Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các phương pháp điều chế kim loại, phản ứng nhiệt luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.54 KB, 10 trang )

Các phương pháp điều chế kim loại, phản ứng nhiệt luyện
Câu 1: Trong công nghiệp, natri được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịchNaNO3,không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 2: Cho 1 luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng
như hình vẽ sau:
Ở ống nào có phản ứng xảy ra:
A. Ống 1, 2, 3.
B. Ống 2, 3, 4.
C. Ống 2, 4, 5.
D. Ống 2, 4.
Câu 3: Những kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:
A. Al, Fe, Ca, Cu, Ag
B. Mg, Zn, Pb, Ni, Hg
C. Fe, Cu, Ag, Au, Sn
D. Na, K, Ca, Al, Li
Câu 4: Cho một lá kẽm vào dung dịch chứa một trong các muối sau: NiCl2, MgCl2, CuSO4,
AgNO3, AlCl3. Sau một thời gian lấy lá kẻm ra khỏi dung dịch muối , khối lượng Lá kẻm
tăng. muối đó
A. AlCl3, CuSO4
B. CuSO4, NiCl2
C. MgCl2, AgNO3
D. AgNO3
Câu 5: Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau
đây
A. Dùng Mg đẩy AlCl3 ra khỏi muối
B. Dùng CO khử Al2O3
C. Điện phân nóng chảy Al2O3
D. Điện phân dung dịch AlCl3


Câu 6: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Zn, Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi muối
Fe(III) là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5


Câu 7: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch
muối của chúng là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Mg, Zn, Cu.
C. Al, Fe, Cr.
D. Ba, Ag, Au.
Câu 8: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4,
CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần
không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.
A. MgO, Fe3O4, Cu.
B. MgO, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 9: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không
khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với
V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 300.
B. 100
C. 200
D. 150
Câu 10: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến
khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban

đầu là
A. 0,8 gam.
B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam.
D. 4,0 gam.
Câu 11: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu
suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là
A. 81,0 gam.
B. 54,0 gam.
C. 40,5 gam.
D. 45,0 gam
Câu 12: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí)
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng
nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là


A. 22,75
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43
Câu 13: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối
trong X là
A. Fe(NO3)3và Zn(NO3)2.
B. Zn(NO3)2và Fe(NO3)2.
C. AgNO3và Zn(NO3)2.
D. Fe(NO3)2 và AgNO3

Câu 14: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nêú biết khối lượng Cu bám trên lá sắt là
9,6g thì khối lượng lá sắt sau khi ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?
A. 1,2g
B. 8,4g
C. 6,4g
D. 9,6g
Câu 15: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng
được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện
hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.
B. Cu, Fe.
C. Ag, Mg
D. Mg, Ag.
Câu 16: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự
trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4.
B. 64,8.
C. 32,4.
D. 54,0.
Câu 17: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe3O4, FeO,
Al2O3 nung nóng. Luồng khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư, thấy có 15g kết tủa
trắng. Sau phản ứng chất rắn trong ống sứ có khối lượng 215g. Khối lượng m là:
A. 217,4g
B. 219,8g
C. 230g
D. 240g


Câu 18: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều
bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1= V2.
B. V1 = 10V2.
C. V1 = 5V2.
D. V1 = 2V2.
Câu 19: (ĐH B08): Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng
chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5
gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng
các muối trong X là
A. 13,1 gam.
B. 17,0 gam.
C. 19,5 gam.
D. 14,1 gam.
Câu 20: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2
0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được
101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã
phản ứng là
A. 1,40 gam.
B. 2,16 gam.
C. 0,84 gam.
D. 1,72 gam

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : D
Điều chế Na (một kim loại kiềm mạnh), cần điện phân NaCl

NaCl


1

→ Na + 2 Cl2
dpnc

=> Đáp án D

Câu 2: Đáp án : D
Khí H2 chỉ có thế thử CuO và Fe2O3 thành kim loại (theo dãy điện hoá).


o

t
→ Cu + H2O
CuO + H2 

Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O
=> Đáp án D

Câu 3: Đáp án : C
Có thể dùng thuỷ luyện điều chế những kim loại có tính khử trung bình (yếu hơn Al): Fe, Cu,
Ag, Au, Sn
=> Đáp án C

Câu 4: Đáp án : D
Khối lượng lá kẽm tăng khí:
+) Muối có khả năng phản ứng với Zn
+) Lượng KL tạo ra lớn hơn lượng Zn phản ứng.

Ta thấy, AgNO3 thoả mãn
=> Đáp án D

Câu 5: Đáp án : C
Điện phân nóng chảy Al2O3 , xúc tác criolit (Na3AlF6) , điện cực graphit thu được Al:
Al2O3  2Al + O2
=> Đáp án C

Câu 6: Đáp án : B
Có hai KL mạnh Fe, đẩy được Fe ra khỏi muối Fe3+
Al + Fe3+  Al3+ + Fe
3Zn + 2Fe3+  3Zn2+ + 2Fe
3Ni + 2Fe3+  3Ni2+ + 2Fe
=> Đáp án B


Câu 7: Đáp án : A
Những kim loại thoả mãn là kim loại yếu hơn Al (xét về tính khử)
Theo đề bài, đó là Fe, Cu, Ag
=> Đáp án A

Câu 8: Đáp án : B
Ta có:
 Al2O3
 Al2O3
 MgO


 MgO
CO + 

→
+ CO2
Fe
O
Fe
3
4


CuO
Cu
(chất rắn Y)
Cho Y vào NaOH dư, chỉ có Al2O3 tan
=> Z là MgO, Fe, Cu
=> Đáp án B

Câu 9: Đáp án : A
Ta có: 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe

(1)

