Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bài giảng lập và quản lý dự án chương 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.09 KB, 45 trang )

CHƯƠNG VII
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1


NỘI DUNG CHÍNH
1. Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân tích tài
chính dự án đầu tư
2. Một số vấn đề cần xem xét khi tiến hành
phân tích tài chính dự án đầu tư
3. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư

2


1. Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân
tích tài chính dự án đầu tư


Mục đích của phân tích tài chính



Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài
chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư



Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt


động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của
đơn vị thực hiện dự án.



Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư.
3


1. Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân
tích tài chính dự án đầu tư


Vai trò của phân tích tài chính



Đối với chủ đầu tư



Đối với nhà tài trợ



Đối với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu
tư của Nhà Nước




Phân tích tài chính còn là cơ sở tiến hành phân
tích khía cạnh kinh tế - xã hội.
4


1. Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân
tích tài chính dự án đầu tư


Yêu cầu của phân tích tài chính



Nguồn số liệu sử dụng để phân tích tài chính
phải đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao



Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và
hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ các khía
cạnh tài chính của dự án



Phải đưa ra được nhiều phương án từ đó lựa chọn
phương án tối ưu.
5


2. Một số vấn đề cần xem xet khi tiến hành

phân tích tài chính dự án đầu tư


Giá trị thời gian của tiền



Xác định tỷ suất chiết khấu “r” và chọn thời điểm
tính toán



Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh
trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích về cùng
một mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai.
6


2.1. Giá trị thời gian của tiền


Do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát



Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi
của tiền

7



2.2. Xác định tỷ suất chiết khấu “r” và lựa
chọn thời điểm tính toán
2.2.1. Vai trò của tỷ suất “r” trong phân tích tài
chính dự án đầu tư


Tỷ suất chiết khấu được sử dụng trong việc tính
chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ
phân tích về cùng một mặt bằng thời gian.



Tỷ suất chiết khấu còn được xem là ngưỡng hay
tỷ suất giới hạn để đánh giá hiệu quả của các dự
án đầu tư.
8


2.2.2. Nguyên tắc xác định tỷ suất “r”


Nếu vốn đầu tư là vốn vay, r chính là lãi suất vay
thực tế phải trả



Nếu vốn đầu tư là vốn ngân sách cấp, r là lãi suất
vay dài hạn của ngân hàng Nhà nước




Nếu vốn đầu tư là vốn góp cổ phần, r là tỷ lệ trả
cổ tức cho các cổ đông



Nếu vốn đầu tư là vốn tự có, r là chi phí cơ hội
của số vốn đó.
9


2.2.3. Xác định tỷ suất “r”


Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay



Nếu vay từ nhiều nguồn thì r là lãi suất bình quân
từ các nguồn
m


r 

Iv

k


.rk

k 1
m



Iv

k

k 1

Trong đó, Ivk : Số vốn vay từ nguồn k
rk : Lãi suất vay từ nguồn k
m : Số nguồn vay
10


2.2.3. Xác định tỷ suất “r”


Nếu vay theo các kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển
lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thông thường là
kỳ hạn năm) theo công thức sau:

rn = (1+rt)m – 1
Trong đó:
rn: Lãi suất theo kỳ hạn năm
rt: Lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý, 6 tháng..)

m: Số kỳ hạn t trong năm
11


2.2.3. Xác định tỷ suất “r”


Trong trường hợp có yếu tố lạm phát thì tỷ suất
chiết khấu của dự án bao hàm cả yếu tố lạm phát:

rin = (1 + f)*(1+r) - 1
Trong đó:
f: Tỷ lệ lạm phát
r: Mức chi phí vốn chưa bao hàm yếu tố lạm phát

12


2.2.4. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa


Lãi suất thực: Là lãi suất mà thời đoạn phát biểu
mức lãi trùng với thời đoạn ghép lãi
Ví dụ: Lãi suất 15% năm, kỳ hạn năm



Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất mà thời đoạn
phát biểu mức lãi không trùng với thời đoạn
ghép lãi.

