Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kim loại, oxit kim loại tác dụng với axit HNO3,H2SO4 đặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 8 trang )

Kim loại, oxit kim loại tác dụng với axit HNO3,H2SO4 đặc
Câu 1: Cho 18,96g kim loại X có hóa trị II phản ứng vừa đủ với dung dịch axit nitric loãng.
Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lit (đkc) một khí không màu nhẹ hơn không khí và
dung dịch Y chứa 117,72g muối tan. Vậy kim loại X là :
A. Ca
B. Al
C. Mg
D. Zn
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 9,94g X hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng
dư thấy thoát ra 3,584 lít NO(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tổng khối lượng muối khan
thu được là
A. 39,7 g
B. 29,7 g
C. 39,3 g
D. 37,9 g
Câu 3: Lấy 2,24g kim loại M đem hòa vào H2SO4 đặc nóng, dư thì nhận được 1,344 lít SO2
(đktc). Tìm kim loại M và số gam H2SO4 phản ứng.
A. Al và 12,868g
B. Fe và 11,76g
C. Cu và 12,8g
D. Zn và 11,76g
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn
hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3 : 1. Kim loại M là
A. Ag
B. Cu
C. Fe
D. Al
Câu 5: Hoà tan hỗn hợp Mg, Fe và một kim loại X vào dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm
0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Số mol HNO3 pư là
A. 0,03 mol
B. 0,07 mol


C. 0,14 mol
D. 0,02 mol
Câu 6: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm
0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 5,69 g
B. 3,79 g


C. 8,53 g
D. 9,48 g
Câu 7: Hoà tan 3,87g hỗn hợp gồm một kim loại M có hoá trị II và một kim loại M, dung
dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thì thu được dung dịch B và 4,368 lít khí (đktc). Khối lượng
muối khan trong dung dịch là
A. 19,456g ≤ mmuối ≤ 20,84g
B. 19,456 g
C. 20,1525 g
D. Cả A và C
Câu 8: Hỗn hợp gồm 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe phản ứng vừa đủ với dd HNO3 thu được
0,2 mol khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). tổng khối lượng các muối trong dd sau phản
ứng là:
A. 64,5 g
B. 40,8 g
C. 51,6 g
D. 55,2 g
Câu 9: Hòa tan 5,6g hỗn hợp Cu và Fe vào dd HNO3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
được 3,92g chất rắn không tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết trong hỗn hợp ban
đầu Cu chiếm 60% khối lượng. Thể tích dd HNO3 đã dùng là:
A. 0,07 lit
B. 0,08 lit
C. 0,12 lit

D. 0,16 lit
Câu 10: Hòa tan 14,8g hỗn hợp Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc
nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít NO2 và 2,24 lít SO2 (đều đktc). Khối lượng Fe trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 5,6 g
B. 8,4 g
C. 18g
D. 18,2 g
Câu 11: Cho 1,35g hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít (đktc)
hỗn hợp X gồm NO và NO2 có khối lượng mol là 42,8. . Tổng khối lượng muối sinh ra là
A. 9,65g
B. 7,28 g
C. 4,24 g
D. 5,69g
Câu 12: Cho 1,35g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn khí gồm
0,01 mol NO, 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là


A. 5,69g
B. 3,79g
C. 8,53g
D. 9,48g
Câu 13: Cho 12,9g hỗnhợp( Al, Mg) phản ứng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3
và H2SO4(đặc, nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Cô cạn dung dịch thu được
sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 31,5 g
B. 37,7 g
C. 34,9 g
D. 47,3 g
Câu 14: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Lấy m gam X phản

ứng hoàn toàn với dd chứa 0,7 mol HNO3. Sau phản ứng còn lại 0,75m gam chất rắn và có
0,25 mol khí Y gồm NO và NO2. Giá trị của m là:
A. 40,5
B. 50,4
C. 50,2
D. 50
Câu 15: Cho m gam bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được V1 lít khí SO2( sản
phẩm khử duy nhất). Trong một thí nghiệm khác, cho m gam bột Fe vào dung dịch H2SO4
loãng, dư, thu được V2 lít khí H2. Mối liên hệ giữa V1 và V2( các khí đo cùng điều kiện)
A. V1 = V2
B. V1 = 1,5V2
C. V2 = 1,5V1
D. V2 = 3V1
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít
hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và NO2 và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư) Tỉ khối của X đối
với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
A. 4,48
B. 5,6
C. 2,24
D. 3,36
Câu 17: Hòa tan vừa đủ 6,0g hỗn hợp X gồm 5 kim loại A, B, C, D, E( trong hợp chất, mỗi
kim loại chỉ có một hóa trị duy nhất) vào dung dịch hỗn hợp 2 axit H2SO4 đặc nóng và HNO3
đặc nóng, thu được 0,1 mol NO2 và 0,02 mol SO2( không có sản phẩm khử khác). Cô cạn
dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 14,12
B. 15,64
C. 13,86