Vì X tác dụng với NaOH tạo 0,15 mol H2 => Al dư

 Al + NaOH
→ NaAlO2 + H 2 + H 2O

 Al2O3 + NaOH
2
Vì nH2 = 0,15 => nAl dư = 3 nH2 = 0,1 mol
nFe2O3 = 0,1 => nAl (1) = 0,2 mol =>


∑ nAl = 0, 3mol

Theo bảo toàn nguyên tố (để ý tỉ lệ Na:Al trong NaAlO2 là 1:1)


=> nNa+ = 0,3 mol => V = 300 ml
=> Đáp án A

Câu 10: Đáp án : D
Cho CO qua (CuO, Al2O3) thì chỉ CuO phản ứng

CuO
Cu
CO + 
→
+ CO2
 Al2O3  Al2O3
0,8
m giảm = 9,1 - 8,3 = 0,8 g => nCuO = 16 = 0,05 mol
=> mCuO = 4 g
=> Đáp án D

Câu 11: Đáp án : D
Trong Cr2O3, crom có hoá trị III
=> Cứ 1 mol Al tạo ra 1 mol Cr (nhờ phản ứng nhiệt nhôm)

78
=> nAl = 52 = 1,5 mol => mAl = 40,5 g
40,5

Nhưng hiệu suất là 90% => mAl thức tế = 0,9 = 45 g
=> Đáp án D

Câu 12: Đáp án : A
Nhận xét : Phần 2 tạo ra H2, chứng tỏ Al dư
Chất rắn Y gồm Al, Fe, Al2O3
Phần 1: H2 sinh ra nhờ Al dư và Fe, trong khi phần 2 chỉ có Al tạo H2
nH2 (1) = 0,1375 mol , nH2 (2) = 0,0375 mol
=> nH2 tạo từ Fe = nH2 (1) - nH2 (2) = 0,1


=> nFe = 0,1 mol => nAl2O3 = 0,05 mol

2
Bảo toàn e => nAl dư = 3 nH2 (2) = 0,025 mol
=> mY = mAl dư + mFe + mAl2O3 = 11,375 g
Nhưng do Y được chia làm 2 phần như nhau, nên m = 2.11,375 = 22,75 g
=> Đáp án A

Câu 13: Đáp án : B
Chất rắn Y gồm 2 kim loại mà chắc chắn có Ag => kim loại còn lại là Fe hoặc Zn.
Nhưng Zn, mạnh hơn và phản ứng trước Fe => Kim loại đó phải là Fe
Do Fe dư, nên AgNO3 hết => hai muối trong X là Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2
=> Đáp án B

Câu 14: Đáp án : A
CuSO4 + Fe  Cu + FeSO4
Cứ 1 mol Cu phản ứng , lá sắt tăng thêm 64 - 56 = 8g

9, 6

Do đó, m tăng = 8.nCu = 8. 64 = 1,2 g
=> Đáp án A

Câu 15: Đáp án : A
Vì Y phản ứng được với Fe(NO3)3
=> Y phải có tính khử mạnh hơn Ag
Vì X phản ứng được với H2SO4 loãng
=> X có tính khử mạnh hơn H
Xét 4 đáp án => X, Y là Fe và Cu
=> Đáp án A


Câu 16: Đáp án : A
 Al ( NO3 )3
 Al
+ Ag
 + AgNO3 → 
 Fe
 Fe( NO3 ) 2
 Al ( NO3 )3
 Al ( NO3 )3
+ AgNO3 → 
+ Ag

 Fe( NO3 ) 2
 Fe( NO3 )3

+) Nếu toàn bộ Al, Fe sau phản ứng tạo Al3+ và Fe3+
=> ne cho = 3nAl + 3nFe = 0,6 mol
Trong khi đó, nAgNO3 = 0,55 mol => AgNO3 hết

+) Nếu Fe chỉ tạo Fe(NO3)2 hoặc Fe dư thì AgNO3 vẫn còn => vô lí
=> Sau phản ứng AgNO3 hết, Al và Fe đều tan hết => Chất rắn là Ag
nAg = 0,55 mol => mAg = 59,4 g
=> Đáp án A

Câu 17: Đáp án : A
CO đi qua hỗn hợp oxit tạo thành CO2 , lấy đi 1 mol O của oxit

15
nCaCO3 = 100 = 0,15 mol => nCO2 = 0,15 mol
=> nO mà CO lấy đi = 0,15 mol => mO = 2,4 g
=> m = 215 + mO = 217,4 g
=> Đáp án A

Câu 18: Đáp án : A
+) TN1: nCu(NO3)2 = V1 (mol) => m tăng (1) = (64 - 56).V1 = 8V1
+) TN2: nAgNO3 = 0,1V2 (mol) => m tăng (2) = (108 - 56/2).0,1.V2 = 8V2
Mà m tăng (1) = m tăng (2) => 8V1 = 8V2 <=> V1 = V2
=> Đáp án A


Câu 19: Đáp án : A
Gọi mX là khối lượng muối trong X
Bảo toàn khối lượng : mZn + mX = m chất rắn + m muối khan
<=> mZn + mX = (mZn - 0,5) + 13,6 (vì m chất rắn = mZn - 0,5)
<=> mX = 13,6 - 0,5 = 13,1 g
=> Đáp án A

Câu 20: Đáp án : A


Fe + 2Ag +

--> Fe 2+ + 2Ag

m tăng = 0,02 x 108 - 0.01 x 56 = 1,6 gam
Fe + Cu 2+
x

--> Fe2+ + Cu
x

64x - 56x = 1,72 - 1,6 = 0,12
=> x = 0,015
=> m Fe phản ứng = 0,025 x 56 = 1,4 gam



×