Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giáo trình an toàn và bảo hộ lao động trong ngành xây dựng phần i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.34 KB, 116 trang )

đề cương nội dung sách giáo trình an toàn và
bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
Lời nói đầu
Phần thứ nhất : các văn bản chủ yếu của nhà nước và
ngành xây dựng về bảo hộ lao động

Chương I . Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
1. Khái niệm, mục đích , ý nghĩa về bảo hộ lao động
2. Nội dung bảo hộ lao động
3. Hệ thống pháp luật và các qui định về bảo hộ lao động
4. Nội dung kế hoạch bảo hộ lao động
5. Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động.

Chương II . Hệ thống tổ chức và quản lý công tác bảo hộ
lao động
1. Hệ thống tổ chức về bảo hộ lao động
2. Trách nhiệm các cấp các ngành và tổ chức Công đoàn trong công
tác bảo hộ lao động
3. Công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp

1


Phần thứ hai : An toàn lao động trong ngành xây
dựng

Chương I . Điều kiện lao động và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong ngành Xây dựng

1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng


Sản phẩm xây dựng cơ bản tuy là sản phẩm công nghiệp nhưng lại rất không
giống các sản phẩm công nghiệp khác. Những đặc điểm của sản phẩm xây

2


dựng đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chế tạo ra nó cũng như là nguyên
nhân gây ra những tai nạn lao động rất đặc thù.
Sản phẩm xây dựng cơ bản chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn
liền với mặt đất ( hoặc mặt nước trên đất).
Từ đặc điểm này, chúng ta thấy không thể che phủ hoặc khó che phủ
cho sản phẩm xây dựng trong quá trình chế tạo sản phẩm. Phần lớn công việc
của người lao động xây dựng cơ bản diễn ra ở ngoài trời. Các tác nhân thời
tiết, khí hậu, thiên nhiên mặc sức ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Việc các
tác nhân thiên nhiên tác động khiến cho khi lập kế hoạch sản xuất xây dựng
cần dự liệu mọi khả năng để tránh những tác động làm ảnh hưởng đến chất
lượng công trình, cản trở tiến độ thi công cũng như gây tai nạn lao động.
Chúng ta biết đặc điểm khí hậu của nước ta là có hai mùa mưa và nắng rõ rệt.
Cần sắp xếp sao để khi không mưa, tiến hành những việc ngoài trời để khi
mưa làm những việc trong mái che. Các tác nhân thiên nhiên bình thường
không được xem như khó khăn đột xuất để kéo dài thời hạn thi công. Người
lập kế hoạch thi công phải lường trước điều kiện thiên nhiên tác động mà dự
báo và điều này được phản ánh trong thời hạn thực hiện dự án khi dự thầu
xây lắp.
Do chiếm diện rộng, chiếm không gian lớn và gắn liền với mặt đất nên
khi chế tạo sản phẩm xây dựng, vật liệu để chế tạo phải vận chuyển từ nơi
khai thác về vị trí công trình. Từ điều này, khâu vận chuyển quyết định quá
trình sản xuất xây dựng. Công tác vận chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong công sức
và giá thành xây dựng. Quá trình thu mua và vận chuyển là quá trình rất dễ
gặp rủi ro. Xe vận chuyển phải lăn bánh trên đường tăng rủi ro gặp tai nạn

giao thông.
Các yếu tố địa chất công trình, địa chất thuỷ văn khu vực xây dựng
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng do sản phẩm xây dựng gắn liền với
mặt đất, mặt nước. Việc sử lý nền móng, chống các sự cố lún, sụt, nước
3


ngầm, cát chảy là những khó khăn cần được dự liệu trước trong quá trình thi
công và có biện pháp để ngăn ngừa.
Ngoài ra còn những yếu tố con người và xã hội gây ra các tác động
tiêu cực do đặc điểm sản phẩm xây dựng chiếm không gian lớn, chiếm diện
rộng gây ra: sự bảo vệ chống phá hoại, chống mất cắp tài sản, chống vi phạm
địa giới xây dựng, chống phá hoại vô hình ...
Thời gian chế tạo sản phẩm xây dựng dài:
So với sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp khác, thời gian chế tạo
sản phẩm xây dựng dài nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Thời gian chế
tạo dài qua nhiều mùa khí hậu nên những yếu tố thiên nhiên tác động mạnh
mẽ đến quá trình sản xuất xây dựng. Do đặc điểm của mỗi mùa khí hậu, khi
sản xuất xây dựng cần tính toán, dự liệu để tránh những bị động khi có tình
huống bất thường do khí hậu sinh ra.
Khi thời gian chế tạo dài còn những ảnh hưởng của con người, của xã
hội tác động như những biến động do thay đổi tổ chức, thay đổi chủ trương
sản xuất, đầu tư, xây dựng công trình. Những tác động tiêu cực đến quá trình
tạo sản phẩm xây dựng cũng như dễ gây ra tai nạn lao động do thời gian thi
công dài là điều tất nhiên.
Thời gian chế tạo dài làm tăng chi phí bảo quản vật tư, bảo quản công
trình. Ngoài ra, vật tư, bán thành phẩm còn bị giảm thấp chất lượng do phải
bảo quản lâu. Thời gian thi công dài làm cho người lao động sản xuất phải
qua nhiều thời kỳ thay đổi thời tiết trong một năm. Các yếu tố khí tượng, khí
hậu tác động làm cho sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng.

