới qua.
Không quan tâm đến chuyện được, mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen, chê thị phi, ông đã
sống những tháng ngày thảnh thơi, vui thú. Tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, thanh
cao. Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng trắc) lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp
đã tạo nên câu thơ giàu tính nhạc, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống,
chẳng vướng chút bụi trần:
“Khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng
Không Phật/ không tiên/ không vướng tục”
2


4. Khổ xếp, Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung
trong đạo “vua tôi” chẳng kém gì những Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật –
những anh tài đời Hán, đời Tống bên Trung Quốc. Rồi ông đĩnh đạc tự xếp vị thế của
minh trong lịch sử:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Hai so sánh xa gần, ngoại, nội, Bắc sử và trong triều (Nguyễn) tác giả đã kết thúc bài

hát nói bằng một tiếng “ông” vang lên đĩnh đạc hào hùng.
Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, phải có thực tài, phải có thực danh phải “vẹn đạo
vua tôi” thì mới trở thành “tay ngất ngưởng”, “ông ngất ngưởng” được và cách sống
ngất ngưởng của ông thể hiện chất tài hoa, tài tử, không ô trọc, “không vướng tục”
cũng không thoát li.
Dương phụ hành
Cao Bá Quát
Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu.
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
Kéo áo rầm rì nói với nhau.
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy
Biết đâu nỗi khách biệt li này.
Lê Tư Thực dịch
Tác giả
Cao Bá Quát (1808 – 1855), quê ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, học giỏi, nổi tiếng
thần đồng (Thần Siêu, Thánh Quát). Đỗ cử nhân, làm một chức quan nhỏ trong triều
Nguyễn rồi làm giáo thụ Quốc Oai, Sơn Tây. Nổi tiếng danh sĩ Bắc Hà. Tên tuổi gắn
liền với cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương, Sơn Tây. Tử trận, bị tru di tam tộc. Là
nhà thơ lớn dân tộc, nửa đầu thế kỷ 19. Tác phẩm còn lại: 1353 bài thơ và 21 bài văn
bằng chữ Hán; vài chục bài thơ nôm và bài phú nôm nổi tiếng: “Tài tử đa cùng phú”.
Tình cảm thắm thiết đối với quê hương, vợ con và bằng hữu dào dạt trong nhiều bài thơ
của Cao Bá Quát. Ý tứ mới lạ, khí phách hào hùng, văn chương hoa lệ… là cốt cách thi
sĩ Chu Thần Cao Bá Quát.
Xuất xứ, chủ đề
- “Dương phụ hành” được viết vào thời gian từ 1842 – 1843, khi Cao Bá Quát đi
“dương trình hiệu lực” sang In đô nê xia.
- Bài thơ nói về người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài

tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt.
3


Hình ảnh thiếu phụ Tây Dương
- Khung cảnh: Một đêm trăng trên đại dương. Gió bể thổi lạnh.
- Trang phục: Áo trắng phau như tuyết (y như tuyết). Một vẻ đẹp trắng trong. Nhà
thơ ngạc nhiên lần đầu thấy, nhiều xúc động.
- Cử chỉ ngôn ngữ: Nàng nhìn sang thuyền người Nam, thấy đèn lửa sáng (đăng hoả
minh), tựa vai chồng, kéo áo chồng, nói rầm rì… Trên tay nàng “hững hờ cốc sữa
biếng cầm tay”. Lạ nhất là cử chỉ “uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy”. Nũng nịu và yêu
thương. Nàng đang sống trong sum họp và hạnh phúc lứa đôi. Trong bản chữ Hán, từ
“lang” (chồng, chàng) được nhắc lại 3 lần ở các câu 2, 4, 7. Màu trắng của áo, màu
xanh của trăng (thanh nguyệt) màu sáng của lửa đèn, và cái lạnh của gió biển đêm đại
dương – tất cả góp phần đặc tả nhan sắc, tâm hồn và hạnh phúc của người thiếu phụ
phương Tây. Ngôn ngữ và cách tả cho thấy một cái nhìn ngạc nhiên, một thái độ trân
trọng đối với con người Châu Âu với một nền văn minh xa lạ, lần đầu tác giả tiếp xúc.
Thơ trung đại thường nói đến giai nhân là nói đến mệnh bạc; trong bài thơ này, tác giả
tả giai nhân trong hạnh phúc sum họp lứa đôi. Ý tứ ấy rất mới lạ.
Tâm trạng nhà thơ
- Câu 6, tả bể đêm sương lạnh. Đó là một nét vẽ góp phần làm cho nỗi đau của khách
biệt ly thêm cô đơn và tê tái, lạnh lẽo.
- Câu 8 tương phản với 7 câu trước. Nhà thơ hỏi (tự nói với mình) “Há có biết người
Nam đang ở cảnh biệt ly?”. Người thì hạnh phúc sum họp, còn nhà thơ thì đang sống
trong nỗi đau buồn và cô đơn của cảnh biệt ly. Nỗi đau càng được nhân lên nhiều lần
trong cảnh ngộ phải đi “dương trình hiệu lực”, tài năng bị dập vùi, công danh bị dở
dang, một kẻ sĩ trải qua nhiều cay đắng trên con đường hoan lộ. Chỉ một câu thơ mà
nói được bao điều tâm sự. Thật hàm súc và truyền cảm.
Kết luận
Bài thơ được viết theo thể “hành” thất ngôn. Ý tại ngôn ngoại. Một cái nhìn mới mẻ.

