Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.67 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm 2015
Kính gửi: - Sở GD&ĐT Hải Phòng
- Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng
Họ và tên:..............................................................................................................
Chức vụ, đơn vị công tác:.....................................................................................
Tên sáng kiến: Hiệu quả từ sự quan tâm của GVCN đến học sinh nữ lớp 12C5
năm học 2014-2015
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Quản lý
1. Tóm tắt trình trạng giải pháp
Phụ nữ đóng 1 vai trò quan trọng trong xã hội nên trong ngành giáo dục
cần quan tâm nhiều đến nữ sinh. Xuất phát từ những thuận lợi, khó khăn của lớp
12C5 năm học 2014-2015, tôi đưa ra một số giải pháp quan tâm đến học sinh nữ
của lớp nhằm hướng các em đến một vị trí đúng đắn để đóng góp tài năng sức
lực cho gia đình, xã hội ngày một tốt đẹp.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo:
+ Sự quan tâm của GVCN tại nhà trường
+ Phối hợp với gia đình.
- Khả năng áp dụng, nhân rộng:
+ Đã đạt hiệu quả thông qua kết quả học tập và các hoạt động phong
trào của nhà trường
- Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp
1


+ Học sinh nữ đã thể hiện được phong cách học sinh trường Thăng
Long
+ Ý thức nhân cách của bản thân, cách sống và lối sống, được cải


thiện.

Xác nhận của trường

Hải Phòng, ngày 12 tháng 02 năm

2015

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

B¶N M¤ T¶ S¸NG KIÕN
HIỆU QUẢ TỪ SỰ QUAN TÂM CỦA GVCN ĐẾN HỌC SINH
NỮ LỚP 12C5 TRƯỜNG THPT THĂNG LONG
NĂM HỌC 2014-2015

Ngày 12 tháng 02 năm 2015

3


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Hiệu quả từ sự quan tâm của GVCN đến học sinh nữ lớp 12C5
năm học 2014-2015
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Quản lý
3.Tác giả:
Họ và tên: ....................................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ..................................................................................

Chức vụ, đơn vị công
tác: ..................................................................................
Điện thoại: DĐ:.............................................. Cố
định:..................................
4. Đồng tác giả (nếu có):
Họ và tên: ....................................................................................................
Ngày/tháng/năm sinh: ..................................................................................
Chức vụ, đơn vị công
tác: ..................................................................................
Điện thoại: DĐ:.............................................. Cố
định:..................................
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: ....................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Điện thoại: ...................................................................................................
I.Mô tả giải pháp đã biết
Vấn đề mà tôi đưa ra đã có người đề cập đến. Cụ thể:
- Nhiều thầy cô giáo đã viết sáng kiến khác liên quan tới đề tài này, như:
sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức giáo dục học sinh ở trường THPT Yên
4


Thành 2 Nghệ An” của cô giáo chủ nhiệm lớp 12a1 (khóa 2008-2009) THPT
Yên Thành, sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp cảm hóa học sinh cá biệt trong
trường THCS Lưu Hoàng” (năm học 2007-2008) của giáo viên Dương Hoàng
Giang - THCS Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Tây, sáng kiến “Một vài phương
pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm” của giáo viên Lê Thị
Thanh Thúy, chủ nhiệm lớp 8a3 (khóa 2009-2010) THCS Trung học cơ sở
Nhuận Phú Tân,..Trong các sáng kiến, các thầy cô đã đặc biệt lưu ý tới các học
sinh cá biệt là nữ. Cụ thể các thầy cô đã đề ra nhiều biện pháp như:

. Giáo viên chủ nhiệm cần hiểu rõ từng đối tượng học sinh, xây dựng kế
hoạch rõ ràng, cụ thể. Bản thân giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo
. Giáo viên chủ nhiệm cần sự hỗ trợ, hợp tác với Ban giám hiệu để giúp
đỡ, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm xử lý học sinh chưa ngoan vi phạm nhiều lần, có
nhiều cuộc trò chuyện, trao đổi riêng với các học sinh chưa ngoan.
. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh học sinh để quan tâm nhiều hơn
nữa đời sống tình cảm, có hiểu biết rõ về diễn biến phát triển tâm sinh lý của con
em, thường xuyên liên lạc với nhà trường, nhất là với giáo viên chủ nhiệm.
. Giáo viên cũng cần liên hệ với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể
nhằm tạo cơ hội để các em được thể hiện mình, được trở nên tốt hơn trước tập
thể. Cần động viên, khích lệ kịp thời các học sinh chưa ngoan khi thấy các em
có sự chuyển biến tích cực.
Đây đều là các biện pháp cơ bản trong giáo dục học sinh, bất kì giáo viên
nào cũng phải sử dụng tới các biện pháp này. Tuy nhiên, các giải pháp trên mang
tính giáo dục chung cả lớp, chứ chưa đề cập trực tiếp tới học sinh nữ; đồng thời
chưa có tài liệu nói về học sinh ở lớp 12c5 THPT Thăng Long.
- Ngoài ra, còn có một số bài viết, tài liệu nói về học sinh nữ. Nó cho ta
cái nhìn toàn diện hơn về những khó khăn, vai trò cũng như điểm chưa được của
nữ sinh hiện nay. Từ đó, có bài viết có đề ra một số phương pháp giáo dục nữ
5