Thi công kéo dài thời gian cũng tăng mối nguy cơ mất an toàn
trong sản xuất.
Đặc điểm về tính đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây dựng:
4


Sản phẩm xây dựng có rất nhiều hình thái khác nhau ( phản ánh tính
đa dạng): về qui mô, về loại dạng, về kích cỡ, về sử dụng vốn đầu tư...Người
lao động xây dựng phải thường xuyên thay đổi môi trường lao động tạo ra
nguy cơ mất an toàn lao động. Sản phẩm xây dựng do rất nhiều chủng loại
công nhân chế tạo tham gia, rất nhiều chủng loại vật liệu tạo thành ( phản
ánh tính phức hợp). Từ đặc điểm đa dạng và phức hợp của sản phẩm xây
dựng nên có nhiều quá trình điều khiển sản xuất xây dựng cùng diễn ra trên
một mặt bằng xây dựng. Đó là đầu mối cho sự phối hợp không ăn ý và cũng
là nguyên nhân tạo ra mất an toàn lao động. Điều này đòi hỏi các tiêu chuẩn
về quản lý và điều hành sản xuất xây dựng phức tạp hơn các sản xuất khác.
Do sự đa dạng của sản phẩm xây dựng nên mỗi dạng của sản phẩm xây dựng
lại phải có những phòng ngừa tai nạn lao động khác nhau. Do tính đa dạng
của sản phẩm xây dựng mà tai nạn xảy ra cho người lao động cũng muôn
hình muôn vẻ.
Tổ chức sản xuất xây dựng đa dạng và phức hợp nên mỗi dạng tổ chức lại có
những đặc thù riêng và những đặc thù này làm cho người lao động phải
đương đầu với những dạng tai nạn lao động không hoàn toàn giống nhau.
1.2 Dự báo các tai nạn khả dĩ cho từng thao tác nghiệp vụ xây dựng là
yêu cầu của quản lý an toàn trên công trường :
Phải chăng bản chất tự nhiên là tai biến và những chuyện bất ngờ ?

Người bán hàng rong đang quẩy gánh hàng trên hè phố bỗng nhiên chiếc xe
máy của một người say rượu vọt lên xô ngã. Với người gánh hàng là tai nạn
ngẫu nhiên. Thày giáo Quang lái xe đi dạy trong Huế, đến Thường Tín gặp

hai xe tải đi ngược chiều nhau va nhau, xe bị quay húc ngang thân xe thày
đang nép mép đường làm xe thày bẹp rúm. Ngẫu nhiên đã phá chuyến đi của
thày. Hầu hết các nghiên cứu khả thi của các dự án khách sạn tại nhiều thành

5


phố lớn nước ta đã làm mấy năm qua đều không tính toán đến cuộc khủng
hoảng tài chính châu á bắt đầu từ 1997 dẫn đến tính trạng khách khứa vắng
teo. Báo chí nêu một số công trình đang xây dựng rồi ngưng để gạch đá trơ
gan cùng tuế nguyệt. Ngẫu nhiên đã bóp chết công trình ngay từ quá trình
đang xuất hiện. Nhà đầu tư không thể tính toán được khả năng này khi lập dự
án. Ngẫu nhiên đã giết công trình. Người nông dân hăm hở trồng mía theo
khuyến nghị của nhà quản lý địa phương. Bỗng nhiên nhà máy đường
chuyển đi nơi khác. Thế là lao đao. Nhiều người phải nêu câu hỏi nghiêm túc
rằng phải chăng ngẫu nhiên là tồn tại khách quan. Đúng thế , không phải
ngẫu nhiên chỉ là các tác động tiêu cực mà còn có nhiều ngẫu nhiên tác động
tích cực nữa. Khi ấy người ta thường cho là do sự khôn khéo mà tạo nên
thành tích.
Hãy chấp nhận sự tồn tại của rủi ro, tai nạn và sống chung với nó

Số lượng cũng như mức độ của các rủi ro về kinh tế, các rủi ro trong quá
trình đầu tư của dự án ngày càng tăng dẫn tới việc phải đưa vào quản lý dự
án những vấn đề để có thể chung sống với rủi ro. Muốn vậy , phải đặt ra vấn
đề là làm sao thấu hiểu các rủi ro, tai nạn lao động hay nói cách khác là phải
quản lý được rủi ro với việc sử dụng các mô hình xác xuất thống kê cho phép
tính đến độ bất định của các sự kiện (ngẫu nhiên). Tại Hoa kỳ , Anh quốc ,
và các nước phát triển khác đã có nhiều hãng bảo hiểm lớn nhận bảo hiểm
công việc có nhiều rủi ro, bảo hiểm tai nạn.Với sự ra đời và phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin (máy tính, các phần mềm,...) người ta có điều

kiện để tiến hành mô phỏng và tính toán nhiều phương án phức tạp khác
nhau để đề xuất một phương án tối ưu. Trong bối cảnh đó các lý thuyết về
quản lý rủi ro trong quản lý dự án đã được hình thành và ngày càng phát
triển.