Ví dụ: Lãi suất 15% năm, kỳ hạn quý.
13


2.2.5. Chọn thời điểm tính toán


Đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời
gian thực hiện đầu tư ngắn => chọn thời điểm bắt
đầu thực hiện dự án đầu tư



Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, thời
gian thực hiện đầu tư dài => chọn thời điểm dự
án bắt đầu đi vào hoạt động.

14


2.3. Công thức tính chuyển


Trường hợp 1: Tính chuyển một khoản tiền về
hiện tại hoặc tương lai
FV = PV(1+r)n
PV= FV (1+r)-n
Trong đó:
FV: Giá trị tương lai của tiền
PV: Giá trị hiện tại của tiền

r : Tỷ suất chiết khấu được chọn
n : Số thời đoạn đầu tư
15


2.3. Công thức tính chuyển
Trường hợp 2: Tính chuyển các khoản tiền ở các



thời đoạn khác nhau về hiện tại hoặc tương lai


Các khoản tiền phát sinh vào đầu các thời đoạn
của thời kỳ phân tích



Các khoản tiền phát sinh vào cuối các thời
đoạnh của thời kỳ phân tích.

16


2.3. Công thức tính chuyển


Trường hợp 3: Tính chuyển các khoản tiền
phát sinh đều đặn (A) về hiện tại hoặc tương lai


(1  r ) n  1
FV  A
r
r
A  FV
n
(1  r )  1

(1  r ) n  1
PV  A
r (1  r ) n
r (1  r ) n
A  PV
(1  r ) n  1

17


3. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư


Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy
động cho dự án



Dự tính các khoản thu, chi và xác định dòng
tiền của dự án




Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

18


3.1. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn
huy động cho dự án
Dự tính tổng mức đầu tư của dự án




Vốn cố định



Vốn lưu động ban đầu



Vốn dự phòng

Nguồn huy động vốn cho dự án




Các nguồn tài trợ




Khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về số lượng và
tiến độ.
19


3.2. Dự tính các khoản thu, chi và xác định
dòng tiền của dự án
Dự tính các khoản thu, chi của dự án




Doanh thu hàng năm của dự án



Chi phí hàng năm của dự án



Dự tính mức lãi lỗ của dự án

20


3.2. Dự tính các khoản thu, chi và xác định
dòng tiền của dự án



Xác định dòng tiền của dự án dự án
Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản thực
thu (dòng tiền vào) và các khoản thực chi (dòng
tiền ra) xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau
trong suốt đời hoạt động của dự án.
Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

21


3.3. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án


Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của DN



Lợi nhuận thuần



Giá trị hiện tại ròng (NPV)



Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)




Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)



Tỷ số lợi ích chi phí (B/C)



Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR)



Điểm hòa vốn (BEP)
22


1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính
của doanh nghiệp


Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay
Vốn tự có
Vốn vay



≥1

Tỷ trọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư
Vốn tự có


≥ 50%

Tổng vốn đầu tư
23


2. Lợi nhuận thuần


Lợi nhuận thuần trong năm i
∏i = Oi - Ci
Trong đó: Oi doanh thu thuần năm i
Ci là các chi phí năm i



Tổng lợi nhuận thuần cả đời dự án
n

 PV 

n



PV




i0




i0

1
i
(1  r ) i

Lợi nhuận thuần bình quân


PV





PV

n
24


3. Giá trị hiện tại ròng (NPV)


Khái niệm




Công thức tính
n

n
Bi
Ci
NPV  

i
i
i  0 (1  r )
i  0 (1  r )

Trong đó:


Bi: Các khoản thu của năm i



Ci: Các khoản chi của năm i



n : Số năm hoạt động của đời dự án




r : Tỷ suất chiết khấu được chọn
25


×