Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trắc nghiệm thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.38 KB, 15 trang )

ĐỀ 1
1. Hãy trình bày các bước của giao dịch mua bán thông thường
Gồm 6 bước: Hỏi hàng; Chào hàng; Đặt hàng; Hoàn giá; Chấp nhận; Xác nhận
a. Hỏi hàng ( Inquiry ):
- Là việc người mua tiềm năng liên hệ với người bán để được cung cấp thông tin về hàng
hóa và các điều kiện cơ bản liên quan đến giao dịch mua bán.
- Nội dung của hỏi hàng không giới hạn, cụ thể tùy thuộc vào người hỏi hàng. Về nguyên
tắc thì cần thông tin gì thì hỏi về nội dung đó. Tuy nhiên, nhiều khi người mua sử dụng
bước này để nghiên cứu, thăm dò thị trường.
- Hỏi hàng thường không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi hàng, cho nên nó chủ yếu
dùng để thăm dò thị trường.
b. Chào hàng ( Offer ):
- Là đề nghị giao kết hợp đồng xuất phát từ người bán về 1 loại hàng hóa nào đó, gồm
các thông tin: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, điều kiện cơ sở giao hàng, đóng
gói bao bì, thanh toán.
- Mỗi chào hàng đều có thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng, người mua phải đồng ý
hoàn toàn và vô điều kiện trong thời gian có hiệu lực
- Các loại chào hàng:
+ Căn cứ vào tính chất của cam kết:
* Chào hàng cố định ( firm offer ): Thể hiện ý chí muốn bán hàng thực sự của người bán,
được dùng trong trường hợp người bán chào bán một lô hàng cho người mua duy nhất
trong một khoảng thời gian ràng buộc; nếu người mua chấp nhận thì hợp đồng được kí
kết.
* Chào hàng tự do ( free order ): Người bán chào hàng nhưng không bị ràng buộc trách
nhiệm cung cấp hàng hóa một cách chắc chắn và có thể chào bán cho nhiều người cùng
một lúc, thường nhằm mục đích nhắc nhở và nghiên cứu thị trường.
+ Căn cứ vào người đưa ra đề nghị:
* Chào bán hàng ( offer )
* Chào mua hàng/ đặt hàng ( order )



c. Đặt hàng ( Order )
- Xét về mặt pháp lí: là lời đề nghị kí kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua.
- Xét về mặt thương mại: là đề nghị mau hàng của người mua theo các điều kiện nêu ra
trong đơn chào hàng.
d. Hoàn giá ( Counter offer or order )
- Là sự mặc cả về mặt giá cả hay các điều kiện khác và đề xuất các điều kiện mới để
thương lượng nhằm giao kết hợp đồng.
- Khi hoàn giá xảy ra thì đề nghị giao kết hợp đồng ( chào hàng ) phía trước coi như hết
hiệu lực.
- Trong quá trình giao dịch, có thể không có bước hoàn giá; hoặc bước hoàn giá diễn ra
nhiều lần trước khi 2 bên đạt được thỏa thuận. Hoàn giá trở thành đề nghị giao kết hợp
đồng mới.
e. Chấp nhận ( Acceptance )
- Là sự đồng ý hoàn toàn vô điều kiện tất cả các điều khoản
- Điều kiện hiệu lực của 1 chấp nhận:
+ Phải được chính người chào hàng hoặc đặt hàng chấp nhận.
+ Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi điều khoản của chào hàng hay đặt hàng.
+ Phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng.
+ Chấp nhận phải được truyền đạt đến tay người phát ra đề nghị.
- Theo Công ước 1980: sự chấp nhận có thể được thể hiện bằng 1 hành vi ( ví dụ: mở L/C
chẳng hạn )
f. Xác nhận ( Confirmation )
- Là khẳng định của 2 bên đối với các điều khoản và điều kiện mà họ đã thống nhất thỏa
thuận.
- Có thể một bên chuẩn bị hai bản liệt kê những nội dung đã thỏa thuận, ký rồi gửi cho
đối tác. Bên kia ký vào phần của mình, giữ lại một bản và gửi trả lại bên soạn thảo một
bản.
- Văn bản xác nhận có thể do hai bên cùng soạn, mỗi bên soạn 1 bản và ký, sau đó gửi
cho bên kia xem và ký sau.