6


Một quan điểm về quản lý rủi ro, quản lý các tai nạn lao động

Quản lý rủi ro, tai nạn là một kỹ thuật chính xác để xác định những mối đe
doạ đến sự thành công của dự án, tập trung sự chú ý các hoạt động để loại bỏ
những rủi ro, loại bỏ tai nạn và triển khai các kế hoạch để làm giảm bớt hoặc
giảm thiểu những ảnh hưởng và tăng khả năng thành công của dự án. Việc
này còn bao gồm cả kế hoạch làm tăng tối đa các yếu tố tích cực liên quan
đến các rủi ro (Rủi ro tích cực). Quản lý rủi ro, tai nạn là một tập hợp của các
hoạt động quản lý dự án, được thi hành cùng với các chức năng quản lý
truyền thống như quản lý chi phí kế hoạch và kỹ thuật tại các cấp dự án và
chức năng. Ví dụ : chắc chắn rằng việc chuẩn bị trước cho các sự kiện bất
lợi sẽ tốt hơn là ứng phó với chúng khi chúng xẩy ra. Phương pháp đầu tiên
này sẽ dành cho nhà quản lý thời gian để lựa chọn các giải pháp thay thế và
các kế hoạch hành động và lựa chọn chúng để phù hợp với mục tiêu dự án.
Từ đó rủi ro luôn là một phần thống nhất của dự án và đi kèm với các yếu tố
bất trắc, quản lý rủi ro là một phương pháp hệ thống để đánh giá các yếu tố
bất trắc và điều đó là một phần cơ bản của một phương pháp quản lý dự án
hiệu quả và hoàn chỉnh.
Quản lý rủi ro được chia làm hai lĩnh vực chính, kế hoạch quản lý rủi ro,
tai nạn và kiểm soát rủi ro, tai nạn.
Mô hình này bao gồm cả các hoạt động cần hoàn thành trong giai đoạn bắt
đầu triển khai dự án, thông thường xẩy ra trong vòng ba tháng kể từ khi ký

hợp đồng và cả những hành động trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng
khi dự án đang được thực hiện.
Kế hoạch quản lý rủi ro:

Lập kế hoạch quản lý rủi ro, tai nạn bắt đầu cùng với việc xác định các rủi
ro, tai nạn có thể xảy ra. Để chủ động đối phó với rủi ro, trước hết cần biết
những khả năng có những rủi ro loại nào. Rủi ro ở đây cần được hiểu là
7


những rủi ro có thể điều chỉnh và kiểm soát được trong dự án. Bất cứ một rủi
ro nào không phải là một mối đe doạ cụ thể đến sự thành công của dự án
hoặc không phải là một vấn đề mà nhóm dự án khống chế một cách hữu hiệu
sẽ được loại ra khỏi sự xem xét. Cần lập được danh mục rủi ro độc lập liên
quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách. Sau đó cần rà soát lại các danh sách đó
để chắc chắn rằng những rủi ro đó đe doạ đến sự thành công của dự án. Bước
này được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ cấu trúc chia nhỏ công
việc như là một khung các nội dung để xác định rủi ro cụ thể. Người quản lý
dự án hoặc người quản lý rủi ro (cho dự án lớn) sẽ phỏng vấn những người
lãnh đạo của dự án những vấn đề có khả năng xẩy ra cho toàn bộ phận công
việc sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Danh mục tổng hợp các khả
năng rủi ro, tai nạn sẽ được đưa ra để đánh giá.
Đánh giá rủi ro, tai nạn
Là bước xác định khả năng và mức độ ảnh hưởng của mỗi rủi ro, tai nạn.
ảnh hưởng của rủi ro, tai nạn là một thước đo xem dự án sẽ bị ảnh hưởng
như thế nào nếu rủi ro xẩy ra. ảnh hưởng sẽ được dự đoán theo các tác động
về chi phí và/hoặc kế hoạch và kỹ thuật . Để đánh giá các rủi ro, tai nạn, hầu
hết các phương pháp là trực tiếp ước đoán khả năng và ảnh hưởng của mỗi
rủi ro đã được xác định thông qua việc sử dụng các kinh nghiệm và điều
chỉnh trong quá trình thi công hoặc quản lý. Những thông tin giới hạn thu

được và những phân tích cơ bản có thể hỗ trợ phương pháp Điều chỉnh tối
ưu này để đánh giá rủi ro. Những nhà quản lý dự án hoặc quản lý rủi ro sẽ
phân tích các rủi ro dự án và xác định các khả năng và ảnh hưởng của mỗi
rủi ro.