D. 16,72

Câu 18: (Đh kA 2013) Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được
5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối hơi của
X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,82
B. 19,44
C. 18,90
D. 21,60
Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung
dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và
dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. N2O.
B. NO2.
C. N2.
D. NO
Câu 20: (Đh – kB – 2013)Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong
500ml dd hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO(khí duy nhất) và dung dịch
X. Cho X vào dd AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24
B. 30,05
C. 28,70
D. 34,10
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án : C
Khí không màu nhẹ hơn không khí là N2, nN2 = 0,15 mol
Ta có: X + HNO3  X(NO3)2 + N2 + NH4NO3 (có thể có)
Gọi số mol X là x => n e cho = 2x mol
Bảo toàn e: 2x = 10nN2 + 8nNH4+
2 x − 1,5

8
=> nNH4+ =
Muối gồm X(NO3)2 và NH4NO3
Bảo toàn điện tích: nNO3- (trong X(NO3)2) = n e cho = 2x mol
2 x − 1,5
8
=> 18,96 + 2x.62 +
.80 = 117,72
=> x = 0,79 mol


18,96
=> X = 0, 79 = 24 (Mg)
=> Đáp án C
Câu 2: Đáp án : A
Al , Fe, Cu + HNO3 dư  Al3+ , Fe3+ , Cu2+ + NO3- + NO
3,584
Bảo toàn điện tích: nNO3- = 3nNO = 3. 22, 4 = 0,48 mol
=> muối khan = mKL + mNO3- = 9,94 + 0,48.62 = 39,7 g
=> Đáp án A
Câu 3: Đáp án : B
Giả sử KL hoá trị n, ta có: nM .n = nSO2.2
22, 4
1,344
56
.n =
.2
M
22, 4
<=>

=> M = 3 .n
=> n = 3, M = 56 (Fe)
Bảo toàn điện tích: nH2SO4 = 2nSO2 = 0,12 mol
=> mH2SO4 = 11,76 g
=> Đáp án B
Câu 4: Đáp án : B
Coi hỗn hợp NO2, NO là NOx.
2.3 + 1.1
4
Khi đó, x =
= 1,75 => Khí là N+3,5O1,75
8,96
=> n e nhận = 22, 4 . (5-3,5) = 0,6 mol
Nêu M có hoá trị n, ta có:
19, 2
M .n = 0,6 => M = 32n => n = 2, M = 64 (Cu)
=> Đáp án B
Câu 5: Đáp án : C
Sử dụng bảo toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố, ta có công thức: nHNO3 = 2nNO2 =
4nNO….
Như vậy, nHNO3 = 2.0,03 + 4.0,02 = 0,14 mol
=> Đáp án C
Câu 6: Đáp án : A
Cu, Mg, Al + HNO3  Muối nitrat + NO + NO2
Bảo toàn điện tích: nNO3- (trong muối) = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol
=> Muối = mKL + mNO3- = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 g
=> Đáp án A


Câu 7: Đáp án : A

Khí là H2, nH2 = 0,195 mol => nH+ = 0,39 mol
=> Axit dư, kim loại hết.
nHCl = 0,25 mol , nH2SO4 = 0,125 mol.
Muối gồm cả 2 loại : Clorua và sunfat.
Gọi số mol muối clorua là x (x ≤ 0,25)
0,39 − x
2
=> Số mol muối sunfat là: .
Mà nH2SO4 = 0,125 mol
0,39 − x
2
=>
≤ 0,125 => x ≥ 0,14.

0,39 − x
2
Muối = mKL + mCl- + mSO42- = 3,87 + 35,5.x +
.96 = 22,59 – 12,5x
Do 0,14 ≤ x ≤ 0,25 => 19,456 ≤ Muối ≤ 20,84
=> Đáp án A
Câu 8: Đáp án : D
Bảo toàn điện tích: nNO3- = 0,3nNO = 0,6 mol
=> Muối = mCu + mFe +mNO3- = 55,2 g
=> Đáp án D
Câu 9: Đáp án : B
Hỗn hợp ban đầu có: 3,36 g Cu và 2,24 g Fe
Nhận thấy chất rắn sau phản ứng là 3,92 g > mCu ban đầu, mà Fe lại phản ứng trước => chỉ
có Fe bị tan
mFe = 5,6 – 3,92 = 1,68 g => nFe = 0,03 mol
Do vẫn dư Fe, Cu nên Fe chỉ tạo Fe2+ , bảo toàn e: ne cho = 2nFe = 0,06 mol

1
=> nNO = 3 . ne cho = 0,02 mol => nHNO3 = 4nNO = 0,08 mol
=> V HNO3 = 0,08 lít
=> Đáp án B
Câu 10: Đáp án : B
 Fe3+
→  2+
Cu +0,45 mol NO2 + 0,1 mol SO2

56 x + 64 y = 14,8
 x = 0,15
⇒

3 x + 2 y = nNO2 + 2nSO2 = 0, 65  y = 0,1
Gọi nFe = x; nCu = y => 
=> mFe = 0,15.56 = 8,4 g
=> Đáp án B
 Fe  HNO3
14,8  + 
Cu  H 2 SO4