Trong 6 bước trên, bước hỏi hàng và hoàn giá có thể bỏ qua.
2. Những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán
Có 10 lưu ý sau:
a. Hợp đồng cần dẫn chiếu đến Incoterms hiện hành
b. Không áp dụng Incoterms cho mua bán hàng hóa vô hình
c. Quy định trong hợp đồng những vấn đề mà Incoterms không đề cập
d. Cần có các quy định cụ thể trong hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ của phía các bên
- Quy định về điều kiện đóng gói bao bì
- Quy định về điều kiện vận tải
- Quy định về mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Quy định cụ thể địa điểm tại nơi xuất phát ( cảng bốc hàng ) và nơi đến ( cảng đến )
- Quy định nghĩa vụ thông báo của các bên trước và sau khi giao hàng
e. Sử dụng FCA thay cho FAS hoặc FOB, CPT thay cho CFR, CIP thay cho CIF khi hàng
đóng trong container hay khi phương thức vận tải không phải là đường biển/ nội thủy
f. Hợp đồng theo nhóm C là “ hợp đồng gửi hàng”
- Hợp đồng mua bán theo nhóm C, giống như nhóm F, thuộc loại hợp đồng gửi hàng chứ
không phải hợp đồng hàng đến ở nhóm D.
- Hợp đồng gửi hàng ( shipment contract ) là hợp đồng mà theo đó người bán giao hàng
tại nơi xuất phát nên người bán không chịu rủi ro và chi phí phát sinh liên quan đến hàng
hóa sau khi hàng đã được gửi đi.
g. Không bổ sung thuật ngữ vào Incoterms
h. Sử dụng đúng kí hiệu viết tắt trong Incoterms
i. Tìm hiểu tập quán tại các địa điểm và ngành hàng có liên quan
j. Giành được quyền thuê phương tiện vận tải và mau bào hiểm
ĐỀ 2
1. Khái niệm và nội dung điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.



a. Khái niệm: Bất khả kháng ( Force majeuce ) hay trường hợp miễn trách ( Exemption )
là các trường hợp xảy ra sau khi ký hợp đồng không lường trước được, không khắc phục
được.
Tại văn bản số 421 của Phòng Thương mại Quốc tế đưa ra các trường hợp của Bất khả
kháng:
- Nằm ngoài sự kiểm soát
- Không lường trước được 1 cách hợp lí
- Không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được một cách hợp lí.
b. Nội dung
1. Cách quy định một trường hợp được xem là bất khả kháng
Có 3 cách:
- Các bên liệt kê các sự kiện được xem là bất khả kháng trong hợp đồng mua bán ngoại
thương, ví dụ: bão, động đất, cháy, nổ, đình công, bạo loạn,…
- Các bên sẽ quy định đầy đủ các điều kiện, tiêu chí để từ tiêu chí đó dùng để đánh giá 1
sự kiện có được coi là bất khả kháng hay không.
- Dẫn chiếu tới văn bản 421 của Phòng Thương mại quốc tế, đây là cách quy định phổ
biến nhất, người ta đưa ra 3 trường hợp để xem 1 sự việc có được coi là bất khả kháng
hay không ( như trên )
2. Trách nhiệm của các bên khi gặp phải trường hợp miễn trách
- Bên gặp phải sẽ báo tin cho phía đối tác biết bằng 1 phương tiện nhanh nhất, trong 1
thời gian ngắn nhất có thể được.
- Mặt khác, trách nhiệm thông báo này bằng văn bản, bên gặp phải cần xin giấy xác nhận
của 1 cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này thường là Phòng Thương mại và Công nghiệp
ở nơi xảy ra sự kiện.
3. Cách giải quyết khi gặp trường hợp miễn trách
Khi xảy ra các trường hợp miễn trách các bên có thể lựa chọn một trong các cách sau đây
để giải quyết:


- Kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng một khoảng thời gian tương ứng với thời gian cần

thiết để khắc phục trường hợp bất khả kháng. Thời gian này dài hay ngắn bao nhiêu là tùy
thuộc vào tính chất hàng hóa, tập quán mua bán
- Miễn giảm một phần trách nhiệm thực hiện hợp đồng
- Hủy hợp đồng: Cách này chỉ áp dụng khi sự cố xảy ra có hậu quả rất nặng nề, không có
khả năng khắc phục hoặc bất khả kháng xảy ra cần thời gian dài mới khắc phục được
hoặc các hợp đồng có mục đích mang tính thời vụ.
2. Trình bày quy tắc EXW Incoterms 2010
- Cách ghi: EXW ( ghi kèm nơi giao hàng quy định ) Incoterms 2010
- Quy tắc này có thể sử dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào và cũng có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Quy tắc này phù hợp cho buôn bán nội địa,
trong khi quy tắc FCA thường thích hợp hơn cho buôn bán quốc tế.
- “ Giao tại xưởng” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt
của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một nơi quy định khác ( chẳng hạn như
xưởng, nhà máy, kho, v.v…). Người bán không cần bốc hàng lên bất cứ phương tiện vận
tải nào đến nhận hàng mà cũng không phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng
hóa ( trong trường hợp phải thông quan )
- Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng quy định, vì chi phí và
rủi ro đến điểm đó người bán phải chịu. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan
đến việc nhận hàng từ địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng quy định.
- EXW thể hiện nghĩa vụ tối thiếu của người bán. Quy tắc này nên sử dụng cẩn thận vì:
+ Người bán không có nghĩa vụ với người mua để bốc hàng, cho dù trong thực tế người
bán có điều kiện hơn người mua để làm việc này. Nếu người bán bốc hàng lên phương
tiện vận tải, người mua phải chịu rủi ro và chi phí về việc đó. Trường hợp người bán có
điều kiện hơn để bốc hàng, sử dụng quy tắc FCA thường thích hợp hơn, vì đây là quy tắc
mà người bán phải chịu rủi ro và chi phí để thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Người mua khi mua hàng từ người bán theo điều kiện EXW để xuất khẩu cần phải hiểu
rằng người bán chỉ có nghĩa vụ giúp người mua khi người mua yêu cầu để xuất khẩu, chứ


người bán không có nghĩa vụ làm thông quan xuất khẩu. Do vậy, người mua không nên

sử dụng quy tắc EXW nếu không thể trực tiếp hay gián tiếp thông quan xuất khẩu.
+ Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp cho người bán thông tin liên
quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên người bán có thể cần thông tin này, cho mục
đích nộp thuế hay báo cáo
- Nghĩa vụ của người bán và người mua: Góp ý:
+ Kể cả EXW, hay các điều khaonr khác : nên Học trong cuốn Incoterms thay vì trong
sách ( trình bày rõ từng điều khoản, không như trong sách: ví dụ “ Tương tự A3, A4,…”,
không ghi rõ )
+ Nhớ 10 ý chính:
* Nghĩa vụ chung
* giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác
* Hợp đồng vận tải và bảo hiểm
* Nghĩa vụ giao hàng/nhận hàng
* Chuyển rủi ro
* Phân chia chi phí
* Thông báo cho người mua/ người bán
* Chứng từ giao hàng / Bằng chứng của việc giao hàng
* Kiểm tra – đóng gói bao bì – kí mã hiệu / Kiểm tra hàng hóa
* Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan
ĐỀ 3
1. Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định ? Giá trị pháp lí và những
trường hợp nên sử dụng các chào hàng này ?
Ngoài trả lời trong tập photo Phương. Bổ sung thêm:
- Chào hàng cố định áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Khi người bán mong muốn thể hiện một sự cam kết chắc chắn
+ Khi thị trường thuộc về người mua
+ Áp dụng trong một số phương thức giao dịch đặc biệt như đấu giá,đấu thầu