8


Lựa chọn các vấn đề rủi ro, các công tác có thể gây tai nạn

Là bước xác định một tập hợp tương ứng các rủi ro, các nguyên nhân gây tai
nạn cơ bản đe doạ đến sự thành công của dự án, nhóm dự án, để khống chế
được và tập hợp những rủi ro này để

quản lý thông qua những nguồn lực

của dự án. Việc này sẽ đưa đến kết quả là một danh sách những rủi ro sẽ
được quản lý. Danh sách này sẽ được điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự
án và như thế không phải là không có khả năng có rủi ro mới phát sinh và rủi
ro cũ mất đi đồng thời chỉ dẫn cho một số rủi ro mà một nhà quản lý sẽ rất
khó đưa ra. Nhóm dự án phải đánh giá một cách thông thường tất cả các rủi
ro trong danh sách ban đầu và lựa chọn một tập hợp các rủi ro cơ bản để
quản lý.
Loại bỏ bớt rủi ro, dạng tai nạn

Là bước cần thiết để giảm bớt khả năng xẩy ra rủi ro được lựa chọn để quản
lý. Mỗi một bộ phận chức năng tham gia quản lý sẽ xác định các hành động
để loại bỏ hoặc giảm khả xẩy ra các rủi ro trong phạm vi mình phụ trách.
Phương pháp chi phí tối ưu của mỗi cách loại trừ rủi ro là công cụ quan trọng
để thực hiện quá trình này. Không có một cách thức cụ thể nào được khuyến

nghị trong hoàn cảnh thông thường và phụ thuộc vào điều chỉnh thi công,
quản lý trong bước xác định rủi ro, khả năng gây tai nạn.
Kế hoạch rủi ro, chống tai nạn dự phòng

Xác định những gì phải làm để làm giảm thiểu ảnh hưởng của mọi rủi ro,
nguyên nhân gây tai nạn xẩy ra. Ngoài ra cần nghiên cứu các điều kiện bắt
đầu/kết thúc cho các hành động đó được đưa ra. Không có cách thức cụ thể
nào được khuyến nghị theo nghĩa thông thường mà phụ thuộc vào việc điều
chỉnh trong quá trình thi công và quản lý. Việc này được thể hiện trong một
kế hoạch dự phòng do mỗi rủi ro được lựa chọn để quản lý và định nghĩa các

9


điều kiện xẩy ra để bắt đầu và kết thúc các kế hoạch dự phòng rủi ro, đề
phòng tai nạn đó.
Tổ chức quản lý rủi ro, đề phòng tai nạn

Tiến hành thiết lập ra các tổ chức quản lý rủi ro và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ
của người quản lý dự án là phải xác định được tổ chức quản lý rủi ro, đề
phòng tai nạn và giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân. Kết quả của bước này là
đưa ra một bảng tổ chức quản lý rủi ro và biểu phân công nhiệm vụ.
Xây dựng cơ sở dữ liệu.

Đầu ra chủ yếu của lập kế hoạch quản lý rủi ro, đề phòng tai nạn là một bản
kế hoạch để giúp đỡ các thành viên trong nhóm quản lý dự án có được một
sự hiểu biết rõ ràng và tổng quát về cách thức mà rủi ro và tai nạn được quản
lý trong dự án cũng như vai trò của họ trong kế hoạch, ví dụ, nhiệm vụ cá
nhân. Một cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn sẽ được chuẩn
bị thu thập và báo cáo tất cả các dữ liệu quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn.

Quản lý dự án ( quản lý rủi ro) sẽ chịu trách nhiệm nội dung của kế hoạch
quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn. Kết quả của bước này là hình thành cơ sở
của dữ liệu quản lý rủi ro, phòng ngừa tai nạn.
Mọi quyết định sử lý với các rủi ro, tai nạn vào thời điểm đã được dự báo sẽ
làm giảm các tổn thất mà rủi ro, tai nạn có thể đem lại cho việc thực hiện dự
án . Đó chính là ước vọng của những người quản lý dự án .
1.3 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành xây dựng
Va đập cơ học
Quá trình sản xuất xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng nặng và có kích
thước lớn. Những vật liệu và cấu kiện xây dựng nếu không có những biện

10


pháp chu đáo để nâng cất, chuyển vận từ vị này đến vị trí khác có thể có khả
năng va đập vào kết cấu, vật liệu khác hoặc va đập vào người đang lao động
sinh ra tai nạn cho người làm việc trong phạm vi nguy hiểm.
Rơi từ cao xuống:
Việc thi công kết cấu xây dựng có thể ở dưới sâu so với mặt đất hoặc
trên cao . Khi thi công dưới sâu, vật liệu, cấu kiện cũng như những vật dư
thừa để trên cao có thể lăn hoặc di chuyển và rơi xuống chỗ thấp hơn. Sự di
chuyển vật liệu, cấu kiện, các vật dụng thi công hay rác xây dựng từ trên cao
xuống mà không ngừa trước có thể rơi trúng người làm bên dưới. Cũng có
thể từ trên miệng hố sâu hoặc trên sàn mà khả năng rơi người từ trên cao
xuống thấp xảy ra nếu không có biện pháp rào chắn. Hàng năm trên các công
trường xảy ra không ít tai nạn do ngã từ trên cao xuống thấp. Nhiều trường
hợp ngã giáo vì những lý do tưởng như khó có thể. Trên giáo trát, công nhân
hút thuốc lào và say thuốc, ngã từ trên cao xuống thấp gây tai nạn. Trượt
chân khi di chuyển hoặc gãy tấm ván gác giáo cũng hay xảy ra làm người
công nhân lao từ trên cao xuống đất.