sinh. Tiêu biểu như tài liệu: “Cẩm nang nữ sinh THCS” của Đỗ Loan, NXB Giáo
dục, 2012, “Nghiên cứu một số chỉ số về sinh lí sinh dục sinh sản của nữ sinh và
phụ nữ ở địa bàn thành phố Huế” – luận án PTS Tâm lí của Phan Thị Sang. Hoặc
các (1996) bài viết: “Hướng nghiệp, dạy nghề cho nữ sinh THPT” của Trần Thị
Thu, in trong tạp chí Giáo dục số 146, “Bình luận của một thầy giáo về vụ nữ
sinh đánh hội đồng bạn ở Trà Vinh” của Vũ Đậu (báo Tin Mới, cập nhật ngày
16/4/2015), “Giáo dục giới tính cho nữ sinh THCS” của Thu Hà (báo

Vietbao.vn, cập nhật ngày 3/11/2007), . Tuy nhiên các bài viết này cũng chưa
đưa ra một cách hệ thống về các biện pháp quan tâm tới nữ sinh, đặc biệt chưa áp
dụng thực tế ở lớp 12c5 THPT Thăng Long.
Như vậy, tôi khẳng định đề tài mình chọn là hoàn toàn mới, chưa có bài
viết, công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề này.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
- Mục đích, tính cấp bách của đề tài:
+ Mục đích: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng
êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” (Victor Hugo). Thật khó có thể
kể hết những gì mà phụ nữ đã đóng góp cho xã hội. Chính vì người phụ nữ có
một vai trò đặc biệt quan trọng nên ngành giáo dục chúng ta hơn ai hết phải quan
tâm nhiều đến các nữ sinh trong nhà trường. Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm
lớp 12C5 trường THPT năm học 2014-2015, tôi xin đưa một số giải pháp quan
tâm đến học sinh nữ của lớp nhằm hướng các em đến một vị trí đúng đắn để
đóng góp tài năng sức lực cho gia đình, xã hội ngày một tốt đẹp.
+ Tính cấp thiết: Học sinh nữ lớp 12C5 trường THPT năm học 2014-2015
có 13/42 học sinh, chiếm tỷ lệ 31%, đa số các em đều khá thông minh, nhanh
nhẹn, sống tình cảm. Bên cạnh đó một số gia đình phải vất vả lo toan cuộc sống,
hoặc cha mẹ ly dị… nên các em ít được sự quan tâm từ phía cha mẹ và những
6


người thân trong gia đình. Hơn nữa trong thực tế xã hội có nhiều những tác động
tiêu cực đến sự phấn đấu học tập của học sinh nữ.
- Giải pháp
+Giải pháp 1: Sụ quan tâm của GVCN tại nhà trường
. Xây dựng một nội quy phù hợp với đặc thù của lớp (Căn cứ tài liệu dạy
con nên người do Hiệu trưởng nhà trường biên soạn)
. Phân công ban cán sự lớp 12C5 chủ yếu là học sinh nữ (5/7 học sinh),