+ Dùng trong việc thực hiện các hiệp định, các thỏa thuận thương mại do các chính phủ

ký kết và giao cho các doanh nghiệp cụ thể giữa các nước thi hành.
- Chào hàng tự do áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Khi người bán không muốn ràng buộc trách nhiệm hoặc khi người bán muốn gửi chào
hàng tới nhiều người khác nhau
+ Khi thị trường thuộc về người bán
+ Khi người bán muốn sử dụng công cụ này để thăm dò, điều tra nhu cầu thị trường
( Không có hàng nhưng vẫn chào bán )
+ Khi người bán muốn bảo vệ thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng trong
trường hợp nguồn cung bị gián đoạn.
2. Trình bày quy tắc FOB Incoterms® 2010
- Cách ghi: FOB ( ghi kèm cảng bốc hàng quy định ) Incoterms® 2010
- Quy tắc này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
- “Giao trên tàu” có nghĩa là người bán giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại
cảng bốc hàng quy định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay
hư hỏng hàng hóa được chuyển sang người mua khi hàng hóa trên tàu, và người mua chịu
mọi chi phí từ thời điểm đó trở đi.
- Người bán phải hoặc giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Từ “
mua” ở đây nói đến việc bán hàng nhiều lần trong một chuỗi giao dịch ( bán hàng trong
hành trình ), đặc biệt phổ biến trong mua bán nguyên liệu
- FOB có thể không thích hợp khi hàng được giao cho người chuyên chở trước khi lên
tàu, ví dụ hàng trong container, có đặc thù là giao tại điểm tập kết. Trong những trường
hợp như vậy, nên sử dụng quy tắc FCA
- FOB đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu có. Tuy nhiên người
bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập
khẩu nào.
- Những biến thể của FOB:
+ FOB dưới cần cẩu ( FOB under ship’s tackle )
+ FOB xếp hàng hoặc FOB san hàng ( FOB stowed/ FOB trimmed )



+ FOB chở hàng đến đích ( FOB shipment to destination)
+ FOB theo điều kiện tàu chợ ( FOB liner terms )
ĐỀ 4
1. Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng là gì ? Tại sao phải nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ của
mặt hàng ? Cho ví dụ minh họa
- Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu là chỉ số thể hiện số nội tệ bỏ ra để có được 1 đơn vị ngoại tệ
Trong đó:
TNxk: số tiền thu được khi xuất khẩu hàng hóa, bằng ngoại tệ
CPxk: là số tiền bỏ ra để xuất khẩu hàng hóa, bằng nội tệ
- Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là chỉ số thể hiện số nội tệ (tiền Việt nam đồng) thu được khi
phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu
- Phải nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại
thương. So sánh tỷ giá ngoại tệ xuất khẩu và nhập khẩu với tỷ giá đói hoái sẽ cho biết
thương vụ XK hay NK có lợi ích kinh tế hay không:
+ Tỷ suất ngoại tệ XK < Tỷ giá đối hoái chính thức : Hoạt động XK có hiệu quả
+ Tỷ suất ngoại tệ NK > Tỷ giá đối hoái chính thức: Hoạt động NK có hiệu quả
- Ví dụ ( SGK trang 183, 244 )
2. Trình bày quy tắc FAS Incoterms® 2010
- Cách ghi FAS ( ghi kèm cảng bốc hàng quy định ) Incoterms® 2010
- Quy tắc này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
- “Giao dọc mạn tàu” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn
con tàu ( chẳng hạn như trên cầu cảng hoặc trên sà lan ) do người mua chỉ định tại cảng
bốc hàng quy định. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa được chuyển sang người
mua khi hàng hóa dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí từ thời điểm đó trở đi.
- Các bên nên quy định càng rõ càng tốt điểm bốc hàng tại cảng bốc hàng quy định, vì
các chi phí và rủi ro tính thời điểm đó do người bán chịu và các chi phí này cùng với chi
phí xếp dở liên quan có thể rất khác nhau tùy tập quán từng cảng.