Lở xụt mái đất
Đất có lực dính và ma sát giữa những hạt tạo nên đất. Mái dốc tự nhiên được
tạo ra tư thế ổn định nhờ lực dính và ma sát giữa các hạt đất. Lực dính và ma
sát phụ thuộc kích thước của hạt đất và độ ngậm nước của đất. Đào đất
không tạo mái dốc thường hay xảy ra hiện tượng lở xụt mái dốc. Khi mưa,
nước ngấm vào đất làm giảm lực dính và lực ma sát trong đất, gây ra hiện
tượng xụt, lở. Xụt, lở đất có thể vùi lấp người đang lao động ở chân dốc,
đồng thời làm người đang lao động ở trên cao bị ngã xuống thấp. Xụt lở đất
còn làm nghẽn giao thông đi lại cũng như gây tai nạn giao thông. Nhà ở ven
sông, ven biển bị nghiêng, đổ vì xụt lở đất. Vào mùa lũ, mùa mưa , dòng
11


chảy ở sông, suối mạnh và dâng cao làm xói lở bờ sông, làm cho nhà cửa,
công trình lăn xuống sông, suối và trôi theo dòng chảy.
Tụt, lăn từ trên cao:
Vật nặng như vật liệu, cấu kiện chất ở bờ hố sâu hoặc tại mép sàn trên cao
nếu xếp , đặt không ổn định hoặc không chèn, chắn cho cân bằng có thể bị
lăn hoặc bị tụt xuống hố sâu. Khi vật nặng rơi sẽ va đập vào kết cấu, gây
nguy hiểm cho người lao động hoặc làm hư hỏng kết cấu hoặc các vật khác
nằm bên dưới.
Điện giật
Điện là nguồn năng lượng để vận hành máy móc xây dựng , để chiếu sáng
nơi lao động. Dây dẫn điện phải được cách ly với các bộ phận kim loại cũng
như phải cách ly với các bộ phận của cơ thể người lao động tránh gây sự
truyền điện làm nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người. Hiện
tượng điện giật đã xảy ra nhiều làm bỏng và chết người. Điện cũng là nguồn
phát sinh nhiều vụ cháy do chập điện, do dây điện không đủ sức tải, dòng
điện làm nóng dây dẫn quá nhiệt độ cho phép , gây nóng và bắt cháy. An
toàn sử dụng điện là yêu cầu khá bức bách của ngành xây dựng. Tai nạn điện

xảy ra do sự chủ quan, thiếu cẩn thận, đôi khi do sự cẩu thả của sự thiết kế
và thi công hệ thống sử dụng điện.

Sét đánh :
Công trường không bố trí hệ thống thu lôi hoặc là hệ thống thu lôi thiết kế và
thi công không đúng các yêu cầu kỹ thuật gây ra hiện tượng sét đánh. Sét có
nguồn điện áp rất mạnh, gây ra phóng điện đến vài chục kiloAmpe hoặc điện
nhiễm làm nguy hiểm đến tính mệnh người lao động, gây cháy hoặc hư hỏng
12


máy móc, thiết bị xây dựng. Cần làm hệ thống thu lôi hợp cách, tránh rủi ro
do sét.
Ngạt
Thi công trong môi trường kín, thông gió không đạt yêu cầu gây tai nạn
người công nhân bị ngạt. Khi cần thi công trong giếng sâu, hầm dài phải
thông gió tốt mới đủ không khí cho sự thở của người lao động. Cần hết sức
chú ý, đảm bảo ôxy cho công nhân lao động trong các hầm tàu, trong giếng
chìm, trong các bồn chứa lớn. Hiện tượng gây ngạt trong các môi trường
thiếu ôxy cũng thường hay gây cháy do các chất khí bốc cháy như các họ khí
cacbua hydro có nồng độ đủ tạo cháy.
Chất độc
Môi trường đất, môi trường nước cũng như môi trường khí ở nước ta bị ô
nhiễm chất độc nhiều do sử dụng hoá chất độc trong thời kỳ chiến tranh, do
người dân sử dụng chất diệt cỏ, thuốc sâu, thuốc diệt chuột, phân bón hoá
học bừa bãi, thiếu thận trọng. Gần đây, nhiều người lại dùng chất hoá học họ
cyanua để phân ly vàng và các kim loại quý hiếm khác cũng là nguồn gây
độc hại cho môi trường lao động của công nhân xây dựng. Phòng chống độc
hại cho môi trường nơi lao động xây dựng là điều rất đáng quan tâm trong
giai đoạn này. Mùi sơn có diluăng, xăng công nghiệp hoặc axêtôn rất hại

cho cơ quan hô hấp của người công nhân. Bụi amiăng, bụi thuỷ tinh là nguồn
gây ra ung thư phổi và viêm phổi. Tiếp xúc với không khí có nhiều hơi axit,
hơi của các hoá chất khác là nguồn gây bệnh phổi và các bệnh dị ứng da.
Trong những công trường có xử lý ngâm tẩm gỗ phải dùng crêôzôt hay các
loại thuốc diệt mối mọt và các côn trùng có hại khác thì các loại thuốc hoá
chất này đều là chất độc. Cần có biện pháp hạn chế chất độc lan toả ra không
khí cũng như tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể.
13