mỗi học kì đổi ban cán sự lớp 1 lần. Chính vì vậy học sinh nữ thấy được vai trò
và trách nhiệm của mình đối với bản thân và tập thể lớp. giáo viên chủ nhiệm
phổ biến và hướng dẫn cán bộ lớp cách làm việc, cách quản lý tổ viên của tổ
mình; nêu rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong cán bộ lớp từ lớp trưởng, lớp
phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó trật tự, lớp phó văn thể mỹ đến các tổ
trưởng, các cán sự bộ môn. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong
cán bộ lớp quan sát và quan tâm, giúp đỡ các học sinh chưa ngoan dưới sự
hướng dẫn, giám sát của giáo viên chủ nhiệm là việc làm rất hợp tình hợp lý.
. Ngay từ đầu năm học, cô giáo đã thành lập “đôi bạn cùng tiến”: cứ một
học sinh giỏi thì kết bạn với một học sinh kém để nâng cao kết quả học tập của
các em còn yếu kém. Sau đó, giáo viên giao trách nhiệm cụ thể cho từng nhóm
và yêu cầu nhóm bàn bạc, tìm biện pháp giúp đỡ nhau. Học sinh giỏi có nhiệm
vụ truy bài, giúp đỡ bạn mỗi khi kiểm tra. Cô quy định học sinh phải đến trường
sớm 15 phút để truy bài lẫn nhau. Phân công chỗ ngồi hợp lý để giúp nhau trong
học tập và rèn luyện, thành lập đôi bạn cùng tiến. Giáo viên cũng cần thường
xuyên gọi các đôi bạn này trả lời câu hỏi trên lớp theo hình thức giúp đỡ. Bạn
này không trả lời được, bạn kia giúp đỡ. Ngay cả nhận xét bài làm cũng
vậy.Bằng hình thức “Đôi bạn cùng tiến”, học sinh giỏi sẽ nhận trách nhiệm kèm
học sinh yếu, cả trong rèn luyện đạo đức.
. Mỗi tháng họp tất cả học sinh nữ 1 lần hoặc đột xuất khi có những biểu
hiện khác thường để ngăn chặn, động viên, quan tâm chia sẻ những khó khăn.
7


Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà nhiÖt t×nh,
thùc sù t©m huyÕt víi nghÒ, cố gắng trở thành “người cha, người anh, người
bạn” để học sinh nữ tin cậy, có thể bộc bạch hết nỗi niềm của mình như trút đi
“bầu tâm sự” mà bấy lâu nay các em để trong lòng cũng như không thể nói với
những người thân trong gia đình. Chính điều này làm cho học sinh chưa ngoan
thấy mình không hề bị “bỏ rơi”, tình cảm thầy trò được hình thành, tạo điều kiện

thuận lợi cho những tâm sự, chia sẻ. Khi đó những lời động viên, những định
hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao.
(Ví dụ Học sinh Phạm Thị Bích Hằng, bố không may mắc bệnh hiểm
nghèo phải nằm viện, mẹ có em nhỏ nên thường xuyên phải ở trong viện để
trông bố nên đi học muộn khá nhiều mặc dù em là cán bộ lớp, giáo viên tìm hiểu
hoàn cảnh rồi động viên, nhắc nhở, tâm sự, hoặc học sinh Mai Thủy Tiên tình
tình vui vẻ nhưng bên trong vẻ hồn nhiên ấy là cả nỗi buồn ở gia đình, cha không
may bị tai nạn lao động rồi chết, mẹ không có việc làm ổn định, giáo viên luôn
trao đổi, động viên, sẵn sàng chia sẻ với em dù bất cứ chuyện gì…)
. Thường xuyên trao đổi với giáo viên dạy bộ môn của lớpvề tình hình học
tập hoặc những thay đổi bất thường để có sự phối hợp kịp thời thời giữa gia đình,
nhà trường và xã hội…
. Tặng quà ý nghĩa như sách tham khảo về học tập, kĩ năng sống, tạo những
sân chơi bổ ích nhằm thu hút các em học sinh nữ tham gia, tránh những cuộc vui
chơi vô bổ có hại cho bản thân các em, cho gia đình cũng như nhà trường.
. Những trường hợp học sinh nữ có hoàn cảnh đặc biệt, giáo viên cùng học
sinh là ban cán sự lớp đến thăm gia đình để cùng chia sẻ, động viên những ngày
lễ, Tết. Qua những lần tham hỏi và động viên đó, học sinh nữ của lớp cảm thấy
mình được quan tâm, và giáo viên cũng hiểu rõ hơn hoàn cảnh cụ thể của từng
em.
+Giải pháp 2: Phối hợp với gia đình:

8


Giáo viên thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng phụ huynh bằng nhiều
hình thức như: đến thăm nhà học sinh, mời phụ huynh đến trường dự họp, gửi sổ
liên lạc giữa gia đình với nhà trường, thậm chí liên lạc qua điện thoại để thông
báo mức độ vi phạm, những biểu hiện sai lệch cần được uốn nắn, khắc phục.
Thầy cô cần tư vấn cho những người thân trong gia đình: Cha, mẹ, anh, chị…

(tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể của học sinh nữ) là người gần gũi với con gái nhất
nên phải quan tâm và lắng nghe những lời tâm sự của con mình để tìm cách chia
sẻ an ủi, động viên nhất là các em nữ đang ở độ tuổi mới lớn, tuổi dậy thì, những
người thân là chỗ dựa vững chắc để các em tâm sự nên cần phối hợp chặt chẽ
thường xuyên giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội, trong
đó gia đình là nền tảng quan trọng trong việc giáo dục con mình. Giáo viên là
người tư vấn kịp thời và là người đáng tin cậy của các em học sinh nữ.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
Tính mới, tính sáng tạo trong giải pháp của tác giả thể hiện ở các nội dung
sau:
- Xây dựng một nội quy phù hợp với đặc thù của lớp (Căn cứ tài liệu dạy con
nên người do Hiệu trưởng nhà trường biên soạn)
- Phân công ban cán sự lớp 12C5 chủ yếu là học sinh nữ (5/7 học sinh), mỗi
học kì đổi ban cán sự lớp 1 lần. Chính vì vậy học sinh nữ thấy được vai trò và
trách nhiệm của mình đối với bản thân và tập thể lớp.
- Mỗi tháng họp tất cả học sinh nữ 1 lần hoặc đột xuất khi có những biểu hiện
khác thường để ngăn chặn, động viên, quan tâm chia sẻ những khó khăn.
- Tặng quà ý nghĩa như sách tham khảo về học tập, kĩ năng sống, tạo những
sân chơi bổ ích nhằm thu hút các em học sinh nữ tham gia, tránh những cuộc
vui chơi vô bổ có hại cho bản thân các em, cho gia đình cũng như nhà
trường..
Sở dĩ những nội dung này mới bởi vì chưa có một tài liệu nào nói tới các
giải pháp này. Ngoài ra, đây còn là các giải pháp sáng tạo vì nó hoàn toàn là các
9


giải pháp tôi rút ra từ nghiên cứu thực trạng của lớp hiện nay. Đặc biệt là giải
pháp xây dựng một nội quy phù hợp với đặc thù của lớp và xây dựng ban cán sự
nữ. Để có giải pháp này, tôi đã phải vận dụng một cách sáng tạo nội quy chung
của trường cũng như nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán sự.

II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Các giải pháp trên có thể áp dụng, nhân rộng tại trường THPT Thăng Long.
Với số lượng học sinh nữ là 406 (chiếm 41,3% học sinh trong toàn trường, tùy
thuộc vào đặc thù của từng lớp), chắc chắn các giải pháp tôi đề ra có khả năng áp
dụng cao.
- Riêng đối với học sinh nữ lớp 12C5 năm học 2014-2015, tôi đã thực hiện
những giải pháp trên và thấy có hiệu quả khác tích cực. Kết quả học tập của học
sinh nữ lớp 12C5 học kì 1 năm học 2014-2015 là 5/13 học sinh nữ đạt danh hiệu
HSG - chiếm 38,5,% - 8/13 học sinh nữ đạt danh hiệu HSTT - chiếm 61,5%.
Trong các kì thi chung, kì thi thử THPTQG của nhà trường danh hiệu học sinh
thủ khoa, á khoa đều có học sinh nữ của lớp 12C5.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
Học sinh nữ biết sử dụng những đồng tiền có ý nghĩa. Những năm học trước
có những học sinh mua đồ trang sức, trang điểm… không phù hợp với lứa tuổi
học trò thì năm học này không còn hiện tượng trên. Học sinh nữ của lớp 12C5 đã
biết tiết kiệm đồng tiền và ý thức trung thực trước đồng tiền.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
- Học sinh nữ lớp 12C5 năm học 2014-2015 đã thể hiện được phong cách
học sinh trường THPT Thăng Long.
- Tư cách học sinh nữ của lớp 12C5 nói riêng và học sinh nữ trường THPT
Thăng Long nói chung ý thức ngày càng được nâng cao, cách sống và lối sống,
nhân cách được cải thiện.
10


- Hạn chế rõ ràng sự lôi kéo tác động tiêu cực từ bên ngoài. Với sự quan
tâm của giáo viên, học sinh nữ đã tập trung học tập có ý thức bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng về nhân cách khả năng …để sau này trở thành người có ích cho gia đình,
cho xã hội.

- Trách nhiệm của bản thân học sinh nữ đối với gia đình khi gặp những
hoàn cảnh éo le, khó khăn…được nâng cao hơn.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Hải Phòng, ngày 12.tháng 02 năm

2015
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

(Xác nhận)

11



×