Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

WEB-BASED VỚI MÔ HÌNH 3 LỚP TRÊN.NET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 14 trang )

HỆ THỐNG TÍCH HỢP ỨNG DỤNG DESKTOP
VÀ WEB-BASED VỚI MÔ HÌNH 3 LỚP TRÊN.NET
Trung tâm Tin học-Trường ĐH Thủy Lợi
NỘI DUNG
1. Khái quát về mô hình triển khai và phát triển ứng dụng ......................................... 2
1.1. Sơ lược về mô hình 3 lớp ................................................................................. 2
1.2. Mô hình thực tế mô tả phát triển ứng dụng cụ thể ............................................ 3
1.3 Mô hình các thực thể khi triển khai trên hệ thống đa người dùng ...................... 4
2. Những người phát triển ứng dụng và công việc cần làm .......................................... 5
2.1 Tổng quan về ứng dụng sử dụng cho việc trình diến (demo application) ........... 5
2.2. Tìm hiểu sơ qua về các thành phần có thể sử dụng độc lập của DNN ............... 6
2.3 Công cụ sinh mã (codesmith explorer) và các tùy biến ...................................... 6
2.4 Xây dựng các Projects phục vụ cho công việc ................................................... 6
2.4 Mô hình lập trình 3 lớp ..................................................................................... 7
2.4.1 Mô hình các lớp đối tượng ......................................................................... 7
2.4.2 Triển khai cụ thể của các Components của lớp Bissiness logic ................... 8
2.5 Xây dựng thành phần (components) cho lớp Data Access Layer (DAL) ............ 9
Việc sinh mã thực hiện thành công ................................................................... 10
2.6 Hoàn thiện lớp triển khai (Bussiness Logic Layer-BLL) ................................. 10
3. Gắn kết các thành phần vào một Solution cho phát triển ứng dụng ..................... 11
4. Trải nghiệm mô hình tích hợp ứng dụng Web-base và Winform-based .............. 12
4.1. Sự tích hợp .................................................................................................... 12
4.2 Sự đồng bộ và tương đồng của các modules lập trình ...................................... 12
5. Kết luận ......................................................................................................................... 14
Hệ thống tích hợp ứng dụng Desktop và Web-based với mô hình 3 lớp trên
.NET
1. Khái quát về mô hình triển khai và phát triển ứng dụng
1.1. Sơ lược về mô hình 3 lớp
Nếu là một người phát triển ứng dụng web với công nghệ .NET chắc hẳn bạn đã
từng nghe nói đến DotNetNuke (DNN) như là một trong những mô hình phát triển
ứng dụng web đầy triển vọng. Cũng tương tự, CSLA.NET được cho là một trong


những mẫu hình về phát triển ứng dụng tích hợp web-based và windows-based.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ rằng có thể tự mình xây dựng một mô hình phát
triển các ứng dụng trên Desktop tích hợp với Web? Ý chúng tôi nói đến ở đây
không chỉ là cơ sở dữ liệu dùng chung mà có cả các “components” và cơ chế chung
cho phép “lai ghép” các thành phần trong cả hai môi trường phát triển web và win
forms. Dĩ nhiên việc phân lớp là nói đến cả các quy trình sinh mã (code generation)
nhằm giảm nhẹ khối lượng lập trình, tiết kiệm nhân công và thời gian.
Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một giải pháp mà có thể bạn sẽ thấy rằng
những quy trình và mô hình ứng dụng để phát triển một Portal trên web có thể triển
khai một quy trình xây dựng ứng dụng đa người dùng trên nền desktop với cơ sở dữ
liệu tập trung.
Chúng tôi xin dẫn ra đây mô hình xây dựng ứng dụng của DNN:
1.2. Mô hình thực tế mô tả phát triển ứng dụng cụ thể
Với những gì mà một mô hình 3 lớp thể hiện, chúng ta sẽ xây dựng một hệt thống
trên phát triển ứng dụng tích hợp Web-based và Desktop trên C# với CSDL tập
trung trên hệ quản trị CSDL MS SQL server.
Các Thành phần của Giao diện
(Windows User Control)
Lớp thể hiện giao diện
Các Thành phần thực thi
(Bussiness Components )
Lớp các thành phần
thực hiện công việc
Lớp truy nhập dữ liệu đa hình
Mô tả truy nhập dữ liệu
(Abstract Data Provider)
Lớp truy xuất/nhập dữ liệu
Lớp thực thi truy nhập dữ liệu
(Sql Data Provider)
Các khối truy nhập dữ liệu

Các đặc trưng của mô hình 3 lớp.
1.3 Mô hình các thực thể khi triển khai trên hệ thống đa người dùng
Database Server
`
`
`
Các Thành phần của Giao diện
(UI)
Lớp Các thành phần thực thi
(BLL)
Lớp truy nhập dữ liệu
(DAL)
DAL Data Access Layer Truy vấn CSDL.
BLL Bussiness Logic Layer Lớp thực thi giao dịch.
UI User Interface Layer (Presentation) Lớp giao diện người
dùng.
Vậy ở đây chúng ta phải quan tâm đến các vấn đề:
 Ứng dũng sẽ cung cấp những gì cho người dùng cuối (lớp UI)
 Làm sao để xây dựng các lớp (classes) mô tả thông tin trên BLL.
 Bằng cách nào người phát triển có thể duy trì BLL và không phải lập trình lại
khi mà DAL của chúng ta dựa trên các thực thể CSDL khác nhau như (Sql,
Access, Oracle..)
 Đặc trưng nào của BLL và DAL cho phép chúng ta giảm bớt công việc lập
trình bằng việc sử dụng những công cụ sinh mã (code generator)
Xin có một mách nước nhỏ: chúng ta sẽ sử dụng và tùy biến những công cụ cho
phép sản sinh hàng loạt các đối tượng (tại BLL và DAL). Và hiển nhiên chúng ta
tiết kiệm được thời gian và công sức (tới 25%) dành cho công việc phát triển ứng
dụng.
2. Những người phát triển ứng dụng và công việc cần làm
2.1 Tổng quan về ứng dụng sử dụng cho việc trình diến (demo

application)
Như vậy công việc của người phát triển (developer) là gì. Chúng ta hãy xem một
mô hình 3 lớp cung cấp cho người phát triển ứng dụng những gì. Có lẽ nhiều hơn
những gì chúng tôi và các bạn có thể tưởng tượng ra. Chúng tôi xin đi vào việc xây
dựng một ứng dụng cụ thể nhỏ với CSDL và tìm hiểu các công cụ mà chúng tôi đã
áp dụng.
Chúng ta hãy xem xét một mô hình CSDL nhỏ (tạm gọi là SmallStore) mô tả việc
quản lý đơn giản thông tin về việc bán hàng cho một cửa hàng. Trong phần này
chúng tôi sẽ lấy mô hình của Dotnetnuke làm hình mẫu đại diện cho mô hình ứng
dung 3 lớp.
Mô hình CSDL của SmallStore.
Ghi chú:
Hệ thống bao gồm thông tin về các nhân viên, khách hàng, và hóa đơn trong việc bán các sản
phẩm của một cửa hàng. Các thông tin có thể được truy xuất theo từng bảng, với các điều kiện
lọc theo từng quan hệ (Foreign key Contraints).
Tại mối lớp trong mô hình đã triển khai, các đặc tả về CSDL vẫn được “truyền đạt” cho đến
tận lớp Presentation. Các đặc tả này có thể là: khóa chính, khóa ngoại, danh sách đối tượng,
các thao tác CSDL – thêm, sửa, xóa, tìm kiếm.

×