- Người bán phải giao hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy để bốc

hàng. Từ “ mua” ở đây nói đến việc bán hàng nhiều lần trong một chuỗi giao dịch ( bán
hàng trong hành trình ), nghĩa là ở đây người bán là người trung gian, mua lại hàng đã
được bán bởi người bán đầu tiên.
- Khi hàng được đóng trong container, có đặc thù là người bán phải giao hàng cho người
chuyên chở tại điểm tập kết chứ không phải dọc mạn tàu. Trong những trường hợp như
vậy, quy tắc FAS không thích hợp mà nên sử dụng quy tắc FCA
- FAS đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu có. Tuy nhiên người
bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, trả bất cứ thuế nhập khẩu
nào hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
ĐỀ 5
1. Chào hàng là gì? Cách phân loại và hiệu lực của chào hàng
- Chào hàng: Là đề nghị giao kết hợp đồng xuất phát từ người bán về 1 loại hàng hóa nào
đó, gồm các thông tin: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, điều kiện cơ sở giao
hàng, đóng gói bao bì, thanh toán.
+ Xét về thương mại: thể hiện ý chí muốn bán hàng của người bán theo điều các điều
kiện mà người bán đã đưa ra.
+ Xét về mặt pháp lý: chính là đề nghị ký kết hợp đồng của người bán theo các điều kiện
đã nêu ra.
- Cách phân loại:
+ Căn cứ vào tính chất của cam kết:
* Chào hàng cố định ( firm offer ): Thể hiện ý chí muốn bán hàng thực sự của người bán,
được dùng trong trường hợp người bán chào bán một lô hàng cho người mua duy nhất
trong một khoảng thời gian ràng buộc; nếu người mua chấp nhận thì hợp đồng được kí
kết.
* Chào hàng tự do ( free order ): Người bán chào hàng nhưng không bị ràng buộc trách
nhiệm cung cấp hàng hóa một cách chắc chắn và có thể chào bán cho nhiều người cùng
một lúc, thường nhằm mục đích nhắc nhở và nghiên cứu thị trường.
+ Căn cứ vào người đưa ra đề nghị:



* Chào bán hàng ( offer )
* Chào mua hàng/ đặt hàng ( order )
- Điều kiện hiệu lực của chào hàng:
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980
(CISG - Công ước Vienna) quy định một đề nghị phải thoả mãn ba điều kiện mới trở
thành một chào hàng.
+ Một là đề nghị đó phải được gửi tới một hoặc nhiều người cụ thể.
+ Hai là đề nghị đó phải đủ chính xác, tức là phải nêu rõ tên hàng và ấn định rõ ràng hoặc
ngầm định hay quy định phương pháp xác định số lượng và giá cả.
+ Ba là phải chỉ rõ ý chí của người đề nghị muốn tự ràng buộc trách nhiệm trong trường
hợp có chấp nhận.
* Nếu một đề nghị không thoả mãn điều kiện thứ nhất, nhưng người đề nghị nêu rõ đó là
một chào hàng thì đề nghị đó cũng được coi là một chào hàng.
* Trong ba điều kiện thì điều kiện thứ hai là quan trọng nhất vì nó xác định tính chất của
giao dịch là giao dịch mua bán hàng hoá. Để thể hiện một giao dịch mua bán thì nội dung
của giao dịch phải xác định rõ đối tượng hàng hoá (tên hàng và số lượng) và phải xác
định giá cả để phân biệt với giao dịch khác (tặng, cho...). Mặc dù vậy, CISG lại quy định
nếu hợp đồng được ký kết hợp pháp nhưng trong hợp đồng không ấn định rõ ràng hoặc
ngầm định hay quy định phương pháp xác định giá cả thì giá cả trong hợp đồng được coi
là giá trên thị trường trong những điều kiện tương tự vào thời điểm ký kết hợp đồng
(Điều 55).
* Điều này khiến người ta hiểu có sự mâu thuẫn là nếu coi điều khoản giá là điều khoản
bắt buộc phải có trong chào hàng thì hợp đồng không xác định giá cả sẽ không được coi
là "ký kết hợp pháp" và do đó quy định này trở nên vô nghĩa. Nhưng trong thương mại
quốc tế, một hợp đồng không thể hiện rõ một trong ba nội dung trên, nhưng dựa vào
những thói quen được thiết lập giữa các bên mà có thể xác định được ý định của các bên
về các nội dung đó thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực.
2. Trình bày quy tắc FCA Incoterms® 2010
- Cách ghi: FCA ( ghi kèm nơi giao hàng quy định ) Incoterms® 2010