Ý thơ mới lạ. Hình ảnh người thiếu phụ Tây Dương và nỗi buồn đau của khách biết ly
là hai nét vẽ đầy ấn tượng. Đúng là “cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (Bà
huyện Thanh Quan). Bài thơ như thấm đầy lệ của khách ly hương.
• Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đĩnh Chiểu.
Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất nước ta
trong nửa sau thế kỷ 18. Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn thơ. Sống vào thời
kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc.
Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc Pháp xâm lược là
những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Tác phẩm:
4


- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong
Lục tỉnh.
- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.
Xuất xứ, chủ đề
- Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn
ra đêm 14/12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh. Tuần phủ Gia
Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này. Ngay sau đó, vua Tự Đức
ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.
- Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang trong sự
nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước.
Hình ảnh người nghĩa sĩ
1. Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ biết
ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất phác hiền lành:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó:

2. Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét cỏ” “đâu
dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ”
Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làm
quân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
3. Trang bị
- Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng
có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh
giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông,
một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” …
Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàu
đồng súng nổ”.
4. Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh:
- Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chém
ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”.
- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ
đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng
nổ”.
- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”,
“làm cho mã tà, ma ní hồng kinh”
- Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác
phàm vội bỏ”.
5


Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã
dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi
đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.
Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ của
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để cứu nước
của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chống
xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25)
- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không
thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán
nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống
anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ
binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.
- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc. Tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử:
“danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”,
“cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong nền văn học dân
tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông dân Nam Bộ và những anh
hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa.
Nghệ thuật
1. Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền nam.
Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, khô ứng, đối
chọi cân xứng đẹp.
2. Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.
3. Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm
liệt hiên ngang.
Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng, là
kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc
Xúc cảnh
Nguyễn Đình Chiểu
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
Chừng nào Thánh đế ân soi thấu.
Một trận mưa nhuần rửa núi sông
6


Bài thơ “Xúc cảnh” còn có một cái tên khác nữa: “Ngóng gió đông”. Cái tên ấy do
người đời sau đặt ra. Vốn là lời cảm khái của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyện
thơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”. Mượn chuyện chữa bệnh cứu người, Nguyễn Đình
Chiểu kín đáo gửi gắm nỗi niềm tâm sự u uất về vận nước và cảnh lầm than của dân
tộc. Tác giả viết “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” trong những năm cuối của đời mình,
và sau khi đất Lục tỉnh Nam kỳ đã rơi trọn vào tay giặc Pháp.
“Xúc cảnh” là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú mang vẻ đẹp toàn bích, cổ
kính và trang nghiêm. Qua một hệ thống “tượng trưng” với những “ẩn dụ”, nhà thơ mù
Gia Định đã bày tỏ một cách cảm động nỗi đau vong quốc và ước mong phục quốc khi
đồng bào và quê hương “đều mắc hại cùng cờ ba sắc”.
1. Hai câu đề là mọt nỗi chờ mong:
“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”
Hoa cỏ đang tàn lụi mong ngóng gió đông (gió mùa xuân) thổi về được hồi sinh.
Chúa xuân – chúa của muôn loài có thấu nỗi chờ mong ấy? Câu hỏi tu từ diễn tả nỗi
khắc khoải ngóng trông, có ít nhiều trách móc, vì ngóng mãi trông hoài rồi. Câu thơ
mang hàm nghĩa. Hoa cỏ là một ẩn dụ, là một cách nói của nho gia, của các nhà thơ
xưa, chỉ sĩ phu và dân chúng. “Ngùi ngùi là buồn lặng, buồn lâu, là sự héo hon tàn lụi.
Có ngóng có trông đã nhiều ngày đêm mới có tâm trạng “ngùi ngùi” đau đáu ấy. Chúa
xuân là ai? Ở đâu và có hay không? Chúa xuân được nói rõ ở câu 7, ấy là Thánh đế,
trong tâm hồn nhà thơ là một ông vua lý tưởng, ra tay dẹp loạn, cứu nước yên dân. Hai
câu đầu gợi tả cảnh tang thương của đất Nam Kỳ và nỗi đau thương khắc khoải chờ

mong của đồng bào Lục tỉnh, mà tác giả nhiều lần nói tới: “Tiếng phong hạc phập
phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa” (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc), hoặc: “Cỏ cây đưa nhánh đón đường – Như tuồng muốn hỏi Đông Hoàng ở
đâu?” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp). Vần thơ tuy chỉ nói hoa cỏ nhưng tràn ngập tình
cảm thương xót nhân dân lầm than. Đó là chất thơ thâm trầm, đậm đà màu sắc cổ điển.
2. Phần thực mở rộng và khắc sâu ý thơ “ngóng gió đông” ở hai câu đề:
“Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.”
Ải Bắc thì “mây giăng” mù mịt. Trông mãi trông hoài một tin nhạn – một đạo hùng
binh từ ải Bắc kéo vào. Nhưng ở non Nam, chờ đợi mãi, bao tháng bao ngày đã trôi
qua, ngày đã “xế” trong cảnh hoàng hôn vẫn “bặt tiếng hồng”. Ải Bắc và non Nam là
hai miền đất nước, là xứ sở quê hương. Nhạn và hồng (ngỗng trời), trong thi văn cổ, là
loài chim đưa tin, là biểu tượng cho tin tức. “Trông tin nhạn” với “bặt tiếng hồng” đối
nhau làm nổi bật sự ngóng và trông đến tuyệt vọng. Đó là nỗi lòng của đồng bào Lục
tỉnh và thảm cảnh của đất nước ta trước và sau năm 1884. Nguyễn Đình Chiểu là nhà
thơ mù đầy mẫn cảm. Trong thơ ông, những từ như “ngóng”, “trông”, “chừng nào”,
“đợi”,… mang nhiều ám ảnh và đầy tâm trạng:
“Nhớ câu vạn bệnh hồi xuân,
Đôi ngày luống đợi Đông quân cứu đời”
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
7


Nguyễn Đình Chiểu còn “trông tin nhạn”, còn “luống đợi Đông quân cứu đời”,…
nhưng hơn 20 năm sau, Yên Đổ thao thức giữa đêm thu và bồn chồn; ngơ ngác hỏi:
“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” (Thu vịnh).
3. Giọng thơ từ thương cảm nghẹn ngào ở 4 câu đầu chuyển thành căm thù uất hận,
vang lên như một lời thề nung nấu. Cách ngắt nhịp 3–4 tạo thành một biến tấu đầy rung
động:
“Bờ cõi xưa/ đà chia đất khác