Bỏng
Bỏng là tai nạn làm cho cháy da của người lao động. Nguồn gây tai nạn bỏng
do tiếp súc với lửa, với nhiệt độ cao. Có nhiều người bị tai nạn do bị nước sôi
làm bỏng da thịt. Có nhiều tai nạn bị bỏng do cháy thuốc nổ. Khi cháy thuốc
nổ, đám cháy gây nhiệt độ cao tức thời làm huỷ hoại cơ thể .
Nước ngập
Đã có tai nạn do làm lều lán ven suối nghỉ đêm. Trời không mưa nhưng lũ
thượng nguồn về nhanh làm trôi lán và chết người. Thi công trong hầm sâu,
giếng sâu, nước tràn ngập do ống dẫn nước vỡ đột ngột, máy bơm thoát nước
hỏng , không thoát được nước làm ngập úng , nguy hiểm tính mạng người lao
động. Lao động trong các buồng kín của con tàu hay thuyền đang chìm có
thể bị nước ngập bất ngờ.
Nổ, cháy
Nổ, cháy là tai nạn hay xảy ra với công tác xây dựng. Trong thi công các
công tác đất có thể sử dụng dạng cơ giới phá nổ. An toàn với công tác phá nổ
cần thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Quá trình làm sạch các bồn chứa xăng,
dầu hoặc tiến hành sửa chữa dùng hàn với các bồn trước đây chứa xăng, dầu
rất hay gây tai nạn cháy nổ. Cần có biện pháp thông gió để hơi cacbua hydro
thấp đến mức không đủ gây cháy mới đủ an toàn.
Cháy vỏ bào, vật liệu rắn như rẻ lau , mùn cưa có thể dẫn đến cháy lan toả.

Chập điện hay dòng điện quá lớn so với tiết diện dây dẫn cũng có khả năng
gây cháy. Khi hàn không chú ý đến môi trường chung quanh , xỉ hàn còn
nóng bắn ra gây cháy. Cháy do chất lỏng hay hơi xăng, dầu cũng là nguyên
nhân thường trực. Cháy bình gas, cháy axêtilen, cháy bình ôxy , bình hydro
cũng đã xảy ra.
14


Yếu tố sinh học
Trong lao động xây dựng còn nhiều công việc được thi công bằng phương
pháp thủ công như vét bùn thoát nước cho các dòng sông, vét cống nước thải
hoặc nhiều công tác mà các bộ phận cơ thể có thể tiếp súc với sinh vật gây
bệnh hoặc nhiễm trùng cho con người. Vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người lao động xây dựng đầu tiên là trong công tác giải phóng
mặt bằng, di chuyển mồ mả. Vét bùn, làm vệ sinh trước khi lấp đất mặt bằng
cũng có thể gây bệnh tật và làm nhiễm khuẩn cho cơ thể người xây dựng.
Điều kiện vệ sinh và văn minh công nghiệp kém trên công trường làm ô
nhiễm môi trường khí, làm nhiễm bệnh cho công nhân. Bữa ăn trưa trên công
trường khi khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đúng mức là
nguồn độc hại cho sức khoẻ của người lao động. Đã có nhiều vụ nhiễm độc
tập thể nhiều người lao động do bữa ăn trưa kém vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Yếu tố vật lý : Âm, Quang, Nhiệt
Lao động thuộc nghề xây dựng còn có thể bị làm việc trong môi trường rất
ồn. Độ ồn không khí vượt trên các tiêu chuẩn quy định về mức âm cho phép
rất nhiều. Điều này làm cho bộ phận thính giác của công nhân suy kém và
đồng thời năng suất lao động cũng như mức chính xác của sản phẩm chế tạo
ra bị ảnh hưởng xấu.
Khi hàn hồ quang hay nhiều công đoạn khác trong nghề xây dựng như rèn,
dập. Khi ánh sáng mạnh như ánh sáng hàn không được che chắn cẩn thận mà
tia sáng chiếu rọi trực tiếp vào mắt sẽ bị xưng do tác động của các tia cực tím

hay hồng ngoại làm phá huỷ tế bào mắt.
Lao động xây dựng có khi phải thường xuyên diễn ra trong điều kiện nhiệt
độ cao như tại các phân xưởng rèn, đúc luyện kim. Cần có trang bị thích hợp
cũng như giờ giấc lao động thích hợp nhằm tránh gây hại sức khoẻ công
15


nhân, có chế độ bồi dưỡng thoả đáng nhằm nhanh phục hồi sức lao động sau
mỗi ca làm việc.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong ngành xây
dựng
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác
động vào người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề
nghiệp không chữa khỏi được mà để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể
phòng tránh được.
Nhà nước quy định có 21 loại bệnh nghề nghiệp nằm trong các nhóm như
sau đây
Các bệnh bụi phổi và phế quản do silic, do atbet, do bông
Nhiễm độc : do chì, do thuỷ ngân, do mănggan, do TNT, do asen, do
nicotin, do các loại thuốc sâu. Nhiễm độc benzen và các chất đồng
đẳng của benzen.
Do các yếu tố vật lý như ồn, phóng xạ, rung, giảm áp.
Các bệnh da nghề nghiệp như sạm da, loét da
Nhiễm khuẩn nghề nghiệp như lao, viêm gan, xoắn khuẩn.
Chi tiết hoá về các loại bệnh nghề nghiệp có thể khái quát như sau :
(1) Với bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì :

Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì :
+ Chế biến chì và các phế liệu có chì
+ Thu hồi chì cũ


16


+ Đúc, dát mỏng chì
+Hàn, mạ chì
+Gia công các dạng vật liệu chì
+Sửa chữa accu chì
+Điều chế và sử dụng các oxyt chì, muối chì
+Sử dụng các dạng sơn , men có gốc chì
+ Pha chế tetraethyl chì, xăng pha chì.
Bệnh lý :
+ Hội chứng đau bụng do chì
+ Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì
+ Liệt cơ duỗi ngón tay do chì
+ Bệnh não do nhiễm độc chì
+ Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì
+ Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì
+ Đau khớp xương do nhiễm độc chì
(2) Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen
Công việc có thể gây bệnh do nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của
benzen :
+ Khai thác, chế biến, tinh luyện benzen
+ Dùng benzen để chế biến dẫn xuất
+ Dùng benzen để tẩy, rửa các dạng mỡ bám lên vật liệu, cấu kiện.
+ Điều chế các dung môi hoà tan cao su
+ Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà
+ Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn.
17



+ Dùng benzen hút nước trong rượu hoặc cồn.
Bệnh lý :
+ Tai biến cấp tính : hôn mê, co giật
+ Rối loạn tiêu hoá
+ Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung
tính.
+ Ban xuất huyết
+ Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết
mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm.
+ Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ
+ Trạng thái giả bạch cầu
+ Bệnh bạch cầu.
(3) Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
Công việc có thể nhiễm độc thuỷ ngân
+ Chưng cất thuỷ ngân, thu hồi thuỷ ngân
+ Sửa chữa các nhiệt kế thuỷ ngân
+ Dùng thuỷ ngân trong các công việc về điện
+ Sản xuất axit acêtic, axetôn
+ Chế biến da dùng muối thuỷ ngân
+ Các bệnh lý khi nhiễm độc thuỷ ngân
+ Tẩy da bằng axit thuỷ ngân
+ Mạ vàng, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc dùng thuỷ ngân hoặc muối
thuỷ ngân
+ Làm ngòi nổ mìn bằng Eluminate thuỷ ngân
18


+ Kỹ thuật làm đồ sứ, in hình, làm hoa nhân tạo.
Bệnh lý :

+ Chứng não cấp
+ Bị run cố ý ( tremblement intentionnel )
+ Mất điều hoà tiểu não ( ataxie cérébelleuse )
+ Đau bụng, ỉa chảy
+ Viêm thận tăng đạm trong máu
(4) Bệnh nhiễm bụi phổi silic
Công việc có thể nhiễm độc bụi phổi silic
+ Khoan đập đá
+ Tán, nghiền sàng đá
+ Đẽo, mài đá
+ Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng, và các sản phẩm có
silic tự do
+ Chế biến chất cacborundum, mài thuỷ tinh, đồ sành, sứ, gốm, gạch chịu
lửa.
+ Các việc liên quan đến cát, bụi cát
+ Làm sạch bề mặt bằng phun cát.
Các bệnh lý khi nhiễm độc bụi phổi silic
+ Xơ phổi
+ Biến chứng tim do hậu quả của xơ phổi
+ Biến chứng phổi :

- Tràn dịch phế mạc đột phát
- Lao phổi
19


(5) Bệnh bụi phổi nhiễm bụi amiăng
Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc bụi amiăng
+ Khoan,đập phá , khai thác quặng hay đá có amiăng
+ Tán, nghiền, sàng và thao tác khô với quặng hoặc đá có amiăng

+ Chải sợi, kéo sợi và dệt vải amiăng
+ Làm cách nhiệt bằng amiăng
+ áp dụng amiăng vào súng bắn nhiệt
+ Thao tác khô với amiăng khi chế tạo xi măng amiăng
+ Tạo gioăng bằng amiăng và cao su
+ Chế tạo má phanh bằng cao su amiăng
+ Chế tạo các tông có amiăng
Bệnh lý khi bị nhiễm độc bụi phổi amiăng
+ Xơ phổi và phế quản do hít phải bụi amiăng
+ Xơ phổi nhưng chưa đến mức rối loạn hô hấp hoặc đã đến rối loạn hô hấp
+ Ung thư phổi
+ Biến chứng vào tim như thiểu năng tim, suy tim không hồi phục.
(6) Bệnh nhiễm độc mănggan và các hợp chất của măng gan
Công việc có thể gây ra bệnh nhiễm độc mănggan
+ Khai thác, nghiền , sàng, đóng bao và trộn khô bioxytmangan ( MnO2)
nhất là trong việc chế tạo pin điện, que hàn.
+ Dùng bioxytmangan trong việc làm già ngói, chế tạo thuỷ tinh, thuốc màu.
20