Câu 11: Đáp án : D


Coi hỗn hợp NO, NO2 là NOx => 14 +16x = 42,8 => x = 1,8
=> Khí là N+3,6O1,8
=> ne nhận = 0,05.(5 – 3,6) = 0,07 mol => nNO3- = 0,07 mol
=> Muối = mKL + mNO3- = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 g
=> Đáp án D
Câu 12: Đáp án : A

Bảo toàn điện tích: nNO3- (trong muối) = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol
=> Muối = mKL + mNO3- = 1,35 + 0,07.62= 5,69 g
=> Đáp án A
Câu 13: Đáp án : D
Ta có: nSO42- = nSO2 ; nNO3- = 3nNO + nNO2
Muối = mKL + mSO42- + mNO3- = 47,3 g
=> Đáp án D
Câu 14: Đáp án : B
Dễ thấy Fe phản ứng trước, mà m giảm = 0,25m ; mFe = 0,3 m
=> Axit hết, Fe và Cu đều dư, chỉ một phần Fe phản ứng
=> Muối sắt tạo ra có hoá trị 2
Gọi nNO = x; nNO2 = y => x + y = 0,25.
Mặt khác, nHNO3 = 4nNO + 2nNO2
=> 4x + 2y = 0,7 => x = 0,1 ; y = 0,15
=> ne nhận = 3nNO + nNO2 = 0,45 => nFe phản ứng = 0,45/2 = 0,225 mol
=> 0,25m = 0,225.56 => m = 50,4 g
=> Đáp án B
Câu 15: Đáp án : B
Để cho tiện, coi V1 và V2 là những số mol.
Giả sử có 1 mol Fe.

3nFe
Fe + H2SO4 đ,n  Fe3+ + SO2 => nSO2 = 2 = 1,5 mol (V1)
2nFe
Fe + H2SO4  Fe2+ + H2
=> nH2 = 2 = 1 mol (V2)
Dễ thấy, V1 = 1,5 V2
=> Đáp án B
Câu 16: Đáp án : B
Coi X là NOx , tỉ khối với H2 là 19

=> 14 + 16x = 19.2 => x = 1,5
=> Khí X là NO1,5 , nito mang số oxi hoá +3
12
Tìm được nFe = nCu = 56 + 64 = 0,1 mol => ne cho = 0,5 mol
=> nX = 0,5/(5-3) = 0,25 mol => V = 5,6 lít


=> Đáp án B
Câu 17: Đáp án : A
Các gốc anion : nSO42- = nSO2 = 0,02 mol ; nNO3- = nNO2 = 0,1 mol
=> m = mKL + mSO42- + mNO3- = 6 + 0,02.96 + 0,1.62 = 14,12 g
=> Đáp án A
Câu 18: Đáp án : D
Sử dụng đường chéo nN2 = nN2O = 0,12 mol.
* Nếu muối thu được chỉ là Al(NO3)3 thì mAl(NO3)3 = (m/27).213 = 7,9m ≠ 8m (trái giả
thiết)
Vậy ngoài muối Al(NO3)3 còn có NH4NO3: a mol
Ta có: (m/27).3 = 10.0,12 + 8.0,12 + 8.a (1)
(m/27) .213 + 80.a = 8m (2)
Từ (1)(2) a = 0,03 và m = 21,6
=> Đáp án D
Câu 19: Đáp án : C
nMgO = 0,02 mol ; mMg = 0,28 mol ; nkhí = 0,04 mol
Do HNO3 dư nên Mg hết, ta áp dụng:
mol kim loại pư * hóa trị = mol spk * độ giảm số OXH:
0,28*2 = 0,04*a => a = 14 ( loại)
Vậy sản phẩm khử ngoài khí X còn có NH4NO3.
Theo đề bài: m muối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 46 – (0,02+0,28).148 =1,6 (g)
nNH4NO3 = 1,6/80 = 0,02 mol
ta áp dụng: mol kim loại pư * hóa trị = mol spk * độ giảm số OXH:

0,28*2 = 0,04*a + 0,02*8 => a = 10, Vậy khí X là N2
=> Đáp án C
Câu 20: Đáp án : B
Đề bài: nH+ = 0,25 ; nNO3- = 0,05 ; nFe = 0,05 ; nCu = 0,025 , nCl- = 0,2
Fe + 4H+ + NO3-  Fe3+ + NO + 2H2O ; 2Fe3+ + Cu
2Fe2+ + Cu2+
0,05 0,2
0,05  dư 0,05 mol H+
2+
Ta có: Fe + Ag+  Fe3+ + Ag và 3Ag + 4H+ + NO3-  Ag+ + NO +2H2O
0,05
0,05
0,0375 0,05
=> Chất rắn Ag: 0,05 – 0,0375 = 0,0125 và AgCl: 0,2
=> m = 0,2. 143,5 + 0,0125. 108 = 30,05
=> Đáp án B



×