Nắng sương nay/ há đội trời chung”
“Bờ cõi xưa” là Tổ quốc ngàn đời” đã chia đất khác”, đã bị quân thù giày xéo, đã bị
Triều đình cắt cho giặc Pháp 3 tỉnh miền Đông, rồi cắt nốt 3 tỉnh miền Tây, dâng nộp
cho chúng. “Nắng sương” là ngày, đêm. “Há” - tiếng cổ, nghĩa quyết không thể. “Há
đội trời chung” là quyết không đội trời chung với giặc Pháp. Cũng là cách nói truyền
thống biểu lộ một tinh thần quyết tử trong thơ văn cổ. Trong phần luận bài thơ này là
một lời thề trang nghiêm. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ông đã nguyền: “Sống
đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả
thù kia…”. Thái độ quyết liệt ấy còn được thể hiện ở sự chối từ của nhà thơ khi chính
quyền thực dân hứa trả lại ruộng cho ông, ông đã dứt khoát bảo chúng: “Đất chung còn
bị mất, đất riêng còn có được sao?”. Thái độ quyết không đội trời chung với giặc của
Nguyễn Đình Chiều, của các chiến sĩ yêu nước mãi mãi là bài học về lòng trung nghĩa
cho mỗi chúng ta.
4. Nếu ở câu 1 là “ngóng gió đông”, câu 3 là “trông tin nhạn”, thì câu 7 là một
tiếng hỏi, một lời chất vấn, là một sự mong đợi:
“Chừng nào Thánh đế ân soi thấu.
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”
Câu thứ 2 hỏi: “Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”, hỏi bằng một ẩn dụ. Câu 7 hỏi
trực tiếp. “Thánh đế” tức là hỏi vua. Đằng sau câu hỏi là một lời trách nhà vua chưa
“soi thấu”, chưa hết lòng vì nước vì dân. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, cho nên
trong cảnh “súng giặc đất rền”, tâm hồn ông trước sau vẫn hướng về một “Thánh đế”,
một “Đông quân”, một “Đông hoàng”. Vua đã phản bội đầu hàng rồi, còn đâu “Thánh
đế” nữa? Đó là một hạn chế của thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu một nhà nho khó lòng
vượt qua.
Câu thứ 8, niềm mơ ước được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “một trận mưa nhuần”.
Trận mưa ấy “rửa núi sông”, rửa sạch hận thù, rửa sạch nỗi đau, nỗi nhục mất nước,
rửa sạch “mùi tinh chiên vấy vá”… mùi dơ bẩn của loài dê chó, của lũ sài lang. Đất
nước trở lại thanh bình, hoa cỏ được hồi sinh, nhân dân sống trong yên vui hạnh phúc
là mơ ước của ông.
Tóm lại, “Xúc cảnh” là một bài thơ tuyệt bút. Một hệ thống ẩn dụ tượng trưng tạo

nên tính đa nghĩa của bài thơ. Nỗi niềm chờ trông, mong đợi, một quyết tâm không đội
trời chung với giặc, lúc cảm thương, khi căm giận, giọng điệu đa thanh, biến hóa vô
cùng xúc động. “Xúc cảnh” đích thực là một bài ca yêu nước, thể hiện tâm hồn trung
nghĩa của nhà thơ mù miền Nam mãi mãi vằng vặc như sao Bắc đẩu.
8


• Khóc Dương Khuê
Tác giả
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, rất
hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam
nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời
cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.
Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm.
Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là
nhà thơ của làng quê. Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương,
gia đình, bằng hữu. Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn… là hay
nhất, cảm động nhất. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.
Xuất xứ
Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số
bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn
Khuyến.
Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề
“Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ
Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.
Chủ đề
Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp
của một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết.
Phân tích
1. Bạn thân qua đời đột ngột. Được tin đau đớn bàng hoàng:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng
thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây
man mác” bao la. Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía. Thật vô cùng điêu
luyện.
2. Nhớ từ thuở…
Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớ
mãi không nguôi. Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tình
bạn đẹp, thủy chung. Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy:
- Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào:
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau”
- Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi:
9


“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
- Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp. Một chén rượu, một cung đàn, một
điệu hát… nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần trước sau”
- Cùng chung hoạn nạn. Cùng chung tuổi già. Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dài
ngao ngán:
“Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!”
- Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau. Nhiều mừng vui bịn rịn. Phảng phất lo

âu. Xúc động bồi hồi. Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện:
“Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”
3. Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời…
- Bạn đã mất rồi. Tin buồn đến quá đột ngột. Đau đớn cực độ như chết đi nửa con
người. Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra. Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái
tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình:
“Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”
- Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên”. Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vì
tuổi già lại ốm đau,… Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng.
Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âm
lại qua đời. Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa. Nhà thơ nhắc lại 2 điển
tích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia…) để
diễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng.
Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn.
Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng
ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mùa
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai ai biết mà đưa.
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
- Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết. Nhà thơ như “lặng” đi. Tuổi
già vốn ít lệ. Chỉ biết khóc bạn trong lòng:
“Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại:
10



“Lão nhân khốc vô lệ,
Hà tất cưỡng nhi liên”
Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt)
giàn giụa ra.
Kết luận
“Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp,
thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn
Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệu
trầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết. Câu thơ nào, vần thơ nào
cũng như thấm đầy lệ. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế?
Thu vịnh
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nhân hững cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Cảm hứng chủ đạo
Thu vịnh có nghĩa là vịnh mùa thu, cũng có thể hiểu mùa thu làm thơ ngâm vịnh. Bài
thơ nói lên những rung động của tâm hồn. Nguyễn Khuyến, trước cảnh đẹp mùa thu;
ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc.
Phân tích
1. Đề
Câu 1, tả vẻ đẹp trời thu nơi đồng quê: xanh ngắt, thăm thẳm “mấy từng cao”. Còn
có cái bao la, mênh mông của bầu trời mà ta cảm nhân được. Câu 2 tả một nét thu hữu

tình. Gió thu nhè nhẹ, lành lạnh “hắt hiu” gợi buồn, khẽ lay động những ngọn tre, ngọn
măng trên luỹ tre làng. “Cần trúc lơ thơ” là một hình ảnh đầy chất thơ mang theo hồn
quê man mác.
2. Thực
Cảnh thu sáng sớm hay hoàng hôn, chập tối hay canh khuya? Mặt ao thu “nước
biếc” bao phủ mơ màng một làn sương “như từng khói phủ”. Đêm đêm nhà thơ mở
rộng cửa sổ (song thưa) để đón trăng thu. Hai chữ “để mặc” trong câu thơ “Song thưa
để mặc bóng trăng vào” rất thần tình, gợi tả tâm hồn rộng mở và thanh cao của thi
nhân. Nguyễn Khuyến thưởng trăng nào có khác gì Nguyễn Trãi 600 năm về trước:
“Hé cửa đêm chờ hương quế lọt” (Hương quế: trăng). Phần thực tả trăng nước mùa thu
11


