Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Bài giảng tư pháp quốc tế chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.88 KB, 39 trang )

Chương 03: Xung đột thẩm
quyền xét xử và xung đột khái
niệm pháp lý trong TPQT
3.1. Khái niệm xung đột thẩm quyền xét
xử trong TPQT.
3.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét
xử trong TPQT của các nước.
3.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét
xử trong TPQT của Việt Nam.
3.4. Xung đột khái niệm pháp lý.
1


3.1. Khái niệm
xung đột thẩm quyền xét xử
• Thế nào là thẩm quyền xét xử trong
TPQT?
• Thẩm quyền xét xử trong TPQT là thẩm
quyền xét xử các vụ việc, án kiện phát
sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài.
• Thế nào là xung đột thẩm quyền xét xử
trong TPQT?
2


3.1. Khái niệm
xung đột thẩm quyền xét xử
• VD: Thương nhân A mang quốc tịch
Singapore, ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân B mang quốc


tịch Việt Nam. Hợp đồng giữa hai bên
được ký kết tại Malaysia để mua bán một
số hàng hóa đặt tại Philippin. Trong quá
trình thực hiện hợp đồng thì phát sinh
tranh chấp.
Tòa án nước nào có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp này?
3


3.1. Khái niệm
xung đột thẩm quyền xét xử
• Xung đột thẩm quyền xét xử trong TPQT
là việc các cơ quan có thẩm quyền của
hai hay nhiều nước cùng có thẩm quyền
xét xử đối với các vụ việc, án kiện phát
sinh từ các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài.
• Bằng cách nào để giải quyết hiện tượng
xung đột thẩm quyền xét xử?
4


3.1. Khái niệm
xung đột thẩm quyền xét xử
* Phương pháp giải quyết xung đột thẩm
quyền xét xử:
• Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung
đột thống nhất về thẩm quyền xét xử.
• Mỗi nước tự mình ban hành và áp dụng

các quy phạm xung đột về thẩm quyền
xét xử.

5


3.1. Khái niệm
xung đột thẩm quyền xét xử
• VD: Thương nhân X (cư trú tại nước A) giao kết
hợp đồng với thương nhân Y (cư trú tại nước
B). Trong quá trình X giao hàng cho Y tại nước
A, hai bên đã phát sinh tranh chấp. Do đó, X đã
tiến hành khởi kiện Y.
Để xác định thẩm quyền xét xử, luật nước A
quy định tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án
nơi cư trú của bị đơn; Luật nước B quy định tòa
án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi xảy ra
tranh chấp.
Theo luật của mỗi nước A và B, tòa án nước
nào có thẩm quyền xét xử?
6


3.2. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của các nước
Khi ban hành các quy phạm xung đột để xác định
thẩm quyền xét xử, thông thường, các nước
dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:
• Dấu hiệu quốc tịch của các bên.
• Dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn.

• Dấu hiệu nơi hiện diện của bị đơn.
Bên cạnh ba dấu hiệu cơ bản trên, các nước còn
kết hợp thêm các dấu hiệu khác như: Nơi tọa
lạc bất động sản; Nơi phát sinh tranh chấp; Nơi
cư trú của nguyên đơn; Nơi thực hiệp hợp
đồng…
7


3.2. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của các nước
Cần phân biệt các dấu hiệu xác định thẩm quyền
xét xử với các hệ thuộc xác định luật áp dụng:
• Dấu hiệu mang ý nghĩa xác định tòa án nước
nào có thẩm quyền, không đương nhiên mang
ý nghĩa luật nước có tòa án có thẩm quyền đó
sẽ được áp dụng.
• Hệ thuộc mang ý nghĩa xác định luật nước nào
được áp dụng để giải quyết các vấn đề có liên
quan, không đương nhiên mang ý nghĩa tòa án
nước có luật được áp dụng sẽ có thẩm quyền
giải quyết vụ việc.
8


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
Việt Nam năm 2004, thẩm quyền xét xử
của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc

dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài được xác định như sau:
3.3.1: Khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định về thẩm
quyền xét xử thì tuân theo các quy tắc đã
được thống nhất trong các điều ước quốc
tế đó.
9


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
Khoản 3 Điều 2 BLTTDS:
“Bộ luật TTDS được áp dụng đối với việc
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài; Trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì
áp dụng quy định của điều ước quốc tế
đó.”
10


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
3.3.2. Trường hợp không có điều ước quốc
tế thì thẩm quyền của tòa án Việt Nam
được xác định theo các quy định của
pháp luật Việt Nam.
Theo tinh thần của BLTTDS Việt Nam, khi

xem xét thẩm quyền xét xử của tòa án
Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài, có thể khái quát ở một
số điểm sau đây:
11


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
@ Thứ nhất: Căn cứ vào Mục 1Chương III
(Điều 25-32) BLTTDS để xác định vụ việc
đó có thuộc thẩm quyền của tòa án hay
không. Cụ thể:
• Điều 25-26: Xác định những tranh chấp,
yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án.

12


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Điều 27-28: Xác định những tranh chấp,
yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án.
• Điều 29-30: Xác định những tranh chấp,
yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án.
• Điều 31-32: Xác định những tranh chấp,
yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền

giải quyết của tòa án.
13


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
@ Thứ hai: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 405
để xác định vụ việc dân sự đó có phải là
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Một
vụ việc dân sự được xem là có yếu tố
nước ngoài khi có một trong các dấu hiệu
sau:

14


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Ít nhất một bên đương sự là người nước
ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.
• Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát
sinh tại nước ngoài.
• Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
15


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX

trong TPQT của Việt Nam
@ Thứ ba: Trong trường hợp có xung đột
thẩm quyền xét xử giữa tòa án Việt Nam
với các nước hữu quan, sẽ được xác định
căn cứ vào Khoản 2 Điều 410 BLTTDS.
Cụ thể, tòa án Việt Nam sẽ có thẩm
quyền thụ lý và xét xử các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài khi vụ việc đó có
một trong các dấu hiệu sau:
16


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ
sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan
quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt
Nam;
• Bị đơn là công dân nước ngoài, người không
quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại
Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt
Nam;
17


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người
không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu

cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;
• Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các
đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài;
18


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các
đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
• Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện
toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam;
• Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công
dân Việt Nam.
19


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
@ Thứ tư: Căn cứ Điều 411 BLTTDS để
xác định những vụ việc dân sự nào thuộc
thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt

Nam. Cụ thể, những vụ việc có một trong
các dấu hiệu sau đây sẽ thuộc thẩm
quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam:

20


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản
là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
• Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà
người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại
Việt Nam;
• Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân
nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai
vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

21


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
• Tuyên bố công dân nước ngoài, người không
quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú,
làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố
đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa

vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
22


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Tuyên bố công dân nước ngoài, người không
quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở
Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà
sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người
mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ
trên lãnh thổ Việt Nam;

23


3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
• Yêu cầu Toà án Việt Nam tuyên bố công dân
Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố
đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa
vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
• Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam
là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của
người đang quản lý đối với bất động sản vô
chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
24



3.3. Nguyên tắc xác định TQXX
trong TPQT của Việt Nam
@ Thứ năm: Căn cứ vào Mục 2 Chương III (Điều
33-36) BLTTDS để xác định thẩm quyền giữa
tòa án các cấp của Việt Nam.
• Thẩm quyền của tòa án cấp Huyện: Tòa án cấp
Huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm đối với tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài được quy định tại Khoản 1 & 2 Điều
33 BLTTDS. Trừ trường hợp những vụ việc này
có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc
cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự
Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài.
25


×