Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Bài giảng pháp luật đại cương bài 4 đh lạc hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.87 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG


4.1. Khái niệm hệ thống pháp luật




Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ
nội tại thống nhất với nhau được phân thành:các chế
định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong
các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành theo
những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Theo Khái niệm này, hệ thống pháp luật là khái niệm
chung bao gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống
nhất là hệ thống ngành luật (hệ thống cấu trúc bên
trong) và hệ thống văn bản QPPL(hệ thống nguồn của
pháp luật)


4.2. Hệ thống cấu trúc bên trong của PL
 4.2.1 Khái niệm
 Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm






pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với
nhau, được phân chia thành các chế định pháp luật và các


ngành luật.
Hệ thống cấu trúc của pháp luật bao gồm 3 thành tố ở 03
cấp độ khác nhau:
- Quy phạm pháp luật (điều chỉnh từng quan hệ pháp luật
cụ thể);
- Chế định luật (điều chỉnh quan hệ pháp luật trong một
nhóm tương đồng);
- Ngành luật (điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh
vực).


4.2.2 Các yếu tố tạo nên Hệ thống cấu trúc
4.2.2.1 Quy phạm pháp luật : QPPL
 Là thành tố nhỏ nhất ( tế bào ) trong hệ thống cấu trúc của
pháp luật.
 Tất cả các bộ phận cấu thành khác của hệ thống pháp luật
đều được hình thành do sự kết hợp của những QPPL.
 Mỗi loại QPPL điều chỉnh một QHXH nhất định
 Sự khác nhau của QPPL bất nguồn từ sự khác nhau của
những QHXH mà chúng điều chỉnh
4.2.2.2 Chế định pháp luật:
Bao gồm một số QPPL có những đặc điểm chung giống
nhau nhằm điều chỉnh một nhóm các QHXH tương ứng.
 Ví dụ:
 những QPPL điều chỉnh nhóm những QHXH giữa vợ
chồng, cha mẹ và con cái phát sinh do việc ly hôn tạo nên
chế định về ly hôn trong Luật HNGĐ;
 Chế định về công chức;
 Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.



4.2.2.3 Ngành luật (chuyển tiếp)
Là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
QHXH cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời
sống xã hội.Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh để xác định các ngành luật.
 Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại,
thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều
chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật điều chỉnh một loại
quan hệ xã hội đặc thù.
 Phương pháp điều chỉnh: là cách thức nhà nước tác động
vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành
luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh
đặc thù. Hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương
pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy phục
tùng. Tuỳ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội, các
ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai
phương pháp này.


CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Quy phạm:

Thể hiện ý chí
của con người

Mang tính khuơn mẫu

Quy tắc
xử sự


Thể hiện trật tự hợp lý của hoạt động
trong một điều kiện nhất định


Quy phạm xã hội
 Là những qui tắc xử sự hình thành trong hoạt động xã

hội của con người (hoạt động sản xuất, phân phối, trao
đổi sinh hoạt … của các tổ chức và cá nhân trong xã
hội), chúng được dùng để điều chỉnh các mối quan hệ
giữa người với người
 Là khuôn mẫu cho hành vi của con người mỗi quy phạm
xã hội chỉ ra: Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?
Tổ chức, cá nhân sẽ xử sự như thế nào? Hậu quả gì đối
với Tổ chức hay cá nhân nào không xử sự đúng với
những quy định đó.
 Trong xã hội có nhiều loại qui phạm xã hội khác nhau
cùng được sử dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội như
quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm các tổ
chức chính trị - xã hội, quy phạm (tính điều) tôn giáo và
quy phạm pháp luật….


Cho các quy phạm xã hội sau, hãy xác định đây là
những loại quy phạm nào?
 1- Con có bổn phận yêu

quý, kính trọng, biết ơn,
hiếu thảo với cha mẹ, lắng

nghe những lời khuyên bảo
đúng đắn của cha mẹ, giữ
gìn danh dự, truyền thống
tốt đẹp của gia đình.
 Con có nghĩa vụ và quyền
chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ.
 Nghiêm cấm con có hành
vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm cha mẹ. Điều 35
Luật hôn nhân gia đình
2000

2- : Người Thái vùng Yên Châu- Sơn La, khi con gái
lấy chồng phải có lễ Tằng cẩu (búi tóc lên đỉnh đầu).
Tằng cẩu là hình thức bắt buộc đối với các cô gái đã
có chồng. Không ai xác định được nó có từ bao giờ,
chỉ biết rằng nó tồn tại ở mỗi cuộc đời cô gái Thái.
Ai đang có chồng, vì lý do gì mà bỏ tằng cẩu là bị
mọi người lên án, chê trách.


Khái niệm quy phạm pháp luật
 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước

ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng
nhất định.



Đặc điểm quy phạm pháp luật
 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự
 Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và





đánh giá hành vi của con người.
Do cơ quan nhà nước ban hành và được nhà nước đảm
bảo thực hiện.
Là qui tắc xử sự chung.
Là công cụ điều chỉnh QHXH, mà nội dung của quy
phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc
Quy phạm pháp luật có tính hệ thống


Cơ cấu quy phạm pháp luật

Kết cấu
thông
thường
của một
QPPL

Giả định
Quy định

Chế tài



Giả định

 Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều







kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay
tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động
của quy phạm pháp luật. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi: tổ chức, cá
nhân nào, trong tính huống (trong những hoàn cảnh, điều kiện) nào?.
Ví dụ: “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm” (Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999). Trong quy phạm này
bộ phận giả định là “Người nào vô ý làm chết người”. Phần này nêu
lên “Bất kỳ người nào” trong hoàn cảnh, điều kiện “vô ý làm chết
người”.
Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được
chia thành hai loại.
Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều
80 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và
lao động công ích theo quy định của pháp luật”;
Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Khoản 1
Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào đối xử tàn
án, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.