mang vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng. Nhà thơ như đang chan hòa, đang trang trải lòng
mình với thiên nhiên.
3. Luận
Lấy hoa để nhắc lại hoài niệm; lấy tiếng ngỗng không chỉ mượn động để tả tĩnh mà
còn để gợi tả nỗi niềm cô đơn của mình. “Hoa năm ngoái” như một chứng nhân buồn.
Có khác gì Đỗ Phủ xưa: “Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ”? “Ngỗng nước nào”, một câu
hỏi nhiều bâng khuâng. Quê hương mình, đất nước mình… nhưng hồn quê nay đã sầu
tủi, hồn nước nay đã bơ vơ… đã thành “nước nào” rồi. Tiếng chích chòe, tiếng cuốc
kêu, tiếng ngỗng gọi đàn trong thơ Nguyễn Khuyến đầy ám ảnh. Lấy cái nhìn thấy đối
với cái nghe thấy, lấy thời gian đối với không gian, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong
hồn ta cái chất thơ của tình thu quyện vào trong cảnh thu. Thu vịnh là như thế!
4. Kết
Niềm hứng khởi và nỗi thẹn của nhà thơ. Ngập ngừng muốn cất bút làm thơ để vịnh
thu, nhưng rồi lại thẹn. Thẹn với ai? Với danh sĩ Đào Tiềm đời nhà Tấn bên Trung
Quốc ngày xưa. Thẹn về tài thơ hay thẹn về khí tiết? Lấy điển tích này diễn đạt bằng
một so sánh, Nguyễn Khuyến khiêm tốn và kín đáo giãi bày tâm sự mình, khẳng định
lương tâm một nhà nho quyết giữ vững khí tiết: “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”

(Di chúc).
Kết luận
Có yêu mùa thu nhiều lắm mới tả, mới vịnh mùa thu hay như vậy. Một nét thu là
một nét vẽ thoáng và nhẹ, thanh và trong, thực và mộng. Bầu trời và mặt nước, ngọn
tre và làn gió thu, bóng trăng và màn sương khói, chùm hoa và tiếng ngỗng trời… chứa
đựng cả một hồn thu đồng quê xa xưa. Trong cái hồn thu ấy thoáng hiện tâm tình, tâm
hồn thi nhân: thanh cao, giàu khí tiết, lặng lẽ và cô đơn. Cảnh thu, tình thu đẹp mà
thoáng buồn, đầy chất thơ. “Thu vịnh” là một bài thơ kiệt tác.
Thu điếu
Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Xuất xứ, chủ đề
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu ba bài “nức danh nhất” về thơ nôm của Nguyễn
Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình
thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. “Thu
12


điếu” cũng như “Thu ẩm”, “Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời
gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Phân tích
1. Đề
Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu

“nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao
trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên
mới “lạnh lẽo” như vậy. Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự
bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ;
âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó
là một nét thu đẹp và êm đềm.
2. Thực
Tả không gian 2 chiều. Màu sắc hòa hợp. có “sóng biếc” với “lá vàng”. Gió thổi nhẹ
cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng
làn từng làn “hơi gợn tí”. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn
thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm
nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa
vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm
phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá
rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).
3. Luận
Bức tranh thu được mở rộng dần ra. Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la.
Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh
lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ
xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng
không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. “Ngõ trúc” trong thơ
Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”
(Nhớ núi Đọi)
“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ
như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.
4. Kết
“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc
thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện

người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”.
Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá như
đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá
chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá “đớp động”
sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện
với “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quê
13


hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc
đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.
Kết luận
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng,
xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu “đưa vèo”.
Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó
với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết. Mỗi nét thu là một sắc thu tiếng thu gợi
tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: “veo - teo - vèo - teo – bèo”, phép đối tạo
nên sự hài hoà cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp
nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu
là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Thu ẩm
Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.

Lời bình
Rượu , hoa, trăng… là những thú tiêu khiển thanh cao của các tao nhân mặc khách
xưa nay. Bài thơ “Nâng chén, hỏi trăng” của Lý Bạch được nhiều người yêu thích:
“… Người nay chẳng thấy trăng thời trước,
Người trước, trăng nay soi đã từng
Người trước, người nay như nước chảy
Cùng xem trăng sáng đều thế đấy.
Chỉ ước vui ca thưởng chén quỳnh.
Be vàng, trăng sáng vào rọi mãi”
(Tương Như dịch)
Tam nguyên Yên Đổ cũng có nhiều câu thơ rất đậm đà ý vị nói về rượu
- “Khi vui chén rượu say không biết
Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.”
(Cáo quan về ở nhà)
- “Em cũng chẳng no mà chẳng đói
Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu”
(Lụt hỏi thăm bạn)
- “Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua”…
14


Và còn có Thu ẩm - mùa thu; uống rượu.
Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”. Câu thơ đã
diễn tả trạng thái ngà ngà say… đến “say nhè”: “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè”. “Say nhè” là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nào
chẳng biết. Chẳng phải là say bét nhè, bê tha. Nguyễn Khuyến rất thanh cao, chỉ có
“năm ba chén” nhỏ, đúng là cái thú “khi vui chén rượu say không biết”, hoặc “Khi
hứng uống thêm dăm chén rượu - Khi buồn ngâm láo một câu thơ” (Đại lão).
Sáu câu thơ đầu thì 5 câu đều có màu sắc, thể hiện một cái nhìn đêm thu lúc ngồi uống
rượu một mình. Có màu đen thẫm mịt mùng của đêm sâu “ngõ tối”. Có ánh sáng “lập