- Quy tắc này có thể sử dụng cho bất cứ phương tiện vận tải nào và cũng có thể sử dụng
khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
- “Giao hàng cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên
chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc một nơi
quy định khác. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng quy
định, vì rủi ro chuyển sang người mua là tại điểm đó.
- Nếu các bên có ý định giao hàng tại cơ sở của người bán, cần chỉ rõ địa chỉ của cơ sở đó
là nơi giao hàng quy định. Mặt khác, nếu các bên có ý định giao hàng tại một nơi khác,
phải chỉ rõ nơi giao hàng cụ thể đó
- FCA đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu có. Tuy nhiên người
bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, trả bất cứ thuế nhập khẩu
nào hoặc thực hiện bất cứ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
NHỚ:
- Nếu giao hàng tại cơ sở người bán: Người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi người bán
hoàn thành việc bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua gửi đến để nhận hàng.
- Nếu giao hàng tại 1 nơi quy định khác: Người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi người
bán chở hàng tới địa điểm đó ( chỉ cần chở hàng tới đó, không cần phải dở hàng xuống và
bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của người mua ).
Nghĩa vụ người bán + người mua ( học trong sách Incoterms )
Đề 6
Câu 1: Hãy trình bày khái niệm và điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế.
-Hợp đông mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất,nhập khẩu là sự thỏa thuận
giữa những đơn sự có trụ sở thương mại mua ở các quốc gia khác nhau.theo đó một bên gọi
là bên bán(bên XK) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên mua(bên
NK) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa.Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Chú ý: -Nếu 2 bên không có trụ sở thương mại ,thì việc xét yếu tố quốc tế của một hợp
đồng thương mại dưa trên cá nhân đại diên cho doanh nghiệp và dựa vào nơi cư trú thường
xuyên nhất(không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch)



-Nếu 2 bên có nhiều trụ sở thương mại thì căn cứ vào trụ sở có mối quan hệ ràng
buộc gần nhất,điều chỉnh trực tiếp việc thực hiện các hợp đồng đó.
-Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
+Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp,tức là bên mua và bên bán phải có tư cách pháp
lý,được quyền kinh doanh XNK theo quy đinh của pháp luật(VN: phải là doanh nghiệp đã
có đăng ký kinh doanh và đã đăng kí mã số kinh doanh XNK tại Cục Hải quan tỉnh,thành
phố)
+Đối tượng(hàng hóa) của hợp đồng phải hợp pháp: hàng hóa này phải được pháp luật bảo
vệ và công nhận,không có trong danh mục hàng hóa cấm XNK,được quyền tự do
XNK,ngoài ra còn có một số hàng hóa XNK có điều kiện.
+Hình thức hợp pháp: Hình thức hợp đồng bằng văn bản có chữ kí của hai bên hoặc các
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như: fax,telex,emal….
+Nội dung hợp pháp:Hợp đồng mua bán quốc tế phải có đầy đủ các điều khoản theo quy
đinh của pháp luật(ví dụ,theo luật thương mại VN quy định phải có các điều khoản: tên
hàng,số lượng,quy cách,chất lượng,giá cả,phương thức thanh toán,địa điểm và thời hạn giao
nhận hàng,hợp đồng băng văn bản)
Chú ý: -Chào hàng+ Chấp nhận chào hàng= Hợp đồng đã giao kết
-Đặt hàng+ Xác nhận đặt hàng= Hợp đồng đã giao kết
Câu 2: Trình bày quy tắc CFR Incoterms 2010
CFR( Cost and Freight)-Tiền hàng và cước phí
Đặc điểm:
-“Tiền hàng và cước phí” nghĩa là người bán giao hàng trên tài hoặc mua hàng đã được giao
như vậy.Người bán phỉa trả các phí tổn và cước phí cần thiết để đưa hàng tới càng đến quy
đinh,NHƯNG rủi ro về hàng hóa,cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào do những tình
huống xảy ra sau khi giao hàng,được chuyển từ người bán sang người mua.
-Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thủy nội
địa.Nếu các bên không co ý định giao hàng trên tàu,nên sử dụng điều kiện CPT
-Qui tắc này có 2 điểm tới hạn,vì rủi ro và chi phí chuyển tại những nơi khác nhau



+ Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán đã giao hàng hoặc bằng
cách đặt hàng trên tàu hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy.
+ Ranh giới phân chia phí phí lại ở cảng đến:người bán phải chịu mọi chi phí có liên quan
đến hàng hóa cho đến khi hàng đã được giao cho người mua,người bán cũng phải chịu
cước phí và mọi chi phí khác cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi giao hàng đến càng đến
quy định,kể cả chi phí bốc hàng lên tàu và bất cứ phí cho việc dỡ hàng tại cảng dỡ hàng nếu
như trong hợp đồng vận tải có quy định.
Lưu ý:
+Các bên nên quy định càng chính xác càng tốt cảng bốc hàng-là nơi chuyển giao rủi ro
cho người mua trong hợp đồng.
+Các bên nên quy đinh càng chính xác càng tốt địa điểm ở cảng đến quy định,vì các chi
phí tới điểm đó người ban phải chịu.
+ CFR có thể không thích hợp khi hàng được giao cho người chuyên chở trước khi lên
tàu,ví dụ hàng trong container,có đặc thù là giao tại điểm tập kết.Trong trường hợp này nên
sử dụng quy tắc CPT
+Không nên quy định thời gian đến theo điều kiện CFR(và các điều kiện nhóm C nói
chung) vì rất rủi ro cho người bán.
Những nghĩa vụ của người bán và người mua:
Nghĩa vụ của người bán
A1:Cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương
mại phù hợp với hợp động mua bán và bất
cứ bằng chứng nào khác mà hợp đồng có
thể đòi hỏi
A2:Chịu rủi ro và phí tổn để lấy được giấy
phép xuất khẩu và thực hiện mọi thủ tục
hải quan để xuất khẩu hàng hóa
A3:-Người bán phải kí hợp đồng vận tải
hàng hóa từ nơi giao hàng quy định tới
cảng đến.HĐ vận tải phải được kí theo

những điều kiện thông thường với chi phí
người bán chịu để vận chuyển theo đường
biển.
-Người bán không có nghĩa vụ với
người mua để kí kết hợp đồng bảo hiểm
A4: Người bán giao hàng bằng cách đặt

Nghĩa vụ của người mua
B1:Người mua phải thanh toán tiền hàng
như quy định trong hợp đồng mua bán
B2: chịu rủi ro và chi phí để lấy được giấy
phép nhập khẩu
B3:-Không có nghĩa vụ kí hợp đồng vận tải
-Không có nghĩa vụ kí kết hợp đồng
bảo hiểm.

B4: Nhận hàng khi hàng đã giao như A4


hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao
như vậy.
A5:Người bán chiu mọi rủi ro cho đến khi
hàng được giao như A4
A6:- mọi chi phí liên quan đến hàng hoa
cho đến khi giao hàng như A4
-cước phí và mọi chi phi khác liên quan
đến việc vận chuyển từ nơi giao hàng đến
càng đến,kể cả chi phí bốc hàng và dỡ
hàng(nếu được quy định trong hợp đồng
vận tải)


A7:Cung cấp cho người mua các thông tin
cần thiết để để người mua nhận hàng

B5:Chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư
hỏng sau khi hàng được giao như A4
Chịu rủi ro nếu không thông bao nhứ
mục B7
B6:-mọi chi phí kể từ khi hàng đã được
giao như A4,ngoại trừ CP về thủ tục hải
quan để XK
-tất cả các CP của hàng hóa trong hành
trình cho đến khi đến cảng đến trừ những
CP do người bán chịu theo HĐ vận tải
-phí dỡ hàng
-các Cp nếu không thông báo như mục
B7
-các cp để lam thủ tuc hải quan nhập
khẩu
B7:-nếu có quyền quyết định thời gian bốc
hàng và/hoặc địa điểm tiếp nhận hàng ở
càng đến quy định,người mua phải thông
báo cho người bán
B8: chấp nhận các chứng từ vận tài được
cung câp theo mục A8

A8: Người bán phải chịu phí tổn đê cung
cấp cho người mua không chậm trễ chứng
từ vận tải thường lệ đến cảng đã thỏa thuận.
A9:Tương tự mục A9 FCA

B9: tương tự B9 FCA
A10: tương tự A10 FCA
B10: tương tự B10 FCA




×