Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế bài giảng 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.65 KB, 7 trang )

Nhập môn Chính sách Công
Bài giảng 13
Các thể chế và nền kinh tế thị
trường

Thể chế là gì?
• Hodgson: “Những hệ thống qui luật xã hội được
thiết lập và phổ biến, kiến tạo nên các mối tương
tác xã hội.”
– Ngôn ngữ, tiền tệ, luật pháp, trọng lượng, đo lường và
phép tắc khi ăn uống, tổ chức (công ty)
– Thể chế cơ cấu kỳ vọng, tạo sự thống nhất lên hành vi con
người
– Có thể chính thức hay không chính thức

• Cấu trúc luật định kiến tạo động cơ và áp đặt hạn
chế lên hành vi cụ thể
– Nguyên tắc tạo thói quen và sở thích nhất quán với việc
duy trì và tái tạo chúng
– Thói quen và sở thích tạo dựng và củng cố niềm tin

• Thể chế vừa định hình hành vi cá nhân vừa là một
sản phẩm của hành vi cá nhân

1


Tổ chức là gì?
• Dạng thể chế đặc biệt, có những đặc tính
sau:
– Phân biệt thành viên hay không thành viên


– Chỉ rõ người đứng đầu và người ra quyết định
– Có qui định về trình tự chỉ đạo và phân chia trách
nhiệm

• Ví dụ: công ty, công đoàn, hiệp hội doanh
nghiệp, đảng phái chính trị, đại học, CLB thể
thao, hội cựu sinh viên.
• Các tổ chức duy trì thể chế tự quản riêng

Thị trường là hệ thống các thể chế
đan xen
• Thị trường là hình thức tương tác xã hội bao gồm
vô số thể chế bổ sung cho nhau
• Các thể chế này làm giảm chi phí giao dịch cho
người tham gia thị trường
• Cần các thể chế tạo thị trường để:
– Xác lập và thực thi quyền sở hữu, hợp đồng (hệ thống
pháp luật, tư pháp, các thể chế hòa giải tranh chấp)
– Tạo và phân phối thông tin về thị trường, hàng hóa và đối
tượng tham gia (tiêu chuẩn kế toán, cơ quan tín dụng, qui
định ngân hàng, các tiêu chuẩn đo lường, thực phẩm…)
– Tăng cạnh tranh (luật cạnh tranh, luật chống tham nhũng,
bảo vệ bình đẳng)

2


Quyền sở hữu
• Quyền sở hữu rõ ràng và được thực thi tốt
sẽ tăng đầu tư vì đảm bảo an toàn cho nhà

đầu tư
• Thiếu quyền sở hữu dẫn đến khai thác quá
mức và phi hiệu quả
• Ví dụ, đánh bắt hải sản:
– New Zealand 1986: chương trình Hạn ngạch cá
nhân có thể chuyển nhượng (ITQ)
– Có thể mua bán ITQ: giá tăng theo giá cá và sự
phục hồi nguồn cá (chi phí thấp hơn)
– Ngư dân hiệu quả nhất trả giá ITQ cao hơn
– Chi phí thực thi cao: giám sát hoạt động đánh bắt

Ai muốn quyền sở hữu?
• Nếu nhà nước không bảo vệ được quyền sở
hữu thì người giàu sẽ tự làm
– Ví dụ: thuê bảo vệ tư hay tham nhũng
– Ví dụ từ Nga (Sonin 2003*): giới cầm quyền
chính trị ở Nga ưa chuộng quyền sở hữu không
rõ ràng, buộc những người khác phải đầu tư cho
việc bảo vệ

• Khi người giàu không quan tâm đến quyền
sở hữu, hệ thống chính trị sẽ không cung
cấp
*Konstantin Sonin (2003) “Why the Rich May Favor Poor Protection
of Property Rights,” Journal of Comparative Economics, 31:4, 715731.