lòe” của bầy đom đóm. Có sắc trắng mờ của “màu khói nhạt” nhẹ bay “phất phơ” trên
lưng giậu cúc tần quanh năm gian nhà cỏ bình dị. Có màu vàng của “bóng trăng loe”
tan ra “lóng lánh” trên làn ao “gợn tí” trong veo. Có da trời màu “xanh ngắt” rất đẹp.
Và sắc “đỏ hoe” của đôi mắt ông lão, của thi nhân đang uống rượu âm thầm.
Cảnh vật có đường nét cao, thấp, xa, gần, mỏng và nhẹ. Độ “thấp le te” của ngôi
nhà cỏ 5 gian. Độ “sâu” của đêm khuya và “ngõ tối” nơi làng quê vùng đồng chiêm
trũng. Độ nhẹ vờn bay “phất phơ” của màu khói nhạt. Chiều đo thấp của “lưng giậu”,
nét gợn của “làn ao”, vòng tròn của “bóng trăng loe” trên mặt ao, độ xa, cao, rộng của
bầu trời, chân trời, độ hõm của đôi mắt lão “đỏ hoe” đã “say nhè”. Màu sắc ấy, đường
nét ấy qua cái nhìn chập chờn, tỉnh say say tỉnh của nhà thơ. Màu sắc đường nét ấy là
màu sắc của tâm tưởng, là đường nét của tâm trạng. Còn đâu nữa chén rượu tri âm của
đôi bạn “đăng khoa ngày trước”:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”…?
Nay nhà thơ chỉ còn uống rượu trong “đêm sâu”, âm thầm, lặng lẽ và cô đơn. Cao
Bá Quát nửa đầu thế kỷ 19 chỉ “uống rượu tiêu sầu”. Còn Nguyễn Khuyến, “đêm thu
nay” uống rượu cho vợi đi nỗi buồn thế sự “rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.
Uống rượu để thao thức, thao thức nên uống rượu để quên đi nỗi đau cuộc đời: “Có
phải tiếc xuân mà đứng gọi - Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” (Cuốc kêu cảm hứng). Vợ
chết, con mất, bạn chí thân qua đời, tuổi già, yếu đau, Nguyễn Khuyến mược “năm ba
chén” rượu để vợi đi ít nhiều cô đơn:
“Đời loạn đi về như hạc độc,
Tuổi già hình bóng tựa mây côi”
(Gửi bạn)
Hình như chén rượu của nhà thơ đã tràn đầy nước mắt? Hai câu kết ý tại ngôn ngoại.
Thấm một nỗi buồn mênh mông. Người đọc vô cùng xúc động khi nhìn thấy nhà thơ
“say nhè” nằm ngủ:
“Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè”
Cả bài thơ, ngoài đầu đề “Thu ẩm” ra, chẳng có một chữ thu nào nữa, thế mà câu

thơ nào cũng chứa đựng một tình thu và hồn thu man mác, dào dạt. Đó là chất thi vị
độc đáo của bài thơ này. Các từ láy: le te, lập loè, phất phơ, long lanh…, với các từ
15


rượu, chén, say nhè - cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến vô
cùng tinh luyện, hình tượng và biểu cảm.
Trước Nguyễn Khuyến gần 500 năm Nguyễn Trãi có câu thơ:
“Sách một hai phiên làm bậu bạn,
Rượu năm ba chén đổi công danh”
(Tự thán - 10)
Sau khi Nguyễn Khuyến mất gần nửa thế kỷ, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng có câu thơ
nói về rượu: “Du kích quy lai tửu vị tàn” - Thu dạ, 1948.
Đó là những chén rượu một thời, cũng là những chén rượu một đời. Chén rượu của
các thi nhân - chén rượu thanh cao và sang trọng.
Thương vợ
Tú Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phần
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Tác giả
Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương. Học vị tú tài, lận đận mãi trong con
đường khoa cử: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, chỉ sống 37 năm, nhưng sự
nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. “Ăn
chuối ngự, đọc thơ Xương” là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.

Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ nôm, vài bài phú và văn tế. Có bài trào phúng.
Có bài trữ tình. Có bài vừa trào phúng vừa trữ tình. Giọng thơ trào phúng của Tú
Xương vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa. Ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong
nền văn học cận đại của dân tộc.
Chủ đề
Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đang
chịu thương chịu khó vì chồng con.
Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo
- Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”,
buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt. Chẳng
có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con với
một chồng?”. Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn
lương vợ”. Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm” (con),
16


“một” (chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giày
giôn anh dận, ô Tây anh cầm”,… Câu thứ 2 rất hóm hỉnh.
- Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ
vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng
vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo
mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò”
rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô
ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.
- Câu 5, 6, tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “Một duyên hai nợ” và “năm nắng
mười mưa”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một
tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng, lo
toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ tăng
cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:
“Một duyên hai nợ/âu đành phận,

Năm nắng mười mưa/dám quản công”.
Tóm lại, bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt
đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con.
Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng.
Nỗi niềm nhà thơ
- Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn
nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong
kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ
“ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con
phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi
nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.
- Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động
và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói
buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc
chí!
Kết luận
Bài thơ có cái hay riêng. Hay từ nhan đề. Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ và
tiếng chửi. Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm. Trong khuôn phép một
bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiện
một cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát. Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tình
thương vợ, biết ơn vợ. Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong một
gia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế. Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ
“Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài “Thương vợ”.
Đất Vị Hoàng
Trần Tế Xương
17


Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở những hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?
Hãy phân tích bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Tú Xương.
Phân tích
Vị Hoàng là quê cha đất tổ của nhà thơ Tú Xương. Làng Vị Hoàng xa xưa có sông
Vị Thủy chảy qua. Ngày Tây chiếm đóng thành Nam, khi cờ ba sắc xuất hiện thì sông
Vị Thủy bị lấp dần. Vị Hoàng vốn là một miền quê có thứ chuối ngự ngon nổi tiếng
cùng với thơ Tú Xương đã trở thành thổ ngơi, đặc sản quê nhà, một trăm năm về trước
được truyền tụng trong dân gian: “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương”. Vị Hoàng cũng vốn
là “nơi sang trọng, chốn nhiều quan”. Nhưng rồi biển dâu biến đổi, trong buổi giao thời
hổ lốn dở Tây dở ta, ngày càng lộn xộn tang thương, đạo lý sa sút, suy đồi. Tú Xương
đau nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh nước bị mất chủ quyền.
Nước cũ, làng xưa có bài “Vị Hoàng hoài cổ” man mác buồn thương, lại có thêm bài
thơ “Đất Vị Hoàng” này để nói lên những chuyện xấu xa đồi bại ở Vị Hoàng, ở thành
Nam.
Bài “Đất Vị Hoàng” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thủ vĩ
ngâm. Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ: “Có đất nào như đất ấy không?”; nhà thơ hỏi để
mà nguyền rủa, giọng thơ trở nên đau đớn, chua xót. Nơi chôn rau cắt rốn thân thương
nay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng. Còn đâu nữa hình ảnh
đẹp một thời, để tự hào và “nhớ”:
“Anh đi anh nhớ non Côi,
Nhớ sông Vị Thủy nhớ người tình chung”
Trong bài “Sông lấp”, Tú Xương viết: “Sông kia rày đã Lên đồng - Chỗ làm nhà
cửa, chỗ trồng ngôi khoai…”. Cảnh ấy có khác gì ở đây: “Phố phường tiếp giáp với bờ
sông”. Tây và bọn tay sai chiếm ruộng, chiếm bãi, chiếm đất, chiếm phố, chiếm nhà.
Phố xá mọc lên cùng với bọn bất lương ra sức vơ vét làm giàu. Trong nhà ngoài phố,