Qui định
 Quy định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu

lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được
phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận này trả lời cho
câu hỏi: phải làm gì, được làm gì, làm như thế nào.
 Phần quy định là phần trung tâm và quan trọng nhất
của bất kỳ một quy phạm pháp luật nào.
 Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy
định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992).
Trong quy phạm này bộ phận quy định là “có quyền tự
do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
 Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong
bộ phận quy định, có hai loại quy định.


Qui định (tt)
 Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ

thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví
dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận…”. Quy định trên
chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.
 Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và
cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách
xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm

2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được
thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy
định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa
vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc“lời nói”.


Chế tài

 Chế tài: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên

biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá
nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của
nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp
luật. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính
chất của hành vi vi phạm. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi:
Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực
hiện đúng những mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ
phận quy định của quy phạm pháp luật.
 Ví dụ: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp,
ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người
đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (Khoản 1
Điều 100 Bộ Luật hình sự 1999). Bộ phận chế tài của quy
phạm là “bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.


Chếtài (tt)

Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp
dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại:
 Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một

mức áp dụng.
 Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài,
hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có
thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ
chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người
nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với
quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh,
trật tự” (Điểm o khoản 3 Điều 7 Nghị định số
150/2005/NĐ-CP)


Chế tài (tt)
 Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của

Bộ luật Hình sự (phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ, tù giam, tử hình…);
 Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền…);
 Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự
(phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);
 Chế tài kỷ luật: Luật Cán bộ, công chức quy định các
hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công
tác, cách chức, buộc thôi việc.


Lưu ý
 Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong


một điều luật;
 Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp
luật;
 Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài
trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi;
 Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận
giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật.


BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(Điều 102. Tội không cứu giúp ngời đang
ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng – Bộ luật Hình sự 1999)
“Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có
điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm”.


BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(Khoản 1 điều 258 Bộ luật Tố tụng Hình sự)
 “Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ
vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản
án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không
kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
 Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu
lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân
giảm lên Chủ tịch nước”.
Chế định pháp luật


2.4 MỘT SỐ NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

 Luật Hiến pháp
 Luật Hành chính
 Luật Hình sự
 Luật Tố tụng hình sự
 Luật Dân sự
 Luật Tố tụng dân sự
 Luật Hôn nhân và gia đình
 Luật Lao động
 Luật Kinh tế
 Luật Đất đai
 Luật Tài chính
 Luật pháp quốc tế


(1) Luật Hiến pháp:
 Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm tổng


thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhất phát
sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
 Các nhóm QHXH
 Xác lập chế độ nhà nước
 Xác định mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân
 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN
 Nguồn của LHP
(2) Luật hành chính :
 Tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quản lý hành chính nhà nước
 Các nhóm quan hệ quản lý
 Quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước
 Quan hệ quản lý phát sinh trong hoạt động tổ chức nội bộ của các cơ
quan, tổ chức nhà nước
 Quan hệ quản lý phát sinh trong trường hợp tổ chức, cá nhân được
trao quyền quản lý hành chính
 Nguồn của Luật hành chính


(3) Luật tố tụng hành chính
 Tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình Toà án giải quyết vụ án hành chính
 Các nhóm quan hệ xã hội
 Quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan tố tụng hành chính
 Quan hệ xã hội phát sinh giữa người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng
 Quan hệ xã hội phát sinh giữa những người than gia tố tụng
với nhau

 Nguồn
(4) Luật dân sự
 Là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính
chất hàng hoá, tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản
giữa các tổ chức, cá nhântrong xã hội
 Các nhóm quan hệ xã hội
 Nhóm quan hệ tài sản: quan hệ về thừa kế, mua bán, tặng cho,
bồi thường
 Nhóm quan hệ nhân thân: quan hệ về quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, danh dự, uy tín…
 Nguồn.


(5) Luật TTDS:
 Là tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Toà án giải quyết
vụ án dân sự
 Các nhóm quan hệ
 Quan hệ phát sinh giửa các cơ quan tiến hành tố tụng
 Quan hệ phát sinh giữa Toà án với đương sự
 Quan hệ phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn…
 Nguồn
(6) Luật hình sự
 Tổng thể các QPPL quy định hành vi nào là tội phạm, và
hình phạt đối với người phạm tội
 Điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội
 Nguồn


(7) Luật TTHS:

 Tổng thể các QPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự
 Nguyên tắc, thủ tục và điều kiện để tiến hành điều tra, kiểm sát và xét
xử các vụ án hình sự,
 Quyền và nghĩa vụ của những người tham gia TTHS.
(8) Luật lao động:
 Tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa giữa
người lao động và người sử dụng lao động.
 Các nhóm quan hệ xã hội
 Quan hệ về việc làm
 Quan hệ về học nghề
 Quan hệ về bồi thường thiệt hại
 Quan hệ về bảo hiểm xã hội
 Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động
 Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công
 Quan hệ về quản lý lao động
 Nguồn


×