3


Thông tin

• Cổ đông thiểu số
– Cần thông tin đầy đủ về giá trị của công ty
– Chiến lược của các cổ đông có quyền kiểm soát
và giám đốc
– “Hàng dỏm” theo Akerlof: thông tin bất cân xứng
trong thị trường ô tô cũ*
– Trả giá thấp hơn cho tất cả xe cũ vì người mua
không có đủ thông tin
– Kết quả là thị trường nhỏ hơn: chủ sở hữu xe tốt
không muốn bán theo giá thị trường
George Akerlof (1970) “The Market for „Lemons‟: Quality Uncertainty
and the Market Mechanism, Quarterly Journal of Economics, 84:3,
488-500.

Nghiên cứu và đổi mới
• Nghiên cứu khoa học
– Thị trường nghiên cứu thường thiếu cung do bản
chất hàng hóa công của tri thức (khó ngăn cản
người khác hưởng lợi từ nghiên cứu)
– Lợi thế qui mô đáng kể trong nghiên cứu hiện đại
– Nhà nước tham gia thông qua đại học công, hỗ
trợ dự án nghiên cứu trong các trường đại học
công và tư

4


Cạnh tranh
• Aghion et al. 2008: Chính sách giảm rào cản
gia nhập ngành của Ấn Độ đẩy nhanh sự

tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp
đến gần hơn với giới hạn công nghệ*
• Mitchener và Ohnuki 2009: Sự chạy đua mở
chi nhánh ngân hàng ở Nhật thời Minh Trị
đã làm giảm chênh lệch lãi suất
*Philippe Aghion, Robin Burgess, Stephen J. Redding,
and Fabrizio Zilibotti (2008) “The Unequal Effects of Liberalization:
Evidence from Dismantling the License Raj in India,” American
Economic Review, 98:4, 1397–1412.

Cạnh tranh ngân hàng ở Nhật

K.J. Mitchener and M. Ohnuki (2009) “Institutions, Competition, and
Capital Market Integration in Japan,” Journal of Economic History,
69:1, 138-171.

5


Ít thay đổi trong lãi suất

Source: Mitchener and Ohnuki 2009

Bình luận bổ sung
• Aghion et al. 2008: Cạnh tranh nhiều hơn do chính
sách giảm rào cản gia nhập ngành của Ấn Độ
– Chỉ thúc đẩy thị trường ở các bang có cải cách thị trường
lao động
– Việc giảm cấp phép dẫn đến sự chuyển dịch các ngành
đến những bang ưu đãi chủ lao động


• Mitchener và Ohnuki 2009: sự phổ biến nhanh
chóng của điện tín cũng làm giảm chênh lệch lãi
suất
• Ngân hàng ở Indonesia: cạnh tranh không có thông
tin hay bảo vệ quyển thiểu số
– Việc nới lỏng qui định làm tăng nhanh số lượng ngân hàng
nhưng lơi lỏng kiểm soát
– Hậu quả là tình trạng cho vay tay trong và lạm dụng vay nợ

6


Thể chế làm tốt chức năng sẽ giảm chi
phí giao dịch
• Sự thực thi hiệu quả hợp đồng sẽ giảm tính bất trắc
và chi phí pháp lý
• Tòa thụ lý phá sản giúp các chủ nợ dễ thanh lý tài
sản thế chấp, kết quả có nhiều tín dụng hiệu hữu
hơn cho người vay tốt
• Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm làm giảm sự bất an
và vấn đề thông tin bất cân xứng
• Trường đại học tốt sẽ phát tín hiệu hữu ích cho các
chủ lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp của
trường

Thị trường là những thể chế
• “Sự chuyển tiếp sang thị trường” là một quá
trình tạo dựng vô số thể chế tạo thị trường
• Những thể chế này phát triển không đồng

đều và đôi khi hoạt động sai chức năng
– Không có cơ chế tự động đảm bảo thị trường sẽ
tạo nên những thể chế cần thiết
– Sự chia rẽ “chính phủ với thị trường” là sai: thị
trường phụ thuộc nhiều vào vai trò của chính phủ
trong việc tạo ra những thể chế hình thành thị
trường.

7



×