kẻ chợ làng quê, nơi gần chốn xa, nhất là ở Vị Hoàng nhỡn tiền ra đó. “Nhà kia… mụ
nọ…” vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên, đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vô
đạo. Có cảnh nhà “lỗi phép”, con cái bất hiếu: “con khinh bố”. Có cảnh đời, đảo điên
tình nghĩa, “chanh chua” như mụ nọ “vợ chửi chồng”. Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đến
cùng cực thế! Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ - tử, nghĩa phu - thê
đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Hỏng từ gia đình hỏng ra. Không còn là hiện tượng cá
biệt nữa.
Thời bấy giờ nhan nhản phố phường những “tiết hạnh khả phong” như mụ Phó
Đoan, những gái tân thời như cô Hoàng Hôn, cô Tuyết (Số đỏ), những me Tây như mụ
Tư Hồng “có tàn, có tán, có hương án thờ vua, lẫy lừng băm sáu tỉnh”. (câu đối của
18


Nguyễn Khuyến). Những “em chã”, những trưởng giả, thượng lưu rởm đang “Âu hoá”
sống phè phỡn, nhố nhăng!
Hai câu thơ 3, 4 trong phần thực như bức biếm họa nhí nhảnh đăng đối với bao vết
ố, nét thơ ghê tởm, đặc tả sự đồi bại về luân thường đạo lý.
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”
Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh “Đất Vị
Hoàng” được tô đậm sắc màu hiện thực. Không còn ước lệ nữa. Hai nét vẽ về cảnh đời
đáng buồn đáng thương đối nhau. Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị
Hoàng ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện,
ghê gớm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: người đâu như cứt sắt “sao
mà” đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống
cuộc đời họ chỉ là “chuyên thở rặt hơi đồng”. “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thay
bằng chữ “nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam
đê tiện này. Vì đã “thở” nên phảo đi liền với “hơi” - "hơi đồng”, tiền bạc. Chỉ vì tiền,
coi tiền bạc là trên hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. “Rặt” là
từ cổ, nghĩa là “toàn là”, “đều là”. Phép đảo ngũ rất có giá trị thẩm mĩ, tạo nên ngữ

điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc lên án loại người tham lam, keo cú
mất hết nhân tính:
“Keo cú / người đâu như cứt sắt,
Tham lam / chuyện thở rắt hơi đồng”
Hai câu kết đẩy vần thơ lên cao trào của giọng điệu châm biếm và lên án. Không còn
là chuyện riêng, chuyện cá biệt ở cái làng Vị Hoàng nhỏ bé nữa, mà là hiện thực thối
nát, đồi bại, xấu xa, đạo lý suy đồi, đảo điên… trong cái xã hội nửa thực dân phong
kiến, của một nước bị mất chủ quyền. Cái xấu, cái ác đã trở thành nỗi đau, nỗi nhục
của nhiều người, trên một không gian rộng lớn “Bắc, Nam”, và “bao nhiêu tỉnh”. Nghệ
thuật thủ - vĩ ngâm dưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay
nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội kim tiền, cái xã hội chó
đểu mà 30 năm sau Vũ Trọng Phụng phải nguyền rủa!
“Đất Vị Hoàng” là bài thơ trào phúng độc đáo của Tú Xương. Muốn yêu quê, muốn
tự hào về quê hương mà không được nữa. Nhà thơ sống trong tâm trạng đầy bị kịch.
Bốn câu trong phần thực và luận là bộ tứ bình biếm họa về 4 loại người trong xã hội dở
Tây dở ta buổi đầu. Trong gia đình, con thì bất hiếu, “lỗi phép”, vợ thì “chanh chua”
lăng loàn; ngoài xã hội đâu đâu cũng chỉ có hạng người “tham lam” và “keo cú” vênh
váo. Đạo lý suy đồi mà nguyên nhân sâu xa là nước mất chủ quyền, là sự tác oai tác
quái của mặt trái đồng tiền. Nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ. Đúng là Tú Xương “đã
đi bằng hai chân” hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.
Bài thơ toàn Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo. Bốn câu hỏi xuất hiện trong bài thơ
làm cho ngữ điệu thêm dữ dội, đầy ám ảnh. Thơ liền mạch, đúng là Tú Xương đã xuất
khẩu thành thơ. Bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên, nhất khí mà bình dị.
Trong thơ ca dân tộc ít có bài thơ thủ - vĩ ngâm hay như bài thơ “Đất Vị Hoàng” này.
Tú Xương mãi mãi là nhà thơ trào phúng bậc thầy trên thi đàn dân tộc.
19


Hương Sơn phong cảnh ca
Chu Mạnh Trinh

1- Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.
2- Thỏ thẻ Rừng Mai chim cúng trái
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh,
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
3- Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
4- Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.
5- Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
Xuất xứ, bố cục, chủ đề
1. Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên. Đậu tiến
sĩ, nổi tiếng tài hoa. Hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều tài giỏi. Là nhà thơ, nổi tiếng với
những bài vịnh Kiều - Từng vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích. Bài thơ
“Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ hay nhất viết về Hương Sơn, nơi có động
Hương Tích - Nam thiên đệ nhất động.
2. Bố cục: bài hát nói dôi 2 khổ
- Khổ đầu (1): giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.
- Khổ giữa (2): cảnh Rừng Mai, Khe Yến… huyền diệu.
- Khổ dôi (3, 4): những suối, chùa, hang, động… nơi Hương Sơn.
- Khổ xếp (5): nỗi lòng của khách hành hương.