+ Nghiền và đóng bao xỉ ở lò luyện kim có bioxytmangan
Bệnh lý khi bị nhiễm độc mănggan
+ Hội chứng thần kinh kiểu Parkinson thể hiện ở triệu chứng run tay nhẹ, run
tay nặng đến mức không tự phục vụ mình được.
(7) Bệnh nghề nghiệp gây ra do quang tuyến X và các tia phóng xạ
Công việc có thể gây ra bệnh do các dạng tia
+ Khi lao động có tiếp xúc với các dạng tia
+ Khai thác và chế biến quặng có chất phóng xạ
+ Điều chế và sử dụng các chất phóng xạ, các sản phẩm hoá học và dược có
chất phóng xạ

+ Điều chế và áp dụng các chất phóng xạ có phát quang
+ Nghiên cứu và đo các tia phóng xạ và quang tuyến X trong phòng thí
nghiệm
+ Chế tạo các máy để điều trị bằng radium và các máy quang tuyến X
+ Các công việc liên quan đến tia xạ trong bệnh viện, phòng thí nghiệm,
trong công nghiệp, trong nông nghiệp khác.
+ Quanh khu vực hàn hồ quang, hàn hơi
Bệnh lý có thể gây ra bệnh do các tia
+ Các bệnh về máu như : giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân, hội chứng
xuất huyết, thiếu máu, trạng thái giả bạch cầu, bệnh bạch cầu.

21


+ Các dạng bệnh về mắt như : viêm mí mắt hay viêm màng tiếp hợp, viêm
giác mạc, đục thuỷ tinh thể
+ Các dạng bệnh về da như : viêm da cấp, viêm da mãn tính, viêm niêm mạc
mãn.
+ Các bệnh về xương như hoại tử xương, ung thư xương
+ Các bệnh về phổi như ung thư phổi do hít phải bụi phóng xạ.
(8) Bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn
Công việc có thể gây ra bệnh do tiếng ồn
+ Công nhân làm việc ở những nơi bị ồn từ 6 giờ trở lên trong một ngày và
độ ồn trên 80 dB.
Bệnh lý có thể gây ra do tiếng ồn
+ Bị điếc nghề nghiệp dạng tiếp âm thể đáy, giảm thính lực trên 35%.
+ Tổn thương tế bào nghe ở loa đạo biểu hiện qua nghiệm pháp đo thính lực
trên ngưỡng
+ Chức năng tiền đình không bị ảnh hưởng
+ Giảm thính lực không tốt lên sau 3 tháng.

(9) Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da
Công việc có thể gây ra bệnh cho da

22


+ Chế tạo accuy, sản xuất xi măng, đồ gốm, bột màu pha sơn hay pha vôi
màu, men sứ, thuỷ tinh, cao su, bản kẽm, gạch chịu lửa, hợp kim nhôm, nghề
nề và phụ nề, mạ điện, mạ crôm.

Bệnh lý về da
+ Loét da và niêm mạc
+ Loét vách ngăn mũi
+ Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc.
+ Xạm da do tiếp xúc với dầu hoả, than cốc, nhựa đường, bitum, luu huỳnh.
(10)

Bệnh nghề nghiệp gây ra do làm việc trong môi trường bị rung

Công việc gây bệnh
+ Thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm tay như đục, búa dùi, búa tán rivê,
chày đục phá khuôn, máy khoan đá, máy đầm.
+ Sử dụng các máy động cơ nổ như máy cưa cầm tay, máy cắt cỏ, máy mài
cầm tay.
+ Tiếp xúc với vật gây rung như tời khoan, máy mài.
Bệnh lý
+ Hư khớp khuỷu, khớp cổ tay
+ Hoại tử xương bán nguyệt
+ Gia hư khớp xương thuyền


23


+ Bệnh Raynaud nghề nghiệp như rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón,
rối loạn cảm giác.
(11)

Bệnh bụi bông phổi ( byssinosis )

Công việc gây bệnh
+ Lao động khi xé bông, chải thô, làm sợi bông, đay, gai làm các vật liệu
nhồi trong xây dựng, làm vật liệu tẩm trong xây dựng, làm các lớp cách ẩm,
cách nhiệt.
Bệnh lý
+ Khó thở, tức ngực ngay từ ngày đầu tiên lao động.
+ Biến đổi chức năng hô hấp từ nhẹ đến trung bình.
(12)

Bệnh lao nghề nghiệp

Công việc gây bệnh
+ Tiếp xúc với súc vật bị lao hoặc mang vi khuẩn lao
+ Thao tác sừng, xương, da súc vật
+ Tiếp xúc với bệnh nhân lao khi người bị lao là công nhân, người lao động.
Bệnh lý
+ Bệnh lao da
+ Bệnh lao hạch
24



+ Lao màng hoạt dịch
+ Lao xương khớp
+ Lao màng phổi
+ Lao phổi
(13)

Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp

Công việc gây bệnh
+ Phải tiếp xúc với người đang mắc bệnh viên gan virut , vật phẩm ô nhiễm
Bệnh lý
+ Viêm gan
+ Xơ gan
(14)

Bệnh do leptospira nghề nghiệp

Công việc gây bệnh
+ Làm việc trong hầm, hào, hố sâu, cống rãnh.
+ Đào kênh, mương, hố sâu.
+ Làm việc ở đầm lầy, suối, ruộng, ao , hồ.
Bệnh lý
+ Sốt do leptospira

25


×