Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

ô nhiễm môi trường đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.86 KB, 32 trang )

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là
nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp
và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia nghèo vì
muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế mà xem nhẹ và lơi lỏng việc bảo vệ môi
trường sống và kiểm soát công nghệ đã trở thành nạn nhân của các dự án đầu tư
với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng gặp phải những vấn
nạn về những dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề.
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động
hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất
không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà
còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và
động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng
ngàn sinh mạng mỗi năm. Do đó ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm môi
trường đất cần phải được ngăn chặn và giải quyết một cách có hiệu quả.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 1
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Môi trường.
1.1. Định nghĩa.
Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh
và hữu sinh có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh


sản của sinh vật.
1.2. Thành phần của môi trường.
Môi trường sống của con người thường bao gồm các thành phần môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo:
 Môi trường tự nhiên:
Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan,
ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người.
 Môi trường nhân tạo:
Gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội .v.v… do con người tạo nên và chịu sự
chi phối của con người.
 Môi trường xã hội:
Gồm mối quan hệ giữa con người với con người (con người với tư cách là cá
thể, cá nhân và nhân cách nghĩa là quan hệ giữa con người với con người, con
người với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng).
Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn vào nhau và tương tác
chặt chẽ với nhau. Các thành phần môi trường luôn chuyển hóa và diễn ra
theo chu kỳ. Thông thường là ở dạng cân bằng động. Sự cân bằng này đảm
bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định. Các chu trình tuần hoàn phổ
biến thường gặp là chu trình tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh, phospho, ….
gọi chung là chu trình sinh-địa-hóa học.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 2
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và con người.
Con người và môi trường không phải là mối quan hệ một chiều mà con
người có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động qua lại với môi trường.
 Con người sống trong môi trường không phải chỉ tồn tại như một sinh vật
mà con người là một sinh vật biết tư duy, nhận thức được môi trường và biết
tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại và phát triển.
 Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác (tác
động qua lại), trong đó bao gồm cả những tương tác giữa các cá thể người,

các cộng đồng con người.
 Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một sinh vật, một bộ
phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xã hội
con người. Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội
học. Chính vì vậy, những vấn đề về môi trường không thể giải quyết bằng
các biện pháp lý-hóa-sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải
quyết dưới các góc độ khác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý kinh tế-
xã hội …
 Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, "Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên (bao gồm thạch quyển, thủy quyển và khí quyển) và yếu tố vật
chất nhân tạo (như đồng ruộng, vườn tược, công viên, thành phố, các công
trình văn hóa, các nhà máy sản xuất công nghiệp …), quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên".
1.4. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở việt nam.
Công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sinh hoạt thải ra môi trường đủ dạng chất
thải rắn, nước, khí với hàng triệu tấn/năm.
Nước mặt tràn lên mặt đất, sông hồ, ngấm sâu xuống đất, chất khí độc cũng
dâng lên cao, gây hại cho tầng ozone.
Mặt đất bị xói mòn, lớp phủ đất – dinh dưỡng cho thực vật cũng bị mất dần,
đồng thời trở thành bãi chôn rác và phóng xạ.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 3
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
Đất nông nghiệp bị thâm canh bằng đủ các loại hóa chất gây chai cứng đất.
Diện tích canh tác bị thu hẹp hàng năm 5 – 7 triệu ha.
Nguồn nước sạch bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, do ô nhiễm. 60% dân đô thị
và nông thôn không có nước để dùng.
2. Môi trường đất.
2.1. Định nghĩa.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền

móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người.
2.2. Các yếu tố hình thành đất.
 Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu
tố. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng
của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ
nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
 Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc
biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất
mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm
triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các
nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào
đất Nitơ phân tử (N
2
) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản
thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động
vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.
 Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai
trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất.
Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau
nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 4
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
 Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động,
mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
 Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động
sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên

nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù
hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy
lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc.
Hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây
xói mòn đất…
2.3. Ô nhiễm đất.
Khái niệm ô nhiễm đất:
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vài đất các chất ô nhiễm làm
thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả
năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người.
Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt
quá nồng độ đã được quy định.
Thí dụ nồng độ thuốc trừ sâu, phân hóa học, kim loại nặng quá mức
quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
2.4. Ảnh hưởng của tự nhiên và nhân tạo tới môi trường đất.
2.4.1 Phân loại
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo
các tác nhân gây ô nhiễm.
 Theo nguồn gốc phát sinh thì có:
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 5
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
 Nguồn gốc tự nhiên.
 Nhiễm phèn: do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến. Chủ
yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc
cho con người trong môi trường đó.
 Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ
muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực
vật.

 Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4,
N2O, CO2, H2S. FeS,..).
 Do hoạt động của núi lửa
 Nguồn gốc nhân tạo.
 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
• Rác và phân xả vào môi trường đất: rác gồm cành lá cây,rau,
thức ăn thừa vải vụn , gạch ,vữa, polime, túi nylon....
• Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ
độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh.
• Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ
ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.
 Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp:
Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại
thuốc nhộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai,
xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 6
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
• Phân và nước tiểu động vật.
• Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như phân bón hóa
học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại
lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học
giữa đất và cây trồng.
• Lan truyền từ môi trường đã ô nhiễm (không khí, nước), từ
xác bã thực, động vật.
 Theo tác nhân gây ô nhiễm:
 Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…
 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ

Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong
đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả
năng tự làm sạch của đất.
2.4.2 Khái niệm: Khả năng tự làm sạch của đất
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông
qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch
và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố
như:
 Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo
mùn) thì khả năng tự làm sạch cao.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 7
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
 Đất nhiều mùn, nhiều acid humic
 Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô
nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn.
 Sự thoát nước và giữ ẩm
 Cấu trúc đất tốt.
 Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào
thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng.
 Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
2.5. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất.
2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên.
Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất
định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung
lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong
một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô
nhiễm.
Bảng 1: Thành phần kim loại vết trong một số khoáng vật điển
hình.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 8

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
Trạng thái phong
hoá
Khoáng vật Hiện diện Thành phần kim
loại vết
Dễ bị phong hoá Olivine Đá macma Mn, Co, Ni, Cu,
Zn
Anorthite Mn, Cu, Sr
Augite Đá siêu bazơ và
bazở núi lửa
Mn, Co, Ni, Cu,
Zn, Pb
Hornblende Phân bố rộng
trong đá macma
và biến chất
Mn, Co, Ni, Cu,
Zn
Albite Coase,
intermediate
igneous rocks
Cu
Biotite Mn, Co, Ni, Cu,
Zn
Orthoclase Đá macma axít Cu, Sr
Muscovite Granite, phiến
thạch, thuỷ tinh
Cu, Sr
Khả năng ổn
định khoáng tăng
Magnetite Đá mácma và

biến chất
Cr, Co, Ni, Zn
Bảng 2: Hàm lượng kim loại trong một số loại đá
Đá macma Đá thứ sinh
Nguyên tố Đá siêu
bazơ
(serpentin)
Bazơ
(basalt)
(µg/g)
Granie
(µg/g)
Đá vôi
(µg/g)
Đát cát kết
(µg/g)
Đá phân
lớp
(µg/g)
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 9
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
(µg/g)
Cr 2000-2980 200 4 10-11 35 90-100
Mn 1040-1300 1500-2200 400-500 620-1100 4-60 850
Co 110-150 35-50 1 0.1-4 0.3 19-20
Ni 2000 150 0.5 7-12 2-9 68-70
Cu 10-42 90-100 10-13 5.5-15 30 39-50
Zn 50-58 100 40-52 20-25 16-30 10-120
Cd 0.12 0.13-0.2 0.9-0.2 0.028-0.1 0.05 0.2
Sn 0.5 1-1.5 3-3.5 0.5-4 0.5 4-6

Hg 0.004 0.01-0.08 0.08 0.05-0.16 0.03-0.29 0.18-0.5
Pb 0.1-0.4 3-5 20-2.4 5.7-7 8-10 20-23
Ví dụ:
Chì: Trong các đá magma, Pb có xu thế tăng dần hàm lượng từ siêu mafic đến
axit. Trong các đá magma, Pb chủ yếu tập trung trong khoáng vật felspat, tiếp đó là
những khoáng vật tạo đá xẫm màu mà đặc biệt là biotit.
Trong thành tạo đá trầm tích và biến chất:Ở khu vực Đông Bắc Bộ, Pb được
xếp vào nhóm nguyên tố quặng kim loại (Sn, Cu, Pb, Zn, Ga, Ag) rất phổ biến;
chúng được phát hiện với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích biến
chất, đặc biệt trong các đá Paleozoi. Ở khu vực Tây Bắc Bộ, Pb và Cu là 2 nguyên
tố quặng kim loại phổ biến với hàm lượng cao trong các đá trầm tích và trầm tích
biến chất. Pb thường tập trung cao trong các đá trầm tích ở 2 bên tả và hữu ngạn
sông Đà. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, chì là nguyên tố kém linh động.
2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo
 Do chiến tranh
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ
khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử
dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 10
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào
dầuhỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.
Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến
dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới
[3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải
76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có
64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6%
chất màu tím.
Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong
khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường

mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa
chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp
chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
Lượng chất độc trên được rải lên đất, làm ô nhiễm đất, thay đổi hệ sinh
thái của đất, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật trong một thời gian rất
dài.
2.5.3. Ô nhiễm đất vì nước thải.
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 11
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI MAI VÂN ANH
Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải
để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận
dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng
nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các
chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.
Ở Việt Nam, hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và
các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu,
Zn, Ni, Pb và Hg. Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công
nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng.
2.5.4. Ô nhiễm đất vì chất phế thải.
Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn
của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn
phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc
trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải
rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây
bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối
rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các
nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những chất thải rắn
này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông
ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để
tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt

động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và
ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
 Chỉ tính riêng Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 ngàn tấn rác các loại,
thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 3.000 tấn/ngày; trong đó rác
công nghiệp 50%, rác sinh hoạt 40% và rác bệnh viện 10%.
 Thành phần rác hữu cơ khoảng 40-60%; vật liệu xây dựng, sành sứ
khoảng 25-30%; giấy, bìa, gỗ khoảng 10-14%; kim loại 1-2%.
 Ước tính chỉ thu gom được khoảng 50% mỗi ngày, công suất chế biến
rác chỉ được khoảng 10%.
 Nhược điểm hiện nay là chưa có quy hoạch lâu dài về bãi chôn lấp,
gây mất vệ sinh môi trường; rác thải chưa được phân loại trước khi
SVTH: NHÓM 3_CA 1 Page 12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×