3. Chủ đề:
Ca ngợi cảnh sắc Hương Sơn - Nam thiên đệ nhất động - cảnh đẹp đượm mùi Thiền.
Phân tích
1. Cảnh Hương Sơn tả khái quát từ xa. Thiên nhiên nhuốm màu sắc Phật giáo: Cảnh
trí hùng vĩ: non, nước, mây trời là vẻ đẹp riêng “bầu trời cảnh bụt”. Du khách vui thú
ngạc nhiên thốt lên tự hỏi: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”. Đầy xúc động, tự hào.
20


2. Rừng Mai và Khe Yến là 2 cảnh đẹp tiêu biểu của Hương Sơn. Chim hót “thỏ
thẻ”, gọi bầy, mổ trái mơ vàng ăn: “Chim cúng trái”. Cá lửng lơ bơi lượn nơi Khe Yến:
cá nghe kinh. Hình ảnh ẩn dụ, với đường nét, âm thanh gợi cảm mùi Thiền. Cặp câu
đối nhau rất tài hoa:
“Thỏ thẻ Rừng Mai, chim cúng trái,
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh”
Chuông chùa xa “thoảng bên tai một tiếng chày kình” như rũ sạch bụi trần, làm tiêu
tan cơn ác mộng của du khách - khách tang hải. Vần thơ: tiếng “kình” với “giật
mình”, âm điệu du dương, huyền diệu.
3. Hai khổ dôi
+ Bốn cảnh đẹp điển hình. Chữ “này” - từ để trỏ gần, nhịp 4 cân xứng hài hòa. Du
khách ngắm nhìn không chán “cảnh Bụt”:
“Này suối Giải Oan / này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích / này động Tuyết Quynh.”
+ Lấy gấm dệt để so sánh với nhũ đá trong hang động, “long lanh”, tưởng như có
bóng nguyệt lồng vào. Có hang “thăm thẳm”…, là lối “gập gềnh” như uốn lượn
“thang mây”. Vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên. Du khách ngỡ ngàng tự hỏi:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.”
Niềm “ao ước” đến Hương Sơn cũng là tình yêu giang sơn, là sự hòa nhập vào thế
giới thần tiên huyền diệu. Bốn chứ “còn đợi ai đây” biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ là người đã vẽ kiểu và tổ chức trùng tu chùa Thiên Trù, góp phần cùng “tạo hóa” làm

đẹp thêm cảnh Hương Sơn. Tám câu trong 2 khổ dôi rất đẹp và thú vị: sử dụng điệp
nhữ (này), ẩn dụ, so sánh (long lanh như gấm dệt; thang mây), từ láy tượng thanh,
tượng hình (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh). Vần thơ trầm bổng, du dương. Thể hiện
lòng yêu mến, tự hào đối với “Nam thiên đệ nhất động”.
4. Khổ xếp (ba câu cuối):
Cảm xúc của du khách: Xúc động thành kích tụng niệm. Ngợi ca và biết ơn Phật tổ:
“Cửa từ bi công đức biết là bao!”. Đi xa dần, nhìn lại, lưu luyến đầy say mê: “Càng
trông phong cảnh càng yêu”. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với lòng tín ngưỡng Phật
giáo. Chu Mạnh Trinh đã nói lên thật hay và hồn nhiên tình cảm ấy của du khách khi đi
lễ hội Chùa Hương.
Kết luận
Ngòi bút tài hoa. Miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối,
am, chùa, động… đượm mùi Thiền mà thoát tục. Các nét vẽ rất điển hình mang cái hồn
của “bầu trời cảnh bụt”. Hình ảnh đẹp - vẻ đẹp thần tiên. Người đọc như cảm thấy
Hương Sơn hiển hiện. Chất thơ, chất nhạc du dương tạo nên nét tài hoa và giá trị thẩm
mĩ bài hát nói này. Nhà thơ như mời gọi chúng ta đi trẩy hội chùa Hương, để thỏa lòng
“ao ước bấy lâu nay”.
21


• Văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CM tháng 8/1945:
Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
- Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1913) và
lần thứ hai (1918 - 1929). Vơ vét nguyên liệu, bóc lột bằng sưu thuế dã man.
- Chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
- Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp
tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt
Nam bị phân hóa dữ dội.
- Bỏ kỳ thi chữ Hán (1915 - 1919). Trường Pháp - Việt và học chữ quốc ngữ học

tiếng Pháp. Báo chí và nhà in. Viết văn viết báo đã thành một nghề - Ảnh hưởng của
văn học Pháp. Một thế hệ thanh niên tân học, một thế hệ văn sĩ cầm bút sắt ra đời có
điệu sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới, khác nhiều so với lớp thi sĩ nho gia
ngày trước.
- Các phong trào cách mạng: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Cuộc khởi
nghĩa Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương… lần lượt bị thực
dân Pháp tắm trong các bể máu. Tháng 8.1945, Cách mạng mới thành công.
Sự đổi mới của văn học theo yêu cầu hiện đại hoá
- Văn học vẫn là tiếng nói yêu nước. Một nét mới là nói đến nước là nói đến dân:
“Dân là dân nước, nước là nước dân”. Từ năm 1930, lòng yêu nước đã gắn liền với lý
tưởng cách mạng khi “Mặt trời chân lý, chói qua tim” (Từ ấy).
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại. Bên cạnh con người công dân đã có con
người tự nhiên, con người cá nhân. Tình yêu lứa đôi và nỗi buồn… trở thành cảm hứng
nổi trội.
- Chữ quốc ngữ và báo chí tạo tiền đề cho sự phát triển các thể loại hiện đại: thơ
mới, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút, kịch nói, nghiên cứu phê hình văn
học.
- Ngôn ngữ văn học dần trở nên trong sáng giản dị, gãy gọn, hiện đại.
Có thể nói, nửa đầu thế kỷ 20, nền văn học Việt Nam đã đổi mới và hiện đại ngày
một rộng lớn và sâu sắc, tạo nên những giá trị mới về văn chương. Thơ mới, truyện
ngắn, tiểu thuyết… là thành tựu nổi bật. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt, dồi dào của
đất nước, dân tộc ta, … Chữ quốc ngữ đã thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm.
Diện mạo văn học
1. Hai thập kỷ đầu
- Thơ văn của Tú Xương và Nguyễn Khuyến: bút pháp cổ điển, trung đại.
- Thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà
chí sĩ yêu nước khác. Sục sôi nhiệt huyết, hấp dẫn sôi trào trong loại hình thơ văn
tuyên truyền cổ động cách mạng: “Hải ngoại huyết thư”…
22



