Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI THỬ tốt NGHIỆP THPT môn văn năm 2014 (PHẦN 6) cập nhật ngày 23052014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.16 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014 - (PHẦN 6) - Cập nhật
ngày 23/05/2014
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn
hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ
lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được.
Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri
âm...Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều
đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp
vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ
cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn
của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích ? Thử đặt nhan đề đoạn trích ?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần. Biện pháp tu
từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực, chừng như
không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì? Biện pháp
tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
5.Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống
kê 5 từ láy chỉ tính chất.
6. Chọn những phương án đúng trong các phương án sau của nhận định: Nguyễn Tuân được
mệnh danh:
A. Là ông vua phóng sự đất Bắc
B. Là ông vua tùy bút
C. Là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học Việt Nam hiện đại
D. Là nhà văn hiện đại với phong cách tài hoa độc đáo.
II. PHẦN II: Viết
Câu 1 (2,5 đ)
Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.


Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,5 đ).
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà
văn Kim Lân, từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014
Lưu ý: Đề thi thử tốt nghiệp sẽ được cập nhật liên tục giúp các em ôn luyện tốt hơn và ngay
khi thi tốt nghiệp môn Văn kết thúc sáng 2/6 Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ
được cập nhật trên trang diemthi.tuyensinh247.com, các em chú ý theo dõi.
PHẦN I: Đọc-hiểu:
Câu 1: - Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
Câu 2: - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc ( Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước nó
Câu 3: - Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể có tâm trạng, nỗi
niềm đau khổ...


Câu 4: - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
Câu 5: Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái
Câu 6: Phương án B và C.
II. PHẦN II: Viết
vấn đề nghị luận
Câu 1
- Giải thích:
+
Người nổi tiếng: là người được khâm phục, được nhiều người biết đến về
tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó.
+ Người có ích: là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể

của mình.
’ Ý kiến là lời khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua
những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.
- Biểu hiện
* Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng vì:
+ Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực,
tố chất và điều kiện để đạt được;
+ Trở thành người nổi tiếng bằng con đường bất chính, bằng những phương cách xấu xa, con
người sẽ trở nên mù quáng. Đó chỉ là sự giả dối, gây tác hại cho xã hội.
* Trước hết hãy là người sống có ích:
+ Người sống có ích mang lại nhiều lợi ích, niềm vui cho người khác.
+ Đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích cũng là cơ hội, điều kiện để
trở nên nổi tiếng vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có
ích.
- Bàn luận
+ Người nổi tiếng khẳng định được vị trí của mình, song người có ích được xã hội thừa nhận,
tôn vinh và ca ngợi
+ Phê phán những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát
vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Sự nổi tiếng của con người là cần thiết, song cuộc sống con người có ý nghĩa hơn khi đóng
góp, cống hiến cho xã hội. Giá trị của bản thân con người chính là đóng góp tích cực cho xã
hội.
+ Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống, xác định lý tưởng, mục đích
sống. phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn
Kim Lân
Nêu vấn đề nghị luận
* Về nội dung:
- Y1: Là nạn nhân của nạn đói với một số phận bèo bọt, rẻ rúng bấp bênh
- Ý2: Phía sau tình cảnh trôi dạt, bấp bênh, là một người phụ nữ có khát vọng sống, lòng ham

sống mãnh liệt.
- Ý3: Đằng sau vẻ nhếch nhác, trân tráo, liều lĩnh, người đàn bà "vợ nhặt” lại là một người
đầy nữ tính, biết điều và tự trọng
- Ý4: Phía sau vẻ chao chát, cong cớng, người vợ nhặt lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.
* Nghệ thuật
-Vẻ đẹp người vợ nhặt, được đặt vào tình huống truyện độc đáo; Nghệ thuật
Câu 2 miêu tả diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị,
phù hợp với tính cách nhân vật. Nghệ thuật trần thuật hấp cho dẫn, kịch tính…
* Giá trị nhân đạo của tác phẩm:


- Thái độ thông cảm, chia sẻ với tình cảnh của con người bất hạnh, nạn nhân của cái đói.
- Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp khuất lấp của con người
- Trân trọng trước khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người dù cho cái đói, cái
chết luôn rình rập
- Lên án tố cáo chế độ thực dân phát xít đã đẩy con người vào bước đường cùng
* Đánh giá vấn đề: Vẻ đẹp con người trong nạn đói; tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng
tác của Kim Lân- nhà văn làng cảnh Việt Nam



×