2. Những năm hai mươi
- Thơ văn yêu nước và cách mạng có thêm những cây bút mới như Trần Huy Liệu,
Phạm Tất Đắc, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp.
- Văn xuôi ghi được thành tựu ban đầu của các tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá
Học, Hoàng Ngọc Phách… ở ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình… ở trong Nam.
Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của
tiểu thuyết và văn chương lãng mạn Việt Nam.
- Về thơ ca thì có thi sĩ Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ “của hai thế
kỷ”. Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà cái hồn dân tộc.
- Kịch nói với Vũ Đình Long, Nam Xương…
Tóm lại, cả thơ và văn xuôi đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theo
kiểu lãng mạn và hiện thực.
3. Từ năm 1930-1945
- Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố Hữu và “Nhật
ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
- Văn học hiện thực xuất hiện nhiều cây bút thực sự tài năng: Nguyễn Công Hoan,
Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phục, Nam Cao… “Số đỏ” và “Chí Phèo” là hai
kiệt tác.
- Văn học lãng mạn - Thơ mới (1932-1941) được đánh giá là “một thời đại thi ca”
với một lớp thi sĩ tài hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân
Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, v.v… Tiểu thuyết lãng mạn với tên tuổi các nhà văn
xuất sắc: Khái Hưng với Nửa chừng Xuân, Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Thạch Lam với
Gió đầu mùa, Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời” v.v…
Cội nguồn của giá trị văn học
1. Sự trỗi dậy và tiếp nối của sức sống dân tộc tạo nên tâm hồn Việt Nam, bản sắc
văn hóa Việt Nam, thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.
2. Tự sự trỗi dậy của cái Tôi - Cá nhân. Tình yêu lứa đôi, nỗi buồn, ước mơ và khao
khát, đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc đời.
Kết luận

1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học Việt Nam giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XX vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại.
2. Chữ quốc ngữ, thơ mới và tiểu thuyết là 3 thành tựu nổi bật của sự đổi mới và
hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.
Xuất dương lưu biệt
(Lưu biệt trước lúc ra nước ngoài)
Phan Bội Châu
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
23


Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
Muốn vượt biển đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Tôn Quang Phiệt dịch
Tác giả
- Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1900 đỗ Giải
nguyên. Sáng lập ra Hội Duy Tân, 1905 bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông
Du, tổ chức Việt Nam quang phục hội. Năm 1925 bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng
Hải, đưa về Hà Nội với cái án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta,
chúng đưa Cụ về giam lỏng ở Huế.
- Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 20
– Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động cách mạng sôi
sục bầu nhiệt huyết.
- Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Ngục trung thư,
Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, v.v…

Xuất xứ, chủ đề
- Viết năm 1905, chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật, dấy lên
phong trào Đông Du.
- Bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn
cứu nước cứu dân.
Phân tích
1. Hai câu đề, kẻ nam nhi phải “mong có điều lạ”, nghĩa là không thể sống tầm
thường mà phải làm nên sự nghiệp lớn, lưu lại tiếng thơm muôn đời. Con người ấy
sống chủ động, tích cực, có tinh thần làm chủ thiên nhiên, “há để càn khôn tự chuyển
dời?” (1, 2)
2. Hai câu thực, tác giả tự ý thức về cái Tôi (ngã: tôi, tờ). Rất tự hào về vai trò của
mình trong cuộc đời (một trăm năm) và trong xã hội, lịch sử (ngàn năm sau). Tác giả
hỏi: Chẳng lẽ ngàn năm sau, lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? - nhằm khẳng định một
ý tưởng vĩ đại mà như người đồng hương của Phan Bội Châu trước đó nửa thế kỷ đã
nhiều lần nói:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
Quan niệm về công danh, về chí nam nhi của Phan Bội Châu mới mẻ, tiến bộ, hướng
về Tổ quốc và nhân dân, như ông đã viết: “Xôi máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. Tất cả vì
nước, vì dân chứ không phải vì “nghĩa vua - tôi” : Dân là dân nước, nước là nước dân”
(3, 4)
24


3. Phần luận nêu bật một quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử
dân tộc. “Non sông đã chết”, một cách nói rất hay, cảm động về nỗi đau thương của đất
nước ta, nhân dân ta đang bị thực dân Pháp thống trị. Trong “Hải ngoại huyết thư”, tác
giả viết: “hồn nước bơ vơ”. Kẻ nam nhi, kẻ sĩ mong “làm điều lạ”… thì mới cảm thấy
sống nô lệ là sống nhục. Kẻ sĩ lập công danh trước hết bằng con đường học hành và thi
cử. Một ý thơ phủ định về cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền (đạo Nho)…

cách học ấy rất lạc hậu, vô nghĩa, càng học càng ngu, càng u mê. Đây là 2 câu có tư
tưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
4. Hai câu kết, hình tượng thơ kì vĩ nói lên một chí lớn mang tầm vũ trụ. Không phải
gió nhẹ mà là “trường phong”. Không phải quanh quẩn chốn quan trường hoặc nơi
trường thi chật hẹp, mà là “đi ra biển Đông” với một sức mạnh phi thường “cùng bay
lên với ngàn lớp sóng bạc”. Đây là những câu thơ đẹp nhất của Phan Bội Châu biểu lộ
một bầu nhiệt huyết:
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.
Kết luận
1. Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán. Giọng thơ trang
nghiêm, đĩnh đạc hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.
2. Thể hiện một chí lớn phi thường: không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường
cứu nước. Không phải là khẩu khí mà sự thật lịch sử đã xác nhận Phan Bội Châu đã
sống và hành động như thơ ông đã viết ra.
3. “Xuất dương lưu biệt” mang âm điệu anh hùng ca, chứa chan tình yêu nước và
quyết tâm lên đường cứu nước. Có thể lấy câu của Huỳnh Thúc Kháng trong bài “Văn
tế Phan Sào Nam” để nói lên cảm nhận của chúng ta khi độc bài thơ “Xuất dương lưu
biệt”:
“Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một, giữa tầng không mù cuốn mây tan; Tay
ngòi lông vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ”.
Bài ca chúc tết thanh niên
Phan Bội Châu
Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng

Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×